Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

SO SÁNH LỢI ÍCH CHI PHÍ CỦA CÁC BIỆN PHÁP TƯỚI CHO CÂY TIÊU TẠI HUYỆN XUÂN LỘC TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

SO SÁNH LỢI ÍCH- CHI PHÍ CỦA CÁC BIỆN PHÁP TƯỚI
CHO CÂY TIÊU TẠI HUYỆN XUÂN LỘC
TỈNH ĐỒNG NAI

LÂM THỊ MỸ LONG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “SO SÁNH LỢI ÍCH- CHI
PHÍ CỦA CÁC BIỆN PHÁP TƯỚI CHO CÂY TIÊU TẠI HUYỆN XUÂN LỘC,
TỈNH ĐỒNG NAI” do LÂM THỊ MỸ LONG, sinh viên khóa 2006-2010, ngành
KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày .............................................

TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



Ngày

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ
Trước hết, con xin tỏ lòng biết ơn và ghi nhớ công sinh thành, dưỡng dục của
ba mẹ. Con biết ba mẹ vẫn luôn dõi theo từng bước con đi. Chúng con sẽ mãi nhớ và
khắc ghi trong tim mình hình ảnh của ba mẹ.
Em vô cùng biết ơn các anh chị đã nuôi nấng, chăm sóc, dạy dỗ em nên người.
Đặc biệt, xin dành riêng lời cám ơn to lớn đến anh Ba và chị Tư, đã hết lòng yêu
thương, quan tâm, lo lắng cho em trong suốt những năm tháng qua.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông
Lâm, TP. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu
cho chúng em trong suốt quãng thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, em xin bày tỏ

lòng biết ơn sâu sắc đến cô Phan Thị Giác Tâm, người đã hết lòng chỉ dẫn giúp đỡ em
trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn huyện Xuân Lộc và các hộ dân đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện điều tra. Đặc biệt, rất cảm ơn sự chỉ dẫn và giúp đỡ tận tình
của anh Tạ Khánh Sơn, cán bộ phòng Nông nghiệp huyện Xuân Lộc trong quá trình
thực hiện khóa luận này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, người thân, các anh chị, những
người đã giúp đỡ, quan tâm, động viên và chia sẻ cùng tôi những khó khăn, vui buồn
trong suốt quãng đời sinh viên.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Lâm Thị Mỹ Long


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÂM THỊ MỸ LONG. Tháng 07 năm 2010. “So Sánh Lợi Ích- Chi Phí Của
Các Biện Pháp Tưới Cho Cây Tiêu Tại Huyện Xuân Lộc, Tỉnh Đồng Nai”.
LAM THI MY LONG. July 2010. Cost Benefit Comparision of Measures
Watering for Pepper at Xuan Loc District, Dong Nai Provine.
Nông nghiệp là ngành sản xuất chính, đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh
tế của huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Trong đó, tiêu là một trong những loại cây
trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao. Ở đây, nước tưới chủ yếu lấy từ nguồn nước
ngầm. Tuy nhiên tình hình nắng hạn gay gắt, nguồn nước ngày càng khan hiếm như
hiện nay đã ảnh hưởng lớn đến việc bảo đảm nước tưới cho cây tiêu. Biện pháp tưới
cho cây tiêu chủ yếu là tưới bằng vòi nhựa cầm tay. Gần đây, biện pháp tưới tiết kiệm
được áp dụng và đã mang lại nhiều lợi ích nhưng diện tích áp dụng tưới tiết kiệm vẫn
còn hạn chế vì nhiều lí do như người dân chưa tin tưởng vào hiệu quả của nó, vấn đề
chi phí đầu tư cơ sở vật chất ban đầu. Đề tài tìm hiểu thực trạng, phân tích và so sánh
các lợi ích- chi phí của hai biện pháp tưới tiêu nhằm tìm ra biện pháp hiệu quả nhất ở

cả hai khía cạnh kinh tế và môi trường.
Đề tài đã thu thập dữ liệu thứ cấp và điều tra 50 hộ nông dân ở hai xã trồng
nhiều tiêu nhất huyện Xuân Lộc là Xuân Thọ và Suối Cao, gồm 21 hộ tưới tiết kiệm và
29 hộ tưới tay để mô tả, so sánh lợi ích- chi phí của hai biện pháp tưới. Đồng thời, đề
tài cũng sử dụng mô hình Logit để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận
áp dụng tưới tiết kiệm của người dân nơi đây.
Kết quả, đầu tư áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm cho cây tiêu mang lại lợi ích
ròng 33,648 triệu đồng/1000m2/năm và giảm thất thoát lượng nước là 158,7
m3/1000m2/năm so với tưới tay. Các nhân tố số lần tập huấn khuyến nông, nhận thức
về lợi ích của tưới tiết kiệm và vấn đề đầu tư là những cơ sở để tác động đến người dân
nhằm mở rộng diện tích tiêu tưới tiết kiệm ở Xuân Lộc và sau đó là các loại cây trồng
thích hợp trên cả nước.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

DANH MỤC PHỤ LỤC

x


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

3

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1. Phạm vi thời gian

3

1.3.2. Phạm vi không gian

3

1.4. Cấu trúc của đề tài

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN


5

2.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan

5

2.1.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng tưới tiết kiệm nước trên thế giới và ở
Việt Nam

