Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

“Thiết kế bộ bàn ghế ngoài trời tại công ty PISICO Tam Phước”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP

TRỊNH NGỌC ĐẢO

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CHẾ BIẾN LÂM SẢN

Thành Phố Hồ Chí Minh, Tháng 07/2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP

LUẬN VĂN CUỐI KHÓA KỸ SƯ
CHUYÊN NGÀNH CHẾ BIẾN LÂM SẢN

Người hướng dẫn: Tiến sĩ Phạm Ngọc Nam
Sinh viên thực hiện: Trịnh Ngọc Đảo

Thành Phố Hồ Chí Minh, Tháng 07/2007


LỜI CẢM TẠ
Trong quá trình học tập tại trường Đại Học Nông Lâm, tôi đã được trang bị
nhiều kiến thức để chính thức bước vào cuộc sống tự lập, để có được ngày hôm
nay tôi hết sức biết ơn Cha, Mẹ tôi là người luôn sát cánh cùng tôi trong suốt
chặng đường từ thuở còn thơ cho đến ngày trưởng thành như hôm nay, người mà
đã giúp cho tôi có thể tư đứng vững trên chính đôi chân của mình để có thể bước


một cách tự tin vào đời. Công ơn ấy chắc chắng sẽ theo tôi trong suốt quảng đời
còn lại.
Người thứ hai tôi muốn cảm ơn là những thầy cô đã từng vun đáp kiến thức,
là người định hướng cho tôi đi theo con đường đúng đắn tạo dựng một nền tảng
cho tôi có thể làm những việc có ích cho bản thân và cho xã hội.
Trong đợt thực tập vừa qua tôi đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm quý
báu, tích luỹ cho bản thân một vốn kiến thức không nhỏ, thành quả này có được
là cũng nhờ sự giúp đỡ, dẫn dắt và chỉ bảo tận tình của thầy Phạm Ngoc Nam mà
tôi có thể hoàn thành tốt đề tài, đồng thời toàn thể ban lãnh đạo, các anh phòng
kỹ thuật cùng toàn thể anh chị công nhân công ty Pisico Tam Phước đã giúp đỡ
tôi rất nhiều nên đề tài nghiên cứu của tôi mới hoàn thành được. Tôi xin chân
thành cảm ơn!


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Thiết kế bộ bàn ghế ngoài trời tại công ty PISICO Tam
Phước” được tiến hành tại công ty Pisico Tam Phước trong khoảng thời gian từ
ngày 10 tháng 3 năm 2007 đến ngày 25 tháng 5 năm 2007. Kết quả đạt được là
thiết kế ra bộ sản phẩm bộ bàn ghế TND-07, được thiết kế dựa trên cơ sở lý
thuyết tính toán trên giấy, thể hiện trên bản vẽ bằng phần mềm autocard và tiến
hành sản xuất thực tế tại công ty thực tập. Sản phẩm đã được tính toán độ bền và
kiểm tra cẩn thận, đảm bảo được tiêu chuẩn chất lượng của công ty Pisico Tam
Phước đề ra.
Sản phẩm TND-07 kết hợp được nhiều tính năng hữu ích của các sản phẩm
cùng loại trên thị trường, sản phẩm có thể sử dụng đa dạng với nhiều mục đích
khác nhau, phù hợp với nhiều không gian sinh hoạt, nhưng cũng không kém phần
thẩm mỹ và tiện dụng.
Tiến độ sản xuất sản phẩm và thực hiện luận văn tốt nghiệp với sự trợ giúp
của thầy Phạm Ngọc Nam và toàn thể ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên tại
công ty Pisico Tam Phước được tiến hành đúng thời gian quy định, hoàn thành

và nộp đề tài vào ngày 15 tháng 8 năm 2007.


SUMMARY
Content of thesis show the way to design outdoor tables and chairs in
PISICO TAM PHUOC

Company. They are conducted in PISICO TAM

PHUOC Company from 10 of March, 2007 to 25 of May, 2007. The result of
thesis is TND-07 which is the name for group of tables and chairs, they are
designed base on theory and performed mechanical drawing by Autocard
software. Then they are produced practically in the trainee company. These
products are mentioned enduarance and checked carefully, they can make sure
quality standard of PISICO TAM PHUOC Company.
The TND-07 products combine a lot of useful function of many other
products same kind on the market. They can be used in many way for different
purposes. Furthemore, they are not only suitable with many different spaces for
living but also very nice and handy.
This thesis can not complete well without helping whole-hearted of teacher
Mr. Pham Ngoc Nam. It is carried out timely and submitted on 15 of August,
2007.


