Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

KẾ TÓAN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ TỔNG HỢP TP.HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.99 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

KẾ TÓAN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
VẬT TƯ TỔNG HỢP TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN NGỌC LINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KẾ TÓAN TÀI CHÍNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp khoa Kinh tế, trường Đại Học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Kế toán lưu chuyển hàng hóa và xác
định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Vật Tư Tổng Hợp TP.HCM” do Nguyễn
Ngọc Linh, sinh viên ngành Kế Toán, khoa Kinh Tế , đã bảo vệ thành công trước hội
đồng ngày_______________

ĐỖ THIÊN ANH TUẤN
Người hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày



tháng

năm 2010

tháng

năm 2010

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2010


LỜI CẢM TẠ
Con xin cảm ơn bố mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng con lớn khôn như ngày
hôm nay, cả đời chỉ mong con nên người và học tập thật tốt, công lao đó con sẽ
không bao giờ quên.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa kinh tế Đại học Nông Lâm
TPHCM đã truyền đạt những kiến thức bổ ích, kinh nghiệm vô cùng quý báu trong
quá trình học tập, là cơ sở vững chắc để em làm đề tài tốt nghiệp.
Đặc biệt em xin chân thành cám ơn thầy Đỗ Thiên Anh Tuấn giảng viên khoa
Kinh tế trường Đại học Nông Lâm đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em để hoàn thành
luận văn tốt nghiệp này.
Cảm ơn quý công ty Cổ Phần Vật Tư Tổng Hợp TP.HCM đã luôn tạo điều
kiện thuận lợi như cung cấp những số liệu cần thiết, nhiệt tình hướng dẫn trong quá

trình em thực tập.
Cảm ơn Kế tóan Trưởng Hà Minh Hùng, cùng các anh chị phòng ban luôn
giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn !
Ngày 09 tháng 07 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Ngọc Linh


NỘI DUNG TÓM TẮT
Nguyễn Ngọc Linh, Tháng 7 năm 2010. “Kế Toán Lưu Chuyển Hàng Hóa Và Xác
Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Tổng Hợp TP.HCM”.
Nguyen Ngoc Linh, July 2010. “Comodity Circulation Accounting And Accounting
To Define The Result Of Bussiness”.
Mục đích chính của đề tài là tìm hiểu tình hình thực tế về kế toán luân chuyển
hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Vật Tư Tổng Hợp
TP.HCM.. Qua đó, xem xét sự vận dụng các chế độ kế toán tại Công ty trong điều kiện
thực tế nhằm tìm ra những cách hạch toán chưa hợp lý, từ đó đưa ra những nhận xét và
kiến nghị để hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty.
Đề tài đi sâu vào nghiên cứu những nghiệp vụ kinh tế phát sinh với các hình
thức sổ sách chứng từ, cách hạch toán các nghiệp vụ mua hàng và bán hàng.
Đề tài được trình bày chặt chẽ giữa các vấn đề lý luận về tổ chức kế toán hàng
hóa với tình hình thực tế phát sinh tại công ty thông qua phương pháp mô tả giúp cho
người đọc dễ dàng theo dõi và nắm bắt vấn đề.


MỤC LỤC
Trang

Mục lục .............................................................................................................................. v

Danh mục các từ viết tắt ................................................................................................. viii
Danh mục các hình ........................................................................................................... ix
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu của khóa luận ............................................................................. 2
1.4 Cấu trúc của khóa luận ............................................................................................... 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................. 3
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................................. 3
2.1.1 Giới thiệu về công ty ....................................................................................................3

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ................................................... 4
2.1.3 Định hướng họat động của công ty .................................................................. 4
2.1.4 Lĩnh vực họat động của công ty........................................................................ 5
2.1.5 Quy mô họat động của công ty ........................................................................ 5
2.2 Thuận lợi và khó khăn của công ty ............................................................................. 5
2.2.1 Thuận lợi .......................................................................................................... 5
2.2.2 Khó Khăn ......................................................................................................... 6
2.3. Cơ cấu tổ chức trong công ty ..................................................................................... 7
2.3. Cơ cấu tổ chức trong công ty ..................................................................................... 7
2.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty ........................................................... 7
2.3.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế tóan ........................................................................ 9
2.3.2.1 Chế độ kế tóan áp dụng ................................................................................. 9
2.3.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế tóan ..................................................................... 9
2.3.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của phòng kế tóan ................................................ 10
2.3.2.4 Hình thức sổ kế toán áp dụng ...................................................................... 11
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 12
3.1. Đặc điểm chung của hoạt động kinh doanh thương mại ......................................... 12
3.1.1 Khái niệm lưu chuyển hàng hóa .................................................................... 12
v



