Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÂN Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN
HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY
CÔNG NGHIỆP TÂN Á

LƯƠNG TRẦN NGỌC LỄ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2010


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “ Thực trạng và một số ý
kiến nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing tại Công Ty Công Nghiệp Tân Á” do
Lương Trần Ngọc Lễ, sinh viên khoá 32, ngành Quản Trị Kinh Doanh thực hiện, đã
bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ______________.

NGUYỄN VIẾT SẢN
Giáo viên hướng dẫn

___________________________
Ngày
tháng
năm


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

___________________________
Ngày
tháng
năm

____________________________
Ngày
tháng
năm


LỜI CẢM TẠ
Thật sự để có được thành quả như ngày hôm nay, tôi đã nhận được rất nhiều
yêu thương, quan tâm và giúp đỡ của nhiều người.
Lời đầu tiên, xin được thành kính, biết ơn BA, MÁ cùng những người thân yêu
trong gia đình đã luôn hậu thuẫn, dành cho con những điều kiện tốt nhất để chuyên
tâm học tập. Xin dành tặng kết quả của bài luận văn này cách riêng cho gia đình, như
một nụ hôn lên những vất vả, khó khăn, những dõi theo và cầu chúc cho con tháng
ngày.
Thứ đến, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy Cô Trường ĐH
Nông Lâm TPHCM, quý thầy cô là giảng viên Khoa Kinh Tế, đặc biệt là thầy
NGUYỄN VIẾT SẢN- người đã trực tiếp hướng dẫn, góp ý, sửa sai và định hướng
đúng đắn cho việc hoàn thành đề tài này.
Xin được gửi lời tri ân đến anh NGUYỄN HỒNG NGUYÊN, Phòng Hành
Chính Nhân Sự Công Ty Công Nghiệp Tân Á đã cho tôi cơ hội được thực tập tại công
ty. Đặc biệt, cảm ơn ông MEECHAI NAMNANTHASITH, trợ lý Marketing- người

trực tiếp hướng dẫn, chỉ dạy tôi trong 2 tháng thực tập vừa qua; cùng cảm ơn các anh
chị phòng Sale- Maketing đã hết lòng giúp đỡ tôi suốt thời gian thực tập thực tập.
Cuối cùng, cảm ơn những người bạn, người thân luôn động viên, giúp đỡ tôi
trong học tập và trong cuộc sống.
Xin gởi đến tất cả mọi người những lời cảm ơn chân thành nhất và lời chúc tốt
đẹp nhất tận đáy lòng.
Xin cảm ơn và xin cảm ơn!

Sinh viên
LƯƠNG TRẦN NGỌC LỄ


NỘI DUNG TÓM TẮT
LƯƠNG TRẦN NGỌC LỄ. Tháng 06 năm 2010 “ Thực Trạng và Một Số Ý
Kiến Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty Công Nghiệp Tân
Á”.
LƯƠNG TRẦN NGỌC LỄ. June 2010. “ The Status of Marketing Campain
And Some Ideas to Improve Marketing Strategy at New Asia Indústry
Company”.
Khóa luận được thể hiện dưới hình thức tìm hiểu và phân tích hoạt động
Marketing cho một loại hàng hóa công nghiệp- bao bì Carton. Trong quá trình tìm hiểu
và phân tích, đề tài nêu lên những thời cơ, thách thức từ môi trường vĩ mô, sức ép của
các đối thủ cạnh tranh, đặc điểm của ngành, những khó khăn và thuận lợi từ phía công
ty. Thêm vào đó, đề tài còn cung cấp thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh trong
vòng 3 năm trở lại đây và các yếu tố gây ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh.
Với mục tiêu nghiên cứu chiến lược Marketing 4P, tác giả đề xuất một số ý kiến nhằm
hoàn thiện công tác Maketing của công ty dưới khía cạnh một sinh viên thực tập.


MỤC LỤC

Trang
Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình

ix

Danh mục phụ lục

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1

Đặt vấn đề

1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu


2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1. Địa bàn đối tượng nghiên cứu

3

1.3.2. Thời gian nghiên cứu

3

Cấu trúc của luận văn

3

1.4.

CHƯƠNG 2.TỔNG QUAN

4

2.1.

Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan


4

2.2.

Tổng quan về công ty

4

2.2.1. Sự hình thành và phát triển của công ty

7

2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban trong công ty

8

2.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty

12

2.2.4. Phương hướng phát triển của công ty

13

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.

3.2.


14

Cơ sở lý luận

14

3.1.1. Sự ra đời và phát triển của Marketing

14

3.1.2. Khái niệm Marketing

15

3.1.3. Vai trò Marketing

15

3.1.4. Mục tiêu và chức năng của Marketing

15

3.1.5. Marketing mix

16

3.1.6. Nội dung chiến lược Marketing mix

16


3.1.7. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing

22

3.1.8. Các công cụ hoạch định

26

Phương pháp nghiên cứu

27
v


3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

27

3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

27

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

28

4.1.

Đặc điểm của thị trường bao bì Carton


28

4.2.

Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing của công ty

32

4.3.

4.4.

4.5.

