Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN VÙNG TRỒNG BƯỞI ĐẶC SẢN HUYỆN VĨNH CỬU, ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2006 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN VÙNG TRỒNG
BƯỞI ĐẶC SẢN HUYỆN VĨNH CỬU, ĐỒNG NAI
GIAI ĐOẠN 2006 - 2009

NGUYỄN THỊ HỒNG PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ KHUYẾN NÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh giá hiệu quả dự
án phát triển vùng trồng bưởi đặc sản huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 –
2009” do Nguyễn Thị Hồng Phúc, sinh viên khóa 32, ngành Phát triển nông thôn và
khuyến nông, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________________ .

NGUYỄN VĂN NĂM
Người hướng dẫn,
(Chữ ký)

________________________
Ngày

tháng



năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký

(Chữ ký

Họ tên)

Họ tên)

Ngày

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Trước tiên tôi xin kính gửi lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình tôi đã hết lòng nuôi

nấng, dạy dỗ và tạo mọi điều kiện về tinh thần cũng như vật chất cho tôi suốt những
năm qua.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa kinh tế, các thầy cô trường Đại
học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh, những người đã hết lòng truyền đạt những kiến
thức quý báu cho tôi trong những năm học qua.
Đặc biệt tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Văn Năm, người đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn đến sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú ở trung tâm khuyến
nông Đồng Nai đã tận tình giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ chân tình của các anh chị ở trạm khuyến
nông huyện Vĩnh Cửu cùng toàn bộ các cán bộ ở các cơ quan, ban ngành có liên quan
đã tận tình chỉ bảo, cung cấp thông tin và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt công việc khi tôi
đến địa phương nghiên cứu.
Và cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến tất cả những người bạn của tôi, những
người đã luôn sát cánh cùng tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn tốt
nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
TPHCM, ngày 22 tháng 07 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Thị Hồng Phúc


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ HỒNG PHÚC. Tháng 07 năm 2010. “Đánh Giá Hiệu Quả Dự
Án Phát Triển Vùng Trồng Bưởi Đặc Sản Huyện Vĩnh Cửu, Tỉnh Đồng Nai Giai
Đoạn 2006-2009”.
NGUYEN THI HONG PHUC. July 2010. “Efficiency Assessment
Development Region Growing Grapefruit Specialty Project In Vinh Cuu Distrist,
Dong Nai Province 2006-2009 Period”.

Khóa luận “Đánh Giá Hiệu Quả Dự Án Phát Triển Vùng Trồng Bưởi Đặc Sản
Huyện Vĩnh Cửu, Tỉnh Đồng Nai Giai Đoạn 2006-2009” được thực hiện nhằm đánh
giá hiệu quả dự án, kết quả về mặt kinh tế, kỹ thuật
Đề tài tiến hành điều tra 45 hộ trong huyện Vĩnh Cửu, thu thập số liệu thứ cấp
từ các phòng ban của UBND huyện Vĩnh Cửu, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng
Nai.
Từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm mở rộng tham gia áp dụng tiến
bộ kỹ thuật trên địa bàn huyện.
Đề tài cũng tìm hiểu nhận thức, nhu cầu của bà con nông dân đối với dự án


MỤC LỤC

MỤC LỤC

v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ix

DANH MỤC CÁC BẢNG

x

DANH MỤC CÁC HÌNH

xii

DANH MỤC PHỤ LỤC


xiii

CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1

1.1 Sự cần thiết của đề tài

1

1.2 Mục đích nghiên cứu

2

1.3 Nội dung nghiên cứu

2

1.4 Phạm vi nghiên cứu

2

1.4.1 Phạm vi không gian

2

1.4.2 Phạm vi thời gian

2


1.4.3 Đối tượng nghiên cứu

2

1.5 Cấu trúc đề tài

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1 Điều kiện tự nhiên

4

2.1.1 Vị trí địa lý

4

2.1.2 Khí hậu và thời tiết

4

2.1.3 Nguồn tài nguyên nước

5

2.1.4 Địa hình – Tính chất đất đai


6

2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

8

2.2.1 Dân số và lao động

8

2.2.2 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Vĩnh Cửu
v

10


2.2.3 Đặc điểm kinh tế

11

2.2.4 Cơ sở hạ tầng

16

2.2.5 Hệ thống khuyến nông

16

2.2.6 Văn hóa – Giáo dục – Y tế


16

2.3 Thuận lợi – Khó khăn của huyện Vĩnh Cửu trong phát triển kinh tế - xã hội

17

2.3.1 Thuận lợi

17

2.3.2 Khó khăn

18

2.4 Một số thông tin về kỹ thuật trồng cây bưởi

19

2.4.1 Đặc điểm sinh thái

19

2.4.2 Kỹ thuật trồng

20

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận


26
26

3.1.1 Tổng quan về dự án Phát triển vùng trồng bưởi đặc sản huyện Vĩnh Cửu
tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 - 2009.

