Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

PHÂN TÍCH KINH TẾ NƯỚC SINH HOẠT TẠI XÃ NHƠN ĐỨC, HUYỆN NHÀ BÈ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (641.48 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH KINH TẾ NƯỚC SINH HOẠT TẠI
XÃ NHƠN ĐỨC, HUYỆN NHÀ BÈ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÝ NGỌC TƯỜNG VI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2010


Hội đồng chấm báo cáo thực tập tổng hợp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH KINH TẾ
NƯỚC SINH HOẠT TẠI XÃ NHƠN ĐỨC, HUYỆN NHÀ BÈ, TPHCM” do sinh
viên Lý Ngọc Tường Vi, sinh viên khóa 32, ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI
TRƯỜNG, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày …………………………

ĐẶNG MINH PHƯƠNG
Người hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày



tháng

năm 2010

tháng

năm 2010

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2010

.


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành được đề tài này thì ngoài nổ lực của cá nhân ra thì em xin gửi lời
tri ân sâu sắc và lòng biết ơn chân thành đến quý thầy cô, gia đình và bạn bè đã giúp
đỡ em trong suốt thời gian qua.
Cảm ơn ba mẹ và tất cả các người thân trong gia đình đã luôn nhiệt tình giúp
đỡ, ủng hộ tinh thần và luôn bên em trong những lúc khó khăn, đã tạo điều kiện cho
em có thể học được tại trường đại học mà mình yêu thích, tạo điều kiện để đề tài sớm
hoàn thành.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến thầy TS. Đặng Minh Phương đã giúp đỡ
em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành bài thực tập cá nhân với đề tài

“PHÂN TÍCH KINH TẾ NƯỚC SINH HOẠT TẠI XÃ NHƠN ĐỨC, HUYỆN NHÀ
BÈ, TPHCM” .
Cảm ơn sự giúp đỡ của bạn bè đã có nhiều ý hay để đề tài ấn tượng hơn
Cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm, Ban chủ nhiệm khoa Kinh
Tế, các thầy cô giảng dạy đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho em để hoàn thành tốt đề tài.
Cám ơn các cô chú, các anh chị trực thuộc tại phòng thống kê, phòng kinh tế
Xã, công ty cấp nước, đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp đầy đủ các số liệu cần thiết
cho đề tài.
Cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các hộ dân ở Xã đã cung cấp số liệu cần thiết
để em có thể hoàn thành được đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày…. Tháng…., năm 2010
sinh viên thực hiện

Lý Ngọc Tường Vi


NỘI DUNG TÓM TẮT
Tháng 03 năm 2010. “Phân tích kinh tế nước sinh hoạt tại xã Nhơn Đức,
huyện Nhà Bè, TPHCM”
March 2010. “ Analyse economy of running water in Nhon Duc commune,
Nha Be district, HCM city”
Khóa luận nghiên cứu nhu cầu nước sinh hoạt tại xã Nhơn Đức- huyện Nhà BèTPHCM, trên cơ sở số liệu thứ cấp từ các cơ quan có liên quan và số liệu sơ cấp từ
phỏng vấn 140 hộ dân sử dụng nước sinh hoạt, đã mô tả thực trạng cung – cầu nước
sinh hoạt và làm rõ được vấn đề thiếu nước sinh hoạt trầm trọng tại địa phương.
Bằng phương pháp phân tích hồi quy đề tài đã xây dựng được mô hình hàm cầu
nước sinh hoạt theo dạng hàm Cobb – Douglas dựa trên nguồn số liệu điều tra trực
tiếp: Qd=e2.05*P-0.167*tn0.194*sn0.622
Qs =146.9*p^(-1.82)
Hàm cầu này được sử dụng để phân tích tác động biên, độ nhạy để thấy được sự

tác động của các yếu tố trong mô hình đến lượng cầu nước sinh hoạt. Bên cạnh đó, nó
còn được sử dụng để dự đoán nhu cầu về nước sinh hoạt cho toàn Xã đến năm 2015.
Thông qua phân tích về thực trạng sử dụng nước sinh hoạt và mô hình đường
cầu khóa luận đã đề xuất một số hướng góp phần vào giải quyết tình hình thiếu nước
sinh hoạt tại đây.