SUMMARY
Content of thesis show the way to design outdoor tables and chairs in
PISICO TAM PHUOC

Company. They are conducted in PISICO TAM


PHUOC Company from 10 of March, 2007 to 25 of May, 2007. The result of
thesis is TND-07 which is the name for group of tables and chairs, they are
designed base on theory and performed mechanical drawing by Autocard
software. Then they are produced practically in the trainee company. These
products are mentioned enduarance and checked carefully, they can make sure
quality standard of PISICO TAM PHUOC Company.
The TND-07 products combine a lot of useful function of many other
products same kind on the market. They can be used in many way for different
purposes. Furthemore, they are not only suitable with many different spaces for
living but also very nice and handy.
This thesis can not complete well without helping whole-hearted of teacher
Mr. Pham Ngoc Nam. It is carried out timely and submitted on 15 of August,
2007.


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. PHẠM NGỌC NAM

Chương 1: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn hội nhập như hiện nay, nước ta đứng trước nhiều cơ hội và
thách thức. Nhiều chính sách về kinh tế được Nhà nước đặt ra nhằm phát triển
nền kinh tế đất nước, các tập đoàn tầm cở quốc tế đã xuất hiện ở Việt Nam với
trang thiết bị, máy móc nhà xưởng hiện đại. Tạo điều kiện rất tốt cho nền công
nghiệp nước ta tiếp cận và rút ngắn khoảng cách với nền công nghiệp hiện đại
của các nước tiên tiến, ngành công nghiệp chế biến lâm sản cũng không nằm
ngoài điều kiện như vậy. Việt Nam đã qua lâu rồi thời phong kiến, khi đó con
người chỉ biết ăn no, mặc ấm, thời mà sự hưởng thụ được coi là xa xỉ. Bây giờ thì
khác, nghỉ ngơi và hưởng thụ được coi là cần thiết vì cuộc sống náo nhiệt, hối hả

của một nước đang phát triển trong giai đoạn hội nhập như hiện nay. Nhiều công
ty, nhà máy đã tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi nghĩ ngơi ở các khu du lịch
nhằm giúp họ hồi phục sức lực sau những ngày tháng làm việc căng thẳng, nhưng
như vậy vẫn chưa đủ để con người lấy lại thăng bằng trong công việc vì hằng
ngày họ đều phải đi làm, chịu áp lực công việc mỗi ngày, vì vậy mà họ thư giản
trong chính tổ ấm của họ nơi mà phần lớn thời gian họ gắng bó trong một ngày
cùng người thân. Chính vì vậy ngôi nhà không còn đơn thuần là chổ “che mưa,
che nắng“ nữa, mà còn phải là một nơi nghĩ ngơi lý tưởng cho một ngày làm việc
căng thẳng. Khi đó đồ mộc nội thất lại phát huy được thế mạnh của mình, khác
với kim loại đồ gỗ có những tính năng đặc biệt, không cứng bằng kim loại nhưng
vẫn đem lại sự chắc chắn, không “lạnh” như kim loại mà đồ gỗ mang lại sự ấm
cúng cho không khí gia đình, ngoài ra đồ mộc còn không kém phần trang nhã
lịch sự, đồng thời còn mang tính hiện đại, trẻ trung khi phối hợp cùng nhưng vật
liệu phụ khác. Chính vì vậy mà chúng tôi tin là đồ mộc sẽ luôn có chổ đứng trong
người sử dụng và sẽ phát triển trong tương lai.
Trong quá trình tìm hiểu và học hỏi ở trường Đại Học Nông Lâm, khảo sát ý
kiến thầy cô cùng những người có kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi quyết
định chọn đề tài: “thiết kế bộ bàn ghế ngoài trời TND-07 tại công ty PISICO
TAM PHƯỚC” làm đề tài cuối khoá.
SVTH: TR ỊNH NGỌC ĐẢO

1


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. PHẠM NGỌC NAM

1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Với cơ sở lý thuyết đã được đào tạo ở trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí

Minh, cùng đợt thực tập tại công ty PISICO TAM PHƯỚC. Chúng tôi thiết kế ra
sản phẩm TND-07 với sự kết hợp nhiều tính năng hữu ích của các sản phẩm cùng
loại trên thị trường, sản phẩm có thể sử dụng đa dạng với nhiều mục đích khác
nhau, phù hợp với nhiều không gian sinh hoạt ( bàn ăn, bàn ghế uống trà, ngồi
thư giản: đọc sách, trò chuyện cùng người thân, bạn bè…) nhưng không kém
phần thẩm mỹ và tiện dụng.
1.3. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu
Trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm với kiểu dáng, chủng loại khác nhau
vì thế để tạo được một sản phẩm mộc đẹp và kinh tế phục vụ cho người tiêu dùng
đòi hỏi phải thiết kế một cách riêng biệt và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu
dùng. Sản phẩm mộc ngoài trời hiện nay ở nước ta ít phổ biến hơn so với sản
phẩm mộc trong nhà, vì phong cách sống của người việt chưa thích nghi với các
hoạt động ngoài trời mà trước đây các hoạt động đó họ chỉ thực hiện trong nhà, ở
châu Âu hình thành thói quen nghỉ cuối tuần hay diệp lễ hội họ thường đi picnic
dã ngoại ngoài trời hay tổ chức ăn uống, tiệc ngoài trời cùng gia đình mang một
không khí thú vị và rất thoải mái không bị bó buộc vào một không gian nhỏ hẹp
của căn phòng, lối sống này dần có tầm ảnh hưởng tới người Việt bằng chứng là
ở Việt Nam nhiều nhà, tổ chức xã hội, cơ quan, tập thể đã tổ chức những buổi
tiệc ngoài trời mang một phong cách mới lạ nhưng cũng không kém phần trang
nhã, lịch sự. Nhận thấy sự phát triển không nhỏ của sản phẩm mộc ngoài trời
cũng như tính tiện dụng, mẫu mã của nó mà chúng tôi chọn đồ mộc ngoài trời là
đề tài thiết kế.
Hiện nay các công ty sản xuất sản phẩm ngoài trời đa số xuất khẩu đi các nước
châu Âu, Nhật Bản , Hàn Quốc…nhưng sản phẩm ngoài trời có những đặc điểm
riêng mà sản phẩm trong nhà không đáp ứng được. Sản phẩm ngoài trời được sử
dụng trong các khuôn viên tự nhiên như: khuôn viên sân vườn nhà, công viên,
sân thượng và các công trình sử dụng ngoài trời.
Do sản phẩm ngoài trời nơi sử dụng chịu ảnh hưởng trực tiếp của ánh nắng,
mưa, gió, khí hậu tự nhiên nên đòi hỏi phải có độ bền cơ học, chịu được mối mọt,


SVTH: TR ỊNH NGỌC ĐẢO

2


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. PHẠM NGỌC NAM

nấm mốc. Vì vậy sản phẩm phải được sử lý thuốc bảo quản cẩn thận và đồng thời
phải chọn được nguyên liệu thích hợp cho việc sản xuất. Qua tham khảo tính chất
cơ lý và cấu tạo một số loại gỗ, kết hợp với điều kiện nguyên liệu ở công ty thực
tập chúng tôi nhận thấy loại nguyên liệu bạch đàn micrô là thích hợp nhất cho
việc thực hiện đề tài. Bạch đàn micrô xuất xứ từ các nước châu phi, khối lượng
riêng lớn, cứng chắc, giá thành 1 m3 tinh chế là 6 triệu Đồng Việt Nam (khoảng
375 USD), gỗ bạch đàn micrô Tính cơ lí tốt, bền và giá cả hợp lý lại có vân thớ,
màu sắc đẹp nên mang tính thẩm mỹ cao.
Mong muốn với mục đích tạo được một sản phẩm hữu dụng, dễ dàng sản xuất,
tiện lợi trong vận chuyển và tiêu dùng nhưng không kém phần thẩm mỹ.

SVTH: TR ỊNH NGỌC ĐẢO

3


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. PHẠM NGỌC NAM

Chương 2: TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về công ty PISICO TAM PHƯỚC
Pisico Tam Phước Là một trong những chi nhánh của công ty Pisico Bình
Định chuyên về sản xuất- đầu tư- dịch vụ- xuất nhập khẩu ( gọi tắt là Pisico),
năm 1996 tổng công ty Pisico quyết định mở chi nhánh là công ty Pisico ở khu
vực phía Nam tại Thủ Đức – TP.HCM nhằm mở rộng thị trường, trong những
năm gần đây nhu cầu của thị trường về sản phẩm gỗ tinh chế khá lớn, nhiều
khách hàng nước ngoài đã đặt quan hệ thương mại lâu dài với công ty và mua
hàng với số lượng lớn. Trong khi đó, các xí nghiệp chế biến gỗ của công ty chưa
đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, chưa được sự quan tâm đầu tư đúng mức
dây chuyền chế biến, nhà xưởng nên chỉ đáp ứng phần nào của thị trường. vì thế,
số lượng gỗ và thị phần của công ty đang giảm dần. Trước tình hình như thế công
ty đã đưa ra hướng đi khác là thành lập thêm một chi nhánh khác ở khu công
nghiệp Đồng An, Bình Dương là công ty Pisico Đồng An nhằm tận dụng các ưu
thế của thị trường phía Nam để tiếp nhận các công nghệ mới, thay đổi hệ thống
cơ sở vật chất cho phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty. Sau một thời gian
hoạt động tổng công ty nhận thấy khu vực miền nam là một khu vực đầy tiềm
năng nên quyết định mở thêm một chi nhánh khác để mở rộng thị phần, năm
2003 thành lập công ty Pisico Tam Phước tại khu công nghiệp Tam Phước thuộc
địa phận huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai đây là nơi giao lưu với nhiều khu
công nghiệp và các vùng kinh tế quan trọng (Bình Dương, thành phố HCM)
thuận tiện trong mua bán và sản xuất.
Công ty chế biến gỗ Pisico Tam Phước bắt đầu đi vào hoạt động năm 2003,
với diện tích mặt bằng 25.250 m2, với tổng số vốn đầu tư trên 12 tỷ nên xí nghiệp
đã chú trọng đầu tư chuyên sâu vào cơ sở vật chất và dây chuyền thiết bị hiện
đại. Trong những năm qua, xí nghiệp luôn giữ mối quan hệ với các khách hàng
trong nước như: công ty Trường Tài, công ty Minh Thành,…Đồng thời là cơ sở
hợp tác gắn bó với xí nghiệp chế biến lâm sản Pisico Đồng An. Hướng đi sắp tới
của công ty là nhắm tới các khách hàng nước ngoài, các thị trường tiềm năng.

