Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING DỊCH VỤ TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI TAM HỮU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (971.52 KB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING DỊCH VỤ TẠI
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG - THƯƠNG MẠI
TAM HỮU

NGUYỄN THỊ KIM THI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009


Hội đồng chấm báo cáo tốt nghiệp khóa luận đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận "Xây dựng chiến lược
Marketing dịch vụ tại công ty TNHH Xây dựng - Thương mại Tam Hữu" do Nguyễn Thị
Kim Thi, sinh viên khóa 32, ngành quản trị kinh doanh, đã bảo vệ thành công trước hội
đồng vào ngày _______________________________.

LÊ VĂN MẾN
Giáo viên hướng dẫn,

___________________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


__________________________
Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo

____________________________
Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Tôi cảm thấy mình thật sự rất may mắn khi có được sự quan tâm, thương yêu, giúp
đỡ và ủng hộ hết lòng của cha mẹ, người thân, và rất nhiều thầy cô, bạn bè. Họ là nguồn
động lực lớn lao để tôi phấn đấu và đạt được thành quả như ngày hôm nay. Tôi xin được
gửi đến mọi người lời cảm ơn chân thành nhất của tôi.
Đầu tiên, tôi xin gửi lòng biết ơn vô bờ bến của mình đến cha mẹ, những người đã
sinh tôi ra, nuôi dưỡng và dành hết tình thương cho tôi, dạy dỗ tôi nên người.
Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân và bạn bè luôn ở bên động viên, ủng
hộ tôi dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô của trường Đại học Nông Lâm Thành phố
Hồ Chí Minh và Ban giám đốc cùng các anh chị đang công tác tại Công ty TNHH Xây
dựng - Thương mại Tam Hữu đã chỉ bảo và hướng dẫn cho tôi những kiến thức chuyên
môn nghiệp vụ, những trải nghiệm quý báu về công việc và cuộc sống trong suốt quá
trình học tập và đi thực tế.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Lê Văn Mến - Thầy đã tận tình hướng dẫn và
truyền đạt cho tôi những kiến thức quý giá trong suốt quá trình làm đề tài và chị Thu, chị
Hân, anh Phong, anh Sơn hiện đang công tác tại phòng kế toán và bộ phận thi công của
Công ty Tam Hữu đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập tại công ty.
Cuối cùng tôi xin chúc các Thầy Cô của trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ
Chí Minh và Ban giám đốc, các anh chị đang công tác tại Công ty dồi dào sức khoẻ và
công việc tốt đẹp. Chúc cho Công ty Tam Hữu ngày càng phát triển và đạt được nhiều
thành công hơn nữa, tạo được một vị trí thật sự vững chắc trên thương trường.
Sinh viên
Nguyễn Thị Kim Thi


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ KIM THI. Tháng 3 năm 2010. "Xây Dựng Chiến Lược Marketing Dịch
Vụ Tại Công Ty TNHH Xây Dựng - Thương Mại Tam Hữu".
NGUYEN THỊ KIM THI. March 2010. "Planning Marketing Strategy For Services In
Tam Huu Construction - Trading Limited Company".
Kể từ khi chính thức gia nhập WTO năm 2006 đến nay, Việt Nam thu hút càng
nhiều các tập đoàn, công ty đa quốc gia đầu tư vào nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh
doanh, đặc biệt là lĩnh vực xây dựng. Điều này mang lại nhiều cơ hội hợp tác giữa các
công ty xây dựng Việt Nam và những công ty nước ngoài, cũng như gây ra không ít
những nguy cơ đe dọa, sự cạnh tranh gay gắt trong ngành.
Trong nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh hiện nay, Marketing hiện diện như một
tất yếu khách quan quyết định sự sống còn của các doanh nghiệp, các chiến lược
Marketing đúng đắn, lâu dài sẽ mang lại sự thành công bền vững cho doanh nghiệp.