MỤC LỤC

Trang
Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình

ix

Danh mục phụ lục

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1


1.1. Đặt vấn đề

2

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

3

1.2.1. Mục tiêu chung

3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

3

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1. Phạm vi thời gian

3

1.3.2. Phạm vi không gian

3

1.3.3.Về nội dung


3

1.4. Nội dung nghiên cứu

3

1.5. Cấu trúc của đề tài

4

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

5

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

5

2.2. Tổng quan về xã Nhơn Đức

6

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

6

2.2.2. Tình hình chung về kinh tế

8


2.2.3. Tình hình chung về xã hội

11

2.3. Đánh giá khái quát chung

11

2.3.1. Thuận lợi

11

2.3.2. Khó khăn

12


CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

13
13

3.1.1. Ý Nghĩa và Tầm Quan Trọng Của Nước Đối Với Sự Sống

13

3.1.2. Một Số Khái Niệm và Tiêu Chuẩn về Nước

15


3.1.3. Lý Thuyết về Cầu

18

3.2. Phương Pháp Nghiên Cứu

24

3.2.1. Phương Pháp Thu Thập Số Liệu

24

3.2.2. Phương Pháp Phân Tích Hồi Quy

25

3.2.3. Phương Pháp Xử Lý Số Liệu

26

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

27

4.1. Tổng quan về cuộc điều tra và đặc điểm của nhóm hộ điều tra

27

4.1.1.Quy mô hộ gia đình


28

4.1.2. Trình độ học vấn

28

4.1.3. Thu nhập

29

4.2. Thực trạng cung cấp nước sinh hoạt tại xã Nhơn Đức

31

4.2.1. Nước máy

32

4.2.2. Nước giếng công nghiệp

32

4.3. Thực trạng sử dụng nước sinh hoạt tại xã Nhơn Đức

34

4.3.1. Nguồn nước sinh hoạt chính trong gia đình và sự thiếu nước vào mùa khô35
4.3.2. Chất lượng một số nguồn nước chính dựa trên kết quả phân tích


36

4.3.3. Nhận thức của người dân về việc sử dụng nước và ý thức bảo vệ nguồn
nước sinh hoạt

37

4.4. Xây Dựng Đường Cầu Nước Máy cho Sinh Hoạt tại xã Nhơn Đức

41

4.5. Dự đoán nhu cầu nước sinh hoạt xã Nhơn Đức đến năm 2015

47

4.6. Một số đề xuất

48

4.7. Xác định mức giá tối ưu

50

4.8. Phân tích kinh tế về nước sinh hoạt tại Xã Nhơn Đức

51

4.9. Cơ cấu thị trường

52


4.10. Dự báo lượng cầu nước sinh hoạt trong những năm tới

54

4.11. Một số đề xuất

55

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

57


5.1. Kết Luận

57

5.2. Kiến Nghị

58

5.2.1. Đối với cơ quan quản lý hệ thống cung cấp nước

58

5.2.2. Đối với cơ quan chức năng

58


5.2.3. Đối với người dân

59

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CTDVCINB

Công ty Dịch Vụ Công Ích Nhà Bè

ĐT&TTTH

Điều tra và tính toán tổng hợp

WHO

Tổ chức y tế thế giới

CN-TTCN

Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

HTX

Hợp tác xã


TTNSH

Tiêu thụ nước sinh hoạt

VSMTNT

Vệ sinh môi trường nông thôn

PCGD

Phổ cập giáo dục

UBND

Ủy ban nhân dân

TĐHV

Trình độ học vấn


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Tình Hình Sử Dụng Đất của Xã Năm 2005

7

Bảng 3.1. Tiêu Chuẩn Vệ Sinh Nước Ăn Uống

17


Bảng 4.1. Quy Mô của Hộ Gia Đình

28

Bảng 4.2. Tổng Thu Nhập của Hộ Gia Đình

30

Bảng 4.3. Lượng Nước Máy Do Công Ty DVCINB Cung Cấp cho Các Xã
từ Năm 2006 – Quý II Năm 2007

32

Bảng 4.4. Lượng Nước Giếng Công Nghiệp/Tháng Cung Cấp tại Các Xã

35

Bảng 4.5. Đánh Giá của Người Dân về Nguồn Nước Đang Sử Dụng

37

Bảng 4.6. Nhận Thức của Người Dân về Nước Sạch

38

Bảng 4.7. Một Số Biện Pháp Xử Lý Nước Sinh Họat

38


Bảng 4.8. Tình Hình Sử Dụng Nước Uống của Hộ Gia Đình

39

Bảng 4.9. Tình Hình Xử Lý Nước Thải Sinh Họat

40

Bảng 4.10. Kỳ Vọng Dấu cho Hệ Số của Mô Hình Ước Lượng

41

Bảng 4.11. Kết quả ước lượng các tham số trong mô hình đường cầu

42

Bảng 4.12. Ma trận hệ số tương quan cặp của các biến trong mô hình

44

Bảng 4.13. Hệ số ước lượng của các tham số trong mô hình đường cung

48

Bảng 4.14.Ma trận hệ số tương quan

49


DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 2.1. Tỷ Trọng Các Ngành trong Cơ Cấu Kinh Tế Xã Năm 2006

