Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

PHÂN TÍCH HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG ISO 9001:2000 VÀ THỰC HIỆN KAIZEN TẠI XƯỞNG NIKE ID THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN TAEKWANG VINA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG ISO 9001:2000
VÀ THỰC HIỆN KAIZEN TẠI XƯỞNG NIKE ID
THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN
TAEKWANG VINA

NGUYỄN NGỌC MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH HỆ
THỐNG ISO 9001:2000 VÀ THỰC HIỆN KAIZEN TẠI XUỞNG NIKE ID THUỘC
CÔNG TY CỔ PHẦN TAEKWANG VINA” do NGUYỄN NGỌC MINH , sinh viên
khóa 32, ngành QUẢN TRỊ KINH DOANH, đã bảo vệ thành công trước hội đồng
ngày .........................................................................

Lê Văn Mến
Người hướng dẫn

Ngày ................ tháng ..........năm 2010

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



Ngày.. ... tháng ....... năm 2010

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày . ... tháng ..

năm 2010


LỜI CẢM TẠ
Thời gian trôi qua thật nhanh chóng, con đã là sinh viên và hoàn tất khóa luận
của mình. Con cám ơn ba mẹ đã sinh con ra và nuôi day con khôn lớn để có được như
ngày hôm nay. Cám ơn ba mẹ và em gái đã ở bên trong những lúc khó khăn.
Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Quý Thầy Cô trường Đại Học Nông Lâm
TP.HCM, cùng toàn thể Quý Thầy Cô trong Khoa Kinh Tế đã cho em nhiều kiến thức
quý báu để làm hành trang khi bước ra đời. Em xin cảm ơn Thầy Lê Văn Mến đã nhiệt
tình hướng dẫn và động viên em để hoàn thành tốt luận văn này.
Chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc và cô chú anh chị tất cả phòng ban của
Công ty cổ phần Taekwang Vina đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực tập.
Đặc biệt cảm ơn anh Hoàng Phi Hùng đã chỉ dẫn nhiệt tình cho em trong quá trình
thực tập tại Công ty.
Cảm ơn các bạn thương mến đã gắn bó, chia sẻ và động viên tôi vượt qua
những khó khăn trong suốt quãng đời sinh viên.
Cuối lời tôi chúc mọi người luôn dồi dào sức khỏe, thành đạt và hạnh phúc.
Tôi yêu mọi người.
Sinh viên
Nguyễn Ngọc Minh



NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN NGỌC MINH. Tháng 07 năm 2010. “Phân Tích Hệ Thống Iso
9001:2000 và Thực Hiện Kaizen Tại Xưởng NikeID Thuộc Công Ty Cổ Phần
Taekwang Vina”.
NGUYEN NGOC MINH. July 2010. “Analysis System Iso 9001:2000 and
Performance Kaizen at NikeID Workshop –Taekwang Vina Joint Stock Company”.
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá việc áp dụng HTQLCL ISO và thực hiện
Kaizen của Xưởng ID qua 2 năm 2008 – 2009. Qua đó thấy được những thành quả và hạn
chế trong quá trình xây dựng và đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao công tác QLCL
của Xưởng.
Đề tài được thực hiện thông qua việc thu thập thông tin thứ cấp từ các phòng ban
của Công ty, sách báo, và thông tin từ việc phỏng vấn CBCNV trong Công ty. Sau đó
dùng các phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp, biểu đồ nhân quả, biểu
đồ Pareto,biểu đồ khuyết tật, để phân tích và xử lý vấn đề.
Đề tài tập trung vào tìm hiểu quá trình xây dựng và áp dụng HTQLCL theo Tiêu
chuẩn ISO 9001 : 2000, quản lý chất lượng sản phẩm theo quá trình, quản lý chất lượng
hướng tới khách hàng, quản lý chất lượng hướng tới bảo vệ môi trường, các thành quả và
tồn tại trong quá trình áp dụng hệ thống. Từ đó đưa ra biện pháp để nâng cao HTQLCL
của Xuởng như: đào tạo nhân sự; cải tiến MMTB, cơ sở vật chất.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG. .................................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH. ................................................................................................... x
CHƯƠNG 1 .......................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 2
1.4. Sơ lược cấu trúc của khóa luận.................................................................................. 3
CHƯƠNG 2 .......................................................................................................................... 4
TỔNG QUAN....................................................................................................................... 4
2.1. Giới thiệu chung ........................................................................................................ 4
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Nike và công ty ........................................... 4
2.1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty ..................................................................... 5
2.1.3. Khoa Nike ID...................................................................................................... 6
2.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty ..................................................................... 6
2.2.1. Sơ đồ tổ chức ...................................................................................................... 6
-Chức năng các vị trí .................................................................................................... 9
2.3. Qui trình sản xuất. ................................................................................................... 10
2.3.1. Tổ nguyên vật liệu ............................................................................................ 12
2.3.2. Tổ cắt ................................................................................................................ 13
2.3.3. Tổ ép, in lụa ...................................................................................................... 13
2.3.4. Tổ may, thêu ..................................................................................................... 13
2.3.5. Tổ lắp ráp đế. .................................................................................................... 13
2.3.6. Đội QC. ............................................................................................................. 14
v


