Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CÂY ĐIỀU CỦA NÔNG HỘ TẠI XÃ ĐỒI 61 HUYỆN TRẢNG BOM TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1002.57 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CÂY ĐIỀU
CỦA NÔNG HỘ TẠI XÃ ĐỒI 61 HUYỆN TRẢNG BOM
TỈNH ĐỒNG NAI

NGHIÊM THỊ QUÝ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/ 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CÂY ĐIỀU
CỦA NÔNG HỘ TẠI XÃ ĐỒI 61 HUYỆN TRẢNG BOM
TỈNH ĐỒNG NAI

NGHIÊM THỊ QUÝ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành Phố Hồ Chí Minh


Tháng 07/ 2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Hiệu Quả
Sản Xuất Kinh Doanh Cây Điều Của Nông Hộ Tại Xã Đồi 61, Huyện Trảng Bom,
Tỉnh Đồng Nai” do Nghiêm Thị Quý, sinh viên Khóa 32, ngành Kinh Tế Nông Lâm,
đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _________

Lê Vũ
Giáo viên hướng dẫn
(Chữ ký)

_______________________
Ngày ….. tháng …..năm …..

Chủ Tịch Hội Đồng chấm báo cáo
(Chữ ký – Họ tên)

____________________________
Ngày ….. tháng …. năm …..

Thư Ký Hội Đồng chấm báo cáo
(Chữ ký – Họ tên)

____________________________
Ngày ….. tháng … năm…


LỜI CẢM TẠ

Trước hết con xin cảm ơn bố mẹ và những người thân trong gia đình đã ủng hộ,
động viên và dõi theo từng bước con đi trong thời gian qua để con có được ngày hôm
nay.
Kế đến em xin được gửi lời tri ân sâu sắc đến Quý thầy cô khoa Kinh tế trường
Đại học Nông Lâm đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cho em trong những năm
học tại trường.
Và đặc biệt gửi lời cảm ơn đến:
Thầy Lê Vũ, giảng viên khoa Kinh Tế, trường Đại học Nông Lâm, đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm luận văn.
Phòng kinh tế huyện trảng bom, ủy ban nhân dân xã đồi 61 và các bác, các cô
chú trồng điều xã đồi 61 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập.
Cuối cùng, xin cảm ơn những người bạn đã cùng chung vai, sát cánh bên tôi
trong suốt những năm ở giảng đường đại học.
Xin chân thành cám ơn!
Tp.HCM, tháng…năm …
Sinh viên
Nghiêm Thị Quý


TÓM TẮT NỘI DUNG
NGHIÊM THỊ QUÝ, khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh. Tháng 7 năm 2010. “Phân Tích Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Cây Điều
Của Nông Hộ Tại Xã Đồi 61, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai”.
NGHIEM THI QUY, Faculty of Economics, Nong Lam University Ho Chi Minh City.
July 2010. “Analysing The Business And Production Effect Of Cashew Trees At
Farmer Households In Doi 61 Village, Trang bom District, Dongnai Province”.
Nội dung của đề tài tìm hiểu điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội tồn tại
trên địa bàn xã, từ đó rút ra những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất nông
nghiệp của xã.
Tìm hiểu tình hình sản xuất tiêu thụ, sự biến động giá cả trong những năm qua

trên địa bàn xã Đồi 61
Đánh giá kết quả - hiệu quả đạt được trên 1 ha điều tại các nông hộ. So sánh
hiệu quả giữa cây điều ghép và cây điều hạt
Tìm hiểu về thực trạng trồng điều tại các nông hộ trên địa bàn xã như vốn, kỹ
thuật, khuyến nông…. Trên cơ sở đó rút ra những kết luận và đưa ra những kiến nghị,
những giải pháp cho ngành trồng điều ở địa phương.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. xi
DANH MỤC PHỤ LỤC .............................................................................................. xii
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung ..............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể..............................................................................................2
1.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................2
1.4.1 Đối tượng .......................................................................................................2
1.4.2. Phạm vi không gian ......................................................................................2
1.4.3. Phạm vi thời gian ..........................................................................................3
1.5. Cấu trúc luận văn..................................................................................................3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................4
2.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................4
2.1.1. Vị trí địa lý ....................................................................................................4
2.1.2. Địa hình, địa mạo ..........................................................................................5
2.1.3. Thời tiết - khí hậu .........................................................................................5

