Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG TẠI NÔNG TRƯỜNG CAO SU DẦU GIÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (807.93 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ LAO ĐỘNG
TIỀN LƯƠNG TẠI NÔNG TRƯỜNG
CAO SU DẦU GIÂY

NGUYỄN THỊ HỒNG NGA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh

1


Tháng 7/2010

2


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ Phân Tích Tình Hình Lao
Động Tiền Lương tại Nông Trường Cao Su Dầu Giây ” do Nguyễn Thị Hồng Nga,
sinh viên khóa 32, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng
vào ngày ___________________ .
TS. THÁI ANH HÒA
Người hướng dẫn



________________________
Ngày

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

năm 2010

Ngày

LỜI CẢM TẠ

3

tháng

năm 2010


Đầu tiên con xin gởi lời cám ơn chân thành sâu sắc đến gia đình, bố mẹ đã sinh

thành và nuôi dưỡng con nên người, luôn bên cạnh dạy dỗ và tiếp sức cho con cả về
vật chất lẫn tinh thần để con vững bước trong cuộc sống.
Xin gửi lời cám ơn đến quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm, quý thầy cô
trong khoa Kinh Tế đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm
quý báu cho chúng em trong suốt bốn năm học tại trường, tạo mọi điều kiện giúp
chúng em học tập và nghiên cứu, phát huy khả năng tư duy, nắm vững kiến thức
chuyên môn, chuẩn bị những hành trang bước vào đời.
Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến thầy Thái Anh Hòa, đã tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn em trong quá trình thực tập và hoàn tất luận văn.
Tôi xin gởi lời cám ơn đến ban Giám Đốc nông trường Dầu Giây, đặc biệt chú
Vinh – bộ phận lao động tiền lương, cô Nhị - bộ phận sổ lương, chú Quỳnh – bộ phận
định mức lao động cùng các cô chú, anh chị công nhân đang làm việc ở nông trường
đã hết lòng chỉ dẫn, giúp đỡ và cộng tác để tôi có điều kiện học hỏi, tiếp thu kinh
nghiệm và thu thập số liệu cho việc hoàn tất đề tài.
Cuối cùng xin được nói lời cám ơn với các thành viên trong lớp DH06KT, bạn
bè và những người thân quen đã luôn bên cạnh và cùng tôi chia sẻ vui buồn trong
quãng đời sinh viên.
Xin chân thành cám ơn!
Kính bút
Nguyễn Thị Hồng Nga

NỘI DUNG TÓM TẮT

4


NGUYỄN THỊ HỒNG NGA. Tháng 07 năm 2010. “Phân Tích Tình Hình
Quản Lý Lao Động – Tiền Lương tại Nông Trường Cao Su Dầu Giây, Xã Bàu
Hàm II – Huyện Thống Nhất- Tỉnh Đồng Nai.
NGUYEN THI HONG NGA, July 2010. “Analysis of The Situation of Labor

- Wage Managerment at Dau Giay Rubber Plantation, Bau Ham II Commune Thong Nhat District – Dong Nai Province”.
Đề tài phân tích công tác quản lý lao động tiền lương tại nông trường cao su
Dầu Giây, được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2010. Công tác quản lý lao động
tiền lương trong các đơn vị sản xuất kinh doanh là hết sức quan trọng, tác động trực
tiếp đến nhân tố con người, nhân tố đóng vai trò quyết định trong quá trình sản xuất.
Đề tài được thực hiện thông qua các phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích, kết
hợp với đánh giá dựa trên những số liệu thu thập từ các phòng ban, qua bảng câu hỏi
thăm dò dành cho 100 cán bộ công nhân đang làm việc tại nông trường về các vấn đề
liên quan đến tiền lương và tổ chức lao động.
Nông trường cao su Dầu Giây là đơn vị hạch toán phụ thuộc, kế hoạch sản xuất
và quỹ lương do Tổng công ty cao su Đồng Nai định biên. Nông trường phân bổ quỹ
lương, lượng lao động cho phù hợp với điều kiện đơn vị và hằng ngày báo sổ lên Tổng
công ty. Hai cách tính lương được áp dụng trong toàn hiện nay là lương hệ số cho bộ
phận gián tiếp và lương khoán sản phẩm cho bộ phận sản xuất trực tiếp. Hai cách tính
này đã phản ánh được tính phức tạp của công việc và kích thích được tinh thần làm
việc của công nhân. Qua phân tích số liệu của tổng công ty và nông trường cho thấy,
nông trường luôn quan tâm đến nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho công nhân,
thực hiện tốt các quy định về tiền lương, thưởng, trợ cấp,... Qua các câu hỏi mang tính
định tính được đưa ra về lao động và tiền lương thì trung bình trên 60% rất hài lòng về
cách làm hiện nay của nông trường, 30% hài lòng và luôn dưới 10% lựa chọn chưa hài
lòng. Nông trường cần chú trọng hơn ở công tác tổ chức lao động, đẩy mạnh hiệu quả
sản xuất và nâng cao năng suất lao động.
DANH MỤC CÁC BẢNG