2.4. Tình hình lao động và thu nhập của xưởng. ................................................................ 14
2.4.1. Tình hình lao động............................................................................................ 14
2.4.2. Tình hình tiền lương và thu nhập ..................................................................... 15
2.5. Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển sắp tới của doanh nghiệp ............... 16
2.5.1. Thuận lợi ........................................................................................................... 16
2.5.2. Khó khăn........................................................................................................... 17
2.5.3. Định hướng phát triển của công ty ................................................................... 17
3.1. Cơ sở lý luận về chất lượng và quản lý chất lượng ................................................. 18

3.1.1. Khái niệm chất lượng và quản lý chất lượng ................................................... 18
3.1.2. Quản lý chất lượng ........................................................................................... 18
3.1.3. Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn ISO 9000:2000 ........................ 18
3.1.4. Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000 ...................................... 20
3.1.5. Yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000 ......................................................... 20
3.1.6. Lý do doanh nghiệp áp dụng ISO 9001 : 2000................................................ 21
3.1.7. Sơ lược về Kaizen và 5S................................................................................... 21
3.1.7.1. Giới thiệu về Kaizen ...................................................................................... 21
3.1.7.2. Giới thiệu về 5S. ............................................................................................ 22
3.1.8. Công cụ cải tiến chất lượng .............................................................................. 23
3.2 phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 24
4.1. Tình hình xuất khẩu của xưởng ............................................................................... 25
4.1.1. Cơ cấu doanh thu .............................................................................................. 25
4.2. Quá trình xây dựng và triển khai hệ thống quản lý chất lượng tại Xưởng .............. 26
4.2.1.Quá trình triển khai HTQLCL 9001:2000 ......................................................... 26
4.2.2 Áp dụng HTQLCL ISO tại xưởng ..................................................................... 27
4.3. Thành tựu. ................................................................................................................ 38
4.3.1. Về chất lượng sản phẩm. ...................................................................................... 38
4.3.2. Về áp dụng Kaizen và 5S. ................................................................................ 39
4.3.3. Sự thỏa mãn khách hàng.................................................................................. 39

vi


4.4. Trở ngai và hạn chế của công ty trong việc áp dụng hệ thống quản lý ISO và cải
tiến Kaizen ...................................................................................................................... 42
4.5. Một số đề xuất nhằm nâng cao và hoàn thiện hệ thống chất lượng ........................ 45
4.5.1. Về con người .................................................................................................... 45
4.5.2. Về cơ sở vật chất, máy móc thiết bị ................................................................. 46
4.5.3. Về gia tăng sự hỗ trợ quản lý chất lượng bằng công cụ thống kê .................... 46

5.1. Kết luận.................................................................................................................... 50
5.2.. Kiến nghị ................................................................................................................ 51

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HTQLCL

Hệ thống quản lý chất lượng

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

QLCL

Quản lý chất lượng

NVL

Nguyên vật liệu

NCC

Nhà cung cấp

viii



DANH MỤC CÁC BẢNG.

