Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ CÁC MÔ HÌNH TRỒNG XEN CANH CÂY CAO SU GIAI ĐOẠN KIẾN THIẾT CƠ BẢN Ở BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (849.74 KB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ CÁC MÔ HÌNH TRỒNG
XEN CANH CÂY CAO SU GIAI ĐOẠN KIẾN THIẾT
CƠ BẢN Ở BÌNH PHƯỚC

NGUYỄN HẠNH ĐOAN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH LỢI
ÍCH – CHI PHÍ CÁC MÔ HÌNH XEN CANH CAO SU GIAI ĐOẠN KIẾN
THIẾT CƠ BẢN Ở BÌNH PHƯỚC” do NGUYỄN HẠNH ĐOAN, sinh viên khóa
2006-2010, ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày _________________

TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM
Người hướng dẫn

Ngày

Tháng


Năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Ngày

Tháng

Năm

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ
Bốn năm không phải là một thời gian dài trong cuộc đời một con người, nhưng
đối với tôi bốn năm được ngồi trên giảng đường đại học đã để lại trong tôi ý nghĩa vô
cùng sâu sắc. Nơi tôi đã được tiếp nhận những bài học không chỉ ở trên sách vở mà
còn cả trên con đường đời, giúp tôi hoàn thiện hơn về bản thân mình, là nền tảng giúp
tôi vững tin hơn khi bước vào cuộc sống.
Lời cảm ơn từ đáy lòng tôi muốn gửi đến Ba Mẹ, người đã sinh thành, nuôi nấng
và giáo dục tôi nên người. Cho tôi biết bao nghị lực và lời động viên để tôi luôn hoàn
thành tốt nhiệm vụ của mình.
Đồng thời tôi xin gửi lời tri ân và cảm ơn sâu sắc đến:
Quý Thầy Cô trong trường Đại Học Nông Lâm nói chung và trong Khoa Kinh Tế

nói riêng, các Thầy Cô luôn nhiệt tình giảng dạy để có thể truyền đạt hết cho chúng tôi
những kiến thức cần có trong con đường học tập và hành trang bước vào cuộc sống
mới. Đặc biệt hơn nữa, đó là giáo viên hướng dẫn tôi, Tiến sĩ Phan Thị Giác Tâm, Cô
luôn tận tâm hướng dẫn chi tiết, giúp tôi nhìn nhận vấn đề hiệu quả hơn, và hoàn thành
tốt đề tài nghiên cứu.
Các Cô Chú ở phòng thống kê huyện Bù Đăng, ủy ban nhân dân huyện Bù
Đăng, bà con địa phương đã giúp đỡ tôi nhiệt tình trong quá trình điều tra thực tế, xin
số liệu để hoàn thành bài báo cáo này.
Và cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người bạn, luôn sát cánh bên tôi,
chia sẻ, đóng góp ý kiến và động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn
tất luận văn này.
Một lần nữa cho tôi gửi lời cảm ơn và chúc mọi người sức khỏe, thành đạt.
Xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, ngày 15 tháng 07 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Hạnh Đoan


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN HẠNH ĐOAN, tháng 07 năm 2010. “Phân Tích Lợi Ích – Chi Phí
của các mô hình xen canh cao su trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, Bình Phước”.
NGUYEN HANH DOAN, July 2010. “A Cost – Benefit Analysis of The Two
Intercropping Methods in Rubber Plantation, Bình Phước province”
Bình Phước là tỉnh đứng đầu về sản lượng cao su trong cả nước. Đây là loại cây
công nghiệp đem lại lợi nhuận kinh tế rất cao. Nhưng việc trồng cao su trong ba năm ở
giai đoạn kiến thiết cơ bản nếu không có biện pháp bảo vệ môi trường đúng đắn sẽ gây
ra nhiều hậu quả môi trường nghiêm trọng trong hiện tại và tương lai như giảm tính đa
dạng sinh học, xói mòn đất, nghiêm trọng hơn có thể gây ra các đợt lũ quét. Tiến hành
xen canh cao su với những cây ngắn ngày được xem là biện pháp hiệu quả vừa đem lại
hiệu quả môi trường vừa đem lại lợi ích kinh tế. Tuy nhiên lợi ích và chi phí các mô

hình này chưa được tính toán một cách rõ ràng.
Do đó đề tài đã thu thập dữ liệu thứ cấp và điều tra 40 hộ nông dân có tiến hành
một trong hai mô hình xen canh đậu phộng hoặc sắn ở huyện Bù Đăng, tỉnh Bình
Phước để mô tả phương pháp trồng và so sánh lợi ích – chi phí của hai mô hình xen
canh này.
Để so sánh hai mô hình, đề tài đi vào phân tích tài chính, tiếp đó phân tích lợi
ich-chi phí xã hội, bao gồm cả lợi ích-chi phí về mặt môi trường. Từ kết quả của đề tài
ta thấy mô hình xen canh mì đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhưng xét về mặt môi
trường lại thấp hơn mô hình xen canh đậu. Vì vậy đề nghị người dân tiến hành luân
canh giữa hai vụ đậu và mì trong năm. Như vậy sẽ đảm bảo được hiệu quả kinh tế và
môi trường.