8

Hình 3.1. Đường Cầu

18

Hình 3.2. Đường Tổng Cầu

19

Hình 3.3. Đàn Hồi Dọc Theo Đường Cầu

21

Hình 3.4. Đường Cầu Thẳng Đứng và Đường Cầu Nằm Ngang

22

Hình 3.5. Thuế Vào Người Bán Khi Đường Cầu Độ Dốc Đứng

24

Hình 4.1. Trình Độ Học Vấn của Người Dân Xã Nhơn Đức

29

Hình 4.2. Thu Nhập Bình Quân/Người/Tháng của Hộ Gia Đình


30

Hình 4.3. Sơ Đồ Hệ Thống Cung Cấp Nước từ
Giếng

CôngNghiệp

đến

Các

Hộ

Dân

33
Hình 4.4. Đường Cầu Nước Sinh Hoạt Theo Giá

47

Hình 4.6. Đường cung nước sinh hoạt theo năm của xã Nhơn Đức

50

Hình 4.7. Cung cầu nước sinh hoạt tại Xã Nhơn Đức

51

Hình 4.8. Cơ cấu thị trường


54


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Kết quả ước lượng đường cầu nước máy
Phụ lục 2. Kiểm định hiện tượng tương quan chuỗi của mô hình đường cầu
Phụ lục 3. Kiểm định White của mô hình đường cầu
Phụ lục 4. Bảng ước lượng đường cung dạng Cobb-Douglas
Phụ lục 5. Bảng uwocs lượng kiểm tra hiện tượng tự tương quan của đường cung
Phụ lục 6. Bảng ước lượng kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Phụ lục 7. Bảng câu hỏi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trái đất chúng ta đang sinh sống hiện nay là một tổng thể của rất nhiều loại vật
chất khác nhau, và nước là một trong số những yếu tố rất quan trọng để tạo nên tổng
thể đó. Hơn 70% diện tích của trái đất đuợc bao phủ bởi nước. Lượng nước trên trái
đất có vào khoảng 1,38 tỉ km3. Trong đó 97% là nước mặn trong các đại dương và các
biển nhỏ không dùng cho việc trồng trọt hay sinh hoạt. Trong 3% là nước ngọt trên trái
đất thì gần 2% bị đóng băng quanh năm ở Bắc và Nam cực địa cầu. Chỉ còn 1% nước
ngọt (nước mặt, nước ngầm) có thể dùng để sử dụng cho các hoạt động kinh tế của con
người. Trong đó 0.3% là nước mặt ngọt gồm đầm lầy và sông suối.
Theo tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Bankimoon: “hiện nay có 700 triệu
người tại 43 quốc gia đang sống trong điều kiện thiếu nước, và đến năm 2025 con số
này sẽ lên đến 3 tỉ người”. Thêm vào đó, số liệu thống kê từ tổ chức Y tế thế giới
(WHO) cho thấy mỗi năm có trên 1,1 tỉ người chủ yếu ở châu Phi và một số khu vực

nghèo nhất trên thế giới phải sử dụng những nguồn nước có hại cho sức khỏe và Việt
Nam ta là một trong những quốc gia kém may mắn đó. Hậu quả là hàng năm có trên
3,4 triệu người chết vì những bệnh có liên quan đến nguồn nước bị nhiễm bẩn; đối với
trẻ em có khoảng 4500 trường hợp tử vong do nguồn nước bị ô nhiễm và thiếu những
điều kiện vệ sinh cơ bản (WHO). Từ đó, việc giải quyết nhu cầu nước sạch cho sinh
hoạt đang trở thành vấn đề cấp thiết ở nhiều quốc gia.
Nước rất cần thiết đối với các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống như ăn, uống,
tắm giặt, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Cũng như không khí và ánh sáng, nước
không thể thiếu được trong đời sống con người. Trong quá trình hình thành sự sống
trên trái đất thì nước và môi trường nước đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nước tham


gia vào vai trò tái sinh thế giới hữu cơ (quang hợp). Trong quá trình trao đổi chất thì
nước đóng vai trò trung tâm. Những phản ứng lý hóa học diễn ra với sự tham gia bắt
buộc của nước. Nước là dung môi của nhiều chất và đóng vai trò dẫn đường cho các
chất dễ dàng hấp thụ vào trong cơ thể chúng ta.
Cuộc “khủng hoảng về nước sạch” trên toàn thế giới đang diễn ra và Việt Nam
cũng không nằm ngoài cuộc khủng hoảng này. Song song với quá trình phát triển kinh
tế xã hội và gia tăng dân số, nhu cầu nước cho sinh hoạt và sản xuất ngày càng tăng.
Năm 1999, tổng lượng nước cần dùng của cả nước là 8,8% tổng lượng dòng chảy của
năm, tăng lên đến 12,5% năm 2000 và 16,5% năm 2010 (Trần Thanh Xuân, 2007).
Tuy nhiên, hiện tại nguồn nước mặt tại một số nơi đang ô nhiễm ở mức đáng báo
động, nguồn nước ngầm bị sụt giảm trầm trọng.
Nhu cầu nước sạch cho sinh hoạt ngày càng tăng trong khi nguồn cung không
đáp ứng đủ dẫn đến giá nước tăng: giá nước sinh hoạt tại tỉnh Gia Lai và tại thành phố
Đà Lạt vào tháng 4 năm 2007 là 50.000đ/m3…(Tuổi Trẻ Online). Điều đó cho thấy
thực trạng thiếu nước sinh hoạt đang là mối quan tâm lớn của cả nước.
Thế nhưng một thực tế đáng buồn, vẫn còn không ít người chưa ý thức được
tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước và đang sử dụng nước một cách lãng phí.
Trong nhận thức của họ, nước được xem là vô tận và chưa thấy được giá trị đích thực