4.2.1. Môi trường bên ngoài

32

4.2.2. Môi trường bên trong

40

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuả Công Ty

43

4.3.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm

43


4.3.2 Thị trường nội địa

46

4.3.3. Thị trường xuất khẩu

49

Đánh giá thực trạng hoạt động Marketing của công ty

50

4.4.1. Tình hình hoạt động Marketing

50

4.4.2. Chiến lược sản phẩm

52

4.4.3. Chiến lược giá

56

4.4.4. Chiến lược phân phối

58

4.4.5. Chiến lược xúc tiến


60

Một số ý kiến nhằm hoàn thiện chiến lược Marketing của Công Ty 63
4.5.1. Xác định vị trí chiến lược và đánh giá hoạt động của Công Ty 63
4.5.2. Ma trận SWOT của công ty Công Nghiệp Tân Á

67

4.5.3. Nhóm ý kiến 4P trong Marketing

68

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

72

5.1.

Kết luận

72

5.2.

Khuyến nghị

73

5.2.1 Đối với công ty


73

5.2.2. Đối với nhà nước

74

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AFTA

Asia Free TradeAgreement

ASEAN

Asia South Easth Agreement

BHYT

Bảo Hiểm Y Tế

BHXH

Bảo Hiểm Xã Hội

BHTN

Bảo Hiểm Tai Nạn


CNTP

Công Nghiệp Thực Phẩm

CNTS

Chi Nhánh Thủy Sản

CP

Cổ Phần

DN

Doanh nghiệp

EFE

External Factor Evaluating

HC- NS

Hành Chính- Nhân Sự

IFE

Internal Factor Evaluating

ISO


International Standard Organization

KCN

Khu Công Nghiệp

KCX

Khu Chế Xuất

PR

Public Relation

SCG

Siam Cement Group

Thuế TNCN.

Thuế Thu Nhập Cá Nhân

TNHH

Trách Nhiệm Hữu Hạn

TP. HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh


VN

Việt Nam

WTO

World Trade Organization Nation

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Một Số Máy Móc ở Công Ty Tân Á

12

Bảng 3.1. Sự Khác Nhau Cơ Bản giữa Marketing Truyền Thống và Hiện Đại

14

Bảng 4.1. Tình Hình Tiêu Dùng Giấy Carton ở Việt Nam 2008- 2009

31

Bảng 4.2. Thị Phần Các Công Ty Bao Bì trên Thị Trường

37

Bảng 4.3. Ma Trận Hình Ảnh Cạnh Tranh


37

Bảng 4.4. Những Khách Hàng Lớn của Công Ty theo Doanh Thu 2008- 2009

38

Bảng 4.5. Ma Trận Đánh Giá Các Yếu Tố Bên Ngoài EFE

40

Bảng 4.6. Cơ Cấu Lao Động Theo Thâm Niên

41

Bảng 4.7. Cơ Cấu Lao Động Theo Độ Tuổi

41

Bảng 4.8. Ma Trận Đánh Giá Các Yếu Tố Bên Trong IFE

43

Bảng 4.9. Tình Hình Sản Xuất Kinh Doanh của Công Ty 2000- 2009

44

Bảng 4.10. Doanh Thu và Khối Lượng Sản Xuất của Công Ty 2007- 2009

45


Bảng 4.11. Sản Lượng và Doanh Thu Nội Địa của Công Ty 2008- 2009

46

Bảng 4.12. Doanh Thu Thị Trường Nội Địa Theo Ngành

48

Bảng 4.13. Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm trên Các Thị Trường Năm 2009

49

Bảng 4.14. Chi Phí Hoạt Động Marketing 2008- 2009

50

Bảng 4.15. Vấn Đề Khách Hàng Quan Tâm Khi Đặt Mua Bao Bì Carton

51

Bảng 4.16. Các Kênh Thông Tin Khách Hàng Biết Đến Sản Phẩm và Công Ty

52

Bảng 4.17. Đánh Giá của Khách Hàng về Chất Lượng Sản Phẩm Bao Bì Tân Á

55

Bảng 4.18. Đánh Giá của Khách Hàng về Giá Cả Sản Phẩm Bao Bì Tân Á


57

Bảng 4.19. Hệ Thống Phân Phối, Mạng Lưới Khách Hàng Công Ty Tân Á

59

Bảng 4.20. Đánh Giá về Cách Bán Hàng của Nhân Viên Công Ty Tân Á

61

Bảng 4.21. Các Yếu Tố Trong Ma Trận SPACE

63

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Các Lĩnh Vực Kinh Doanh của SCG