MỤC LỤC
Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................................ix
DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................................................... x
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.1 Sự cần thiết của đề tài: ................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 2
1.4 Bố cục luận văn........................................................................................................... 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN .............................................................................................. 4
2.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu .................................................................................... 4
2.1.1 Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước ......................... 4
2.1.2 Tổng quan huyện Bù Đăng ................................................................................. 7
2.1.3 Những tác hại môi trường và vấn đề khó khăn trong kinh tế trong thời kì đầu

trồng cao su ................................................................................................................. 11
2.2 Tổng quan tài liệu liên quan ..................................................................................... 12
2.2.1 Các bài viết có liên quan .................................................................................... 12
2.2.2 Tổng quan về phương pháp phân tích lợi ích - chi phí (CBA) .......................... 13
CHƯƠNG 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 18

3.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................................. 18
3.1.1 Các khái niệm ..................................................................................................... 18
3.1.2 Phân tích lợi ích - chi phí ................................................................................... 19
3.2 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 21
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................. 21
3.2.2 Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí ............................................................. 22
3.2.3 Phương pháp xác định lượng xói mòn đất ......................................................... 23
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 25
4.1 Đặc điểm mẫu điều tra ............................................................................................. 25
v


4.1.1 Đặc điểm hộ gia đình ......................................................................................... 25
4.1.2 Qui mô và kích cỡ nhân khẩu của các hộ qua cuộc điều tra .............................. 27
4.1.3 Tình hình thực hiện các mô hình xen canh ở xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng . 28
4.2 Xác định lợi ích - chi phí của từng mô hình ............................................................. 31
4.2.1 Mô hình cao su xen canh với cây đậu phộng (lạc)............................................. 31
4.2.2 Mô hình cao su xen canh với cây sắn (mì)......................................................... 38
4.3 Phân tích lợi ích – chi phí ......................................................................................... 41
4.3.1 Phân tích tài chính .............................................................................................. 41
4.3.2 Phân tích lợi ích - chi phí ................................................................................... 43
CHƯƠNG 5 KÊT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................... 46

5.1 Kết luận ..................................................................................................................... 46
5.2 Kiến nghị ................................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 49
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 50

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NĐ – CP

: Nghị định chính phủ

UBND

: Ủy Ban Nhân Dân

HĐBT

: Hội đồng bộ trưởng

ĐT&TTTH : Điều tra và tính toán tổng hợp
ĐVT

: Đơn vị tính

CK

: Chiết khấu


USLE

: Universal soil loss equation

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1:Diện Tích, Dân Số Và Mật Độ Dân Số Ước Tính Năm 2007 Phân Theo
Huyện Thị Xã.................................................................................................................... 6
Bảng 2.2: Các Nhóm Đất Chính Của Huyện Bù Đăng..................................................... 8
Bảng 2.3: Thống Kê Diện Tích Theo Địa Hình................................................................ 9
Bảng 3.1 Sự Phân Bố Cây Lâu Năm ở Các Xã Thuộc Huyện Bù Đăng ........................ 21
Bảng 4.1: Đặc Điểm Xã Hội Các Hộ Được Phỏng Vấn ................................................. 26
Bảng 4.2. Qui Mô Và Kích Cỡ Nhân Khẩu Các Hộ Điều Tra ....................................... 27
Bảng 4.3: Diện Tích Các Loại Cây Trồng Lâu Năm ...................................................... 28
Bảng 4.4: Diện Tích Xen Canh Phân Theo Mô Hình Xen Canh.................................... 29
Bảng 4.5. Nguồn Tiếp Nhận Thông Tin ......................................................................... 30
Bảng 4.6. Chi Phí Trồng Đậu Phộng/Ha/Vụ .................................................................. 32
Bảng 4.7. Diện Tích Che Phủ Của Một Số Loại Cây Ngắn Ngày Khác Khi Xen
Canh Với Cây Điều ......................................................................................................... 34
Bảng 4.8. Lợi ích – chi phí trồng đậu /ha/năm. (Giả thiết một năm trồng 2 vụ) ............ 37
Bảng 4.9. Chi phí trồng mì/ha/vụ. (Mỗi năm 2 vụ) ........................................................ 39
Bảng 4.10. Lợi Ích – Chi Phí Mô Hình Trồng Mì/Ha/Năm ........................................... 41
Bảng 4.11. Phân Tích Tài Chính Của 2 Mô Hình .......................................................... 42
Bảng 4.12. Các Chỉ Tiêu Lựa Chọn Phương Án Khác ................................................... 42
Bảng 4.13: Phân Tích Lợi Ích – Chi Phí Của 2 Mô Hình............................................... 43
Bảng 4.14: Các Chỉ Tiêu Lựa Chọn Phương Án Khác................................................... 44
Bảng 4.15 Thay Đổi Suất Chiét Khầu ............................................................................ 44

Bảng 4.16 Thể Hiện Lợi Ích – Chi Phí Môi Trường Của 2 Mô Hình ............................ 45

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Cơ Cấu Kinh Tế Huyện Bù Đăng Năm 2008 ................................................. 10
Hình 2.2 Trồng Cây Cao Su Trên Đất Rừng .................................................................. 11
Hình 4.1. Cơ Cấu Hộ Gia Đình....................................................................................... 27
Hình 4.2. Thu Nhập Các Hộ Điều Tra ............................................................................ 28
Hình 4.3 Tỷ Lệ Các Mô Hình Xen Canh ........................................................................ 29
Hình 4.4. Mặt Cắt Ngang Mô Hình Xen Canh ............................................................... 31
Hình 4.5. Sơ Đồ Trồng Xen Cao Su Và Đậu .................................................................. 32
Hình 4.6. Sự Thay Đổi Chi Chí Phân Bón Khi Xảy Ra Xói Mòn Đất ........................... 36
Hình 4.7: Sơ Đồ Xen Canh Mì ....................................................................................... 38