Bảng 2.1: Cơ cấu lao động xưởng qua hai năm 2008-2009 ................................... 14
Bảng 2.2: Tiền lương và thu nhập xưởng ID năm 2008-2009 .............................. 15
Bảng 2.4. Kết Quả Hoạt Động SXKD của xưởng Qua 2 Năm 2008-2009 ............ 16
Bảng 4.1. Cơ Cấu Doanh Thu theo Thị Trường của Công Ty Năm 2008 – 2009 25
Bảng 4.2. Giá trị cung cấp tai các thị trường 2 năm 2008-2009 ............................ 29
Bảng 4.3 Bảng số sai sót trong 2 năm 2008-2009 ................................................ 38
Bảng 4.4. Bảng lượng hàng bồi hoàn cho khách hàng 2 năm 2008-2009.............. 39
Bảng 4.5. Bảng đánh giá khoa ID của Nike. ......................................................... 40
Bảng 4.6. Điều tra mức độ thỏa mãn của công nhân viên. ..................................... 41
Bảng 4.7. Nguyên Nhân Phản Ánh của Khách Hàng Năm 2009 ........................... 46
Bảng 4.8. Thống kê sai sót trong tháng 4 của Khoa ID ......................................... 48

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH.
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức công ty ............................................................................................ 7
Hình 2.2 : Sơ đồ tổ chức khoa Nike ID ................................................................................ 9
Hình 2.3 Qui trình sản xuất giày ........................................................................................ 11
Hình 4.1 Đồ thị doanh cơ cấu doanh thu trên thị trường qua 2 năm 2008-2009................ 25
Hình 4.2. Qui trình làm việc với khách hàng ..................................................................... 27
Hình 4.3. Cơ cấu thị phần nhà cung cấp 2 năm 2008-2009

........................ 30

Hình 4.4. Biểu đồ nhân quả sản phẩm sai sót..................................................................... 43
Hình 4. 5. Biểu đồ Pareto. .................................................................................................. 47
Hình 4.6. Biểu đồ khuyết tật sản phẩm trong sản xuất ....................................................... 48


x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong giai đoạn hiện nay kinh tế thế giới đang trong xu hướng phát triển toàn diện.
Các công ty , tập đoàn luôn mong muốn sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng tốt nhất
yêu cầu của khách hàng. Điều này không chỉ tạo cho công ty, tập đoàn có vị thế cạnh
tranh với nhau mà còn có chỗ đứng trong tâm trí khách hàng. Trên thế giới và ngay tại
Việt Nam chất lượng và thương hiệu luôn là vấn đề sống còn trong tất cả lĩnh vực sản
xuất kinh doanh. Chất lượng là vấn đề quan tâm hàng đầu hiện nay của các tổ chức sản
xuất kinh doanh và dịch vụ, ở bất cứ đâu trên thế giới chất lượng vẫn là mối quan tâm
của cả khách hàng lẫn nhà doanh nghiệp. Vì thế mà hàng lọat tiêu chuẩn hệ thống chất
lượng ra đời như hệ thống chất lượng ISO, Kaizen, SA8000. Hàng loạt công ty tập đoàn
nước ngoài đã chọn Việt Nam là nơi đầu tư vì họ nhận thấy tiềm năng phát triển rất lớn
cho họ tại Việt Nam. Chúng ta quan tâm rất nhiều và không ngừng hòan thiện về chính
sách chất lượng, tạo điều kiện để tất cả các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam thực hiện
hệ thống chất lượng của họ. Hiện tại và trong tương lai chắc chắn sẽ có nhiều doanh
nghiệp lấy chứng nhận tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng làm thế mạnh của mình,
thế nhưng có được chứng nhận tiêu chuẩn mới chỉ là buớc đầu, vấn đề thực hiện tiêu
chuẩn chất lượng ấy sao cho thật tốt mới là điều đáng quan tâm. Công ty cổ phần
Taekwang Vina là một trong những công ty gia công cho tập đoàn giày Nike của Mỹ. Sản
phẩm giày trong quá trình sản xuất được giám sát áp dụng tiêu chuẩn chất lượng bởi
những chuyên gia hàn quốc và tập đoàn Nike. Với mong muốn đi sâu tìm hiểu viêc thực