5

Hình 2.2. Bản Đồ Hai Thành Viên SCG tại Việt Nam

6

Hình 2.3. Công Ty Công Nghiệp Tân Á


6

Hình 2.4. Sơ Đồ Tổ Chức của Công Ty Công Nghiệp Tân Á

8

Hình 2.5. Quy Trình Sản Xuất Bao Bì Carton

10

Hình 3.1. Các Chiến Lược Định Giá Sản Phẩm Do Mô Phỏng

19

Hình 3.2. Các Nhân Tố Quyết Định Giá Bán của Doanh Nghiệp

19

Hình 3.3. Các Loại Kênh Phân Phối

20

Hình 3.4. Biểu Đồ Hiệu Quả Các Công Cụ Xúc Tiến

22

Hình 3.5. Chiến Lược Đẩy, Chiến Lược Kéo Trong Hoạt Động Xúc Tiến

22


Hình 3.6. Sơ Đồ 5 Áp Lực Cạnh Tranh

23

Hình 4.1. Tổng Quan Thị Trường Bao Bì Carton ở Việt Nam 2009

30

Hình 4.2. Nhu Cầu Bao Bì Carton ở Việt Nam Theo Khu Vực

30

Hình 4.3. GDP, Tăng Trưởng và Lạm Phát ở Việt Nam

34

Hình 4.4. Thị Phần Các Công Ty Bao Bì Carton Trên Thị Trường

37

Hình 4.5. Những Khách Hàng Lớn Của Công Ty Theo Doanh Thu 2008- 2009

39

Hình 4.6. Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động Theo Thâm Niên

41

Hình 4.7. Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động Theo Độ Tuổi


41

Hình 4.8. Tình Hình Sản Xuất Kinh Doanh của Công Ty 2000- 2009

44

Hình 4.9. Biểu Đồ Doanh Thu và Sản Lượng Sản Xuất 2007- 2009

45

Hình 4.10 Sản Lượng Cung Cấp Cho Thị Trường Nội Địa 2008- 2009

47

Hình 4.11. Biểu Đồ Doanh Thu Từ Thị Trường Nội Địa Theo Các Nhóm Ngành 48
Hình 4.12. Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm trên Các Thị Trường

50

Hình 4.13. Các Kênh Thông Tin Khách Hàng Nhận Biết Sản Phẩm và Công Ty

52

Hình 4.14. Biểu đồ Đánh Giá của Khách Hàng về Chất Lượng Sản Phẩm

55

Hình 4.15. Biểu đồ Đánh Giá của Khách Hàng về Giá Cả Sản Phẩm của Tân Á

57


Hình 4.16. Quá Trình Phân Phối Vật Lý Marketing Cho Sản Phẩm Tân Á

58

Hình 4.17. Hệ Thống Phân Phối- Mạng Lưới Khách Hàng Công Ty Tân Á

60

ix


Hình 4.18. Đánh Giá về Cách Bán Hàng của Nhân Viên Tân Á

61

Hình 4.19. Ma Trận Hình Ảnh Cạnh Tranh của Công Ty Công Nghiệp Tân Á

64

Hình 4.20. Ma Trận SWOT Cho Công Ty Công Nghiệp Tân Á

65

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Sơ Đồ Tổ Chức Phòng Sale- Marketing
Phụ lục 2. Sơ Đồ Hệ Thống Máy Móc Tại Xưởng

Phụ lục 3. Bảng Câu Hỏi Khảo Sát Ý Kiến Khách Hàng
Phụ lục 4. Danh Sách 54 Khách Hàng Được Điều Tra, Phỏng Vấn
Phụ lục 5. Danh Sách Các Chuyên Viên Và Nhân Viên Tham Gia Thảo Luận Nhóm

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề
Trong tình hình kinh tế hiện nay, bất kỳ doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh

doanh trên bất kể lĩnh vực nào cũng nhận thấy “ thương trường là chiến trường”, cạnh
tranh để tồn tại và tồn tại để tiếp tục cạnh tranh. Trong cái vòng quay luân phiên của
sự tồn tại ấy, doanh nghiệp nào biết chủ động tìm kiếm thị trường, tìm hiểu khách
hàng, nắm bắt nhu cầu, giá cả thị trường cũng như tìm được nguồn phân phối, phương
thức khuyến mãi, chiêu thị, cổ động hiệu quả sẽ thành công và thành công vững chắc
trên thương trường này. Giải pháp mà các doanh nghiệp hay thực hiện để cạnh tranh
và tồn tại đó là công cụ tiếp thị mang tính chiến lược: Marketing Mix. Nhờ có công cụ
này, nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam không những chiếm giữ được vị thế cạnh tranh
mà còn tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững ngành nghề đang sản xuất kinh doanh.
Đối với ngành sản xuất bao bì bằng giấy carton cũng vậy: đây là một ngành hàng đặc
biệt, kinh doanh sản phẩm đặc biệt chịu sự tác động và chi phối của quy luật cung cầu,
giá cả,…cũng như những rủi ro mà nền kinh tế gặp phải. Tuy vậy, ngành công nghiệp
sản xuất bao bì Carton đang có nhiều triển vọng phát triển, thu hút sự quan tâm chú ý
của nhiều ngành, nhiều người.
Thật vậy, bao bì Carton đang giữ một vai trò tuyệt đối trong ngành hàng thực

phẩm, nước giải khát, thuỷ hải sản đóng hộp,…. Với nhiều tính năng ưu việt trong vận
chuyển, bảo quản, trưng bày, bao bì Carton là phương pháp đóng gói hữu ích cho
ngành hàng điện tử, gia dụng và thời trang. Hơn nữa, đặc thù của ngành là tận dụng
đến 70% sợi gỗ để tái chế sản xuất các loại thùng carton, mang lại tính kinh tế cao và
thân thiện với môi trường.