5

2.1.2. Các nghiên cứu áp dụng biện pháp tưới tiết kiệm

6

2.2. Tổng quan về giá nước

8

2.3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu

9

2.3.1. Điều kiện tự nhiên

9

2.3.2. Điều kiện kinh tế


13

2.3.3. Điều kiện xã hội

14

2.4. Giới thiệu sơ lược về cây tiêu

16

2.5. Tổng quan tưới tiết kiệm nước và các biện pháp tưới ở Việt Nam

17

2.5.1. Tổng quan về tưới tiết kiệm nước

17

2.5.2. Khái niệm và ưu nhược điểm của các biện pháp tưới ở Việt Nam

18

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

23
23

3.1.1. Vai trò của nước tưới trong nông nghiệp


v

23


3.1.2. Tác động môi trường của việc tưới nước

25

3.1.3. Yêu cầu tưới tiết kiệm

26

3.1.4. Lí luận về giá nước

27

3.2. Phương pháp nghiên cứu

28

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

28

3.2.2. Phương pháp phân tích

29

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


41

4.1. Đặc điểm mẫu điều tra

41

4.2. Các biện pháp tưới tiêu đang được thực hiện trên địa bàn huyện

42

4.2.1. Nguồn nước tưới và sự khan hiếm nước trong mùa nắng

42

4.2.2. Phương pháp tưới truyền thống và tưới tiết kiệm

43

4.2.3. So sánh mức tưới giữa hai nhóm biện pháp

46

4.2.4. Đánh giá của người dân về tưới tiết kiệm

47

4.3. Phân tích lợi ích- chi phí của việc áp dụng tưới tiết kiệm cho cây tiêu

49


4.3.1. Xác định chi phí của biện pháp tưới tiết kiệm so với tưới tay

49

4.3.2. Xác định lợi ích của biện pháp tưới tiết kiệm so với tưới tay

51

4.3.3. Kết quả phân tích tài chính và phân tích lợi ích- chi phí

56

4.3.4. Đánh giá kết quả của việc áp dụng tưới tiết kiệm

58

4.4. Các nhân tố ảnh hưởng việc chấp nhận áp dụng tưới tiết kiệm của người dân 59
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

64

5.1. Kết luận

64

5.2. Kiến nghị

65


TÀI LIỆU THAM KHẢO

67

PHỤ LỤC

69

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật

ĐVT

Đơn vị tính

IWMI

Viện quản lý nước quốc tế

KTTV

Khí tượng thủy văn

MEC


Chi phí môi trường biên

MOC

Chi phí cơ hội biên

MPC

Chi phí sản xuất biên

MUC

Chi phí sử dụng biên

NPV

Hiện giá ròng

NH.NN&PTNT

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

PNN&PTNNT

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TK

Tiết kiệm


TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

VNC-IHP

Ủy ban Quốc gia về Chương trình Thủy văn Quốc tế

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Một Số Giá Nước Sinh Hoạt Tính Theo Phương Pháp MOC (năm 2010) 28
Bảng 3.2. Lợi Ích Chi Phí của Kỹ Thuật Tưới Tiết Kiệm so với Tưới Tay

31

Bảng 4.1. Thống Kê Số Hộ Điều Tra Theo Phương Pháp Tưới

41

Bảng 4.2. Đặc Điểm Kinh Tế Xã Hội của Nhóm Hộ Tưới Tiết Kiệm

42

Bảng 4.3. Đặc Điểm Kinh Tế Xã Hội của Nhóm Hộ Tưới Tay

42

Bảng 4.5. So Sánh Lượng Nước Tưới giữa Hai Nhóm Biện Pháp Tưới


46

Bảng 4.6. Tổng Hợp Chi Phí Đầu Tư Hàng Năm cho 0.1 ha Tiêu

49

Bảng 4.7. Chi Phí Đầu Tư

51

Bảng 4.8. So Sánh Chi Phí Đầu Tư cho 0,1 ha/năm của Hai Nhóm

52

Bảng 4.9. Kết Quả Ước Lượng Hàm Năng Suất

54

Bảng 4.10. Kiểm Tra Hiện Tượng Phương Sai Sai Số Thay Đổi

54

Bảng 4.11. Giá Trị Trung Bình của Các Biến Trong Mô Hình

55

Bảng 4.12. Bảng Tổng Kết Dòng Lợi Ích của Dự Án

56


Bảng 4.13. Phân Tích Tài Chính Và Phân Tích Lợi Ích- Chi Phí Của Dự Án

57

Bảng 4.14. Các Biến Đưa Vào Mô Hình và Kỳ Vọng Dấu

59

Bảng 4.15. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Logit

60

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản Đồ Huyện Xuân Lộc

9

Hình 3.1. Sự Phân Bố Nước Trên Trái Đất

23

Hình 3.2. Tổng Lượng Nước Cần Dùng của Các Ngành Trên Phạm

24

Vi Toàn Quốc


24

Hình 3.3. Phương Biểu Đồ Cột Áp Lưu Lượng

32

Hình 4.1. Nguồn Nước Sử Dụng để Tưới Tiêu

43

Hình 4.2. Tưới Tiết Kiệm

45

Hình 4.3. Tưới Tay

45

Hình 4.4. Đánh Giá của Người Dân về Lợi Ích của Tưới Tiết Kiệm

47

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Mô Hình Kết Xuất Hàm Năng Suất
Phụ lục 2. Kiểm Định Tính Hiệu Lực Của Mô Hình Hàm Năng Suất
Phụ lục 3. Mô Hình Kết Xuất Hàm Logit

Phụ lục 4. Kiểm Định T-test
Phụ lục 5. Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn Nông Hộ
Phụ lục 6. Kết quả đo nước ở một số hộ dân

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Nước chiếm 3/4 bề mặt trái đất, tuy nhiên chỉ có 1% trong số đó có thể dùng để
sử dụng cho các hoạt động của con người. Nước trong tự nhiên lại phân bố không đều
cả về không gian lẫn thời gian. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp,
ngành cần rất nhiều nước. Theo viện quốc tế về quản lý nước (2007), trong tổng số khối
lượng nước được khai thác sử dụng trên toàn thế giới hiện nay là 3.800 tỷ m3 thì việc
tưới nước trong nông nghiệp sử dụng 70% (2.700 tỷ m3). Vì vậy để tăng sản lượng nông
nghiệp một cách bền vững, tiết kiệm nước, giảm mức sử dụng nước cho mỗi đơn vị sản
phẩm cần đảm bảo sự hoạt động tốt của hệ thống thủy nông, có quy trình tưới hợp lý cho
cây trồng kết hợp với các biện pháp nông nghiệp (Nguyễn Tiến Đạt, 2007).
Từ lâu nay, nước được coi là một nguồn tài nguyên phong phú và vô tận. Vì
vậy, con người sử dụng nước có phần lãng phí làm cho nguồn tài nguyên này ngày
càng cạn kiệt. Các nhà khoa học đã xác định một trong những nguyên nhân gây ra tình
trạng hạn hán như hiện nay là do tỉ lệ thất thoát nước cao trong quá trình tưới. Bên
cạnh đó, sự gia tăng dân số và các hoạt động của con người sẽ ngày càng tác động
mạnh mẽ đến môi trường tự nhiên nói chung và môi trường nước nói riêng (Trần
Thanh Xuân, 2004). Mặt khác, khí hậu đang biến đổi theo hướng ngày càng khắc
nghiệt. Theo Nguyễn Lan Châu (2010) thì năm 2010 là năm nóng nhất trong lịch sử,
hiện tượng ít mưa, nắng nóng kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng khô hạn, thiếu nước. Điều
này ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động sản xuất của con người, đặc biệt là sản

xuất nông nghiệp. Do đó, để bảo đảm một nền nông nghiệp bền vững cần có các biện
pháp nhằm sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn nước, chủ động thích ứng với tình trạng
khan hiếm nước cũng như những biến đổi bất thường trong tương lai.


