Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CHO CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH ĐỊA ỐC HIMLAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (772.17 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ XÂY DỰNG
CHIẾN LƯỢC CHO CÔNG TY CỔ PHẦN KINH
DOANH ĐỊA ỐC HIMLAM

NGUYỄN PHÙNG CHÂU VIỆT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ NĂNG
LỰC CẠNH TRANH VÀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CHO CÔNG
TY CỔ PHẦN KINH DOANH ĐỊA ỐC HIMLAM” do NGUYỄN PHÙNG CHÂU
VIỆT, sinh viên khóa 32, ngành QUẢN TRỊ KINH DOANH, đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày ___________________ .

MBA. Nguyễn Anh Ngọc
Người hướng dẫn,
(Chữ ký)
________________________
Ngày
tháng
năm



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký
Họ tên)

(Chữ ký
Họ tên)

Ngày

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Miền trung nắng gió, khô cằn và sỏi đá. Nơi mà tự nhiên ban tặng những gì
khắc nghiệt nhất nhưng ở đó luôn có những con người đầy nghị lực sống, đầy ước mơ,
hoài bão và niềm tin. Tôi luôn quan niệm một điều “học để thay đổi cuộc sống tương
lai” trên con đường đó tôi luôn mang ơn cha mẹ. Người tảo tần nuôi đàn con khôn lớn
trên mảnh đất khắc nghiệt. Tôi cảm ơn mẹ hiền mang cho tôi niềm tin. Tôi cảm ơn cha

già mang cho tôi nghị lực sống. Tôi cảm ơn anh chị em cho tôi tình thương. Cảm ơn
tất cả vì tôi sống trên đời này.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu trường đại học Nông Lâm Thành phố
Hồ Chí Minh, ban chủ nhiệm Khoa Kinh Tế cùng các thầy cô đã tận tình truyền đạt
cho tôi nhũng kiến thức quý báu trong 4 năm qua. Đặc biệt tôi xin cảm ơn thầy
NGUYỄN ANH NGỌC đã tận tình hướng dẫn và giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn ông NGUYỄN NGỌC THỦY – Tổng giám đốc
Công ty Cổ phần Kinh Doanh Địa Ốc HimLam đã tạo cơ hội cho tôi làm nhân viên tập
sự của công ty. Đặc biệt là ông NGÔ QUANG PHÚC – trưởng phòng kinh doanh
cùng các anh chị trong phòng kinh doanh, nhân sự, kế toán đã giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc công ty TNHH Nha Khoa Đại
Việt, đặc biệt là Bác sĩ ĐẶNG SĨ CƯỜNG nơi tôi giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học
này. Cùng với đó là những người bạn luôn bên tôi trong nhưng năm qua.
TP.HCM, ngày 31 tháng 05 năm 2010
Nguyễn Phùng Châu Việt


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN PHÙNG CHÂU VIỆT. Tháng 06 năm 2010. “Đánh Giá Năng Lực
Cạnh Tranh và Xây Dựng Chiến Lược Cho Công Ty Cổ Phần Kinh Doanh Địa
Ốc Him Lam”.
NGUYEN PHUNG CHAU VIET. June 2010. ”Competitive Capability
Assessment and Building Strategies for HimLam Land Corporation”.
Đề tài thực hiện với những nội dung chính như sau:
Những cơ sở lý luận về cạnh tranh và chiến lược, các công cụ phân tích và
hoạch định chiến lược.
Phân tích các yếu tố của môi trường vĩ mô, vi mô, và môi trường nội tại của
doanh nghiệp ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh.
Sử dụng các công cụ hoạch định chiến lược như SWOT, SPACE, ma trận hình

ảnh cạnh tranh để đưa ra giải pháp, chiến lược cho công ty trong thời gian tới.
Nội dung chi tiết của được trình bày trong đề tài.


MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục đích nghiên cứu

2

1.2.1. Về mặt lý luận

2


1.2.2. Về mặt thực tiễn

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Nội dung nghiên cứu

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY HIMLAM LAND
2.1. Giới thiệu chung về công ty

