Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI ĐỐI VỚI VIỆC BẢO TỒN ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ CÁT TRINH HUYỆN PHÙ CÁT TỈNH BÌNH ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI ĐỐI VỚI VIỆC BẢO
TỒN ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ CÁT TRINH
HUYỆN PHÙ CÁT TỈNH BÌNH ĐỊNH

HUỲNH THỊ TUYẾT NGÀ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Tác Động của Chính
Sách Đất Đai Đối Với Việc Bảo Tồn Đất Nông Nghiệp tại Xã Cát Trinh Huyện
Phù Cát Tỉnh Bình Định” do Huỳnh Thị Tuyết Ngà, sinh viên khóa 2006 - 2010,
ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày _____________________________.

TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM
Người hướng dẫn

_____________________________
Ngày

tháng



năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

___________________________

___________________________

Ngày

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Khóa luận đã hoàn thành với tất cả sự nỗ lực của bản thân. Bên cạnh đó, nó
cũng là kết quả của sự động viên, giúp đỡ cả về vật chất, tinh thần và kiến thức của
nhiều cá nhân, tổ chức. Để có được kết quả như ngày hôm nay tôi xin:
Con kính trọng cảm ơn Ba Má, để có được như ngày hôm nay con không thể
nào quên công ơn Ba Má đã sinh thành, dưỡng dục, không ngại vất vả, hy sinh trong

suốt thời gian qua để con được bước tiếp con đường mà mình đã chọn. Xin cảm ơn
anh Lê Hồng Minh, chị Hồ Thị Lan đã giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn và tất cả
những người thân trong gia đình đã luôn động viên và ủng hộ cho tôi.
Gửi đến cô TS. Phan Thị Giác Tâm cùng thầy Nguyễn Trần Nam lòng biết ơn
chân thành nhất. Cảm ơn Cô đã rất nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt cho tôi
những kiến thức bổ ích, và sự hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện khóa
luận này.
Cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường ĐH. Nông Lâm TP. HCM, Ban Chủ Nhiệm
Khoa Kinh Tế, các Thầy Cô giảng dạy, cùng các bạn lớp Kinh Tế Tài Nguyên Môi
Trường khóa 32 đã gắn bó với tôi trong suốt 4 năm học vừa qua.
Sau cùng, tôi xin cảm ơn các anh chị, cô chú thuộc Phòng Tài Nguyên Môi
Trường huyện Phù Cát, UBND xã Cát Trinh đã nhiệt tình cung cấp số liệu và hướng
dẫn tận tình cho tôi hoàn thành nghiên cứu này. Xin cảm ơn sự giúp đỡ của các hộ gia
đình trên địa bàn xã Cát Trinh.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 06 năm 2010
Sinh viên
Huỳnh Thị Tuyết Ngà


NỘI DUNG TÓM TẮT
HUỲNH THỊ TUYẾT NGÀ. Tháng 07 năm 2010. “Tác Động của Chính Sách
Đất Đai Đối với Việc Bảo Tồn Đất Nông Nghiệp tại Xã Cát Trinh Huyện Phù Cát,
Tỉnh Bình Định”.
HUYNH THI TUYET NGA. July 2010. “The Impacts of Land Policies on
Agricultural Land Conservation in Cat Trinh village, Phu Cat distrist, Binh Dinh
province”.
Bình Định là một tỉnh miền Trung có khí hậu khắc nghiệt, luôn chịu những thiên
tai, lũ lụt hàng năm kéo theo những hiện tượng như xói mòn đất, đất bị bạc màu, ảnh
hưởng sản xuất nông nghiệp đặc biệt là đất đai để sản xuất nông nghiệp. Vì vậy cần có

sự đầu tư cải tạo đất và chính sách quản lý đất đai đúng đắn, phù hợp tạo điều kiện thuận
lợi cho người dân an tâm sản xuất. Năm 2014 sẽ hết hạn sử dụng đất canh tác cây trồng
hàng năm (Luật đất đai 1993), thông tin này có ảnh hưởng đến việc sử dụng và bảo tồn
đất của người dân như thế nào? Đề tài đi vào đánh giá tác động của chính sách đất đai
đối với việc bảo tồn đất nông nghiệp của nông dân tại xã Cát Trinh, huyện Phù Cát, tỉnh
Bình Định.
Đề tài đã thu thập dữ liệu thứ cấp và điều tra 90 hộ nông dân trên 3 thôn tại địa
bàn xã Cát Trinh là thôn Phú Kim, An Đức, Phong An gồm 57 hộ có luân canh đậu
phộng và 33 hộ không luân canh cây đậu phộng.
Đề tài tìm hiểu việc phân phối và quản lý đất đai tại địa phương, nhận thức của
người dân và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện luân canh đậu phộng.
Kết quả mô hình logit cho thấy ngoài yếu tố tuổi nông hộ, số thửa, nhận thức bảo tồn,
thì các yếu tố do chính sách đất đai là ảnh hưởng của thời hạn sử dụng đất và hạng đất.
Trong đó, yếu tố ảnh hưởng của thời hạn sử dụng đất làm giảm xác suất chấp nhận
luân canh đậu phộng là 14%. Từ tình hình quản lý đất đai thực tế đề tài đã đề xuất
những giải pháp cụ thể nhằm tạo điều kiện cho chính sách quản lý đất nông nghiệp đạt
hiệu quả hơn.