hiện các tiêu chuẩn chất lượng ISO và hệ thống cải tiến Kaizen, những chuẩn mực,

phương hướng, vai trò của thực hiện chất lượng để có thể nhân rộng cho các công ty học
hỏi áp dụng, được sự đồng ý của khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm, của giáo viên
hướng dẫn, tôi thực hiện đề tài “PHÂN TÍCH HỆ THỐNG ISO,9001:2000 VÀ THỰC
HIỆN KAIZEN TẠI XUỞNG NIKE ID THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN TAEKWANG
VINA
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu việc áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000, hệ thống cải tiến
Kaizen tại Khoa NikeID thuộc Công ty cổ phần Taekwang Vina và đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng của Xưởng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu tình hình hoạt động SXKD và kết quả, hiệu quả SXKD của Xưởng
NIKEID 2 năm 2008 – 2009.
- Nghiên cứu việc triển khai và áp dụng HTQLCL theo Tiêu chuẩn ISO 9001 :
2000, vào hoạt động của Xưởng ID.
- Nghiên cứu thực hiện Kaizen, 5s tại Xưởng.
- Thành công và hạn chế của Xưởng khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng.
- Đề xuất một số biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác QLCL cho Xưởng.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Tại Khoa ID, Công ty cổ phần Taekwang Vina.
Thời gian: Đề tài được tiến hành từ ngày 01/03/2010 đến 1/06/2010
Nội dung: Đề tài nghiên cứu việc áp dụng HTQLCL theo Tiêu chuẩn ISO 9001-2000,
Kaizen để thấy được tác động của việc áp dụng ISO 9001 – 2000 đối với quá trình hoạt
động và phát triển của Xưởng, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm để có thể đề xuất
với Xưởng xem xét, cải tiến, hoàn thiện mọi hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó là để cho
một số công ty học hỏi áp dụng.
2


1.4. Sơ lược cấu trúc của khóa luận.

Luận văn bao gồm 5 chương cụ thể như sau:
Chương 1. MỞ ĐẦU: Trình bày lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi
nghiên cứu và sơ lược cấu trúc luận văn.
Chương 2. TỔNG QUAN: Giới thiệu sơ lược về Xưởng, Công ty: quá trình hình
thành và phát triển, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, tình hình lao động, trang thiết
bị, nguồn vốn, kết quả kinh doanh của Xưởng....
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Nêu khái niệm chất
lượng, HTQLCL, Kaizen, 5S, lợi ích của việc áp dụng ISO 9001 : 2000. Đồng thời nêu
lên một số phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN: Nghiên cứu tình hình QLCL tại Xưởng
để thấy được những hiệu quả mà Xưởng đã đạt được và những hạn chế trong quá trình áp
dụng HTQLCL của Xưởng. Từ đó đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác
QLCL và khắc phục những hạn chế của Xưởng.
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: Đưa ra một số kết luận về tình hình hoạt
động của Xưởng và đề nghị đối với Xưởng.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu chung
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Nike và công ty
a) Nike.
Công ty được thành lập vào ngày 25 tháng 1 năm 1964 bởi Bill Bowerman và
Phillip Knight với cái tên ban đầu là Blue Ribbon Sports. Năm 1978, công ty đổi tên
thành Nike. Inc.và cái tên đó vẫn được sử dụng cho đến bây giờ.
Trụ sở chính của công ty được đặt tại Beaverton bang Oregon. Ý nghĩa của Nike theo
tiếng Hy Lạp là Nik, tên của nữ thần chiến thắng trong thần thoại Hy Lạp. Logo Swoosh