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ Lục 1:Bản Đồ Huyện Bù Đăng
Phụ Lục 2: Hình ảnh Cao Su Trồng Xen Đậu Phộng
Phụ Lục 3 : Cao Su Trong Giai Đoạn Kiến Thiết Cơ Bản
Phụ Lục 4 : Bảng Câu Hỏi Điều Tra

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Sự cần thiết của đề tài:
Cao su là một loại cây công nghiệp đem lại giá trị kinh tế rất cao, được ví như
là một loại vàng trắng cuả thế giới. Trong xu thế hiện nay, khi mà các dòng sản phẩm
chế tạo từ mủ cao su ngày càng nhiều, cần thiết cho cuộc sống của con người như vỏ
xe, lốp ô tô, nệm, giày, dép… thì nhu cầu về cao su ngày càng tăng nhanh. Với điều
kiện thuận lợi, đất chủ yếu là đất đỏ, phù hợp cho phát triển cây công nghiệp lâu năm,
Bình Phước là một trong ba tỉnh có sản lượng cao su đứng hàng đầu nước ta.
Tuy nhiên trồng cao su cũng có những mặt trái của nó. Đó chính là những hậu
quả môi trường để lại trong tương lai. Trong giai đoạn đầu hay còn gọi là thời kì kiến
thiết cơ bản, đặc biệt là năm đầu tiên sau khai hoang, thảm thực vật ở đó gần như bị
hủy diệt hoàn toàn, tính đa dạng sinh học, sinh thái nông nghiệp bị giảm mạnh. Đồng
thời lượng đất rất dễ dàng bị xói mòn do nước mưa, nhất là những nơi đất dốc. Nếu
trong giai đoạn này ta không có biện pháp để khắc phục, hạn chế những tác động đó
ngay từ đầu thì việc phát triển cao su có thể gây hại cho môi trường. Đất canh tác sẽ bị
thoái hóa, xói mòn đất sẽ dẫn đến việc các chất dinh dưỡng trong đất bị cuốn trôi rất
khó phục hồi. Và thực hiện mô hình xen canh cao su với các loại cây ngắn ngày khác
trong giai đoạn kiến thiết cơ bản được xem là một biện pháp rất hữu hiệu. Mô hình xen
canh không những hạn chế được những tác động xấu đến môi trường như đã nêu trên
mà còn đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Nhiều loại cây đã được áp dụng vào
mô hình xen canh nhưng chưa có một tính toán cụ thể rõ ràng nào cho lợi ích – chi phí
của các mô hình. Hiện nay trên địa bàn huyện Bù Đăng hai mô hình được sử dụng phổ
biến nhất là xen canh đậu phộng và xen canh mì (sắn)
Do đó đề tài “phân tích lợi ích – chi phí các mô hình xen canh cao su trong giai
đoạn kiến thiết cơ bản, tỉnh Bình Phước” nhằm mong muốn sẽ tính toán, đưa ra con số


cụ thể các lợi ích – chi phí của từng mô hình về mặt kinh tế cũng như môi trường
nhằm giúp người dân dễ dàng lựa chọn mô hình phù hợp, tối ưu nhất cho mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của nghiên cứu là phân tích lợi ích – chi phí của các mô hình

trồng xen canh trong vườn cao su giai đoạn 3 năm đầu ở huyện Bù Đăng, tỉnh Bình
Phước nhằm tìm ra mô hình xen canh đem lại hiệu quả cao về kinh tế và môi trường.
Để thực hiện mục tiêu đó ta phải tiến hành thực hiện các mục tiêu cụ thể, bao gồm
• Mô tả hai mô hình trồng xen canh phổ biến ở đây là cao su xen canh đậu phộng
và cao su xen canh mì.
• Phân tích tài chính hai mô hình.
• Phân tích lợi ích – chi phí hai mô hình.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian nghiên cứu là 2 xã Đăk Nhau và Đoàn Kết, huyện Bù
Đăng, tỉnh Bình Phước. Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 4/2010
đến tháng 7/2010.
1.4 Bố cục luận văn
Luận văn gồm có 5 chương
Để biết được khái quát nhất về luận văn, chương 1 trình bày sự cần thiết của đề
tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu cũng như bố cục của luận văn. Chương 2
sẽ thể hiện rõ hơn phần lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu thông qua tổng quan tài
liệu về vị trí địa lý, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu và tổng quan các tài liệu đã
đọc có thể trợ giúp cho đề tài. Từ chương này chúng ta có thể hình dung phần nào về
nội dung và phương pháp thực hiện đề tài. Đặc biệt điều này thể hiện rõ nét trong
chương 3, trong chương gồm có cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu. Phần cơ sở lý
luận đề cập đến một số khái niệm cơ bản: mô hình xen canh, đa dạng sinh học, xói
mòn đất. Phần phương pháp nghiên cứu trình bày cách chúng ta thực hiện mục tiêu đã
đặt ra, tức là cách tính lợi ích – chi phí cho từng mô hình cao su xen đậu và cao su xen
khoai mì. Từ cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ở chương 3, chúng ta đi điều
tra, thu thập số liệu, tính toán, xử lý số liệu đề đưa ra kết quả nghiên cứu và thảo luận
trong chương 4. Chương này sẽ trình bày các kết quả đạt được gồm có: tình hình trồng
cao su ở huyện Bù Đăng, lợi ích và chi phí cho hai mô hình xen canh đã nêu trên. Dựa
2



