Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (742.89 KB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI TỔNG CÔNG TY CÔNG
NGHIỆP DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM

NGUYỄN THANH TÂM

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI TỔNG
CÔNG TY CÔNG NGHIỆP DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM” do NGUYỄN THANH
TÂM, sinh viên khoá 32, ngành Quản Trị Kinh Doanh, đã bảo vệ thành công trước hội
đồng vào ngày

.

NGUYỄN DUYÊN LINH
Người hướng dẫn

Ngày


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trường Đại Học Nông Lâm thành phố
Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức, những kinh nghiệm
trong suốt 4 năm học qua để làm nền tảng giúp tôi hoàn thành khoá luận này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Duyên Linh, người đã luôn
bên cạnh để tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện khoá luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và chú Thanh, chị Dung, anh Hùng,
anh Trường, anh Lộc ở phòng Nhân Sự Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt
Nam đã tạo mọi điều kiện cho tôi có cơ hội làm quen thực tế, học hỏi nhiều kinh

nghiệm trong suốt thời gian thực tập.
Để hoàn thành được khoá luận này luôn có sự động viên rất lớn của gia đình và
bạn bè. Con xin cảm ơn Ba, Mẹ, cô Năm, cô Tám và em xin cảm ơn các anh chị đã
luôn bên cạnh động viên và khích lệ em. Tôi xin cảm ơn tất cả những người bạn luôn
bên tôi trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!!!


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THANH TÂM. Tháng 07 năm 2010. “Thực Trạng Và Giải Pháp
Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Nhân Sự Tại Tổng Công Ty Công Nghiệp
Dầu Thực Vật Việt Nam”
NGUYEN THANH TAM. July 2010. “Real Situation And Solution To
Improve The Staff Recruitment At The Vietnam Vegetable Oils Industry
Corporation”
Khoá luận tìm hiểu về quá trình tuyển dụng nhân lực tại Tổng công ty Công
nghiệp Dầu thực vật Việt Nam, dựa trên cơ sở số liệu tổng hợp về tình hình nhân lực
của Tổng công ty qua các năm 2008-2009, số liệu hoạt động của Tổng công ty và các
số liệu, tài liệu khác. Từ những số liệu có được, sử dụng các công cụ phân tích và đánh
giá kết quả thu thập được nhằm đề xuất những giải pháp phù hợp để hoàn thiện công
tác tuyển dụng nguồn nhân lực; góp phần nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực
nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty nói chung.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................................ vii
Danh mục các bảng...................................................................................................... viii
Danh mục các hình ..........................................................................................................x
Danh mục phụ lục .......................................................................................................... xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề. ............................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung ...................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 2
1.3. Phạm vi Nghiên cứu ............................................................................................ 3
1.3.1. Phạm vi không gian............................................................................... 3
1.3.2. Phạm vi thời gian................................................................................... 3
1.3.3. Giới hạn của đề tài................................................................................. 3
1.4. Cấu trúc của khoá luận......................................................................................... 3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ...........................................................................................4
2.1. Giới thiệu về Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam
(VOCARIMEX) ....................................................................................................................... 4
2.2. Quá trình hình thành và phát triển (từ sau 1975) .............................................. 5
2.3. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh ............................................................................. 7
2.4. Mô hình hoạt động của công ty .......................................................................... 8
2.5. Tình hình cơ bản của công ty .............................................................................. 8
2.5.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ........................................................... 8
2.5.2. Qui trình sản xuất ................................................................................ 14
2.5.3. Các sản phẩm chính và dịch vụ ......................................................... 16
2.5.4. Nguyên vật liệu và thị trường tiêu thụ .............................................. 17
2.5.5. Tình hình lao động .............................................................................. 18
2.5.6. Cơ cấu vốn và nguồn vốn của công ty .............................................. 18

v


2.5.7. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tài sản của Tổng công
ty ............................................................................................................................................... 19
2.5.8. Thuận lợi và khó khăn ........................................................................ 21

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................23
3.1. Cơ sở lí luận ........................................................................................................ 23
3.1.1. Khái niệm tuyển dụng nguồn nhân lực ............................................. 23
3.1.2. Tầm quan trọng tuyển dụng nguồn nhân lực ................................... 23
3.1.3. Quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực .............................................. 24
3.1.4. Nguồn và phương pháp tuyển dụng .................................................. 26
3.1.5. Các yêu cầu đối với tuyển dụng ........................................................ 28
3.1.6. Các yếu tố tác động đến tuyển dụng ................................................. 29
3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 30
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu............................................................. 30
3.2.2. Phương pháp sử lí số liệu ................................................................... 30
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................31
4.1. Đặc điểm nguồn nhân lực tại Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt
Nam (Vocarimex)................................................................................................................... 31
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng nguồn nhân lực ................. 33
4.3. Thực trạng công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại Tổng công ty công
nghiệp dầu thực vật Việt Nam .............................................................................................. 40
4.3.1. Tình hình quản lí và sử dụng lao động tại Tổng công ty................ 40
4.3.2. Quá trình tuyển dụng của Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật
Việt Nam ................................................................................................................................. 41
4.3.3. Đánh giá công tác tuyển dụng của công ty trong thời gian qua. ... 49
4.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả của quá trình tuyển dụng nguồn nhân
lực ............................................................................................................................................. 54
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................66
5.1. Kết luận ................................................................................................................ 66
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................. 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................70
PHỤ LỤC
vi



