Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN SACOMBANK CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG PHÒNG GIAO DỊCH DĨ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.12 MB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
SACOMBANK CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG
PHÒNG GIAO DỊCH DĨ AN

NGUYỄN NGỌC TRÂM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Kế toán nghiệp vụ huy
động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank Chi
nhánh Bình Dương – Phòng giao dịch Dĩ An” do Nguyễn Ngọc Trâm, sinh viên khóa
32, ngành Kế toán, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _______________ .

Trần Anh Kiệt
Người hướng dẫn,

_________________________
Ngày
tháng
năm



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

________________________________
Ngày
tháng
năm

______________________________
Ngày
tháng
năm


LỜI CẢM TẠ
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quý thầy cô trường Đại Học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, những người đã hết lòng dạy dỗ, dìu dắt em trên bước
đường tìm đến tri thức. Những kiến thức quý báu mà thầy cô đã truyền đạt cho em sẽ
mãi là hành trang theo em suốt cuộc đời.
Em xin cảm ơn thầy Trần Anh Kiệt, người đã tận tình hướng dẫn em thực hiện
luận văn tốt nghiệp này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Sài
Gòn Thương Tín Sacombank Chi nhánh Bình Dương – PGD Dĩ An, cùng tất cả các
chị phòng Kế toán đã luôn quan tâm, nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho
em tiếp xúc với công tác kế toán trong suốt thời gian thực tập tại Ngân hàng.
Cuối cùng, em xin gửi đến quý thầy cô, toàn thể Ban lãnh đạo Ngân hàng, gia
đình cùng bạn bè lời chúc sức khỏe và thành công trong cuộc sống cũng như trong
công việc.

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Ngọc Trâm


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN NGỌC TRÂM. Tháng 07 năm 2010. “Kế Toán Nghiệp Vụ Huy
Động Vốn tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank
Chi Nhánh Bình Dương - Phòng Giao Dịch Dĩ An”.
NGUYEN NGOC TRAM. July 2010. “The Accounting of Mobilization at Sai
Gon Commercial Joint Stock Bank - Di An - Binh Duong Branch”
Khóa luận tìm hiểu công tác kế toán huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài
Gòn Thương Tín Sacombank Chi nhánh Bình Dương – PGD Dĩ An qua các mặt: các
sản phẩm huy động vốn, quy trình thực hiện, quy trình luân chuyển chứng từ, phương
pháp hạch toán kế toán…Từ đó rút ra những ưu điểm, nhược điểm, có những kiến
nghị, đề xuất để hoàn thiện công tác kế toán huy động vốn tại Ngân hàng.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................x
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................... xi
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận .......................................................................2
1.4. Cấu trúc khóa luận ................................................................................................2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ..........................................................................................3
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) ..................3

2.1.1. Thông tin chung về Sacombank.....................................................................3
2.1.2. Quá trình ra đời và phát triển của hệ thống Sacombank................................3
2.1.3. Hướng phát triển trong tương lai ...................................................................5
2.2. Giới thiệu về Sacombank CN Bình Dương - PGD Dĩ An....................................7
2.2.1. Thông tin chung về Sacombank CN Bình Dương - PGD Dĩ An...................7
2.2.2. Quá trình ra đời và phát triển của Sacombank CN Bình Dương-PGD Dĩ An
..................................................................................................................................7
2.2.3. Chức năng và nhiệm vụ của Sacombank CN Bình Dương............................7
2.2.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động..................................................................8
2.2.5. Những thuận lợi và khó khăn của PGD Dĩ An ............................................11
2.3. Tổ chức công tác kế toán ....................................................................................13
2.3.1. Chứng từ kế toán ..........................................................................................13
2.3.2. Hệ thống tài khoản tại Sacombank ..............................................................15
2.3.3. Hệ thống báo cáo tài chính...........................................................................17
2.3.4. Hình thức kế toán .........................................................................................17
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................18
3.1. Khái quát nghiệp vụ huy động vốn.....................................................................18
v


3.1.1. Khái niệm .....................................................................................................18
3.1.2. Tầm quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn..............................................18
3.2. Hình thức huy động vốn .....................................................................................19
3.2.1. Tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán) ...............................................19
3.2.2. Tiền gửi có kỳ hạn........................................................................................19
3.2.3. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn ..................................................................19
3.2.4. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ........................................................................20
3.2.5. Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá ................................................21
3.3. Phương pháp hạch toán kế toán hoạt động huy động vốn ..................................21
3.3.1. Tài khoản sử dụng........................................................................................21