5


Trang
Bảng 2.1: Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất của Nông Trường


11

Bảng 2.2: Quỹ Lương Thực Hiện của Nông Trường Qua Các Năm

12

Bảng 4.1: Lao Động Định Biên của Nông Trường Năm 2010

27

Bảng 4.2: Định Mức Lao Động Cho Khối Khai Thác, Chăm Sóc Cao Su Kinh Doanh
29
Bảng 4.3: Cơ Cấu Lao Động Phân Theo Thâm Niên Công Tác

31

Bảng 4.4: Cơ Cấu Lao Động Theo Trình Độ Chuyên Môn

32

Bảng 4.5: So Sánh Lượng Lao Động tại Nông Trường qua 2 Năm 2008, 2009

35

Bảng 4.6: Hệ Số Lương Lao Động Gián Tiếp

43

Bảng 4.7: Hệ Số Chấm Điểm Kỹ Thuật


45

Bảng 4.8: Năng Suất Lao Động Bình Quân tại Nông Trường

49

Bảng 4.9: Tiền Lương Bình Quân tại Nông Trường

50

Bảng 4.10: So Sánh Năng Suất Lao Động Bình Quân và Tiền Lương Bình Quân

51

Bảng 4.11: So Sánh Một Số Chỉ Tiêu Thực Hiện NT Dầu Giây và NT Bình Lộc

52

Bảng 4.12: Kết Quả Thăm Dò Số Người Biết Cách Tính Lương

54

Bảng 4.13: Đánh Giá của Công Nhân về Mức Độ Thích Hợp Với Công Việc

56

Bảng 4.14: Đánh Giá của Công Nhân về Tình Hình Tiền Thưởng

61


Bảng 4.15: Ý Kiến Nhân Viên về Phúc Lợi, Tổ Chức Tham Quan Du Lịch

62

DANH MỤC CÁC HÌNH

6


Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức của Nông Trường

7

Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Đội

9

Hình 4.1. Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động Theo Thâm Niên Công Tác

10

Hình 4.2. Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động Phân Theo Giới Tính

33

Hình 4.3. Ảnh Hưởng của Lao Động Đến Sản Lượng Thực Hiện

50


Hình 4.4. Biểu Đồ Nhận Định của Công Nhân về Cách Tính và Trả Lương

56

Hình 4.5. Biểu Đồ Thể Hiện Sự Hài Lòng của Công Nhân về Công Việc

57

Hình 4.6. Đánh Giá của Công Nhân về Tình Hình Tiền Lương

59

Hình 4.7. Đánh Giá của Công Nhân về Mức Thu Nhập Hiện Tại

60

Hình 4.8. Đánh Giá của Công Nhân về Sự Công Bằng Trong Cách Chia Lương

61

Hình 4.9. Đánh Giá về Tình Hình Phụ Cấp, Trợ Cấp

62

DANH MỤC PHỤ LỤC
7


Phụ lục: Phiếu Thăm Dò Cá Nhân.


MỤC LỤC
8


Trang
Danh mục các bảng

vii

Danh mục các hình

vii

Danh mục phụ lục

ix

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu


2

1.4. Cấu trúc của khoá luận

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan về nông trường Cao Su Dầu Giây

4

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

4

2.1.2. Vị trí địa lý và địa bàn hoạt động

5

2.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội

5

2.1.4. Điều kiện sản xuất kinh doanh

6


2.2. Cơ cấu, chức năng nhiệm vụ quản lý của nông trường

6

2.2.1. Cơ cấu tổ chức

6

2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận

7

2.3. Cơ cấu tổ chức sản xuất và quy trình sản xuất của nông trường

8

2.3.1. Cơ cấu tổ chức sản xuất

8

2.3.2. Quy trình sản xuất

9

2.4. Tình hình hoạt động sản xuất của nông trường

10

2.4.1. Tình hình sản xuất trong những năm gần đây


10

2.4.2. Những thuận lợi và khó khăn hiện nay

13

CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lí luận

15
15

3.1.1. Những khái niệm về lao động và tổ chức lao động

15

3.1.2. Cơ sở lý luận về tiền lương

18

3.1.3. Mối quan hệ giữa năng suất lao động và tiền lương

25

3.2. Phương pháp nghiên cứu

25

9



3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

25

3.2.2. Phương pháp phân tích

26

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình quản lý và sử dụng lao động tại nông trường

27
27

4.1.1. Tình hình sử dụng lao động

27

4.1.2. Một số công tác liên quan quản lý lao động tại nông trường

36

4.2. Công tác quản lý tiền lương

38

4.2.1. Quỹ tiền lương và cách thức phân phối lương


38

4.2.2. Các hình thức trả lương tại nông trường

40

4.2.3. Cách tính lương của nông trường

40

4.2.4. Cơ cấu thu nhập của người lao động

46

4.3. Quan hệ giữa năng suất lao động và tiền lương

48

4.3.1. Năng suất lao động

48

4.3.2. Tiền lương bình quân

50

4.3.3. So sánh tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng tiền lương
bình quân

51


4.4. Ý kiến của nhân viên về tình hình thu nhập và công việc tại nông trường 53
4.5. Những ưu nhược điểm trong công tác quản lý lao động tiền lương tại nông
trường