2.1.4. Thủy văn và nguồn nước ..............................................................................7
2.1.5. Các nguồn tài nguyên ...................................................................................8
2.1.6. Thực trạng môi trường ................................................................................11
2.1.7. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên ........................................................11
2.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội .................................................................12
2.2.1. Về kinh tế ....................................................................................................12
2.2.2. Về xã hội .....................................................................................................15
CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................19
3.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................19

v


3.1.1. Hộ nông dân ................................................................................................19
3.2. Tổng quan về cây điều .......................................................................................19
3.2.1. Đặc điểm cây điều.......................................................................................20
3.2.2. Điều kiện sinh thái ......................................................................................21
3.2.3. Kỹ thuật trồng điều .....................................................................................21
3.2.4. Kỹ thuật chăm sóc cho điều ........................................................................21
3.2.5. Các thời kỳ chính trong trồng điều .............................................................23
3.2.6. Một số giống điều đang được trồng ở xã ....................................................23
3.2.7. Cây điều tại Việt Nam ................................................................................24
3.2.8. Ý nghĩa kinh tế - xã hội của cây điều .........................................................25
3.3. Khái niệm hiệu quả kinh tế ................................................................................25
3.3.1. Các chỉ tiêu xác định kết quả sản xuất ........................................................25
3.3.2. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế (NPV,BCR,IRR,PP) .....................26
3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................28
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu......................................................................28
3.4.2. Phương pháp phân tích số liệu ...............................................................28
3.4.3. Phương pháp thực hiện ...........................................................................28

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................29
4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ điều của việt nam...............................................29
4.2. Tình hình sản xuất điều tại xã ............................................................................30
4.2.1. Tình hình sử dụng đất trồng điều ................................................................30
4.2.2. Sự biến động diện tích đất trồng điều qua các năm của xã.........................30
4.2.3. Thực trạng về mật độ trồng.........................................................................32
4.3. Tình hình tiêu thụ điều tại xã đồi 61 ..................................................................33
4.3.1 Tình hình tiêu thụ .........................................................................................33
4.3.2 Sự biến động về giá trên địa bàn xã từ năm 2002 – 2009............................33
4.4. Thông tin về nhóm hộ điều tra ...........................................................................34
4.4.1. Trình độ học vấn và số năm trồng điều ......................................................34
4.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây điều..............................................................36
4.5.1. Kết quả - hiệu quả kinh tế của hai mô hình trồng điều trong năm 2009 ....36
4.5.2. Kết quả - hiệu quả cả vòng đời của cây điều hạt và điều ghép...................39

vi


4.5.3. Sản lượng, doanh thu 1 ha Điều trong cả vòng đời ....................................44
4.5.4. Kết quả - hiệu quả của 1 ha điều trong cả vòng đời ...................................45
4.5.5. Phân tích độ nhạy NPV của điều hạt ..........................................................47
4.5.6. Chi phí đầu tư cho 1 ha điều trồng ghép ở thời kỳ kiến thiết cơ bản. ........48
4.5.7. Chi phí đầu tư cho 1 ha điều ghép giai đoạn kinh doanh ...........................50
4.5.8. Sản lượng, doanh thu 1 ha Điều trong cả vòng đời ....................................53
4.5.9. Phân tích độ nhạy NPV của vườn điều ghép ..............................................56
4.6. So sánh hiệu quả kinh tế giữa 2 vườn điều ghép và điều hạt .............................57
4.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cây trồng..................................................58
4.8. Nguyên nhân phát triển và hạn chế sản xuất hạt điều tại xã Đồi 61 ..................60
4.9. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trồng điều tại các nông hộ xã Đồi 61 ......61
4.9.1. Giải pháp về giống ......................................................................................61

4.9.2. Giải pháp tăng chi phí đầu tư ......................................................................61
4.9.3. Giải pháp tăng cường công tác khuyến nông..............................................62
4.9.4. Giải pháp thị trường ....................................................................................64
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................65
5.1. Kết luận ..............................................................................................................65
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................66
5.2.1. Đối với người nông dân ..............................................................................66
5.2.2. Đối với các cấp chính quyền địa phương và các ban ngành có liên quan ..67
5.2.3. Đối với các nhà máy chế biến. ....................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................68

