Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BỘ BEDROOM TẠI NHÀ MÁY TINH CHẾ ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU SAVIWOODTECH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP

PHẠM THỊ THÚY KIỀU

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
BỘ BEDROOM TẠI NHÀ MÁY TINH CHẾ
ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU SAVIWOODTECH

LUẬN VĂN CUỐI KHÓA KỸ SƯ
CHUYÊN NGÀNH CHẾ BIẾN LÂM SẢN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 08 / 2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP



KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
BỘ BEDROOM TẠI NHÀ MÁY TINH CHẾ
ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU SAVIWOODTECH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN

: HOÀNG VĂN HÒA


SINH VIÊN THỰC HIỆN : PHẠM THỊ THÚY KIỀU

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 08 / 2007


LỜI CẢM ƠN


Tôi chân thành bày tỏ lòng cảm ơn đến quý thầy cô cùng Ban giám hiệu
Trường Đại học Nông Lâm đã tận tình chỉ bảo tôi trong suốt khóa học.
Cảm ơn thầy Hoàng Văn Hòa đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài
này.
Cảm ơn Ban giám đốc nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Saviwoodtech,
anh Văn Nguyên Vũ cùng tập thể anh chị phòng Công nghệ - Chất lượng đã tạo
mọi điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài này.
Cảm ơn bạn bè, người thân. Đặc biệt tôi bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến
Má, người đã sinh thành, nuôi dưỡng và suốt cuộc đời lam lũ mong tôi nên người.
Kết quả của ngày hôm nay là sự kết tinh của rất nhiều sự quan tâm, dạy
dỗ, giúp đỡ của gia đình, thầy cô, bạn bè và người thân. Vì vậy xin nhận nơi tôi
lòng biết ơn chân thành.
Nông Lâm 22 - 7 - 2007
Phạm Thị Thúy Kiều

i


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất bộ Bedroom tại nhà máy
tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Saviwoodtech” được tiến hành từ ngày 20 / 02 / 2007

đến ngày 15 / 06 / 2007.
Đề tài thực hiện bằng cách quan sát, theo dõi quá trình sản xuất, thu thập số
liệu qua thực tế và từ nguồn do nhà máy cung cấp, tiến hành đo đếm kích thước của
các chi tiết từ đó xử lý số liệu bằng phương pháp Excel, thống kê và các công thức
toán học.
Đề tài đã nêu được quy trình công nghệ sản xuất bộ Bedroom. Đồng thời
phân tích, đánh giá ưu nhược điểm các hoạt động của nhà máy đặc biệt là ưu nhược
điểm của từng khâu công nghệ từ đó đưa ra các biện pháp đề xuất nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất. Bên cạnh đó đề tài cũng đã tính được tỷ lệ lợi dụng gỗ và tỷ lệ
phế phẩm qua các công đoạn gia công hiện tại của nhà máy. Kết quả thể hiện như
sau:
Tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn
Giường Full Panel Bed

Tủ 2 Drawer Nightstand
 Công đoạn tạo phôi là 59,54 %

 Công đoạn tạo phôi là 53,11 %

 Công đoạn tạo dáng là 88,6 %

 Công đoạn tạo dáng là 85,53 %

Tỷ lệ phế phẩm qua các công đoạn
Tủ 2 Drawer Nightstand

Giường Full Panel Bed

 Công đoạn tạo phôi là 1,2 %


 Công đoạn tạo phôi là 1,94 %

 Công đoạn tạo dáng là 1,6 %

 Công đoạn tạo dáng là 1,6 %

 Công đoạn trang sức bề mặt

 Công đoạn trang sức bề mặt là
0,67 %

là 0,71 %

ii


SUMMARY
The subject “Investigate the Bedroom producing technology process at
Saviwoodtech factory” was started from 20 / 02 / 2007 to 15 / 06 / 2007.
The theme used many methods such as observing producing process,
collecting data from factory or practice, measuring demensions of Bedroom’s
details which are analysed by formulas, Excel, statistics.
The theme presents the technology process clearly. In addition, it analysed
strong points and weak points that gaves solusions to increase efficiency. Beside,
the theme mentioned the rate of using timberand the rate of discarded thing on
process at factory. That is the result:
The rate of using timber
 2 Drawer Nightstand Chets
 Embryo creating stage is 59,54 %
 Figure creating stage is 88,6 %

 Full Panel Bed
 Embryo creating stage is 53,11 %
 Figure creating stage is 85,53 %
The rate of discarded thing
 2 Drawer Nightstand Chets
 Embryo creating stage is 1,2 %
 Figure creating stage is 1,6 %
 Finishing stage is 0,71 %
 Full Panel Bed
 Embryo creating stage is 1,94 %
 Figure creating stage is 1,6 %
 Finishing stage is 0,67 %

iii


MỤC LỤC
TRANG
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
TÓM TẮT .................................................................................................................ii
SUMMARY ............................................................................................................. iii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...................................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH......................................................................................vii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. viii
LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................... ix
Chương1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ................................................................... 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1
1.2 Các mục tiêu cần đạt được của đề tài ....................................................... 2
Chương 2: TỔNG QUAN ................................................................................ 3