được thiết kế vào năm 1971 bởi Carolyn Davidson, Logo này được Davidson vẽ theo ý
tưởng của người sáng lập công ty Phillip Knight tức là hướng tới một sự chuyển động
không ngừng. Logo Swoosh được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1972 và kể từ đó cho đến
nay thì Nike đã không ngừng phát triển để vươn lên vị trí số 1 trong lĩnh vực cung cấp đồ
thể thao.
Tính đến năm 2008, Nike đã có hơn 25.000 chi nhánh tại 160 quốc gia và có hơn
30.000 nhân viên trên khắp thế giới.
Thể loại công ty: thương mại công cộng.
Người sáng lập : William j.Bill Bowerman, Phillip Knight
Sản phẩm : giày, y phục thể thao, dụng cụ và phụ kiện thể thao.
Thu nhập : 18.627 tỉ đô ( 2009)
4


Khẩu hiệu: just do it, biểu tượng : swoosh

b) Công ty cổ phần Taekwang Vina
Tên giao dịch: Taekwang Vina Industrial Joint Stock Company.
Địa chỉ : số 8 đường 9A, khu công nghiệp Biên Hòa 2, Tỉnh Đồng Nai.
Ngày thành lập: 1/6/1995
Vốn điều lệ: 12.300.000 (USD)
Thành tích : là 1 trong top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam trong bảng xếp
hạng VNR500 do báo điện tử VN net và công ty cổ phần báo cáo đánh giá Việt Nam
công bố.
Đạt danh hiệu là doanh nghiệp xuất nhập khẩu uy tín năm 2007 do bộ công thương
cấp.
2.1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty
a) Tầm nhìn
Là một trong những nhà sản xuất gia công giày hàng đầu thế giới, luôn nỗ lực
hướng đến sự vượt trội trong sản xuất.

b) Sứ mệnh
Đóng góp không ngừng vào sự lớn mạnh của tập đoàn Taekwang bằng việc mang lại
những giá trị lớn nhất cho khách hàng Nike hay chính là người sử dụng sản phẩm của
Nike.
Đóng góp cho sự thịnh vượng và kinh tế của địa phương.
Quan tâm đến phúc lợi của nhân viên và ổn định cuộc sống..
5


2.1.3. Khoa Nike ID.
Nike ID viết tắt của Nike Individually Designed . Được thành lập ngày 1/2/2004.
Khoa Nike ID được thành lập dưới sự yêu cầu của tập đoàn Nike. Đây là khoa có nhiệm
vụ làm ra những đôi giày theo thiết kế màu sắc của khách hàng. Khách hàng sẽ vào trang
Web NikeID.com, trên trang Web có sẵn những mã giày, khách hàng có thể tùy ý lựa
chọn vật liệu màu sắc theo ý thích của mình rồi gửi đơn hàng cho Nike và Nike sẽ yêu
cầu khoa ID sản xuất. Không giống như sự sản xuất hàng lọat ở các khoa xưởng khác
chính vì vậy giày do khoa ID sản xuất ra đòi hỏi sự tỉ mỉ và đặc biệt với nhiều sắc mà
khách hàng đã lựa chọn. Có lẽ bởi thế nên chất lượng và độ chuẩn xác về màu sắc rất cao
và giá bán của giày ID cũng cao gấp 3 lần giày Nike sản xuất hàng lọat. Có thể nói Nike
ID cũng chính là thương hiệu của Tập Đoàn Nike.