của nó. Theo ước tính, việc sử dụng nước ở Việt Nam hiện nay đang bị lãng phí quá
lớn: lượng nước bị thất thoát trong toàn quốc khoảng 37%, một số nơi lên đến 50%.
Nhà bè là một trong 5 huyện trực thuộc thành phố Hồ Chí Minh và Nhơn Đức
là xã thuộc huyện Nhà Bè, nằm ở khu vực nông thôn, gần như là ngoại thành nên vẫn
còn tình trạng người nghèo thiếu nước sinh hoạt và phải mua nước với giá cao hơn so
với giá công ty cấp nước. Vấn đề này vẫn còn tồn tại do giá nước vẫn được nhà nước
trợ giá nhưng giá nước lại không đủ để tạo ra lợi nhuận cho công ty cấp nước, khiến
cho công ty cung cấp nước đã không thể mở rộng hệ thống đế từng hộ dân nơi đây,
nên người nghèo vẫn thiếu nước sạch. Những vẫn đề trên đều gâp ra tổn thất lớn cho
xã hội vì thế mà tôi tiến hành thực hiện đề tài “PHÂN TÍCH KINH TẾ NƯỚC
SINH HOẠT TẠI XÃ NHƠN ĐỨC, HUYỆN NHÀ BÈ” để ước tính tổn hại xã hội
gây ra từ chính sách trợ giá nước và tình trạng người nghèo phải mua nước với giá
cao. Qua đó phần nào giúp các nhà làm chính sách thấy được thiệt hại từ thực trạng


nước sinh hoạt tại đây và đưa ra các chính sách và biện pháp khắc phục.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu và phân tích kinh tế nước sinh hoạt tại xã Nhơn Đức huyện Nhà Bè.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng về cung cầu nước sinh hoạt tại xã Nhơn Đức, huyện Nhà
Bè.
- Ước lượng đường cung, cầu nước sinh hoạt.
- Phân tích giá nước tối ưu.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi thời gian : Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 16/04/ 2010 đến ngày
1/06/ 2010. Đã tiến hành các công việc: khảo sát, nghiên cứu, thu thập số liệu, xử lí số
liệu, chạy mô hình kinh tế lượng và báo cáo .
1.3.2. Phạm vi không gian : Đề tài được tiến hành thực hiện trên địa xã Nhơn Đức,
huyện Nhà Bè. Các số liệu sơ cấp được điều tra và thu thập ngẫu nhiên tại các hộ dân

thuộc xã Nhơn Đức.
1.3.3. Phạm vi nội dung
Phạm vi nội dung tập trung vào các phần nghiên cứu kinh tế sau: xác định về
cung nước, cầu nước, mức giá tối ưu và chính sách quản lí .
Bên cạnh đó là các nội dung khác của kinh tế tài nguyên nước đã không được
đề cập trong nghiên cứu này như: đối lập lợi ích sử dụng nước, định giá tối ưu cho các
thành phần sử dụng nước, chính sách khai thác, bảo vệ tài nguyên nước, chống cạn
kiệt và ô nhiễm.
1.4. Nội dung nghiên cứu
- Mô tả đặc điểm tự nhiên và tiềm năng nước ngầm, nước mặt của Xã .
- Hiện trạng cung cấp nước của Xã
- Tìm hiểu tình hình về cầu nước sinh hoạt tại Xã
- Xây dựng đường cầu nước sinh hoạt.
- Xây dựng đường cung nước sinh hoạt
- Dự báo nhu cầu nước sinh hoạt của Xã trong 5 năm tới.


1.5. Cấu trúc của đề tài
Đề tài nghiên cứu bao gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Trình bày sự cần thiết của vấn đề cần nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi
nghiên cứu, nội dung nghiên cứu, và cấu trúc của nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan
Nêu khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Nhơn Đức, huyện
Nhà Bè.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số khái niệm về lĩnh vực nghiên cứu, các vấn đề lí luận, các chỉ
tiêu sử dụng và phương pháp để tiến hành và tìm ra kết quả nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Đây là phần trọng tâm của đề tài, nhận định tổng quát về tình hình sử dụng

nước sinh hoạt, vận dụng các cơ sở lí luận để tiến hành phân tích, so sánh và xây dựng
hàm hồi quy, xác định đường cầu, đường cung nước sinh hoạt và xác định mức giá tối
ưu của nước sinh hoạt từ đó làm cơ sở đưa ra những kiến nghị để hoàn thành mục tiêu
nghiên cứu đã đề ra.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tóm lược một cách ngắn gọn các kết quả nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị
về chính sách quản lí nhằm tăng hiệu quả của việc cung cấp và sử dụng một cách hiệu
quả nước sinh hoạt.