2.1 Tình hình sản xuất tại nhà máy ................................................................ 3
2.1.1 Vài nét về nhà máy ............................................................................ 3
2.1.2 Công tác tổ chức và quản lý của Nhà máy ........................................ 5
2.2 Tình hình sản xuất tại nhà máy ................................................................ 7
2.2.1 Chủng loại nguyên liệu...................................................................... 7
2.2.2 Sản phẩm ........................................................................................... 7
2.3 Tình hình máy móc thiết bị tại nhà máy .................................................. 8
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 9
3.1 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 9
3.1.1 Tính toán tỷ lệ phế phẩm ................................................................... 9
3.1.2 Tính tỷ lệ lợi dụng gỗ ...................................................................... 10
3.2 Giới thiệu sản phẩm ................................................................................. 11
3.3 Phân tích kết cấu sản phẩm ..................................................................... 12
3.3.1 Đặc điểm, hình dáng, kết cấu sản phẩm .......................................... 12
3.3.2 Các dạng liên kết của sản phẩm. ..................................................... 13

iv


3.4 Quy trình công nghệ ................................................................................. 15
3.4.1 Dây chuyền công nghệ .................................................................... 15
3.4.2 Dây chuyền công nghệ trong quá trình sản xuất ............................. 16
3.4.3 Sơ đồ lắp ráp sản phẩm.................................................................... 28
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................... 29
4.1 Tỷ lệ lợi dụng gỗ ....................................................................................... 29
4.1.1 Tỷ lệ lợi dụng gỗ ở công đoạn tạo phôi ........................................... 29
4.1.2 Tỷ lệ lợi dụng gỗ qua công đoạn tạo dáng ...................................... 32
4.1.3 Tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn ............................................... 34
4.2 Tỷ lệ phế phẩm qua các công đoạn ......................................................... 34
4.2.1 Tỷ lệ phế phẩm qua công đoạn tạo phôi .......................................... 34

4.2.2 Tỷ lệ phế phẩm qua công đoạn tạo dáng ......................................... 37
4.2.3 Tỷ lệ phế phẩm qua công đoạn trang sức bề mặt ............................ 38
4.2.4 Tỷ lệ phế phẩm qua công đoạn của bộ Bedroom .......................... .39
4.3 Tính toán năng suất trên các máy móc thiết bị chính ........................... 40
4.4 Nhận xét..................................................................................................... 44
4.4.1 Tỷ lệ lợi dụng gỗ ............................................................................. 44
4.4.2 Tỷ lệ phế phẩm ................................................................................ 44
4.4.3 Đánh giá quy trình công nghệ trong quá trình sản xuất .................. 44
4.4.4 Đánh giá công tác tổ chức sản xuất ................................................. 45
4.4.5 Công tác vệ sinh môi trường, an toàn lao động ............................... 46
4.4.6 Hiệu quả kinh tế............................................................................... 46
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 47
5.1 Kết luận ..................................................................................................... 47
5.2 Kiến nghị ................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 51
PHỤ LỤC

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 2.1: Số lượng cán bộ công nhân viên hiện có tại nhà máy ..................................... 4
Bảng 2.2:Thống kê trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên tại nhà máy.......... 4
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động của nhà máy trong quý I năm 2007 ................................... 6
Bảng 4.1: Thể tích nguyên liệu trước công đoạn tạo phôi của giường Full Panel Bed . 29
Bảng 4.2: Thể tích nguyên liệu sau công đoạn tạo phôi của giường Full Panel bed ..... 30
Bảng 4.3: Thể tích nguyên liệu trước công đoạn tạo phôi của tủ 2 Drawer
Nightstand ....................................................................................................................... 30
Bảng 4.4: Thể tích nguyên liệu sau công đoạn tạo phôi của tủ 2 Drawer Nightstand ... 31

Bảng 4.5: Kết quả tính tỷ lệ lợi dụng gỗ của từng chi tiết và của toàn bộ sản phẩm
giường Full Panel Bed..................................................................................................... 32
Bảng 4.6: Kết quả tính tỷ lệ lợi dụng gỗ của từng chi tiết và của toàn bộ sản phẩm
tủ 2 Drawer Nightstand. .................................................................................................. 33
Bảng 4.7: Tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn ............................................................. 34
Bảng 4.8: Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn tạo phôi của tủ 2 Drawer Nightsstand ............. 35
Bảng 4.9: Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn tạo phôi của giường Full Panel Bed ................ 36
Bảng 4.10: Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn tạo dáng của tủ 2 Drawer Nightstand ............ 37
Bảng 4.11: Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn tạo dáng của giường Full Panel Bed ............. 38
Bảng 4.12: Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn trang sức bề mặt của tủ 2 Drawer
Nightstand ....................................................................................................................... 39
Bảng 4.13: Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn trang sức bề mặt của giường Full Panel
Bed .................................................................................................................................. 39
Bảng 4.14: Tỷ lệ phế phẩm của bộ Bedroom qua các công đoạn .................................. 40