Theo hiệp hội bao bì Việt Nam ( VINPAS), ở Việt Nam, hiện có trên 200 doanh
nghiệp lớn, vừa và nhỏ sản xuất kinh doanh bao bì carton, đại đa số là các doanh
nghiệp tư nhân hay công ty nước ngoài. Công Ty Công Nghiệp Tân Á ( New Asia
Industty company)- một thành viên của tập đoàn SCG ( Siam Cement Group) Thái
Lan, sở hữu nguồn tài chính vững mạnh và kinh nghiệm trong công tác quản lý. Hiện
nay công ty đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức lớn như: các công ty Bao Bì
gia nhập ngành ngày càng nhiều, giá cả nguyên kiệu ngày càng tăng, biến động tỷ giá,
những chính sách hạn chế xuất khẩu sản phẩm nguyên liệu giấy nhằm bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên của đất nước nhà cung cấp nguyên liệu,…đặc biệt hơn là việc tái
thiết lập lại cơ cấu tổ chức mới sau khi được mua lại từ tập đoàn Thái Congtainer hồi
cuối năm 2009 vừa rồi.
Xuất phát từ thực tế trên và được sự cho phép của Khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm cùng Ban Lãnh Đạo Công Ty Công Nghiệp Tân Á, tôi quyết định thực
hiện đề tài: “ Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện chiến lược Marketing tại
Công Ty Công Nghiệp Tân Á” . Đề tài nhằm nghiên cứu hoạt động Marketing của
công ty trong bối cảnh thị trường, tổ chức đang có nhiều thay đổi với mong muốn giúp
cho công ty nhận thức rõ hơn về tác dụng của hoạt động Marketing công ty đang thực
hiện, đề ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác Marketing tại công ty. Đồng thời,
từ kết quả nghiên cứu, các doanh nghiệp Việt Nam cũng như những người quan tâm có
thể một cái nhìn cụ thể cho định hướng chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh,
chiến lược Marketing trong thời buổi hội nhập hiện nay.
1.2.


Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: Tìm hiểu thực trạng hoạt động Marketing của Công Ty Công Nghiệp
Tân Á. Trên cơ sở đó, đề xuất ý kiến để hoàn thiện công tác Marketing của Công Ty.
Mục tiêu cụ thể:
) Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty.
) Xác định, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing của Công
Ty
) Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, yếu tố bên trong, bên ngoài ảnh hưởng đến
hoạt động của Công Ty.
) Đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing của Công Ty.
2


1.3.

Phạm vi nghiên cứu cuả đề tài

1.3.1. Địa bàn, đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại Công Ty Công Nghiệp Tân Á, đường số 2, Khu
Công Nghiệp Bình Chiểu, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh.
1.3.2. Thời gian nghiên cứu
Từ 15/ 03/ 2010 đến 15/ 05/ 2010.
1.4.

Cấu trúc của luận văn

Chương 1: Mở đầu
Nêu lý do, tầm quan trọng đề tài nghiên cứu hoạt động Marketing tại Công Ty
Công Nghiệp Tân Á và những mục tiêu đề tài dự định sẽ đạt được.

Chương 2: Tổng Quan
Giới thiệu về tổng quan tài liệu tham khảo về nghiên cứu Marketing Mix đồng
thời mô tả khái quát về đối tượng nghiên cứu: Công Ty Công Nghiệp Tân Á.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày cơ sở lý luận làm nền tảng cho đề và những phương pháp thu thập dữ
liệu và xử lý số liệu để đảm bảo cho việc nghiên cứu được đầy đủ và chính xác.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Chương này trình bày kết quả nghiên cứu theo các mục tiêu ở chương 1 như
phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần
đây, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing của công ty, những
điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức của công ty cũng như đánh giá thực trạng
công tác Marketing. Trên cơ sở kết quả, đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện công tác
Marketing của công ty.
Chương 5: Kết luận – Khuyến nghị.
Từ những mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra ở chương 1 và kết quả nghiên cứu cuả
chương 4, nêu lên kết luận tổng quát và khuyến nghị đối với công ty và đối với nhà
nước.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan
Do đặc điểm đề tài là nghiên cứu về hoạt động Marketing và các giải pháp
Marketing, đề tài có sự tham khảo một số luận văn chuyên ngành quản trị kinh doanh
Đại học Nông Lâm cũng như một số sách và tài liệu nghiên cứu về Marketing của các
tác giả trường Đại học Nông Lâm, Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh. Bên
cạnh đó một số báo cáo khoa học, tạp chí kinh tế như tạp chí kinh tế Châu Á Thái Bình

Dương, thời báo kinh tế (Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn) và các ấn phẩm nguyệt san kinh
tế khác cũng góp phần vào những lý luận của đề tài. Sau cùng, các nguồn tin từ
internet, đặc biệt là trang web của Hiệp Hội Bao Bì Việt Nam VINPAS đã cung cấp
nhiều thông tin và nhận định về thị trường bao bì Việt Nam và nước ngoài, từ đó đã
giúp đề tài nghiên cứu có được cái nhìn khái quát hóa và định hình chiến lược
Marketing cho sự phát triển của công ty.
Đối với tài liệu tham khảo là luận văn, đa số trình bày được kế hoạch 4P, số ít
thực hiện chiến lược 7P đối với Marketing dịch vụ. Các P được trình bày khá chi tiết,
rõ ràng, thể hiện sự chuyên sâu, cố gắng trong nghiên cứu. Tuy vậy, về số lượng đề tài
đa số là Marketing về sản phẩm tiêu dùng, dịch vụ, còn Marketing công nghiệp, đặc
biệt là công nghiệp bao bì còn rất hạn chế. Đa số luận văn còn dàn trải, chưa sâu.
Đối với tài liệu tham khảo là sách về Marketing, Marketing công nghiệp mô tả
cụ thể, đầy đủ, ví dụ sinh động làm nổi bật được sự khác biệt giữa Marketing công
nghiệp và Marketing tiêu dùng, dịch vụ.
2.2. Tổng quan về Công Ty
Công ty công nghiệp Tân Á ( New Asia Industry) là một thành viên của SCG.