3

2.2. Cơ cấu tổ chức của HIMLAM LAND

5

2.3. Các chức năng của các phòng ban trong công ty

5

2.3.1. Phòng Kinh doanh

5

2.3.2. Phòng Tổng hợp


6

2.3.3. Phòng Dịch vụ Quản lý BĐS

8

2.3.4. Phòng Kế toán

9

2.4. Hoạt đông kinh doanh của công ty

10

2.4.1. Kết quả hoạt động của công ty năm 2009

10

2.4.2. Phân tích kết quả kinh doanh

10

2.5. Chính sách đối với nhân viên của công ty và trách nhiệm xã hội

11

CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Một số khái niệm


12

3.1.1. Cạnh tranh

12

3.1.2. Năng lực cạnh tranh

13

3.1.3. Chiến lược

13

3.2. Vai trò của cạnh tranh và sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh
v

14


3.2.1. Vai trò của cạnh tranh

14

3.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh

15

3.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh


17

3.3.1. Thị phần

17

3.3.2. Tỷ suất lợi nhuận

17

3.3.3. Doanh số bán ra

17

3.3.4. Các chỉ tiêu khác

18

3.4. Những môi trường ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh

18

3.4.1. Môi trường bên ngoài

18

3.4.2. Môi trường bên trong

23


3.5. Các công cụ hoạch định chiến lược cạnh tranh

24

3.5.1. Ma trận hình ảnh cạnh tranh

24

3.5.2. Ma trận SWOT

24

3.5.3. Ma trận đánh giá hoạt động và vị trí chiến lược SPACE

25

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình thị trường bất động sản năm 2009

26

4.2. Đánh giá năng lực cạnh trạnh của HIMLAM LAND

28

4.2.1. Về định lượng

28


4.2.2. Về định tính

31

4.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh

33

4.3.1. Môi trường bên ngoài

33

4.3.2. Phân tích môi trường bên trong

41

4.4. Phân tích các phối thức cạnh tranh của doanh nghiệp (các phối thức
Marketing)

43
4.4.1. Giá

43

4.4.2. Sản phẩm

44

4.4.3. Phân phối


45

4.4.4. Chương trình xúc tiến

46

4.4.5. Con người

46

4.5. Phân tích các công cụ hoạch định chiến lược

47

4.5.1. Ma trận hình ảnh cạnh tranh

47

vi


4.5.2. Ma trận SPACE

48

4.5.3. Ma trận SWOT

50

4.6. Đánh giá và xây dựng chiến lược cạnh tranh cho doanh nghiệp


52

4.6.1. Chiến lược cấp công ty

52

4.6.2. Chiến lược cấp kinh doanh

58

4.6.3. Chiến lược cấp chức năng

61

4.6.4. Chiến lược xây dựng thương hiệu

67

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận

68

5.2. Kiến nghị

68

Tài liệu tham khảo


vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AFTA:

ASEAN Free Trade Area

BĐS:

Bất động sản

BGĐ:

Ban giám đốc

CNV:

Công nhân viên

ISO:

International organization for standarzation

IT:

Information technology

PR:


Public Relations

SBU:

Strategic business unit

SPACE:

Strategic Posturing & Action Evaluation

SWOT:

Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats

TKTH:

Thống kê tổng hợp

TNDN:

Thu nhập doanh nghiệp

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TTTH:


Tính toán tổng hợp

UBND:

Ủy ban nhân dân

WTO:

Word Trade Organization

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1. Bảng kết quả hoạt động của công ty năm 2009

10

Bảng 4.1. Bảng số liệu nhân sự qua năm 2008-2009

42

Bảng 4.2. Bảng giá phí môi giới của các công ty

44

Bảng 4.3. Bảng kê sản phẩm BĐS công ty đang cung cấp


45

Bảng 4.4. Bảng giá chương trình quảng cáo của công ty

46

Bảng 4.5. Ma trận hình ảnh cạnh tranh của SBU HIMLAM RIVERSIDE

47

Bảng 4.6. Ma trận hình ảnh cạnh tranh của dịch vụ quản lý bất động sản

48

Bảng 4.7. Các yếu tố xây dựng ma trận SPACE

49

Bảng 4.8. Xác Định tọa độ vị trí chiến lược

49

Bảng 4.9. Trạng thái sản phẩm và giá cả căn hộ cao cấp trên thị trường đến tháng 4
năm 2010

56

ix



DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của công ty

5

Hình 3.1. Mối quan hệ giữa môi trường vĩ mô đối với doanh nghiệp

20

Hình 3.2. Năm áp lực cạnh tranh theo Mô Hình của Michael E. Porter

20

Hình 4.1.Thị phần các căn hộ của công ty so với thị trường

29

Hình 4.2. Biểu đồ cơ cấu nhân sự theo trình độ năm 2009

41

Hình 4.3. Hệ thống phân phối của HIMLAM LAND

45

Hình 4.4. Hình ảnh của ma trận SPACE

50


Hình 4.5. Ma trận SWOT

51

Hình 4.6. Chiến lược xây dựng hệ thống phân phối cho công ty

64

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các
doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng tương đối yếu kém. Ngoài các doanh
nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì còn lại chủ yếu là
các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn đầu tư còn thấp và công nghệ khoa học kĩ thuật ở
trình độ thấp. Năng lực tài chính còn hạn hẹp nên khả năng mở rộng đầu tư, phát triển
doanh nghiệp trở thành một vấn để khó khăn. Từ đó dẫn đến khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp trên thương trường thấp. Hơn nữa với việc Việt Nam gia nhập WTO,
AFTA và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa xảy ra. Các doanh nghiệp Viêt Nam
ngoài việc chống chọi với sự xâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài thì viêc đào
tẩu khỏi vòng xoáy của cuộc suy thoái cũng là một nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Với
năng lực không được tốt thì đó thật sự là một nhiệm vụ khó khăn không nhỏ đối với
doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp đã phá sản hoặc trở thành cái bóng của
chính mình. Vậy làm sao để doanh nghiệp có thể đứng vững trước cơn lốc của khủng
hoảng và hội nhập?