63

4.5.1. Trong công tác quản lý lao động

63

4.5.2. trong công tác quản lý tiền lương

64

4.6. Những đề xuất nhằm hoàn thiện công tác lao động tiền lương
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

65
67

5.1. Kết luận

67

5.2. Kiến nghị

68

5.2.1. Về tiền lương


68

5.2.2. Về lao động

68

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
CHƯƠNG I

10


MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong một nền sản xuất xã hội của bất kỳ một quốc gia nào, lao động và tiền
lương luôn luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm sâu sắc của người lao động cũng như
người làm công tác quản lý, sử dụng lao động. Đối với người lao động, tiền lương là
một khoản thu nhập cơ bản và quan trọng nuôi sống bản thân và gia đình họ. Còn đối
với doanh nghiệp, tiền lương chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
Để một doanh nghiệp tồn tại và phát triển thì những người quản lý phải tìm mọi
cách nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Muốn vậy, công tác quản lý lao động và
tiền lương phải được chú ý đúng mức. Những việc làm khác sẽ không thể phát huy
được tác dụng, thậm chí là không có hiệu quả nếu công tác này không được chú trọng
và thường xuyên củng cố.
Tổ chức quản lý lao động và tiền lương là nội dung quan trọng trong công tác
quản trị của doanh nghiệp, là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định số

lượng, chất lượng sản phẩm hàng hoá. Khi người lao động được trả mức lương xứng
đáng với công sức mà họ bỏ ra thì họ sẽ hăng hái và nhiệt tình hơn trong công việc, tạo
ra năng suất cao hơn, góp phần đẩy mạnh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Quan tâm và cải thiện lao động tiền lương không chỉ cần thiết đối với những
doanh nghiệp mới thành lập mà với những doanh nghiệp lớn, đã hoạt động lâu năm
như nông trường cao su Dầu Giây thì điều đó cũng rất quan trọng.
Nông trường Dầu Giây là một trong những nông trường được công ty cao su
Đồng Nai tiếp quản từ sau 30/4/1975, hoạt động dưới sự lãnh đạo của công ty, vai trò
của công ty là rất lớn trong việc điều hành nông trường hoạt động và định hướng phát
triển trong từng thời kỳ. Làm việc tại nông trường là một công việc khá vất vả, do vậy,
để tạo điều kiện cho người lao động làm việc cũng như gắn bó với công việc thì đòi
hỏi các nhà quản lý phải có những chính sách phù hợp trong công tác quản lý, bố trí
lao động, phân công công việc cũng như chế độ tiền lương, tiền thưởng hợp lý.

11


Ý thức được tầm quan trọng của công tác quản lý tiền lương lao động và trong
thời gian thực tập tại đơn vị, được sự dẫn dắt của giáo viên hướng dẫn và giúp đỡ từ
phía công ty, tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Phân tích tình hình quản lý lao động
tiền lương tại nông trường cao su Dầu Giây”, trước hết là mô tả lại công tác quản lý
lao động tiền lương hiện nay, rút ra những ưu nhược điểm trong công tác quản lý và
đưa ra những đề xuất nhằm cải thiện công tác quản lý của nông trường.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua quá trình tìm hiểu thực tế, thu thập số liệu, đề tài đi vào phân tích
tình hình quản lý lao động tiền lương tại nông trường cao su Dầu Giây, mô tả công tác
quản lý lao động và tiền lương tại nông trường, từ đó rút ra những ưu nhược điểm và
đề xuất giải pháp cần thiết nhằm hoàn thiện công tác quản lý lao động tiền lương của
nông trường hiện nay.

Mục tiêu cụ thể
 Phân tích tình hình lao động tại nông trường cao su Dầu Giây.
 Phân tích tình hình tiền lương tại nông trường.
 Nêu những ưu nhược điểm trong công tác quản lý tiền lương và lao động của
nông trường.
 Phân tích đánh giá của cán bộ công nhân viên về tình hình tiền lương và lao
động.
 Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý lao động tiền lương tại
nông trường.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian:
Đề tài được thực hiện tại nông trường cao su Dầu Giây,Tổng công ty cao su
Đồng Nai.
Phạm vi thời gian:
Đề tài được tiến hành từ ngày 30/3/2010 đến 30/6/2010.
Số liệu thu thập từ năm 2007, 2008,2009.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Đề tài gồm 5 chương:
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

12


Giới thiệu về lý do làm đề tài, mục đích của đề tài, phạm vi thực hiện và cấu
trúc của đề tài.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
Giới thiệu về quá trình thành lập, tình hình hoạt động, cơ cấu tổ chức, những
khó khăn và thuận lợi của nông trường.
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trình bày những cơ sở lý luận về lao động và tiền lương, cách thức thu thập số

liệu cũng như xử lý số liệu nhằm đạt được mục tiêu của đề tài.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Chương này trình bày kết quả của quá trình nghiên cứu, những số liệu thu thập
được thông qua xử lý tính toán, đưa ra những phân tích và nhận xét.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Dựa vào kết quả nghiên cứu mà đưa ra những kết luận, từ đó nêu ra những kiến
nghị đề xuất với ban giám đốc nông trường cao su Dầu Giây cũng như tổng Công ty để
giúp cho công tác quản lý hoàn thiện hơn.