Tập đoàn SCG ( Siam Cement Group) là nhà sản xuất bao bì dợn sóng lớn nhất Đông
Nam Á, liên kết giữa tập đoàn Thái Congtainer và công ty Rengo Nhật Bản.
Thái Congtainer (30% cổ phần là của Hoàng Gia Thái Lan và 70% còn lại
thuộc về các cổ đông khác) thu hút tất cả tài nguyên thuộc khắp các khu vực, sở hữu
đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, kỹ năng; công nghệ cắt tinh tế. Công ty Rengo là
nhà sản xuất bao bì carton gợn sóng lớn nhất Nhật Bản. Rengo sở hữu một đội ngũ
chuyên gia, công nghệ mang tầm cỡ thế giới và một phong thái làm việc nghiêm túc,
tích cực, hiệu quả. Sự kết hợp giữa Thái Congtainer và Rengo là một sự hợp lực đưa
SCG dẫn vị trí hàng đầu trong ngành công nghiệp này.
Hình 2.1: Các lĩnh vực kinh doanh của SCG
SCG
GiấyBao



SCG
Hóa chất

SCG
Xi măng

SCG
Siam Cement

SCG
Vật liệu
xây dựng

SCG
Phân
phối

SCG
Đầu tư

Nguồn: Phòng HC- NS
Đối với SCG giấy- bao bì chuyên cung cấp các sản phẩm: giấy in, giấy gợn
sóng, giấy đóng gói, bao bì,…được đón nhận ở trong nước mà còn cả quốc tế. Để tạo
tiền đề cho sự phát triển bền vững, SCG đã cam kết và thực hiện quy trình SFPI(
SustainableForest Products Development) do hội liên hiệp các doanh nghiệp trên thế
giới vì sự phát triển bền vững WBCSP ( World Business Council for Sustainable
Development).


5


Ở Việt Nam, SCG hiện thân tại 2 công ty lớn là VinaKraft – chuyên về sản
xuất, kinh doanh giấy và New Asia Industry (Tân Á)- chuyên sản xuất và kinh doanh
bao bì carton.
VinaKraft được thành lập vào ngày 18/

Hình 2.2: Bản đồ 2 thành viên
của SCG tại Việt Nam

01/ 2007. Địa chỉ: Khu công nghiệp Mỹ
Phước, Thuận An, Bình Dương. VinaKraft là
công ty chuyên sản xuất giấy, với số vốn đầu
tư ban đầu là 171 triệu USD. Đến nay,
VinaKraft đạt sản lượng 220 nghìn tấn giấy /
năm, đáp ứng 90% nhu cầu giấy nội địa và
phần còn lại đem xuất khẩu. VinaKraft đã đầu
tư hệ thống công nghiệp cao cấp và một hệ
thống lọc nước thải trị giá 10 triệu USD.
VinaKraft đã và đang không ngừng tăng
trưởng cùng với sự gia tăng nhu cầu ngành
giấy.
Đối với ngành bao bì carton và đóng
gói, SCG có tất cả 13 công ty do ông Chartchai

Nguồn: Phòng HC- NS

Leukulwantanachai lãnh đạo làm Giám Đốc
điều hành. Công Ty Công Nghiệp Tân Á là đại diện duy nhất của SCG packaging tại

Việt Nam.
Hình 2.3: Công Ty Công Nghiệp Tân Á - NAI

Nguồn: Phòng HC- NS
6


Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÂN Á, viết tắt: CÔNG TY TÂN Á
Tên giao dịch: NEW ASIA INDUSTRIES COMPANY LTD,
Logo:
Loại hình: Công ty TNHH một thành viên.
Địa chỉ trụ sở chính: Lô B3, đường số 2, khu công nghiệp Bình Chiểu, Quận Thủ Đức,
Thành phố Hồ Chí Minh.
Tel: ( 84-8) 7294160

Fax: ( 84-79) 8975304

Email:
Website: www.newasia-vn.com
Chi nhánh tại Sóc Trăng, Quốc lộ 1A, ấp An Trạch, xã An Hiệp, Huyện Mỹ Tú, tỉnh
Sóc Trăng.
Tel: ( 84-79) 733808

Fax: ( 84-79) 833836

Email:
Website: www.newasia-vn.com
Tân Á được thành lập vào ngày 25/11/1991, với số vốn đầu tư ban đầu là
2.152.000 USD, ngày nay tiềm lực tài chính đã tăng lên 20.000.000 USD, sản lượng
sản xuất trung bình 30000 tấn/ năm. Sản phẩm bao bì carton của Tân Á không những