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bq

Bình quân

BHXH

Bảo hiểm xã hội

CMND

Chứng minh nhân dân

CNH-HĐH

Công nghiệp hoá- hiện đại hoá

DT

Doanh thu

DV

Dịch vụ

HĐLĐ

Hợp đồng lao động


KCS

Kiểm tra chất lượng sản phẩm

KH

Kế hoạch

LN

Lợi nhuận

Ng

Người

NSLĐ

Năng suất lao động

NVL

Nguyên vật liệu

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

SXKD


Sản xuất kinh doanh

TH

Thực hiện

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

Tr

Triệu

XNK

Xuất nhập khẩu

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tình Hình Nguồn Vốn của Tổng Công Ty Năm 2008-2009 ........................18
Bảng 2.2. Kết Quả Hoạt Động SXKD của Công Ty Hai Năm 2008-2009 ...................19
Bảng 2.3. Tình Hình Tài Sản của Tổng Công Ty Năm 2008-2009 ..............................20

Bảng 2.4. Tình Hình Trang Bị Tài Sản Cố Định của Tổng Công Ty Năm
2008-2009. .....................................................................................................................21
Bảng 4.1. Tình Hình Lao Động của Tổng Công Ty Năm 2010… ................................31
Bảng 4.2. Tình Hình Thực Hiện Kế Hoạch Sản Xuất Năm 2008-2009… ....................34
Bảng 4.3. Tình Hình Thực Hiện Công Tác An Toàn Vệ Sinh Lao Động Từ
2007-2009 ......................................................................................................................36
Bảng 4.4. Tình Hình Thực Hiện Khám Sức Khoẻ Lao Động Từ 2007-2010…. ..........38
Bảng 4.5. Tình Hình Lao Động 2007-2010…...............................................................40
Bảng 4.6. Thông Báo Tuyển Dụng của Công Ty…. .....................................................43
Bảng 4.7. Phân Loại Hợp Đồng Lao Động Năm 2009-2010… ....................................48
Bảng 4.8. Tỷ Lệ Hồ Sơ Đáp Ứng Nhu Cầu Tuyển Dụng… .........................................50
Bảng 4.9. Số Nhân Viên Mới Kí Hợp Đồng Lao Động… ............................................51
Bảng 4.10. Các Nguồn Tuyển Dụng Nhân Viên… .......................................................51
Bảng 4.11. Tình Hình Tuyển Dụng Theo Chuyên Môn 2008-2009… .........................52
Bảng 4.12. Tình Hình Tuyển Dụng Theo Độ Tuổi Năm 2008-2009… ........................53
Bảng 4.13. Chi Phí Tuyển Dụng Nhân Viên….. ...........................................................53
Bảng 4.14. Hiệu Quả Sử Dụng Lao Động của Tổng Công Ty Vocarimex…. ..............54
Bảng 4.15. Tương Quan Giữa Kế Hoạch và Thực Hiện Tuyển Dụng 2008-2009........55
Bảng 4.16. Kế Hoạch Tuyển Dụng Đề Xuất Năm 2010… ...........................................56
Bảng 4.17. Nguyên Nhân Không Được Kí HĐLĐ Sau Thử Việc 2008-2009… ..........57
Bảng 4.18. Kết Quả Trước Và Sau Thay Đổi Tiến Trình Tuyển Dụng….. ..................59
Bảng 4.19. Bảng Mô Tả Công Việc Quản Lí Thương Hiệu của Nhân Viên
Marketing.......................................................................................................................60
Bảng 4.20. Mẫu Hồ Sơ Thành Công Điển Hình….. .....................................................61

viii


Bảng 4.21. Chi Phí Đào Tạo Ban Đầu và Thời Gian Hoà Nhập Tại Công Ty
Vocarimex… .................................................................................................................64

Bảng 4.22. Tổng Chi Phí Đào Tạo Ban Đầu Năm 2008-2009….. ................................65