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo Vệ Thực Vật

CPLĐ

Chi Phí Lao Động

CPSX

Chi Phí Sản Xuất

DT

Doanh Thu


ĐT - TTTH

Điều Tra Và Tính Toán Tổng Hợp

LN

Lợi Nhuận

MNCD

Miền Núi Chưa Dùng

NPV

Hiện Giá Ròng

SCK

Suất Chiết Khấu

TN

Thu Nhập

TT

Thành Tiền

UBND


Ủy Ban Nhân Dân

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Đặc Trưng Sinh Thái Để Phát Triển Thâm Canh Cây Điều ...........................6
Bảng 2.2. Một Số Yếu Tố Khí Hậu Huyện Trảng Bom ..................................................7
Bảng 2.3. Cơ Cấu Các Loại Cây Trồng Theo Diện Tích của Xã Đồi 61 Năm 2009 ......9
Bảng 2.4. Hiện Trạng Sử Dụng Đất Theo Đối Tượng Quản Lý, Sử Dụng trong .........10
Bảng 2.5. Tình Hình Trồng Trọt Qua Các Năm của Xã Đồi 61 ...................................13
Bảng 2.6. Tình Hình Chăn Nuôi Qua Các Năm của Xã Đồi 61 ....................................14
Bảng 2.7. Tình Hình Dân Số Trên Địa Bàn Xã Đồi 61 .................................................15
Bảng 2.8. Hiện Trạng Dân Số, Hộ Khẩu và Dân Tộc Xã Đồi 61 .................................16
Bảng 3.1. Một Số Khác Biệt về Đặc Điểm Chính của Giống Điều Ghép và Điều Hạt 24
Bảng 4.1. Tình Hình Sử Dụng Đất Trồng Điều ở Xã Đồi 61........................................30
Bảng 4.2. Cơ Cấu, Năng Suất Giống Điều tại Địa Phương ..........................................32
Bảng 4.3. Mật Độ Cây/Ha, Khoảng Cách Trồng ở Địa Phương ...................................32
Bảng 4.4. Biến Động Giá Thu Mua Điều ở Xã Đồi 61 Từ Năm 2000 – 2009..............34
Bảng 4.5. Trình Độ Học Vấn của Hộ Điều Tra .............................................................34
Bảng 4.6. Số Năm Trồng Điều của Hộ Điều Tra ..........................................................35
Bảng 4.7. Diện Tích Trồng Điều của Hộ Điều Tra .......................................................35
Bảng 4.8. Kết Quả - Hiệu Quả Kinh Tế Của Cây Điều Hạt trong năm 2009 ..............37
Bảng 4.9. Kết Quả - Hiệu Quả Kinh Tế của Cây Điều Ghép trong Năm 2009 ...........38
Bảng 4.10. So Sánh Các Chỉ Tiêu Hiệu Quả Của Hai Mô Hình ...................................38
Bảng 4.11. Chi Phí Đầu Tư cho 1 Ha Điều Hạt Thời Kỳ Kiến Thiết Cơ Bản ..............40
Bảng 4.12. Chi Phí Đầu Tư cho 1 Ha Điều Hạt trong Giai Đoạn Kinh Doanh ............42
Bảng 4.13. Tổng Hợp Chi Phí Trung Bình 1 Năm trong Giai Đoạn Kinh Doanh .......43

Bảng 4.14. Sản Lượng, Giá, Doanh Thu Qua Các Năm Trong Thời Kỳ Kinh Doanh
của Vườn Điều Trồng Hạt .............................................................................................44
Bảng 4.15. Chiết Tính NPV - IRR Cho 1 Ha Điều Trồng Hạt tại Các Hộ Điều Tra ....45
Bảng 4.17. Sự Thay Đổi của NPV Khi Giá Bán và Chi Phí Đầu Tư Trung Bình Thay
Đổi .................................................................................................................................48
Bảng 4.18. Chi Phí Đầu Tư Cho 1 Ha Điều Ghép Thời Kỳ Kiến Thiết Cơ Bản ..........49

ix


Bảng 4.19. Chi Phí Đầu Tư cho 1ha Điều Ghép trong Giai Đoạn Kinh Doanh ...........51
Bảng 4.20. Tổng Hợp Chi Phí Trung Bình 1 Năm trong Giai Đoạn Kinh Doanh ........52
Bảng 4.21. Sản Lượng, Giá, Doanh Thu Qua Các Năm trong Thời Kỳ Kinh Doanh của
Vườn Điều Trồng Ghép .................................................................................................54
Bảng 4.22. Chiết Tính NPV - IRR Cho 1 Ha Điều Trồng Ghép tại Các Hộ Điều Tra .54
Bảng 4.23. Sự Thay Đổi của NPV Khi Giá Bán và Suất Chiết Khấu Thay Đổi..........56
Bảng 4.24. Sự Thay Đổi của NPV Khi Giá Bán và Chi Phí Đầu Tư Trung Bình Thay
Đổi .................................................................................................................................57
Bảng 4.25. So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế giữa Vườn Điều Ghép và Điều Hạt...............58
Bảng 4.26. Các Yếu Tố ảnh Hưởng Năng Suất Cây Điều ...........................................60

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Bản Đồ Vị Trí Xã Đổi 61 – Huyện Trảng Bom – Tỉnh Đồng Nai ..................4
Hình 2.2. Biểu Đồ Cơ Cấu Hộ Phân Theo Ngành Nghề Sản Xuất ...............................16
Hình 3.1. Cây Điều Thời Kỳ Ra Trái ............................................................................19
Hinh 4.1.Biểu Đồ Diện Tích Điều Qua Các Năm .........................................................31