13


CHƯƠNG II
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về nông trường cao su Dầu Giây
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Nông trường Dầu Giây là một trong những nông trường hình thành sớm nhất ở
khu vực Đông Nam Bộ, từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta.
Năm 1906, cùng với việc xây dựng tuyến đường sắt Bắc – Nam phục vụ cho
công tác khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp, vùng đất đỏ bazan màu mỡ, giàu
lân, phốt phát và khoáng vi sinh, (8 ha, hiện nay là khu vực lô 9 nông trường cao su
Dầu Giây) đã trở thành nơi thí điểm đầu tiên trồng các loại cây công nghiệp dài ngày,
cà phê, ca cao,…, cây cao su đặc biệt rất thích hợp đã được trồng và phát triển mạnh
mẽ trên vùng đất đỏ của khu vực Đồng Nai và Đông Nam Bộ.
Năm 1934, đồn điền SIPH trở thành đồn điền cao su đầu tiên của người Pháp.
Trước những nguồn lợi kết xù thu được từ mủ cao su, sau chiến tranh thế giới I, Pháp
đầu tư ồ ạt vào các đồn điền cao su ở Nam Bộ, đồn điền An Lộc, Dầu Giây, Ông Quế,
Bình Ba, Bình Lộc, Long Thành. Ngã ba Dầu Giây đã trở nên phân ngã của các đồn
điền cao su theo các trục lộ 1A, 20,…, và là mối dây liên kết chặt chẽ của các đồn điền

trong khu vực chiến khu Đ.
Sau 30/4/1975 nông trường được công ty cao su Đồng Nai tiếp quản, trong
vòng 10 năm, công ty đã phục hồi và trẻ hóa hơn 21000 ha cao su già cỗi, suy kiệt vì
bị chiến tranh tàn phá. Diện tích cao su trồng mới và khai thác đã tăng gấp 1,5 lần so
với 40 năm dưới chế độ tư bản thuộc địa. Công ty cao su đã rất năng động trong những
năm bao cấp, nhanh chóng ổn định và phát triển trong suốt thời kỳ khủng hoảng kinh
tế sau chiến tranh.
Năm 2006, Công ty cao su Đồng Nai đã được chuyển đổi thành Tổng công ty
cao su Đồng Nai, nông trường Dầu Giây hoạt động như một đơn vị thành viên của
Tổng công ty, những thành tích trong sản xuất và tăng năng suất lao động của nông
trường đã đóng góp rất lớn vào từng bước đi vững chắc của Tổng công ty.

14


2.1.2. Vị trí địa lý và địa bàn hoạt động
Nông trường cao su Dầu Giây nằm tại khu công nghiệp Dầu Giây, trụ sở chính
đặt tại xã Bầu Hàm II, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
-

Phía Bắc giáp huyện Định Quán.

-

Phía Nam giáp huyện Long Thành.

-

Phía Đông giáp thị xã Long Khánh.


-

Phía Tây giáp huyện Trảng Bom.
Nông trường có vị trí rất thuận lợi, cách TP. HCM khoảng 70km về phía Đông,

gần 2 nhà máy chế biến cao su An Lộc (5km) và Xuân Lập( 4km), thuận lợi cho việc
vận chuyển mủ đồng nghĩa với đảm bảo được chất lượng mủ sau khai thác.
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
Dầu Giây là một địa phương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có
rất nhiều lợi thế phát triển kinh tế, đặc biệt là những thế mạnh về giao thông. Ngã ba
Dầu Giây là nút giao giữa hai quốc lộ lớn là quốc lộ 20 và quốc lộ 1A, con đường
huyết mạch của đất nước. Đồng thời, dự án đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long
Thành – Dầu Giây đang được thi công và khi hoàn thành, sẽ góp một phần rất lớn vào
việc phát triển kinh tế của các địa phương trong khu vực.
Bên cạnh đó, Dầu Giây là nơi có điều kiện tự nhiên khá lý tưởng, đất đỏ bazan
màu mỡ, lượng mưa trung bình 1970 mm/ năm, nhiệt độ trung bình 280 C, khí hậu
nóng ẩm, địa hình nông trường tương đối bằng phẳng, rất phù hợp cho sự sinh trưởng,
phát triển của các loại cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê,… cũng như thuận
lợi cho việc chăm sóc, vận chuyển.
Hiện nay, trong giai đoạn nền kinh tế đang chuyển dịch và mở cửa, đất đai
trong khu vực đã nhường chỗ cho các khu công nghiệp, thương mại,... khu công
nghiệp Dầu Giây đã xây dựng và đi vào hoạt động, đây là nơi thu hút các nhà đầu tư,
các doanh nghiệp trong và ngoài nước bỏ vốn xây dựng nhà máy, hạ tầng cơ sở được
chú trọng góp phần nâng cao mức sống, thu nhập địa phương đồng thời thu hút rất
đông lao động trong vùng và các khu vực khác.
Những điều kiện trên có tác động rất lớn đến quá trình hoạt động sản xuất của
nông trường. Vì vậy, nông trường cần có những chính sách hợp lý để đứng vững và
hoạt động tốt trong môi trường kinh tế cạnh tranh hiện nay.