đáp ứng được thị hiếu những khách hàng trong nước mà còn có một chỗ đứng vững
chắc trong tâm trí của các đối tác nước ngoài, đặc biệt là Mỹ, Anh, Đài Loan và Nhật
Bản. Tân Á không chỉ chú trọng đầu tư sản xuất, gia tăng sản lượng mà còn thực hiện
tốt quy trình xử lý chất thải, vệ sinh và an toàn lao động, thực hiện triệt để tiêu chuẩn
ISO 9001: 2008 và bộ tiêu chuẩn BSI của Anh Quốc.
2.2.1. Sự hình thành và phát triển của công ty
• Ngày 25/11/1991, Ủy Ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư đã cấp giấy phép
đầu tư số 275/GP thành lập Công ty HUNG IH ENTERPRISE CO., LTD (Đài Loan)
100% vốn đầu tư nước ngoài, sản xuất kinh doanh bao bì carton- tiền thân Công Ty
Công Nghiệp Tân Á bây giờ. Trụ sở: số 61/5 ấp Truông Tre, xã Linh Xuân, huyện Thủ
Đức, Tp. Hồ Chí Minh. Số vốn ban đầu là 2.152.000 USD.
• Tháng 11/1991- tháng 12/1991: Lắp đặt máy móc thiết bị và vận hành thử.
• Tháng 01/1992: Bắt đầu sản xuất kinh doanh chính thức
7


• Ngày 27/03/1993, Công Ty Công Nghiệp Tân Á được chuyển giao cho Công
Ty TOPRIFE HONGKONG LIMITED (Hồng Kông).
• Ngày 31/07/1996: Dời trụ sở về KCN Bình Chiểu, xã Tam Bình, huyện Thủ
Đức (nay là phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức), tọa lạc trên một khu đất hơn 20.000
m2, vốn pháp định của Công Ty được tăng lên là 16.000.000 USD.
• Tháng 07/1996 - Tháng 08/1998: xây dựng nhà xưởng mới.
• Tháng 09/1998 - Tháng 12/1998: lắp đặt máy móc thiết bị và vận hành thử.
• Tháng 01/1999: bắt đầu sản xuất kinh doanh chính thức
• Ngày 21/ 05/ 2008: Được cấp chứng nhận ISO 9001: 2000.
• Ngày 02/ 05/ 2009: Được cấp chứng nhận ISO 9001: 2008.
Đến nay, ngoài trụ sở chính đặt tại KCN Bình Chiểu, Công ty Công nghiệp Tân Á còn
có một chi nhánh tại huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.
• Ngày 01/02/2010 đánh dấu một bước chuyển mình mới của Công ty: Tân Á
được chuyển giao cho tập đoàn THAI CONTAINERS GROUP, vốn đầu tư :

20.000.000 USD.
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty
Hình 2.4: Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Của Công Ty
Tổng Giám Đốc

Phòng
HC- NS

Phòng HCNS

Phòng SaleMarketing

Trưởng
Phòng
HC- NS

Trưởng
Phòng
Thu Mua

Trưởng
Phòng
SaleMarketing

Phòng
Kế Toán

Trưởng
Phòng
Kế Toán


P. Quản lý
Sản Xuất

Trưởng
Phòng
Sản Xuất

Phòng QA

Trưởng
Phòng
QA

Nguồn: Phòng HC- NS
8


Bộ máy tổ chức công ty được tổ chức theo hàng dọc dưới sự quản lý của các
chuyên gia Thái Lan. Tổng Giám Đốc Công ty là người bổ nhiệm trưởng các phòng
ban người Việt Nam, bao gồm Phòng Hành Chánh Nhân sự, Phòng Thu Mua, Phòng
Kinh Doanh, Phòng Kế Toán, Phòng Đảm Bảo Chất Lượng và Phòng Sản Xuất.
Chức năng của các phòng ban được mô tả cụ thể như sau:
a). Phòng Hành Chánh Nhân Sự:
Bộ phận Nhân Sự: Xây dựng chính sách, thủ tục, quy trình tuyển dụng và đào
tạo, xây dựng, xem xét bản mô tả công việc; xây dựng và cập nhật sơ đồ cơ cấu tổ
chức của Công Ty, thực hiện các công tác tuyển dụng và đào tạo, thực hiện các nghiệp
vụ tính lương, quản lý lao động và các chính sách của Nhà Nước về BHYT, BHXH,
BHTN và thuế TNCN.
Bộ phận Hành Chánh: kiểm tra tiến độ, giám sát việc thực hiện dịch vụ của các

nhà thầu hoặc các đơn vị cung cấp dịch vụ về công tác xây dựng và sửa chữa trong
Công Ty, kiểm tra và đánh giá chất lượng nhà cung cấp suất ăn công nghiệp hàng
tháng; xem xét việc tiếp tục gia hạn hoặc chấm dứt hợp đồng với nhà cung cấp, quản
lý tổ tạp vụ và vệ sinh môi trường, quản lý các vật dụng và trang thiết bị tại kho hành
chánh.
b). Phòng Thu Mua:
- Thực hiện các công tác mua nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ và phụ tùng phục vụ
sản xuất kinh doanh.
- Thực hiện các hợp đồng với các nhà thầu cung cấp dịch vụ vận tải, đồng phục, thiết
bị văn phòng và văn phòng phẩm.
- Thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, khai báo hải quan.
c). Phòng Kế Toán:
- Thực hiện các nghiệp vụ về Kế toán, kiểm soát tài sản và nguồn vốn của Công Ty,
kiểm soát tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty
- Làm việc với các ngân hàng về các khoản vay, thế chấp.
d). Phòng Đảm Bảo Chất lượng:
- Kiểm soát và đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra.
- Kiểm tra, kiểm soát và đảo bảo chất lượng sản phẩm ở từng công đoạn sản xuất