2.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty
2.2.1. Sơ đồ tổ chức
a) Công ty

6


Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức công ty
Tổng Giám Đốc


Phó Tổng Giám
Đốc

Phòng Kế
Toán

Phòng Kinh
Doanh

Phòng Nhân
Sự

Phó Tổng Giám
Đốc

Phòng Xuất
Nhập Khẩu
7

Phòng Kế
Hoạch Sản
Xuất

Phòng Chất
Lượng

Phòng Đặt
Vật Liệu


Khoa NIKE
ID


8


b) Khoa Nike ID
Hình 2.2 : Sơ đồ tổ chức khoa Nike ID
Trưởng Khoa

Quản Lý

Nhân Viên

Tổ Trưởng

Đội QC

-Chức năng các vị trí
Trưởng khoa (1 người):
Là người đứng đầu khoa ID chịu trách nhiệm toàn bộ các vấn đề trong văn phòng,
sản lượng sản xuất, chất lượng giày thành phẩm, lên kế hoạch sản xuất cho tháng tới.
Ngoài ra báo cáo tiến độ làm việc của khoa cho phó tổng giám đốc sản xuất.
Quản lý (3 người) :
Trực tiếp hỗ trợ trưởng khoa trong sản lượng sản xuất cũng như giám sát tiến độ sản
xuất và chất lượng. Điều phối nhân lực, phân công công việc, tổ chức đào tạo nghề cho
công nhân mới vào làm.
Nhân viên (6 người):
Bao gồm 1 thư kí nhân sự là cầu nối công nhân với công đoàn thực hiện quyền lợi

cho công nhân viên.
2 nhân viên đặt nguyên vật liệu 1 đặt nguyên liệu phần đế giày và 1 phụ trách đặt
nguyên liệu phần mũ giày. Dựa theo dự báo số lượng , chi tiết màu sắc của khách hàng
Nike và số lượng đặt hàng thực tế của tháng trước để đặt nguyên vật liệu cho tháng tới.
9


Đồng thời phối hợp với đội QC kiểm soát phẩm chất, màu sắc từng lọai nguyên liệu
đảm bảo nguyên liệu đầu vào tốt nhất cho sản xuất.
2 nhân viên phụ trách Kaizen, 5S và thực hiện ISO, là người đôn đốc toàn bộ công
nhân viên của khoa để hàng tháng có những sáng kiến cải tiến trong tiết kiệm chi phí,
thời gian và sản xuất đồng thời thực hiện triệt để ISO
1 nhân viên đảm nhận công việc tiếp nhận đơn hàng từ Nike thông qua hệ thống
mạng của Nike sau đó lập bảng chi tiết vật liệu, màu sắc cho từng đôi giày sản xuất để
các tổ trưởng thực hiện sản xuất.
Tổ trưởng (12 người ):
Phụ trách giám sát, và trực tiếp coi sóc các chuyền: chuyền cắt, chuyền ép, chuyền in,
chuyền thêu, chuyền may, và chuyền quét keo lên đế. Đồng thời tổ trưởng cũng là
những người trực tiếp nhất truyền đạt chính sách chất lượng từ trên xuống từng người
công nhân.
Đội QC (4 người) :
2 người phối hợp với các tổ trưởng để thực hiện chất lượng trong từng công đoạn. 2
người ở cuối chuyền kiểm tra thành phẩm để không có khuyết tật nào trước khi đóng
hộp.
Có thể nói khoa Nike ID hoạt động gần như độc lập vói công ty, nếu như ở các xưởng
và khoa khác chuyên môn hóa về cắt, may, thêu thì ở khoa ID toàn bộ công đoạn làm
ra 1 đôi giày đều có ở khoa ID.
2.3. Qui trình sản xuất.

10



Hình 2.3 Qui trình sản xuất giày
Tiếp nhận đơn hàng từ
Nike thông qua hệ thống
OMS

D+2

D+3

Cắt
nguyên
liệu

Ép chi
tiết
In lụa
Ép cao
tần

Thêu trang
trí, tên
khách hàng

D+4

D+5

D+6


11

May,
ghép chi
tiết, lên
dây giầy

D+7

Quét
keo,Lắp
ráp, lên
đế

D+8

Qc kiểm
tra thành
phẩm.
Đóng
hộp.