SVTH: TR ỊNH NGỌC ĐẢO


4


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. PHẠM NGỌC NAM

Với đội ngũ công nhân, nhân viên (đa số là người Bình Định) nhiệt tình, đoàn
kết và có trình độ đã qua đào tạo, mọi thành viên đang cố gắng xây dựng nên một
PISICO TAM PHƯỚC vững mạnh.
2.2. Công tác tổ chức công ty PISICO TAM PHƯỚC

Bộ máy tổ chức
Giám đốc
PGĐ hành chính

PGĐ kinh doanh

Trưởng Phòng
KT-KH

Trưởng Phòng
TCHC-KD

Phó Phòng KTKH

Phó Phòng
TCHC-KD


Bộ máy sản xuất

Nhân viên

Nhân viên

XƯỞNG I

Trưởng xưởng I

XƯỞNG II

Trưởng xưởng II

XƯỞNG III

Trưởng xưởng III

Tổ trưởng, tổ phó trong các xưởng

Công nhân
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức quản lý và sản xuất ở công ty Pisico Tam Phước
2.3. Tình hình hiên nay của công ty
2.3.1. Tình hình nhân sự
Hiện nay tổng số công nhân viên trong toàn công ty là 546 người:
+ Nhân viên văn phòng: 16 người.
SVTH: TR ỊNH NGỌC ĐẢO

5



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. PHẠM NGỌC NAM

+ Nhân viên văn phòng xưởng: 19 người.
+ Công nhân: 511 người.
2.3.2. Tình hình nguyên liệu
Nguyên liệu chính dùng để sản xuất là gỗ bạch đàn micrô, tràm, teak,…trong
đó gỗ tràm được nhập từ các bãi nguyên liệu trong nước, còn gỗ bạch đàn micrô,
teak ở nước ngoài nhập về. Nguyên liệu nhập về được sử lý sơ chế tại công ty,
sau đó mới đưa vào sản xuất tinh chế.
2.3.3. Một số sản phẩm của công ty:

Hình 2.2: Bộ bàn ghế tulero

Hình 2.3: Bộ bàn ghế 0212

Hình 2.4: Bộ bàn ghế 0206

SVTH: TR ỊNH NGỌC ĐẢO

6


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. PHẠM NGỌC NAM

Hình 2.5: Bộ bàn ghế 0324


Hình 2.6: Bộ bàn ghế 0335
2.4.Khái quát chung về ngành thiết kế
Ra đời từ lâu, ngành thiết kế luôn giữ vai trị quan trọng trong lĩnh vực kinh
doanh, mua bán. Theo triết học thì cái củ lâu ngày sẽ bị cái mới hơn thay thế vì
thế mà trong các lĩnh vực kinh tế các mặt hàng khi đã không đáp ứng được nhu
cầu của người tiêu dùng thì đòi hỏi cái mới hơn phải ra đời và đáp ứng được nhu
cầu của cuộc sống hiện tại, chính vì vậy mà thiết kế ra đời, thiết kế sao cho thể
hiện được tính mới mẽ trong sản phẩm mới, mang tính ưu việt hơn trong sản
phẩm củ. Không nằm ngoài quy luật đó thì thiết kế hàng mộc cũng như vậy,
nhưng sản phẩm mộc cũng có những cái khác thế hiện trong nó, ngoài thể hiện
được những cái mới còn kết hợp đựơc những nét cổ điển của những sản phẩm
trước. Vì vậy mà hàng mộc là sản phẩm đặc biệt vừa mang phong cách hiện đại
vừa thể hiện tính cổ điển.
Từ xưa, gỗ được đã dùng vào mục đích xây dựng nhà cửa và vật dụng trong
nhà là nguyên liệu chính, nhưng chỉ mang tính vật dụng đơn thuần, chắc chắng

SVTH: TR ỊNH NGỌC ĐẢO

7


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. PHẠM NGỌC NAM

chứ chưa chú trọng nhiều đến kiểu dáng cũng như tính thẩm mĩ, thế kĩ XIX mới
được sản xuất trong các xí nghiệp, nhà máy, Công nghiệp chế biến gỗ phát triển
mạnh và mang tính đại trà, xuất hiện những nhà chuyên thiết kế sản phẩm mộc,
những thiết kế mang phong cách hoa mĩ và tiện dụng hơn cho người tiêu dùng.