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Quản Lí và Bộ Máy Giúp Việc của Tổng Công Ty
Công Nghiệp Dầu Thực Vật Việt Nam……. ..................................................................9
Hình 2.2. Sơ Đồ Công Nghệ Ép Dầu Thô……. ............................................................15
Hình 2.3. Sơ Đồ Tinh Luyện Dầu Ăn……....................................................................16
Hình 3.1. Quá Trình Tuyển Dụng Nguồn Nhân Lực……….. ......................................24
Hình 4.1. Cơ Cấu Lao Động Theo Trình Độ Chuyên Môn Năm 2010 .........................32
Hình 4.2. Tương Quan giữa Lao Động và Sản Xuất 2007-2009...................................33
Hình 4.3. Tương Quan giữa Lao Động Kế Hoạch và Đang Có Năm 2008-2009…. ....34
Hình 4.4. Tình Hình Tăng Giảm Chi Phí An Toàn-Vệ Sinh Lao Động Từ
2007-2009 ......................................................................................................................36
Hình 4.5. Tình Hình Trích Bảo Hiểm Xã Hội 2008-2009……. ...................................37
Hình 4.6. Cơ Cấu Lao Động Nam Nữ Năm 2007-2010 ................................................41
Hình 4.7. Tiến Trình Tiến Hành Tuyển Dụng của Tổng Công Ty Vocarimex………. 42
Hình 4.8. Cơ Cấu Hợp Đồng Lao Động Năm 2009…….. ............................................49
Hình 4.9. Tiến Trình Tiến Hành Tuyển Dụng Đề Xuất ................................................58
Hình 4.10. Kênh Tuyển Dụng của Tổng Công Ty Công Nghiệp Dầu Thực Vật Việt
Nam.. .............................................................................................................................61
Hình 4.11. Kênh Tuyển Dụng Đề Xuất .........................................................................63

x


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Bảng Kế Hoạch Nhân Sự
Phụ lục 2. Phiếu Đề Nghị Bổ Sung Lao Động
Phụ lục 3. Phiếu Đề Nghị Xem Xét và Phỏng Vấn
Phụ lục 4. Phiếu Đề Nghị Tuyển Dụng Lao Động
Phụ lục 5. Thoả Thuận Lao Động Thử Việc
Phụ lục 6. Phiếu Đánh Giá Kết Quả Thử Việc

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Bill Gate đã cho thấy tầm quan trọng trong công tác nhân sự khi phát biểu:
“Một công ty muốn phát triển được nhanh thì phải giỏi trong việc tìm ra nhân tài, đặc
biệt là những nhân tài thông minh”.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua đã chứng kiến nhiều tổ chức trên
thế giới cắt giảm nhân lực rồi phải giải thể, những tổ chức nào còn đứng vững được là
một phần họ có được những nhân tài giúp họ vượt qua khó khăn. Khi nền kinh tế phục
hồi thì các tổ chức lại bước vào cuộc chiến giành nhân tài để khôi phục lại những tổn
thất do cuộc khủng hoảng gây ra. Qua nhiều giai đoạn phát triển của nền kinh tế thế
giới đã chứng minh sự tồn tại và phát triển của một tổ chức phụ thuộc vào nhiều yếu
tố: nguồn lực tài chính, tài sản, công nghệ, máy móc thiết bị, … đặc biệt yếu tố quan
trọng then chốt có ý nghĩa quyết định là nguồn lực con người vì con người khai thác,
quản lí và sử dụng các nguồn lực còn lại. Chính vì vậy yếu tố con người là điều kiện
đủ quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, cho nên nguồn lực con người
luôn được các tổ chức trên thế giới xem trọng và đưa vào chiến lược phát triển chung
của tổ chức đó, và nó càng được khẳng định mạnh mẽ trong triết lý kinh doanh của
Matsushita Konosuke - ông tổ của phương thức kinh doanh kiểu Nhật: “Tài sản quý

nhất của các doanh nghiệp chính là con người” và “Tạo người trước khi tạo vật”.
Tuy nhiên, hoạt động quản trị nguồn nhân lực đặc biệt là trong công tác tuyển
dụng tại Việt Nam vẫn chưa được thực sự chú trọng. Nguyên nhân là do phần lớn các
công ty tại Việt Nam chưa ý thức được vai trò quan trọng của công tác tuyển dụng
nguồn nhân lực đến sự thành công của tổ chức mình. Nếu thực hiện tốt công tác này
thì công ty đó sẽ có được đội ngũ nhân viên giỏi, phù hợp với tình hình thực tế của
công ty, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế. Mặt khác, thực


trạng đội ngũ lao động nước ta nhìn chung vẫn còn tỏ ra khá yếu kém về nhiều mặt
như: tay nghề, trình độ cũng như khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật, vì vậy việc tìm
ra người tài đã khó và thu hút được họ vào tổ chức càng khó khăn hơn. Nhưng bù lại ở
Việt Nam có đội ngũ lao động dồi dào, năng động và ham học hỏi. Với thực trạng như
vậy đòi hỏi những công ty ở nước ta phải có chính sách tuyển dụng phù hợp với thực
tế sử dụng lao động của mình.
Trước bối cảnh nền kinh tế thế giới diễn biến phức tạp và thị trường lao động
Việt Nam hiện nay, Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam luôn không
ngừng hoàn thiện công tác nhân sự vì công ty nhận thức được con người là nhân tố
chủ yếu tạo ra lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh cho mình, việc quản trị nguồn nhân lực
liên quan đến thành bại và phát triển bền vững của Tổng công ty. Đồng thời, Tổng
công ty vừa thành lập thêm các công ty con là: Công ty Cổ phần Trích Ly Dầu Thực
Vật và Công ty Cổ phần Thương Mại Dầu Thực Vật, đòi hỏi Tổng công ty phải tuyển
dụng cho phù hợp với thực tế phát triển của công ty. Tuyển dụng tốt sẽ tạo ra đội ngũ
nhân viên giỏi góp phần làm cho Tổng công ty nâng cao năng lực cạnh tranh của mình
trên thị trường.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Thực Trạng
Và Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Nhân Sự Tại Tổng Công Ty
Công nghiệp Dầu Thực Vật Việt Nam” làm đề tài tốt nghiệp. Khoá luận được thực
hiện nhằm mục đích nghiên cứu thực trạng tuyển dụng tại Tổng công ty Công nghiệp
Dầu thực vật Việt Nam. Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu

quả công tác tuyển dụng tại công ty.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng quá trình tuyển dụng nguồn nhân lực tại Tổng công ty
Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam trong hai năm 2008-2009, từ đó đề xuất những
giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nguồn nhân lực, từ đó
nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu trên, khoá luận cần đạt được những mục tiêu cụ thể sau:
- Mô tả tình hình nhân lực tại công ty.
2


- Phân tích công tác tuyển dụng, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tuyển
dụng.
- Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao công tác tuyển dụng tại Tổng công ty
Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam –
Số 58 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện từ 03/2010 đến 07/2010.
1.3.3. Giới hạn của đề tài
Đề tài sẽ giới hạn ở các vấn đề mang tính lý luận, phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến công tác tuyển dụng tại Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam.
1.4. Cấu trúc của khoá luận
Chương 1: Mở đầu. Đề cặp đến sự cần thiết của việc tuyển dụng nguồn nhân
lực, đồng thời cho biết nguyên nhân của việc chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên
cứu và phạm vi nghiên cứu.

Chương 2: Tổng quan. Chương này giới thiệu cụ thể hơn về Tổng công ty
Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam: quá trình hình thành và phát triển, tình hình vốn,
tình hình lao động, kết quả hoạt động kinh doanh, nguyên vật liệu và thị trường tiêu
thụ.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu. Đưa ra những lý luận có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu làm cơ sở phân tích tình hình tuyển dụng tại Tổng công ty
Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam.
Chương 4: Kết quả và thảo luận. Trình bày, giải thích những kết quả thu được
thông qua việc sử dụng các phương pháp đã được đề cập ở chương 3, cho biết được
mối quan hệ giữa các kết quả và mục tiêu của khoá luận được đề ra ở chương 1.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Trình bày những kết quả chính của chương
4, đồng thời nêu ra những hạn chế và đề xuất kiến nghị để hoàn thiện công tác tuyển
dụng nguồn nhân lực tại Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu về Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam
(VOCARIMEX)
Tiền thân là Công ty Dầu thực vật Hương liệu mỹ phẩm Việt Nam được thành
lập theo quyết định số 425/CNn – TCLĐ ngày 06 tháng 06 năm 1992 của Bộ Công
Nghiệp Nhẹ (nay là Bộ Công Nghiệp). Và đổi tên thành Tổng công ty Công nghiệp
Dầu thực vật Việt Nam theo quyết định số 4799/QĐ – BCT ngày 28 tháng 09 năm
2009 của Bộ Trưởng Bộ Công Thương.
Tên doanh nghiệp: TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP DẦU THỰC VẬT
VIỆT NAM
Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM VEGETABLE OILS INDUSTRY

CORPORATION
Tên viết tắt:

VOCARIMEX

Biểu tượng: Cây dừa bên cạnh nhà máy.
Trụ sở chính: 58 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Đa Kao, quận 1, Thành phố Hồ
Chí Minh.
Điện thoại: (84.8) 38294513 – 38230296
Fax: (84.8) 38290586
Email:
Webside: www.vocarimex.com.vn; hoặc
http://221.133.9.2/vocarimex/vn/HomePage.aspx
Giấy phép kinh doanh số: 0300585984
Vốn điều lệ là 674.533.000.000 đồng (sáu trăm bảy mươi bốn tỷ năm trăm ba
mươi ba triệu đồng).
CHI NHÁNH CÔNG TY TẠI HÀ NỘI


Số 8 Cát Linh, Quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: (84.4) 38452721
Fax: (84.4) 38463883
2.2. Quá trình hình thành và phát triển (từ sau 1975)
Thời kỳ từ 1975 đến tháng 8-1976:
Là thời kỳ tiếp quản các nhà máy sản xuất dầu thực vật ở miền Nam do quốc
hữu hóa hoặc hiến tài sản của chủ tư bản. Lúc bấy giờ, tại miền Nam chỉ có 4 nhà máy
với tổng công suất tinh luyện khoảng 18.000 tấn/năm và hệ thống thiết bị không đồng
bộ hoặc đang xây dựng dở dang.
Thời kỳ từ 8-1976 đến tháng 3-1986:
Công ty chính thức được thành lập ngày 12 tháng 8 năm 1976 và hoạt động