26

3.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế
3.2 Phương pháp nghiên cứu

27
27

3.2.1 Phương pháp điều tra chọn mẫu

27

3.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

28

3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu

28

3.3.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp

28


3.3.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp

29

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình sản xuất bưởi ở huyện Vĩnh Cửu

30
30

4.2 Khái quát dự án phát triển vùng trồng bưởi đặc sản tại huyện Vĩnh Cửu tỉnh
Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2009 của Trung tâm khuyến nông tỉnh Đồng Nai.

31

4.2.1 Mục đích

31

4.2.2 Cơ cấu tổ chức

32

4.3 Tình hình hoạt động của dự án

33
vi


4.3.1 Tiến trình của dự án


33

4.3.2 Tình hình thực hiện dự án

33

4.4 Đặc điểm các hộ điều tra

34

4.4.1 Mô tả lượng mẫu điều tra

34

4.4.2 Trình độ học vấn

35

4.4.3 Tuổi và lao động

35

4.4.4 Quy mô sản xuất

36

4.4.5 Cơ cấu các loại giống của các hộ điều tra

37


4.5 Kết quả hoạt động dự án

38

4.5.1 Kết quả về kỹ thuật

38

4.5.2 Kết quả sản xuất của mô hình

40

4.5.3. Mô hình tưới phun trên tán vườn bưởi Đường lá cam giai đoạn kinh
doanh

50

4.5.4 So sánh hiệu quả giữa 2 giống bưởi: Đường lá cam và Đường da láng 56
4.6 Kênh tiêu thụ

57

4.7 Ý kiến của nông dân về dự án

58

4.7.1 Biện pháp kỹ thuật của dự án

58


4.7.2 Hiệu quả kinh tế

59

4.7.3 Hiệu quả về mặt môi trường, xã hội

59

4.8 Hiệu quả của dự án đối với việc phát triển vùng bưởi đặc sản của huyện Vĩnh
Cửu hiện nay

60

4.9 Khó khăn và nguyện vọng của hộ trồng bưởi

61

4.9.1 Khó khăn đang tồn tại đối với nông hộ trồng bưởi

61

4.9.2 Nhu cầu của hộ trồng bưởi

62

4.10 Thuận lợi và khó khăn trong phát triển cây bưởi ở huyện Vĩnh Cửu

63


4.10.1 Thuận lợi

63

4.10.2. Khó khăn

63

4.11 Giải pháp phát triển vùng bưởi đặc sản huyện Vĩnh Cửu

vii

64


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

67

5.1 Kết luận

67

5.2 Kiến nghị

68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

69


PHỤ LỤC

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
B/C

Tỷ số lợi ích / chi phí

BVTV

Bảo vệ thực vật

DT/CP

Doanh thu / Chi phí

GAP

Thực hành nông nghiệp tốt

HTX

Hợp tác xã

IPM

Quản lý dịch hại tổng hợp


IRR

Tỷ suất nội hoàn

KHKT

Khoa học kỹ thuật

LN/CP

Lợi nhuận / Chi phí

NPV

Hiện giá thuần

PP

Thời gian hoàn vốn

TN/CP

Thu nhập / Chi phí

UBND

Ủy ban nhân dân

ix



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ Cấu Các Loại Đất Ở Huyện Vĩnh Cửu

7

Bảng 2.2. Dân Số Trung Bình Phân Theo Giới Tính và Phân Theo Thành Thị, Nông
Thôn

8

Bảng 2.3. Hiện Trạng Sử Dụng Đất Của Huyện Năm 2009

11

Bảng 2.4. Giá Trị Sản Lượng Các Ngành của Huyện Vĩnh Cửu Năm 2008, 2009

12

Bảng 2.5. Giá Trị Sản Xuất Nông – Lâm – Ngư Nghiệp Theo Giá Cố Định 1994 Qua
Các Năm 2008 và 2009