Mãi đến đầu thế kĩ XX, sản phẩm mộc trở nên toàn diện , đa dạng về chủng loại
và kiểu dáng, lúc này thiết kế thật sự mang tính cần thiết, những sản phẩm bây
giờ phải toàn diện về mọi mặt thẩm mĩ, tiện dụng, kinh tế, an toàn cho người sử
dụng với mọi giới, mọi lứa tuổi.

SVTH: TR ỊNH NGỌC ĐẢO

8


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. PHẠM NGỌC NAM

Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung thiết kế
3.1.1 Tiến trình của việc thiết kế: gồm 3 bước
Bước 1: Tìm hiểu mọi mặt về sản phẩm cần thiết kế
-Quan sát các sản phẩm cùng loại: kế thừa những cái tốt nhưng không sao
chép, khuôn mẫu máy móc.
-Tham khảo ý kiến người tiêu dùng: lựa chọn và tổng hợp các ý kiến.
-Tìm hiểu nguồn nguyên liệu sản xuất, vật tư đi kèm: giá thành, nguồn hàng,
tính chất cơ lý, tính thẩm mĩ, vận chuyển…


Tất cả các yếu tố trên phải phù hợp với điều kiện sản xuất của sản phẩm.

-Thăm dò thị trường tiêu thụ: ai sử dụng, mục đích sử dụng, lấy thông tin từ
khách hàng, tham khảo giá sản phẩm cùng loại, môi trường sử dụng.

-Nắm vững trang thiết bị sản xuất của công ty sản xuất: sản phẩm phải phù
hợp với điều kiện sản xuất của công ty.
Bước 2: Tạo đặc điểm, phong cách riêng cho sản phẩm.
-Thừa kế những đặc điểm cho là hợp lý của sản phẩm cùng loại
-Lấy ý tưởng từ thiên nhiên, trong cuộc sống tạo sự nhẹ nhàng và thoải mái
cho người sử dụng.
-Phác thảo lại trên giấy và bản vẽ.
-Tham khảo ý kiến người có chuyên môn và người sử dụng.
Bước 3: Cải thiện và hoàn thiện sản phẩm.
-Cải thiện những chi tiết không thích hợp.
-Phác thảo lại bản vẽ một cách hoàn chỉnh.
-Tiến hành sản xuất và xem xét lại khi gặp sự cố.
-Đảm bảo đúng tiến độ sản xuất.
-Sản phẩm được sản xuất song phải được bảo quản và đóng gói cận thận.

SVTH: TR ỊNH NGỌC ĐẢO

9


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. PHẠM NGỌC NAM

3.1.2. Những yêu cầu của một sản phẩm mộc
+. Tính thẩm mỹ
-

Đây là yêu cầu đầu tiên của một sản phẩm mộc, sản phẩm có gây được ấn


tượng với người sử dụng thì người sử dụng mới đón nhận sản phẩm.
-

Hình dáng, kích thước phải phù hợp với không gian sử dụng, hoà nhập

được với không gian chung.
+ Tính sử dụng
-

Sản phẩm có kết cấu đơn giản, dễ sử dụng.

-

Đảm bảo độ bền cho từng chi tiết và tổng thể sản phẩm.

-

Sản phẩm phải tận dụng được không gian làm việc và thể hiện được hết

chức năng làm việc của nó.
-

An toàn cho người sử dụng.
+ Tính kinh tế

-

Giá cả hợp lý, phù hợp với mọi đối tượng trong và ngoài nước.

-


Đủ khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại

3.2. Phương pháp nghiên cứu
Dưa trên cơ sở lý thuyết và tiến hành sản xuất thực tế tại công ty pisico tam
phước. Tính toán các thông số kỹ thuật, vẽ mô hình sản phẩm trên khổ giấy A4
tham khảo ý kiến thầy, cô và chuyên gia về ngành để đưa ra sản phẩm thiết kế.
3.3. Thiết kế sản phẩm
3.3.1. Khảo sát sản phẩm cùng loại

Hình 3.1 : bộ bàn 4 ghế Osivn

SVTH: TR ỊNH NGỌC ĐẢO

Hình 3.2 : bộ Hoa Hoàng

10


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. PHẠM NGỌC NAM

+ Ưu điểm: đơn giản trong kết cấu, kiểu dáng trang nhã, tạo cảm giác thoải mái
khi sử dụng.
+ Nhược điểm: sản phẩm tốn nhiều diện tích sử dụng, đường nét chi tiết cứng,
không uyển chuyển.