Hình 4.2. Biểu Đồ Thể Hiện Sản Lượng Điều Qua Các Năm ......................................31
Hình 4.3. Sơ Đồ Hệ Thống Thu Mua Điều Trên Địa Bàn Xã .......................................33
Hình 4.4. Vườn Điều Hạt Giai Đoạn Kinh Doanh ........................................................41
Hình 4.5. Biểu Đồ Thể Hiện Sản Lượng Điều Hạt/Ha Qua Các Năm ..........................44
Hình 4.6. Vườn Điều Ghép Giai Đoạn Kinh Doanh .....................................................50
Hình 4.7. Biến Động Sản Lượng của Điều Ghép Qua Các Năm .................................53
Hình 4.8. Biểu Đồ Thể Hiện Tình Hình Vay Vốn của Người Dân. .............................62
Hình 4.9. Biểu Đồ Thể Hiện Tình Hình Tham Gia Khuyến Nông ..............................63

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh Sách Các Hộ Điều Tra
Phụ lục 2. Bảng Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hầu hết dân số nước ta sống ở nông thôn và làm việc trong lĩnh vực nông
nghiệp, bên cạnh đó Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa được thiên nhiên
ưu đãi về nhiều mặt như: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu thuận lợi
cho việc phát triển nông nghiệp. Mặt khác trong những năm gần đây với việc chuyển
dịch cơ cấu, sản xuất nông nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu to lớn,đời sống người
dân từ chỗ không có cái ăn, cái mặc đến ăn no, mặc ấm. Lương thực một vấn đề cơ
bản của người dân Việt Nam đã được giải quyết, từ đó người dân có điều kiện hướng
tới sản xuất những ngành, nhãng cây có giá trị kinh tế cao, trong đó cây điều là một

trong những cây mũi nhọn trong việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại địa
phương
Cây điều là cây công nghiệp lâu năm ngoài ý nghĩa đem lại hiệu quả kinh tế
còn mang nhiều ý nghĩa xã hội. Điều có rất nhiều công dụng, các sản phẩm từ điều
như trái điều, hạt điều, vỏ hạt điều, củi điều, gỗ điều đều có giá trị. Nhân hạt điều là
một trong những mặt hàng xuất khẩu cao cấp, nhiều chất dinh dưỡng. Sản lượng diều
xuất khẩu của Việt Nam hiện nay đứng thứ nhất trên thế giới. Hơn nữa cây điều còn
giúp tăng độ che phủ thực vật, có khả năng cải tạo đất tơi xốp, giải quyết việc làm cho
lực lượng lao động dư thừa ở nông thôn.
Trong các tỉnh, Đồng Nai là tỉnh có diện tích và sản lượng điều lớn thứ hai sau
Bình Phước. Trảng Bom là một huyện của tỉnh Đồng Nai, với diện tích điều hơn 4.000
ha đã góp phần không nhỏ vào lượng diều xuất khẩu hàng năm của tỉnh. Tropng đó xã
Đồi 61 cũng là một trong những xã trồng điều ở huyện.
Để đánh giá hiệu quả kinh tế của cây điều cao hay thấp? rủi ro như thế nào? Có
thể cải thiện hiệu quả kinh tế được không? Người dân sản xuất điều ở xã Đồi 61 thay
đổi ra sao?trong sản xuất có những thuận lợi và khó khăn gì?


Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, được sự đồng ý của Khoa Kinh Tế Trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và sự giúp đỡ của Phòng Kinh Tế Huyện
Trảng Bom, UBND Xã Đồi 61 và được sự hướng dẫn của thầy Lê Vũ, tôi đã tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh cây điều của nông hộ
tại xã Đồi 61, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai”. Trong quá trình thực hiện đề tài,
với điều kiện thời gian và không gian còn có hạn nên không tránh khỏi những thiếu
sót, tôi mong được sự hướng dẫn tận tình, góp ý của thầy cô và bạn bè để đề tài được
hoàn thiện hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá và phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất cây điều tại xã Đồi 61
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Tìm hiểu tình hình sản xuất điều tại xã Đồi 61
Đánh giá hiệu quả kinh tế cây điều của nông hộ trong cả vòng đời của cây
Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của cây điều.
1.3. Nội dung nghiên cứu
Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu, đề tài đã tập trung nghiên cứu những vấn
đề sau:
Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội trên địa bàn xã, từ đó rút ra
những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất nông nghiệp nói chung và cây điều
nói riêng
Tìm hiểu tình hình đầu tư và kết quả kinh doanh điều tại các nông hộ
Đánh giá kết quả - hiệu quả đạt được trên 1 ha điều tại các nông hộ
Trên cơ sở đó đưa ra những kết luận và nêu ra một số kiến nghị và đề xuất một
số giải pháp nâng cao hiệu quả trồng điều
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các chỉ tiêu tài chính phản ánh kết quả, hiệu
quả của cây điều
1.4.2. Phạm vi không gian
Nghiên cứu thực hiện đề tài tại xã Đồi 61, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