3.1.2 Khái niệm về xác định kết quả kinh doanh .................................................... 12
3.2 Kế tóan quá trình lưu chuyển hàng hóa .................................................................... 13
3.2.1 Kế tóan quá trình mua hàng ........................................................................... 13
3.2.1.2 Mua hàng trong nước .................................................................................. 16
3.2.2. Kế toán quá trình bán hàng ........................................................................... 17
3.3 Kế tóan xác định kết quả kinh doanh ....................................................................... 18
3.3.1 Kế tóan họat động sản xuất kinh doanh ......................................................... 18
3.3.2. Kế tóan họat động tài chính 21
3.3.3. Kế tóan xác định Kết Quả Kinh Doanh họat động khác ............................... 23
3.3.3.1 Thu nhập khác ............................................................................................. 23
3.3.3.2 Chi phí khác ................................................................................................ 24
3.3.4 Kế tóan xác định kết quả kinh doanh ............................................................. 25
3.3.4.1 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp ........................................................... 25
3.3.4.2 Xác định KQKD .......................................................................................... 26
3.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 27
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 28
4.1 Đặc điểm lưu chuyển hàng hoá tại Công ty Cổ phần Vật tư Tổng Hợp Tp. Hồ Chí
Minh ................................................................................................................................ 28
4.2 Trình tự ghi sổ ở Công ty ......................................................................................... 28
4.3. Kế toán lưu chuyển hàng hoá .................................................................................. 29
4.3.1. Kế toán quá trình mua hàng .......................................................................... 29
4.3.1.1 Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá ...................................................... 29
4.3.1.2. Kế tóan nghiệp vụ mua hàng trong nước ................................................... 40
4.3.1.3 Trường hợp mua hàng phát sinh thừa thiếu ................................................ 44
4.3.1.4 Kế toán chi phí mua hàng ........................................................................... 46
4.3.2.Kế toán quá trình bán hàng ............................................................................. 49
4.4 Kế toán xác định kết quả kinh doanh ....................................................................... 56
4.4.1 Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh ............................................ 56

4.4.1.1 Kế toán doanh thu thùân ............................................................................. 56
4.4.1.2. Kế toán giá vốn hàng bán........................................................................... 59
4.4.1.3 Kế toán chi phí bán hàng.............................................................................. 62
vi


4.3.1.4 Kế tóan chi phí quản lý doanh nghiệp ....................................................... 65
4.4.2 Kế tóan xác định kết quả kinh doanh họat động tài chín ............................... 68
4.4.2.1 Kế tóan doanh thu tài chín .......................................................................... 68
4.4.2.2 Kế tóan chi phí tài chính ............................................................................. 70
4.4.3 Kế tóan xác định kết quả họat động khác ...................................................... 72
4.4.3.1 Kế tóan thu nhập khác ................................................................................. 72
4.4.3.2 Kế tóan chi phí khác .................................................................................... 74
4.4.3.3 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp ........................................................... 76
4.5 Xác định kết quả kinh doanh .................................................................................... 76
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................... 80
5.1. Kết luận.................................................................................................................... 80
5.1.1 Hệ thống tài khỏan ......................................................................................... 80
5.2. Đề nghị .................................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
P.KHKD

Phòng kế họach kinh doanh

P.KTTV


Phòng kế tóan tài vụ

Thuế TTĐB

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế NK

Thuế nhập khẩu

GTGT

Giá trị gia tăng

BGĐ

Ban giám đốc

NCC

Nhà cung cấp

UNC

Ủy nhiệm chi

TK

Tài khỏan


CKTM

Chiết khấu thương mại

GGHB

Giảm giá hàng bán

HBTL

Hàng bán trả lại

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý ................................................................... 7
Hình 2.2 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Tóan.................................................................... 9
Hình 2.3. Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Theo Hình Thức Kế toán Máy........................ 11
Hình 3.1 Quy trình Kế tóan Doanh Thu Thuần.......................................................... 19
Hình 3.2. Quy trình Kế Tóan Giá Vốn Hàng Bán....................................................... 20
Hình 3.3. Quy trình kế tóan Chi Phí Bán Hàng .......................................................... 21
Hình 3.4 Quy trình Kế Tóan Chi Phí quản lý Doanh Nghiệp................................... 21
Hình 3.5. Quy trình Kế tóan Doanh Thu Họat Động Tài Chính ............................... 22
Hình 3.6 Quy trình Kế Tóan Chi Phí Tài Chính........................................................ 23
Hình 3.7 Quy trình kế tóan Thu Nhập Khác ............................................................... 24
Hình 3.8. Quy trình Kế tóan Chi Phí Khác ................................................................. 24
Hình 3.9. Sơ Đồ Hạch Toán Tổng Hợp Xác Định Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh27
Hình 4.1. Sơ đồ Quy trình Mua Hàng Nhập Khẩu ..................................................... 31