trong cơ chế quản lý nhà nước tập trung bao cấp: được chuyển đổi 2 lần thành các tên
gọi:
Từ 8-1976 đến 6-1981: là Công Ty Dầu Thực Vật Miền Nam, có 5 nhà máy
quốc doanh:
- Nhà máy dầu Nakydaco. Sau đổi tên là Nhà máy dầu Tân Bình. Là đơn vị chủ
lực sản xuất của công ty lúc đó
- Nhà máy dầu Tuanco. Sau đổi tên là Nhà máy dầu Tường An.
- Nhà máy Hộp thiếc Standard. Sau đổi tên là Nhà máy Hộp thiếc - Bao bì Cầu
Tre, rồi là Xí nghiệp Cơ khí Bao bì Cầu Tre, hiện là công ty cổ phần Bao bì Hộp thiếc
Cầu Tre.
- Nhà máy dầu Navioil. Sau đổi tên là Nhà máy dầu Nhà Bè, hiện là công ty
Liên doanh Dầu ăn Golden Hope - Nhà Bè (Malaysia). Lúc đó là đơn vị công trình.
- Nhà máy dầu Vinadaco. Sau đổi tên là Nhà máy dầu Thủ Ðức. Lúc đó là đơn
vị công trình.
Từ 6-1981 đến 9-1983: Từ yêu cầu đổi mới quản lý cho phù hợp tình hình thực
tế, ngày 18-6-1981 Bộ Công nghiệp Thực phẩm có quyết định số 624/CNTP-TCQL
thay đổi tổ chức ngành Dầu thực vật và thành lập Xí nghiệp Liên hợp Dầu Thực Vật
Phía Nam, có 5 nhà máy quốc doanh nói trên và tiếp nhận thêm:
- Trung tâm Nghiên cứu dầu và Cây có dầu từ Viện khoa học Việt Nam.

5


Từ 9-1983 đến 3-1986: Nghị định 110/HÐBT ngày 29-9-1983 của Hội đồng
Bộ trưởng đổi là Liên Hiệp các Xí nghiệp Dầu Thực Vật Phía Nam; có 5 nhà máy
quốc doanh, trung tâm nghiên cứu nói trên chuyển thành Viện nghiên cứu dầu và cây
có dầu và thành lập thêm:
- Xí nghiệp Vật tư - Nguyên liệu, công ty khôi phục lại sản xuất Nhà máy dầu
Tường An, Nhà máy dầu Nhà Bè và Nhà máy dầu Thủ Ðức.
Thời kỳ từ 3-1986 đến tháng 6-1992:

Ngày 23-3-1986 Hội đồng Bộ trưởng có Nghị định số 28/HÐBT về việc thành
lập Liên hiệp các Xí nghiệp Dầu Thực Vật Việt Nam. Hoạt động của công ty (lúc đó
gọi tắt là Liên hiệp) bước đầu chuyển sang cơ chế quản lý thị trường có sự điều tiết
của Nhà nước, tăng cường quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho các đơn vị được hạch
toán độc lập theo tinh thần Quyết định-217/HÐBT của Hội đồng Bộ trưởng.
Liên hiệp mở rộng phạm vi hoạt động bao gồm các đơn vị trong cả nước song
song tồn tại hoạt động cùng các công ty Dầu Thực Vật trực thuộc các địa phương (các
Tỉnh). Ngoài 5 Nhà máy quốc doanh Xí nghiệp Vật tư - Nguyên liệu nói trên còn tiếp
nhận 1 nhà máy và thành lập thêm 3 đơn vị mới:
- Nhà máy dầu Hà Bắc (tại Tỉnh Hà Bắc).
- Chi nhánh Liên hiệp tại Hà Nội.
- Công ty Xuất nhập khẩu Dầu thực vật (Vegoilimex).
- Xí nghiệp Hương liệu Mỹ phẩm (Quận 8. Tp.HCM).
Viện nghiên cứu Dầu và Cây có dầu tách khỏi Liên hiệp và thành Liên hiệp
Khoa học sản xuất tinh dầu Hương liệu và Mỹ phẩm (gọi tắt là LIPACO).
1990 -1991, Liên hiệp tiếp nhận thêm 3 đơn vị Dầu Thực Vật của địa phương:
Xí nghiệp Dầu thực vật Ðồng Tháp; Xí nghiệp Dầu thực vật Bình Ðịnh và công ty
Liên hiệp Dầu thực vật Ðồng Nai.
Thời kỳ từ 6-1992 đến nay:
Ngày 06-6-1992 Bộ Công nghiệp Nhẹ (nay là Bộ Công nghiệp) ra quyết định số
452/CNn-TCLÐ thành lập Công ty Dầu thực vật Hương Liệu Mỹ Phẩm Việt Nam trên
cơ sở sáp nhập Liên hiệp Khoa học sản xuất Tinh dầu Hương liệu và Mỹ phẩm vào
Liên hiệp Xí nghiệp Dầu Thực Vật Việt Nam, có 4 đơn vị trực thuộc:
- Nhà máy dầu Tường An.
6


- Nhà máy dầu Tân Bình (Nakydaco).
- Nhà máy dầu Thủ Ðức (Vinadaco).
- Chi nhánh công ty tại Hà Nội.