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Đề tài này được tham khảo thêm từ các đề tài của các anh chị khóa trước như :
Mai Thế Dinh, 2005 nghiên cứu về nhu cầu nước sinh hoạt tại huyện Đất Đỏ,
tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Bằng phương pháp phân tích hồi quy, kết quả nghiên cứu cho
thấy nhu cầu nước sinh hoạt phụ thuộc vào 4 yếu tố: giá nước sinh hoạt, số người
trong hộ, thu nhập của hộ, nguồn nước đang sử dụng. Đường cầu trong nghiên cứu này
mặc dù còn bị vi phạm một số giả thuyết cổ điển chưa được tác giả khắc phục nhưng
cũng giúp chúng tôi rất nhiều trong nghiên cứu và tránh một số sai sót khi xây dựng
mô hình.
Nguyễn thị huyền , 2005 phân tích nhu cầu nước sinh hoạt tại huyện nhà bèthành phố Hồ Chí Minh.
Các nghiên cứu trên là tư liệu tham khảo đáng quý để thực hiện đề tài này.
Cùng nghiên cứu về nước sinh hoạt nhưng cách tiếp cận không hoàn toàn giống nhau.
Và điểm khác biệt của đề tài này so với những nghiên cứu trước là đi sâu vào xem xét
sự tác động của các yếu tố chính lên lượng cầu nước sinh hoạt. Thông qua phương
pháp phân tích hồi quy, mô hình đường cầu nước sạch cho sinh hoạt được xây dựng có
liên quan đến thu nhập, trình độ học vấn của chủ hộ, số người trong hộ. Ngoài ra, địa
điểm nghiên cứu của đề tài là xã Nhơn Đức -huyện Nhà Bè – thành phố Hồ Chí Minh

(vùng bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, khai thác nước ngầm gặp nhiều khó khăn, vào mùa
khô nước cho sinh hoạt là rất khan hiếm) nên có nhiều khác biệt so với những đề tài
trước đó.


2.2. Tổng quan về xã Nhơn Đức
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè nằm về phía Tây Nam ngoại thành TPHCM, cách
trung tâm thành phố khoảng 20km.
Địa giới:
+ Phía đông giáp xã Phú Xuân, xã Long Thới – huyện Nhà Bè.
+ Phía tây giáp xã Đa Phước, xã Phong Phú – huyện Bình Chánh.
+ phía nam giáp xã Long Hậu – huyện Cần Giuộc tỉnh Long An.
+ Phía bắc giáp xã Phước Kiểng – huyện Nhà Bè
b) Thời tiết – khí hậu
Xã Nhơn Đức nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có 2 mùa rõ
rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mưa nhiều vào tháng 7 đến tháng 10,
mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
Nhiệt độ:
- Nhiệt độ trung bình trong năm: 27,550C
- Nhiệt độ cao nhất: 29 – 33 C.
- Nhiệt độ thấp nhất: 20 – 25 C.
c) Thổ nhưỡng
Thuộc loại rất trẻ, đang hình thành và chứa nhiều yếu tố bất lợi cho sản xuất
nông nghiệp, chủ yếu là đất phù sa nhiễm mặn. Do nhiễm mặn nên điều kiện canh tác
nông nghiệp gây khá nhiều hạn chế, chỉ canh tác được lúa 1 vụ nhờ nước mưa rửa
mặn.

Bảng 2.1. Tình Hình Sử Dụng Đất của Xã Nhơn Đức



Đơn vị : Ha
Loại đất

Số lượng

Tỉ Lệ %

Ghi chú

(năm 2008)
Diện tích tự nhiên

1.452,3

100,00

1.Diện tích đất nông nghiệp

1.095,5

75,43

a. Đất sản xuất nông nghiệp

951,94

65,54


- Đất trồng cây hàng năm.

714,17

49,17

+ Trồng lúa

696,22

+ Cây hàng năm khác

17,847

- Đất trồng cây lâu năm

237,86

16,38

Tăng 27,924 ha so với
năm 2007

b. Đất nuôi trồng thuỷ sản

143,63

9,89

chiếm


Chiếm 15,08% so với
diện tích đất nông
nghiệp

2. Đất phi nông nghiệp

354,37

24,4

- Đất dân cư:

48,427

3,33

Chiếm 13,66% so với
diện tích đất phi nông
nghiệp

- Đất chuyên dùng

51,642

3,55

Chiếm 14,57% so với
đất phi nông nghiệp


+ Trong đó dất dùng cho sản

18,186

1,25

+ Đất có mục đích công cộng

33,219

2,29

+ Đất trụ sở các cơ quan công

0,2544

0,02

- Đất tôn giáo tín ngưỡng

0,8081

0,06

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa

8,7340

0,6


- Đất sông suối và mặt đất

244,76

16,8

2,3657

0,16

xuất công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp

trình sự nghiệp

Chiếm 69,14%

chuyên dùng
3. Đất bằng chưa sử dụng:

Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân Xã Nhơn Đức
d) Thủy văn – sông ngòi