15



2.1.4. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
Nông trường cao su Dầu Giây là một trong 13 nông trường trực thuộc Tổng
công ty cao su Đồng Nai, nhiệm vụ chính của nông trường là tái canh, trồng mới,
chăm sóc và khai thác mủ vườn cây kinh doanh. Tổ chức thu gom mủ dây, mủ tạp giao
về nhà máy chế biến để sản xuất chế biến thành phẩm.
Một số nhiệm vụ của đơn vị ghi trong quyết định thành lập và hiện nay:
-

Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch trồng và khai thác cây cao su được
giao theo định hướng của nhà nước và tổng công ty.

-

Thực hiện chế độ ngân sách theo luật thuế hiện hành.

-

Thực hiện đúng, đủ các hoạt động kinh tế, không ngừng nghiên cứu áp dụng
các biện pháp khoa học kỹ thuật, mô hình sản xuất mới, đổi mới trang thiết bị,
nâng cấp cơ sở vật chất.

-

Thực hiện tốt các chính sách chế độ về lao động tiền lương, đào tạo bồi dưỡng
nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên.

2.2. Cơ cấu quản lý và chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận tại nông trường
2.2.1. Cơ cấu tổ chức

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển hoạt động sản xuất, bộ máy quản
lý của nông trường đã nhiều lần củng cố và thay đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện,
đạt hiệu quả trong công tác quản lý.

16


Hình 2.1: Sơ Đồ Tổ Chức của Nông Trường
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

Quản lý phục vụ - phụ trợ

Văn
phòng

Trạm y
tế

Trực tiếp sản xuất

Cơ xưởng
vận tải

ĐỘI A

ĐỘI B

ĐỘI C


Nguồn tin: Bộ phận lao động – tiền lương.

2.2.2. Nhiệm vụ chức năng của các bộ phận
a) Hoạt động, chức năng của ban quản lý nông trường
Giám đốc nông trường
Là người điều hành sản xuất kinh doanh của nông trường, chịu trách nhiệm
trước giám đốc và ban lãnh đạo công ty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Là người đại diện theo pháp luật của nông trường.
Giám đốc trực tiếp chỉ đạo về công tác tổ chức lao động, tài chính, nông nghiệp,
chỉ đạo các đơn vị, phòng ban. Sắp xếp công tác tổ chức sản xuất hợp lý, khoa học
nhằm tiết kiệm thời gian và vật tư. Quan hệ đối ngoại, giải quyết các vấn đề có liên
quan đến kế hoạch sản xuất.
Phó giám đốc
Quản lý điều hành lĩnh vực kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh của nông trường,
giúp giám đốc giải quyết các vấn đề về kỹ thuật nông nghiệp, quản lý vườn cây. Áp
dụng sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tiến bộ KH – KT và công nghệ mới vào sản xuất.
b) Các bộ phận quản lý phục vụ và phụ trợ
Văn phòng: gồm các bộ phận nghiệp vụ
Bộ phận lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội: có trách nhiệm lập kế hoạch
tiền lương hàng tháng, hàng năm, tính lương và bảo hiểm xã hội cho công nhân viên
trong nông trường, kế hoạch thu tuyển lao động, kết thúc hợp đồng lao động.

17


Bộ phận sổ lương: có nhiệm vụ hoàn thành tất cả các chứng từ về tiền lương,
phân phối lương cho công nhân dựa trên kết quả lao động.
Bộ phận thi đua và bảo hộ lao động: là bộ phận có trách nhiệm tổ chức thi đua
giữa các tổ sản xuất và kiểm tra vấn đề thực hiện bảo hộ lao động cho công nhân hằng
năm, phụ trách cả tai nạn lao động.