3.3.2. Phương pháp hạch toán huy động vốn .........................................................23
3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................30
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...............................................................31
4.1. Tiền gửi không kỳ hạn (Tiền gửi thanh toán).....................................................31
4.1.1. Mở TK KH và nộp tiền vào TK ...................................................................31
4.1.2. Rút tiền từ TK TGTT ...................................................................................40
4.1.3. Tất toán TK TGTT (chỉ thực hiện tất toán tại CN mở TK) ........................48
4.2. Tiền gửi có kỳ hạn dành cho tổ chức..................................................................49
4.2.1. Thủ tục gửi tiền vào tài khoản......................................................................49
4.2.2. Cách tính lãi .................................................................................................50
4.2.3. Thủ tục thanh lý hợp đồng và tái tục kỳ hạn mới ........................................51
4.3. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn (TGTK KKH).................................................53
4.3.1. Nộp tiền vào TK TGTK KKH .....................................................................53
4.3.2. Rút tiền từ thẻ TK KKH...............................................................................54
4.3.3. Tất toán Thẻ TK KKH .................................................................................55
4.4. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (TGTK CKH) .......................................................56
4.4.1. Nộp tiền vào TK TGTK CKH......................................................................56
4.4.2. Chi lãi TGTK CKH......................................................................................57
4.4.3. Tất toán TGTK CKH ...................................................................................59
4.5. Huy động bằng Vàng, bằng VNĐ bảo đảm giá trị theo giá vàng.......................62
4.6. Tiết kiệm có kỳ hạn bằng ngoại tệ (USD) ..........................................................65
vi


CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................67
5.1. Kết luận...............................................................................................................67
5.1.1. Ưu điểm........................................................................................................67
5.1.2. Hạn chế.........................................................................................................68
5.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán huy động vốn tại
Sacombank – PGD Dĩ An..........................................................................................69

5.2.1. Cần triển khai mô hình giao dịch một cửa ...................................................69
5.2.2. Sản phẩm......................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................73

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CKH

Có kỳ hạn

CMND

Chứng minh nhân dân

CN

Chi nhánh

GDV

Giao dịch viên

GTGT

Giá trị gia tăng

HĐQT


Hội đồng quản trị

KKH

Không kỳ hạn

KSV

Kiểm soát viên

NHNN

Ngân hàng Nhà Nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

PGD

Phòng giao dịch

TCTD

Tổ chức tín dụng

TGTT

Tiền gửi thanh toán


TGTK

Tiền gửi tiết kiệm

TMCP

Thương mại cổ phần

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UNC

Ủy nhiệm chi

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Phân loại nhân viên theo các chỉ tiêu............................................................10
Bảng 2.2. Bảng Mã Khu Vực ........................................................................................16
Bảng 2.3. Bảng CATEGORY Của Các Sản Phẩm Tiền Gửi ........................................16

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức PGD.......................................................................................8
Hình 2.2. Biểu Đồ Thể Hiện Nhân Sự Theo Trình Độ Của PGD .................................11
Hình 2.3. Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Theo Hình Thức Kế Toán Trên Máy Vi Tính ....17
Hình 4.1. Quy Trình Mở TK KH Và Nộp Tiền Vào TK...............................................31
Hình 4.2. Quy Trình Chi Tiền Mặt Với KH..................................................................40

x


DANH MỤC PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. Biểu lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân VNĐ (Áp dụng ngày
15/04/2010)
PHỤ LỤC 2. Biểu lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân VNĐ (Áp dụng ngày
05/05/2010)
PHỤ LỤC 3. Biểu lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân Ngoại tệ, Vàng (Áp
dụng ngày 05/05/2010)

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Đất nước ta đang trong thời kỳ biến đổi mạnh mẽ của nền kinh tế, thời kỳ đẩy
mạnh mục tiêu Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Đường lối kinh tế của Việt
Nam hiện nay là tiếp tục nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Đây là mục tiêu quan

trọng của đất nước ta trong quá trình vươn lên thoát khỏi sự tụt hậu về kinh tế so với
các nước trong khu vực và trên thế giới.
Để thực hiện Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, nguồn vốn là một nhân
tố được đặt lên hàng đầu. Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương phát huy nội lực bên
trong – “nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định, nguồn vốn nước ngoài giữ vai
trò quan trọng”. Đồng thời quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đang diễn ra
hết sức sôi động, đồng nghĩa với sự cạnh tranh đã, đang và sẽ diễn ra ngày càng khốc
liệt trong toàn bộ nền kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy,
việc khai thông nguồn vốn đối với hoạt động vốn của các Ngân Hàng Thương Mại
(NHTM) được đặt ra rất bức thiết. Trong thực tế có rất nhiều chủ thể thông qua các
con đường khác nhau để cung cấp dẫn vốn đáp ứng nhu cầu về vốn; tuy nhiên một
điều không thể phủ nhận được là huy động vốn qua các trung gian tài chính – NHTM
– là kênh quan trọng nhất, có hiệu quả nhất vì khi nền kinh tế phát triển, các thành
phần kinh tế hoạt động sôi nổi thì vai trò của Ngân hàng càng được phát huy, đặc biệt
là quá trình tạo vốn và cung ứng vốn cho nền kinh tế.
Nhận thức rõ tầm quan trọng và cấp thiết của công tác huy động vốn trong hoạt
động Ngân hàng. Với những kiến thức đã học và sau một thời gian thực tập tại Ngân
hàng em đã chọn đề tài: “Kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài
Gòn Thương Tín CN Bình Dương - PGD Dĩ An”.