Theo tôi doanh nghiệp nên xây dựng cho mình năng lực cạnh tranh vững mạnh,
một sự khác biệt riêng của chính doanh nghiệp đó. Công ty Cổ Phần Kinh Doanh Địa
Ốc Him Lam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Hơn nữa là một công ty hoạt động
trong ngành bất động sản nên việc xây dựng cho doanh nghiệp năng lực cạnh tranh
vững mạnh là việc cần làm để tồn tại và phát triển.
Trong thời gian thực tập tại công ty nhận thấy được tầm quan trọng của năng
lực cạnh tranh cùng với sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Anh Ngọc và sự giúp đỡ của
công ty tôi đã chọn đề tài “Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh và Xây Dựng Chiến Lược
Cho Công Ty Cổ Phần Kinh Doanh Địa Ốc Him Lam” từ đó đưa ra chiến lược nâng


cao năng lực cạnh tranh cho công ty để làm đề tài cho luận văn cho báo cáo tốt nghiệp
của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.2.1. Về mặt lý luận
Khái quát lại năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và vai trò của cạnh tranh
cũng như sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Hệ thống
mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Micheal E.Porter, các công cụ hoạch định chiến lược.
1.2.2. Về mặt thực tiễn
Đánh giá được năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần HIMLAM LAND
xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần
HIMLAM LAND
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại công ty HIMLAM LAND.
Phạm vi thời gian: Từ tháng 03 năm 2010 đến tháng 06 năm 2010.
1.4. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu toàn bộ những yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh, những yếu
tố tác động đến cạnh tranh, mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michel E.Porter, tìm sự
khác biệt của công ty so với các doanh nghiệp cùng ngành.


2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu chung về công ty Cổ Phần Kinh Doanh Địa Ốc Him Lam
Cùng với xu hướng phát triển và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam, Công ty
Cổ Phần Kinh Doanh Địa Ốc Him Lam ra đời vào ngày 14 tháng 1 năm 2008. Thừa
hưởng những kinh nghiệm từ công ty Mẹ là Công ty Cổ Phần Him Lam, Him Lam
Land dần dần hình thành nền tảng văn hóa, nguồn nhân lực, tài lực, kinh nghiệm để trở
thành nhà một doanh nghiệp kinh doanh địa ốc chuyên nghiệp.
™ Thông tin cơ bản về Công ty
- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH ĐỊA ỐC HIM LAM.
- Tên tiếng anh: HIMLAM LAND TRADING CORPORATION.
- Tên viết tắt: HIM LAM LAND.
- Trụ sở Công ty: 2A Nguyễn Thị Minh Khai, Phường ĐaKao, Quận 1,
TP.HCM.
- Điện thoại: (08) 3 9118118 – (08) 3 9110666.
- Fax: (08) 3 9110866.
- Web: www.himlamland.com.
- Giấy phép ĐKKD số: 4103009081

Cấp ngày : 14/01/2008.

- Vốn điều lệ: 276.000.000.000đ (Hai trăm bảy mươi sáu tỷ đồng).
- Người đại diện theo Pháp luật: Ông Nguyễn Ngọc Thủy.
- Chức vụ: Tổng Giám Đốc.
- Chi nhánh Hà Nội:
+ Địa chỉ: 267-269 Giảng Võ, P.Cát Linh, Q.Đống Đa, Hà Nội.

+ Điện thoại: (04) 3 5123385.
+ Fax: (04) 35123386.


™ Lĩnh vực kinh doanh
- Dịch vụ môi giới bất động sản.
- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp và trung tâm thương mại.
- Dịch vụ quản lý bất động sản.
- Dịch vụ tiếp thị và phân phối độc quyền bất động sản.
- Quảng cáo thương mại.
- Kinh doanh khách sạn (khách sạn phải đạt tiêu chuẩn sao và không kinh doanh
khách sạn tại trụ sở).
- Tư vấn quản lý doanh nghiệp (trừ tư vấn tài chính, kế toán).
- Dịch vụ định giá bất động sản, sàn giao dịch bất động sản.
- Kinh doanh nhà hàng ăn uống (không hoạt động tại trụ sở).
- Dịch vụ tư vấn đầu tư, lập dự án đầu tư và thu xếp vốn cho doanh nghiệp.
™ Tầm nhìn
Him Lam Land nỗ lực phấn đấu phát triển bền vững, trở thành doanh nghiệp đại
chúng hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh và quản lý bất động sản.
Him Lam Land sẽ là nơi khách hàng trao gửi niềm tin trọn vẹn, là nơi người lao động
cống hiến hết mình, cổ đông hoàn toàn hài lòng, và cộng đồng được hưởng nhiều lợi
ích.
™ Sứ mệnh
Sứ mệnh của Him Lam Land là cung cấp những sản phẩm bất động sản đồng bộ
về cơ sở hạ tầng cũng như hoàn chỉnh về pháp lí. Bên cạnh việc xây dựng khu dân cư,
cao ốc, khu công nghiệp, khu nghỉ dưỡng cao cấp, Him Lam Land cung cấp dịch vụ
trọn gói về quản lý bất động sản, chăm sóc các sản phẩm đó, làm cho khách hàng luôn
luôn được sử dụng sản phẩm trong tình trạng tối ưu, tạo ra các khu đô thị thật sự an cư,
cộng đồng nhân văn.
Qua hoạt động của mình, HimLam Land đem lại cho người lao động của công