Hình 3.3: Bộ bàn ăn


Hình 3.4 :bộ bàn gỗ dầu

+ Ưu điểm: dễ gia công, giá thành hợp lý
+ Nhược điểm: sản phẩm chưa tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng,
phức tạp trong kết cấu.
* Qua khảo sát ưu, nhược điểm các sản phẩm của một số sản phẩm cùng loại,
chúng tôi tiến hành thiết kế bộ bàn ghế TND-07, với mục đích tổng hợp được
những ưu điểm và hạn chế một cách tối đa nhược điểm của sản phẩm cùng loại.

SVTH: TR ỊNH NGỌC ĐẢO

11


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. PHẠM NGỌC NAM

hình 3.5: Hình dáng phác thảo của bộ bàn ghế TND-07
+Ưu điểm:
-

Kiểu dáng đơn giản, dễ sử dụng.

-

Tận dụng được không gian hợp lý, có thể sử dụng được nhiều chức năng

khác nhau (bàn ăn, bàn ghế uống trà, ngồi trò chuyện…)
-


Giá thành hợp lý

-

Sản phẩm có những chi tiết cong, thẳng hợp lý tạo tính thẩm mỹ nhưng

không kém phần chắc chắng.
-

Ghế có thể xếp gọn lại được khi không sử dụng đến, bàn dễ dàng tháo lắp

với lục giác.
 Mục đích đem lại một sản phẩm tiện ích, giá cả hợp lý nhưng không kém
phần thẩm mỹ, nên chúng tôi thiết kế sản phẩm TND-07 làm đề tài cuối khoá của
chúng tôi.
3.3.2. Tạo hình dáng sản phẩm:
3.3.2.1. Những căn cứ tạo hình dáng sản phẩm
Khi tạo hình dáng sản phẩm cần đảm bảo các yêu cầu sau:
o

Giá trị kinh tế.

SVTH: TR ỊNH NGỌC ĐẢO

12


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
o


Giá trị thẩm mỹ.

o

Giá trị sử dụng.

o

Kết cấu sản phẩm.

o

Độ bền sản phẩm.

o

Nguyên liệu thiết kế.

GVHD: TS. PHẠM NGỌC NAM

 Để hình dáng sản phẩm hài hoà, cân đối cần phải thiết kế bám sát những
yêu cầu trên, sản phẩm không những có đường nét sắc sảo, uyển chuyển mà còn
phải có độ bền tốt, vì sản phẩm TND-07 được thiết kế nhằm vào mọi đối tượng
người sử dụng, có thể sử dụng linh động ngoài trời lẫn trong nhà vì vậy phải
thích hợp với nhiều không gian khác nhau. Sử dụng trong nhà có thể phủ thêm
bên ngoài sản phẩm lớp sơn để tạo thẩm mỹ cao hơn, sử dụng ngoài trời cần quan
tâm các tác nhân phá hoại từ môi trường.
Do định hướng sản phẩm thiết kế nhằm tiêu thụ trong nước và các nước châu
Âu nên dựa vào chiều cao trung bình của người sử dụng khoảng 1.6-1.7m nên

chúng tôi chọn kích thước bao của sản phẩm như sau:
Ghế TND-07: W 550 x D410 x H890 mm
Bàn TND-07: W1500 x D900 x H750 mm
3.3.2.2. Phân tích kết cấu sản phẩm
Bàn ghế được tạo nên từ những chi tiết đơn lẽ, các chi tiết đơn lẽ qua gia công,
chế biến liên kết với nhau bằng liên kết mộng, chốt hoặc các vật tư đi kèm( ốc,
vít, bulon, tán cấy, lon đền ). Các liên kết này có thể tháo lắp dễ dàng nhằm giảm
thể tích phủ bì khi vận chuyển.
* Các giải pháp liên kết :

SVTH: TR ỊNH NGỌC ĐẢO

13


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. PHẠM NGỌC NAM

-Liên kết bulon lục giác : Liên kết Chân bàn – pát góc mặt bàn.

Hình 3.6 : Liên kết bulon lục giác
-Liên kết tán cấy lục giác: Liên kết cấy vào chân bàn

Hình 3.7: Tán cấy lục giác
-Liên kết vít : Liên kết thanh đỡ nan bàn – nan bàn

Hình 3.8 : Liên kết vít

SVTH: TR ỊNH NGỌC ĐẢO


14


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. PHẠM NGỌC NAM

-Liên kết chốt gỗ: Dùng để gia cố mộng, định vị cho khung bàn.