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
TRANG
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Saviwoodtech ........... 5
Hình 2.2: 5 Drawer Chest ........................................................................................ 7
Hình 2.3: 5 Drawer Corner Chest ........................................................................... 7
Hình 2.4: 6 Drawer Chest ........................................................................................ 8
Hình 2.5: 2 JP Chest ............................................................................................... 8
Hình 2.6: Bunk Bed ................................................................................................. 8
Hình 2.7: Captain Bed ............................................................................................. 8
Hình 3.1: Tủ 2 Drawer Nightstand ....................................................................... 12
Hình 3.2: Giường Full Panel Bed.......................................................................... 12
Hình 3.3: Bộ Bedroom (Màu Honey) ................................................................... 14

Hình 3.4: Bộ Bedroom (Màu White)..................................................................... 14
Hình 3.9: Liên kết vis ............................................................................................ 14
Hình 3.10: Liên kết ốc rút ..................................................................................... 14
Hình 3.11: Liên kết bulon 2 đầu ren ..................................................................... 14
Hình 3.12: Liên kết chốt ........................................................................................ 14
Hình 3.13: Sơ đồ lắp ráp giường Full Panel Bed .................................................. 28
Hình 3.14: Sơ đồ lắp ráp tủ 2 Drawer Nightstand ................................................. 28
Hình 4.1: Biểu đồ tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn. ....................................... 34
Hình 4.2: Biểu đồ tỷ lệ phế phẩm của bộ Bedroom qua các công đoạn. .............. 40
Hình 5.1: Kết cấu nóc T1 dạng tấm đặc ................................................................ 50
Hình 5.2: Kết cấu nóc T1 dạng khung .................................................................. 50

vii


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
NZ

: NewZeland

MDF

: Medium Density Firberboard ( ván sợi có tỷ trọng trung bình)

P/B

: Ván dăm

EU


: Europe

cx, kq

: Chính xác, khách quan

CNKT

: Công nhân kỹ thuật

P

: Phòng

KD & XNK

: Kinh doanh và xuất nhập khẩu

USD

: United State of Dollar (đơn vị tiền tệ của Hoa Kỳ)

Pcs

: Mẫu

viii


LỜI NÓI ĐẦU

Song song với sự phát triển vượt bậc của đời sống con người, gỗ và các sản
phẩm làm từ gỗ cũng phát triển không ngừng. Ban đầu gỗ chỉ được dùng để xây
dựng nhà cửa, các vật dụng thông dụng phục vụ cho đời sống hằng ngày như bàn
ghế, giường, tủ… Càng về sau các sản phẩm mộc làm từ gỗ có nhiều loại với
nguyên lý kết cấu đa dạng và phong phú hơn, được sử dụng vào nhiều mục đích
khác nhau. Chính vì nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng cao dẫn đến nguồn nguyên liệu
không đủ đáp ứng. Con người đã có rất nhiều giải pháp giải quyết vấn đề nguyên
liệu như: dần thay thế nguyên liệu gỗ tự nhiên bằng nguồn nguyên liệu gỗ rừng
trồng, gỗ nhân tạo…Thế nhưng nguồn nguyên liệu vẫn đang là vấn đề quan tâm của
các nhà sản xuất.
Ở nước ta trong những năm gần đây tốc độ phát triển của ngành gỗ rất
nhanh. Đa số các sản phẩm làm ra được đem đi xuất khẩu ở các thị trường lớn như:
Mỹ, Nhật, EU… và không tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Để duy
trì, giữ vững và nâng cao thế đứng của mình trên thị trường các nhà sản xuất không
ngừng cải tiến, hoàn thiện hơn sản phẩm của mình. Thế nhưng vẫn còn nhiều hạn
chế trong quá trình sản xuất.
Chính vì vậy việc tìm hiểu, làm rõ hơn hơn tình hình sản xuất tại các công ty
chế biến gỗ ở nước ta hiện nay về dây chuyền công nghệ cũng như loại hình sản
phẩm là rất cần thiết. Được sự chấp thuận của Khoa Lâm nghiệp và sự cho phép của
Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Saviwoodtech tôi tiến hành đề tài “Khảo sát quy
trình công nghệ sản xuất bộ Bedroom tại Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu
Saviwoodtech”.