Hình 4.2 Lưu Đồ Lưu Chuyển Chứng Từ Quá Trình Nhập Khẩu Hàng Hóa......... 34
Hình 4.3. Sơ đồ Hạch tóan Quá Trình Mua Hàng Nhập Khẩu của Công Ty .......... 35
Hình 4.4 Lưu Đồ Trình tự Lưu Chuyển Chứng Từ Quá Trình Mua Hàng Trong
Nước ................................................................................................................................ 42
Hình 4.5. Sơ đồ Hạch Toán Quá Trình Mua Hàng Trong Nước của Công ty ......... 43
Hình 4.6 Lưu Đồ Lưu Chuyển Chứng Từ Của Quá Trình bán Hàng ...................... 51
Hình 4.7 Sơ đồ hạch toán quá trình bán hàng............................................................. 52

ix


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến đổi mới cụ thể là sự kiện Việt Nam
gia nhập WTO, ngành thương mại đã có điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ.
Các công ty thương mại không những đáp ứng ngày một tăng cao nhu cầu về hàng hoá
của thị trường trong nước mà còn thúc đẩy quan hệ giao lưu buôn bán với các nước
trong khu vực và trên thế giới. Với đặc trưng mua bán, bảo quản và dự trữ vật tư, hàng
hoá ngành thương mại đã thực hiện tốt chức năng lưu chuyển hàng hoá của mình.
Trong đó các đơn vị kinh doanh thương mại đã thực sự trở thành kênh phân phối quan
trọng nối liền sản xuất và tiêu dùng.
Xuất phát từ thực tế trên, em đã chọn thực tập tại công ty Cổ Phần Vật Tư
Tổng hợp TP Hồ Chí Minh. Sau khi cổ phần hóa, các mặt họat động kinh doanh của
Công ty đều giữ được mức độ tăng trưởng cao và ổn định. Bước vào năm 2009 đến
nay, với nhiều diễn biến nằm ngòai tầm dự báo và những tác động của việc thực thi
chính sách vĩ mô trong việc kiềm chế lạm phát đã tạo ra nhiều khó khăn cho Công ty.
Trước thực trạng trên Ban lãnh đạo đã đề ra nhiều định hướng kinh doanh trong đó siết
chặt quản lý công tác lưu chuyển hàng hóa cùng với xác định kết quả kinh doanh là
biện pháp cấp bách. Công ty đã sử dụng kế tóan như một công cụ đắc lực phục vụ

cho việc điều hành quản lý kinh doanh trong công ty..
Chính vì vậy em xin chọn đề tài “ KẾ TÓAN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA
VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ
TỔNG HỢP TP HỒ CHÍ MINH” làm khóa luận tốt nghiệp của mình


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Phản ánh các nghiệp vụ bán hàng phát sinh trên các tài khoản kế toán
Theo dõi phương pháp hạch toán và các thủ tục chứng từ về các nghiệp vụ, mua
bán hàng.
Tìm hiểu, mô tả quá trình thực tế hạch tóan lưu chuyển hàng hóa và xác định
kết quả kinh doanh tại công ty Cổ Phần vật Tư Tổng hợp TP Hồ Chí Minh nhằm tìm
ra những ưu điểm và hạn chế của Công ty. Từ đó, đề ra những giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty.
1.3 Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
Không gian: Nghiên cứu về quá trình hạch tóan kế tóan lưu chuyển hàng hóa và
xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vật tư tổng hợp TP Hồ Chí
Minh
Thời gian: đề tài được thực hiện từ 27/3/2010 đến 27/6/2010
Kết quả họat động kinh doanh của công ty được nghiên cứu dựa trên số liệu
trong quý I năm 2010
1.4 Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận gồm 5 chương:
Chương1: Mở Đầu
Nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và sơ lược về cấu trúc luận văn.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu sơ lược về công ty Cổ Phần Vật Tư Tổng Hợp Tp. Hồ Chí Minh.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trình bày phương pháp hạch tóan lưu chuyển hàng hóa và xác định KQKD
Chương 4: Kết quả và thảo luận

Mô tả thực tế quá trình thực hiện, phương pháp hạch tóan lưu chuyển hàng hóa
và xác định KQKD tại công ty, từ đó rút ra những nhận xét và đánh giá.
Chương 5: Kết luận và đề nghị
Thông qua quá trình hạch tóan kế tóan tại công, nêu ra những ưu khuyết điểm,
đồng thời đề xuất một số ý kiến nhằm góp phần hòan thiện công tác kế tóan tại đơn vị.