+ Tiếp nhận công ty Liên hiệp Dầu thực vật Ðồng Nai, sau đó chấm dứt hoạt
động.
+ Tiếp nhận Xí nghiệp Hương liệu Mỹ phẩm, sau đó chấm dứt hoạt động.
Và 3 đơn vị liên doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, là:
- Công ty dầu ăn Golden Hope - Nhà Bè (từ 6-1992), với Malaysia.
- Công ty Dầu thực vật Cái Lân (gọi tắt là CALOFIC), tại tỉnh Quảng Ninh
với Singapore.
- Công ty Mỹ phẩm LG-VINA (DeBon), tại khu công nghiệp tỉnh Ðồng Nai,
với Hàn Quốc.
Năm 2007 thành lập Công ty Cổ phần Trích Ly Dầu Thực Vật (VOE).
Năm 2008 thành lập Công ty Cổ phần Thương Mại Dầu Thực Vật (VOT).
Ngày 28 tháng 9 năm 2009 theo quyết định số 4799/QĐ – BCT của bộ trưởng
Bộ Công Thương đổi tên thành Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam.
2.3. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh
Sản xuất kinh doanh dầu mỡ động thực vật, tinh dầu, hương liệu, mỹ phẩm,
chất tẩy rửa, than gáo dừa và các sản phẩm từ cây có dầu.
Chế biến lương thực, thực phẩm (xay xát lúa mì, mì ăn liền, bánh kẹo, sữa).
Sản xuất diesel sinh học (biodiesel), bia, nước giải khát.
Sản xuất kinh doanh các loại bao bì.
Chế biến thức ăn chăn nuôi.
Xuất nhập khẩu và kinh doanh vật tư, nguyên liệu, dầu thực vật, sản phẩm tinh
dầu, nông lâm sản có dầu và vật tư thiết bị chuyên dùng cho nhiệm vụ của Tổng công
ty.
Cho thuê kho, bãi, nhà để làm văn phòng làm việc.
Khai thác và cung cấp các dịch vụ cảng để xuất nhập khẩu dầu thực vật và các
loại hàng hoá, dịch vụ khác.
Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu cây có dầu.
Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
7



2.4. Mô hình hoạt động của công ty
Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam hoạt động theo mô hình
công ty mẹ - công ty con. Trong đó:
- Vocarimex là công ty mẹ.
- Các công ty con gồm:
+ Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An.
+ Công ty cổ phần Dầu thực vật Tân Bình.
+ Công ty cổ phần Trích ly Dầu thực vật.
+ Công ty cổ phần Thương mại Dầu thực vật.
- Các công ty liên kết gồm:
+ Công ty Dầu ăn Golden Hope - Nhà Bè.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn Dầu thực vật Cái Lân.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn Mỹ phẩm LG VINA.
+ Công ty cổ phần Bao bì dầu thực vật.
2.5. Tình hình cơ bản của công ty
2.5.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
+ Sơ đồ cơ cấu tổ chức

8


Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Quản Lý và Bộ Máy Giúp Việc của Tổng Công
Ty Công Nghiệp Dầu Thực Vật Việt Nam.

Nguồn: Phòng nhân sự
9


Chức năng nhiệm vụ của ban lãnh đạo và các phòng ban

Ban lãnh đạo:
Tổng Giám Đốc: là đại diện pháp nhân của công ty. Tổng Giám Đốc điều hành
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm toàn bộ kết quả sản xuất
kinh doanh và làm nghĩa vụ với nhà nước theo pháp luật. Tổng Giám Đốc có trách
nhiệm sắp xếp bộ máy quản lý của công ty, được quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm kỷ luật
các chức danh Giám Đốc, và các chức danh tương đương.
Phó Tổng Giám Đốc: là người phụ trách các lĩnh vực do Tổng Giám Đốc phân
công. Tổng Giám Đốc được quyền uỷ nhiệm cho Phó Tổng Giám Đốc khi vắng mặt,
người được uỷ quyền chịu trách nhiệm cá nhân trước Tổng Giám Đốc.
Các phòng ban:
- Phòng nhân sự:
Tham mưu, tổ chức thực hiện nghiệp vụ về xây dựng phương án quản trị nhân
sự, tổ chức bộ máy quản lý phục vụ cho mục tiêu chiến lược của Tổng công ty.
Xây dựng đồ án tổ chức nhân sự, cơ chế hoạt động của toàn công ty, quy hoạch
cán bộ, lên kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, tổng hợp các chi phí tiền lương trên đơn vị sản
phẩm, doanh thu và trình lên cho Tổng Giám Đốc phê duyệt.
Quản lý kiểm tra việc thực hiện chế độ lương, bảo hiểm xã hội, đời sống văn
hoá tinh thần của cán bộ công nhân viên.
Giúp Tổng Giám Đốc trong công tác thi đua khen thưởng, quản lý nhân sự.
Tổ chức thực hiện nghiệp vụ hành chính văn phòng, quản trị cơ sở vật chất
được giao, các điều kiện phục vụ khác, y tế, đời sống của cán bộ công nhân viên, phục
vụ sự điều hành của Tổng giám đốc và hoạt động của Tổng công ty.
Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ cơ quan, hàng hoá và người ra vào tại các địa bàn
do Tổng công ty giao nhiệm vụ quản lý, bảo đảm an ninh, trật tự.
- Phòng kế hoạch và đầu tư:
Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và những kế hoạch
hàng năm. Đồng thời nghiên cứu xây dựng các phương án đầu tư, luận chứng kinh tế
kỹ thuật.
Quản lý công tác khoa học kỹ thuật, các định mức kinh tế kỹ thuật.