ty không chỉ thu nhập cao, mà còn một môi trường làm việc hiện đại, năng động, hiệu
quả, với những cơ hội học tập chuyên môn, rèn luyện bản lĩnh và thăng tiến.
™

Giá trị cốt lõi

4


Phương châm Uy tín – Chất lượng – Hiệu quả là những yếu tố hàng đầu mà
Công ty Him Lam Land cũng như Tập đoàn luôn hướng tới trong quá trình phát triển
để trở thành người dẫn đầu.
- Chất lượng sản phẩm và dịch vụ được coi là nền tảng của sự phát triển bền
vững của Công ty.
- Tạo niềm tin cho Khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ bất động
sản.
- Quyền lợi của cổ đông là ưu tiên cao nhất.
- Đoàn kết, hợp tác, tính kỉ luật cao, tác phong chuyên nghiệp của nhân viên
Him Lam Land là yếu tố tạo nên văn hóa của Công ty.
™ Slogan
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ
2.2. Cơ cấu tổ chức của HIMLAM LAND
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của công ty
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ
ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT


GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG KINH
DOANH

DỰ
ÁN

SÀN
GIAO
DỊCH

PHÒNG
TỔNG HỢP

PHÒNG DỊCH VỤ
QUẢN LÝ BĐS

PHÒNG KẾ
TOÁN

CHI NHÁNH HÀ
NỘI

HC/NS
SALES

BẢO TRÌ


THỦ
QUỸ

BP
KẾ TOÁN

BP QL
BĐS

BP
KINHDOANH

PR
TẠP VỤ

IT

NGHIỆP
VỤ

CĂN TIN

PHÁP LÝ

Nguồn : Phòng nhân sự
5


2.3. Các chức năng của các phòng ban trong công ty
2.3.1. Phòng Kinh doanh

- Thực hiện các chiến lược kinh doanh & Marketing cho từng dự án cụ thể.
- Phối hợp tốt với các bộ phận khác để thực hiện các nhiệm vụ chung của sàn
giao dịch: Nghiên cứu thị trường, quảng cáo cho dự án, tổ chức hợp báo, lên ý tưởng
thiết kế cho dự án, trực tiếp hoặc gián tiếp thiết lập phương án đầu tư, định giá
thuê/mua bất động sản, tổ chức đấu giá, triển khai chiến lược kinh doanh cho từng dự
án.
- Phối hợp với phòng tài chính và kế toán để hỗ trợ theo dõi công nợ và thu
tiền; phối hợp với phòng thiết kế để góp ý và điều chỉnh bản thiết kế theo nhu cầu thị
trường, phối hợp với phòng pháp chế để điều chỉnh một số điều khoản trong hợp đồng,
phối hợp với phòng dịch vụ Quản lý BĐS để chăm sóc khách hàng và tìm kiếm khách
hàng mới cho từng dự án.
2.3.2. Phòng Tổng hợp
a) Bộ phận hành chính
- Quản lý công việc hành chính của công ty, đảm bảo một môi trường
làm việc theo đúng tiêu chí và văn hóa doanh nghiệp của công ty.
- Phát triển và duy trì mối quan hệ tốt với các cơ quan chính quyền địa
phương, cơ quan ban ngành.
- Đảm bảo văn phòng được bảo trì tốt, lên kế hoạch trang trí và mua
trang thiết bị văn phòng theo yêu cầu.
- Đảm bảo các lề luật và quy định được thực hiện đúng như: Thời gian
làm việc, giờ ăn trưa, giờ nghỉ và thông tin đầy đủ cho nhân viên về tình hình
hoạt động của công ty.
- Quản lý, giám sát tất cả các yêu cầu hành chính của các phòng ban
khác.
- Tham gia chuẩn bị các kế hoạch tài chính, lên ngân sách và dự báo hoạt
động của công ty.
- Theo dõi các hoạt động diễn ra trong công ty và chỉnh sửa các hợp
đồng hành chánh.
6