ix


Chương1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Gỗ và các sản phẩm từ gỗ ngày càng chiếm vị trí ưu tiên trong sự lựa chọn của

con người. Cuộc sống của con người ngày càng được cải thiện và nâng cao, nhu cầu
của họ cũng thay đổi theo. Họ muốn gần gũi và hòa hợp với thiên nhiên hơn.
Những sản phẩm làm từ gỗ đã đáp ứng được một phần yêu cầu đó .
Gỗ có nhiều đặc tính ưu việt hơn các loại vật liệu khác như vân thớ, màu sắc
đẹp, đa dạng, dễ gia công chế biến, tạo cảm giác tao nhã, ấm cúng, sang trọng, đặc
biệt là nó tạo cho con người cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Do đó các sản phẩm
làm từ gỗ không lạc hậu, lỗi thời mà trái lại ngày càng được ưa chuộng hơn. Minh
chứng cho điều này là kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam liên tục tăng nhanh
trong những năm gần đây. Năm 2003 kim ngạch xuất khẩu đạt 500 USD, năm 2004
đạt 1 tỷ USD, năm 2005 đạt 1,5 tỷ USD, năm 2006 đạt 1,98 tỷ USD.
Sự tăng trưởng này là một dấu hiệu đáng mừng, tuy nhiên bên cạnh đó chúng ta
phải đối đầu với mối lo ngại lớn là nguồn nguyên liệu ngày càng cạn kiệt. Hầu hết
nguồn nguyên liệu mà nghành chế biến gỗ sử dụng hiện nay là nguồn nguyên liệu
ngoại nhập chiếm hơn 80% (Phạm Ngọc Nam – Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (2005),
“Khoa học gỗ”, Nhà xuất bản Nông nghiệp).Vậy làm cách nào để giải quyết được
mối lo ngại này để nguồn nguyên liệu được sử dụng một cách hợp lý và tiết kiệm
hơn?
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, máy móc thiết bị của nghành chế biến
gỗ cũng được cải tiến và hoàn thiện hơn, các đơn vị sản xuất đã đầu tư hàng loạt các
loại máy hiện đại, hoàn toàn tự động tạo năng suất, chất lượng cao. Song phải sử
dụng và bố trí máy móc thiết bị như thế nào cho hợp lý và mang lại hiệu quả cao
nhất vẫn là vấn đề luôn được ngành quan tâm.

1


Để góp phần giải đáp hai câu hỏi trên tôi đã chọn đề tài: “Khảo sát quy trình
công nghệ sản xuất bộ Bedroom tại nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu
Saviwoodtech” nhằm phân tích làm rõ ưu khuyết điểm của từng khâu công nghệ
trong dây chuyền công nghệ, từ đó xây dựng một quy trình sản xuất hợp lý, hiệu

quả hơn.
1.2 Các mục tiêu cần đạt được của đề tài
Đề tài “Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất bộ Bedroom tại nhà máy
tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Saviwoodtech” nhằm khảo sát, tính toán tỷ lệ lợi dụng
gỗ và tỷ lệ phế phẩm hiện tại của nhà máy. Đồng thời khảo sát, tìm hiểu các khâu
công nghệ trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó tiến hành phân tích, đánh giá ưu
nhược điểm của từng khâu công nghệ và đề xuất các biện pháp khắc phục sao cho
phù hợp với tình hình sản xuất của nhà máy. Trên cơ sở đó đưa ra quy trình sản xuất
hợp lý hơn.

-

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1Tình hình sản xuất tại nhà máy
2.1.1 Vài nét về nhà máy
2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy
Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Saviwoodtech là một đơn vị doanh nghiệp
nhà nước thuộc tổng công ty hợp tác kinh tế và xuất nhập khẩu Savimex chuyên sản
xuất các sản phẩm đồ gỗ gia dụng, tinh chế cho xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Nhà
máy chiùnh thức đi vào hoạt động vào 30 / 9 / 1993 với 1 phân xưởng sản xuất hàng
mộc (Xưởng 1), thành phẩm chủ yếu tiêu thụ trong nước. Tháng 10 / 1993 Nhà máy
hợp tác với Công ty MaRuNaKa và ShiGiMaHa (Nhật Bản) xây dựng phân xưởng
chuyên sản xuất tinh chế từ tạo dáng đến đóng gói sản phẩm ghế Sofa (Xưởng 2).
Phía đối tác cho mượn máy móc thiết bị dùng cho sản xuất và bao tiêu toàn bộ sản
phẩm để sản xuất xuất khẩu sản phẩm sang Nhật.
Cùng với sự phát triển của đất nước Nhà máy tiếp tục xây dựng các phân

xưởng sản xuất các mặt hàng gia dụng như: tủ, kệ, bàn để máy Fax…(Xưởng 3),
được khánh thành và đưa vào hoạt động tháng 7 / 1996. Công ty MaRuNaKa cũng
cho mượn máy móc thiết bị và bao tiêu toàn bộ sản phẩm.
Đến năm 1999, do mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường,
Nhà máy cho khánh thành Xưởng 4 với dây chuyền công nghệ giống như Xưởng 3.
Năm 2002 Nhà máy được nhận chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 của BVQI.
Năm 2004 nhà máy lập thêm một dây chuyền công nghệ chế biến gỗ mới
nhằm hướng tới thị trường Mỹ và EU.
Hiện tại (năm 2007) nhà máy đang tiến hành xây dựng xưởng mới nhằm mở
rộng quy mô sản xuất.