Bộ phận định mức lao động: lập kế hoạch định mức lao động, tổ chức định mức
kinh tế kỹ thuật cho vườn cây và công nhân.
Bộ phận vật tư – đời sống: cung cấp hàng độc hại hàng tháng cho công nhân.
Bộ phận nhà đất : kiểm tra đường vận chuyển lô, những công trình thuộc về
nông trường, sửa chữa nhà cửa, các công việc liên quan cấp giấy tờ nhà đất cho công
nhân nông trường,…
Bộ phận thanh tra bảo vệ: có nhiệm vụ tuần tra các vườn cây cao su, nhằm bảo
vệ vườn cây và sản phẩm thu hoạch, trực chống cháy vào mùa khô trên vườn cây.
Bộ phận kỹ thuật: có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra kỹ thuật vườn cây,
hàng tháng tổ chức kiểm tra việc thực hiện kỹ thuật trên vườn cây cao su, đây là cơ sở
tính lương hàng tháng cho công nhân cạo mủ.
Các đoàn thể: gồm có Đảng, Đoàn thanh niên và công đoàn bảo vệ quyền lợi
cho công nhân, người lao động,
Trạm y tế: gồm các bác sỹ, y sỹ và y tá.
Trạm y tế của nông trường có nhiệm vụ tiếp nhận bệnh hằng ngày, khám, phát
thuốc những bệnh thông thường cho công nhân viên, những bệnh nặng thì chuyển lên
tuyến trên (bệnh viện công ty cao su). Kết hợp với bệnh viện công ty khám sức khỏe định
kỳ cho công nhân hàng năm.
Cơ xưởng vận tải : Gồm tài xế, phụ xe và thợ bảo trì.
Vận chuyển mủ từ vườn cây nông trường lên nhà máy. Thợ bảo trì có nhiệm vụ
sửa chữa, bảo dưỡng bảo trì xe máy, công tác bảo dưỡng là chính và chỉ sửa chữa
những hư hỏng nhỏ.
2.3. Cơ cấu tổ chức sản xuất và quy trình sản xuất của nông trường
2.3.1. Cơ cấu tổ chức sản xuất
Cơ cấu sản xuất của nông trường được chia thành 2 bộ phận sản xuất chính là
lao động khu vực vườn cây kinh doanh và khu vực vườn cây kiến thiết cơ bản.

18



Bộ phận khai thác khu vực vườn cây kinh doanh được chia thành 3 đội sản
xuất, mỗi đội chia ra thành nhiều tổ sản xuất. Như hiện nay, đội A gồm 8 tổ, đội B có
số công nhân nhiều nhất, được chia thành 9 tổ và đội C 3 tổ.
Chăm sóc vườn cây kiến thiết cơ bản trước đây là một đội nhưng hiện nay do
quy mô nông trường bị thu hẹp, bộ phận này chỉ còn ít người và do đội C quản lý.
Bình quân mỗi tổ khoảng 36 công nhân.
Tổ chức đội
Gồm ban chỉ huy đội (đội trưởng, đội phó), thư ký đội, tổ trưởng và công nhân
trực tiếp khai thác.
Hình 2.2 : Sơ Đồ Tổ Chức Đội

Đội trưởng
Đội phó

Tổ trưởng

Thư ký đội

Công nhân
Nguồn tin: Điều tra tổng hợp.
2.3.2. Quy trình sản xuất
Hoạt động chính của nông trường Dầu Giây là khai thác và chăm sóc vườn cây kinh
doanh, kết hợp với tái canh trên những vườn cây già cỗi.
Đối với nông trường Dầu Giây là một nông trường đã hoạt động lâu năm, vườn
cây hiện nay chủ yếu đang trong giai đoạn khai thác, diện tích vườn cây ngày càng bị
thu hẹp do thực hiện các công trình xây dựng khu công nghiệp, làm đường cao tốc.
Nông trường không còn mở rộng diện tích trồng mới mà chỉ tái canh những vườn cây
đã già.

19



Giai đoạn xây dựng cơ bản (kiến thiết cơ bản) trong vòng 5 năm. Hai hình thức
trồng nông trường đang áp dụng hiện nay là stump trần và stump bầu, được chuẩn bị
vào mùa nắng, với ưu điểm cải thiện được chất lượng sống của cây và rút ngắn được
giai đoạn kiến thiết cơ bản.
Vườn cây kinh doanh thường bắt đầu từ năm thứ 6: chọn lọc những cây có chu
vi (đo cách mặt đất 1m) đạt khoảng 48 đến 56 cm, đo và đánh dấu cây đủ khả năng
khai thác.
Trước khi tiến hành cạo cần phải làm một số công tác chuẩn bị, gồm:
-

Thiết kế mặt cạo bao gồm các công việc để tạo đường miệng cạo.

-

Trang bị vật tư: đóng kiềng, đóng chén, mái che, thùng đựng mủ, dao,...

-

Các chế độ cạo : D3S/2, D3(S+S/2).