Nhận thấy sự cần thiết, quan trọng của Marketing cùng với sự yêu thích đối với
môn học này, tôi quyết định chọn đề tài: "Xây dựng chiến lược Marketing dịch vụ tại
công ty TNHH Xây dựng - Thương mại Tam Hữu".
Nội dung của đề tài bao gồm:
Phân tích môi trường vĩ mô và vi mô của Công ty.
Phân tích thị trường Công ty.
Phân tích, đánh giá các hoạt động Marketing Mix của Công ty thông qua số liệu điều tra
sơ cấp và thứ cấp.
Phân tích khách hàng và nhân viên Công ty qua bảng câu hỏi phỏng vấn.
Kết quả đạt được sau quá trình thực tập và thực hiện luận văn.
Từ những kết quả nghiên cứu đưa ra các giải pháp chiến lược nhằm nâng cao hơn nữa
chất lượng, hiệu quả hoạt động Marketing, đặc biệt là Marketing Mix của Công ty. Đồng
thời rút ra những kết luận và những kiến nghị giúp Công ty nâng cao hoạt động Marketing
nhằm tăng khả năng cạnh tranh cũng như hiệu quả kinh doanh.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................................ix
DANH MỤC PHỤ LỤC ...................................................................................................... x
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 2
1.3.1. Phạm vi về không gian ........................................................................................ 2
1.3.2. Phạm vi về thời gian............................................................................................ 2
1.3.3. Nội dung .............................................................................................................. 3
1.4. Cấu trúc của luận văn................................................................................................. 3

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN ................................................................................................ 4
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH XD TM Tam Hữu.................. 4
2.1.1. Giới thiệu tổng quát về Công ty Tam Hữu ......................................................... 4
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển.......................................................................... 4
2.2. Chức năng, mục tiêu, nhiệm vụ của Công ty ............................................................. 5
2.2.1. Chức năng ........................................................................................................... 5
2.2.2. Mục tiêu hoạt động.............................................................................................. 6
2.2.3. Nhiệm vụ kinh doanh .......................................................................................... 6
2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí và tình hình nhân sự ................................................. 6
2.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty ............................................................................. 6
2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban .................................................................. 6
2.3.3. Tình hình nhân sự của Công ty ........................................................................... 7
2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật .............................................................................................. 9
2.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm..................................... 10
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 14
3.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................................. 14
3.1.1. Khái niệm và bản chất của Marketing .............................................................. 14
3.1.3. Khác biệt giữa Marketing hàng hoá và Marketing dịch vụ............................... 15
3.1.4. Các nghiên cứu chủ yếu trong Marketing dịch vụ ............................................ 17
3.1.5. Chiến lược Marketing mix cho ngành dịch vụ.................................................. 17
3.1.6. Phân tích môi trường Marketing ....................................................................... 24
3.1.7. Phân tích hành vi người mua............................................................................. 26
3.1.8. Phân khúc thị trường ......................................................................................... 27
3.1.9. Phân tích đối thủ cạnh tranh .............................................................................. 27
3.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 27
3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................... 27
v


3.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ......................................................................... 28

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................... 29
4.1. Thực trạng về thị trường ngành xây dựng - kiến trúc ở nước ta .............................. 29
4.2. Phân tích môi trường kinh doanh của công ty ......................................................... 30
4.2.1. Môi trường vĩ mô .............................................................................................. 30
4.2.2. Môi tường vi mô ............................................................................................... 34
4.3.Phân tích thị trường của Công ty .............................................................................. 40
4.3.1. Nguồn cung ứng ................................................................................................ 40
4.3.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu ............................................................................ 41
4.4. Phân tích hoạt động Marketing Mix của công ty ..................................................... 42
4.4.1. Chiến lược sản phẩm ......................................................................................... 42
4.4.2. Chiến lược giá ................................................................................................... 45
4.4.3. Chiến lược phân phối ........................................................................................ 46
4.4.4. Chiến lược chiêu thị - cổ động .......................................................................... 47
4.4.5. Chiến lược quản lí con người của Công ty ....................................................... 48
4.4.6. Chiến lược sử dụng các yếu tố hữu hình ........................................................... 51
4.4.7. Chiến lược xây dựng quá trình cung cấp và tiêu thụ dịch vụ ........................... 52
4.5. Phân tích khách hàng ............................................................................................... 52
4.6. Phân tích ma trận SWOT ......................................................................................... 55
4.7. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing của Công ty .................... 57
4.7.1. Thành lập phòng Marketing riêng biệt .............................................................. 57
4.7.2. Đầu tư máy móc thiết bị .................................................................................... 59
4.7.3. Đưa vào sử dụng các loại vật liệu mới .............................................................. 59
4.7.4. Giải pháp về hoạt động Marketing Mix của Công ty........................................ 60
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 74
5.1.Kết luận ..................................................................................................................... 74
5.2.Kiến nghị ................................................................................................................... 75
5.2.1.Đối với nhà nước ................................................................................................ 75
5.2.2.Đối với công ty ................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 77
PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 78


vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ATM

Máy rút tiền tự động

CT

Công trình

DV

Dịch vụ

GDP

Tổng thu nhập quốc dân

IT

Công nghệ thông tin

KS

Kỹ sư


KTS

Kiến trúc sư

MKT

Marketing

NH - KS

Nhà hàng - Khách sạn

PM

Quản lí dự án

QTNNL

Quản trị nguồn nhân lực

SM

Chỉ huy công trình

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP. HCM


Thành phố HCM

TTNT

Trang trí nội thất

TTTH

Thông tin tổng hợp

VLXD

Vật liệu xây dựng

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tình Hình Phân Bố Lao Động của Công Ty Năm 2009 ...................................... 7
Bảng 2.2. Một Số Máy Móc Thiết Bị của Công Ty Năm 2009 ........................................... 9
Bảng 2.3. Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh của Công Ty Qua Các Năm ...................... 10
Bảng 3.4. Ma Trận Ansoff .................................................................................................. 18
Bảng 4.5. Cơ Cấu Các Loại Công Trình Đã Thực Hiện .................................................... 43
Bảng 4.6. Giá Các Gói Dịch Vụ Thiết Kế Nội Thất .......................................................... 46
Bảng 4.7. Ma Trận SWOT ................................................................................................. 55

viii



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty Tam Hữu ..................................................................... 5
Hình 2.2. Biểu Đồ Thể Hiện Trình Độ Văn Hóa Lao Động Công Ty ................................. 8
Hình 3.3. Mục Tiêu của Marketing .................................................................................... 15
Hình 3.4. Biên Độ Của Giá ................................................................................................ 19
Hình 3.5. Cấu Trúc Kênh Phân Phối Sản Phẩm Tiêu Dùng ............................................... 21
Hình 3.6. Các Yếu Tố Môi Trường Vĩ Mô ........................................................................ 24
Hình 3.7. Các Yếu Tố Môi Trường Vi Mô ........................................................................ 25
Hình 3.8. Tìm Hiểu Quy Trình Mua Hàng Của Khách Hàng ............................................ 26
Hình 4.9. Biểu Đồ Tăng Trưởng GDP Qua Các Năm........................................................ 31
Hình 4.10. Biểu Đồ Tỷ Lệ Lạm Phát Từ Năm 2004 Đến 2009 ......................................... 31
Hình 4.11. Biểu Đồ Dân Số Việt Nam Qua Các Năm ....................................................... 32
Hình 4.12. Biểu Đồ Tỷ Lệ Khách Hàng của Công Ty ....................................................... 35
Hình 4.13. Biểu Đồ Các Công Ty Kiến Trúc Khách Hàng Đã Ký Hợp Đồng Sử Dụng
Dịch Vụ Trong Năm 2009: ................................................................................................. 37
Hình 4.14. Biểu Đồ Thị Trường Hoạt Động Của Công Ty Năm 2009 .............................. 41
Hình 4.15. Biểu Đồ Số Lượng Các Loại Công Trình Qua Các Năm ................................. 44
Hình 4.16. Sơ Đồ Hệ Thống Phân Phối ............................................................................. 47
Hình 4.17. Biểu Đồ Nhận Xét Chính Sách Nhân Sự Của Nhân Viên Công Ty ................ 49
Hình 4.18. Biểu Đồ Mức Độ Không Hài Lòng Trong Công Việc của Nhân Viên Công Ty
Tam Hữu ............................................................................................................................. 49
Hình 4.19. Biểu Đồ Nhận Xét của Khách Hàng về Giá Các Dịch Vụ Công Ty Tam Hữu
............................................................................................................................................ 52
Hình 4.20. Biểu Đồ Nhận Xét của Khách Hàng về Các Công Trình Đã Bàn Giao ........... 53
Hình 4.21. Biểu Đồ Tỷ Lệ Thái Độ Khách Hàng Phàn Nàn Khi Họ Bất Mãn về Công Ty
............................................................................................................................................ 54
Hình 4.22. Biểu Đồ Thể Hiện Phương Tiện Nhận Biết Công Ty Tam Hữu ...................... 54
Hình 4.23. Sơ Đồ Phòng Marketing Dự Kiến ................................................................... 57
Hình 4.24. Biểu Đồ Các Trang Web Khách Hàng Thường Truy Cập Để Có Thông Tin về
Lĩnh Vực Kiến Trúc, Xây Dựng ......................................................................................... 65