trên các kết qủa đạt được ở chương 4, chúng ta đưa ra kết luận mô hình xen canh nào
đem lại lợi ích ròng cao hơn đồng thời nêu lên các kiến nghị để giúp người dân thực
hiện mô hình đem lại hiệu quả tốt hơn.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước
a. Vị trí địa lý
Bình Phước là một tỉnh miền núi ở phía Tây của vùng Đông Nam Bộ, phía
Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia,
phía Nam giáp tỉnh Bình Dương và phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk và Campuchia. Ngày
20/02/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 17/2003/NĐ - CP về việc thành lập các
huyện Chơn Thành, Bù Đông thuộc tỉnh Bình Phước. Như vậy, hiện nay tỉnh Bình
Phước có 8 huyện, thị xã.
b. Đặc điểm địa hình
Địa hình vùng lãnh thổ Bình Phước là cao nguyên ở phía Bắc và Đông Bắc,
dạng địa hình đồi núi, thấp dần về phía Tây và Tây Nam.
c. Khí hậu
Bình Phước nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió
mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và
ổn định từ 25,80C - 26,20C.
d. Tài nguyên đất
Tỉnh Bình Phước có tổng diện tích tự nhiên là 6.855,99 km2, có 7 nhóm đất
chính với 13 loại đất. Theo phân loại, đất chất lượng cao trở lên có 420.213 ha, chiếm
61,17% tổng diện tích đất tự nhiên, đất có chất lượng trung bình là 252.066 ha, chiếm
36,78% diện tích đất tự nhiên và đất có chất lượng kém, hoặc cần đầu tư chỉ có 7.884

ha, chiếm 1,15% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Rừng của tỉnh Bình Phước đóng vai
trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái của vùng Đông Nam Bộ,
có tác dụng tham gia điều hoà dòng chảy của các con sông.


e .Tài nguyên rừng
Tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh Bình Phước chiếm 351.629 ha, bằng
51,3% tổng diện tích đất toàn tỉnh. Trong đó đất có rừng là 165.701 ha, bằng 47,12%
so diện tích đất lâm nghiệp. Vị trí của rừng tỉnh Bình Phước đóng vai trò hết sức quan
trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái của vùng Đông Nam Bộ, có tác dụng
tham gia điều hoà dòng chảy của các con sông.
f. Tài nguyên khoáng sản
Đã phát hiện được 91 mỏ, điểm quặng, điểm khoáng với 20 loại khoáng sản có
tiềm năng triển vọng khác nhau thuộc 4 nhóm: nguyên liệu phân bón, kim loại, phi
kim loại, đá quý và bán quý. Trong đó nguyên vật liệu xây dựng (đá, cát, sét, laterit,
puzơlan), cao lanh, đá vôi… là loại khoáng sản có triển vọng và quan trọng nhất của
tỉnh
g. Kinh tế
Bình Phước có điều kiện tự nhiên, khí hậu, đặc biệt là đất có chất lượng cao
chiếm tới 61% diện tích rất phù hợp với các loại cây công nghiệp có giá trị cao như
cao su, điều, cà phê, tiêu và một số cây trồng hàng năm như bắp, mì, đậu đỗ. Đây là
yếu tố cơ bản nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu phong phú để phát triển công nghiệp chế
biến, xuất khẩu. Có nguồn tài nguyên khoáng sản, trong đo đáng lưu ý là mỏ đá vôi Tà
Thiết cung cấp nguyên liệu cho sản xuất xi măng, cao lanh, đá xây dựng, sét, gạch
ngói… đảm bảo cho nhu cầu phát triển trong tỉnh. Tỉnh cũng có tiềm năng lớn về rừng
và đất rừng có thể phát triển và khai thác có hiệu quả tiềm năng này.
Bình Phước có vị trí địa lý, có điều kiện kết cấu hạ tầng tuy mới bước đầu hình
thành (viễn thông, điện, giao thông…) nhưng tương đối thuận lợi cho phát triển. Về
điện có đường điện 500 KV di qua, có thuỷ điện thác Mơ công suất 150 MW và thuỷ
điện Cần Đơn công suất 72 MW đang bắt đầu xây dựng. Về giao thông, ngoài các

tuyến nội tỉnh khá thuận lợi, còn hai đường quốc lộ lớn xuyên suốt và nối liền tỉnh
Bình Phước với các tỉnh trong cả nước, nước bạn Campuchia và đặc biệt là mở ra
hướng giao lưu kinh tế - xã hội với các vùng Tây Nguyên và vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam. Đó là những lợi thế so sánh nổi trội của tỉnh, tiền đề cho tỉnh phát triển
vững chắc kinh tế - xã hội.

5


h. Xã hội
Dân số năm 2007 khoảng 815 000 là tỉnh tỉ trọng dân số thấp nhất miền Đông
Nam Bộ . Đa số tộc dân Kinh (thuộc họ Nam Á nhóm tộc dân Việt Mường), qua ba
đợt di dân lớn ; đợt thứ nhất từ thời các chúa Nguyễn với dân Huế - Thừa Thiên,
Quảng Nam, Quảng Ngãi ….; đợt thứ hai với dân mộ phu mở mang các đồn điền công ty cao su Pháp, từ các các tỉnh Thái Bình -Nam Định… , đợt thứ ba với dân lên
làm dinh điền thời Đê Nhất Cộng Hòa miền Nam. Các tộc dân thiểu số chiếm chừng
17 % (gần 140 000 người). Đông nhất là tộc dân Stiêng (họ Nam Á nhưng thuộc nhóm
Môn- Khmer chừng 40 000 người, các tộc dân Mạ, Cho Ro (Châu Ro), M’Nông cũng
thuộc nhóm Môn - Khmer (cả ba tỉnh Đắc Nông, Lâm Đồng , Bình Phước chừng 46
000 người , các tộc dân Chăm, Chu Ru, Raglai họ Nam Đảo, thứ đến là Hoa (Việt gốc
Tàu, thuộc họ Hán - Tạng, nhóm Hoa - Hán) , Khmer (Miên), Tày, Nùng, Dao.
Bảng 2.1:Diện Tích, Dân Số Và Mật Độ Dân Số Ước Tính Năm 2007 Phân Theo
Huyện Thị Xã
Phân theo huyện