3


2.1.1.2 Đặc điểm địa hình
Nhà máy được xây dựng tại số 234, đường Trường Sơn, quận Thủ Đức, cách
ga xe lửa Sóng Thần 1 km, cách Tân Cảng 9 km và nằm trong khuôn viên xí nghiệp
trang trí nội thất Saviderco. Với vị trí này rất thuận cho nhà máy trong việc lưu
thông hàng hóa bằng mọi phương tiện, đồng thời cũng rất phù hợp cho việc cho
việc kinh doanh, quan hệ hợp tác và tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật mới.
2.1.1.3 Tình hình nhân sự tại nhà máy
Bảng 2.1: Số lượng cán bộ công nhân viên hiện có tại nhà máy
STT

Bộ phận

Số công nhân (người)

Tỷ lệ (%)


1

Khối gián tiếp

63

9.49

2

Khối phụ trợ

36

5.42

3

Khối trực tiếp

565

85.09

Tổng
664
100
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh quý I/2007 Nhà máy
Saviwoodtech).

Bảng 2.2:Thống kê trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên tại nhà máy
STT
Trình độ lao động
Người Tỷ lệ(%)
1 Trình độ đại học và cao đẳng
67
10.09
2 Trung cấp và CNKT
82
12.35
3 CN có tay nghề
284
42.77
4 Lao động phổ thông
231
34.79
Tổng cộng
664
100
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh quý I/2007 Nhà máy
Saviwoodtech).
Sự phân công lao động theo trình độ tại nhà máy không đều, trình độ đại học
cao đẳng ít nhưng bù lại lao động tại nhà máy trẻ, nhiệt tình với công việc, có tinh
thần học hỏi cao.

4


2.1.2 Công tác tổ chức và quản lý của Nhà máy
2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức của Nhà máy

Trợ lý Giám
đốc

Giám đốc

P. Giám
đốc kinh
doanh

P. Quản trị
nhân sự

P. Giám đốc
kế hoạch

Bộ phận
thiết kế giá
thành
P. kế
toán
tài vụ

Xưởng
1

P. KD
&
XNK

Xưởng

2

Xưởng
3

P. kế
hoạch

Xưởng
4

Xưởng
5

P. chất
lượng
công
nghệ

Xưởng
6

Bảo
vệ ,
tạp vụ,
bốc
xếp

Xưởng
cơ điện


Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Saviwoodtech
2.1.2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy trong những năm qua
Qua báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cho thấy sự nỗ lực, năng động , sáng
tạo của đội ngũ cán bộ, công nhân viên nhà máy, doanh thu nội địa tăng một cách
đáng kể điều này chứng tỏ thị trường trong nước đang có nhiều tiềm năng, cần được

5


đầu tư khai thác một cách có hiệu quả bên cạnh đó cần giữ vững thị trường xuất
khẩu truyền thống Nhật Bản và mở rộng thâm nhập thị trường Mỹ, EU…
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động của nhà máy trong quý I năm 2007
STT

Khách hàng

Trị giá (USD)

Tháng 02
Kim nghạch xuất Tháng 01
khẩu
1
MARU
137170,35
159546,60
2
JNF
115746,32
67096,16

3
MOCHIZUKI
4
PGM
14689,49
21844,16
5
C-V
48763,28
61172,37
6
MASZMA
15694,23
7
RIMPORTS
67350,44
IQUE
8
DESIGN#03
9
VIETSIMEX
19984,70
10
Sorensen
987
Tổng kim ngạch xuất
337341,14
392703,96
khẩu
II

Doanh thu nội địa
Savidercor
1
1863,35
(Nhà A.Vinh)
2
INDOCHINA 2
Tổng doanh thu nội địa
1863,35
III
Tổng doanh thu
335245,85
392128,15
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh

Tháng 03

I

Tổng trị
giá

310982,85
46226,32
2384
15505
73096,60

607699,79
229068,80

2384
52038,65
183032,24
15694,23
67350,44

54778,50

54778,50
19984,70
987

502973,26

1233018,35
1863,35

18012,42
18012,42
18012,42
19875,78
517861,62 1245235,63
doanh quý I/2007 Nhà máy

Saviwoodtech).
2.1.2.3 Phương hướng hoạt động của nhà máy trong những năm tới
Tiếp tục phát triển thị trường xuất khẩu truyền thống Nhật Bản, đồng thời mở
rộng ra thị trường xuất khẩu mới ở Châu Á và Bắc Mỹ.
Đa dạng hóa chủng loại sản phẩm xuất khẩu, đa dạng hóa nguyên liệu trong sản
xuất, cải tiến quy trình công nghệ, quản lý sản xuất, học hỏi thêm kỹ năng

Marketing nhằm nâng cao chất lượng, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để đủ
sức cạnh tranh và phát triển thị trường trong nước cũng như quốc tế.