Hình 4.25. Biểu Đồ Các Loại Báo, Tạp Chí Khách Hàng Đã Đọc Trong 4 Tuần Qua ..... 66
Hình 4.26. Biểu Đồ Mức Độ Quan Tâm của Nhân Viên Đối Với Khách Hàng Nội Bộ ... 68
Hình 4.27. Biểu Đồ Mức Độ Hiểu Biết của Nhân Viên về Chiến Lược và Sứ Mệnh Kinh
Doanh của Công Ty ............................................................................................................ 68
Hình 4.28. Biểu Đồ Mức Độ Quan Tâm của Nhân Viên đến Bảng Tin Thường Kỳ của
Công Ty .............................................................................................................................. 69
Hình 4.29. Biểu Đồ Mức Độ Tự Tin Công Ty Tạo Được cho Nhân Viên ........................ 69
Hình 4.30. Biểu Đồ Lí Do Khách Hàng Chọn Sử Dụng Các Dịch Vụ của Tam Hữu ....... 71
Hình 4.31. Biểu Đồ Nhận Xét của Khách Hàng về Trang Web Công Ty Tam Hữu ......... 73
ix


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Quy Định về Hồ Sơ Khởi Công
Phụ lục 2. Giá Các Gói Dịch Vụ Thiết Kế Kiến Trúc Xây Dựng
Phụ lục 3. Một Số Công Trình Tiêu Biểu Công ty Tam Hữu Đã Thực Hiện
Phụ lục 4. Bảng Câu Hỏi Điều Tra Ý Kiến Khách Hàng của Công Ty TNHH Xây Dựng
Thương Mại Tam Hữu tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Phụ lục 5. Bảng Câu Hỏi Điều Tra Ý Kiến Nhân Viên Công Ty TNHH Xây Dựng
Thương Mại Tam Hữu.

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Cơ sở hạ tầng, kiến trúc các tòa nhà là yếu tố quan trọng và mang tính trực quan để

đánh giá sự phát triển kinh tế cũng như văn hóa của một quốc gia. Tại Việt Nam, các tòa
nhà cao tầng, các công trình kiến trúc độc đáo, hiện đại ngày càng nhiều. Điều này phản
ánh phần nào sự phát triển nhanh của nền kinh tế nước ta.
Kinh tế tăng trưởng, đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được
nâng cao, nhu cầu của con người sẽ nâng lên một tầm cao hơn đó là tính thẩm mỹ, mọi
thứ phải đẹp, phải sang trọng, trong xây dựng thì việc tạo dựng nhà cửa nói riêng cũng
như công trình cao cấp nói chung ngoài việc đầy đủ chức năng nó còn phải đẹp, phải có
phong cách mới hợp thời đại mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Thực tế trên đã
thúc đẩy sự ra đời của hàng loạt các công ty kiến trúc, xây dựng từ đó tạo ra sự sôi động
và cạnh tranh mạnh mẽ, thậm chí gay gắt trong ngành này. Nhận xét một cách khách
quan, Việt Nam không thiếu những Công ty với đội ngũ kiến trúc sư năng lực cao, giỏi
chuyên môn, và đầy sáng tạo. Tuy nhiên đó chỉ mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều
kiện đủ để tạo ra lợi thế cạnh tranh cũng như quyết đinh sự sống còn của Công ty.
Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững thì yêu cầu tất yếu, bắt buộc
là doanh nghiệp đó phải làm cho khách hàng mục tiêu của mình thỏa mãn, hài lòng ở mức
độ cao nhất. Doanh nghiệp nào làm được điều đó thì sẽ trở thành người chiến thắng trong
cuộc chiến cạnh tranh quyết liệt, đầy thách thức trên thương trường. Mục đích này được
thực hiện qua chiến lược Marketing của doanh nghiệp. Thực tế là hiện nay rất nhiều công
ty kiến trúc, xây dựng chưa có sự quan tâm và đầu tư đúng mức cho hoạt động Marketing.


Chính vì tầm quan trọng của Marketing và sự yêu thích, ham học hỏi, tìm tòi về
môn học này, được sự đồng ý của Khoa Kinh tế Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, sự
hỗ trợ của ban lãnh đạo Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Tam Hữu, và đặc biệt là
sự hướng dẫn tận tình của Thầy Lê Văn Mến, tôi xin thực hiện đề tài “Xây dựng chiến
lược Marketing cho các dịch vụ tại Công ty TNHH Xây dựng Thương Mại Tam Hữu”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là nghiên cứu tình hình xây dựng chiến
lược Marketing, đánh giá hiệu quả Marketing của Công ty Tam Hữu để thấy được điểm
mạnh cũng như điểm yếu trong quá trình xây dựng chiến lược Marketing của Công ty. Từ