2


1.4.3. Phạm vi thời gian
Đề tài thực hiện từ 20/03/2010 – 20/06/2010.
1.5. Cấu trúc luận văn
Đề tài gồm 5 chương:
Chương 1: Nêu khái quát sự cần thiết của đề tài, tóm tắt nội dung, phạm vi
nghiên cứu đề tài
Chương 2: Trình bày khái quát điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội trên

địa bàn xã, từ đó rút ra những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất điều
Chương 3: Trình bày những cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu và
sử dụng các phương pháp phân tích và phương pháp điều tra nông hộ đẻ thu thập số
liệu
Chương 4: Trình bày nội dung nghiên cứu của đề tài: Đánh giá hiệu quả - kết
quả sản xuất cho 1 ha điều và phân tích các yếu tố liên quan đến đề tài
Chương 5: Kết luân và đưa ra kiến nghị

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Hình 2.1: Bản Đồ Vị Trí Xã Đổi 61 – Huyện Trảng Bom – Tỉnh Đồng Nai

Huyện
Vĩnh
Cửu

Tp
Biên
Hòa

Huyện
Thống
Nhất

Huyện Long Thành

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Trảng Bom, 2009


Xã Đồi 61 nằm ở trung tâm huyện Trảng Bom, tiếp giáp với thị trấn Trảng
Bom ở phía Tây Bắc, cách thành phố Biên Hoà 25 km về phía Đông theo QL1A. có
tổng diện tích tự nhiên là 2.571,02ha, chiếm 7,88% diệntichs tự nhiên của Huyện. Với
tổng dân số khoảng 8.821 người,bình quân 343 người/km2. Xã được chia thành 4 ấp
(ấp Tân Phát, Tân Đạt, Tân Hưng và Tân Thịnh). Ranh giới tiếp giáp với:
Phía Bắc giáp xã Sông Trầu
Phía Tây Bắc giáp thị trấn Trảng Bom
Phía Đông giáp xã Tây Hoà và Trung Hoà
Phía Tây giáp Xã Giang Điền
Phía Nam giáp xã An Viễn
Trên địa bàn xã có đường QL1A đi theo ranh giới phía Bắc với chiều dài 2,5
km, có các tuyến đường liên xã Đồi 61 - An Viễn rất thuận lợi về giao thông giao lưu
kinh tế , xã hội với bên ngoài.
2.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình trên phạm vi toàn xã tương đối bằng phẳng, chủ yếu ở độ dốc cấp 1,
cấp 2 (từ 0 - 80), ít bị chia cắt, hướng dốc chủ yếu theo hướng Đông - Tây và từ Bắc
xuống Nam. Độ cao trung bình từ 45 - 50 m, cao nhất 61 m và thấp nhất 30 m.
Đất đai chủ yếu được hình thành trên trầm tích phù sa cổ (pleistocence), tạo ra
phần lớn các loại đất xám bạc màu, thành phần cơ giới nhẹ, lẫn nhiều cát. Trong điều
kiện nhiệt đới dễ bị rửa trôi, nghèo dưỡng chất…
Nhìn chung với điều kiện trên việc xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển sản
xuất theo hướng cơ giới hoá cũng như việc phân bổ sử dụng đất và bố trí cơ cấu cây
trồng khá thuận lợi.
2.1.3. Thời tiết - khí hậu
Xã Đồi 61 nói riêng , huyện Trảng Bom nói chung nằm trong vùng nhiệt đới gió
mùa, cận xích đạo phù hợp với khí hậu vùng Đông Nam Bộ và được chia làm 2 mùa
rõ rệt là mùa mưa và mùa khô:

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mưa chủ yếu tập trung vào ba tháng
7, 8, 9 với lượng mưa trung bình hàng năm 2000 mm. Mùa mưa có gió mùa Tây Nam
mang nhiều hơi ẩm từ Ấn Độ Dương, thuộc không khí xích đạo và nhiệt đới có đặc
tính nóng ẩm vào mùa mưa.

5


Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau và chịu tác động của gió
mùa Đông Bắc, mang tính chất chủ yếu của vành đai tín phong và không khí nhiệt đới
ít hơi ẩm, nóng và hầu như không có mưa. Vào mùa khô thỉnh thoảng vẫn còn sương
muối thường xuất hiện vào khoảng tháng 12 và tháng 1 năm sau.
Nhiệt độ không khí trung bình năm từ 25 - 260c, nhiệt độ tối cao đạt 34 - 350c
và tối thấp từ 20 - 210c. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm đạt 80 - 85%, độ ẩm
trung bình hàng năm tối cao đạt 90 - 93%, độ ẩm trung bình hàng năm tối thấp 2028%. Số giờ nắng trung bình năm khoảng 2.000 - 2.600 giờ/năm, mùa khô chiếm đến
55 - 60% tổng số giờ nắng trong năm. Tốc độ gió trung bình từ 2,0 - 2,5 m/s.
Với khí hậu như trên là một điều kiện, yếu tố thuận lợi cho phát triển kinh tế
đặc biệt là phát triển cây trồng. tuy nhiên còn có một số yếu tố như: sương mù, gió
nóng, sâu bệnh… là điều kiện gây không ít khó khăn cho việc phát triển cây trồng.
Bảng 2.1. Đặc Trưng Sinh Thái Để Phát Triển Thâm Canh Cây Điều
Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Giá trị