Trong nông nghiệp, nước là yếu tố quan trọng hàng đầu như ông bà ta đã có câu
“Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Nước tham gia vào hầu hết các quá trình
sinh lý quan trọng của cây như quang hợp, hô hấp, chuyển hóa các chất dinh dưỡng
nên tưới nước là khâu không thể thiếu trong quá trình chăm sóc. Mục đích cơ bản của
tưới nước là đưa đủ nước vào trong đất để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát
triển tốt nhất (Lê Sâm, 2002). Ngoài ra, tưới nước còn ảnh hưởng đến kết cấu đất, nếu
kỹ thuật tưới không phù hợp có thể gây xói mòn làm bạc màu đất. Vì vậy, việc lựa
chọn kỹ thuật tưới cũng quan trọng không kém. “Với các kỹ thuật tưới truyền thống
phổ biến trước đây thường không duy trì được độ ẩm theo yêu cầu thích hợp mà phạm
vi thay đổi độ ẩm trong đất khá lớn, cao hoặc thấp hơn so với độ ẩm thích hợp, gây bất
lợi cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng” (Lê Sâm, 2002). Theo các kết
quả nghiên cứu, các biện pháp tưới tiết kiệm nước không những đáp ứng tốt yêu cầu độ
ẩm thích hợp, mang lại hiệu quả cao trong sử dụng nước mà còn trong nhiều mặt như
tiết kiệm công lao động, phân bón, tăng năng suất cây trồng, nâng cao độ phì và cải tạo
đất. Do đó, yêu cầu phát triển công nghệ tưới tiết kiệm nước rất cần thiết, hứa hẹn mang lại
giá trị to lớn cho nền nông nghiệp nước ta.
Xuân Lộc là một huyện miền núi thuộc tỉnh Đồng Nai với nông nghiệp là ngành
sản xuất chính và cây tiêu là một trong những loại cây trồng chủ lực. Như ta đã biết, tiêu
là một loại cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao, là loại gia vị không thể
thiếu trong gia đình, công nghiệp chế biến thực phẩm và một số ngành công nghiệp
khác. Do đặc điểm cấu tạo của thân nên tiêu phản ứng rất mạnh với chế độ nước, nếu
thiếu nước cây héo rất nhanh. Vì vậy việc đảm bảo cung cấp đủ nước tưới cho cây tiêu
là vấn đề rất quan trọng. Tuy nhiên, theo bản đồ địa chất- thủy văn tỉnh Đồng Nai,
Xuân Lộc nằm trong khu vực nghèo nước ngầm và hầu hết nguồn nước mặt nghèo kiệt
vào mùa khô. Huyện đã triển khai thực hiện các buổi tập huấn, hội thảo kỹ thuật hướng

dẫn người dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong đó, việc áp
dụng biện pháp tưới tiết kiệm nước kết hợp bón phân qua đường ống cho cây tiêu đã
đạt được hiệu quả cao, không chỉ tiết kiệm nước tưới, bảo đảm tưới cho mùa khô mà
còn đạt được hiệu quả về nhiều mặt khác. Tuy nhiên, diện tích áp dụng biện pháp tưới
này trên địa bàn huyện vẫn còn hạn chế vì nhiều lí do. Trước hết là hệ thống tưới tiết
kiệm nước đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu cao so với tưới tay thông thường. Do đó, người
2


dân còn e ngại vì không am hiểu và chắc chắn về mặt hiệu quả kinh tế mà biện pháp
này mang lại.
Xuất phát từ những thực tế trên đồng thời được sự chấp nhận của khoa Kinh Tế,
trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “So sánh lợi
ích- chi phí của các biện pháp tưới nước cho cây tiêu ở huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng
Nai”. Qua đó tìm hiểu lợi ích, chi phí của từng biện pháp để tìm ra biện pháp tưới
mang lại hiệu quả cao nhất. Đồng thời xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc chấp
nhận áp dụng tưới tiết kiệm nhằm làm cơ sở để phổ biến rộng rãi cho nông dân trong
vùng cũng như các vùng khác, đặc biệt là các vùng khô hạn và bán khô hạn. Góp phần
đưa nước ta hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại và bền vững.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: So sánh lợi ích- chi phí của các biện pháp tưới nước cho cây tiêu ở
huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Mục tiêu cụ thể bao gồm:
• Tìm hiểu các biện pháp tưới cho cây tiêu đang thực hiện trên địa bàn huyện
Xuân Lộc.
• Tính toán và so sánh lợi ích chi phí của các biện pháp tưới.
• Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận áp dụng biện pháp tưới
tiết kiệm của người dân.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi thời gian
Nghiên cứu được tiến hành từ 10/3/2010 đến 10/7/2010.

1.3.2. Phạm vi không gian
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là địa bàn hai xã Xuân Thọ và Suối Cao thuộc
huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
1.4. Cấu trúc của đề tài
Đề tài gồm năm phần chính và được chia thành năm chương như sau: Chương 1
là chương mở đầu của đề tài và cũng là chương mở ra những định hướng cụ thể cho
những chương sau. Chương này giúp người đọc hiểu về sự cần thiết của đề tài, mục
tiêu nghiên cứu đồng thời giới thiệu sơ lược về cấu trúc luận văn nghiên cứu. Chương
2 giới thiệu một số nghiên cứu về tưới tiết kiệm nước ở Việt Nam và thế giới đồng thời
khái quát về các biện pháp tưới ở nước ta cũng như những ưu nhược điểm của chúng
3


từ đó thấy được tầm quan trọng của vấn đề. Đề tài còn sơ lược về vấn đề định giá nước
hiện nay, ngoài ra cũng giới thiệu về địa bàn nghiên cứu- huyện Xuân Lộc và đặc điểm
sinh lý sinh thái cây tiêu- đối tượng nghiên cứu để người đọc có thể hình dung ban đầu
về nội dung đề tài. Ở chương 3, tìm hiểu về một số lí luận liên quan đến nghiên cứu
như: tầm quan trọng của nước, tác động của tưới đối với môi trường như thế nào, tại
sao đặt ra yêu tưới tiết kiệm, cơ sở tính toán giá nước,... Đồng thời mô tả các phương
pháp, cách thức cũng như quá trình thực hiện những mục tiêu của đề tài. Chương 4 là
chương quan trọng nhất, trình bày và đánh giá kết quả nghiên cứu các mục tiêu đã đề
ra ở chương 1. Chương 5 đưa ra những kết luận và kiến nghị thông qua kết quả nghiên
cứu có được ở chương 4.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN


2.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan
2.1.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng tưới tiết kiệm nước trên thế giới và ở
Việt Nam
Kỹ thuật tưới tiết kiệm nước đã được nghiên cứu từ rất sớm và áp dụng khá phổ
biến ở các nước phát triển. Tưới tiết kiệm lần đầu tiên được sử dụng trong các nhà
kính ở Anh vào cuối 1940. Những năm 60, một quá trình phát triển ứng dụng và thay
thế các kỹ thuật truyền thống ở Mỹ và Israel. Mỹ, Israel, Úc, Ý, Áo, Tây Ban Nha,
Hungary, Đức… là những nước trên thế giới có nhiều kinh nghiệm và thành tựu trong
lĩnh vực nghiên cứu, áp dụng công nghệ kỹ thuật tưới tiết kiệm nước. Trong đó, Israel
là một trong những quốc gia nổi tiếng trên thế giới trong việc nghiên cứu, áp dụng
thành công và có nhiều đóng góp quan trọng trong việc phát triển các kỹ thuật tưới tiết
kiệm nước (Lê Sâm và ctv, 2007).
Ở Việt Nam, công nghệ tưới tiết kiệm nước được bắt đầu từ năm 1993 và chủ
yếu là thực nghiệm tại các cơ sở sản xuất. Hệ thống tưới tiết kiệm nước ở mức thấp,
đơn giản hơn là tưới trực tiếp tận gốc cây trồng (nhờ đường ống dẫn áp lực thấp vòi
nước mềm do công nhân điều khiển), đã được trường Đại học Thủy lợi thiết kế, xây
dựng áp dụng thử trên quy mô khá rộng (hơn 200 ha) vào các năm 1993 đến năm 1995
tại khu dự án khoa học công nghệ “phát triển hệ sinh thái nông nghiệp Phủ Quỳ- Nghệ
An” trên đồi núi canh tác cây ăn quả (cam, quýt) rất khó khăn về nguồn nước, đất đai
thoái hóa. Ứng dụng và phát triển kết quả trên, một số cơ sở nghiên cứu khác đã xây
dựng tiếp hệ thống tưới cho cây ăn quả, cây công nghiệp như Trung tâm nghiên cứu
cây ăn quả Phủ Quỳ- Nghệ An, một số nông trại cà phê ở Đắk Lắk, Lâm Đồng,… và
một số vườn ươm. Hiện nay, người dân đã áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước
tương đối phổ biến cho các vùng chuyên canh rau, hoa; các vườn ươm ở Hà Nội, Đà


Lạt, Hải Phòng… các vùng trồng cây công nghiệp như cà phê, chè, ở Tây Nguyên,
Lâm Đồng...; cây ăn quả như nho, thanh long ở Ninh Thuận, Bình Thuận (Lê Sâm và
ctv, 2007).
2.1.2. Các nghiên cứu áp dụng biện pháp tưới tiết kiệm

Nước có ý nghĩa rất lớn đối với nông nghiệp vì vậy việc áp dụng các kỹ thuật
tưới tiết kiệm nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nước hiện đang là vấn đề đang được quan
tâm. Nghiên cứu trên cây bông của Lê Thị Hằng (2007) kết luận: biện pháp tưới nhỏ
giọt tiết kiệm đến 4.300m3/ha cho toàn vụ (gần 2/3) lượng nước so với tưới thường
(tưới tay bằng vòi sen). Về mặt chi phí, biện pháp tưới nhỏ giọt có chi phí đầu tư cao
nhất tuy nhiên lại cho năng suất thấp nhất. Do đề tài có hạn chế là khi tiến hành thí
nghiệm đã không xác định độ ẩm đất cần thiết theo từng thời kỳ sinh trưởng để có chế
độ nước giúp cây phát triển tối ưu. Điều này làm cho năng suất thu được của nghiệm
thức áp dụng tưới nhỏ giọt không cao. Trong khi đó, việc áp dụng phương pháp tưới
này cho cây bông trên thế giới rất hiệu quả. Thực tế, nhu cầu nước của cây bông theo
từng giai đoạn là khác nhau và có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây sau này. Vì
vậy, cần nghiên cứu lượng nước thích hợp cho biện pháp tưới nhỏ giọt để có thể vừa
tiết kiệm nước mà vẫn cho năng suất cao.
Áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt cho cây bưởi có chi phí xây dựng ban đầu cao
hơn so với phương pháp tưới rãnh truyền thống (60.545.037 đồng/ha so với 7.000.000
đồng/ha). Tuy nhiên, tính toán hiệu quả tiết kiệm nước áp dụng công nghệ tưới nhỏ
giọt là lượng nước tưới giảm được 476 m3/ha/năm, tức khoảng 40% so với lượng nước
tưới áp dụng kỹ thuật tưới rãnh thông thường. Chi phí lao động tưới giảm do số giờ
bơm nước giảm và tốn ít công làm cỏ. Chi phí phân bón cũng giảm do tiết kiệm được
lượng phân bón không bị rửa trôi so với hệ thống tưới rãnh truyền thống. Các chi phí
về thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ là như nhau ở cả hai khu. Thu nhập từ khu tưới áp
dụng công nghệ tưới nhỏ giọt cũng cao hơn, do năng suất cây trồng tăng (5%) và giảm
chi phí vận hành hệ thống tưới. Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế khi áp dụng công
nghệ tưới nhỏ giọt cho cây bưởi cho thấy lợi nhuận thuần đạt 195.149.080 đồng/ha và
tỷ số lợi nhuận/chi phí là 3,4. Các chỉ tiêu kinh tế này khẳng định hiệu quả kinh tế cao
của việc áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt cho cây bưởi (Trần Chí Trung, 2009).