13

Bảng 2.6. Diện Tích Một Số Cây Trồng Chính Của Huyện Vĩnh Cửu

14

Bảng 2.7. Số Trường Học ở Các Cấp Phổ Thông của Huyện Năm 2009


17

Bảng 2.8. Liều Lượng Bón Phân Cho Cây Bưởi ở Thời Kỳ Kiến Thiết Cơ Bản

22

Bảng 2.9. Khuyến Cáo Bón Phân Dựa Vào Năng Suất Thu Hoạch của Vụ Trước

23

Bảng 4.1. Diện Tích và Sản Lượng Bưởi Qua Các Năm 2005, 2008, 2009

30

Bảng 4.2. Cơ Cấu Tổng Số Mẫu Điều Tra

34

Bảng 4.3. Trình Độ Học Vấn Của Mẫu Điều Tra

35

Bảng 4.4. Quy Mô Diện Tích Vườn Bưởi của Mẫu Điều Tra

36

Bảng 4.5. Cơ Cấu Sử Dụng Giống Của Các Hộ Điều Tra

37


Bảng 4.6. Mật Độ và Khoảng Cách Trồng

38

Bảng 4.7. Số Lần Phun Thuốc

39

Bảng 4.8. Năng Suất Bưởi Đường Lá Cam qua Các Năm của Hộ Tham Gia và Không
Tham Gia Dự Án

41

Bảng 4.9. Ngân Lưu Tài Chính Đầu Tư cho 1 ha Trồng Mới Bưởi Đường Lá Cam Của
Hộ Tham Gia Dự Án (Mô Hình)

42

Bảng 4.10. Ngân Lưu Tài Chính Đầu Tư cho 1 ha Trồng Mới Bưởi Đường Lá Cam
Của Hộ Không Tham Gia Dự Án (Đối Chứng)

43

Bảng 4.11. Các Chỉ Tiêu Thẩm Định Dự Án trên 1 ha Vườn Bưởi Đường Lá Cam Mô
Hình và Đối Chứng

44

Bảng 4.12. Năng Suất Bưởi Đường Da Láng qua Các Năm của Hộ Tham Gia và

Không Tham Gia Dự Án

45

x


Bảng 4.13. Ngân Lưu Tài Chính Đầu Tư trên 1 ha Trồng Mới Bưởi Đường Da Láng
Của Hộ Tham Gia Dự Án (Mô Hình)

46

Bảng 4.14. Ngân Lưu Tài Chính Đầu Tư Cho 1 ha Trồng Mới Bưởi Đường Da Láng
Của Hộ Không Tham Gia Dự Án (Đối Chứng)

47

Bảng 4.15. Các Chỉ Tiêu Thẩm Định Dự Án Của 1 ha Vườn Bưởi Đường Da Láng Mô
Hình và Đối Chứng

48

Bảng 4.16. Kết Quả, Hiệu Quả Kinh Tế Mô Hình Thâm Canh Tổng Hợp Cho 1ha
Vườn Bưởi Đường Lá Cam Giai Đoạn Kinh Doanh So Với Đối Chứng

49

Bảng 4.17. Định Mức Vật Tư Kỹ Thuật Hệ Thống Tưới Phun Trên Tán Quy Mô 0,5
ha


51

Bảng 4.18. So Sánh Đối Chứng Chi Phí Tưới và Năng Suất Giữa Mô Hình Tham Gia
và Không Tham Gia Dự Án

52

Bảng 4.19. Sự Chênh Lệch Chi Phí Đầu Tư Cho 1ha Vườn Bưởi

53

Bảng 4.20. Sự Chênh Lệch Doanh Thu 1ha Vườn Bưởi

54

Bảng 4.21. Kết Quả, Hiệu Quả Kinh Tế Mô Hình Tưới Phun Trên Tán Vườn Bưởi
Đường Lá Cam Giai Đoạn Kinh Doanh

55

Bảng 4.22. So Sánh Hiệu Quả Giữa Hai Giống Bưởi Đường Lá Cam và Đường Da
Láng ở Hộ Tham Gia Dự Án

56

Bảng 4.23. So Sánh Hiệu Quả Giữa Hai Giống Bưởi Đường Lá Cam và Đường Da
Láng ở Hộ Không Tham Gia Dự Án

57


Bảng 4.24. Đánh Giá Của Nông Dân Tham Gia Dự Án Về Hiệu Quả Kinh Tế Mà Dự
Án Mang Lại

59

Bảng 4.25. Nhu Cầu của Nông Hộ Trồng Bưởi

62

xi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Cơ Cấu Lao Động Phân Theo Độ Tuổi

9

Hình 2.2. Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động trong Các Ngành Kinh Tế