- Đảm bảo đồ dùng văn phòng luôn đầy đủ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công.
b) Bộ phận nhân sự
- Lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực định kỳ
năm, quý, tháng.
- Xây dựng chương trình phát triển nghề nghiệp cho CNV công ty.
- Xây dựng chính sách thăng tiến và thay thế nhân sự.
- Lập ngân sách cho bộ phận nhân sự.
- Hoạch định nguồn nhân lực nhằm phục vụ tốt cho kinh doanh và chiến
lược của công ty.
- Xây dựng quy chế lương thưởng, các biện pháp khuyến khích – kích
thích người lao động làm việc, thực hiện các chế độ cho người lao động.
- Nghiên cứu, soạn thảo và trình duyệt các qui định áp dụng trong công
ty, xây dựng cơ cấu tổ chức của công ty, các bộ phận và tổ chức thực hiện. Đề
xuất cơ cấu tổ chức, bộ máy điều hành của công ty. Xây dựng hệ thống các qui
chế, qui trình, qui định cho công ty và giám sát việc chấp hành các nội qui về
nhân sự.
- Tham mưu cho BGĐ về công tác đào tạo tuyển dụng và đảm bảo nguồn
nhân lực trong công ty.
- Tham mưu cho BGĐ về xây dựng các phương án về lương, khen
thưởng, các chế độ phúc lợi cho người lao động.
- Hỗ trợ bộ phận khác trong việc quản lý nhân sự và là cầu nối giữa BGĐ
và người lao động trong công ty. Hỗ trợ cho các bộ phận liên quan về công tác
đào tạo nhân viên, cách thức tuyển dụng nhân sự,….
- Xây dựng, phát triển và thực hiện các chính sách, quy định về nhân sự
trong cho công ty.
- Quản lý và kiểm soát các chính sách về chế độ phúc lợi và đào tạo cho
cán bộ công nhân viên.
- Đảm bảo các chính sách và quy trình nhân sự phù hợp với tình hình

công ty, các quy định pháp luật, quy định tại địa phương và quy định của công
đoàn.
7


- Lưu trữ và bảo quản các sổ lao động, sổ bảo hiểm, chính sách trợ cấp,
các hồ sơ thay đổi nhân sự như thăng tiến, thuyên chuyển công tác, đánh giá
hiệu quả làm việc và chấm dứt hợp đồng lao động.
- Lập chương trình đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên.
- Đại diện cho phòng nhân sự cả trong và ngoài công ty.
c) Bộ phận IT
- Quản lý mạng nội bộ, khắc phục hậu quả khi có sự cố xảy ra.
- Quản lý trang web của công ty và thông tin trên bảng điện tử.
- Tham gia xây dựng và quản lý bản thông tin khách hàng.
d) Bộ phận pháp lý
- Tư vấn các vấn đề pháp lý cho BGĐ trong việc tổ chức, chỉ đạo và thực
hiện dự án đúng pháp luật.
- Tham mưu cho các bộ phận khác trong công ty về vấn đề pháp lý liên
quan đến hoạt động của các bộ phận này.
- Thông tin và tư vấn cho BGĐ về những vấn đề pháp lý theo thực tế
phát sinh, dự kiến phát sinh có ảnh hưởng đến công ty hoặc lãnh đạo, cán bộ
của công ty.
- Làm việc với các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết các vấn đề liên
quan đến tính chất pháp lý của công ty.
- Tham gia vào việc giải quyết các tranh chấp của công ty (nếu có) với
các đối tác bên ngoài.
- Xác định các công cụ pháp lý để công ty đạt được các mục tiêu đề ra
trong phạm vi chi phí hợp lý và rủi ro pháp lý tối thiểu.
- Phát hiện, ngăn chặn và giảm thiểu rủi ro của các hoạt động có liên
quan đến pháp luật có ảnh hưởng đến công ty, cán bộ và tài sản của công ty

trong quá trình hoạt động kinh doanh.
- Cập nhật, lưu trữ, nghiên cứu các văn bản pháp luật có liên quan đến
hoạt động của công ty.
- Chủ trì việc biên soạn, tập hợp các loại tài liệu phục vụ cho việc phổ
biến pháp luật tới các cá nhân, bộ phận trong công ty.