D+9


2.3.1. Tổ nguyên vật liệu
Có nhiệm vụ nhận nguyên liệu do nhân viên đặt về, cùng với đội QC sẽ kiểm tra
nguyên liệu về mặt chất lượng cũng như màu sắc. Nếu có sai sót nào đó sẽ phản hồi
ngay với nhà cung cấp để được đổi hàng trong thời gian sớm. Sau khi có nguyên liệu,

tổ nguyên liệu sẽ phân lọai nguyên liệu rồi cho vào từng ống nguyên liệu có sẵn. Tùy
từng loại nguyên liệu mà tổ nguyên liệu có nhiệm vụ liên hệ với các khoa khác để dán
mút đệm, hay quét keo.
Vật tư làm giày bao gồm:
+ Da: bò, trâu, da dầu, da sơn, da lộn, …
+ Vật liệu giả da: EVA, PU, bóng mờ, …


+ Các loại vải lót.
+ Các loại mút làm đệm.
+ Các loại phụ liệu khác như: kim, chỉ, tem nhãn, dây giày, giấy độn, xăng, keo,
hóa chất, nhựa.
+ Các loại bao, gói, thùng, hộp.
2.3.2. Tổ cắt
Nhận hướng dẫn chi tiết màu sắc vật liệu từ nhân viên hệ thống, cùng với một
chiếc tem với đầy đủ thông tin nhóm màu cho từng đôi giày. Sau đó làm phiếu yêu
cầu rồi đưa cho tổ nguyên liệu cung cấp nguyên liệu.
Cắt toàn bộ các chi tiết phần mũ giày như : cổ giày, thân giày, mũi giày, hậu giày
các chi tiết gia cố thêm bên trong giày. Có nhiều xe đẩy với 8 rổ nhựa trên một xe, các
chi tiết cắt xong sẽ bỏ vào rổ rồi đẩy qua từng tổ cho đến khi thành phẩm.
2.3.3. Tổ ép, in lụa
Ép trang trí lên thân giày, mũi giày, ví dụ như ép biểu tượng móc câu (swoosh) lên
thân giày, ép tên khách hàng, hậu giày. Việc ép đòi hỏi cần điều chỉnh nhiệt độ cho
thật chính xác nếu không sẽ rất dễ bị cháy hoặc bong tróc. Công đoạn in cũng đòi hỏi
sự tỉ mỉ khéo léo để in không bị lem màu hay màu không đều, đậm nhạt khác nhau.
2.3.4. Tổ may, thêu
Có nhiệm vụ ráp nối các chi tiết phần mũ bên cạnh đó là thêu tên của khách hàng
đặt đôi giày đó. Tổ may phải đảm bảo sao cho đường kim phải đều, thẳng, và chắc
chắn.
2.3.5. Tổ lắp ráp đế.

Công việc có phần phức tạp hơn. Ban đầu là quét keo dán đế, sau đó cho khuôn vào
lòng của giày để tạo sự căng phồng cho giày. Công đoạn đòi hỏi đế phải đươc dán keo
thật chắc với phần mũ, và sự khéo léo để không làm giày bị nhăn khi cho vào lò sấy
hay lò lạnh.
Các loại đế và vật liệu như: phylon, IP, Buck, shank,..outsole, smartchip…
Smartchip là một chip vi mạch nhỏ thông minh đặt dưới đế giày giúp đo nhịp tim của
người mang.
13