9


e). Phòng Sản Xuất:
- Thực hiện quá trình sản xuất tạo sản phẩm.
- Quản lý các kho nguyên liệu, kho thành phẩm và giao hàng.
Quy trình sản xuất sản phẩm bao bì carton của Tân Á bao gồm 4 giai đoạn, được mô tả
như sau:
Hình 2.5: Quy Trình Sản Xuất Bao Bì

Nguồn: Phòng Quản Lý Sản Xuất

f). Phòng Sales - Marketing:
Thực hiện các hoạt động bán hàng, tìm khách hàng mới, định giá bán, thu hồi
công nợ và các dịch vụ chăm sóc khách hàng.

10


V Về cơ cấu nhân sự, phòng Sales- Marketing
Phòng Sales- Makerting là gồm 31 nhân viên, tuy chỉ chiếm 7% trong tổng số nhân
viên của công ty nhưng đây chính là lực lượng chính đem sản phẩm công ty đến với
khách hàng và quyết định doanh số, thu nhập của công ty. Đa số nhân viên ở đây có
tuổi đời khá trẻ ( 52% có độ tuổi từ 26- 35 tuổi), nhanh nhẹn, nhiêt tình; chỉ có 26% là
nhân viên mới ( thâm niên dưới 3 năm) và hơn nữa nhân viên phòng Sales- Marketing
trình độ đại học, cao đẳng. Việc sở hữu một đội ngũ nhân viên trẻ, có trình độ giúp
Sales- Marketing gặt hái được nhiều thành công trong công cuộc tìm kiếm và chinh
phục khách hàng.
V Quy trình làm việc của phòng Sales- Marketing:
Việc bán hàng và quản lý cuả phòng Sales – Marketing tuân theo một quy trình
chuẩn, thể hiện trong tài liệu hướng dẫn công việc và các biểu đơn, biểu mẫu, các
phiếu đề xuất cũng được quy định rõ ràng.
Quy trình bán hàng bắt đầu từ việc tiếp xúc khách hàng, nếu là khách hàng mới
phải khai thác thông tin từ khách hàng và lưu vào sổ thông tin khách hàng. Đối với
việc đặt hàng là loại hàng cũ với giá cũ thì bỏ qua giai đoạn đánh giá kỹ thuật sản
phẩm mới và trình cấp trên xem xét duyệt giá. Sau đó Sales tiến hành báo giá cho
khách hàng. Một khi khách hàng đã chấp nhận mức giá chào bán, Sales tiến hành lập
đề xuất làm mẫu và giao khách hàng duyệt mẫu. Sales căn cứ vào năng lực của công ty
để đánh giá năng lực đáp ứng khách hàng và ký kết hợp đồng. Tiếp đến là việc triển
khai đơn hàng, thực hiện sửa đổi hợp đồng ( nếu có), giải quyết khiếu nại công nợ và
theo dõi công nợ, thanh lý hợp đồng.
V Về công cụ, phòng Sales- Maketing sử dụng phần mềm Visual Effect SQL

3.0 làm công cụ hổ trợ cho việc quản lý và hoạt động của mình. Điểm mấu chốt của
Visual Effect SQL 3.0 là Client- Server hay cơ chế Khách- Chủ. Client- Server là cơ
chế mà các máy trạm ( Workstation hay Client) có thể yêu cầu dịch vụ từ máy chủ (
Server). Dữ liệu chính được lưu trữ trên Server và trả kết quả cho máy trạm ( khoảng
90% tổng tính toán). Các tính toán đơn giản mang tính cục bộ được thực hiện trên máy
trạm ( khoảng 10% tổng tính toán). Visual Effect SQL 3.0 có thể chạy hàng trăm máy
trạm đồng thời trên mạng nội bộ nếu máy chủ đủ mạnh. Sự trợ giúp của Visual Effect
SQL 3.0 đã giúp Phòng Kinh Doanh giúp phòng kinh doanh giải quyết rất nhiều khâu
11