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.1 Giới thiệu về công ty
Tên công ty :Công ty Cổ phần Vật tư Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh.
Tên tiếng Anh:HOCHIMINH CITY GENERAL MATERIAL IMPORT
EXPORT JOINT STOCK COMPANY.
Trụ sở chính:117 Cống Quỳnh, P. Nguyễn Cư Trinh, Q1, Tp Hồ Chính Minh
Điện thọai: 083.8369603-083.8369505-083.8368043
Fax: 083.8368392
Email:
Mã số thuế: 0300587741
Tài khỏan tại ngân hàng công thương: 102020000018710
Hệ thống các cửa hàng:
Xí nghiệp Cơ khí và Dịch vụ vật tư: 299 Lý Thường Kiệt, Q 11, TP.HCM
Trung tâm Kinh doanh Kim khí Phế liệu: 17 Tạ Uyên Q5, Tp. Hồ Chí Minh
Trung tâm Kinh doanh Hóa chất- Vật liệu điện: 7/3 Âu Cơ, Q. Tân Bình, Tp.
Hồ Chí Minh
Hình thức sở hữu vốn: cổ phần
Vốn điều lệ: 32.500.000.000 đ Trong đó :
Tỷ lệ cổ phần Nhà nước : 51% vốn điều lệ.

Tỷ lệ cổ phần bán cho Cán bộ - Công nhân viên trong doanh nghiệp : 37,83% vốn
điều lệ (trong đó quyền được mua cổ phần theo giá ưu đãi chiếm 11,76% vốn điều lệ.
Tỷ lệ cổ phần bán cho cổ đông ngoài doanh nghiệp : 11,17% vốn điều lệ.

3


Việc bán cổ phần cho các đối tượng ngoài doanh nghiệp theo hình thức đấu giá,
được thực hiện thông qua tổ chức tài chính trung gian theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Vật tư Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh tiền thân là công ty
Vật tư Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh- Doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Tổng
Công ty Thương mại Sài Gòn.
Công ty được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa Công ty Vật tư Tổng hợp Thành
phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 2724/QĐ-UB ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Ủy
ban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh.
Công ty họat động theo Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số
4103003543 ngày 29 tháng 6 năm 2005 do sở kế họach và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp.
Trong quá trình họat động, công ty đã được Sở Kế Họach và Đầu tư TP. Hồ Chí
Minh cấp bổ sung Giấy chứng nhận thay đổi lần thứ nhất ngày 9 tháng 12 năm 2005
về việc điều chỉnh vốn cổ phần của cổ đông sáng lập.
2.1.3 Định hướng họat động của công ty
2.1.3.1 Định hướng trong năm 2010
Tổng doanh thu: 500 tỷ đồng
Lợi nhuận trước thuế: 12.85 tỷ đồng
Dự kiến mức chia cổ tức: 15%
Phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên: 55 tỷ đồng
Huy động đủ số cổ đông cùng các điệu kiện theo luật định để công ty lên sàn
chứng khóan
Tiếp tục triển khai các dự án đầu tư như kế họach 5 năm đề ra

2.1.3.2 Chiến lược phát triển trung và dài hạn của công ty năm 2010 – 2012
Mục tiêu phát triển
Mức tăng trưởng bình quân doanh thu: 20%/năm
Mức tăng trưởng bình quân lợi nhuận trước thuế: 18%/năm
Cổ tức: 15%
Định hướng chiến lược
Tiếp tục duy trì phát tiển ngành hàng sắt thép, điện gia dụng, kinh doanh xăng dầu

4


Củng cố lại họat động xăng dầu: những trạm xăng công ty thuê mặt bằng và
kinh doanh không hịêu quả sẽ thanh lý hợp đồng trước hạn, tập trung đầu tư cho
những trạm xăng họat động có hiệu quả, có điều kiện mở rộng quy mô.
Phát triển mạnh ngành hàng công nghệ thực phẩm đưa doanh thu và lợi nhuận
tăng từ 30%/năm trở lên.
Phát triển họat động kinh doanh bất động sản,

hòan thành các dự án công ty

đưa vào khai thác.
Liên kết liên doanh với khách hàng ,khai thác tối đa hiệu quả mặt bằng hiện có
của Công ty
Phát hành cổ phiếu tăng vốn Điều lệ để bổ sung vốn cho các dự án đầu tư và
vốn cho họat động kinh doanh.
2.1.4 Lĩnh vực họat động của công ty
Mua bán các lọai vật tư: Kim khí, hóa chất(trừ hóa chất có tính độc hại mạnh),
vật liệu điện, dụng cụ cơ khí, máy móc, thiết bị vật tư, phụ tùng,
Kim khí: thép tấm, thép lá, thép tròn, thép hình
Vật liệu xây dựng và hàng gia dụng.