MỤC LỤC
Trang
MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH


ix

DANH MỤC PHỤ LỤC

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

3

1.3. Phạm vi nghiên cứu

4

1.4. Bố cục luận văn

4

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

6


2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan

6

2.2 Tổng quan địa điểm nghiên cứu

8

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

8

2.2.2. Tình hình Kinh tế - Văn hóa - Xã hội

10

2.2.3. Tổng quan về chính sách đất đai ở địa phương

12

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

13

3.1. Cơ sở lý luận

13

3.1.1. Đất đai


13

3.1.2. Đất nông nghiệp

15

3.1.3. Chính sách đất đai

16

3.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách đất đai

21

3.1.5. Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai

24

3.1.6. Quyền sở hữu

25

3.1.7. Khái niệm bảo tồn

27

3.1.8. Tầm quan trọng của bảo tồn đất

28


3.1.9. Các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất

28

3.2. Phương pháp nghiên cứu

30

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

30
v


3.2.2. Phương pháp phân tích

31

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm mẫu điều tra

36
36

4.1.1. Nhóm tuổi của mẫu điều tra

36

4.1.2. Trình độ học vấn của nông hộ qua mẫu điều tra


37

4.1.3. Lao động

38

4.1.4. Thu nhập của người dân

38

4.2. Tình hình luân canh với cây đậu phộng

39

4.2.1. Luân canh đậu phộng với cây mì

39

4.2.2. Luân canh đậu phộng với lúa

41

4.2.3. So sánh giữa hệ thống canh tác có luân canh và không luân canh đậu phộng

42

4.3. Chính sách đất đai

45


4.3.1. Chính sách cấp quyền sử dụng đất

45

4.3.2. Chính sách phân phối quản lý đất đai

47

4.4. Nhận thức của người dân

52

4.4.1. Nhận thức của người dân về QSDĐ

52

4.4.2. Ảnh hưởng của thời hạn sử dụng đất

53

4.4.3. Phương thức bảo tồn đất của các hộ nông dân

54

4.5. Yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo tồn đất

55

4.5.1. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy


55

4.5.2. Kiểm định mô hình

57

4.5.3. Đánh giá kết quả các biến trong mô hình

58

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

61

5.1. Kết luận

61

5.2. Kiến nghị

62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

64

PHỤ LỤC

vi



MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AL

Âm Lịch

BCHTW

Ban Chấp Hành Trung Ương

CHXHCN

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa

CNH

Công Nghiệp Hóa

CNQSDĐ

Chứng Nhận Quyền Sử Dụng

CP

Chính Phủ

CT

Chỉ Thị


DNNN

Doanh Nghiệp Nhà Nước

ĐT & TTTH

Điều Tra Và Tính Toán Tổng Hợp

HĐH

Hiện Đại Hóa

HGĐ

Hội Giám Định



Nghị Định

NQ

Nghị Quyết

QSDĐ

Quyền Sử Dụng Đất

UBND


Ủy Ban Nhân Dân

SXNN

Sản Xuất Nông Nghiệp

TW

Trung Ương

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Diện Tích các Loại Đất tại Xã Cát Trinh Năm 2009

9

Bảng 2.2. Diện Tích, Năng Suất, Sản Lượng Cây Trồng Chính của Xã Cát Trinh

10

Bảng 3.1. Các Văn Bản, Nghị Định, Chỉ Thị, Nghị Quyết về Đất Đai

17

Bảng 4.1. Cơ Cấu Nhóm Tuổi của Mẫu Điều Tra


36

Bảng 4.2. Thu Nhập Bình Quân/Tháng của Hộ Gia Đình

38

Bảng 4.3. Số Hộ Nông Dân Có và Không Trồng Luân Canh Cây Đậu Phộng

42

Bảng 4.4. Tổng Hợp Chi Phí Trung Bình của Hai Nhóm Năm 2009 (500m2/vụ)

43

2

Bảng 4.5. Tổng Chi Phí, Năng Suất và Doanh Thu Giữa Hai Nhóm Năm 2009 (500m /Vụ/) 44
Bảng 4.6. Tính Công Điểm Cho Mỗi Xã Viên của 3 HTX

48

Bảng 4.7. Trình Bày Số Suất Được Nhận Ruộng của 4 Thôn

50

Bảng 4.8. Phân Hạng Ruộng Theo Hệ Số Quy Chuẩn

50

Bảng 4.9. Trình Bày Số Thửa của Mẫu Điều Tra


51

Bảng 4.10. Mức Độ Hiểu Biết về Nội Dung QSDĐ

52

Bảng 4.11. Mức Độ Ảnh Hưởng của Thời Hạn Sử Dụng Đất

53

Bảng 4.12. Tỷ Lệ Người Dân Áp Dụng Các Phương Pháp Bảo Tồn

54

Bảng 4. 13. Số Hình Thức Bảo của Các Hộ Nông Dân

54

Bảng 4.14. Các Biến Đưa Vào Mô Hình và Dấu Kỳ Vọng

55

Bảng 4.15. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Logit

56

Bảng 4.16. Giá Trị Trung Bình Các Biến của Mô Hình Xác Suất Luân Canh Đậu Phộng 59

viii



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Huyện Phù Cát Tỉnh Bình Định

8

Hình 3.1. Hình Vẽ Bảo Tồn Đất

27

Hình 3.2. Mô Hình Xác Suất Hợp Lý

33

Hình 4.1. Cơ Cấu Trình Độ Học Vấn của Người Dân Xã Cát Trinh Qua Mẫu Điều Tra 37
Hình 4.2. Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động của Người Được Phỏng Vấn