6


2.2 Tình hình sản xuất tại nhà máy
2.2.1 Chủng loại nguyên liệu
Nhà máy hiện đang sử dụng hai nguồn nguyên liệu chính là nguồn nguyên
liệu gỗ tự nhiên và nguồn nguyên liệu nhân tạo. Nguồn nguyên liệu gỗ tự nhiên bao
gồm gỗ cao su phôi, gỗ cao su ghép (phôi), gỗ cao su ghép (tấm), Kiri, thông các
loại, gỗ oak, gỗ lồng mức, gỗ xoan đào. Nguồn gỗ nhân tạo bao gồm MDF, P/B với
nhiều chiều dày khác nhau, ván ép, melamin, tape, verneer. Tất cả các nguyên liệu
tự nhiên được mua dưới dạng tẩm sấy (W= 8 - 12%) theo quy cách đã được đặt
trước. Bộ Bedroom được sản xuất bằng nguồn nguyên liệu gồm: gỗ thông
Newzeland, MDF, P/B, Kiri, ván ép. Trong đó giường Full Panel Bed hầu hết các
chi tiết đều làm bằng nguồn nguyên liệu gỗ thông Newzeland. MDF và P/B được
nhập về nhà máy dưới dạng tấm lớn có quy cách chiều dày khác nhau. Đối với các
chi tiết có quy cách chiều dày lớn hơn nhà máy tiến hành ép các tấm nguyên liệu lại
tạo thành nguyên liệu có chiều dày cần thiết.
2.2.2 Sản phẩm
Hiện tại nhà máy đang sản xuất nhiều dòng hàng khác nhau cho các khách
hàng trong lẫn ngoài nước. Đối tác lớn của nhà máy vẫn là khách hàng truyền thống
Nhật và Mỹ, các nước EU.
Dòng hàng được sản xuất cho các khách hàng Nhật như Kimura, Mochizuki, Maru,
Maszma…chủ yếu là tủ, kệ, bàn ghế…do Xưởng 2, Xưởng 3, Xưởng 4 đảm nhận.
Dòng hàng thứ hai do Xưởng 1, Xưởng 5, Xưởng 6 đảm nhận sản xuất cung ứng
cho Mỹ. Hiện nhà máy đang sản xuất dòng hàng C&V gồm các sản phẩm: 2 Drawer
Nightstand, 5 Drawer Chest, 6 Drawer Chest, Captain Bed, Tall Bookcase,
Bunkbed, Land Scape Mirro, Hutch…

Hình ảnh một số loại sản phẩm thuộc dòng hành CRAYON.

Hình 2.2: 5 Drawer Chest

Hình 2.3: 5 Drawer Corner Chest
7


Hình 2.4: 6 Drawer Chest

Hình 2.5: 2 JP Chest

Hình 2.6: Bunk Bed

Hình 2.7: Captain Bed

2.3 Tình hình máy móc thiết bị tại nhà máy
Nhà máy trang bị nhiều loại máy móc thiết bị đảm bảo cho quá trình sản
xuất. Hầu hết các máy móc thiết bị của nhà máy đều do Nhật cung cấp, một số máy
móc khác do cơ sở Hồng Ký sản xuất. Đa số máy móc thiết bị vẫn còn hoạt động
tốt, đảm bảo độ chuẩn xác trong gia công. Song bên cạnh đó vẫn còn một số máy
móc quá cũ, thường xuyên xảy ra tình trạng hỏng hóc trong quá trình sản xuất
Trong quá trình khảo sát tôi tiến hành tìm hiểu 3 xưởng chính: Xưởng 1, Xưởng 5
và Xưởng 6 do sản phẩm khảo sát được thực hiện tại 3 xưởng nói trên. Chính vì vậy
trong luận văn này tôi chỉ liệt kê số lượng máy móc thiết bị của 3 xưởng nói trên.
Tình hình máy móc thiết bị của Xưởng 1, Xưởng 5 và Xưởng 6 được trình bày ở
phần phụ lục

8



Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực tập tại nhà máy, tôi đã tiến hành thu thập kiến thức phục
vụ cho việc viết đề tài này bằng cách: quan sát, theo dõi quá trình sản xuất, sử dụng
các dụng cụ hỗ trợ như thước dây, thước kẹp để đo đếm kích thước. Đồng thời thu
thập số liệu qua thực tế và từ nguồn do nhà máy cung cấp từ đó xử lý số liệu bằng
phương pháp thống kê, phương pháp Excel và các công thức toán học.
3.1.1 Tính toán tỷ lệ phế phẩm
Để xác định tỷ lệ phế phẩm qua các khâu công nghệ, tôi áp dụng bài toán xác
xuất thống kê và tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên không hoàn lại, tức là xác xuất để
xuất hiện mỗi phần tử sau mỗi lần rút có thể thay đổi trên tổng thể. Tôi tiến hành
khảo sát trên 100 mẫu sau đó tính tỷ lệ phế phẩm qua công thức 3.1.
Khi xác định tỷ lệ phế phẩm các chi tiết tôi áp dụng tỷ lệ phần trăm (%) phế phẩm
p = n1 / n2 * 100 (%)

(3.1)

Trong đó:
n1: Số chi tiết hỏng.
n2: Tổng số chi tiết theo dõi.
Sau khi tính toán tỷ lệ phế phẩm tôi tiến hành kiểm tra tính chính xác, khách quan
của kết quả đó. Quá trình kiểm tra được thực hiện như sau:
Số lượng mẫu khảo sát cần thiết
nct  t2 * s2 / e2 (chi tiết)
Trong đó:
nct: số lượng mẫu khảo sát cần thiết.
t: giá trị tra bảng ứng với độ tin cậy β = 95% (t=1.96).
s: sai số tiêu chuẩn của mẫu thử.