Diện tích

Dân số trung bình

Mật độ dân số


Thị xã Đồng Xoài

167,70

69.305

413

Huyện Đồng Phú

935,43

79.176

85

Huyện Phước Long

1854,97

187.419

101

Huyện Lộc Ninh

853,95

116.220


136

Huyện Bù Đốp

379,26

51.090

135

Huyện Bù Đăng

1503,00

125.033

83

Huyện Bình Long

761,25

147.670

194

Huyện Chơn Thành

419,06


6.884

155
Nguồn: UBND Bình Phước

Trong các huyện của tỉnh Bình Phước, thị xã Đồng Xoài là nơi tập trung dân cư
đông nhất, đây được xem là trung tâm của tỉnh. Hai huyện có mật độ dân số thấp nhất

6


là Đồng Phú và Bù Đăng, hai huyện miền núi, cơ sở hạ tầng còn thấp kém. Các huyện
còn lại mật độ trung bình từ 100 – 200 người/m2.
2.1.2 Tổng quan huyện Bù Đăng
a. Điều kiện tự nhiên
●Vị trí địa lý:
Bù Đăng là một huyện miền núi thuộc tỉnh Bình Phước được thành lập tháng
7/1988 (Quyết định số 112/HĐBT của Hội đồng Bộ trưỏng). Có diện tích tự nhiên là
1.503 km2, gần bằng 22 % diện tích cả tỉnh. Về hành chính huyện có 15 xã và 1 thị
trấn. Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Đăclăk; phiá đông giáp tỉnh Lâm Đồng; phía tây
và tây bắc giáp huyện Phước Long; phía tây và tây nam giáp huyện Đồng Phú; phía
nam giáp tỉnh Đồng Nai.
●Đất đai
Gồm 2 nhóm đất chính: nhóm đất đỏ vàng có diện tích 35.475,5 ha (chiếm
97%) và nhóm đất dốc tụ 897,2 ha (chiếm 2,4 %) còn lại là đất khác (sông, hồ, đường).
Các loại đất thuộc nhóm đất đỏ vàng là loại đất có hàm lượng chất dinh dưỡng cao,
thích hợp cho nhiều loại cây trồng, đặc biệt là các loại cây công nghiệp dài ngày và
cây ăn trái có giá trị kinh tế cao như: cao su, điều, tiêu, sầu riêng...Nhóm đất này
chiếm diện tich chủ yếu cuả vùng nghiên cứu.
Đối với các loại thuộc nhóm đất dốc tụ ở khu vực này hình thành từ sản phẩm

rưả trôi của đất nâu đỏ trên đá bazan, đất nâu vàng trên đá bazan và đất đỏ vàng trên
đá phiến sét. Đất có độ phì nhiêu tương đối khá, giàu mùn, đạm, lân và nhất là kali.
Đất này thích hợp cho việc trồng các loại cây ngắn ngày như lương thực, hoa màu.

7


Bảng 2.2: Các Nhóm Đất Chính Của Huyện Bù Đăng
Tên đất
Việt Nam

Kí hiệu
Theo WRB tương ứng

Diện tích
(ha)

(%)

35.467,7

97,0

25.356,6

69,3

5.145,5

14,1


4.965,5

13,6

905,6

2,5

905,6

2,5

III. Đất khác

205,8

0,6

Tổng diện tích

36,579

100,0

(*)
I.nhóm đất đỏ
vàng
1.Đất nâu đỏ


Rhodi – Acric Ferrasols

Fk

trên đá bazan
2.Đất nâu vàng

Xanthi – Acric Ferrasols

trên đá bazan
3.Đất đỏ vàng

Skeleti

trên đá phiến

Acrisols



Chromic

Fu

Fs

II. Nhóm đất
dốc tụ
4.Đất dốc tụ


Cumili – Ubric Gleysols

D

(*) WRB = World References Base for Soil Resources, ISSS/ FAO/ UNESSCO, 1998
= Cơ sở tham chiếu tài nguyên đất thế giới, ISSS/ FAO/ UNESSCO, 1998
Nguồn: UBND huyện Bù Đăng
●Địa hình
Địa hình của huyện phân bố ở độ dốc dưới 150 chiếm tới 77,7 % thuận lợi cho
sử dụng đất trong nông nghiệp và các mục đích khác. Đặc biệt đối với đất có độ dốc từ
8-100 là địa hình lý tưởng để trồng cao su. Cho nên đây có thể xem là điều kiện thuận
lợi cho việc phát triển các cây công nghiệp lâu năm nói chung và cao su nói riêng của

8


huyện. Diện tích còn lại là đất có độ dốc tương đối lớn, gây trở ngại cho sản xuất
nông nghiệp và sử dụng đất. Nếu muốn sử dụng thì nhất thiết phải tiến hành các biện
pháp cải tạo, bạo vệ quỹ đất.
Cụ thể được thể hiện qua
Bảng 2.3: Thống Kê Diện Tích Theo Địa Hình
Tỷ

Ghi chú

Độ dốc

Diện tích (ha)

I (< 80)


19.591,5

53,6

Rất thuận lợi cho sử dụng đất và SX-NN

II (8-150)

8.825,4

24,1

Thuận lợi cho sử dụng đất và SX-NN

III (15-200)