Mua bán Phụ tùng ôtô, hàng điện máy, thứ liệu
Các mặt hàng ống nước và phụ kiện ống nước.
Dịch vụ vận chuyển và kho bãi
2.1.5 Quy mô họat động của công ty
Quy mô họat động của công ty chủ yếu là thị trường trong nước đặc biệt là các
đơn vị sản xuất. Hiện công ty là một trong những nhà phân phối lớn tại khu vực Đông
Nam Bộ. Ngòai ra, còn có một số lượng lớn các cửa hàng, khách lẻ, thường xuyên
mua bán giao dịch tại các cửa hàng và đơn vị trực thuộc.
2.2 Thuận lợi và khó khăn của công ty
2.2.1 Thuận lợi
Thị trường Thành Phố Hồ Chí Minh là một thị trường rộng lớn năng động
và đa dạng.
Công ty có uy tính và thế mạnh trên thương trường trong cũng như ngòai nước.
Công ty cũng có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ cao, giàu kinh
nghiệm, năng động, có tinh thần đòan kết
5


Công ty có mạng lưới tiêu thụ rộng khắp Thành Phố, ở các Tỉnh trong nước và
nước ngòai
2.2.2 Khó Khăn
Khó khăn về giá cả, chất lượng sản phẩm : Do hàng nhập lậu từ Trung Quốc,
Thái Lan, Hồng Kông…..ngày một gia tăng gây xáo trộn giá cả thị trường, làm ảnh
hưởng ít nhiều đến họat động kinh doanh của công ty, chủ yếu là cạnh tranh về chính
sách ưu đãi thuế quan của các nước hiệp hội ASEAN
Ngòai ra, do các chế độ, chính sách của Nhà nước luôn thay đổi làm cho công
ty luôn phải đối đầu với bất trắc tài chính có thể xảy ra, cũng như công ty chưa có điều
kiện mở văn phòng đại diện tại nước ngòai nên việc tìm hiểu thị trường các nước và
việc khai thác những nguồn nhập khẩu còn hạn chế…
Khó khăn về vốn: Vốn tự có của công ty còn hạn chế. Công ty phải vay vốn từ

các Ngân hàng để tăng cường vốn cho họat động kinh doanh. Do đó công ty phải chịu
một khỏan chi phí lãi vay ngân hàng khá cao, điều đó làm giảm lợi nhuận của công ty,
đôi khi làm mất đi cơ hội đầu tư của công ty.Đây là một vấn đề nan giải của công ty.

6


2.3. Cơ cấu tổ chức trong công ty
2.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty
2.3.1.1 Sơ đồ tổ chứcbộ máy quản lý
Hình 2.1 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
BAN GIÁM ĐỐC

P. Tổ chức hành
chính

P. Kế hoạch kinh
doanh

P. Đầu tư QL
kho bãi

P.Kế toán tài vụ

TT. Kim khí Phế
Liệu

T.T. Hoá Chất

&Vật Liệu Điện

XN cơ khí
DVVT

Các cửa hàng
kinh doanh vật tư

Các cửa hàng
kinh doanh vật tư
và xăng dầu

Các cửa hàng
kinh doanh vật tư

Nguồn tin: Phòng kế Tóan
2.3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban
Hội đồng quản trị: Chịu trách nhiệm trước Đại hội cổ đông, quyết định các kế
họach sản xuất kinh doanh mang tính chiến lược tổng quát và kiểm tra việc thực hiện
đó của ban Giám Đốc.
Ban kiểm soát: Thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, giám đốc trong việc
quản lý và điều hành công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong việc
thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Ban Tổng Giám Đốc: dưới sự lãnh đạo của Tổng Giám Đốc, quản lý các họat
động kinh doanh mà Hội Đồng Quản Trị giao phó, chịu trách nhiệm với cấp trên.
Ngòai ra Tổng Giám đốc còn làm công tác tham mưu cho CT. HĐQT để xử lý các
họat động của công ty.
7



Phòng Tổ chức hành chính
Thực hiện công tác quản lý nhân sự như: tuyển dụng, đào tạo, đề bạt, điều
động, bố trí, quản lý hồ sơ nhân sự…
Quản lý định mức lao động, xem xét chế độ lương dựa theo quy định của nhà
nước, thực hiện chế độ nghỉ hưu, đảm bảo các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế,…Lập bảng lương thưởng theo chế độ, chính sách nhà nước cho toàn bộ cán bộ
công nhân viên.
Quản lý hành chính văn thư, là cầu nối giữa các phòng ban, thực hiện công tác
về chức năng hành chính như: giao nhận, lưu trữ, quản lý hồ sơ, công văn tài liệu và
con dấu của Công ty.
Phòng kế họach kinh doanh:
Nắm bắt nghiên cứu những biến động của thị trường để có biện pháp, phương
thức kinh doanh phù hợp mang lại hiệu quả cao nhất, tham mưu cho Ban giám đốc
trong việc hoạch định và thực hiện kế hoạch hoạt động kinh doanh hàng hóa, nhập
khẩu và nội thương của Công ty.
Hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc trong việc thực hiện các kế hoạch
kinh doanh và phân tích các hoạt động kinh tế.
Phòng kế tóan tài vụ
Thu thập xử lý thông tin, số liệu kế tóan theo đối tượng và nôi dung công việc
kế tóan, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
Kiểm tra giám sát các khỏan thu chi tài chính, các nghĩa vụ nộp, thu, thanh tóan
nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện và
ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế tóan.
Phân tích thông tin số liệu kế tóan, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu
cầu quản trị và quyết định kế tóan, tài chính của đơn vị kế tóan
Phòng đầu tư, quản lý kho bãi:
Quản lý, kiểm sóat cho việc thuê mặt bằng, kho bãi, đầu tư, xây dựng hay sữa
chữa các văn phòng, chi nhánh.