Mùa khô kéo dài

Tháng/năm


4-6

Nhiệt độ không khí trung bình năm

0

c

24- 28

Nhiệt độ năm trung bình tối thấp

0

c

18

Độ cao so với mặt nước biển

m

0 - 600

Mm/năm

800 - 1600

Lượng mưa


0

Nhiệt độ năm trung bình tối cao
Ánh nắng mặt trời
Độ ẩm tương đối của không khí
Tốc độ gió

c

38

Giờ/năm

1500 - 2000

%

65 - 80

Km/giờ

5 - 25

Loại đất

Cát pha

Độ phì

Bình thường hoặc thấp


Độ PH

4,5 - 6,5

Nguồn: Phòng Thống Kê Huyện Trảng Bom

6


Bảng 2.2. Một Số Yếu Tố Khí Hậu Huyện Trảng Bom
Stt

Chỉ tiêu

1

Nhiệt độ trung bình năm

2

Nhiệt độ tối cao

3

Nhiệt độ tối thấp

4

Tổng tích ôn


5

Đơn vị

Giá trị

0

c

25 - 26

0

c

34 - 35

0

c

20 - 21

0

c

9000 - 9500


Độ ẩm trung bình hàng năm

%

80 - 85

6

Độ ẩm trung bình hàng năm cao nhất

%

90 - 93

7

Độ ẩm trung bình hàng năm thấp nhất

%

20 - -28

8

Lượng bốc hơi trung bình hàng năm

mm

1.100 - 1.400


9

Lượng mưa bình quân năm

mm

2.000

10

Tốc độ gió trung bình

m/s

2,0 - 2,5

Nguồn: phòng thống kê huyện Trảng Bom
Nhìn chung điều kiện khí hậu và tự nhiên của huyện Trảng Bom thích hợp cho
việc thâm canh và phát triển cây điều.
2.1.4. Thủy văn và nguồn nước
Hệ thống thuỷ văn xã Đồi 61 không nhiều, trên địa bàn xã có sông Buông chảy
qua với chiều dài khoảng 1,5 km, rộng khoảng 20 m và suối Tre với chiều dài khoảng
4 km, rộng khoảng 4 m, hướng chảy từ Tây sang Đông.
Nhìn chung hệ thống sông ngòi ở xã khá đơn giản, nhưng nó cũng góp phần
đáng kể cho việc cung cấp nước cho ngành trồng trọt vào mùa khô.
Bên cạnh nguồn nước mặt được sử dụng ở địa phương, nguồn nước ngầm hiện
nay cũng được khai thác nhưng với quy mô nhỏ, chỉ dùng cho sinh hoạt. Hầu hết các
nông hộ đều nhờ vào nguồn nước mưa trong canh tác.


7


2.1.5. Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên đất:
Theo kết quả điều tra chỉnh lý bản đồ đất trên địa bàn xã có 3 loại đất chính:
a) Nhóm đất đỏ:
Đất đỏ thẫm: có diện tích là 300,90 ha, chiếm 11,70% diện tích toàn xã, chủ
yếu phân bổ ở vùng đất cao su ấp Tân Phát, nguồn gốc hình thành trên đá bazan.Đặc
điểm: đất tơi xốp, tầng đất dày, giàu mùn, đạm, ít chua chất lượng tốt, rất phù hợp với
cây trồng có giá trị kinh tế cao như điều, cao su, cà phê, ….
Đất đỏ vàng: có diện tích là 85,25 ha, chiếm 3,32% diện tích toàn xã, tính chất
tương tự như đất đỏ thẫm nhưng chất lượng thấp hơn
b) Nhóm đất đen (luvisols)
Nhóm đất đen có diện tích là 459,05 ha, chiếm 17,85% diện tích tự nhiên.
Trong đó:
Đất đen điển hình có kết cấu von nhiều tầng nông với diện tích 442,48 ha. Đất
có thành phần cơ giới thịt nặng: có độ chua hoạt tính và trao đổi đạt mức từ chua ít đến
gần trung tính; hàm lượng mùn trung bình, tầng mặt đạt khoảng 3,1 - 3,7% nhưng có
chênh lệch giảm lớn theo chiều sâu của phẫu diện; đạm tổng số từ trung bình đến giàu
tầng mặt đạt 0,13 - 0,25%; giàu lân tổng số tầng mặt đạt từ 0,18 - 0,23%; rất nghèo kal
Đất đen Gley nứt nẻ với diện tích 16,57 ha. Đất có thành phần cơ giới thịt nặng;
có đặc tính từ chua ít đến gần ttrung tính; hàm lượng mùn trong đất đạt từ trung bình
đến giàu, tầng mặt khoảng 3,1 - 6,7% và giảm dần theo chiều sâu phẫu diện; đạm tổng
số từ trung bình cho đến giàu, tầng mặt khoảng 0,11 - 0,25%; giàu lân tầng mặt
khoảng 0,15 - 0,16%, nghèo kali. Hầu hết đất đen này có địa hình thấp, ngập nước nên
chỉ sử dụng để trồng lúa nước.
c) Nhóm đất xám (Acrisols):
Đất xám có địa hình lớn nhất xã với 1.725,82 ha, chiếm 67,13% tổng diện tích
tự nhiên, hình thành trên đá phiến thạch sét, khả năng thoát nước tốt, thành phần cơ