38

Hình 4.3. Lịch Thời Vụ Canh Tác Mì Luân Canh Đậu Phộng

40

Hình 4.4 Lịch Thời Vụ Trồng Lúa Luân Canh Đậu Phộng

42

Hình 4.5. Sơ Đồ Cơ Cấu Quản Lý Nhà Nước về Đất Đai của Việt Nam Hiện Nay


47

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Mô Hình Kết Xuất Kinh Tế Lượng
Phụ lục 2. Bảng Diện Tích, Phân Hạng Ruộng Đất và Hệ Quy Chuẩn Từng Hợp Tác Xã
Phụ lục 3. Hình Ảnh Minh Họa
Phụ lục 4. Bảng Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là tài nguyên của mỗi quốc gia, một tư liệu sản xuất đặc biệt, là điều
kiện cơ bản tối thiểu của đời sống xã hội loài người, là nguồn nội lực và nguồn vốn to
lớn của đất nước, quyền sử dụng đất cũng là một trong những hàng hóa đặc biệt. Chính
sách đất đai là một yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế ở tất cả các nước và đặc
biệt ở các nước đang phát triển và các nền kinh tế quá độ. Ở nước ta trong suốt quãng
thời gian từ sau năm 1954 đến khi có luật đất đai năm 1988, các chính sách pháp luật
đất đai chưa phản ánh được vai trò và ý nghĩa của đất để đất trở thành một loại hàng
hoá, hay tư liệu đặc biệt trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Chính sách đất đai phải đảm
bảo hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước, người đầu tư và người sử dụng đất, đồng thời
thúc đẩy tăng trưởng bền vững, quản trị quốc gia hiệu quả, nâng cao phúc lợi và các cơ
hội kinh tế mở ra cho người dân nông thôn và thành thị.

Sau khi luật đất đai lần đầu tiên ở Nhà nước Việt Nam ra đời ngày 29/12/1987,
được Quốc Hội khoá 8 kỳ họp thứ 2 thông qua có hiệu lực ngày 8/1/1988 và chỉ thị
100/CT-TW ngày 13/1/1981 của BCHTW Đảng về cải tiến công tác khoán. Nghị
quyết 10 - NQ/TW của Bộ chính trị ngày 5/4/1988, nghị quyết TW 6 khoá VI với việc
khẳng định hộ nông dân là một đơn vị tự chủ, đánh một dấu mốc quan trọng trong lĩnh
vực quản lý đất đai, tạo đà cho sản xuất nông nghiệp phát triển. Luật đất đai sửa đổi
năm 1993 được Quốc hội thông qua ngày 14/7/1993 có hiệu lực ngày 15/10/1993 đã
thừa nhận 5 quyền cơ bản của người sử dụng đất, quan hệ sản xuất trong nông nghiệp
được xác lập trên cơ sở giao đất cho các hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài


đã trở thành động lực thúc đẩy quá trình sản xuất nông nghiệp phát triển, nâng cao
hiệu quả sử dụng đất so với giai đoạn trước. Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 của
Chính Phủ ra đời quy định “giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn
định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp”. Chính sách đất đai đã từng bước đáp
ứng được nhu cầu về quản lý đất đai, đồng thời đã coi trọng nâng cao trách nhiệm
nghĩa vụ của người sử dụng đất, gắn người lao động với đất đai, khi họ thực sự là chủ
của từng thửa đất. Từ đó, việc sử dụng đất có hiệu quả cao, năng suất cây trồng tăng
lên. Việt Nam với hơn 75% dân số sống ở khu vực nông thôn, chính vì vậy đất đai và
các chính sách liên quan đến đất đai có tác động trực tiếp đến đời sống của người dân
thông qua những ảnh hưởng đến việc sở hữu đất đai (Sally P. Marsh and et all, 2006).
Hiện nay, ở nước ta 5 quyền cơ bản của cá nhân sử dụng đất là: Chuyển đổi,
chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp là những biểu hiện của quyền sở hữu
ruộng đất về mặt kinh tế. Hay nói cách khác, việc xác lập 5 quyền về đất đai như vậy
thực chất là trao cho người dân quyền sở hữu có hạn chế về đất đai. Xác lập quyền sở
hữu ruộng đất bao gồm xác lập quyền sở hữu pháp lý của Nhà nước và quyền sở hữu
kinh tế cho những người sử dụng. Đất nông nghiệp là sở hữu toàn dân, nông dân chỉ
được quyền sử dụng. Luật quy định không được quyền mua bán đất, mà chỉ được mua
bán hoa lợi trên đất. Song trên thực tế, không có ai chỉ mua hoa lợi trên đất, mà phải
mua cả đất. Thế nên mới có việc lách luật là chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà

thực chất là mua bán. Bao nhiêu năm nay, ruộng đất của chúng ta vẫn ở trong tình
trạng “công hữu tư dụng”. Nhà nước sở hữu nhưng người dân được sử dụng và có thể
trao đổi qua lại thông qua chuyển nhượng (Báo Kinh Tế Nông Thôn, Thứ Hai,
15/09/2008).
Như chúng ta đã biết, việc sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng duyên hải
Nam Trung Bộ gặp nhiều khó khăn do thiếu nước, lượng mưa thấp mùa khô kéo dài
hơn 6 – 8 tháng, kết cấu đất phần lớn là đất cát pha, thuận lợi cho việc phát triển các
cây công nghiệp hằng năm như: đậu phộng, mì, mè, mía, thuốc lá .v.v. Bình Định cũng
là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng này và nơi đây có ngành nông nghiệp trồng trọt chăn
nuôi phát triển, vì vậy đất đai là môi trường làm việc rất cần thiết trong sản xuất nông
nghiệp. Đặc biệt là huyện Phù Cát, một huyện nằm ven biển có địa hình tương đối dốc,
đất gò, đất cát thường xảy ra hiện tượng xói mòn đất nói chung và đất nông nghiệp nói
2