Nằm ở hạ lưu sông Phước Kiểng và sông Mương Chuối, sông Rạch Dơi trong
địa bàn xã có hệ thống kênh rạch chằng chịt như rạch Tôm, rạch Bà Lao nên nguồn
nước mặt tương đối lớn và chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều 6 tháng mặn 6
tháng ngọt, nước mặn từ biển đông theo các sông xâm nhập sâu trong xã gây ảnh
hưởng nặng trong sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt người dân.
2.2.2. Tình hình chung về kinh tế

Cơ cấu kinh tế: là xã nông nghiệp nông thôn ngoại thành thành phố Hồ Chí
Minh, song lại là xã có tốc độ đô thị hóa nhanh,cơ cấu kinh tế hiện nay:
Bảng 2.2. Tỷ Trọng Các Ngành trong Cơ cấu kinh tế xã Nhơn Đức năm 2006
Ngành

Sản lượng (triệu đồng)

Tỷ lệ(%)

-Công nghiệp, tiều thủ CN

778.600

62

-Nông nghiệp

493.626

35

41300

3

1.313.529

100

-Thương mại,dịch vụ

Tổng

Nguồn: UBND Xã Nhơn Đức
Hình 2.1. Tỷ Trọng các Ngành Kinh Tế của Xã

3%

35%

62%

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Nông nghiệp
Thương mại, dịch vụ
Nguồn: UBND Xã Nhơn Đức


Biểu đồ trên cho thấy công nghiệp tiểu thủ công nghiệp đang là ngành sản xuất
chính của nơi đây, chiếm tỉ lệ cao nhất 62%, tiếp đến là nông nghiệp 35% và cuối cùng
là thương mại dịch vụ ở vị trí thấp nhất 3%. Tuy nhiên giá trị tuyệt đối của các ngành
trên không cao so với các nơi khác trên địa bàn của thành phố nói chung hay Nhà Bè
nói riêng thì vẫn còn là một xã đang phát triển và cần nhiều sự cố gắng của các nhà
chức trách nơi đây.
a) Ngành sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp giữ vai trò khá quan trọng trong cơ cấu kinh tế, chiếm tỷ trọng
35% tổng giá trị sản xuất các nghành kinh tế, tỷ trọng chăn nuôi tăng dần trong sản
xuất nông nghiệp. Do ảnh hưởng bởi tốc độ đô thị hóa nên diện tích đất sản xuất nông
nghiệp giảm dần qua từng năm(Đặc biệt là cây lúa 1 vụ và đây cũng là chủ trương
chung của Xã)
- Lĩnh vực trồng trọt: diện tích canh tác các loại cây trồng gồm: Cây hàng năm

gồm các loại:cây lúa, cây rau các loại 200ha; cây lâu năm,vườn cây ăn quả 4ha; hoa
lan , cây kiểng 1,8ha.
- Lĩnh vực chăn nuôi: Hiện tại tổng số vật nuôi trên địa bàn xã có khoảng 6.750
con, trong đó quy mô đàn heo 5750 con, bò thịt 13 con,heo rừng 31 con, dê 32 con, cá
kiểng 2200 con, thỏ 67 con, diện tích đất sử dụng 0,5ha.
- Về phát triển thủy hải sản: tập trung nuôi tôm sú(98 hộ), các thịt và cá
kiểng(58 hộ) tổng diện tích 156ha, phục vụ nhu cầu xuất khẩu.
Hiện tại, sản xuất nông nghiệp của Xã tương đối ổn định.Tuy nhiên, trong
thời gian tới, để đáp ứng nhu cầu đô thị hóa Xã chú trọng khuyến khích nhân dân đẩy
mạnh sản xuất các loại cây con có giá trị cao, tổ chức tốt việc phát triển nuôi trồng
thủy hải sản và chăn nuôi. Xóa diện tích đất trồng lúa 1 vụ.
b) Ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Nhìn chung, CN-TTCN của xã có phát triển nhưng chậm, chủ yếu là sản xuất
nhỏ, lao động thủ công là chính và ở khu vực cá thể. Trên địa bàn Xã hiện nay chưa có
khu công nghiệp nào là tiêu biểu nổi bậc.


c) Ngành thương mại - dịch vụ
Theo xu hướng phát triển của đất nước, ngành Thương mại - Dịch vụ của Xã
đang phát triển và chiếm tỷ trọng nhất định trong cơ cấu kinh tế. Năm 2006 ngành này
đạt được 3%.
2.2.3. Tình hình chung về xã hội
a) Dân số và lao động
Dân số:
- Dân số toàn Xã tính đến ngày 01/4/2009(tổng điều tra dân số) là 11.179 nhân
khẩu, 2.773 hộ gia đình(bao gồm cả hộ đăng kí tạm trú trên 6 tháng), mật độ dân số
bình quân 770 người/km2
- Dân số của Xã phân bố không đều , chủ yếu tập trung tại những ấp ven các
trục lộ giao thông trong Xã. Tuy nhiên, do tốc độ đô thị hoá nhanh nên địa bàn Xã
cũng đã, đang và cũng sẽ đón nhận 1 lượng không nhỏ dân số từ nơi khác đến sinh