quan trọng, tiết kiệm thời gian, chính xác, hiệu quả trong việc nhập liệu, xử lý đơn
hàng, kiểm tra đơn hàng,….Phần mềm này cũng được nhiều phòng ban trong công ty
sử dụng: Phòng kế toán chính, phòng kế toán kho, phòng thu mua,…do đó Visual
Effect SQL 3.0 kết nối thông tin, dữ liệu giữa các phòng ban. Sales nhận thông tin về
giấy : mã giấy, định lượng giấy, …của phòng thu mua qua EFFECT. EFFECT giúp
Sales căn cứ vào định lượng, quy cách, loại giấy mà tính thành tiền. Sau khi sản xuất
xong, thời gian giao hàng và số lượng giao hàng được phòng kế toán kho nhập liệu vào
EFFECT, giúp các Sales kiểm tra dễ dàng và nhanh chóng.
2.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty
Công ty tận dụng tiện ích của hệ thống Internet ( gồm 93 máy tính được nối
mạng) để quản lý nội bộ cũng như giao dịch với bên ngoài và các máy móc dùng trong
văn phòng khác như: máy in văn bản, fax, scan,…Ngoài ra, công ty được trang bị tốt
với máy móc thiết bị hiện đại chuyên kiểm tra và sản xuất thùng giấy carton dợn sóng
nhiều lớp khác nhau docác công ty trong nước và đa quốc gia như máy đo độ bục, đo
độ bể,… Đáng chú ý, ngoài những máy thông thường, công ty còn có các thiết bị tiên
tiến như: máy tạo sóng Marquip, máy in Langston, TCM, TCY, Martin 7 màu của Mỹ,
Đài Loan, Pháp và các máy dán, bế hoàn toàn tự động của Nhật.
Bảng 2.1: Một Số Máy Móc ở Công Ty Công Nghiệp Tân Á
TT


TÊN MÁY

TỐC ĐỘ
(tấm/ phút)

Chiều rộng Chiều dài Chiều rộng
tối đa

tối đa

tối thiểu

(Mm)

(Mm)

(Mm)

01

Martin – 7 colors

11000

1540

2890

450


02

TCY – 6 colors

200

1200

2500

340

03

TCM – 5 colors

200

1200

2800

340

04

Langston – 4 colors

250


1630

3200

500

05

Mitsubishi – 3 colors

250

800

1900

270

06

Isowa – 2 colors

200

900

2000

280


07

Emba – 1 color

100

800

1900

370

08

TCY Printer / 2 color

100

1300

2400

300

Nguồn: Phòng Thu Mua
12


May in 7 màu Martin


Máy tạo sóng Marquip

Máy in Langston

Máy in TCY

2.2.4. Phương hướng phát triển của công ty
Tân Á phấn đấu trở thành nhà sản xuất bao bì Carton hàng đầu tại Việt Nam với
chất lượng ổn định phù hợp tiêu chuẩn quốc tế; giá cả phải cạnh tranh, giao hàng đúng
hẹn, hao phí phải được ngăn ngừa và giảm thiểu trong phạm vi có thể cho phép. Hơn
nữa, Tân Á còn cam kết thực hiện, duy trì và cải tiến thường xuyên hệ thống chất
lượng để đảm bảo sản phẩm và dịch vụ của công ty thoả mãn nhu cầu mong đợi ngày
càng cao của khách hàng. Để làm được điều này, Tân Á đặt ra mục tiêu thực hiện từng
năm. Nếu năm 2009 phấn đấu 4500 tấn/ tháng và khống chế hao phí sản xuất xuống
dưới 6% thì năm 2010 này Tân Á quyết định tăng chỉ tiêu năng suất của máy
Corrugator lên 95% / tháng và tỷ lệ than phiền của khách hàng không quá 0,5% căn cứ
trên số lượng phiếu sản xuất trong tháng. Về chỉ tiêu hao phí, công ty định hướng cụ
thể như: máy dợn sóng: 4,5%; In: 2%; Thành phẩm: 1%. Về thời gian và doanh số bán
hàng đạt 95% so với chỉ tiêu đề ra hàng tháng. Rõ ràng, với định hướng phát triển rõ
ràng, cụ thể như vậy, Tân Á đang từng bước chuyển mình và phát triển, khẳng định tên
tuổi của mình trên thị trường ngành công nghiệp bao bì nước ta.
13


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Sự ra đời và phát triển của Marketing

Thuật ngữ Marketing đã ra đời từ rất lâu và được sử dụng khá phổ biến trong
nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong giới kinh doanh, quản trị. Thực tế có rất nhiều khái niệm
khác nhau, không có khái niệm thống nhất vì Marketing luôn vận động và phát triển.
Khi mới ra đời, Marketing có tên gọi là Marketing truyền thống (Traditional
Marketing) được định nghĩa là “ làm thị trường”. Cho đến sau chiến tranh thế giới thứ
2, khoa học kỹ thuật phát triển sang một giai đoạn mới, với nhiều cuộc thử nghiệm
mới, Marketing cũng khoác lên mình một tên gọi mới “ Marketing hiện đại” (Modern
Marketing).
Bảng 3.1: Sự Khác Nhau Cơ Bản Marketing Truyền Thống và
Marketing Hiện Đại
Đặc điểm

Marketing truyền thống

Marketing hiện đại

Điểm xuất phát

Nhà máy

Thị trường

Mục tiêu

Sản phẩm

Nhu cầu khách hàng

Phương tiện


Bán hàng, vận động, quảng cáo

Điểm kết thúc

Lợi nhuận thông qua doanh số

Marketing được sắp xếp,
bố trí
Lợi nhuận thông qua sự
thõa mãn của khách hàng.
( Trần Thị Xuân Diệu, 2007)


×