đó đề xuất giải pháp giúp Công ty hoạch định, hoàn thiện các chiến lược Marketing góp
phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho Công ty.
Đề tài gồm những mục tiêu cụ thể sau:

- Giới thiệu một số cơ sở lí luận cơ bản về Marketing, đặc biệt là Marketing dịch vụ nhằm
làm nền tảng trong quá trình nghiên cứu, phân tích, ứng dụng.
- Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, xây dựng chiến lược Marketing của
Công ty Tam Hữu. Qua đó xác định điểm mạnh, điểm yếu của Công ty để làm cơ sở định
hướng, hoạch định chiến lược Marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho Công
ty.
- Phân tích ma trận SWOT để hoạch định chiến lược Marketing cho Công ty.
- Đề xuất một số ý kiến, kiến nghị một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện họat động
Marketing của Công ty Tam Hữu.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi về không gian
Phạm vi nghiên cứu trong luận văn là Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Tam
Hữu, một số doanh nghiệp khác là đối thủ cạnh tranh của Công ty.
1.3.2. Phạm vi về thời gian
Từ ngày 01/03/2010 đến ngày 01/06/2010.
Vì thời gian thực hiện đề tài ngắn, kiến thức của bản thân về môn học chưa sâu
rộng, thông tin chưa hoàn toàn đầy đủ nên ắt hẳn luận văn này còn nhiều thiếu sót. Rất
2


mong sự đóng góp ý kiến từ phía Công ty, Quý Thầy Cô và tất cả những ai đọc luận văn
này.
1.3.3. Nội dung
Đây là đề tài nghiên cứu về vấn đề xây dựng chiến lược Marketing dựa trên các lý
thuyết về Marketing, các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, dự báo kết hợp với
phương pháp định tính, định lượng trong quá trình thực hiện đề tài.

1.4. Cấu trúc của luận văn
Chương 1 đề cập đến lí do chọn đề tài, mục đích của đề tài, đối tượng, phạm vi
nghiên cứu cũng như ý nghĩa của đề tài. Chương 2 giới thiệu khái quát và sơ lược quá
trình hình thành, phát triển và các hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Xây dựng
Thương Mại Tam Hữu. Chương 3 đề cập đến một số cơ sở lý luận về Marketing dịch vụ,
xây dựng chiến lược Marketing. Chương 4 phân tích các yếu tố môi trường bên trong, bên
ngoài tác động đến hoạt động kinh doanh của Công ty, đồng thời phân tích sơ lược về các
đối thủ cạnh tranh trong ngành, cũng như trình bày kết quả nghiên cứu trong quá trình
thực hiện đề tài. Chương 5 thể hiện ngắn gọn những kết quả chính từ chương 4 và đưa ra
một số giải pháp cho quá trình xây dựng chiến lược Marketing của Công ty nhằm nâng
cao khả năng cạnh tranh cho Công ty.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH XD TM Tam Hữu
2.1.1. Giới thiệu tổng quát về Công ty Tam Hữu
ƒ Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI TAM HỮU
ƒ Tên giao dịch: GBA ( GLOBAL BROTHER ASSOCIATES) Ltd. Company.
ƒ Địa chỉ: 16, Đường số 5, Phường 17, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
ƒ Văn phòng đại diện: 103/21 Trần Kế Xương, P.7, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí
Minh
ƒ Vốn điều lệ: 1.500.000.000 (Một tỷ năm trăm triệu đồng). Năm 2008 tăng lên
5.000.000.000 (Năm tỷ đồng)
ƒ Mã số thuế: 0304931219
ƒ Điện thoại: 08 5512390 – 5512582
ƒ Fax: : (84-8) 35 512 390

ƒ Trang web: www.gba.vn
ƒ Email:
ƒ Người đại diện: Nguyễn Phú Bình

Chức vụ: Giám Đốc

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
ƒ Công ty thành lập với sự góp vốn kinh doanh của ba thành viên theo các tỉ lệ khác nhau:
- Ông Nguyễn Phú Bình – Chức vụ: Giám Đốc góp 3.000.000.000 đồng, chiếm 60% vốn
thành lập doanh nghiệp.
- Ông Hứa Minh Độ – Chức vụ: Phó Giám đốc thi công góp 1.000.000.000 đồng , chiếm
20% vốn thành lập doanh nghiệp.