giới nhẹ, dễ bị rửa trôi, nhiều chất dinh dưỡng (đặc biệt là mùn).

8


Bảng 2.3. Cơ Cấu Các Loại Cây Trồng Theo Diện Tích của Xã Đồi 61 Năm 2009
Chỉ tiêu

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

1. Cây hàng năm

289

15,37

Cây bắp

115

6,12

Cây đậu

18

0,95


156

8,30

1590,80

84,63

8

0,42

5,30

0,28

68

3,62

Cây điều

780

41,49

Cây cao su

670


35,64

Cây nhãn

8,50

0,45

51

2,71

1879,80

100,00

Cây hàng năm khác
2. Cây lâu năm
Cây tiêu
Cà phê
Cây ăn trái

Cây công nghiệp khác
Tổng diện tích đất trồng trọt

Nguồn tin: phòng thống kê Xã Đồi 61
Qua bảng 2.3, phần lớn diện tích đất trồng trọt là dùng để trồng các loại cây
công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao như điều, cao su, cây ăn trái. Trong đó cây
điều có diện tích lớn nhất chiếm 41,49% trong tổng diện tích đất trồng trọt tương ứng
với 780 ha.

Bên cạnh cây điều thì cây cao su cũng được nông dân ở đây trồng với diện tích
là 670 ha chiếm 35,64% trong tổng diện tích đất trồng trọt, như vậy cũng có thể coi
cây cao su và cây điều là hai cây chủ lực của xã. Ngoài ra trên địa bàn còn trồng thêm
một số loại cây lâu năm và cây ăn trái khác với 117,5 ha chiếm 6,78% diện tích trồng
trọt

9


Cây hàng năm như cây đậu, cây bắp cũng là cây lương thực của xã. Diện tích
cây bắp là 115 ha chiếm 6,12% diện tích đất trồng trọt.
Bảng 2.4. Hiện Trạng Sử Dụng Đất Theo Đối Tượng Quản Lý, Sử Dụng trong
Năm 2009
Đơn vị tính: Ha
Phân theo đối tượng, quản lý, sử
dụng
Mục đích sử dụng

Tổng số

Tỷ lệ
Hộ gia

(%)

đình, cá
nhân

UBND



Tổ

Tổ

chức

chức

kinh tế

khác
5,33

Tổng diện tích tự nhiên

2.571,02 100,00 1.588,56 122,25

854,88

1. Đất nông nghiệp

2.010,49

78,20 1.195,02

-

815,47


-

- Đấtsản xuất nông nghiệp

1.871,80

93,10 1.115,19

-

756,61

-

- Đất lâm nghiệp

-

-

-

-

-

-

- Đất nuôi trồng thủy sản


70,00

3,48

55,99

-

14,01

-

- Đất nông nghiệp khác

68,70

3,42

2,87

-

-

-

2. Đất phi nông nghiệp

560,53


21,80

39,02 122,25

399,26

5,33

58,05

10,36

58,05

-

-

-

471,72

84,16

-

97,70

374,02


2,01

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng

3,33

0,50

-

-

-

3,33

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa

13,85

2,49

-

13,85

-

-


- Đất sông suối và MNCD

13,85

2,49

-

13,85

-

-

-

-

-

-

-

-

- Đất ở
- Đất chuyên dùng

3. Đất chưa sử dụng


Nguồn: Phòng tài nguyên- môi trường huyện Trảng Bom
Nhìn chung đất đai trên địa bàn xã được sử dụng một cách triệt để, cơ cấu sử
dụng đất được bố trí hợp lý