-

Quy trình cạo:

Công nhân khai thác mủ ở nông trường trước khi cạo phải bóc mủ dây, mủ
chén, sửa kiềng chén máng, lau sạch chén và úp lên kiềng. Thực hiện cạo xong ngửa
chén hứng mủ và tiếp tục qua cạo cây khác. Đối với giống cây mủ mau đông thì sau
khi cạo xong nhỏ vào chén vài giọt amoniac nồng độ 3- 5% để chống đông mủ. Sau

khi cạo hết phần cây thì tiến hành trút mủ, đưa về trạm giao tổ trưởng cân đo số lượng
mủ nước, mủ tạp của từng phần cây sau đó tập trung đưa lên xe giao về nhà máy.
2.4. Tình hình hoạt động sản xuất của nông trường cao su Dầu Giây
2.4.1. Tình hình sản xuất trong những năm gần đây
Bảng 2.1 : Kết quả hoạt động sản xuất của nông trường
Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

Sản lượng thực hiện(tấn)

3.762,060

3.417,932

Sản lượng kế hoạch (tấn)

3380

3820

 năm sau – năm trước

152,95

-334,13

Thực hiện/ kế hoạch


111%

89%

Năng suất vườn cây (tấn/ha)

1,825

1,555

Tổng lao động (người)

899

866

Diện tích (ha)

2.060,9

2.197,7
Bộ phận định mức lao động

20


Năm 2008, với năng suất 1,825 tấn/ha, sản lượng nông trường thực hiện được là
3762 tấn, vượt hơn so với kế hoạch 11%. Trong năm nay, không những nông trường
vượt hơn so với kế hoạch tổng công ty giao xuống mà mức sản lượng thực hiện còn

vượt mức sản lượng của năm trước hơn 152,9 tấn.
Diện tích khai thác của nông trường cũng đã được mở rộng thêm 136,8 ha tăng
6,6% so với năm 2008. Tuy nhiên năm 2009, nông trường chỉ thực hiện cạo được
3417,9 tấn, thấp hơn là 334 tấn, giảm 9,1% so với sản lượng đạt được của năm 2008.
Với mức sản lượng này thì nông trường chỉ đáp ứng được 89% của kế hoạch.
Dựa vào bảng số liệu ta có thể thấy là năng suất vườn cây đã giảm rõ rệt, năm
2009 cao su ra lá sớm, công nhân cạo sớm nhưng năng suất vườn cây chỉ đạt 1,555
tấn/ ha, giảm 15% so với mức năng suất 1,825 tấn/ha năm 2008.
Có thể nói năm 2008 là năm nông trường Dầu Giây đạt nhiều kết quả tốt nhất,
năng suất vườn cây lần đầu tiên đạt được trên 1,8 tấn, bên cạnh đó năm 2008 đơn giá
cao su trên thị trường thế giới cũng rất cao, điều đó làm cho quỹ lương của nông
trường Dầu Giây đạt được là cao nhất từ trước đến nay. Phân tích bảng quỹ lương thực
hiện của nông trường trong 3 năm 2007, 2008, 2009.

21


Bảng 2.2: Quỹ lương thực hiện của nông trường qua các năm.
Đvt: nghìn đồng
Tháng

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

1

1.658.786


1.549.398

1.742.468

2

339.861

518.606

217.879

3

372.677

710.649

600.395

4

1.175.185

1.825.935

1.162.965

5


1.250.449

2.406.583

1.825.400

6

2.330.399

2.252.030

1.550.620

7

2.591.132

3.024.042

1.651.948

8

2.769.545

3.083.554

2.009.494


9

2.741.505

3.315.908

2.228.327

10

2.680.240

4.126.003

2.391.159

11

2.963.279

4.927.672

3.948.929

12

17.636.186

16.428.533


13.585.040

Tổng

38.509.244

44.168.913

32.914.624

Nguồn tin:Phòng kế toán – Tổng công ty
Năm 2008 là năm nông trường có tổng quỹ lương thực hiện là cao nhất trong 3
năm, với tổng quỹ lương là hơn 44 tỷ. Tổng quỹ lương tăng tương ứng với mức lương
thực lãnh của lao động tăng, tăng hơn 5,659 tỷ so với năm 2007. Tuy mức lương tháng
12 (lương + thưởng) thấp hơn năm 2007, nhưng nhìn vào bảng lương ta có thể thấy
được là mức phân bổ lương 2008 tăng đều qua các tháng và mức lương từng tháng cao
hơn nhiều so với năm 2007.
Trong năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra những tháng cuối năm làm
giá cao su rớt xuống rất thấp. Tuy nhiên, công ty đã ký được hợp đồng từ đầu năm với
giá cao nên cuối năm nông trường vẫn giữ được mức lương thưởng cao. Năm 2009,
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng thể hiện rõ rệt. Tình hình sản lượng thực hiện và giá
cao su giảm đã ảnh hưởng và kéo tổng quỹ lương xuống rất thấp, giảm 5,595 tỷ so với
2007 và 11,254 tỷ so với năm 2008.