sống. Điều này tác động rất lớn đến sự hình thành và thúc đẩy các điểm, khu dân cư,
các tụ điểm kinh tế, các khu vực công nghiệp, các nghành nghề truyền thống,…. Từ đó
dẫn đến sự thay đổi phân bố dân cư, phát triển sản xuất, đồng thời tác động nhất định
đến việc sử dụng đất trên địa bàn Xã.
- Về số hộ sản xuất nông nghiệp: 1.1125 hộ, chiếm 40,66% tổng số hộ. Đặc
điểm: các hộ này không còn sản xuất thuần nông mà kết hợp các ngành nghề khác
như: buôn bán nhỏ, làm công nhân,…diện tích canh tác 1095,57ha/3392 lao động nông
nghiệp; qua số liệu trên, ta thấy số hộ dân của Xã sống bằng nghề nông nghiệp còn khá
cao(gần 50%), diện tích bình quân cho 1 lao động nông nghiệp là 0.3229ha/lao động,
đồng thời diện tích sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Nhơn Đức nhỏ lẻ, manh
múm; đây cũng là Xã có tốc độ đô thị hoá nhanh nên việc phát triển kinh tế của Xã
theo hướng đẩy mạnh tỷ trọng các ngành công nghiệp – dịch vụ, giảm dần tỷ trọng các
ngành nông nghiệp.
Lao động:
- Xã Nhơn Đức có lực lượng lao động khá dồi dào với hơn 8.343 người( Nam
3.716, Nữ 4627), chiếm 74,63%dân số toàn Xã. Trong đó lao động trong độ tuổi: 6431
người; ngoài độ tuổi 1.912 người. Gồm :
+ Nhân khẩu nông nghiệp: 3.392 người, ứng với 1.125 hộ.


+ Nhân khẩu phi nông nghiệp: 4.951 người, ứng với 1.648 hộ.
- Lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp là 3.392 người,
chiếm 40,66% lực lượng lao động của xã: còn lại 59,34% là lao động trong lĩnh vực
tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại, công chức viên chức nhà nước, lao động
làm việc trong các xí nghiệp, doanh nghiệp trên địa bàn Xã và các vùng lân cận. Do đó
để phát huy tổng thể mọi nguồn lực trong quy hoạch – phát triển của Xã, cần đặc biệt
quan tâm đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn.
b) Văn hóa - Giáo dục
Qua phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cư” đề nghị tuyên dương 1.618 gia đình văn hóa và 214 gương “Người tốt

việc tốt” năm 2008. Tỷ lệ đạt tiêu chuẩn văn hóa 2/4.
Tỷ lệ huy động học sinh ra lớp các cấp học, công tác vận động phổ cập giáo dục
đều đạt chỉ tiêu. Kết quả đạt được là nhờ làm tốt công tác vận động, sự phối hợp tốt
của Ban chỉ đạo và sự quan tâm lãnh đạo của chi bộ ấp.
Kết quả vận động trẻ ra lớp các cấp học đạt 98,25%; phổ cập giáo dục đạt và
vượt chỉ tiêu:
- PCGD bậc trung học: đạt (tỷ lệ 72,31%)
- PCGD trung học cơ sở đạt 85,06/80% ; PCGD tiểu học đạt 97,18/95% ;
PCGD tiểu học đúng độ tuổi 97,4/85% ; chống mù chữ đạt chuẩn quốc gia 96,09%.
c) Y tế
- Xã có 1 trạm y tế đã xây mối trên địa bàn 2 Ấp chưa công nhận đạt chuẩn: về
nhân sự có 7 y, bác sĩ còn thiếu 1 y sỹ đông y.Trạm y tế của xã với 10 giường bệnh và
được đầu tư trang thiết bị, nhưng vẫn còn chưa đủ so với chuẩn về cơ sở vật chất và
nhu cầu người dân; tuy nhiên cũng đã thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe người
dân và cộng đồng. Bình quân hàng năm, trạm tổ chức khám và phát thuốc miễn phí
cho khoảng 6.000 lượt người và kết hợp với UBND xã vận động các đoàn y bác sĩ
bệnh viện của Thành phố khám và điều trị miễn phí cho các hộ nghèo và gia đình khó
khăn trong năm qua.
- Có 4207 người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt tỷ lệ 37,63%.