8



2.3.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế tóan
2.3.2.1 Chế độ kế tóan áp dụng
Niên độ kế tóan: Bắt đầu vào ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế tóan: đồng Việt Nam.
Chế độ kế tóan áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế tóan doanh nghiệp ban hành
theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
Hình thức thức kế toán áp dụng: công ty áp dụng hình thức kế tóan Nhật ký
Chung để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Hệ thống tài khỏan được áp dụng căn cứ vào hệ thống tài khỏan của quyết định
số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
2.3.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế tóan
Công ty tổ chức công tác kế tóan theo hình thức vừa tập trung vừa hạch tóan
báo sổ.
Tập trung:Số liệu ở các cửa hàng, các trạm xăng, các xí nghiệp sẽ được tập
trung tại phòng kế tóan của công ty để xử lý và quyết tóan.
Báo sổ: Số liệu kế tóan ở ba trung tâm lớn được xử lý tại chỗ. Vào cuối mỗi
quý nộp báo cáo quyết tóan lên phòng kế tóan của công ty.
Hình 2.2 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Tóan
KẾ TÓAN TRƯỞNG

PHÓ PHÒNG KẾ TÓAN

KẾ
TÓAN
TỔNG
HỢP

KẾ

TÓAN
NGÂN
HÀNG

KẾ
TÓAN
TIỀN
MẶT

KẾ
TÓAN
CÔNG
NỢ

KẾ
TÓAN
CÁC
KHỎAN
PHẢI
NỘP

KẾ
TÓAN
HÀNG
HÓA

KẾ
TÓAN
TSCĐ


THỦ
QUỸ

Nguồn tin: Phòng Kế Toán

9


2.3.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của phòng kế tóan
Kế tóan trưởng: Tham mưu cho ban Giám đốc về tình hình tài chính của công
ty, chỉ đạo tòan bộ công tác kế tóan, hệ thống thông tin kế tóan và hạch tóan kinh tế
theo cơ chế quản lý mới của Nhà nước.
Phó phòng kế tóan: hỗ trợ kế tóan trong việc kiểm tra hạch tóan số liệu kế tóan
tòan công ty, xây dựng số liệu , lập báo cáo quyết tóan của khối văn phòng công ty.
Kế tóan tổng hợp: Tổng hợp các báo cáo quyết tóan của các trung tâm, xí
nghiệp trực thuộc công ty và văn phòng công ty lập thành báo cáo quyết tóan tòan
công ty. Xây dựng kế họach tài chính của công ty.
Kế tóan tiền mặt: lập phiếu thu, phiếu chi, khi có sự đồng ý của kế tóan trưởng hoặc
giám đốc. Ghi chép ácc nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền mặt và sổ chi tiết.
Kế tóan tiền gửi ngân hàng: theo dõi các khỏan phải thu, phải trả người mua,
người bán và các khỏan phải thu phải trả khác. Thường xuyên đối chiếu, báo cáo, đôn
đốc thu hồi nợ…
Kế tóan các khỏan phải nộp nhà nước: Theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ
thuế theo luật định, thuế GTGT đầu ra đầu vào để nộp thuế và hòan thuế GTGT.
Kế tóan TSCĐ và CCDC: Theo dõi, kiểm tra và phản ánh tình hình hiện có và
biến động của TSCĐ, CCDC của công ty. Tính và phân bổ hợp lý chi phí khấu hao
TSCĐ cho các đối tượng liên quan.
Kế tóan hàng hóa: Theo dõi tình hình nhập xuất hàng hóa, theo dõi báo cáo
nhập xuất tồn hàng tháng, quý, năm.
Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt hiện có tại công ty, thu chi khi có chứng từ của kế

toán tiền mặt, cùng với kế tóan thanh toán kiểm quỹ và lập báo cáo quỹ.