Hình 3.9 : Liên kết chốt.
-Liên kết mộng : Liên kết nan bàn – khung bàn, nan ghế - thanh tựa

Hình 3.10 : Liên kết mộng
3.3.2.3. Lựa chọn kích thước và kiểm tra bền
Sản phẩm làm ra phải có đủ độ bền cần thiết, nhưng đồng thời phải tiết kiệm
được nguyên liệu sản xuất. Qua tham khảo ý kiến của một số kĩ sư trong công ty
thực tập, chúng tôi tiến hành lựa chọn quy cách chi tiết và sau đó kiểm tra bền,
đến khi nào chi tiết đã đủ bền mà nguyên liệu được chọn là tiết kiệm nhất thì mới
là phương án tối ưu nhất. Khi kiểm tra bền ta dựa vào các thông số chịu lực của
loại gỗ mà ta chọn làm nguyên liệu thiết kế. Nguyên liệu chúng tôi chọn thiết kế
là bạch đàn micrô, bạch đàn micrô có ứng suất uốn tĩnh [σu] = 1523 KG/Cm2,
ứng suất nén dọc thớ [σu] =512 KG/Cm2.
Theo nguyên tắc kiểm tra bền, chúng tôi chỉ tiến hành kiểm tra những chi tiết
tại những vị trí nguy hiểm khi chịu lực, có thể bỏ qua những chi tiết ở vị trí thừa
bền khi sử dụng.
3.3.2.4. Kiểm tra bền cho bàn TND-07
+ Kiểm tra bền cho nan bàn
Bàn TND-07 được sử dụng với chức năng ngoài uống trà hoặc dùng làm bàn
ăn thì chịu lực do tay người cùng một phần thân trên của cơ thể tỳ xuống, lấy

trường hợp 4 người ngồi quanh bàn, khối lượng mỗi người tỳ xuống bàn là

SVTH: TR ỊNH NGỌC ĐẢO

15


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. PHẠM NGỌC NAM

50KG/người tương đương với tải trọng 2500N đè lên mặt bàn. Mặt bàn có tổng
cộng 24 nan và 2 khung dọc cộng 2 khung ngang như vậy mỗi nan chịu tương
đương một lực là: 100N, tải trọng phân bố đều nên ta coi trọng lực tập trung tại
trung điểm của nan bàn và coi nan bàn như một dầm chịu uốn với liên kết ngàm
ở hai đầu.

RA

P=100N

RB

50

150

+
QY
+

MU
-

11000

Hình 3.11: Biểu đồ tác dụng lực ở nan bàn.
Theo phương trình cân bằng tĩnh ta có: ∑ MA=0
Ta có: RB.L –P. L/ 2 =0


RA = P/ 2 = 50N =RB( do lực P tác dụng giữa dầm)

Xét đoạn 1: 0≤ ZI ≤ L/2
Lực cắt : QIY – RA = 0 => QIY = 50N
Momen uốn : MIU - R A x ZI = 0 => MIU = R A x ZI
Khi ZI = 0 : MIU =0
ZI = L/2 : MIU = 220 x 50 =11000 Nmm
Xét đoạn II : 0 ≤ ZI ≤ L/2
lực cắt: QIIY – RA = 0 => QIIY = 50N
Momen uốn : MIIU - R A x ZI = 0 => MIIU = R A x ZI
Khi ZII = 0 : MIIU =0

SVTH: TR ỊNH NGỌC ĐẢO

16


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. PHẠM NGỌC NAM


ZII = L/2 : MIIU = 220 x 50 =11000 Nmm
Mặt cắt nguy hiểm nguy hiểm nhất là mặt cắt có momen uốn lớn nhất đối với
mặt cắt ngang không đổi nhưng do nan liên kết mộng nên ta kiểm tra tại vị trí
mộng do mộng có diện tích mặt cắt ngang nhỏ nhất:
Mu = 3 x 50 = 150 Nmm và Wu= b x h2/ 6 = 208Nmm


σUmax = MU/ WU = 150 / 208 = 0.72 Nmm

Ứng suất cho phép [σU] = 1523 KG/ cm2


σUmax ≤ [σU]

=> Vậy: Nan thừa bền
+ kiểm tra bền cho chân bàn
Với tải trọng 50KG/1người thì lực mặt bàn phải chịu là 2500N. Giả sử lực
phân bố đều thì mỗi chân phải chịu một lực: 625N => Nz = -625N.

625 N

625N

- Nz +

Nz

Hình 3.12: Biểu đồ tác dụng lực ở chân ghế.
Chân bàn có quy cách vuông 50x50 nên mọi vị trí đều chịu ứng xuất như

nhau
Ứng xuất nén chân bàn phải chịu:
σUmax = Nz / F = 625 / 50.50 = 0.25N/mm2 =25N/cm2
so sánh với ứng suất cho phép : [σu]= 512KG/cm2
=>σUmax= 25KG/cm2 < [σu] = 512 KG/cm2
=> Vậy : chân bàn thừa bền.