10

Hình 2.3 Biểu Đồ Cơ Cấu Kinh Tế Của Huyện Vĩnh Cửu

11

Hình 4.1. Biểu Đồ Biến Động Diện Tích Trồng Bưởi

31

Hình 4.2. Sơ Đồ Tiêu Thụ Bưởi


58

xii


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh sách các hộ điều tra
Phụ lục 2. Bảng câu hỏi phỏng vấn nông hộ
Phụ lục 3. Một số hình ảnh về các mô hình trồng bưởi

xiii


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Sự cần thiết của đề tài
Cây bưởi (Citrus maxima B.) là cây ăn quả thuộc nhóm cây có múi, được trồng
phổ biến và lâu đời ở các tỉnh phía Nam. Cây bưởi có sức chống chịu cao, tuổi thọ cao
hơn các loại cây có múi khác, quả bảo quản được lâu, nên quả bưởi được thị trường
trong và ngoài nước ưa chuộng. Vì vậy người trồng bưởi có thu nhập cao và ổn định
hơn một số loại cây trồng khác.
Trước đây cây bưởi được trồng nhiều và tập trung tại xã Tân Bình huyện Vĩnh
Cửu tỉnh Đồng Nai vã xã Bạch Đằng huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương. Ngày nay,
bưởi được trồng phổ biến tại các xã ven sông Đồng Nai từ xã Hiệp Hòa, thành phố
Biên Hòa đến hầu hết các xã ven sông Đồng Nai thuộc địa phận huyện Vĩnh Cửu và
huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương.
Biên Hòa và các xã ven sông Đồng Nai trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu có điều
kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với sinh trưởng, phát triển của cây bưởi nên năng

suất và chất lượng hơn hẳn so với các vùng khác. Mặt khác nhu cầu tiêu thụ bưởi trong
những năm vừa qua luôn ổn định và có xu hướng tăng cao do ngoài yếu tố dinh dưỡng,
bưởi được xem như dược liệu để trị bệnh.
Bưởi là cây trồng được UBND huyện Vĩnh Cửu xác định là cây trồng chủ lực
và định hướng mở rộng diện tích lên 1.000 ha vào năm 2010. Cùng với sự phát triển
diện tích trồng bưởi, các dịch vụ về du lịch sinh thái vườn, các sản phẩm chế biến từ
trái bưởi như: nem, rượu…cũng đã từng bước phát triển, chính vì vậy, trong thời gian
qua đã thu hút rất nhiều du khách từ các nơi khác đến tham quan, nghỉ mát, thưởng
thức hương vị của bưởi Biên Hòa, từ đó giá trị của cây bưởi đã được nâng lên rõ rệt.
Mặc dù nông dân trồng bưởi huyện Vĩnh Cửu đã có thu nhập cao từ cây bưởi
nhưng lại chưa mạnh dạn đầu tư thâm canh, áp dụng khoa học kỹ thuật mở rộng quy
1


mô sản xuất. Nhằm giúp nông dân trồng bưởi có được những giải pháp kỹ thuật tiến
bộ trong sản xuất, nâng cao năng lực nông dân, góp phần mở rộng diện tích bưởi,
Trung tâm khuyến nông tỉnh Đồng Nai đã tiến hành thực hiện Dự án phát triển vùng
trồng bưởi đặc sản tại Huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2009. Để thấy
rõ hơn lợi ích của dự án mang lại cho nông dân, đồng thời xem xét tính khả thi và mức
độ chấp nhận của người dân về dự án, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm mở rộng dự
án có hiệu quả, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả của dự án phát
triển vùng trồng bưởi đặc sản tại huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 –
2009”.
1.2 Mục đích nghiên cứu
− Đánh giá hiệu quả của dự án Phát triển vùng bưởi đặc sản huyện Vĩnh Cửu tỉnh
Đồng Nai giai đoạn 2006 - 2009.
− Tìm hiểu lợi ích của dự án đối với người dân, tính khả thi của dự án và mức độ
chấp nhận của người dân.
− Xem xét khả năng và đề xuất giải pháp mở rộng của dự án.
1.3 Nội dung nghiên cứu