- Ông Nguyễn Thế Việt Hưng – Chức vụ: Phó Giám đốc thiết kế, góp 1.000.000.000
đồng, chiếm 20% vốn thành lập doanh nghiệp.
ƒ Công ty được thành lập vào ngày 15 tháng 5 năm 2007 theo quyết định số 4102049490
của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh. Khách hàng mục tiêu của Công ty
bao gồm các công ty đa quốc gia và các công ty trong nước. Hiện nay hoạt động chủ yếu
ở Tp. Hồ Chí Minh với các công trình tiêu biểu như: cửa hàng Pizza Hut, Gloria Jeans
Coffee, Thai Epress, ngân hàng Sacombank, HSBC, các Công ty Thái Thịnh Capital,
Nam Phan, Hòan Vũ, shop thời trang Lacoste, Versace, trường Quốc tế Mỹ. Ngoài ra
Công ty còn nhận thi công những shop thời trang nổi tiếng tại Hà Nội như: Longines,
Aginer, Lacoste, Mango….Bên cạnh đó còn có các công trình ở một số tỉnh thành như:
Công ty bảo hiểm Prudential ở Kiên Giang, Đồng Tháp, Bình Dương.
ƒ Cũng như hầu hết các công ty khác lúc mới thành lập, Công ty Tam Hữu đã gặp một số
khó khăn trong giai đoạn mở đầu. Giai đoạn đầu Công ty hoạt động với qui mô nhỏ, chủ
yếu dựa trên những mối quan hệ, quen biết với các khách hàng đã có của các thành viên
sáng lập Công ty. Lợi thế của Công ty là ban lãnh đạo Công ty đều đã từng làm việc tại
một Công ty rất nổi tiếng cùng lĩnh vực, vì thế họ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, và

đặc biệt là đã xây dựng được mối quan hệ tốt với nhiều khách hàng. Bên cạnh đó với đội
ngũ nhân viên trẻ, năng động, và sáng tạo trong công việc cộng với sự đoàn kết, tích cực
của tập thể các bộ nhân viên dần dần Công ty tạo được uy tín, sự tin cậy đối với khách
hàng, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ nên hiện nay GBA đã có một vị trí
tương đối trên thị trường, tạo được một số ảnh hưởng trong lĩnh vực hoạt động của mình,
hợp đồng không ngừng được kí kết, phạm vi hoạt động liên tục mở rộng.
2.2. Chức năng, mục tiêu, nhiệm vụ của Công ty
2.2.1. Chức năng
- Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp
- Thiết kế và trang trí nội ngoại thất tất cả các lĩnh vực: Văn Phòng, Khách Sạn, Nhà
Hàng, Khu Du Lịch, Tòa Nhà Văn Phòng, Căn Hộ Cao Cấp, Khu Công Nghiệp và các dự
án Thương Mại.
- Sản xuất, mua bán hàng trang trí nội – ngoại thất
5


- Môi giới thương mại, tư vấn về bất động sản, kinh doanh nhà ở
- Tổ chức hội chợ triển lãm thương mại, hội nghị, hội thảo, biểu diễn nghệ thuật chuyên
nghiệp ( không hoạt động tại trụ sở).
2.2.2. Mục tiêu hoạt động
- Trở thành một Công ty có năng lực cạnh tranh cao, sức ảnh hưởng đáng kể trong lĩnh
vực kiến trúc xây dựng.
- Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất.
- Thiết kế và xây dựng những công trình kiến trúc vừa thỏa mãn nhu cầu khách hàng vừa
phù hợp với nền văn hóa quốc gia.
2.2.3. Nhiệm vụ kinh doanh
- Góp phần định hướng, hoàn thiện và nâng cao thị hiếu thẩm mỹ của người dân về bộ
mặt kiến trúc Việt Nam.
- Phát triển ngành xây dựng, kiến trúc quốc gia, nâng cao khả năng cạnh tranh của các
Công ty kiến trúc Việt Nam so với các Công ty nước ngoài tại nước ta.