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả công tác kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín CN Bình Dương - PGD Dĩ An.
Nghiên cứu các hình thức của nghiệp vụ tiền gửi tại Ngân hàng như: tiền gửi
thanh toán, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, chứng chỉ
huy động.
Mô tả quá trình luân chuyển chứng từ, phương pháp hạch toán, theo dõi sổ sách
và báo cáo kế toán về huy động vốn của Ngân hàng.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

Thời gian: thực hiện khóa luận từ ngày 01/03/2010 đến 31/05/2010.
Không gian: Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Bình Dương PGD Dĩ An 12A/22 - Trần Hưng Đạo - TT. Dĩ An - Huyện Dĩ An - Tỉnh Bình Dương.
Nội dung: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín CN Bình Dương - PGD Dĩ An.
1.4. Cấu trúc khóa luận
Chương 1: Mở đầu. Nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của khóa
luận.
Chương 2: Tổng quan. Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
CN Bình Dương - PGD Dĩ An về các mặt:
- Quá trình hình thành và phát triển.
- Cơ cấu tổ chức.
- Đặc điểm công tác kế toán tại Ngân hàng.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu. Trình bày chi tiết những vấn đề lý
luận liên quan đến kế toán huy động vốn như: một số khái niệm về các hình thức huy
động vốn và phương pháp nghiên cứu được vận dụng thực hiện đề tài này.
Chương 4: Kết quả và thảo luận. Mô tả quá trình huy động vốn, cách tính lãi, trình tự
luân chuyển chứng từ, phương pháp hạch toán, từ đó nhận xét về công tác kế toán tại
Ngân hàng.
Chương 5: Kết luận và đề nghị. Đưa ra nhận xét về hoạt động huy động vốn, hạch toán
kế toán, những ưu nhược điểm về công tác kế toán tại Ngân hàng. Trên cơ sở đó đề
xuất

ra

những

kiến

nghị


góp

phần
2

nâng

cao

hiệu

quả

hoạt

động.


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
2.1.1. Thông tin chung về Sacombank
Tên Ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).
Tên Tiếng Anh: Sai Gon Commercial Joint Stock Bank.
Hội sở: 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Phường 8 - Quận 3 - TP.HCM - Việt
Nam.
Website: www.sacombank.com.vn
Logo:
2.1.2. Quá trình ra đời và phát triển của hệ thống Sacombank

Sacombank chính thức được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày
19/12/1991, Sacombank xuất phát điểm từ một ngân hàng nhỏ, ra đời trong giai đoạn
khó khăn của đất nước với số vốn điều lệ ban đầu là 3 tỉ đồng và hoạt động chủ yếu ở
vùng ven TP.HCM.
Sau hơn 18 năm hoạt động, đến nay Sacombank đã trở thành một trong những
Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với:
- Vốn điều lệ: 6700 tỷ đồng, vốn tự có: 9502 tỷ đồng, 323 điểm giao dịch tại
45/63 tỉnh thành trong cả nước, 01 VPĐD tại Trung Quốc, 01 Chi nhánh tại Lào và 01
Chi nhánh tại Campuchia (tính đến ngày 06/04/2010).
- Là Ngân hàng Việt Nam đầu tiên nhận được góp vốn và hỗ trợ kỹ thuật từ
International Finance Corporation (IFC) trực thuộc Ngân hàng thế giới (World Bank).
- Là Ngân hàng đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt
Nam.


- Là Ngân hàng Việt Nam đầu tiên mở rộng mạng lưới hoạt động ra ngoài biên
giới, thành lập VPĐD tại Trung Quốc, CN tại Lào và Campuchia.
- Là Ngân hàng tiên phong khai thác các mô hình ngân hàng đặc thù dành
riêng cho phụ nữ (Chi nhánh 8 Tháng 3) và cho cộng đồng nói tiếng Hoa (Chi nhánh
Hoa Việt). Sự thành công của các chi nhánh đặc thù là minh chứng thuyết phục về khả
năng phân khúc thị trường độc đáo và sáng tạo của Sacombank.
- Từ năm 2004, Sacombank đã được các tổ chức tài chính quốc tế như IFC,
FMO, ADB, Proparco... ủy thác các nguồn vốn có giá thành hợp lý để hỗ trợ các cá
nhân, các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thông qua việc đáp ứng đầy đủ các tiêu
chí về minh bạch báo cáo tài chính, có chiến lược phát triển bền vững và năng lực
quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro tốt, có mạng lưới chi nhánh rộng lớn và mục đích
sử dụng vốn hợp lý.
Với những nỗ lực phát triển và đóng góp tích cực cho nền tài chính Việt Nam,
Sacombank đã nhận được rất nhiều các bằng khen và giải thưởng có uy tín trong nước
và quốc tế, điển hình như:

- “Ngân hàng có hoạt động kinh doanh ngoại hối tốt nhất Việt Nam” do Global
Finance bình chọn.
- “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2009” (Best Retail Bank in Vietnam
2009) do The Asian Banker bình chọn.
- Cờ thi đua của Thống đốc NHNN Việt Nam về những thành tích dẫn đầu
phong trào thi đua ngành ngân hàng trong năm 2009 …
Vào ngày 16/5/2008, Sacombank tạo nên một bước ngoặt mới trong lịch sử
hình thành và phát triển Ngân hàng với việc công bố hình thành Tập đoàn Sacombank.
Việc hình thành mô hình Tập đoàn là điều kiện để phát triển các giải pháp tài chính
trọn gói với chi phí hợp lý, nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng đồng thời nâng
cao sức mạnh trong quá trình hội nhập của Sacombank và nhóm các Công ty thành
viên hoạt động trong các lĩnh vực tài chính và phi tài chính. Hiện nay, Tập đoàn
Sacombank có sự góp mặt của các thành viên:
- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), đóng vai trò hạt nhân,
điều hành hoạt động của Tập đoàn.
Thành viên trực thuộc:
4


- Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank
- SBS).
- Công ty Cho thuê tài chính Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank SBL).
- Công ty Kiều hối Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - SBR).
- Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
(Sacombank - SBA);
- Công ty Vàng bạc đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank SBJ);
Thành viên liên kết:
- Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn Thương Tín (STI);
- Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal);
- Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tân Định (Tadimex);

- Công ty cổ phần Đầu tư - Kiến trúc - Xây dựng Toàn Thịnh Phát (TTP);
- Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM);
Sacombank có 02 đối tác chiến lược nước ngoài uy tín đang nắm gần 30% vốn
cổ phần:
- Dragon Financial Holdings thuộc Anh Quốc, góp vốn năm 2001;
- Tập đoàn Ngân hàng Australia và Newzealand (ANZ) góp vốn năm 2005;
Sacombank hợp tác hiệu quả với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước như
Hoàng Anh Gia Lai, Hữu Liên Á Châu, Trường Hải Auto, Comeco, Trường Phú, Isuzu
Việt Nam, Prudential Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, EVN, SJC, Bảo
Minh, Habubank, Military Bank, Baruch Education Group Ltd BVI (BEG) – đại diện
của City University of New York (CUNY)...
2.1.3. Hướng phát triển trong tương lai
- Đẩy mạnh công tác phân tích dự báo thị trường và hoạt động của ngành tài
chính - ngân hàng trong tình hình kinh tế có nhiều biến động và tăng trưởng chưa thật
sự bền vững để có biện pháp dự phòng rủi ro phù hợp.
- Tập trung khai thác tối đa các tiện ích, tính năng công nghệ mới và triển khai
hiệu quả các tiểu dự án sau hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.

5


- Tiếp tục hoàn thiện tái cấu trúc cơ cấu bộ máy hoạt động; hoàn thiện cơ chế
vận hành, chính sách kinh doanh, và quy trình tác nghiệp; tăng cường năng lực điều
tiết và quản lý tài sản nợ - tài sản có theo mô hình tài chính tối ưu; đa dạng hóa, phong
phú hóa và tạo sự khác biệt về nội dung hoạt động và kỹ năng bán hàng; trên cơ sở
từng bước cấu trúc lại cơ cấu sản phẩm theo hướng tăng dần nguồn thu từ các sản
phẩm phi tín dụng.
- Khai thác tối đa tiềm năng của thị trường, đặc thù của mỗi thị phần vùng
miền và lợi thế về hệ thống mạng lưới trong và ngoài nước.
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế và phương pháp xây dựng, giao, điều hành và