6



Nghiên cứu áp dụng tưới tiết kiệm cho cây thanh long Bình Thuận
(PNN&PTNNT, 2009) có kết quả như sau: cây thanh long được tưới nhỏ giọt đều sinh
trưởng phát triển tốt, không thấy có biểu hiện thiếu nước. Bên cạnh đó, còn tiết kiệm
tương đương 50% lượng nước tưới, 9 lần công lao động tưới, 4,5 lần công lao động và
từ 20 – 30% lượng phân bón, tiết kiệm gấp 3,2 lần chi phí điện năng. Về năng suất:
nếu áp dụng bằng hệ thống tưới nhỏ giọt cho năng suất cao hơn cách tưới truyền thống
khoảng 500kg/ha. Nghiên cứu đã cho thấy được hiệu quả kinh tế vượt trội của biện
pháp tưới nhỏ giọt so với tưới truyền thống. Tuy nhiên vẫn còn một vài thiếu sót, báo
cáo đã chỉ ra biện pháp tưới nhỏ giọt hạn chế cỏ dại phát triển, như vậy ta còn có thể
tiết kiệm được chi phí làm cỏ, lợi ích này chưa được tính vào. Bên cạnh đó, báo cáo
không so sánh về mặt chi phí như chi phí đầu tư, lắp đặt, bảo trì hệ thống trong khi các
chi phí này không hề nhỏ, là một trong những trở ngại lớn đối với nông dân.
Đỗ Hồng Quân (2008) cho biết việc ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước cho
cây chè đã mang lại nhiều lợi ích: 1) Chủ động được nước tưới theo đúng thời vụ và
yêu cầu của cây chè, tiết kiệm nước; 2) Khắc phục được khó khăn kỹ thuật tưới nước
cho vùng đồi, khan hiếm nước, không áp dụng được các biện pháp tưới thông thường
bằng kênh dẫn; 3) Có thể kết hợp nhiều biện pháp chăm sóc thông qua hệ thống tưới
như: phun thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ cỏ, vận chuyển và tưới phân vi sinh dạng
lỏng. Chủ động và nâng cao hiệu quả bón phân, phân bón được hoà tan, ngấm ngay
xuống đất, làm giảm khả năng thăng hoa của phân đạm, tăng khả năng hấp thụ của cho
cây trồng; 4) Tiết kiệm chi phí nhân công trong gánh nước, phun thuốc bảo vệ thực
vật, vận chuyển phân vi sinh dạng lỏng…; 5)Tăng số lứa hái, tăng số lượng và chất
lượng chè trong mỗi đợt hái khoảng 30%-50%. Thêm chè vụ đông, giá bán chè thường
cao hơn vào dịp tết, vì vậy sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế. Vốn đầu tư hệ thống tưới cho
1 ha chè khoảng 30-50 triệu đồng, với năng suất chè từ 10-12 tấn/ha/năm, giá bán bình
quân 2.500 đồng/kg, phần giá trị tăng thêm đạt 9-15 triệu đồng/ha/năm (chưa kể tiết
kiệm chi phí nhân công từ 3-5 triệu đồng/năm).
Ngoài ra, Lê Sâm (2002) còn đưa ra một số thí nghiệm ứng dụng các phương
pháp tưới hiện đại ở nước ta. Tuy nhiên, các thí nghiệm chủ yếu phân tích lượng nước
tiết kiệm được của các biện pháp tưới nhưng không phân tích các hiệu quả, lợi ích về


7


mặt kinh tế, môi trường liên quan như giảm lượng phân, thuốc trừ sâu; không gây xói
mòn, không phá vỡ kết cấu đất…
Trên đây là hàng loạt các nghiên cứu ứng dụng tưới tiết kiệm nước cho cây
trồng. Các nghiên cứu đã chứng minh được hiệu quả của các biện pháp này tuy nhiên
vẫn chưa có một so sánh cụ thể giữa các biện pháp đồng thời chưa xác định các nhân
tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận áp dụng của người dân. Do đó, đề tài được thực hiện
để giải quyết các vấn đề trên.
2.2. Tổng quan về giá nước
Ở nước ta, nước vẫn được coi là miễn phí và chưa được định giá. Do đó, việc
khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này không những không hiệu quả mà còn rất
lãng phí. Nước sinh hoạt tuy đã trả phí nhưng vẫn còn thấp, chưa bù đắp được chi phí
đầu tư, khai thác vì vậy giá trị thật sự của nước chắc chắn vẫn chưa được phản ánh.
Trên cơ sở xác định đường cung cầu, Ngô Công Đính (2008) định giá nước tối ưu cho
hệ thống thủy nông Đồng Cam (Phú Yên). Kết quả giá nước cho vụ lúa Đông Xuân là
65,56 đồng/m3 và vụ Hè Thu là 62,62 đồng/m3. Tương tự, nghiên cứu xác định giá
nước ngầm thông qua phương pháp xác định đường cung cầu nước từ đó xác định giá
nước ngầm tối ưu tại huyện Củ Chi, TPHCM là 540 đồng/m3 (Nguyễn Thị Phương
Huyền, 2009). Tuy nhiên theo ý kiến của tác giả, phương pháp định giá trên không phù
hợp với tài nguyên nước, các giá nước như vậy là quá thấp chưa thể hiện được giá trị
đúng và đủ của nó.
Phương pháp chi phí cơ hội biên (MOC) là phương pháp định giá thích hợp đối
với các nguồn tài nguyên có nguy cơ cạn kiệt như than đá, nước ngầm. Một số đề tài
đã thực hiện định giá nước sinh hoạt theo phương pháp này, giá nước ở đây đã thể hiện
được khá đầy đủ bao gồm chi phí sản xuất biên (MPC), chi phí sử dụng biên (MUC),
chi phí môi trường biên (MEC). Trong đó, chi phí môi trường thể hiện được chi phí
ngoại tác gây tụt mực nước ngầm (MEC1) và chi phí môi trường liên quan đến nước

thải sinh hoạt (MEC2). Kết quả giá nước cao hơn nhiều so với giá đang được áp dụng
hiện nay. Giá nước sinh hoạt năm 2013 tính theo MOC tại huyện Tân Thành là 11.495
đồng/m3 (Nguyễn Thị Phương Thanh, 2009), thị xã Bến Tre là 9.335 đồng (Phạm Văn
Hữu Phước, 2009), thị xã Thủ Dầu Một là 8.791,25 đồng (Trương Nguyễn Tường
Linh, 2009).
8


Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất, tùy theo từng địa phương mà
nước được lấy từ các nguồn khác nhau như nước ngầm, nước sông, nước thủy lợi. Bất
kể từ nguồn nào, nếu giá nước quá thấp, người dân sẽ không có động lực sử dụng hiệu
quả, tiết kiệm do đó sử dụng nước không có kế hoạch dẫn đến thất thoát lớn gây lãng
phí nguồn nước. Mặt khác, trái đất đang nóng dần lên, nước ngày càng khan hiếm vì
vậy cần phải có chính sách giá nước nông nghiệp hợp lý để người dân quan tâm hơn
đến việc lựa chọn cây trồng và kỹ thuật tưới để sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên
nước.
2.3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Hình 2.1. Bản Đồ Huyện Xuân Lộc

Nguồn: Phòng Nông Nghiệp huyện Xuân Lộc
Huyện Xuân Lộc nằm ở phía Đông Nam tỉnh Đồng Nai. Diện tích:
72.636,447ha, chiếm 12,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Dân số là 223.552 người
(2008), chiếm 9,6% dân số toàn tỉnh.


Phía Bắc giáp huyện Định Quán,
9





Phía Nam giáp huyện Cẩm Mỹ- tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu



Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận



Phía Tây giáp thị xã Long Khánh- tỉnh Đồng Nai

Huyện gồm 1 thị trấn và 14 xã:


Thị trấn: Gia Ray



Các xã: Xuân Trường, Xuân Hòa, Xuân Hưng, Xuân Tâm, Xuân Thành, Xuân
Thọ, Xuân Hiệp, Xuân Phú, Xuân Định, Xuân Bắc, Suối Cát, Lang Minh, Bảo
Hòa, Suối Cao.

Trong đó, xã Xuân Thọ có diện tích 3779,093 ha, chiếm 5,2% diện tích toàn huyện và
xã Suối Cao có diện tích 5410,7271 ha, chiếm 7,44% diện tích toàn huyện.
Huyện có quốc lộ 1A và đường sắt chạy qua, trung tâm huyện đóng tại ngã ba ông
Đồn, là đầu mối của các tuyến giao thông quan trọng trong khu vực, tạo cho Xuân Lộc
có lợi thế về phát triển kinh tế hướng ngoại với các thế mạnh về nông nghiệp, dịch vụ,
công nghiệp. Đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp tỉnh Đồng Nai và

mở rộng mối giao lưu giữa Đồng Nai với các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và tỉnh Bà
Rịa Vũng Tàu.
b) Địa hình
Có hai dạng chính là: địa hình núi và đồi thoải lượn sóng
Địa hình núi: Phân bố rải rác thành các ngọn núi độc lập có độ dốc lớn, chiếm khoảng
6-7% tổng diện tích toàn huyện. Trong đó nổi tiếng nhất là núi Chứa Chan với độ cao
844m, tuy không thích hợp với sản xuất nông nghiệp nhưng lại chứa đựng tiềm năng
về phát triển du lịch. Ngoài núi Chứa Chan còn có các núi nhỏ khác như: núi Mây Tào,
núi Sa Bi, núi Bà Sót, núi Hok, Hòa Hưng.
Địa hình đồi thoải lượn sóng: là dạng địa hình chính, hiện chiếm 85% diện tích toàn
huyện. Độ dốc phổ biến từ 3-8o, khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với các loại
hình cây lâu năm. Tuy nhiên trên các khu vực có độ dốc trên 3o cần chú trọng biện
pháp xây dựng đồng ruộng để hạn chế tình trạng xói mòn đất trong mùa mưa.
c) Khí hậu
Huyện Xuân Lộc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, với những đặc
trưng chính như sau:

10


Năng lượng bức xạ dồi dào (trung bình 154-158kcal/cm2/năm). Nắng nhiều (trung
bình từ 5,7- 6h/ ngày), nhiệt độ cao và cao đều quanh năm (trung bình 25,4oC). Hầu
như không có những thiên tai như: bão, lụt rất thuận lợi cho phát triển kinh tế.
Lượng mưa lớn (trung bình từ 1956-2139mm/năm), có xu thế giảm dần theo hướng từ
đông bắc xuống tây nam. Mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 5, kết thúc vào cuối
tháng 11. Hạn chế rõ nét nhất trong chế độ mưa ở đây là thường có những đợt hạn
ngắn vào đầu vụ hè thu, mưa nhiều và to vào tháng 7-9, kết hợp độ ẩm không khí cao.
Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 12-4, do bị mất cân đối nghiêm trọng trong cán cân
ẩm vào mùa này nên để tiến hành sản xuất phải cung cấp nước tưới thì sản xuất mới
đạt hiệu quả cao.

d) Tài nguyên nước, chế độ thủy văn và thủy lợi
Nước mặt: Phần lớn sông suối trong địa phận Xuân Lộc thường ngắn và dốc nên khả
năng giữ nước rất kém, nghèo kiệt vào mùa khô. Trong phạm vi huyện có ba hệ thống
sông chính: sông La Ngà, sông Ray, sông Dinh.
Sông La Ngà: Bắt nguồn từ vùng núi cao thuộc hai tỉnh Bình Thuận và Lâm Đồng.
Diện tích lưu vực 4.100 km2, mô đun dòng chảy khá (38,4 l/s/km2), lưu lượng trung
bình 113 m3/s, lưu lượng kiệt: 3.5-4m/s. Chiều dài sông chính là 290km, đoạn chảy
qua huyện dài 18 km với diện tích lưu vực khoảng 262 km2. Các suối nhánh của sông
La Ngà trên địa phận huyện Xuân Lộc gồm: suối Gia Huỳnh, suối Cao, suối Rết, suối
Gia Ray. Các suối có nước quanh năm là suối Gia Huỳnh, suối Rết.
Sông Ray: bắt nguồn từ khu vực phía nam và tây nam núi Chứa Chan. Diện tích lưu
vực trong phạm vi huyện Xuân Lộc khoảng 458,94 km2 với các nhánh suối chính như:
suối Mon Coum, suối Cát, suối Sáp, suối Sách...
Chiều dài sông chính: 60 km, đoạn qua huyện dài 15-20 km, lưu lượng trung bình 10,6
m3/s. Ngoại trừ dòng chính có nước quanh năm, đại bộ phận các nhánh suối đều cạn
kiệt vào cuối mùa khô.
Các nhánh suối thuộc hệ thống sông Dinh: Các nhánh suối này bắt nguốn từ khu vực
đông nam núi Chứa Chan. Diện tích lưu vực 200 km2, bao gồm các suối chính như:
suối Gia Ui, suối Da Công Hoi, Da Krie. Môđun dòng chảy tương đối khá (khoảng
32,6 l/s/km3) nhưng do lưu vực hẹp, thảm phủ kém, mùa khô kéo dài nên các suối này
đều bị kiệt vào cuối mùa khô.
11