- Thực hiện đầy đủ các thủ tục kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của bộ luật lao động.
- Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên môi trường, an ninh quốc
gia, phòng cháy chữa cháy, …
- Chịu sự kiểm tra của các đơn vị, cơ quan nhà nước theo quy định pháp luật.
2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí và tình hình nhân sự
2.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty

6


Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Cơng Ty Tam Hữu
GIÁM ĐỐC

Phòng Kinh Doanh
Phòng Vật Tư
Phòng Dự Toán
Phòng Dòch Vụ Khách
Hàng
Phòng Thi Công
Phòng Thiết Kế
Phòng IT
Phòng Kế Toán
Phòng HCNS Pháp Lý
Nhà máy

Bộ Phận
Sản Xuất

5


Phó Giám đốc
SM -PM-Vật tưDự tóan

Phó Giám đốc
Thi Công

Phó Giám đốc
Thiết Kế & IT

Phó Giám đốc
hành chính

Phó Giám đốc
sản xuất

Nguồn tin: Phòng HCNS


2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
™ Ban lãnh đạo
- Giám đốc: là người chịu trách nhiệm chung về tình hình hoạt động kinh doanh của Công
ty, hoạch định chiến lược kinh doanh, đề ra phương hướng phát triển của Công ty, trực
tiếp chỉ đạo các phòng ban, và có quyền hạn cao nhất.
- Phó Giám đốc bộ phận: có nhiệm vụ báo cáo nhanh cho Tổng giám đốc, ký các văn bản,
chứng từ thuộc lĩnh vực quản lí. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp
luật về lĩnh vực mà mình phụ trách.
- Các phòng ban có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc.
™ Phòng kinh doanh
- Xây dựng kế họach sản xuất, cung ứng vật tư.

- Dự toán chi phí công trình.
- Thực hiện các dịch vụ chăm sóc khách hàng.
- Thường xuyên theo dõi thị trường và nhu cầu khách hàng.
™ Phòng hành chính nhân sự
- Thực hiện công tác tuyển dụng, đào tạo và bố trí nhân viên.
- Tổ chức quản lí nhân sự nói chung, định mức sử dụng máy móc thiết bị.
- Tổ chức việc bảo hộ lao động, thực hiện các chính sách, phúc lợi, bảo hiểm cho người
lao động.
™ Phòng thiết kế
- Thiết kế các công trình, sản phẩm riêng lẻ theo theo yêu cầu khách hàng.
- Thiết kế sản phẩm mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm cho Công ty.
™ Phòng thi công
- Thi công các công trình theo hợp đồng do phòng Hành chính chuyển qua.
- Chịu trách nhiệm bảo hành các công trình do đơn vị thi công.
- Tư vấn kỹ thuật cho khách hàng.
- Kiểm tra giám sát các vật liệu để đáp ứng đúng nhu cầu thi công.
™ Phòng kế toán
- Lập các báo cáo tài chính và báo cáo trực tiếp cho Tổng giám đốc.
6


- Lập kế họach tài chính, quản lí vốn bằng tiền và việc sử dụng vốn.
- Kết hợp với các bộ phận liên quan để phân tích các họat động kinh doanh của Công ty
sau mỗi kỳ kế hoạch.
2.3.3. Tình hình nhân sự của Công ty
Năm 2010, Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Tam Hữu có 72 nhân viên làm
việc tại các phòng ban, bao gồm Ban Quản Lý, Kiến Trúc Sư, Kỹ Sư Xây Dựng, Nhà
Thiết Kế Nội Thất, Họa Viên 2D & 3D, và nhân viên của các bộ phận khác cùng với 70
công nhân làm việc tại các công trình.
Bảng 2.1. Tình Hình Phân Bố Lao Động của Công Ty Năm 2009

Đơn vị

Tổng số người

Tỷ lệ (%)

* Ban Giám đốc

6

4

* Các phòng ban

41

29

- Phòng Kinh doanh

2

- Phòng Vật tư

2

- Phòng Dự toán

2


- Phòng Dịch vụ khách hàng

3

- Phòng Thi công

18

- Phòng Thiết kế

6

- Phòng IT

2

- Phòng Kế toán

3

- Phòng HCNS

3

* Nhà máy sản xuất

25

18


* Công trường thi công

70

49

Tổng số

142

100
Nguồn tin: Phòng HCNS

Với quy mô và điều kiện hoạt động như hiện nay thì Công ty đã có sự phân bố lao
động và kết cấu lao động tương đối hợp lí. Tình hình phân bố lao động của Công ty mang
nét đặc trưng của một công ty lĩnh vực xây dựng – kiến trúc đó là: lực lượng lao động chủ
7


yếu tập trung ở công trường xây dựng – nơi thi công các công trình với số lượng là 70
công nhân, chiếm 49% lực lượng lao động Công ty. Ban lãnh đạo gồm 6 thành viên,
chiếm 4% tổng số lao động. Các phòng ban với số lượng 41 người, chiếm 29% tổng số
lao động. Còn lại là 25 nhân viên làm việc tại nhà máy sản xuất chiếm 18%.
Hình 2.2. Biểu Đồ Thể Hiện Trình Độ Văn Hóa Lao Động Công Ty
59%