10


Giúp Tổng Giám Đốc trong công tác đối ngoại, phối hợp với phòng Tài Chính
Kế Toán tham gia quản lý tài sản, tiền vốn đảm bảo thu bù chi.
Xây dựng kế hoạch vật tư, bao bì cung ứng cho sản xuất.
Lập các dự án đầu tư của công ty mẹ và tổ chức thực hiện, quản lý theo dõi các
dự án đầu tư trong toàn tổ hợp.
Tham gia xây dựng, quản lý, theo dõi và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng
của Tổng công ty theo tiêu chuẩn ISO 9001. Giúp Tổng giám đốc quản lý các mặt
công tác phục vụ quản lý khác có liên quan và theo dõi thực hiện công tác quản lý đất
đai, hệ thống mạng internet, website và hệ thống camera của Tổng công ty.
- Phòng tài chính kế toán:
Có chức năng tham mưu và giúp Tổng Giám Đốc công ty xây dựng kế hoạch
vốn, tổ chức sử dụng vốn, lao động, việc chấp hành các chính sách tài chính kinh tế,
phân tích hoạt động kinh tế phản ánh toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và báo
cáo tài chính thống kê.
Ghi chép tất cả các nghiệp vụ hoạt động kinh doanh của công ty vào sổ sách kế
toán theo đúng chế độ, chính sách do nhà nước ban hành.
Lập, nộp và xét các báo cáo tài chính của từng đơn vị và tổ chức hội nghị định
kỳ để báo cáo phân tích hoạt động kinh tế tài chính.
- Phòng kinh doanh XNK:
Tham mưu tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá
của công ty mẹ dài hạn và hàng năm.
Tổ chức thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng dầu thực vật, các
sản phẩm từ cây có dầu, nông sản, tinh dầu, hương liệu, mỹ phẩm, nhập khẩu đầu tư,
mua bán thiết bị phụ tùng chuyên dùng của nghành dầu thực vật.
Quản lý sản phẩm, hàng hoá của công ty mẹ sản xuất kinh doanh, xây dựng và
tổ chức thực hiện chiến lược maketing, chiến lược bán hàng hàng năm và từng thời kỳ.
Lập phương án kinh tế, phát thảo các hợp đồng kinh tế trình Tổng Giám Đốc ký

theo quy định nhà nước và pháp luật.
Lưu trữ, bảo mật các hồ sơ, tài liệu kinh tế kỹ thuật liên quan đến chứng từ
nghiệp vụ xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định.
- Phòng kho vận cảng:
11


Tham mưu, tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản trị kho nguyên liệu dầu thực vật,
các sản phẩm, hàng hoá khác được giao quản lý.
Quản lý việc nhập nguyên liệu dầu thực vật, hàng hoá tại cảng, bảo quản kho,
hàng hoá và các cơ sở vật chất tài sản khác được giao.
Làm đầu mối tại địa bàn khu vực về quản lý an ninh, an toàn và an ninh cảng
dầu thực vật Nhà Bè, theo dõi và phối hợp theo dõi các công trình đầu tư trên địa bàn.
Tham gia và tổ chức theo dõi thực hiện nhiệm vụ kinh doanh khai thác cảng.
Lập kế hoạch định kỳ về hoạt động kinh doanh khai thác kho, tàu, bến bãi, công
trình cảng, vận tải vật tư. Tổ chức giao nhận quản lý hàng hoá đảm bảo chất lượng các
chủng loại mặt hàng.
Lập phương án kinh doanh, tìm kiếm khách hàng, cùng với Kế Toán Trưởng và
trưởng phòng Kế Hoạch và Đầu Tư trình Tổng Giám Đốc ký kết hợp đồng kinh tế với
các đơn vị liên doanh để triển khai thực hiện.
- Phòng phát triển NVL:
Phòng phát triển nguyên vật liệu có chức năng tổ chức quản lý công tác đầu tư
phát triển kinh tế - kỹ thuật đối với các loại cây có dầu phục vụ cho nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh của Tổng công ty.
Căn cứ nhiệm vụ quy hoạch, kế hoạch dài hạn 5 năm, hàng năm và phương
hướng sản xuất ngành nông nghiệp, phối hợp với các địa phương tổng hợp xây dựng
quy hoạch vùng nguyên vật liệu dầu thực vật, phát triển các loại cây có dầu phù hợp
với từng vùng sinh thái và đặc điểm kinh tế - xã hội từng địa phương.
Trực tiếp xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư từng loại cây có dầu
nhằm tạo nguồn nguyên liệu tăng dần theo kế hoạch hàng năm phục vụ cho công