đánh giá thực hiện kế hoạch kinh doanh theo dòng sản phẩm hướng tới khách hàng.
- Tập trung đẩy mạnh phát triển nguồn vốn trung dài hạn để tái cơ cấu nguồn
vốn, tăng trưởng tín dụng phù hợp, đặc biệt chú trọng đến hiệu quả sử dụng vốn, tăng
dần tỉ trọng tài sản có sinh lời trong tổng tài sản.
- Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ và dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ quản
lý tài sản, kinh doanh ngoại hối, kinh doanh vốn và hoạt động bán chéo sản phẩm với
các công ty Thành viên trong Tập đoàn.
- Nâng cao công tác quản trị nhân sự, đào tạo và bồi dưỡng nâng cao phẩm
chất, đạo đức, kiến thức, nhận thức, phương pháp và kỹ năng quản lý - điều hành kinh doanh - tác nghiệp của từng CBNV, nhằm góp phần nâng cao sức cạnh tranh của
Ngân hàng.
- Tăng cường công tác quản lý rủi ro, kiểm tra và giám sát các mặt hoạt động
của Ngân hàng.
- Triệt để tiết kiệm và chống lãng phí trên toàn hệ thống nhằm tăng năng suất
lao động và tăng thu nhập cho Ngân hàng.
Năm 2010 vẫn còn những khó khăn và thách thức mới, nhưng với sự quyết tâm
Sacombank cam kết không ngừng nỗ lực hoàn thành kế hoạch đề ra nhằm kết thúc
thắng lợi chiến lược phát triển giai đoạn 2001 - 2010 và tạo tiền đề cho giai đoạn tiếp
theo 2011 - 2020, phấn đấu xây dựng Sacombank trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu
Khu vực Đông Dương.

6


2.2. Giới thiệu về Sacombank CN Bình Dương - PGD Dĩ An
2.2.1. Thông tin chung về Sacombank CN Bình Dương - PGD Dĩ An
Tên Ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).
Tên Tiếng Anh: Sai Gon Commercial Joint Stock Bank.
Trụ sở chính: 12A/22 - Trần Hưng Đạo - TT. Dĩ An - Huyện Dĩ An - Tỉnh Bình
Dương.
2.2.2. Quá trình ra đời và phát triển của Sacombank CN Bình Dương-PGD Dĩ An

Căn cứ vào quyết định số 1109/NHTP.2002 ngày 19/09/2002 của Ngân hàng
Nhà Nước Thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín mở Chi Nhánh cấp 1 tại Bình Dương.
Căn cứ vào quyết định số 357/2002 – HĐQT ngày 19/09/2002 của Hội Đồng
Quản Trị thành lập Chi Nhánh cấp 1 tại Bình Dương.
Dựa trên các cơ sở pháp lý trên ngày 25/10/2002 Sacombank - CN Bình Dương
chính thức đi vào hoạt động. Ban đầu Chi Nhánh có trụ sở hoạt động đối diện chợ Thủ
Dầu Một, sau một thời gian hoạt động đến năm 2004 Chi Nhánh chuyển về hoạt động
tại trụ sở mới khang trang, trang bị đầy đủ máy móc thiết bị hiện đại và đã hoạt động
tại đây cho đến nay.
PGD Dĩ An chính thức đi vào hoạt động từ tháng 07/2005 trên cơ sở thành lập
PGD mới.
Từ khi thành lập cho đến nay, Chi Nhánh có 06 PGD: PGD Thủ Dầu Một, PGD
Bến Cát, PGD Mỹ Phước, PGD Dĩ An, PGD Lái Thiêu, PGD Tân Phước Khánh.
2.2.3. Chức năng và nhiệm vụ của Sacombank CN Bình Dương
Thực hiện nghiệp vụ huy động tiền gửi, tiền vay và các sản phẩm dịch vụ Ngân
hàng phù hợp theo quy định của Ngân Hàng Nhà Nước và quyết định về phạm vi hoạt
động được cho phép của Chi Nhánh, các quy định quy chế của Ngân hàng liên quan
đến từng nghiệp vụ.
Tổ chức công tác hạch toán kế toán và an toàn quỹ theo quy định của Ngân
Hàng Nhà Nước và quy trình nghiệp vụ liên quan, quy định, quy chế của Ngân hàng.
Phối hợp các phòng nghiệp vụ Ngân hàng trong công tác kiểm tra, kiểm soát và
thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra mọi mặt hoạt động tại Chi Nhánh và các đơn
vị trực thuộc theo quy định, quy chế của Ngân hàng.
7


Thực hiện công tác tiếp thị, phát triển thị phần, xây dựng và bảo vệ thương
hiệu, nghiên cứu và đề xuất Phó Tổng Giám Đốc phụ trách khu vực các nghiệp vụ phù
hợp với yêu cầu của địa bàn hoạt động.