10


2.3.2.4 Hình thức sổ kế toán áp dụng
Công ty áp dụng hình thức Nhật Ký Chung để ghi sổ kế toán.
Hình 2.3. Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Theo Hình Thức Kế toán Máy
SỔKẾ TOÁN
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết

Chứng từ kế tóan
PHẦN MỀM
KẾ TOÁN

MÁY VI TÍNH

- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán
quản trị

Bảng tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại

Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
Nguồn tin: Phòng Kế Toán


11


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của hoạt động kinh doanh thương mại
Họat động kinh doanh thương mại là họat động thực hiện chức năng nối liền
giữa sản xuất và tiêu dùng. Đối tượng kinh doanh của ngành thương mại là hàng hóa,
đó là những sản phẩm được các doanh nghiệp thương mại mua về để bán ra nhằm đáp
ứng như cầu sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu.
3.1.1 Khái niệm lưu chuyển hàng hóa
Hàng hóa là sản phẩm của lao động tồn tại dưới hình thức vật chất hay phi vật
chất được trao đổi thông qua mua bán trên thị trường và dùng tiền tệ làm thước đo
thanh toán. Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng của nó.
Lưu chuyển hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại là tổng hợp các hoạt
động mua bán dự trữ hàng hoá. Hay nói cách khác, lưu chuyển hàng hoá là quá trình
đưa hàng hoá từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng thông qua quan hệ trao đổi
hàng tiền.
Quá trình lưu chuyển hàng hóa được trình bày qua sơ đồ sau:
Nhà cung cấp

HH mua vào
(GV hàng mua)

Hàng tồn
kho

HH bán ra


Khách hàng

DS bán ra

Hàng hóa trong kinh doanh thương mại thường được phân theo các ngành hàng như:
Hàng vật tư thiết bị
Hàng công nghệ phẩm tiêu dùng
Hàng lương thực thực phẩm
3.1.2 Khái niệm về xác định kết quả kinh doanh
Xác định kết quả kinh doanh là việc so sánh chi phí bỏ ra và thu nhập đạt được
trong các quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu thu nhập lớn hơn CP thì kết quả là lãi,


ngược lại là lỗ. Việc xác định KQKD thường tiến hành vào cuối các kỳ hạch tóan
tháng, quý hay năm tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh và các yêu cầu quản
lý từng doanh nghiệp.
3.2 Kế tóan quá trình lưu chuyển hàng hóa
3.2.1 Kế tóan quá trình mua hàng
Mua hàng là giai đọan đầu tiên của quá trình lưu chuyển hàng hóa, đó là đưa
hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng, thực hiện giá trị của hàng hóa.
a) Phương pháp tính giá nhập kho
Giá thực tế của hàng mua được xác định theo công thức:
Giá thực tế
của hàng
hoá mua vào

=

Giá mua
hàng hoá


+

Thuế NK,
thuế TTĐB

+

Chi phí phát sinh

GGHM,HM
TL, CKTM
được hưởng

b)Tài khỏan sử dụng
TK 156 – “Hàng hóa” có các Tk cấp 2
TK 1561 – “Giá mua hàng hóa”
1561

- Trị giá hàng mua nhập vào kho theo
giá hóa đơn.

-

Trị giá mua hàng thực tế xuất kho

-

Khỏan giảm gía được hưởng vì


-

Thuế nhập khẩu phải nộp.

hàng hóa cung cấp không đúng

-

Trị gía hàng hóa gia công chế biến

hợp đồng đã kí.

nhập lại kho (gồm giá mua

-

vào+CP gia công, chế biến).
-

Trị giá hàng hóa thiếu phát hiện
khi kiểm kê.

Trị giá hàng hóa thừa phát hiện
khi kiểm kê.

Số dư bên Nợ: Trị giá mua hàng hóa tồn kho cuối kì.
Tk 1562 – “ Chi phí thu mua hàng hóa”:
Chi phí thu mua hàng hóa bao gồm các chi phí (CP) liên quan trực tiếp đến quá
trình thu mua hàng hóa như CP bảo hiểm hàng hóa, tiền thuê kho, thuê bến bãi, CP
vận chuyển, bốc xếp, bảo quản đưa hàng hóa từ nơi mua về kho doanh nghiệp, các

khỏan hao hụt tự nhiên (trong định mức) phát sinh trong quá trình thu mua hàng hóa
13


TK 1562
-

-

CP thu mua hàng hóa thực tế phát

Phân bổ CP thu mua cho hàng
hóa đã tiêu thụ trong kỳ.

sinh liên quan đến khối lượng
hàng hóa mua vào đã nhập kho
trong kỳ.