riêng khi có mưa, lũ lớn, tác động của môi trường nêu trên đã ảnh hưởng đến đời sống
sinh hoạt, sản xuất của người dân nên tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện gặp
nhiều hạn chế. Chính vì thế cần có sự đầu tư cải tạo đất và những chính sách khuyến
khích đầu tư sử dụng đất có hiệu quả đối với nông dân. Trong khi đó, thời hạn sử dụng
đất nông nghiệp, căn cứ trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi rõ thời hạn quyền
sử dụng đất là đến hết năm 2013 (Luật Đất đai năm 1993). Mà thời hạn sử dụng đất là
một trong yếu tố cấu thành quyền sử dụng đất, nếu thời hạn sử dụng đất nông nghiệp
không dài lâu sẽ gây khó khăn cho việc sử dụng đất vì nó không khuyến khích mạnh
dạn đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào bảo tồn đất vốn tốn kém chỉ mang lợi ích về lâu dài.
Chất lượng đất nông nghiệp có thể được duy trì (bảo tồn) hoặc có khả năng cải
thiện bằng cách bảo tồn. Việc bảo tồn bao gồm thêm các vật liệu hữu cơ (như phân
chuồng, phân xanh, v.v.) và vô cơ (đá vôi), giảm số lượng và tần suất sử dụng năng lực
sản xuất của đất canh tác. Ngoài ra, việc trồng luân canh cây họ đậu cũng là một biện
pháp hữu hiệu giúp tăng độ phì cho đất, đặc biệt cây đậu phộng là một loại cây có
chức năng cố định lượng đạm trong đất rất tốt, giữ ẩm và làm cho đất tơi xốp, phòng

chống sâu bệnh và dịch hại cho vụ cây trồng kế tiếp, làm thức ăn cho gia súc và làm
phân bón cho cây trồng. Lợi ích là như vậy nhưng không phải ai cũng thực hiện trồng
luân canh đậu phộng, có nơi bà con nông dân trồng nhiều nhưng có nơi lại không
trồng. Vậy nguyên nhân vì sao, yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định của nông dân
đầu tư bảo tồn đất bằng luân canh đậu phộng.
Xuất phát từ những lý do trên, đồng thời được sự đồng ý của khoa Kinh Tế
trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM, và sự chấp thuận của các ban ngành chức năng
huyện Phù Cát, dưới sự hướng dẫn của cô Phan Thị Giác Tâm, tác giả thực hiện
nghiên cứu đề tài “Tác Động của Chính Sách Đất Đai Đối với Việc Bảo Tồn Đất
Nông Nghiệp tại Xã Cát Trinh Huyện Phù Cát Tỉnh Bình Định”. Nhằm mục đích
tìm hiểu chính sách đất đai của địa phương, thời hạn sử dụng đất ngắn như vậy có ảnh
hưởng đến quyết định áp dụng bảo tồn đất của người dân như thế nào?
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tác động của chính sách ảnh hưởng đến việc bảo tồn đất nông nghiệp.
3


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân phối và quản lý đất đai tại địa phương.
- Tình hình luân canh với cây đậu phộng tại địa phương.
- Nhận thức của người dân về vấn đề bảo tồn.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện bảo tồn đất.
- Đề xuất giải pháp nhằm tạo điều kiện cho chính sách quản lý đất nông nghiệp
đạt hiệu quả.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài tiến hành nghiên cứu ở xã Cát Trinh huyện Phù Cát bởi vì ở đây địa hình
là đất cát pha, tính chất đất cát pha thì giữ nước kém nên đất dễ bị suy thoái, cần phải
bảo tồn và cải tạo độ phì cho đất. Đề tài tiến hành điều tra phỏng vấn trực tiếp 90 hộ

nông dân làm nông nghiệp trên địa bàn xã Cát Trinh huyện Phù Cát tỉnh Bình Định.
1.3.2. Phạm vi thời gian
- Để thực hiện đề tài, tác giả đã tiến hành nghiên cứu theo các giai đoạn sau:
+ Giai đoạn 1: Thời gian từ 22/03/2010 - 30/03/2010.
Thu thập các thông tin và dữ liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Tiến hành viết đề cương chi tiết và soạn thảo Bảng câu hỏi phục vụ đề tài.
+ Giai đoạn 2: Thời gian từ 01/04/2010 -15/05/2010.
Thu thập thông tin và số liệu tại UBND xã Cát Trinh và UBND huyện Phù Cát
tỉnh Bình Định, và các cơ quan chức năng liên quan khác.
Tiến hành phỏng vấn trực tiếp 90 hộ gia đình sống tại 3 thôn (Phong An, An
Đức, Phú Kim) thuộc xã Cát Trinh huyện Phù Cát.
+ Giai đoạn 3: Thời gian từ 16/05/2010 – 14/07/2010.
Tổng hợp, xử lý số liệu và phân tích thông tin để viết hoàn chỉnh đề tài.
1.4. Bố cục luận văn
Luận văn gồm 5 chương. Chương I: Tác giả trình bày lý do chọn đề tài, mục
tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và trình bày tóm tắt bố cục luận văn. Chương II :
Giới thiệu tổng quan về các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu cũng như tổng
quan địa bàn nghiên cứu: Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu bao gồm vị trí địa lý, địa
4


hình, tài nguyên thiên nhiên, tổng quan về tình hình chính sách quản lý đất đai tại địa
phương. Chương III: Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu, trình bày các khái
niệm, định nghĩa, và phương pháp nghiên cứu liên quan đến chính sách đất đai và bảo
tồn đất nông nghiệp được sử dụng trong đề tài. Chương IV: Đây là chương trình bày
các kết quả đạt được của đề tài. Chương V: Dựa vào kết quả và thảo luận ở chương IV,
tác giả kết luận và đưa ra một số kiến nghị cho việc quản lý chính sách đất đai ở địa
phương.