Xây dựng kế hoạch của Chi Nhánh theo định hướng kế hoạch phát triển chung
tại khu vực và của toàn Ngân hàng trong từng thời kỳ.
Tổ chức công tác hành chính quản trị, nhân sự nhằm phục vụ cho hoạt động của
đơn vị. Thực hiện công tác hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ, tạo môi trường làm việc
nhằm phát huy tối đa năng lực, hiệu quả phục vụ của CBNV toàn Chi Nhánh một cách
tốt nhất.
2.2.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động
a) Sơ đồ tổ chức PGD
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức PGD
Trưởng phòng
giao dịch

Phó phòng
giao dịch

P.Kế toán –

P. Tín dụng

Ngân quỹ
Nguồn: Phòng Kế toán, PGD Dĩ An
b) Nhiệm vụ các phòng ban
Trưởng phòng và Phó phòng giao dịch có nhiệm vụ tiếp nhận và triển khai kịp
thời đầy đủ những thông tin, văn bản, chế độ đến từng CBNV trong PGD. Theo dõi,
giám sát mọi hoạt động của PGD, của nhân viên trực tiếp để kịp thời xử lý những khó
khăn, vướng mắc phát sinh trong phạm vi quyền hạn của mình.

8



Phòng Tín Dụng:
- Nghiên cứu, xây dựng chiến lược tín dụng. Phân loại khách hàng và đề xuất
các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng hướng đầu tư tín
dụng.
- Phân tích theo ngành nghề kinh tế, kỹ thuật, danh mục khách hàng và lựa
chọn biện pháp cho vay an toàn, đạt hiệu quả cao.
- Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền.
Thực hiện thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ cấp trên theo phân cấp ủy quyền.
- Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, phòng ngừa rủi ro, tìm
nguyên nhân và xu hướng khắc phục. Tổng hợp, đôn đốc thực hiện chương trình công
tác, họp giao ban, sơ kết, tổng kết, báo cáo thực hiện chương trình tháng, quý, năm
trình Trưởng phòng và Trung tâm điều hành (CN cấp 1). Chấp hành chế độ báo cáo,
thống kê theo quy định.
- Lập báo cáo tháng, quý, năm nhằm phản ánh tình hình hoạt động của PGD từ
đó đề ra kế hoạch kinh doanh.
- Huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư nhằm tăng nguồn vốn kinh doanh.
Phòng Kế toán – Ngân quỹ:
- Bộ phận kế toán: hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra và tổng hợp số liệu kế toán
phát sinh; quản lý chi phí điều hành của PGD; thực hiện và kiểm soát các hoạt động
hạch toán của PGD; tổ chức lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán trong khi chờ chuyển
về Chi Nhánh theo quy định. Tổng hợp và xây dựng kế hoạch kinh doanh, tài chính
hàng tháng, hàng năm; theo dõi đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất cho trưởng
PGD các biện pháp khó khăn trong công tác.
- Bộ phận kho quỹ: quản lý và điều hành thanh khoản tại đơn vị theo quy định.
Thực hiện công tác thu chi tiền mặt, vàng, chứng từ có giá theo quy định. Kiểm đếm
đóng bó đúng tiêu chuẩn tiền mặt tồn quỹ một cách kịp thời, thực hiện kiểm kê tồn quỹ
theo quy định. Bảo đảm tuyệt đối an toàn kho quỹ. Lưu trữ, bảo đảm và giao nhận bản
chính giấy tờ sở hữu tài sản đảm bảo của khách hàng, bản chính tờ trình đề xuất cho
vay và các giấy tờ có giá khác theo quy định. Bảo quản và sử dụng khuôn dấu của
PGD theo đúng quy định.


9


c) Tình hình nhân sự hiện tại (2010) của PGD
Hiện PGD có 12 thành viên bao gồm 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và 10
nhân viên hoạt động ở 02 bộ phận, được chia như sau:
Bảng 2.1. Phân loại nhân viên theo các chỉ tiêu
Chỉ tiêu

Số lượng

Tỷ trọng

(người)

(%)

12

100

- Cán bộ quản lý

02

16.66

- Nhân viên


10

83.34

- Trên đại học

01

8.33

- Đại học

10

83.34

- Cao đẳng

01

8.33

- Dưới 30

08

66.67

- Từ 31 - 40


04

33.33

Tổng số
1. Phân theo cấp bậc

2. Phân theo trình độ

3. Phân theo độ tuổi

Nguồn: TTTH
Cán bộ quản lý bao gồm trưởng phòng và phó phòng chịu trách nhiệm quản lý
trực tiếp 02 bộ phận Tín dụng và Kế toán - Ngân quỹ. Bộ phận Tín dụng bao gồm 04
nhân viên nam chịu sự quản lý trực tiếp của trưởng PGD tiến hành thu nhận hồ sơ tín
dụng và thực hiện các nghiệp vụ cho vay, thu nợ… Bộ phận Kế toán - Ngân quỹ bao
gồm 06 nhân viên nữ chịu sự quản lý trực tiếp của phó PGD giao dịch trực tiếp với
khách hàng thực hiện các dịch vụ liên quan đến tiền gửi, chuyển tiền thanh toán, thu
phí, giải ngân… Vì yêu cầu cao của công việc nên đòi hỏi những nhân viên của PGD
cũng như cán bộ quản lý phải có trình độ cao để có thể thực hiện tốt. Quan sát biểu đồ:

10


Hình 2.2. Biểu Đồ Thể Hiện Nhân Sự Theo Trình Độ Của PGD

10
9
8
7


người

6

Trên đại học
Đại học

5

Cao đẳng

4
3
2
1
0
1

Qua biểu đồ Hình 2.2. ta thấy tỷ lệ nhân viên có trình độ đại học chiếm đa số,
trưởng phòng có trình độ thạc sĩ, chỉ có một nhân viên ở trình độ cao đẳng. Vì vậy,
nhân sự PGD Dĩ An đảm bảo về trình độ, bên cạnh đó hầu hết nhân viên đều ở độ tuổi
trẻ luôn đảm bảo sự năng động và là điều kiện tốt để giúp cho các hoạt động đặc biệt là
hoạt động tín dụng của PGD phát triển trong tương lai.
2.2.5. Những thuận lợi và khó khăn của PGD Dĩ An
a) Thuận lợi
- Trong suốt 5 năm thành lập và phát triển cho đến nay PGD đã đạt những kết
quả đáng ghi nhận so với PGD khác trực thuộc CN Bình Dương, PGD luôn dẫn đầu về
hiệu quả trong việc cho vay do sự nổ lực hết mình của các nhân viên tín dụng của
PGD. Bên cạnh đó là sự quản lý hiệu quả của cấp lãnh đạo PGD, luôn có những định

hướng đúng đắn và có những kiến nghị kịp thời đối với CN Bình Dương.
- Tạo được niềm tin đối với khách hàng ở huyện Dĩ An, là điều kiện tốt để
quảng bá hình ảnh của PGD đến với khách hàng, thu hút khách hàng đến gửi tiết kiệm
và vay vốn tại PGD và tăng khả năng cạnh tranh đối với các Ngân hàng khác trong
khu vực.
- Đội ngũ nhân viên và cán bộ quản lý luôn tuân thủ các quy định của cấp trên
đề ra và luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng một
PGD Dĩ An luôn phát triển nhanh và bền vững, và đã góp phần vào sự phát triển chung
của toàn hệ thống Sacombank.
11


b) Khó khăn
- PGD đang trong giai đoạn phát triển nên cơ sở vật chất kỹ thuật vẫn chưa có
sự nâng cấp đồng bộ, ảnh hưởng đến hiệu quả trong công việc, trụ sở PGD đang hoạt
động có diện tích vẫn còn khá nhỏ, vì vậy lượng nhân viên vẫn còn thấp.
- Vẫn còn sự quản lý của CN cấp 1 là CN Bình Dương nên quyền hạn quyết
định đối với các chính sách phát triển PGD cũng như các khoản vay tín dụng lớn vẫn
phải thông qua cấp lãnh đạo của CN Bình Dương.
- Các chính sách khuyến khích cho nhân viên khi hoàn thành tốt nhiệm vụ vẫn
còn hạn chế so với các Ngân hàng khác.
c) Hướng phát triển trong tương lai của PGD Dĩ An
- Hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc của nhân viên, nhất là hệ
thống máy vi tính và áp dụng các công nghệ mới trong ngành Ngân hàng để nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh của PGD.
- Tăng cường công tác quản lý nhân viên và thường xuyên nâng cao trình độ
nghiệp vụ của nhân viên PGD thông qua các lớp huấn luyện do Sacombank mở.
- Chủ trương khuyến khích nhân viên hoàn thành tốt những công việc được
giao bằng các khoản thưởng, giúp nhân viên nỗ lực hết mình trong công việc.
- Các nhân viên của PGD luôn luôn không ngừng nỗ lực để có thể đáp ứng các

nhu cầu cũng như giải đáp các thắc mắc của khách hàng, giúp chất lượng dịch vụ của
PGD ngày thêm hoàn thiện.
- Trong thời gian tới PGD sẽ tăng cường hơn nữa công tác quảng bá các loại
hình dịch vụ Ngân hàng của PGD để giúp người dân và các doanh nghiệp nhận biết và
tham gia nhiều hơn các dịch vụ này.
- Thường xuyên có những kiến nghị lên cấp trên về việc tăng các chương trình
khuyến mãi như gửi tiết kiệm trúng thưởng, góp phần tăng số lượng khách hàng đến
với CN nói chung và PGD Dĩ An nói riêng.
2.2.6. Tình hình huy động vốn của PGD Dĩ An
- Vốn huy động hiện nay tại PGD chủ yếu là từ nguồn vốn nhàn rỗi trong dân
và tiền gửi thanh toán của các Công ty – Doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh trên địa
bàn. Nền kinh tế thị trường hiện nay, việc thu hút các nhà đầu tư đổ về địa bàn mở ra
cho nhiều hướng đi mới cho các tổ chức kinh tế cũng như các tổ chức tín dụng trong
12