Nước ngầm: Theo bản đồ địa chất- thủy văn tỉnh Đồng Nai tỉ lệ 1/100.000, huyện
Xuân Lộc nằm trong khu vực nghèo nước ngầm. Trên đất đỏ vàng phong hóa từ đá
bazan, nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu từ 80-120 m, lưu lượng trung bình từ 0,512 l/s, chất lượng tốt. Hiện nay, nước ngầm được khai thác cho sinh hoạt và tưới cho
cây trồng.
Thủy lợi: Thủy lợi có vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội nói
chung và nông nghiệp nói riêng. Trên địa bàn huyện đã xây dựng được các hồ chứa

nước như:
Hồ Gia Ui, trữ lượng 10,8 triệu km3, tổng chiều dài kênh mương 8,64 km, năng lực
tưới thực tế 1.504 ha, ngoài ra còn cung cấp nước phục vụ sinh hoạt với công suất
5.000 m3/ngày đêm.
Hồ Núi Le: trữ lượng nước 4 triệu m3, hiện tưới cho 309 ha cây lâu năm và phục vụ
nước sinh hoạt cho các xã Xuân Hiệp, thị trấn Gia Ray, Suối Cát với công suất 3.000
m3/ngày đêm.
Đập Gia Liêu: hiện tưới cho 300 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó có 3,55 km
kênh được kiên cố hóa tuy nhiên suối Gia Liêu chỉ có nước vào nùa mưa từ tháng 6
đến tháng 1 năm sau vì vậy cần tích trữ nước đầu nguồn.
Đập suối Nước Trong: năng lực tưới thực tế 1.021 ha, trong đó tưới tự chảy 303 ha,
tưới tạo nguồn 477 ha, ảnh hưởng mạch nước ngầm 241 ha, tổng chiều dài kênh
mương 18,9 km.
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có các công trình thủy lợi như: đập Lang Minh tưới
cho 197 ha, đập Suối Khỉ Xuân Thành tưới cho 60 ha, đập Sóc Ba Buôn (Xuân Hòa)
40 ha, cung cấp nước cho 25 hộ, đập Suối Học tưới 20 ha...
Nhìn chung, các công trình này đã phát huy tác dụng tốt nhưng so với yêu cầu phát
triển kinh tế xã hội nói chung và nông nghiệp nói riêng thì còn rất nhỏ bé. Nguyên
nhân là do tốc độ xây dựng các công trình thủy lợi còn chậm nên đã hạn chế đáng kể
khả năng khai thác đất đai và lao động trong phát triển kinh tế xã hội của huyện.
e) Đất đai
Phân loại đất: toàn huyện có 6 nhóm đất chính bao gồm 15 loại đất: đất xám
vàng, đất đá bọt núi lửa, đất đỏ vàng, đất tầng mỏng, đất nâu thẫm, đất xám nâu. Trong
đó, xã Xuân Thọ và Suối Cao thuộc đất xám vàng, đất này có thành phần cơ giới nhẹ,
12


độ phì thấp, khả năng giữ nước kém. Một phần xã Xuân Thọ là đất tầng mỏng và đất
nâu thẫm.
f) Tài nguyên khoáng sản

Đá xây dựng: bao gồm mỏ đá granit ở khu vực núi Le, trữ lượng 12 triệu tấn,
chất lượng tốt có thể khai thác làm đá ốp lát. Mỏ đá ở Xuân Phú có trữ lượng lớn và
các mỏ đá mác ma nằm rải rác trên các ngọn đồi trong huyện cũng có thể khai thác
làm vật liệu xây dựng, ngoài khả năng đáp ứng yêu cầu vật liệu của huyện còn có thể
phục vụ cho nhu cầu trong tỉnh và xuất khẩu (đá ốp lát).
Đất sét: Xuân Hưng có mỏ đất sét với trữ lượng khoảng vài trăm triệu tấn, chất lượng
tốt, có thể khai thác làm gạch ngói.
Đá kết von: có nhiều ở xã Xuân Hiệp và Xuân Thọ với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn, có
thể khai thác làm nguyên liệu cho gạch không nung và vật liệu rải đường.
Các loại khoáng sản khác cũng đã được phát hiện như chì, kẽm, moliđen, thiếc,
mangan nhưng với trữ lượng nhỏ và phân tán, ít có giá trị trong khai thác.
g) Tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê 2005, hiện nay toàn huyện có 7.806 ha đất có rừng, bao
gồm: Rừng sản xuất: 6.994 ha, trong đó rừng tự nhiên sản xuất 43 ha, rừng trồng sản
xuất 6.899 ha, đất trồng rừng sản xuất 2 ha, nhìn chung trữ lượng gỗ còn thấp.
Rừng phòng hộ: 862 ha là đất rừng phòng hộ của thủy điện Trị An, phân bố chủ yếu:
Xuân Trường, Xuân Hưng, Xuân Hiệp, Xuân Thọ.
h) Thực trạng về môi trường
Do thảm thực vật trên địa bàn huyện chủ yếu là cây lâu năm, độ che phủ đạt
39%. Mặt khác, các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện chưa gây mức độ ô
nhiễm môi trường cao, vì vậy môi trường sống của huyện được bảo vệ khá tốt. Tuy
nhiên, tình hình một số khu công nghiệp đã và đang được xây dựng nhưng thiếu hệ
thống xử lý chất thải, tình trạng kém vệ sinh ở một số khu dân cư và rác thải của người
dân cũng có thể gây tình trạng ô nhiễm môi trường.
2.3.2. Điều kiện kinh tế
a) Thực trạng phát triển kinh tế
Kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao nên GDP bình quân đầu người tăng khá
nhanh, từ 267 USD/người năm 2000 (quy theo tỷ giá so sánh năm 1994 là 11.000
13