5



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan
Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2006 là 1641 giấy, tăng
778 giấy so với 2005. Đề tài cho thấy sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, người dân an tâm đầu tư vào đất để tăng hiệu quả sử dụng đất hơn và có
thuận lợi trong việc vay vốn để sản xuất và nhà nước quản lý quỹ đất có hiệu quả hơn,
người sử dụng đất đã có ý thức được rằng 1 bất động sản đã được đăng ký quyền sử
dụng đất sẽ được đảm bảo đưa ra thị trường và đảm bảo sự an toàn hợp pháp làm cho
họ yên tâm sản xuất và đầu tư trên đất hơn, đất đai sẽ được sử dụng một cách hiệu quả
hơn. Như vậy, sự đảm bảo quyền sử dụng đất sẽ thúc đẩy người dân sẵn sàng đầu tư
thêm vào đất, thỏa mãn nhu cầu sản xuất của họ. (Hồ Thị Thùy Linh, 2008).
Place and Swallow (2000) cho rằng tác động của quyền sở hữu về việc áp dụng
đầu tư các công nghệ để bảo tồn đất sẽ phụ thuộc vào 3 mặt quan trọng của quyền sở
hữu: tính độc quyền, tính đảm bảo và tính chuyển nhượng. Mức độ độc quyền có ảnh
hưởng tích cực đến sản xuất tạo ra sản phẩm, đầu tư và áp dụng công nghệ, đưa nhiều
hơn nữa những công nghệ để bảo tồn đất. Độc quyền về đất đai có thể giúp mọi người
ít gặp rủi ro kết hợp với những phát minh mới công nghệ mới. Thời hạn không đảm
bảo làm tăng giá của tài sản dài hạn đối với đất và do đó làm giảm cường độ vốn đầu
tư cho nông trại. Hạn chế về chuyển nhượng có thể làm giảm các ưu đãi của các cư
dân hiện tại để áp dụng các công nghệ dài hạn dầu tư bảo tồn đất, giảm thị trường mua
bán đất đai, và do đó ảnh hưởng đến hiệu quả của việc giao đất hoặc đất đai được sử
dụng là tài sản thế chấp.
Trong một phân tích về quyền đất đai và đầu tư ưu đãi của nông dân, các nhà
nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho thấy quyền chiếm hữu đất có liên quan quyền sở



hữu ở nông thôn Trung Quốc ảnh hưởng đến hành vi sản xuất của nông dân. Họ tìm
thấy rằng quyền sử dụng dài hạn khuyến khích việc sử dụng tiết kiệm đầu tư bảo tồn
đất đai, nhưng không ảnh hưởng đến khuyến khích nông dân sử dụng các đầu vào
ngắn hạn hiện tại (Li et al, 1998).
Những công nghệ bảo tồn đất được biết là có vai trò quan trọng trong việc cải
thiện thu nhập nông trại. Nghiên cứu khám phá ảnh hưởng của quyền đất đai và tài sản
giữa các yếu tố khác về việc áp dụng các thực hiện bảo tồn đất ở Kenya. Những kết
nghiên cứu cho thấy rằng:
+ Chế độ quyền sở hữu (sở hữu tư nhân và sở hữu cộng đồng) sở hữu tư nhân
thì người chủ đất sẽ đầu tư cải tạo đất tốt hơn là sở hữu cộng đồng;
+ Tài sản (trang thiết bị, máy móc…) của trang trại tăng thì có tác động tích cực
về sự chấp nhận bảo tồn đất của nông dân;
+ Mật độ dân số tăng sẽ làm cho việc bảo tồn đất giảm;
+ Thu nhập thấy rằng người nghèo ít có khả năng áp dụng các thực hiện bảo tồn
đất đai hơn người giàu, mức độ xác suất chấp nhận bảo tồn của người nghèo là 20% và
người giàu là 40%;
+ Giáo dục, trình độ của người dân cao thì họ sẵn sàng tiếp nhận thực hiện bảo
tồn đất cao;
+ Giá trị kinh tế của vật nuôi, cây trồng của hộ gia đình không ảnh hưởng đến
việc thực hiện bảo tồn của nông dân vì họ cho rằng giá trị kinh tế chúng tăng hay thấp
thì do thị trường tác động và không ảnh hưởng đến việc thực hiện bảo tồn;
+ Vị trí của trang trại cũng là yếu tố quyết định quan trọng của sự chấp nhận vì
ở đây những hộ nông dân gần nguồn nước thì sẽ dễ dàng cho việc thực hiện bảo tồn
hơn, đồng thời cải tạo đất sẽ tốt và đất nhanh chóng phục hồi hơn. Nghiên cứu cũng đề
ra các biện pháp chính sách bao gồm: tăng cường bảo đảm chính sách, chương trình
xóa đói giảm nghèo, cải thiện tiếp cận giáo dục, và phát triển cơ sở hạ tầng xã hội.
(Jane Kabubo-Mariara, March 2006).

7



2.2 Tổng quan địa điểm nghiên cứu
Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Huyện Phù Cát Tỉnh Bình Định

Nguồn: />2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Xã Cát Trinh nằm ở gần vị trí trung tâm huyện lỵ Phù Cát thuộc tỉnh Bình
Định, cách sân bay hàng không Phù Cát khoảng 06km, cách thành phố Quy Nhơn
khoảng 30 Km về phía Bắc, có 4 thôn và có vị trí địa lý:
- Từ 108055’ – 109015’16’’ kinh độ Đông.
- Từ 13054’ – 14012’32’’ vĩ độ Bắc.
Địa hình hành chính được giới hạn như sau: Phía Bắc giáp với xã Cát Hanh và
xã Cát Tài; Phía Tây giáp với xã Cát Hiệp và thị trấn Ngô Mây; Phía Nam giáp với xã
Cát Tân; Phía Đông giáp với xã Cát Tường.
b) Dân số
Dân số năm 2008 là 13.345 người, chiếm tỷ lệ 7% so với toàn huyện Phù Cát; mật độ
dân số bình quân 284 người/km2. Dân cư tập trung nhiều ở thị trấn Ngô Mây.