− Tình hình thực hiện dự án.
− Đánh giá hiệu quả trên khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường.
− So sánh hiệu quả sản xuất bưởi của hộ tham gia và không tham gia dự án.
− So sánh hiệu quả sản xuất bưởi của hộ trước và sau khi tham gia dự án.
− Tìm hiểu nhu cầu và nguyện vọng của nông dân.
− Những khó khăn và giải pháp nhân rộng dự án.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu trên các xã trồng bưởi: Tân Bình, Bình Lợi, Thiện Tân, Tân
An, Phú Lý, Hiếu Liêm của huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
1.4.2 Phạm vi thời gian
Từ ngày 30/03 – 29/04/2010.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Các nông dân tại các 6 xã trồng nhiều bưởi ở huyện Vĩnh Cửu: Tân Bình, Bình
Lợi, Thiện Tân, Tân An, Phú Lý, Hiếu Liêm.
2


1.5 Cấu trúc đề tài
Cấu trúc đề tài gồm 5 chương:
Chương 1: Đặt vấn đề. Chương này nêu lên sự cần thiết của đề tài, mục đích, ý
nghĩa và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Chương 2: Tổng quan. Mô tả những đặc trưng cơ bản về điều kiện tự nhiên,
tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu. Trình bày một số khái niệm
liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, các chỉ tiêu, công thức tính toán và phương pháp
phân tích, xử lý số liệu như thế nào.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Đánh giá các kết quả và hiệu quả
của dự án đã thực hiện và thành quả đạt được đối với cây bưởi trong giai đoạn 2006 –
2009. Tình hình sản xuất bưởi của nông hộ trước và sau khi tham gia dự án. Đánh giá

những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất bưởi khi áp dụng kỹ thuật của dự án và các
giải pháp nhân rộng dự án cho cây bưởi.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Vĩnh Cửu nằm phía Bắc tỉnh Đồng Nai, ranh giới của huyện được xác
định như sau:
− Phía Bắc giáp huyện Đồng Phú và Bù Đăng tỉnh Bình Phước.
− Phía Nam giáp với Biên Hòa và huyện Trảng Bom.
− Phía Đông giáp huyện Định Quán và Trảng Bom.
− Phía Tây giáp huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương.
Tổng diện tích tự nhiên là 109.199ha.
Huyện có 12 đơn vị hành chính, bao gồm: Thị trấn Vĩnh An và 11 xã: Trị An,
Thiện Tân, Tân An, Bình Hòa, Bình Lợi, Tân Bình, Vĩnh Tân, Thạnh Phú, Hiếu Liêm,
Phú Lý, Mã Đà.
Vĩnh Cửu nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cạnh thành phố Biên
Hòa với các tuyến giao thông thủy bộ quan trọng, có nhiều cảnh quan đặc sắc nên
Vĩnh Cửu có nhiều lợi thế về phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Vĩnh Cửu là
một trong những nơi thu hút vốn đầu tư, có triển vọng phát triển kinh tế với tốc độ
tăng trưởng cao, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai
cũng như toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
2.1.2 Khí hậu và thời tiết
Huyện Vĩnh Cửu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với

những đặc trưng chính sau:
Số giờ nắng trung bình khoảng 2.600 – 2.700 giờ/năm. Nhiệt độ cao đều trong
năm, trung bình 26oC, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 12 (25oC), các
tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất chỉ trong khoảng từ 28oC - 29oC. Tổng tích ôn
4


trung bình hằng năm khoảng 9.490oC, rất thuận lợi cho thâm canh tăng năng suất và
tăng vụ.
Lượng mưa lớn nhưng phân hóa khá rõ theo không gian.
Khu vực phía Bắc: Lượng mưa trung bình > 2.800 mm/năm, số ngày mưa trung
bình 150-160 ngày. Xã Phú Lý là xã thuộc khu vực này, nằm ở thượng lưu lòng hồ Trị
An, với lượng mưa như trên là khá cao cần có chế độ thoát nước cho vườn bưởi trong
mùa mưa.
Khu vực trung tâm huyện: Lượng mưa trung bình từ 2.400-2.800 mm/năm, số
ngày mưa 130-150 ngày. Xã Hiếu Liêm và xã Trị An là những xã thuộc khu vực này,
nằm dưới hạ lưu đập thủy điện Trị An. Các xã này thường chịu ngập úng do những đợt
xả lũ của hồ Trị An, cần lên mương líp cao để hạn chế ảnh hưởng do nước dâng cao.
Khu vực phía Nam: Lượng mưa trung bình từ 2.000-2.400 mm/năm, số ngày
mưa từ 130-145 ngày. Các xã Tân An, Thiện Tân, Bình Lợi, Tân Bình là các xã thuộc
khu vực này, ít chịu ảnh hưởng của lượng nước do hồ Trị An xả lũ. Tuy nhiên cũng
cần có những biện pháp chống úng trong những tháng mưa nhiều và tập trung cao.
Mưa tập trung theo mùa: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm trên 85%
tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, chiếm 15% tổng lượng
mưa cả năm. Lượng bốc hơi trung bình từ 1.100 - 1.300 mm/năm, mùa khô lượng bốc
hơi chiếm 64% - 67% tổng lượng bốc hơi cả năm, gây nên tình trạng mất cân đối
nghiêm trọng về chế độ ẩm trong mùa khô, nhất là trong các tháng cuối mùa. Đối với
vườn cây cần có biện pháp phủ đất để hạn chế bốc hơi nước, hạn chế sinh trưởng cây.
Tưới nước đầy đủ vào 2 giai đoạn quan trọng nhất: giai đoạn kiến thiết cơ bản và giai
đoạn cho quả (vào mùa khô).