2.570,1

7,0

Ít thuận lợi cho sử dụng đất và SX-NN

IV (>200)

5.591,5

15,3

Khó khăn cho SX-NN


lệ(%)

Nguồn: UBND huyện Bù Đăng
●Khí hậu:
Huyện Bù Đăng nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có
nền nhiệt cao đều quanh năm, ít gió bão và không có mùa đông lạnh. Lượng mưa trung
bình/năm của huyện tính từ năm 2004 -2008 là khoảng 2703 mm.(phòng thống kê
UBND huyện Bù Đăng,2008)
b.Kinh tế
Huyện Bù Đăng nằm trải dài theo Quốc lộ 14, là một quốc lộ quan trọng của cả
nước (Thuộc hệ thống đường Hồ Chí Minh). Mặt khác Bù Đăng nằm trong vùng
chuyển tiếp giữa miền núi cao nguyên và vùng đồng bằng. Vì vậy, nó có vị trí chiến
lược vô cùng quan trọng cả về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng. Nhưng mặt
khác đây là huyện miền núi, vùng sâu vùng xa, xa các trung tâm kinh tế và thành phố
lớn, đây cũng là một trở ngại không nhỏ trong phát triển kinh tế nói chung và sử dụng
đất nói riêng. Trong cơ cấu kinh tế của huyện, ngành nông-lâm nghiệp chiếm tỷ trọng
cao nhất, tiếp đến là thương mại-dịch vụ và công nghiệp-xây dựng

9


Hình 2.1: Cơ Cấu Kinh Tế Huyện Bù Đăng Năm 2008

CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN BÙ ĐĂNG NĂM 2008

23.24%
NÔNG-LÂM NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP-XÂY DỰNG
59.40%


17.36%

THƯƠNG MẠI-DỊCH VỤ

Nguồn: phòng thống kê huyện Bù Đăng
c. Đặc điểm dân số và vấn đề sử dụng đất
Bù Đăng là huyện đất rộng, người thưa, tốc độ tăng dân số khá cao. Theo số
liệu niên giám thống kê huyện Bù Đăng năm 2007, dân số toàn huyện là 129.196
người, mật độ dân số 86 người/km2.
Tổng số lao động xã hội là 70.317 người, trong đó: lao động tham gia các hoạt
động kinh tế 60.744 người (86% tổng số lao động), trong đó lao động nông-lâm nghiệp
55.761 (82% tổng số lao động), lao động khác 2.983 nguời (4% tổng số lao động). Số
người trong độ tuổi lao động đang đi học 1.026 người (1% tổng số lao động). Còn lại
là số người trong độ tuổi lao động làm việc nội trợ chưa có việc làm và tình trạng khác
8.547 người (12% tổng số lao động). Chất lượng nguồn nhân lực thấp, số lao động có
trình độ chuyên môn kỹ thuật và quản lý trong các ngành khoảng 3.100 người (4,4%
lao động xã hội) chủ yếu tập trung ở khu quản lý nhà nước, giáo dục, y tế.
Thu nhập bình quân đầu người 8,64 triệu đồng/người/năm (2008), tăng 29,34%
so với năm 2007. Đại bộ phận lao động là giản đơn, đời sống vật chất và tinh thần của
người dân vẫn còn rất thấp, nhất là các xã vùng sâu, đồng bào dân tộc. Cơ sở vật chất
hạ tầng như: giao thông, điện, nước, trường học, trạm xá và các công trình phúc lợi
khác chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ cho sản xuất và đời sống.

10


2.1.3 Những tác hại môi trường và vấn đề khó khăn trong kinh tế trong thời kì
đầu trồng cao su
Hình 2.2 Trồng Cây Cao Su Trên Đất Rừng


Nguồn:tuanviêtnam.net
Đối với các rừng đầu nguồn tuy được đánh giá là nghèo kiệt nhưng nó vẫn có
những giá trị mà các rừng trồng, rừng chuyển sang mục đích canh tác nông nghiệp
không có. Những cánh rừng dù nghèo nhất vẫn có sản phẩm dành cho dân địa phương
như: nấm, măng, gỗ, củi, thuốc nam, động vật nhỏ có khi là quần thể, quần xã sinh vật.
Mất rừng, quẫn xã đó cũng sẽ bị biến mất, có thể bị hủy diệt, người dân mất đi các sản
phẩm từ rừng. Tính đa dạng sinh học bị giảm mạnh, đặc biệt là năm đầu tiên sau khi
khai hoang. Về mật độ che phủ, khả năng giữ nước, giữ đất của rừng cao su không thể
sánh bằng với rừng tự nhiên, mực nước ngầm bị hạ xuống một cách trầm trọng. Hậu
quả mang tính nghiêm trọng của việc chuyển đổi rừng tự nhiên sang trồng cao su còn
thể hiện ở tình trạng mất đất, xói mòn đất. Do khả năng hút nước cây cao su lúc còn bé
rất thấp, trong khi đó bề mặt lại bị khai hoang nên lượng đất bị cuốn trôi trong giai
đoạn này là nhiều nhất. Lượng đất bị xói mòn ảnh hưởng xấu đến năng suất cây trồng,
chất dinh dưỡng trong đất bị suy giảm. Hơn nữa, đây cũng là nhân tố gây nên các đợt
lũ quét trong những năm gần đây, gây thiệt hại rất lớn cho môi trường, cảnh quan,
cuộc sống người dân. Như vậy trồng cao su trên những cánh rừng tự nhiên bị chuyển
đổi mục đích gây ra những tác động môi trường rất lớn. Môi trường bị thay đổi, tính đa