8


c) Khí hậu thời tiết
Xã Cát Trinh huyện Phù Cát nằm trong vùng nhiệt đới nóng ẩm, thuộc khí hậu
ven biển Nam Trung bộ, chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa ẩm từ tháng 8 đến tháng
12, mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7 năm sau.
Nhiệt độ trung bình trong năm 260C, lượng mưa mưa trung bình 1820mm/ năm.
d) Diện tích, địa hình và thủy văn
Tổng diện tích đất tự nhiên: 4768,07 ha.
Bảng 2.1. Diện Tích các Loại Đất tại Xã Cát Trinh Năm 2009
Khoản mục


Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên

4768,07

100

Đất nông nghiệp

2183,28

45,80

Đất lâm nghiệp

49,4

10,43

Đất nuôi trồng thủy sản

0,28

0,01

Đất ở


92,32

1,94

Đất chuyên dùng

357,31

7,49

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

1,77

0,04

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

111,4

2,34

Đất suối và mặt nước chuyên dùng

147,79

3,10

Đất chưa sử dụng


1375,98

28,86
Nguồn : UBND xã Cát Trinh.

Địa hình phân bổ ranh giới hành chính ra 04 thôn bao gồm: Phong An, An Đức,
Phú Nhơn, Phú Kim. Địa hình của xã từ Đông sang Tây từ Nam qua Bắc, có sự phân
biệt 02 vùng rõ rệt đó là vùng đồi núi và vùng đồng bằng.
Vùng đồi núi: chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của xã, nằm về phía Đông
quốc lộ 1A, bao gồm thôn: Phú Nhơn, Phong An, An Đức.
Vùng đồng bằng: Nằm phía Tây quốc lộ 1A có thôn Phú Kim với diện tích 980
ha, chiếm 20,6% diện tích tự nhiên của xã, có địa hình cao dần theo hướng Đông Nam,
trung bình 1,5 – 4m.
Địa hình ít phức tạp, địa chất là cát pha. Theo tài liệu điều tra của Hội khoa học
đất Việt Nam năm 1997; trên địa bàn xã có 5 nhóm đất chủ yếu như sau:
9


- Đất cát (cát pha) diện tích 523,4 ha chiếm 11,01 % tập trung chủ yếu ở phía
Tây của xã, đất có kết cấu rời rạc, thành phần nghèo dinh dưỡng.
- Đất xám bạc màu diện tích 785,3 ha chiếm 16,51% tập trung chủ yếu ở phía
Đông quốc lộ 1A nằm rải rác các thôn.
- Đất đồi núi diện tích 1331,17 ha chiếm 28% tập trung chủ yếu ở thôn Phú
Kim, Phú Nhơn, An Đức.
- Đất đỏ vang diện tích 665,55 ha chiếm 14% tập trung chủ yếu ở thôn An Đức, Phong An.
- Đất thịt diện tích 1449,58 ha chiếm 30,48% phân bố đều ở các thôn.
Do địa hình có nhiều núi, nhiều khe suối cho nên lượng nước ngầm rất phong
phú, độ chênh lệch mặt nước giếng đào đến mặt đất thường từ 4-5m theo địa hình. Tài
nguyên nước mặt thì rất hạn chế, nhưng mạch nước ngầm thì rất phong phú.

Thủy lợi là yếu tố hàng đầu đối với việc sản xuất nông nghiệp, là khâu quan
trọng cần thiết trong khâu nước tưới cho cây trồng, ở đây có 1 đập Suối Chay chỉ phục
vụ cho 3 thôn An Đức, Phong An, Phú Nhơn. Thôn Phú Kim thì dùng nước trời mưa
và nước giếng khoan.
2.2.2. Tình hình Kinh tế - Văn hóa - Xã hội
a) Nông nghiệp
Trồng trọt
Tổng giá trị sản xuất là 75.108 triệu đồng; tốc độ tăng là 9,5%; thu nhập bình
quân đầu người là 5,2 triệu đồng/ người/ năm; tổng sản lượng lương thực có hạt là
4929,6 tấn; bình quân lương thực đầu người là 341,7kg/ người/ năm.
Bảng 2.2. Diện Tích, Năng Suất, Sản Lượng Cây Trồng Chính của Xã Cát Trinh
Loại

Năm 2007

Năm 2008

cây

DT

NS

SL

DT

NS

trồng


(ha)

(tạ/ha)

(tấn)

(ha)

Lúa

1211

35,25

4269

Đậu

200

30

446

250

Năm 2009
SL


DT

NS

SL

(tạ/ha) (tấn)

(ha)

(tạ/ha) (tấn)