nghiệp chế biến dầu thực vật trong nước và xuất khẩu.
Theo dõi và phối hợp với các đơn vị khoa học kỹ thuật chuyên ngành. Tổ chức
ứng dụng các quy trình kỹ thuật tiên tiến từ khâu tuyển chọn giống, trồng, chăm sóc,
bảo vệ thực vật và thu hoạch cây có dầu. Đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất để thực hiện có hiệu quả phương án quy hoạch đầu tư phát triển vùng nguyên
liệu cây có dầu.

12


Tham gia thực hiện công tác thu mua và bảo quản sản phẩm cây có dầu phục vụ
cho sản xuất và xuất khẩu. Phối hợp các biện pháp bảo quản nông sản trong quá trình
thu mua, xuất kho hoặc khi đưa vào chế biến gia công.
- Nhà máy dầu VOCAR:
Nhà máy dầu thực vật VOCAR là đơn vị trực tiếp tổ chức sản xuất theo kế
hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, có: kho bao bì vật tư, xưởng sơ chế, tinh
luyện, xưởng thành phẩm, tổ kiểm tra chất lượng (KCS), tổ sửa chữa cơ điện,… nhà
máy nhận nguyên liệu và vật tư, tổ chức sản xuất và giao nhận sản phẩm theo kế hoạch
của công ty mẹ.
Quản lý kỹ thuật và công nghệ của nhà máy và các nhiệm vụ khác do công ty
mẹ giao. Chủ trì và xây dựng công tác quản lý định mức kỹ thuật, công nghệ sản xuất,
môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy.
Tiếp nhận các nguyên nhiên vật liệu để tổ chức sản xuất. Quản lý nhiên liệu,
bán thành phẩm, thành phẩm phế liệu và các điều kiện vật chất khác trong quá trình
sản xuất liên tục.
Tổ chức hệ thống quản lý chất lượng (xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng cho
nguyên liệu, sản phẩm, bao bì và các tiêu chuẩn khác cần thiết cho sản xuất, đăng ký
chất lượng và nhãn hiệu hàng hoá. Chịu trách nhiệm về pháp lý các thủ tục công bố
sản phẩm theo luật định) và thực hiện việc kiểm tra chất lượng toàn bộ từ khâu nguyên
liệu nhập kho, sản xuất và sản phẩm cuối cùng. Nghiên cứu và đề xuất các vấn đề liên

quan đến chất lượng sản phẩm cho Tổng giám đốc.
- Chi nhánh Tổng công ty tại Hà Nội:
Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện một phần chức năng của Tổng công ty giao kể
cả chức năng đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của Tổng công ty và bảo vệ lợi ích đó.
Được đăng ký kinh doanh theo quy định của nhà nước, thực hiện nguyên tắc
hạch toán kinh tế phụ thuộc, có tư cách pháp nhân không đầy đủ, có tài khoản tại ngân
hàng và có dấu riêng để giao dịch theo quy định hiện hành.
Đại diện cho Tổng công ty giao dịch với các cơ quan, tổ chức và cá nhân đến
liên hệ công tác.
Tổ chức thực hiện công tác bán hàng tại địa bàn phía Bắc.

13


Nghiên cứu phát triển thêm mặt hàng kinh doanh, hình thức dịch vụ kinh doanh
tại chi nhánh phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của Tổng công ty.
Tham gia công tác phát triển vùng nguyên liệu, quản lý và tổ chức kinh doanh
dịch vụ văn phòng làm việc tại số 8 phố Cát Linh – Hà Nội.
Tổ chức phục vụ các điều kiện làm việc cho các đồng chí lãnh đạo và cán bộ
của Tổng công ty được cử ra phía Bắc công tác.
Quản lý toàn bộ tài sản của chi nhánh đảm bảo trật tự trị an, PCCC trong và
ngoài giờ tại trụ sở.
Thực hiện công tác kế toán - thống kê theo hướng dẫn của kế toán trưởng Tổng
công ty.
Lưu giữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu và trực tiếp quản lý hồ sơ cá nhân và người lao
động làm việc tại chi nhánh theo phân cấp quản lý của Tổng công ty.
2.5.2. Qui trình sản xuất
Nguyên liệu dùng trong sản xuất được chọn lọc kỹ và được kiểm nghiệm chặt
chẽ trước khi đưa vào sản xuất theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000. Quá
trình sản xuất được tự động hoá bằng dây chuyền sản xuất hiện đại, thành phẩm trước

khi đến tay người tiêu dùng phải được kiểm tra nhằm đảm bảo chất lượng và vệ sinh
an toàn thực phẩm.

14


×