2.3. Đánh giá khái quát chung
2.3.1. Thuận lợi
- Cơ sở hạ tầng đang từng bước được cải thiện đã phần nào đáp ứng được sản
xuất nông nghiệp, thương mại, dịch vụ và đời sống dân cư. Nguồn lực phát triển kinh
tế còn ở dạng tiềm năng rất lớn gắn với các hoạt động nuôi trồng thủy sản, phát triển
dịch vụ.
- Giáo dục, y tế sức khỏe cộng đồng được quan tâm đúng mức, xây dựng cơ sở
vật chất, đào tạo nhân lực, đạt được nhiều thành tích khích lệ. Giáo dục đáp ứng được
nhu cầu học tập của người dân địa phương và công tác y tế sức khỏe cộng đồng đã

triển khai nhiều chương trình khám và chữa bệnh đến bà con nông dân của Xã.
- Một số lao động nông nghiệp chuyển dịch sang lao động công nghiệp, làm
tăng thu nhập trong hộ nông nghiệp, một số khác tham gia các hoạt động dịch vụ liên
quan góp phần tạo nguồn lực cho phát triển nông nghiệp.
- Về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, ngoài thị trường chính là thành
phố còn thuận lợi khác là gần các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp của các tỉnh
liền kề với nguồn lao động nhập cư dồi dào phục vụ tại các cơ sở làng nghề tạo ra nhu
cầu tiêu thụ nông sản tại chỗ lớn.
2.3.2. Khó khăn
- Tình hình thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên
địa bàn Xã trong thời gian qua hiệu quả chưa cao do tốc độ đô thị hóa nhanh, việc tiêu
thụ sản phẩm cây trồng vật nuôi còn gặp nhiều khó khăn vì nông dân chủ yếu nuôi
trồng dưới dạng nhỏ lẻ. Kết quả sản xuất nông nghiệp không khả quan do thời tiết,
dịch bệnh thường xuyên xảy ra khiến cho nông dân không mạnh dạn đầu tư mở rộng
hay chuyển đổi sang cây trồng vật nuôi khác.
- Là một Xã nông nghiệp, tuy nhiên trong thời gian tới do tác động của quá
trình đô thị hóa đồng thời sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong đó sự phát triển các lĩnh
vực kinh tế công nghiệp –tiểu thủ công nghiệp – thương mại dịch vụ sẽ tác động mạnh
đến phát triển nông nghiệp tại địa phương. Một số lao động nông nghiệp chuyển dịch
sang lao động công nghiệp, thương mại dịch vụ.


- Lao động nông nghiệp tham gia sản xuất chính đa số lớn tuổi, tuy có kinh
nghiệm nhưng khả năng tiếp thu kỹ thuật và năng xuất lao động thấp, dẫn đến tình
trạng ngại ngùng trong việc ứng dụng một số giống cây trồng, vật nuôi mới có hiệu
quả kinh tế cao.
- Điều kiện thổ nhưỡng không thuận lợi, nước mặn xam hại, sâu.
- Qui mô sản xuất hiện nay vẫn còn manh múng nhỏ lẻ không đáp ứng được
yêu cầu của thị trường.
- Quan hệ sản xuất chưa được cải thiện, kinh tế tập thể chưa được quan tâm

đúng mức. Các hoạt động HTX, tổ hợp tác chưa được đầu tư và tổ chức quy củ, cần có
những biện pháp cụ thể trong công việc vận động nông dân tham gia các HTX, các tổ
hợp tác.
- Đội ngũ kĩ sư nông nghiệp còn hạn chế, ứng dụng kĩ thuật chưa thật sự phổ
biến.


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

Chương này của đề tài sẽ trình bày chi tiết các vấn đề lý luận liên quan đến
nước sinh hoạt và giới thiệu một cách có hệ thống các phương pháp nghiên cứu mà đề
tài sử dụng để đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Nội dung trình bày đi theo trình tự: mở
đầu là những khái niệm và cơ sở lý luận liên quan đến nước sinh hoạt: tầm quan trọng
của nước đối với sự sống,tiêu chuẩn chất lượng nước sinh hoạt; Phần kế đến là lý luận
về cầu; Phần cuối của chương là các phương pháp nghiên cứu cụ thể được ứng dụng
để tìm ra kết quả nghiên cứu.
3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của nước đối với sự sống
Con người mỗi ngày cần 1 kg thức ăn. Riêng cho uống cần đến 1,38 lít nước/ngày.
Nước giúp con người và động thực vật trao đổi, vận chuyển thức ăn tham gia vào các
phản ứng sinh hóa học, các mối liên kết và cấu tạo vào cơ thể. Nước cần cho tất cả vi sinh
vật, động vật, thực vật và con người. Con người có thể nhịn ăn 15 ngày, nhưng nhịn uống
chỉ 2 – 4 ngày là cùng. Ở đâu có nước ở đó đã, đang hoặc sẽ có sự sống. Nhưng ngược lại,
ở đâu có sự sống thì ở đấy tất yếu phải có nước. Ngày nay, khi xã hội càng phát triển,
càng văn minh thì nước cho sinh hoạt càng cao, như ở Nhật Bản, Mỹ, Bắc Âu mỗi người
cần 150 lít mỗi ngày. Ở nước ta hiện nay vào khoảng 90 – 100 lít/người/ngày. Trong cơ
thể người hơn 65% là nước. Khi mất đi từ 6 – 8% nước con người có cảm giác mệt, nếu
mất 12% có thể hôn mê và có thể chết. Do vậy, nước là không thể thiếu đối với sự sống



×