9

(3.2)


e: sai số cho trước (e=0,05).
nct  t2 * p * q / e2 (chi tiết)

hay:

(3.2’)

Trong đó:
p: tỷ lệ phế phẩm.
q: tỷ lệ thành phẩm.
Số lượng mẫu chọn “n” phải phản ánh kích thước của mẫu, “n” càng lớn thì sai
số suy diễn từ mẫu càng nhỏ. Khi xác định số lượng mẫu phải quan tâm đến việc
giảm tối thiểu đầu tư cho điều tra và sai số ước lượng đảm bảo nhỏ.
Số lượng tính toán ở công thức (2), (2’) với điều kiện:
 nct  n thì việc chọn mẫu chưa đảm bảo, phải chọn bổ sung mẫu, số mẫu
phải bổ sung: nbs = nct – n (chi tiết)
 nct  n thì việc chọn mẫu đảm bảo chính xác, khách quan (cx,kq).
Sai số tiêu chuẩn trong công thức (6) được xác định như sau :
s=

(3.3)

p*q/n


Trong đó:
p: tỷ lệ phế phẩm.
q = 1 – p: tỷ lệ thành phẩm.
e: sai số tương đối, với độ chính xác 95%.
3.1.2 Tính tỷ lệ lợi dụng gỗ
Khi xác định tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các khâu công đoạn, tôi ước lượng bài toán
trung bình đám đông, tiến hành khảo sát các kích thước sau đó lấy trị số trung bình.
Các giá trị trung bình được tính bằng số liệu Exel. Sau khi tính được giá trị trung
bình các chi tiết qua các công đoạn tôi tiến hành tính thể tích của chúng:
Vi = a * b * c (mm3)

(3.4)

Trong đó:
Vi : Thể tích của từng chi tiết (mm3).
a: Chiều dày (mm).
b: chiều rộng (mm).
c: chiều dài (mm).

10


Thể tích của toàn bộ sản phẩm:
V=

V

i

(mm3)


(3.5)

i

Tỷ lệ lợi dụng gỗ được tính như sau:
k = Vs / Vt * 100 (%)

(3.6)

Trong đó :
k:là tỷ lệ phế phẩm.
Vs: là thể tích gỗ sau khi gia công (mm3).
Vt: là thể tích gỗ trước khi gia công (mm3).
Vs, Vt : được tính theo các giá trị trung bình.
Xác định tỷ lệ lợi dụng gỗ của cả quá trình sản xuất:
k = k1 * k2 * k3 *… * kn

(3.7)

Trong đó:
k: là tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn.
n: là số công đoạn.
3.2 Giới thiệu sản phẩm
Đồ gỗ Saviwoodtech luôn cải tiến không ngừng vì mục tiêu chung đem lại sự
hài lòng cho người tiêu dùng. Sau nhiều năm hoạt động, với những bước tiến và
những cải tiến không ngừng, các sản phẩm của nhà máy ngày mỗi hoàn thiện hơn
và mang trong nó những nét đặc trưng sau:
 Sản xuất trên dây chuyền máy móc hiện đại công nghệ Nhật Bản.
 Kiểu dáng trang nhã, đường nét sắc sảo.

 Sản phẩm không co nhót, cong vênh, biến dạng.
 Tính tiện ích cao, dễ dàng lắp ráp.
Nhà máy đang có kế hoạch mở rộng hơn nữa thị trường ngoài nước, đặc biệt là thị
trường Mỹ. Hiện tại nhà máy đang sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, các sản
phẩm hầu hết đều làm theo đơn đặt hàng của khách hàng. Các sản phẩm mang nét
độc đáo riêng của nó, ở đây tôi chọn bộ sản phẩm Bedroom làm điển hình để khảo
sát do tại thời điểm khảo sát nhà máy thực hiện với số lượng lớn và trong thời gian

11


dài đảm bảo cho quá trình khảo sát được thuận lợi. Bộ sản phẩm gồm giường Full
Panel Bed và tủ 2 Drawer Nightstand. Sau đây là một vài hình ảnh của bộ Bedroom.