8


2.3.3 Phòng Dịch vụ Quản lý BĐS
Cung cấp nhân công và điều hành nhân công thực hiện những công việc bảo vệ,
vệ sinh, giao dịch với khách hàng thuê, vận hành điện, nước, bảo trì, bảo dưỡng toà
nhà, chung cư. Tiếp thị cho khách mới thuê để toà nhà hoạt động tốt, kinh doanh hiệu
quả cao.
2.3.4 Phòng Kế toán
- Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo
đúng qui định của Nhà nước về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán, ….
- Theo dõi, phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của công ty dưới mọi hình
thái và cố vấn cho Ban lãnh đạo các vấn đề liên quan.
- Tham mưu cho BGĐ về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ qua từng
thời kỳ trong hoạt động kinh doanh.
- Cùng với các bộ phận IT tạo nên mạng lưới thông tin quản lý năng động, hữu
hiệu.
- Tham gia xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống quản lý mội trường
và hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội.
- Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài
sản, vật tư, tiền vốn; quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử
dụng vốn của công ty.
- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi
tài chính việc thu, nộp, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng tài sản, vật

tư, tiền vốn; phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hiện tượng lãng phí, vi
phạm chế độ, qui định của công ty.
- Phổ biến chính sách chế độ quản lý tài chính của nhà nước với các bộ phận
liên quan khi cần thiết.
- Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh
doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ công tác lập
và theo dõi kế hoạch. Cung cấp số liệu báo cáo cho các cơ quan hữu quan theo
chế độ báo cáo tài chính, kế toán hiện hành.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho BGĐ công ty.

9


2.4. Hoạt động kinh doanh của công ty
2.4.1. Kết quả hoạt động của công ty năm 2009
Bảng 2.1: Bảng kết quả hoạt động của công ty năm 2009
Đơn vị tính: Đồng
Số liệu

Chỉ tiêu
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

79.343.046.772

2. Các khoản giảm trừ
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

79.343.046.772

4. Giá vốn hàng bán


68.530.922.455

5. Lợi nhuận gộp về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

10.812.124.267

6. Doanh thu hoạt động tài chính

1.344.227.491

7. Chi phí hoạt động tài chính

111.849.901

- Trong đó lãi vay

106.506.750

8. Chi phí quản lý doanh nghiệp

1.642.879.096

9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

8.964.791.175

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

1.436.831.586


11. Thu nhập khác

413.477.059

12. Chi phí khác

42.758.925

13. Lợi nhuận khác

370.718.134

14. Tổng lợi nhuận trước thuế

1.807.594.720

15. Chi phí thuế TNDN hiện hành

334.776.457

16. Chi phi thuế doanh nghiệp hoãn lại
17. Lợi nhuận sau thuế

1.472.773.263
Nguồn: Phòng kế toán

2.4.2. Phân tích kết quả kinh doanh
Theo bảng 2.1 báo cáo về kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 thì doanh
thu về hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 là 79.343.046.722 đồng. Tuy

đây không phải là doanh thu cao nhưng trong bối cảnh nền kinh tế không mấy lạc
quan, khủng hoảng kinh tế toàn cầu và thị trường bất động sản nhiều biến động năm
qua thì doanh thu đó cũng đáp ứng được phần nào kỳ vọng của công ty. Ngoài doanh
thu về hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ thì công ty còn có nguồn thu từ hoạt
10


động tài chính là 1.344.277.491 đồng. Tuy nhiên giá vốn hàng bán tương đối lớn
68.530.922.455 đồng chiếm 86% trên tổng doanh thu, lợi nhuận sau thuế đạt
1.472.773.263 đồng. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của thị trường bất động sản
thì lợi nhuận của công ty tương đối chấp nhận được. Ngoài ra năm mà thị trường bất
động sản rơi vào trạng thái đóng băng nên doanh thu không đạt như không đạt kế
hoạch của công ty. Hy vọng trong năm 2010 thị trường bất động sản sẽ sôi động trở lại
và doanh thu của công ty cao hơn.
2.5. Chính sách đối với nhân viên của công ty và trách nhiệm xã hội
Là một thành viên của Công ty Him Lam nên Công ty Cổ Phần Kinh Doanh
Địa Ốc Him Lam chịu ảnh hưởng từ công ty mẹ, ngoài chính sách đối với nhân viên
thì công ty còn có các hoạt đông tích cực như tặng nhà tình thương, trường học, Him
Lam Land tích cực tham gia các hoạt động xã hội, mong muốn góp phần phát huy nền
tảng hạ tầng xã hội để tạo điều kiện tốt nhất cho các đơn vị thành viên phát triển bền
vững.
Hàng năm Him Lam tổ chức giải Golf từ thiện mang tên "HIMLAM
INVITATIONAL TOURNAMENT GOLF", toàn bộ số tiền thu được chuyển cho quỹ
bảo trợ trẻ em Việt Nam thông qua Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam (35
Trần Phú - Ba Đình - Hà Nội). Tính đến 01-09-2009 đã thực hiện hoạt động xã hội từ
thiện 250 tỷ đồng.
Một số chương trình từ thiện mới thực hiện
- Nguyên thủ tướng Phan Văn Khải và Công ty Cổ phần Him Lam trao tặng
trường Tiểu học Tân Thông cho xã Tân Thông Hội, Huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh.
Vào ngày 27 tháng 2 năm 2010, tại xã Tân Thông Hội, Huyện Củ Chi, Công ty Cổ

phần Him Lam đã tổ chức buổi lễ khánh thành và trao tặng trường Tiểu học Tân
Thông cho xã Tân Thông Hội huyện Củ Chi.
- Ngày 3 tháng 3 năm 2010, Công ty Cổ phần Him Lam đã phối hợp với chính
quyền địa phương Huyện Long Mỹ, Tỉnh Hậu Giang khởi công xây dựng Đình
Vĩnh Viễn ...
- Ngày 04 tháng 3 năm 2010 Công ty Cổ phần Him Lam phối hợp cùng Ngân
hàng Liên Việt tiến hành tổ chức Trao tặng xe cứu thương và 200.000.000 đồng cho
UBND Xã Hội An - Huyện Chợ Mới - Tỉnh An Giang.
11