2.3.6. Đội QC.
Tại đây đội QC sẽ dựa vào mã vạch của con tem trên từng đôi giày và đưa vào máy
Scan. Máy scan được kết nối với hệ thống mạng nội bộ công ty vì thế sẽ cho ra hình
ảnh đôi giày mà khách hàng yêu cầu. Dựa vào đó QC sẽ so sánh xem đôi giày thành
phẩm đã đạt yêu cầu hay chưa. Ngoài ra QC còn kiểm tất cả các lỗi có thể có của giày,
để khắc phục nếu không khắc phục được sẽ xếp vào hàng C bị hủy.
2.4. Tình hình lao động và thu nhập của xưởng.
2.4.1. Tình hình lao động
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động xưởng qua hai năm 2008-2009
Phân loại

Năm 2008

Năm 2009

Chênh lệch

Người

%


Người

%

±∆

%

152

100

168

100

16

10,5

Bộ phận quản lý

19

12,5

19

11,31


0

0,00

Lao động trực tiếp

133

87,5

149

88,69

16

12,03

Nam

11

7,21

11

6,54

0


0,00

Nữ

141

92,79

157

93,46

16

11,32

Đại Học

6

3,94

6

3,57

0

0,00


Trung Học và cao đẳng

7

4,6

8

4,76

1

14,28

139

91,45

154

91,67

15

10,79

Tổng số CB-CNV
1. Phân theo tính chất lao động


2, Phân theo giới tính

3. Phân theo trình độ học vấn

Lao động phổ thông

Nguồn tin: Bộ phận nhân sự
Tổng lao động của xưởng trong năm 2009 là 168 người, trong đó lao động trực
tiếp chiếm 88,69%. Ta thấy số lao động của toàn công ty năm 2009 tăng 10,5% tương
đương 16 người so với năm 2008. Chủ yếu là lao động trực tiếp tăng, trong khi bộ
phận quản lý không đổi. Đây là số lao động nữ bổ sung thêm cho chuyền may và
chuyền ép (HF) vì trong năm 2009 mã giày mới chủ yếu các chi tiết may và ép rất
14


nhiều. Bên cạnh đó một số công nhân tăng thêm để học việc đào tạo chuẩn bị chuyển
sang nhà máy Mộc Bài Tây Ninh đang xây dựng và đi vào sản xuất chính thức vào
tháng 10 năm 2010 tới.
2.4.2. Tình hình tiền lương và thu nhập
Bảng 2.2: Tiền lương và thu nhập xưởng ID năm 2008-2009
ĐVT

Năm 2008

1. Tổng thu nhập

Năm 2009

Chênh lệch
±∆


%

3976,91

4712,1

735,19

18,48

1.1. Tổng tiền lương

triệu đồng

3534

4188,6

654,6

18,5

+ Bộ phận quản lý

triệu đồng

602,4

650,5


48,1

7,98

+ Trực tiếp sản xuất

triệu đồng

2931,6

3538

606,4

20,68

1,93

2,07

0,14

7,25

2,64

2,85

0,21


7,95

1,83

1,97

0,14

7,65

442,91

523,55

80,64

18,2

(triệu
+ Lương bình quân

/người /tháng
(triệu

+ Quản lý

đồng
đồng


/người /tháng
(triệu

đồng

+ sản xuất

/người /tháng

1.2. Thưởng

triệu đồng

Nguồn tin: Bộ phận nhân sự

Năm 2009 tổng thu nhập của công nhân viên Khoa ID tăng lên 18,48% so với
năm 2008. Được biết toàn công ty và xưởng đạt doanh thu tốt và để khích lệ tinh thần
công nhân viên năm 2009 ban giám đốc đã quyết định tăng lương cho cán bộ công
nhân viên. Lương bình quân của mỗi công nhân năm 2009 tăng 0,14 triệu đồng/ người
(tăng 7,25 %) so với năm 2008. Thu nhập của bộ phận quản lý và cả bộ phận sản xuất
đều tăng lần lượt là 7,95% (0,21 triệu đồng ) và 7,65 % (0,14 triệu đồng ) so với năm
2008. Chính điều này sẽ làm mọi người nhiệt tâm cho công việc khích lệ toàn bộ tham
gia vào hoạt động chất lượng để không ngừng có sản phẩm chất lượng cao.
15


×