1252

50

4427,9

441

52

2293,2

600

200

16


320

218

35

763

11150

445

250

11125

413,5

200

8270

phộng


Nguồn: UBND xã Cát Trinh.
10


Chăn nuôi

Tổng đàn trâu có 174 con đạt 69,6% so với kế hoạch đề ra năm 2008 là tăng 6
con; tổng đàn bò là 3.525 con đạt 92,7% so vớikế hoạch đề ra năm 2008 giảm 118 con
(trong đó bò lai 1.340 con ;tỷ lệ bò lai trên tổng đàn đạt 38%).
Đàn heo có 3.840 con so với kế hoạch năm 2008 chỉ đạt 76,8% và giảm 940
con. Tổng đàn gia cầm 35.310 con so với kế hoạch năm 2008 đạt 97,7% so với cùng
kỳ tăng 6.335 con. Hiện nay, ở địa phương đã có kế hoạch đẩy mạnh chăn nuôi, công
tác tiêm phòng đã phát triển sâu rộng cấp thuốc, truyền thông hướng dẫn cho hộ chăn
nuôi tự sát trùng chuồng trại thường xuyên theo định kỳ. Bên cạnh đó củng cố và xây
dựng các cơ sở chế biến và mở rộng thị trường kết hợp tập huấn khuyến nông cho
người dân để họ nâng cao kỹ thuật chăn nuôi nhằm góp phần tích cực trong việc ổn
định và phát triển đàn gia súc, gia cầm cả về số lượng và chất lượng.
b) Công nghiệp
Ngành công nghiệp dịch vụ 9% (trong đó tiểu thủ công nghiệp chiếm 6% và
dịch vụ khác chiếm 3%) Người dân địa phương chủ yếu là dựa vào nông nghiệp là
chính; vì tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ khác chưa có điều kiện để phát triển; vốn đầu
tư cho ngành tiểu thủ công nghiệp còn hạn chế; trình độ, kinh nghiệm chưa đảm bảo
yêu cầu đặt ra trong tình hình hiện nay, để tăng thêm thu nhập người dân địa phương
ngoài sản xuất nông nghiệp người dân còn làm một số công việc khác.
c) Văn hóa - xã hội
Công tác giáo dục của xã: trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực về
nhiều mặt, phát triển cả về số lượng và chất lượng. Xã có 2 trường Mầm non, 2 trường
Tiểu học, 1 trường Trung học cơ sở và 1 trường Phổ thông trung học.
Về y tế: Xã có 1 trạm y tế được trang bị đầy đủ thiết bị để phục vụ cho nhân
dân, đã chủ động và tăng cường các biện pháp phòn chống bệnh dịch rất tốt, duy trì tốt
công tác khám chữa bệnh, tuyên truyền vận động nhân dân giữ gìn sức khỏe và thực
hiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hiện nay xã có 1 đài phát thanh, văn hóa thông tin đã có nhiều cố gắng, đã tập
trung tuyên truyền các sự kiện lịch sử của đất nước.

11



Công tác khuyến nông: được quan tâm nhiều hơn đã phối hợp các ngành chức
năng của huyện tổ chức cho bà con tham gia các lớp tập huấn để chuyển giao các tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần đáng kể vào tăng năng suất cây trồng.
2.2.3. Tổng quan về chính sách đất đai ở địa phương
a) Chính sách ruộng đất
Đất đai là tài nguyên quý và cần thiết đối với sản xuất nông nghiệp. Theo Luật
Đất Đai 2003 đất đai thuộc sở hữu Nhà Nước, Nhà Nước thực hiện quyền quyết định
mục đích sử dụng đất thông qua các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quyền quy định
về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất; quyết định giao đất, cho thuê đất, cho
phép chuyển mục đích sử dụng đất; quyền định giá đất. Cho đến nay toàn vùng có
80% hộ được đăng kí và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thực hiện giải toả
đền bù cho nhân dân khi có công trình Nhà Nước đầu tư trên địa bàn. Có chương trình
đầu tư cơ sở hạ tầng nâng cấp sửa chữa đường liên thôn, liên xã.
b) Công tác quản lý đất đai
Trong năm 2009, tiếp tục thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2008, tổ chức xét duyệt
và lập hồ sơ đề nghị UBND huyện ra quyết định giao đất ở cho 54 trường hợp đủ điều
kiện giao đất ở với tổng diện tích 11.761,6m2 và bán đấu giá QSD đất ở với tổng diện
tích 12.041,2m2. Lập hồ sơ xin chuyển đất vườn sang mục đích sử dụng đất ở cho 26
trường hợp năm 2005 với diện tích 5.936,1m2. Lập thủ tục cấp giấy CNQS đất cho 244
trường hợp, nâng tổng số đã cấp lên 1.321 trường hợp theo mẫu giấy chứng nhân mới.
Thành lập tổ công tác khảo sát thống kê diện tích đất và lập báo cáo UBND huyện xin
xử lý các trường hợp nhân dân tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng trên địa bàn với tổng
diện tích 350.811 m2.

12


CHƯƠNG 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
Luật đất đai 1993 của nước CHXHCN Việt Nam có ghi: “Đất đai là tài nguyên
quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng
đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh
tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn
bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay”.
3.1.1. Đất đai
a) Khái niệm
Đất đai là một loại tài nguyên tự nhiên, một loại tài nguyên sản xuất, bao gồm
cả lục địa và mặt nước trên bề mặt đất. Theo quan điểm kinh tế học, đất đai không chỉ
bao gồm mặt đất mà còn bao gồm tất cả mọi thứ sinh sôi trên mặt đất và trong lòng đất
không do lao động và con người làm ra, tức là bao gồm nước mặt đất và nước ngầm,
thổ dưỡng, thực vật và động vật. Với nghĩa chung nhất, đó là lớp bề mặt của trái đất,
bao gồm đồng ruộng, đồng cỏ, bãi chăn thả, cây rừng, bãi hoang, mặt nước, đầm lầy
và bãi đá. Với nghĩa hẹp, đất đai biểu hiện khối lượng và tính chất của quyền lợi hoặc
tài sản mà một người có thể chiếm đối với đất. Nó có thể bao gồm lợi ích trên mặt đất
về mặt pháp lí cũng như những quyền theo tập quán không thành văn.
Đất đai là một loại tài sản vì đất đai có đầy đủ thuộc tính của một tài sản như:
đáp ứng được nhu cầu nào đó của con người (tức là có giá trị sử dụng); con người có
khả năng chiếm hữu và sử dụng; là đối tượng trao đổi mua bán (tức là có tham gia vào
giao lưu dân sự). Đất đai còn được gọi là tài sản quốc gia vô cùng quí giá, được