2.1.3 Nguồn tài nguyên nước
a) Nước mặt
Nguồn nước mặt chủ yếu của huyện Vĩnh Cửu là hệ thống sông Đồng Nai, bao
gồm sông chính là sông Đồng Nai, sông nhánh là sông Bé. Theo số liệu quan trắc
nhiều năm, lưu lượng trung bình là 312m3/s, lưu lượng tháng cao nhất (tháng 9) là
1.083m3/s. Nguồn nước sông Đồng Nai hiện được tích trong hồ Trị An có diện tích
trên 31.000ha, dung tích 2.542m3 nước, với mục đích chính là thủy điện. Ngoài hồ Trị
An còn có các hồ Mo Nang, Bà Hào.
5


Nhìn chung, nguồn nước mặt trong phạm vi huyện khá phong phú, đã sử dụng
vào mục đích nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, nhưng do ảnh hưởng của địa hình
nên việc sử dụng nguồn nước này vào sản xuất nông nghiệp vẫn còn hạn chế.
Nguồn nước sông Đồng Nai khá lớn nhưng hầu hết vùng trồng bưởi sử dụng
nguồn nước ngầm để tưới.
b) Nước ngầm
Theo Liên đoàn địa chất 8, nguồn nước ngầm tại huyện Vĩnh Cửu khá phong
phú nhưng phân bố không đều, có khả năng khai thác nước từ độ sâu 10-15m (nước
mạch) và từ 30-35m (nước ngầm), trữ lượng tĩnh đạt 788.800m3, tổng trữ lượng
1.090.000m3/ngày, chất lượng nước tốt với tổng khoáng hóa 0,07-0,6g/l, thuộc loại
nước nhạt có chứa Bicarbonat-natri và hàm lượng sắt cao. Hiện nay đã được sử dụng
cho sinh hoạt và trồng trọt.
2.1.4 Địa hình – Tính chất đất đai
a) Địa hình
Có 2 dạng địa hình chính: đồi và đồng bằng ven sông.
− Địa hình đồi:
Phân bố tập trung ở khu vực phía Bắc, diện tích tự nhiên là 83.351ha, chiếm
77% tổng diện tích toàn huyện. Cao trình cao nhất ở khu vực phía Bắc khoảng 340m,
thấp dần về phía Nam và Tây Nam. Cao trình ở khu vực giữa khoảng 100-120m, ở khu

vực phía Nam khoảng 10-50m. Diện tích có độ dốc < 3o chiếm 17,1 %, từ 3o-8o chiếm
33,6 %, >15o chiếm 4,2 %. Dạng địa hình này tương đối thích hợp với phát triển nông
- lâm nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng.
Dạng địa hình này thuộc các xã từ Tân An, Hiếu Liêm, Phú Lý, đây là những xã
có diện tích đất nông - lâm nghiệp lớn, nhưng diện tích đất phù hợp cho sinh trưởng,
phát triển bưởi không lớn.
− Địa hình đồng bằng:
Diện tích 5.994ha, chiếm 5,5 % tổng diện tích, cao độ trung bình 10-20m, nơi
thấp nhất 1-2m. Đất khá bằng, thích hợp với sản xuất nông nghiệp,đặc biệt là phát
triển vùng chuyên canh bưởi đặc sản của huyện Vĩnh Cửu. Tuy nhiên, do nền đất khá
yếu nên ít thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng.