11


dạng sinh học bị giảm mạnh mẽ, lượng đất bị mất, xói mòn tăng cao, đất sẽ bị suy
thoái. Đặc biệt trong giai đoạn đầu, khi cây cao su còn non, chưa khép tán thì tác động
càng mạnh mẽ hơn.
Đối với cao su trồng trên những mảnh đất vườn hoặc đã đất lâm phần đã
chuyển mục đích sử dụng từ lâu thì sự thay đổi không quá lớn như trường hợp trên.
Nhưng trong giai đoạn kiến thiết cơ bản thì nó cũng gây ra nhiều tác động xấu cho môi
trường. Đó là giảm tính đa dạng sinh học so với hệ sinh thái nông nghiệp, lượng đất
cũng dễ dàng bị xói mòn do tỷ lệ che phủ của cây cao su con rất thấp, chỉ từ 0.1-0.2.

Trong giai đoạn đầu, trồng cao su không những gặp khó khăn trong vấn đề môi
trường như đã nêu trên mà còn trong cả vấn đề kinh tế. Do cao su là cây công nghiệp
lâu năm, việc trồng, chăm sóc, khai thác đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật nhất định và
mang tính hàng hóa. Loại cây này sau 5 - 6 năm mới cho thu hoạch mủ, trong thời gian
đó cao su phải được bón phân, làm cỏ chăm sóc rất kỹ lưỡng và dĩ nhiên chi phí đầu tư
không phải nhỏ, rất tốn kém về kinh tế. Nếu không tính toán kỹ, không có biện pháp gì
để “lấy ngắn” là kinh tế ổn định nuôi “cái dài” là lợi ích sau này thì người nông dân sẽ
gặp phải khó khăn trong đời sống thậm chí có thể bỏ ngang việc trồng cao su.
2.2 Tổng quan tài liệu liên quan
2.2.1 Các bài viết có liên quan
Bùi Đức Anh (2008) trên thế giới hiện nay có nhiều mô hình xen canh đã được
các tiểu điền, nông trường ứng dụng.
- Ở Trung Quốc và Sri-Lanka: cây cao su được trồng xen với trà với mật độ 140-150

cây/ha làm cây che bóng cho vườn trà thu hoạch cả trà và cao su đều rất tốt (tuy nhiên
mô hình này chỉ áp dụng cho cách bố trí hàng kép, mỗi hàng kép cách nhau 16 - 22 m).
- Tại Thái Lan: các loại cây trồng xen khuyến cáo cho cao su tiểu điền trong thời
gian 3 năm đầu trồng cao su là bắp, lúa nương, đậu, dứa, rau xanh, cỏ chăn nuôi. Các
loại cây trồng xen nên trồng cách hàng cao su 1m. Mía được khuyến cáo không nên
chọn làm cây trồng xen, nhất là vào mùa khô do có thể gây hỏa hoạn. Chuối và đu đủ
có thể trồng xen với khoảng cách giữa hàng trồng xen và hàng cao su là 2,5 m, giữa
chuối và đu đủ khoảng cách là 3m, cây họ đậu phủ đất nên được trồng giữa các khoảng
cách này.

12


- Tại Việt Nam: người ta trồng xen canh các loại cây họ đậu, cà phê, cakao, mía,
đường. Ngoài ra còn trồng các loại khoai lang, thảm phủ…Khi trồng xen canh vừa
đem lại nguồn phụ thu, vừa cố định đạm tăng cường chất dinh dưỡng cho đất, tạo độ

che phủ cho đất, giảm tình trạng xói mòn.Nhưng trồng xen canh loại cây nào còn tùy
thuộc vào điều kiện, tập quán canh tác ở từng địa phương khác nhau.
Mô hình xen canh không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế mà còn cả hiệu quả môi
trường. Cụ thể là giảm xói mòn đất. Trong đề tài nghiên cứu của Trần Sỹ Nam “Phân
tích hiệu quả kinh tế của các biện pháp chống xói mòn trên đất trồng cà phê huyện Tuy
Đức, Đăknông”, tác giả đã nêu lên ảnh hưởng của xói mòn đất năng suất cây trồng.
Xói mòn càng nghiêm trọng đất càng trở nên khô cằn, nghèo chất dinh dưỡng, giảm
hiệu quả phân bón. Đặc biệt khóa luận đã xác định được giá trị kinh tế của lượng đất bị
xói mòn. Phương trình xác định lượng đất xói mòn và bồi lắng là USLE (unversal soil
loss equation). Đây là phương trình dự đoán lượng đất mất do xói mòn, hình thành dựa
trên cơ sở nhiều nghiên cứu trên các lô đất dốc và lưu vực nước nhỏ. Lượng đất bị xói
mòn xác định theo phương trình USLE của Wishmeier & Smith (1985):
A = R.K.L.S.C.P
A: Lượng đất bị xói mòn
R: hệ số xói mòn do nước
K: hệ số xói mòn đất
L: chiều dài của dốc
S: độ dốc
C: hệ số không che phủ
P: yếu tố kĩ thuật canh tác
2.2.2 Tổng quan về phương pháp phân tích lợi ích - chi phí (CBA)
a. Lý do phân tích lợi ích-chi phí
Nguồn tài nguyên, vật lực xã hội có hạn nhưng mong muốn phát triển là vô hạn.
Vì thế, xã hội luôn lựa chọn giữa rất nhiều mục tiêu khác nhau. Thực hiện mục tiêu
này phải đánh đổi cơ hội thực hiện mục tiêu kia nên cần phải đánh giá sự đánh đổi, tức
là thực hiện phân tích lợi ích - chi phí để đưa ra quyết định đúng đắn.
Có rất nhiều định nghĩa về CBA, nhưng có lẽ định nghĩa thông dụng nhất là của
J.A. Sínden “phân tích lợi ích-chi phí là một phương pháp để đánh giá sự mong muốn
13