chuyển tiếp qua các thế hệ và được coi là một dạng tài sản trong phương thức tích lũy
của cải vật chất của xã hội.
Đồng thời, đất đai được coi là một tài sản đặc biệt vì bản thân nó không do lao
động làm ra, mà lao động tác động vào đất đai để biến nó từ trạng thái hoang hoá trở
thành sử dụng vào đa mục đích. Đất đai cố định về vị trí, có giới hạn về không gian và

vô hạn về thời gian sử dụng. Bên cạnh đó, đất đai có khả năng sinh lợi, vì trong quá
trình sử dụng, nếu biết sử dụng và sử dụng một cách hợp lý thì giá trị của đất (đã được
khai thác sử dụng) không những không mất đi mà còn có xu hướng tăng lên.
b) Đăc trưng
Có vị trí cố định. Chúng ta không thể di chuyển đất đai theo ý muốn. Vị trí cố
định đã quy định tính chất vật lí, hoá học, sinh thái của đất đai đồng thời chi phối rất
lớn đến giá đất. các nhân tố cá biệt như nham thạch, thổ nhưỡng, thực bì của đất đai
có thể biến đổi, nhưng đất đai được hòa hợp nhân tố tự nhiên, vị trí không gian của
nó cố định, không thể di dời. Tính cố định của vị trí đất đai, yêu cầu con người sử
dụng đất tại chỗ. Vì vậy, mỗi mảnh đất có đặc điểm riêng về vị trí, tính chất đất, khả
năng sử dụng vào mục đích khác nhau, do đó chúng có giá trị riêng.
Có hạn về diện tích. Đất đai do lịch sử tự nhiên hình thành, diện tích có tính bất
biến. Hoạt động của loài người có thể cải tạo tính chất của đất, cải biến tình trạng đất
đai, nhưng không thể tăng giảm diện tích đất đai theo ý muốn của con người. Tính
hữu hạn về diện tích đất đai, yêu cầu phải tiết kiệm đất, sử dụng đất có hiệu quả.
Diện tích đất có hạn, quỹ đất đai dùng vào các mục đích khác nhau ngày càng trở
nên khan hiếm do nhu cầu ngày càng cao về đất đai của việc đô thị hoá, công nghiệp
hoá, hiện đại hoá và xây dựng nhà ở để đáp ứng với dân số ngày càng tăng. Cũng cần
phải thấy rằng diện tích đất đai có hạn không có nghĩa là mức cung về đất đai trên thị
trường là cố định, sự tăng hay giảm diện tích của mỗi loại đất nào đó trên thị trường
đất đai phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt nó được quyền định đoạt mục đích sử
dụng của Nhà nước với vai trò là đại diện chủ sở hữu về đất đai.
Tính năng lâu bền. Đất đai có tính năng có thể sử dụng vĩnh cửu. Trong điều
kiện sử dụng và bảo vệ hợp lý, độ phì nhiêu của đất nông nghiệp có thể nâng cao
không ngừng, đất nông nghiệp có thể quay vòng sử dụng. Tính lâu bền của đất đai,
đưa ra yêu cầu và khả năng khách quan sử dụng và bảo vệ hợp lý đất đai.
14


Chất lượng khác nhau. Điều kiện bản thân đất đai (địa chất, địa mạo, thổ

dưỡng, thực bì, nước) và điều kiện khí hậu tương ứng (chiếu sáng, nhiệt độ, lượng
mưa) tồn tại tính khác nhau lớn về tự nhiên. Tính khác nhau này trong đất sử dụng
cho nông nghiệp có thể làm cho sản lượng và phẩm chất nông sản khác nhau, đất
dùng cho xây dựng đô thị có thể làm cho lực chịu tải của nền đất khác nhau. Tính
khác nhau của chất lượng đất đòi hỏi phải sử dụng đất hợp lý để thu hiệu quả sử
dụng cao nhất. Như vậy, trong quá trình khai thác và sử dụng đất, nếu con người biết
cách sử dụng hợp lý thì chất lượng của đất được nâng lên không ngừng.
3.1.2. Đất nông nghiệp
a) Khái niệm
Đất nông nghiệp là đất được sử dụng chủ yếu vào sản xuất của các ngành nông
nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc sử dụng để nghiên cứu thí
nghiệm về nông nghiệp. Ngoài tên gọi đất nông nghiệp, đất sử dụng vào sản xuất nông
nghiệp còn được gọi là ruộng đất. (Ngô Đức Cát, 2000).
Theo Luật Đất Đai 2003, nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất: đất trồng
cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng
năm khác; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc
dụng; đất nuôi trồng thuỷ sản; đất làm muối; đất nông nghiệp khác theo quy định của
Chính phủ.
b) Phân loại đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp được chia thành các loại sau:
- Đất trồng cây hằng năm (thường gọi là đất canh tác) là đất trồng các cây có
thời gian sinh trưởng dưới 1 năm, bao gồm đất canh tác 1, 2, 3 vụ, đất trồng rau màu
và các cây công nghiệp ngắn ngày khác, các loại đất trồng cỏ, cói, mía, dâu tằm....
cũng thuộc loại đất này và được gọi là đất trồng cây hằng năm quy ước đất canh tác bỏ
hoang dưới 3 năm cũng được xếp vào loại đất này.
- Đất vườn tạp là phần diện tích nằm trong khuôn viên thổ cư của các hộ gia
đình, vượt quá định mức đất ở theo luật đất đai quy định. Thường dùng để trồng rau
hoa màu cây ăn quả.
- Đất trồng cây lâu năm là phần diện tích đất trồng các loại cây có thời gian sinh
trưởng trên một năm. Bao gồm: đất trồng cây công nghiệp lâu năm; cây ăn quả và các

15


×