6


Các xã Thiện Tân, Bình Lợi, Tân Bình là các xã có đất phù sa cổ ven sông
Đồng Nai, rất phù hợp cho sinh trưởng, phát triển của cây bưởi.
b) Tính chất đất đai
− Phân loại và diện tích đất
Theo kết quả điều tra đất theo phương pháp FAO-UNESCO của Trung tâm
nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật Đất Phân (2003). Trong phạm vi huyện Vĩnh Cửu
có 5 nhóm đất.
Bảng 2.1. Cơ Cấu Các Loại Đất Ở Huyện Vĩnh Cửu
Loại đất

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Đất phù sa


7.433

6,81

Đất đen

3.299

2,96

Đất xám

1.648

1,51

81.058

74,23

225

0,21

15.536

14,29

109.199


100,00

Đất đỏ
Đất trơ sỏi đá
Sông suối mặt nước
Tổng

Nguồn: Báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của huyện năm 2009
Bảng 2.1 cho thấy diện tích đất phù sa chiếm tỷ lệ cao, đây là cơ sở để huyện
Vĩnh Cửu quy hoạch phát triển vùng bưởi đặc sản lên 1.000ha vào năm 2010.
− Độ dốc, tầng dày
So với các huyện khác trong tỉnh tài nguyên đất của huyện Vĩnh Cửu có nhiều
hạn chế về độ dốc và tầng dày.
Đất tương đối bằng phẳng (<3o) chỉ chiếm 29,32%, đất ít dốc (3-8o) chiếm
41,03 %, đất dốc (8-15o) chiếm đến 21,84 %, đất rất dốc chiếm 4,84 %. Vì vậy trong
quá trình sử dụng cần coi trọng biện pháp chống rửa trôi và xói mòn đất.
Đất có tầng dày rất mỏng (< 30cm) chiếm đến 57,25 %, đất mỏng (30-50cm)
chiếm 9,53 %, đất tầng dày trung bình (50-70cm) chiếm 7,40 %, đất có tầng dày khá
(70-100cm) chỉ chiếm 0,05 %, đất có tầng dày sâu (>100cm) chiếm 25,87 %. Kết hợp
cả hai yếu tố độ dốc và tầng dày thì đất có khả năng phát triển nông nghiệp tốt chỉ

7


chiếm khoảng 20-25 % diện tích tự nhiên. Số lượng lớn diện tích còn lại thích hợp lâm
nghiệp và sẽ rất nguy hại khi rừng ở các loại đất dốc, tầng mỏng bị tàn phá.
− Độ phì
Đất phù sa có độ phì cao nhất, thích hợp với nhiều loại cây trồng, kế đến là đất
phát triển trên đá bazan, các loại đất còn lại có độ phì thấp. Riêng đất có tầng dày dưới

30cm có độ phì rất thấp.
2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.2.1 Dân số và lao động
a) Dân số
Bảng 2.2. Dân Số Trung Bình Phân Theo Giới Tính và Phân Theo Thành Thị,
Nông Thôn
Chỉ tiêu

Số lượng ( Người)

Tổng số dân

Cơ cấu (%)

125.692

100,00

Trong đó:
-

Nam

62.146

49,40

-

Nữ


63.546

50,60

Thành thị

22.625

18,00

Nông thôn

103.067

72,00

Nguồn: Báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của huyện năm 2009
Dân số trung bình tính đến năm 2009 là 125.692 người. Trong đó, nam là
62.146 người, nữ là 63.546 người. Dân số đô thị chiếm khoảng 18 %, dân số nông
thôn 82 %. Mật độ dân số 115 người/km2 nhưng phân bố không đồng đều, trong đó
vùng phía Bắc gồm các xã Phú Lý, Hiếu Liêm, Mã Đà mật độ dân số thấp, khoảng 14
người/km2 và vùng phía Nam gồm các xã Bình Hòa, Tân Bình, Bình Lợi, Thạnh Phú,
Thiện Tân có mật độ dân số cao 752 người/km2.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống còn 1,12 % nhưng do sức hút từ các khu
công nghiệp, thương mại đã thu hút một lượng lớn dân cư từ các tỉnh khác đến sinh
sống, nên tỷ lệ phát triển dân số chiếm 2,33 %.