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Một số khái niệm
3.1.1. Cạnh tranh
Cạnh tranh là yếu tố luôn gắn liền với nền kinh tế thị trường, tuỳ từng cách hiểu
và cách tiếp cận mà có nhiều quan điểm về cạnh tranh.
Cạnh tranh là sự phấn đấu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
mình sao cho tốt hơn doanh nghiệp khác.
Cạnh tranh là sự thôn tính lẫn nhau giữa các đối thủ cạnh tranh nhằm giành lấy
thị trường và khách hàng về doanh nghiệp của mình.
Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm giành
được những ưu thế hơn cùng một loại sản phẩm dịch vụ hoặc cùng một loại khách
hàng về phía mình so với các đối thủ cạnh tranh.
Dưới thời kỳ chủ nghĩa tư bản phát triển vượt bậc, CácMác đã quan niệm rằng:
“ Cạnh tranh chủ nghĩa tư bản là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản
nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu
được lợi nhuận siêu ngạch.”
Ngày nay, dưới sự hoạt động của cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà

nước, khái niệm cạnh tranh có thay đổi đi nhưng về bản chất nó không hề thay đổi:
“Cạnh tranh vẫn là sự đấu tranh gay gắt, sự ganh đua giữa các tổ chức, các doanh
nghiệp nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và kinh doanh để đạt
được mục tiêu của tổ chức hay doanh nghiệp đó.”
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh là một điều kiện và là yếu tố
kích thích sản xuất kinh doanh, là môi trường và động lực thúc đẩy sản xuất phát triển,
tăng năng suất lao động và tạo đà cho sự phát triển của xã hội.


Như vậy, cạnh tranh là qui luật khách quan của nền sản xuất hàng hoá vận động
theo cơ chế thị trường. Sản xuất hàng hoá càng phát triển, hàng hoá bán ra càng nhiều,
số lượng người cung ứng càng đông thì cạnh tranh càng gay gắt. Kết quả cạnh tranh sẽ
có một số doanh nghiệp bị thua cuộc và bị gạt ra khỏi thị trường trong khi một số
doanh nghiệp khác tồn tại và phát triển hơn nữa. Cạnh tranh sẽ làm cho doanh nghiệp
năng động hơn, nhạy bén hơn trong việc nghiên cứu, nâng cao chất lượng sản phẩm
giá cả và các dịch vụ sau bán hàng nhằm tăng vị thế của mình trên thương trường, tạo
uy tín với khách hàng và mang lại nguồn lợi nhuận cho doanh nghiệp.
3.1.2. Năng lực cạnh tranh
Thuật ngữ năng lực cạnh tranh được sử dụng rộng rãi trong phạm vi toàn cầu
nhưng cho đến nay vẫn chưa có sự nhất trí cao giữa các học giả, các nhà chuyên môn
về khái niệm cũng như cách đo lường, phân tích năng lực cạnh tranh ở cấp quốc gia,
cấp ngành và cấp doanh nghiệp.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đây
là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về
công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp… một cách riêng biệt
mà cần đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh
vực, cùng một thị trường. Sẽ là vô nghĩa nếu những điểm mạnh và điểm yếu bên trong
doanh nghiệp được đánh giá không thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các
đối tác cạnh tranh. Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh, đòi
hỏi doanh nghiệp phải tạo lập được lợi thế so sánh với đối tác của mình. Nhờ lợi thế

này, doanh nghiệp có thể thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng
như lôi kéo được khách hàng của đối tác cạnh tranh.
3.1.3. Chiến lược
“Chiến lược là một hành động tổng quát xác định các mục tiêu dài hạn cơ bản
của một doanh nghiệp, lựa chọn các đường lối hoạt động và các chính sách điều hành
việc thu thập, sử dụng và bố trí các nguồn lực để đạt được các mục tiêu cụ thể, làm
tăng sức mạnh một cách hiệu quả nhất và giành lợi thế bền vững đối với các đối thủ
cạnh tranh khác.”(1)
(1): Nguyễn Anh Ngọc, tài liệu chuyên đề chiến lược kinh doanh, Đại học Kinh Tế
TP.HCM, năm 2010, trang 1
13