Hình 3.1: Tủ 2 Drawer Nightstand

Hình 3.2: Giường Full Panel Bed

3.3 Phân tích kết cấu sản phẩm
3.3.1 Đặc điểm, hình dáng, kết cấu sản phẩm
Các sản phẩm nhà máy tiến hành sản xuất đều dựa trên mẫu mã hoặc ý tưởng
của khách hàng. Mỗi một sản phẩm mang một nét riêng, tuy nhiên vẫn đảm bảo độ
bền chắc, chịu lực tốt, gọn nhẹ, dễ dàng lắp ráp, tiện lợi cho nhà sản xuất lẫn người
tiêu dùng.
3.3.1.1Đặc điểm
Mỗi một sản phẩm có một đặc điểm riêng. Bộ Bedroom mang nét độc đáo
riêng của nó, đó là sự tiện dụng, gần gũi và mang tính thẩm mỹ cao. Bộ Bedroom có
hai màu trắng và honey. Ở đây tôi chọn khảo sát bộ Bedroom mang màu trắng. Bộ
Bedroom được dùng trong khách sạn hoặc nhà ở tại Mỹ vì nó rất tiện dụng và bắt
mắt. Giường Full Panel Bed tháo lắp rất dễ dàng. Nó được tạo thành từ các bộ phận

đầu giường, đuôi giường, hông giường và vạt giường. Giường được sơn phủ bởi lớp
sơn màu trắng, tạo cảm giác sáng, tươi vui và tao nhã. Đầu giường và đuôi giường
được tạo những đường nét cong tạo cảm giác mềm mại, sắc sảo góp phần tăng thêm
vẻ đẹp của căn phòng. Giường được làm từ nguyên liệu chủ yếu là gỗ thông New
Zealand, một loại gỗ có tỷ trọng tương đối nhẹ, do đó tạo nên kết cấu của sản phẩm
gọn nhẹ hơn.
Tủ 2 Drawer Nightstand gồm 2 hộc rất tiện để chứa những vật dụng cá nhân
hay những cuốn truyện, sách báo. Tủ được sơn phủ bởi một lớp màu trắng phù hợp

12


với tông màu của giường. Mặt hộc tủ có 2 tấm mang 4 màu sắc khác nhau: hồng,
vàng, xanh, trắng làm thỏa mãn được ý thích khách hàng và nâng cao tính thẩm mỹ
của sản phẩm, góp phần tạo nên nét tươi vui cho cả bộ sản phẩm.
3.3.1.2 Hình dáng, kết cấu của sản phẩm.
Mỗi một sản phẩm mộc đều cấu tạo theo một hình dáng, kết cấu và kích
thước nhất định, thể hiện nét riêng của nó và được con người cảm nhận trong một
không gian xác định. Đồng thời, hình dáng, kết cấu sản phẩm phải đảm bảo sự phù
hợp về mặt công nghệ chế tạo.
Bộ Bedroom có hình dáng mang tính thẩm mỹ cao với những đường nét
cong mềm mại, sắc sảo và những màu sắc khác nhau của mặt hộc kéo. Bộ sản phẩm
mang lại vẻ đẹp trang trọng cho căn phòng, tạo cảm giác thư giãn thoải mái sau
những giờ làm việc căng thẳng, mang lại giấc ngủ thoải mái cho người sử dụng.
Sau đây là hình ảnh bộ sản phẩm đã được vẽ lại trong môi trường Autocad 2D, 3D
thể hiện qua các hình: Hình 3.5, Hình 3.6, Hình 3.7, Hình 3.8.
3.1.2 Các dạng liên kết của sản phẩm.
Các sản phẩm mộc được tạo thành từ các chi tiết, cụm chi tiết theo một
phương thức liên kết nhất định. Trước kia, khi công nghiệp gỗ chưa phát triển, các
sản phẩm mộc được sản xuất theo phương pháp thủ công với phương thức liên kết

chủ yếu là mộng, đinh, bản lề. Khi công nghiệp gỗ phát triển để phù hợp với
phương thức sản xuất cơ giới, phù hợp với hình dạng, kết cấu sản phẩm các hình
thức liên kết thay đổi không ngừng và ngày càng xuất hiện nhiều hình thức liên kết
hơn. Các phương thức liên kết phải đảm bảo độ bền vững cao, tuổi thọ bền lâu, kết
cấu đơn giản, dễ gia công, dễ tháo lắp và phù hợp với quy mô sản xuất lớn. Các
phương pháp liên kết thông dụng hiện nay như liên kết chốt có gia cố keo, liên kết
bản lề bậc, liên kết ốc rút, liên kết đinh, liên kết vis, liên kết bulon ốc cấy...Để dễ
hình dung tôi đưa ra hình ảnh một số liên kết thể hiện qua các hình: Hình 3.5, Hình
3.6, Hình 3.7, Hình 3.8.

13


4 màu mặt hộc kéo
4 màu mặt hộc kéo

Hình 3.3: BỘ BEDROOM (Màu Honey)

Hình 3.4: BỘ BEDROOM (Màu White)

Hình 3.9: Liên kết vis

Hình 3.10: Liên kết ốc rút

Hình 3.11:Liên kết mộng đuôi én

Hình 3.12: Liên kết chốt
14



×