Số dư bên Nợ: CP thu mua liên quan đến hàng tồn kho cuối kỳ.
3.2.1.1 Mua hàng nhập khẩu trực tiếp
a)Thủ tục chứng từ nhập khẩu hàng hóa
Ký kết hợp đồng kinh tế
Mở L/C: nếu hợp đồng quy định trả bằng L/C thì người nhập khẩu phải làm đơn
xin mở L/C đến ngân hàng. Thời gian mở L/C nếu hợp đồng không quy định thì phụ
thuộc vào thời gian giao hàng. Đơn vị căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng nhập
khẩu tiến hành lập “giấy xin mở tín dụng” khoản nhập khẩu
Giấy xin mở tín dụng khoản nhập khẩu kèm theo bản sao hợp đồng gửi đến
ngân hàng cung cấp với hai ủy nhiệm chi: một ủy nhiệm chi trả thủ tục phí cho ngân
hàng, một ủy nhiệm chi về việc mở L/C. Trường hợp đơn vị không có số dư tài khoản
ngoại tệ thì phải làm hợp đồng tín dụng xin vay ngoại tệ để ký quỹ mở L/C.

Thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm (trường hợp mua theo giá FOB)
Nhà cung cấp gửi bộ chứng từ về cho NH phát hành L/C để kiểm tra.
Giao nhận hàng hóa nhập khẩu
Kiểm tra hàng hóa nhập khẩu
Làm thủ tục khai báo hải quan, đóng thuế nhập khẩu, thuế GTGT hàng NK
Thanh tóan tiền cho nhà cung cấp
b)Chứng từ sử dụng
Bộ hồ sơ chứng từ về nhập khẩu hàng gồm:
Hợp đồng ngọai thương( sales contract)
Hóa đơn (Invoice)
Phiếu đóng gói (Packing list)
Giấy chứng nhận xuất xứ
Tờ kê chi tiết (Specification)
Vận đơn đường biển (Bill of lading)
14


Hóa đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm
Đơn xin mở L/C
Hồ sơ khai hải quan
Phiếu nhập kho
Ủy nhiệm chi
c)Phương pháp hạch toán
(1) Ký quỹ mở L/C
Nợ TK144
Có TK112, 331
(2) Căn cứ vào phiếu nhập kho và các chứng từ liên quan đến hàng nhập khẩu
để phản ánh trị giá hàng hóa nhập khẩu trực tiếp đã được nhập kho
Nợ TK1561: trị giá hàng theo tỷ giá thực tế
Có TK331: theo tỷ giá thực tế

(3) Nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu
Nợ TK3333
Nợ TK33312
Có TK111, 112
(4). Phản ánh thuế nhập khẩu phải nộp
Nợ TK1561
Có TK3333
(5) Thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ
Nợ TK133
Có TK33312
(6) Phản ánh chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng nhập khẩu (chi phí
kiểm dịch, bốc vác, lưu kho lưu bãi)
Nợ TK156 (1562)
Có TK111, 112, 141, 331, 331, 331, 331, 331, 331

15


3.2.1.2 Mua hàng trong nước
a) Các phương thức mua hàng
Mua hàng trực tiếp: theo phương pháp này, doanh nghiệp cử nhân viên của
mình trực tiếp đến mua hàng ở bên bán và trực tiếp nhận hàng chuyển về doanh
nghiệp bằng phương tiện tự có hoặc thuê ngoài. Sau khi nhận hàng và ký vào hóa
đơn của bên bán, hàng hóa đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, mọi tổn thất
sau này do doanh nghiệp chịu trách nhiệm.
Chứng từ là hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn kiểm phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT,
chứng từ do bên bán lập.
Mua hàng thông qua đơn đặt hàng: doanh nghiệp sẽ ký hợp đồng mua hàng với
bên bán, bên bán căn cứ vào hợp đồng sẽ chuyển hàng đến giao cho doanh nghiệp theo
địa điểm đã quy định trước trong hợp đồng bằng phương tiện tự có hoặc thuê ngoài.

Chi phí vận chuyển bên nào phải trả tùy thuộc vào điều kiện quy định trong hợp đồng.
Khi chuyển hàng thì hàng hóa vẫn thuộc quyền sở hữu bên bán.
b) Chứng từ mua hàng
Là hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng, hóa đơn kiêm phiếu xuất kho do
bên bán gửi đến doanh nghiệp.
c)Phương pháp hạch tóan
(1) Trong kỳ, khi mua hàng hóa nhập kho, căn cứ vào hóa đơn mua hàngphiếu
nhập kho, Kế toán ghi:
Nợ TK156 (1561): trị giá hàng mua theo hóa đơn
Nợ TK133: thuế GTGT đầu vào
Có TK111, 112, 331, 141, 311: tổng giá thanh toán
(2)Trường hợp hàng mua về chuyển bán thẳng không qua nhập kho:
Nợ TK632: trị giá mua theo hóa đơn của hàng bán
Nợ TK157: trị giá mua theo hóa đơn hàng gửi đi bán
Nợ TK133: thuế GTGT đầu vào
Có TK111, 112, 141, 331: tổng giá thanh toán

16


×