8



Vĩnh Cửu là huyện có nhiều dân tộc cùng sinh sống, ngoài dân tộc Kinh chiếm
số đông, có 13 dân tộc thiểu số với khoảng 5000 khẩu chiếm 4 % dân số toàn huyện.
Sự đa dạng văn hóa đã tạo cho Vĩnh Cửu có rất nhiều ngành nghề khác nhau.
b) Lao động
Số người trong độ tuổi lao động là 81.800 người.
Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế khoảng 66.878 người, chiếm
66,5 % tổng dân số, trong đó lao động trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp là 23.246
người (chiếm 34,8 %), lao động trong ngành công nghiệp-xây dựng là 31.867 người
(chiếm 47,6 %), lao động trong ngành dịch vụ thương mại là 11.765 người (chiếm
17,6 %).
Trong những năm gần đây, xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra
nhanh, sức hút từ các khu công nghiệp đã thu hút thanh niên từ nông thôn chuyển sang
làm việc trong các khu cụm công nghiệp, lao động ở lại nông thôn là những người lớn
tuổi, không được đào tạo. Vì vậy chú trọng phát triển ngành nghề nông thôn để tạo
việc làm, tăng thu nhập cho người dân nông thôn là hướng đi đúng đắn trong điều kiện
đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, thu nhập từ nông nghiệp không đủ đáp
ứng các nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Hình 2.1. Cơ Cấu Lao Động Phân Theo Độ Tuổi

Nguồn: Báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của huyện năm 2009
Cơ cấu lao động của huyện là cơ cấu trẻ, lao động trong độ tuổi lao động chiếm
65,08 % tổng dân số toàn huyện. Trẻ em và người cao tuổi chiếm 34,92 % tổng số dân
toàn huyện. Tuy nhiên chất lượng lao động qua đào tạo còn thấp, chiếm tỷ lệ 35 %,
phần lớn là lao động phổ thông.

9


Hình 2.2. Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động trong Các Ngành Kinh Tế


Nguồn: Báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của huyện năm 2009
2.2.2 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Vĩnh Cửu
Theo số liệu thống kê năm 2009 của Phòng Tài Nguyên – Môi trường huyện
Vĩnh Cửu hầu hết diện tích đất đã được sử dụng.
Tổng diện tích tự nhiên: 109.199 ha (100 %)
Đất nông nghiệp là 17.218 ha, chiếm 15,7 % tổng diện tích đất. Trong đó, đất
trồng cây hàng năm là 10.996 ha, chiếm 63,8 % diện tích đất nông nghiệp, đất trồng
cây lâu năm là 3.528 ha, chiếm 36,2 % diện tích đất nông nghiệp.
Trong đất chưa sử dụng, đất sông suối có 2.434 ha, do đó trọng tâm của sử
dụng đất trong thời gian tới là nâng cao hiệu quả và tính bền vững trong các loại hình
sử dụng đất.

10


Bảng 2.3. Hiện Trạng Sử Dụng Đất Của Huyện Năm 2009
Loại đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

109.199

100,00

17.218

15,70


10.996

10,02

+ Đất trồng cây lâu năm

3.528

3,22

+ Nuôi trồng thủy sản

2.694

2,46

2. Đất lâm nghiệp

72.943

66,80

3. Đất chuyên dùng

15.316

14,03

795


0,73

2.927

2,74

Tổng diện tích đất
1. Đất nông nghiệp:
+ Đất trồng cây hàng năm

4. Đất ở
5. Đất chưa sử dụng

Nguồn: Phòng thống kê huyện Vĩnh Cửu, 2009
2.2.3 Đặc điểm kinh tế
Cơ cấu kinh tế của huyện đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp (74,22 %)
– dịch vụ (13,2 %) - nông nghiệp (12,58 %).
Hình 2.3 Biểu Đồ Cơ Cấu Kinh Tế Của Huyện Vĩnh Cửu

Nguồn: Báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của huyện năm 2009

11


Bảng 2.4. Giá Trị Sản Lượng Các Ngành của Huyện Vĩnh Cửu Năm 2008, 2009
ĐVT: Tỷ đồng
Hạng mục

Các năm

2008

So sánh

2009

±∆

%

Tổng giá trị gia tăng theo giá cố định năm 1994

1.896

2.021

125

6,59

Công nghiệp – Xây dựng

1.464

1.551

87

5,94


Nông – Lâm – Ngư nghiệp

206

214

8

3,88

Dịch vụ

226

256

30

13,27

Nguồn: Báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của huyện năm 2009
a) Tình hình sản xuất nông nghiệp
Cơ cấu ngành nghề nông thôn đang từng bước đổi thay phá dần thế thuần nông
và đang chuyển dịch nhằm giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, ổn
định cuộc sống.
Cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn trong thời gian qua đã tạo
ra những bước chuyển biến khá mạnh trong sản xuất nông nghiệp và đời sống người
dân nông thôn.

12



×