Chiến lược là tiến trình xác định các mục tiêu cơ bản, dài hạn của doanh
nghiệp, lựa chọn các cách thức hay chương trình hành động và phân bố các nguồn lực
tài nguyên chủ yếu để thực hiện các mục tiêu đó.
Chiến lược là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối
hợp, được thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp sẽ được
thực hiện. Chiến lược là một dạng thức hoặc một kế hoạch phối hợp các mục tiêu
chính, các chính sách và các trình tự hoạt động thành một tổng thể kết dính lại với
nhau. Có ba mức độ chiến lược dành cho công ty đó là chiến lược cấp công ty, chiến
lược cấp đơn vị kinh doanh và chiến lược cấp chức năng.
3.2. Vai trò của cạnh tranh và sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh
3.2.1. Vai trò của cạnh tranh
™ Vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế quốc dân
Cạnh tranh là động lực phát triển kinh tế nâng cao năng suất lao động xã hội.
Một nền kinh tế mạnh là nền kinh tế mà các tế bào của nó là các doanh nghiệp phát
triển có khả năng cạnh tranh cao. Tuy nhiên ở đây cạnh tranh phải là cạnh tranh hoàn
hảo, cạnh tranh lành mạnh, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau để cùng phát triển, cùng
đi lên thì mới làm cho nền kinh tế phát triển bền vững. Còn cạnh tranh độc quyền sẽ

ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế, nó tạo ra môi trường kinh doanh không bình
đẳng dẫn đến mâu thuẫn về quyền lợi và lợi ích kinh tế trong xã hội, làm cho nền kinh
tế không ổn định. Vì vậy, Chính phủ cần ban hành lệnh chống độc quyền trong cạnh
tranh, trong kinh doanh để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Cạnh tranh hoàn hảo
sẽ đào thải các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả. Do đó buộc các doanh nghiệp
phải lựa chọn phương án kinh doanh có chi phí thấp nhất, mang lại hiệu quả kinh tế
cao nhất. Như vậy cạnh tranh tạo ra sự đổi mới mang lại sự tăng trưởng kinh tế.
™ Vai trò của cạnh tranh đối với người tiêu dùng
Trên thị trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng diễn ra gay gắt thì người
được lợi nhất là khách hàng. Khi có cạnh tranh thì người tiêu dùng không phải chịu
một sức ép nào mà còn được hưởng những thành quả do cạnh tranh mang lại như: chất
lượng sản phẩm tốt hơn, giá bán thấp hơn, chất lượng phục vụ cao hơn,.... Đồng thời
khách hàng cũng tác động trở lại đối với cạnh tranh bằng những yêu cầu về chất lượng
14


hàng hoá, về giá cả, về chất lượng phục vụ,.... Khi đòi hỏi của người tiêu dùng càng
cao làm cho cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt hơn để giành được
nhiều khách hàng hơn.
™ Vai trò của cạnh tranh đối với doanh nghiệp
Cạnh tranh là điều bất khả kháng đối với mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế
thị trường. Cạnh tranh có thể được coi là cuộc chạy đua khốc liệt mà các doanh nghiệp
không thể tránh khỏi mà phải tìm mọi cách vươn nên để chiếm ưu thế và chiến thắng.
Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch
vụ, thay đổi kiểu dáng mẫu mã đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cạnh tranh khuyến
khích các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ mới, hiện đại , tạo sức ép buộc các
doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của mình để giảm giá thành,
nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, tạo ra các sản phẩm mới khác biệt có sức cạnh
tranh cao.
Cạnh tranh khốc liệt sẽ làm cho doanh nghiệp thể hiện được khả năng “ bản

lĩnh” của mình trong quá trình kinh doanh. Nó sẽ làm cho doanh nghiệp càng vững
mạnh và phát triển hơn nếu nó chịu được áp lực cạnh tranh trên thị trường. Chính sự
tồn tại khách quan và sự ảnh hưởng của cạnh tranh đối với nền kinh tế nói chung và
đến từng doanh nghiệp nói riêng nên việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp là một đòi hỏi tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường.
Cạnh tranh là qui luật khách quan của kinh tế thị trường, mà kinh tế thị trường
là kinh tế tư bản chủ nghĩa. Kinh tế thị trường là sự phát triển tất yếu và Việt Nam
đang xây dựng một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ
nghĩa có sự quản lý vĩ mô của nhà nước, lấy thành phần kinh tế nhà nước làm chủ đạo.
Dù ở bất kỳ thành phần kinh tế nào thì các doanh nghiệp cũng phải vận hành theo qui
luật khách quan của nền kinh tế thị trường. Nếu doanh nghiệp nằm ngoài quy luật vận
động đó thì tất yếu sẽ bị loại bỏ, không thể tồn tại. Chính vì vậy chấp nhận cạnh tranh
và tìm cách để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình chính là doanh nghiệp đang tìm
con đường sống cho mình.
3.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh
™ Nâng cao khả năng cạnh tranh để tồn tại

15


×