tương đối giữa các phương án cạnh tranh nhau, khi sự lựa chọn được đo lường bằng
giá trị kinh tế tạo ra cho toàn xã hội” (J.A.Sindden,2003).
Lợi ích là các nguồn lợi có được từ phương án cho chủ thể đầu tư.
Chi phí là nguồn tài nguyên, vật lực tiêu hao cho phương án hoạt động.
CBA là một khuôn khổ chỉ ra thuận lợi và bất lợi của từng phương án, xác định giá trị
kinh tế có liên quan, xếp hạng các phương án dựa vào các chỉ tiêu giá trị kinh tế.
b. Các chỉ tiêu dùng để lựa chọn phương án
● NPV (hiện giá lợi ích ròng) là một trong ba chỉ tiêu thường dùng để lựa chọn
phương án. Ví dụ minh họa, để đánh giá mối quan hệ lợi nhuận giữa hai phương án
trồng ngô trên hệ thống bush-fallow và abonera, ta cần tính NPV của dòng chảy gia
tăng lợi ích ròng tạo ra từ những lựa chọn thay thế (Steiner, 1980)
T

NPV= ∑
t=0

1
(1 + r)t

[ Pm (Yab - Ybs) – (Cab – Cbs) ]

Pm: giá thị trường
Yab:sản lượng ngô trên hệ thống abonera
Ybs: sản lượng ngô trên hệ thống bush-fallow
Cab: chi phí sản xuất trên hệ thống abonera
Cbs: chi phí sản xuất trên hệ thống bush-fallow
Nếu NPV > 0, hệ thống abonera có lợi hơn. Theo CBA truyền thống, dùng giá trị trung
bình của các biến để tính NPV. Nhược điểm là không thể xếp hạng các phương án ưu
tiên dù đã phân tích độ nhạy, xem xét trong nhiều trường hợp. Trong khi đó, CBA xác

suất, khắc phục hạn chế này bằng cách không chỉ xem xét phạm vi các giá trị của các
biến mà còn xét đến khả năng xảy ra của chúng (Anderson và Dillon, 1992). Các
phương án được so sánh thông qua sự tác động của chúng đến NPV. Từ đó, đo lường
được mức không chắc chắn, độ rủi ro người dân gặp phải => đánh giá toàn diện hơn
lợi nhuận kinh tế và phát hiện ra rằng người dân không chỉ quan tâm đến tăng lợi ích
trung bình mà còn khả năng giảm rủi ro sản xuất. Đặc điểm của các biến được sử dụng
trong mô hình mô phỏng để tính NPV

14


Biến

Đặc điểm

Sản lượng ngô theo các hệ thống khác nhau

ngẫu nhiên

Đầu vào và giá đầu ra

ngẫu nhiên

Hệ số kĩ thuật

xác định

Thời gian và tỉ suất chiết khấu

xác định


Các biến xác định thu thập thông qua số liệu thứ cấp. Các biến ngẫu nhiên thu thập
bằng cách lập bảng điều tra, phỏng vấn nông dân.
Ưu điểm của NPV: NPV không nhạy với việc phân loại chi phí và lợi ích. Bởi vì nó đo
lường được sự khác nhau chắc chắn giữa chúng. Đây là một trong những lý do chính
để hầu hết các nhà kinh tế thích sử dụng NPV hơn trong phân tích lợi ích và chi phí.
Hơn nữa sử dụng NPV trong CBA có thể so sánh giữa các sự lựa chọn trong cùng một
nhóm dự án để chọn ra lựa chọn thay thế phù hợp với ngân sách hạn chế. Nguyên tắc
quyết định lựa chọn thay thế ưa thích là dựa trên tiêu chí NPV lớn nhất mà không vượt
quá giới hạn ngân sách. NPV cũng có thể được sử dụng để xem xét lựa chọn thay thế
như mở rộng chương trình hiện có hoặc thay thế chương trình đó.
Một CBA có giá trị đáng tin cậy đối với một biến khi giá trị biến đó thay đổi đáng kể
nhưng kết luận vẫn không thay đổi. Kết quả CBA chỉ tốt khi nó dựa trên nhũng giả
định và giá trị ta đã đưa ra. Do đó sự hiểu biết ý nghĩa của các giả định và phương
pháp phân tích là rất cần thiết cho việc giải thích một kết quả chính
xác.(www.eepsea.org)
● BCR (tỷ suất lợi ích/chi phí) là phương pháp đo lường giản lược đơn giản cho
phép nhũng thông tin dễ hiểu để đi đến quyết định trong phân tích lợi ích - chi phí.
Tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra hai nhược điểm lớn của BCR khi so sánh
kết quả phân tích CBA. Một là, BCR rất nhạy trong cách phân loại chi phí và lợi ích.
Hai là, BCR là tỷ lệ rất nhạy tức là nó nhạy với các kích thước của tỷ số và mẫu số
trong tỷ lệ. Do đó, BCR là một phương pháp đo lường giản lược hiệu quả nếu như ta
chỉ xem xét trong trường hợp một chương trình quan hệ với không có chương trình,
trong đó qui mô lớn hay nhỏ không phải là một yếu tố. Kết quả sẽ đúng khi ta chỉ xem
liệu BCR vượt quá hay thấp hơn giá trị nhất định và không quan tâm tới qui mô.

15



×