22


Nguyên nhân
Ngoài nguyên nhân khủng hoảng tài chính thế giới thì còn một số nguyên nhân

ảnh hưởng hoạt động sản xuất nông trường năm 2009:
-

Trước tiên là do tình trạng vườn cây của nông trường, những cây già cỗi cho

năng suất thấp, đang trong giai đoạn thanh lý để trồng mới. Những cây mới khai thác
sau giai đoạn kiến thiết cơ bản cho năng suất chưa cao. Năm 2008 nông trường có một
số diện tích đang trong giai đoạn khai thác tốt phải chặt bỏ để xây dựng khu công
nghiệp Dầu Giây, nông trường áp dụng chế độ khai thác tăng cường nhằm tận thu, do
vậy sản lượng 2008 đạt được rất cao, đến năm 2009 trở lại khai thác bình thường, sản
lượng giảm trở lại.
-

Do thời tiết thất thường, nắng nóng làm cây giảm năng suất, mưa nhiều công

nhân không ra lô cạo được.
-

Nông trường chưa áp dụng nhiều kỹ thuật mới trong khai thác nhằm tăng năng

suất và giảm giá thành.
Tuy kết quả không cao nhưng hoạt động nông trường trong điều kiện khủng
hoảng kinh tế của năm 2009 cũng đáng khích lệ. Những tháng đầu năm 2010 giá cao
su hiện đang ở mức rất cao, đây là điều kiện tương đối tốt để nông trường tăng hiệu
quả sản xuất kinh doanh của mình.
2.4.2. Những thuận lợi và khó khăn của nông trường hiện nay
Thuận lợi
 Nông trường có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên, đất đai màu mỡ, khí hậu
thuận lợi rất thích hợp cho sự phát triển của cao su, cây sinh trưởng tốt, cho năng suất
và giá trị thành phẩm cao.

 Là một đơn vị hoạt động lâu năm trong ngành cao su, nông trường hiện đang sở
hữu 1 lượng công nhân có kinh nghiệm gắn bó với nông trường từ rất sớm, đội ngũ
cán bộ quản lý ngày càng hoàn thiện về chuyên môn nghiệp vụ, đây là đội ngũ lao
động có tính chất quyết định trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của nông
trường.
 Giá cao su trên thế giới hiện nay tương đối cao, đây là điều đáng mừng nhất với
ngành cao su Việt Nam nói chung và với nông trường Dầu Giây, là động lực để thúc

23


đẩy nông trường cao su ngày một phát triển, người lao động hăng hái làm việc, nâng
cao năng suất lao động.
 Nội bộ trong nông trường đoàn kết nhất trí, tập thể công nhân viên phát huy
tinh thần chủ động trong công việc, sử dụng tốt trang thiết bị để hoàn thành tốt những
kế hoạch, nhiệm vụ được giao.
Khó khăn
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi trong quá trình sản xuất nông trường cũng
phải đối mặt với rất nhiều khó khăn:
 Do vị trí vườn cao su thường nằm ven cạnh nhà dân, nên rất khó cho công tác
quản lý bảo vệ, một bộ phận cây bị chặt làm củi và sản lượng mủ bị đánh cắp khi giá
cao su trên thị trường tăng cao.
 Đặc tính của cây cao su là thay lá và phục hồi sau mỗi kì khai thác, do vậy giai
đoạn sau tết người lao động trực tiếp phải nghỉ chờ việc, không làm việc và không có
thu nhập, ảnh hưởng lớn đến đời sống của họ.
 Trong giai đoạn hiện nay, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, chính phủ có
nhiều dự án xây dựng các khu công nghiệp, đường cao tốc. Diện tích cao su bị thu hẹp
đáng kể, diện tích giảm kéo theo công việc giảm, số lượng lao động nghỉ vì không có
việc làm ngày một tăng.


24


CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Những khái niệm về lao động và tổ chức lao động
a) Khái niệm lao động
Lao động là hoạt động chân tay và hoạt động trí óc của con người, hoạt động có
mục đích, có ý thức nhằm biến đổi các vật thể tự nhiên thành những vật thể cần thiết
để thỏa mãn nhu cầu của xã hội.
Nói đến nhân tố lao động trong quá trình sản xuất là muốn nói đến sức lao
động, nhân tố con người. Sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần
tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận
dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị thặng dư nào đó. Sức lao động là khả năng lao
động của con người, là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình sản xuất và là lực lượng
sản xuất sáng tạo chủ yếu của xã hội.
b)Tổ chức lao động
Là sự phân công trên cơ sở hợp tác trong một quá trình lao động cụ thể. Việc
phân công dựa trên đặc điểm, yêu cầu kỹ thuật của từng công việc được phân chia
trong quá trình lao động và dựa trên đặc điểm sở trường, kỹ năng của người lao động.
Nội dung của tổ chức lao động
Phân công lao động
Trong quá trình sản xuất, mỗi người lao động chỉ hoàn thành một phần công
việc chế biến ra sản phẩm, do đó cần phải tiến hành phân công chính xác và bố trí lao
động hợp lý.
Phân chia công việc là phân chia quá trình sản xuất phù hợp với việc sử dụng
công cụ lao động thành nhiều loại công việc khác nhau căn cứ vào điều kiện kỹ thuật
sản xuất theo từng loại hình sản xuất cụ thể.

Bố trí lao động hợp lý là tiến hành sắp xếp lao động theo trình độ chuyên môn,
cấp bậc nghề nghiệp của họ ứng với từng loại công việc đã được phân công.

25


×