đồng/1USD) lên 495,8 USD/người năm 2005 và 622,5 USD/người (9,77 triệu
đồng/người) năm 2007 và khoảng 700 USD/người năm 2008 (11,9884 triệu đồng).
Nhờ thu nhập của người dân nói chung và nông dân nói riêng tăng nhanh nên đã góp
phần nâng cao nguồn lực vào phát triển sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế hiện tại
của huyện là Nông nghiệp- Dịch vụ- Công nghiệp.
b) Nông lâm nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất chính, hiện đóng góp 44,5% GDP, thu hút 66%
lao động toàn huyện và giá trị sản xuất tạo ra năm 2008 ước đạt 1.393,5 tỷ đồng.
Trồng trọt: với lợi thế về điều kiện tự nhiên nên ngành trồng trọt phát triển với thế
mạnh là cây lâu năm và cây ăn quả. Bên cạnh đó, các cây hàng năm như lúa, bắp, đậu
cũng có mức tăng trưởng cao cả về quy mô, diện tích lẫn sản lượng trong những năm
gần đây. Diện tích trồng tiêu toàn huyện là 1.205 ha (2008), trong đó diện tích thu
hoạch 2008 là 973 ha, năng suất đạt 22,6 tạ/ha, tăng 1,6 tạ/ha so với 2007, với tổng sản
lượng là 2.199 tấn.
Chăn nuôi: chăn nuôi phát triển khá nhanh, hiện chiếm tỷ trọng 34,2 % trong cơ cấu
ngành nông nghiệp huyện, giá trị sản xuất đạt 475,9 tỷ đồng (2008), với các con chính
là trâu, bò, heo, gia cầm. Tổng đàn gia súc là 186.962 con, gia cầm 16.762 ngàn con.
c) Công nghiệp, thương mại và dịch vụ
Công nghiệp có mức tăng trưởng nhanh trong những năm qua (giai đoạn 20072008 tăng bình quân 32,62%) và chiếm tỷ trọng 19,81% trong cơ cấu ngành kinh tế.
Hiện toàn huyện có 1.113 cơ sở công nghiệp tạo ra giá trị sản xuất 474,4 tỷ đồng (giá
thực tế). Các sản phẩm chủ yếu là gạch, quần áo may sẵn, hạt điều...
Thương mại, dịch vụ có điều kiện thuận lợi phát triển. Giai đoạn 2007-2008, tốc
độ tăng trưởng đạt 27,99%, chiếm tỷ trọng 23,84% trong cơ cấu kinh tế huyện.
Về du lịch, đã quy hoạch và đang mời gọi các nhà đầu tư vào các điểm du lịch
như công viên văn hóa Núi Le, chùa Gia Lào, Thác Trời.
2.3.3. Điều kiện xã hội
a) Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Xuân Lộc là một trong những huyện tiếp nhận nhiều dân di cư ngoài tỉnh. Năm
2008 toàn tỉnh có 223.552 người. 60% dân số lao động làm việc trong các ngành kinh

tế. Trong đó, lao động trong các ngành nông- lâm- ngư nghiệp chiếm 66%, công
14


nghiệp- xây dựng chiếm 9%, thương mại- dịch vụ chiếm 25%. Lực lượng lao động cần
cù, chịu khó có ý thức tích lũy cho phát triển kinh tế gia đình nhưng mặt bằng dân trí
còn thấp, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất còn hạn chế.
Cùng với việc đẩy mạnh cơ giới hóa và mở rộng diện tích đất nông nghiệp đã
có những tiến bộ lớn về giải quyết công ăn việc làm. Số hộ nghèo giảm từ 8% (chỉ tiêu
cũ) năm 2005 còn 2,1% năm 2008. Bình quân thu nhập đầu người tăng từng bước
nhưng tỷ lệ giàu, khá còn thấp (dưới 30%), hộ trung bình trên 60-65%. Thu nhập bình
quân 6,9 triệu đồng/người/năm.
b) Giao thông
Đường bộ: tổng chiều dài là 1.285,6 km, trong đó chiều dài đường quốc lộ là 46,2 km.
Đường sắt: Đoạn chạy qua huyện dài 35,8 km với ba nhà ga: Trảng Táo, Gia Ray, Bảo
Chánh.
c) Mạng lưới điện
Hiện nay, nạng lưới điện quốc gia đã xuống tới tất cả các xã, trong đó các xã
ven quốc lộ có trên 87% số hộ đã dùng điện, xã vùng sâu tỷ lệ hộ có điện còn thấp do
dân cư phân tán.
d) Giáo dục và y tế
Hệ thống các cấp học, ngành học phát triển đều khắp các cơ sở của huyện đến
các vùng sâu, vùng xa. Cơ sở vật chất ngành giáo dục tiếp tục được xây dựng theo
hướng kiên cố hóa. Hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân được triển khai
rộng khắp và có nhiều tiến bộ. Cơ sở vật chất của bệnh viện huyện, phòng khám đa
khoa khu vực và một số trạm y tế xã, thị trấn được nâng cấp mở rộng. Mạng lưới cán
bộ y tế được bổ sung có 100% trạm y tế có bác sĩ và nữ hộ sinh trung cấp, 100% khu
ấp có cộng tác viên y tế đã qua đào tạo, cùng với mạng lưới y tế tư nhân góp phần
chăm sóc tốt hơn sức khỏe của nhân dân trong huyện.
f) Văn hóa thông tin, thể dục thể thao

Lĩnh vực văn hóa thông tin, thể dục thể thao có nhiều đóng góp tích cực trong
việc giáo dục động viên toàn dân tham gia vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội.
Công tác tuyên truyền phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà
nước được chú trọng. Mạng lưới truyền thanh được xây dựng ở 15 xã, thị trấn; hệ
thống thư viện, trung tâm văn hóa từng bước được xây dựng.
15


×