SVTH: TR ỊNH NGỌC ĐẢO

17


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. PHẠM NGỌC NAM

3.3.2.5. Kiểm tra bền cho ghế TND-07
+ Kiểm tra bền cho chân ghế
Ghế TND-07 là dạng ghế xếp có lưng tựa, chân sau có tác dụng vừa làm chân
ghế vừa kéo dài làm lưng tựa nên chiu lực lớn nhất khi một người ngồi lên ghế,
như vậy ta chọn chân sau là chân kiểm tra bền. Giả sử một người có cân nặng
70KG ngồi trên ghế như vậy ghế phải chịu một lực 700N. Do lực phân bố đều
nên mỗi chân ghế chịu một lực bằng nhau là: 175N. Chân tựa có quy cách: 22 x
60 x 1032 mm
Xét tính chịu uốn của chân ghế:
My = P x a/2 = 175 x 22/2 = 1925 Nmm
Do thanh có độ cong tạo dáng nên xét mặt cắt ngang ở giữa thanh:
Mặt cắt ngang giữa thanh có diện tích F = 22 x 40 =880 mm2
Ứng xuất nén lớn nhất :
=> σumax = NZ / F = 175 / 880 = 0,2 N/mm2 = 20 N/cm2

So sánh với ứng xuất nén cho phép [σu] = 512 KG/cm2


σUmax≤ [σu]

Momen quán tính
Iy = Iy1 = h x b3/12 = 22 x 403/12= 117333 mm4
Momen xoắn :
Wy= Iy / b/2 = 117333/20= 5867mm3
Ứng suất lớn nhất:
σUmax=My / Wy= 1925 / 5867=0,3 N/mm2
so sánh với ứng suất uốn cho phép [ σu]= 512 KG/cm2
=> [σUmax] ≤ [σu] => chân thừa bền.
3.3.3. Tính toán các thông số kĩ thuật
Để đảm bảo chi tiết được gia công một cách chính xác, ta cần chú ý tới các
thông số Kĩ thuật, cụ thể là những vấn đề sau:


Tình trạng máy móc phân xưởng



Trình độ tay nghề công nhân



Yêu cầu kĩ thuật sản phẩm

SVTH: TR ỊNH NGỌC ĐẢO


18


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. PHẠM NGỌC NAM



Dụng cụ đo lường chất lượng



Từ những cơ sở trên để tính tốn các chỉ tiêu công nghệ

3.3.3.1. Cấp chính xác gia công
Trong sản xuất hàng mộc cấp chính xác gia công được phân thành ba cấp
Cấp 1: Dùng trong trường hợp lắp ghép sản phẩm chất lượng cao, có độ chính
xác cao.
Cấp 2: Dùng trong sản xuất hàng mộc gia dụng.
Cấp 3: Dùng để gia công các chi tiết làm bao bì, hoặc một số chi tiết trong
kiến trúc, xây dựng, giao thông yêu cầu độ chính xác không cao.
3.3.3.2. Độ chính xác gia công và sai số gia công
* Độ chính xác gia công
Độ chính xác gia công nói lên mức độ phù hợp về hình dạng và kích thước của
chi tiết sau khi gia công so với yêu cầu trong bản vẽ.
Độ chính xác gia công phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
+ Tính chất của nguyên liệu .
+ Tình trạng thiết bị máy móc.
+Yêu cầu sản phẩm: Kiểu dáng, kết cấu, chất lượng …

+ Trình độ tay nghề công nhân.
+ Dụng cụ đo lường chất lượng.
* Sai số gia công
Sai số gia công là hiệu số chênh lệch giữa hình dáng, kích thước, độ nhẵn bề
mặt của chi tiết sau khi gia công so với yêu cầu trong bản vẽ thiết kế. Nếu sai số
gia công càng nhỏ thì độ chính xác gia công càng cao và ngược lại. Sai số gia
công được kí hiệu: δ Trong thiết kế sai số gia công các chi tiết gỗ theo các
khoảng kích thước với độ chính xác cấp 2 (theo tiêu chuẩn của Liên Xô củ); sai
số gia công được trình bày trong bảng 1 phần phụ lục.
Ghi chú: a:Chiều dày(mm), b:Chiều rộng(mm), c:Chiều dài(mm), δa, δb,δc:Sai
số gia công theo chiều dày, rộng, dài.
3.3.3.3. Dung sai lắp ghép
Dung sai trong sản xuất hàng mộc có thể phân biệt dung sai của kích thước tự
do và dung sai lắp ghép. Dung sai kích thước tự do khác với dung sai lắp ghép,
nhưng đều có đặc điểm chung là kích thước gia công càng nhỏ thì dung sai càng

SVTH: TR ỊNH NGỌC ĐẢO

19


×