10


Đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất, trong đó chủ yếu là đất sản xuất nông
nghiệp với hai nhóm cây trồng chính là đất trồng cây hàng năm (lúa, cây hàng năm
khác) và đất trồng cây lâu năm (cây công nghiệp lâu năm, cây ăn trái, …); các loại
hình cây trồng ngoài việc đem lại hiệu quả kinh tế cho người sử dụng đất, còn có tác
dụng bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao độ che phủ….
Đất phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng tương đối trong cơ cấu sử dụng đất (sau đất
nông nghiệp), hiệu quả sử dụng của nhóm đất này khá cao. Các loại đất phi nông
nghiệp góp phần rất quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội của xã phát triển.
2.1.6. Thực trạng môi trường
Tình trạng rác thải sinh hoạt là vấn đề bức xúc của địa phương hiện nay, do
chưa có bãi rác tập trung, dịch vụ thu gom rác thải chưa phát triển mạnh, thêm vào đó
là ý thức của một bộ phận người dân chưa cao, còn vứt rác bừa bãi nên tình trạng ô
nhiễm môi trường tại một số khu vực diễn ra khá trầm trọng.
2.1.7. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đã tạo cho xã những lợi thế và những
hạn chế sau:
a) Thuận lợi:
Cùng với xu hướng phát triển của huyện, trên địa bàn xã đã có khu công nghiệp
lớn như khu công nghiệp Bàu Xéo, đã và đang được đầu tư phát triển với tốc độ
nhanh, đưa vào hoạt động.
Nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, gần trung tâm knh tế của tỉnh,
khu công nghiệp AMATA và khu công nghiệp Biên Hòa I, II, cùng với khu công

nghiệp lớn của huyện như khu công nghiệp Hố Nai, khu công nghiệp Sông Mây nên
thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, trao đổi và giao lưu hàng hóa. Đặc biệt có thể
phát triển giao thông theo hai hướng đường sắt và đường bộ rất thuận tiện.
Khí hậu ôn hòa, tổng tích ôn cao, giàu ánh sáng, ít gió bão, không có mùa đông
lạnh, thích hợp cho nhiều loại cây trồng nhiệt đới phát triển. Địa hình bằng phẳng,
phân vùng khá rõ rệt, thuận lợi cho việc bố trí sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng. Tài
nguyên đất tương đối phong phú, phần lớn có chất lượng tốt, thích hợp cho nhiều loại
cây trồng đặc biệt là cây lúa.
b) Khó khăn:

11


Do chế độ mưa tập trung theo mùa, lượng mưa không ổn định, có mùa mưa sớm
có mùa mưa muộn làm hạn chế sự sinh trưởng và phát tiển của cây trồng. Tuy có địa
hình bằng phảng, nhưng phần lớn diện tích có độ cao so với mặt nước biển quá thấp,
khu vực cao nhất chỉ có 2,4 m so với mực nước biển nên thường xuyên bị ngập úng,
nhất vào tháng 8 - 10 trong năm.
2.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
2.2.1. Về kinh tế
Đồi 61 là xã có nền kinh tế phát triển đa dạng gồm: Nông nghiệp, Công nghiệp
- tiểu thủ công nghiệp và Thương mại - dịch vụ.
Do xã có vị trí địa lý thuận lợi nên đã thu hút được các nhà đầu tư phát triển
công nghiệp, hình thành khu công nghiệp Bàu Xéo và nhiều cơ sở tiểu thủ công nghệp
khác trên địa bàn xã. Song song với phát triển công nghiệp, ngành thương mại dịch vụ
cũng phát triển tạo ra thế cân bằng hỗ trợ lẫn nhau trong quá trìn phát triển, tạo sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý. Ngành nông nghiệp tuy tạo ra giá trị sản phẩm
không cao nhưng phần lớn dân số trên địa bàn xã sống dựa vào sản xuất nông nghiệp.
Sự phát triển trong các lĩnh vực công nghiệp và thương mại dịch vụ kéo dài kéo
theo quá trình đô thị hóa và tạo ra những nhu cầu sử dụng đất mới, nhằm đảm bảo sự

hài hòa trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, làm cho diện tích đất nông nghiệp trên
địa bàn xã có xu thế bị thu hẹp để chuyển đổi sang các loại đất phi nông nghiệp.
2.2.1.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp xây
dựng và dịch vụ thương mại, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tuy nhiên ngành
nông nghiệp vẫn chiếm vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của địa phương.
Thu nhập bình quân đầu người tăng đều qua các năm, năm 2006 là 2,5 triệu
đồng/người/tháng, năm 2008 là 2,93 triệu, năm 2009 là 3,2 triệu đồng/người/tháng.
2.2.1.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a) Trồng trọt
Nhìn chung tình hình trong những năm qua có những thuận lợi: Ủy Ban Nhân
Dân Xã đã tổ chức các ngành, các cấp thống nhất kế hoạch, quy hoạch vùng diện tích
gieo trồng cụ thể và gieo cấy đồng bộ, quản lý chặt chẽ trong việc sử dụng nguồn
nước.

12


×