quá trình phát triển kinh doanh. Qua hơn một thời gian hoạt động nhìn chung đơn vị đã
có một lượng khách đáng kể, bên cạnh đó cũng đã thu hút được một số cá nhân đã gửi
tiền từ Ngân hàng khác chuyển qua.
- Kế hoạch huy động vốn, phấn đấu đến cuối năm 2010 đạt 500 tỷ, tăng 180 tỷ
so với đầu năm, tăng trưởng bình quân hàng tháng quy ra VNĐ đạt 15 tỷ.
2.3. Tổ chức công tác kế toán
2.3.1. Chứng từ kế toán
Ngân hàng sử dụng chứng từ giấy bao gồm:
- Giấy nộp tiền.
- Giấy lĩnh tiền.
- Giấy đề nghị mở tài khoản.
- Lệnh chuyển tiền kiêm giấy nộp tiền mặt.
- Giấy rút tiền mặt.
- Séc (Cheque).

- Bảng kê nộp Séc.
- Bảng kê tiền các loại tiền nộp vào Ngân hàng.
- Bảng kê tiền các loại tiền Ngân hàng chi ra.
- Ủy nhiệm chi (UNC).
- Phiếu chuyển khoản.
- Thẻ tiết kiệm không kỳ hạn.
- Thẻ tiết kiệm có kỳ hạn.
- Chứng chỉ huy động vàng.
a) Tại bộ phận giao dịch
Cuối ngày sau khi kết thúc giao dịch, mỗi GDV thực hiện in 3 báo cáo:
- Bảng kê chứng từ thu chi của ngày hiện hành theo user mà GDV đã dùng để
giao dịch, bảng kê này được sắp xếp theo thứ tự: loại tiền tệ, thu, chi, số chứng từ.
- Bảng kê chứng từ chuyển khoản của ngày hiện hành theo user mà GDV đã
dùng để giao dịch, bảng kê này sắp xếp theo thứ tự: loại tiền tệ, nhập, xuất, số chứng
từ.
- Bảng kê chứng từ ngoại bảng của ngày hiện hành theo user mà GDV đã dùng
giao dịch, bảng kê này sắp xếp theo thứ tự: loại tiền tệ, nhập, xuất, số chứng từ.
13


Sau khi chấm, bổ sung đầy đủ các yếu tố của chứng từ. GDV sẽ đem chứng từ
đã chấm nộp về bộ phận tổng hợp chứng từ kèm các bảng kê chứng từ mà họ đã thực
hiện. Tất cả các chứng từ được chuyển về bộ phận tổng hợp phải đảm bảo tính hợp
pháp, hợp lệ chẳng hạn phải có đầy đủ chữ ký theo quy định. GDV các PGD cũng thực
hiện việc chấm và sắp xếp chứng từ theo quy định trên, sau đó chuyển về bộ phận tổng
hợp của Chi nhánh cấp 1. Thời hạn chậm trễ nhất cho việc chuyển nộp chứng từ này là
đến hết ngày làm việc tiếp theo.
b) Tại bộ phận tổng hợp chứng từ (CN cấp 1)
Đầu ngày làm việc thực hiện 3 báo cáo:
- Bảng kê chứng từ thu chi của ngày làm việc trước đó theo tất cả các GDV.

- Bảng kê chứng từ chuyển khoản của ngày làm việc trước đó theo tất cả các
GDV.
- Bảng kê chứng từ ngoại bảng của ngày làm việc trước đó theo tất cả các
GDV.
Sau khi đối chiếu các chứng từ nhận được từ các GDV cùng với bảng kê được
chấm, và kiểm tra cách sắp xếp chứng từ, GDV cùng nhân viên tổng hợp chứng từ
cùng ký tên lên bảng kê này rồi lưu riêng. Lúc đó tổng hợp chứng từ để phân loại
chứng từ vào thứ tự của bảng kê tổng hợp chứng từ vừa in.
Chứng từ được sắp xếp theo thứ tự mã tiền tệ: VNĐ, Vàng, USD… trong mỗi
loại tiền tệ được sắp xếp như sau:
+ Chứng từ thu chi của từng GDV.
+ Bảng kê chứng từ thu chi chung.
+ Chứng từ chuyển khoản của từng GDV.
+ Bảng kê chứng từ ngoại bảng của từng GDV.
+ Bảng kê chứng từ ngoại bảng.
+ Bảng tỷ giá vàng, ngoại tệ.

14


×