57%
60%

48%

50%
40%
Đại học
Cao đẳng

30%
17%

21%

19%

19%

20%

14%

13%

Trung cấp
14%

Cấp 1,2,3

8%

7%
10%


0%
2007

2008

2009

Nguồn tin: Phòng HCNS
Nhân sự của Công ty có trình độ đại học, cao đẳng chỉ chiếm tỉ lệ khá khiêm tốn.
Tuy nhiên tỉ lệ này không ngừng tăng lên qua các năm. Cụ thể là năm 2007 trình độ đại
học chỉ chiếm 7%, cao đẳng chiếm 17% tổng số lao động thì đến năm 2009 con số này là
13% và 21%. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng. Lực lượng lao động cũng tăng nhẹ qua
các năm. Cụ thể là: Năm 2007 Công ty có 128 nhân viên thì đến năm 2009 tăng lên 142
nhân viên, tăng 14 người. Điều này chứng tỏ Công ty đã hoạt động có hiệu quả và qui mô
được mở rộng nhất định.
Công ty rất quan tâm đến việc đào tạo và huấn luyện nhân viên. Hầu hết những
nhân viên có trình độ cao đẳng, trung cấp có nguyện vọng nâng cao trình độ đều được
Công ty tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho việc học tập của họ, đồng thời tạo môi
trường tốt nhất khuyến khích các nhân viên bộc lộ và phát huy tối đa năng lực cá nhân để
tạo ra sự thành công của tập thể.

8


2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Bảng 2.2. Một Số Máy Móc Thiết Bị của Công Ty Năm 2009
Stt

Tên máy móc thiết bị


SL(cái)

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23

Máy mài lưỡi cưa lộng
Máy nén khí
Máy sấy UV
Máy bơm sơn

Máy khoan 21 đầu
Máy gọt góc
Máy khoan điện
Máy dán cạnh thẳng
Máy dán nẹp chỉ
Máy dán cạnh cong
Máy TOUPI
Máy phay- Router Đức
Máy chà nhám thùng
Máy ép canh vòng xoay
Máy dập sắt- 7 tấn
Máy dập sắt- 5 tấn
Máy khoang bàn
Máy đánh bóng hai đầu
Máy mài 2 đá
Máy ép thủy lực
Máy uốn ống 3 trục
Máy uốn góc
Máy uốn vòng xoay

15
12
5
12
10
11
15
8
6
9

2
3
12
9
4
3
12
7
6
5
5
4
3

Nước chế tạo
Đài Loan
Đài Loan
Đài Loan
Đài Loan
Đài Loan
Việt Nam
Việt Nam
Đài Loan
Đài Loan
Trung Quốc
Đức
Đức
Đức
Đức
Ý

Ý
Ý
Trung Quốc
Việt Nam
Đài Loan
Việt Nam
Tự chế
Tự chế
Nguồn tin: Phòng Thi công

Công ty Tam Hữu hiện có một xưởng sắt và một xưởng mộc tại khu vực Sóng
Thần, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Xưởng sắt có khoảng 74 loại máy móc thiết bị,
công cụ dụng cụ để gia công sắt nguyên liệu và ở xưởng mộc là gần 40 máy.
Máy móc thiết bị của Công ty đều là những thiết bị chuyên dùng, hầu hết đều được
nhập từ Đài Loan, ngoài ra còn nhập từ một số nước khác như: Đức, Ý, Trung Quốc, bên
cạnh đó là một số máy móc do Việt Nam sản xuất. Trong đó có những máy móc thiết bị
hiện đại, năng suất cao. Đặc biệt là có một vài loại máy móc do chính nhân viên Công ty
chế tạo đã đưa vào sử dụng và đạt kết quả rất tốt, giảm được một lượng chi phí đáng kể và
tăng năng suất lao động của công nhân.
9


2.5. Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh của Công Ty Qua Các Năm
Bảng 2.3. Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh của Công Ty Qua Các Năm
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Doanh thu BH và CCDV
Các khoản giảm trừ
DDT về BH và CCDV
Giá vốn hàng bán

Lợi nhuận gộp về bán hàng và
CCDV
Thu nhập hoạt động TC
Chi phí hoạt động TC
Chi phí bán hàng
Chi phí QLDN
Lợi nhuận thuần về HĐKD
Lợi nhuận khác
Tổng lợi nhuận trước thuế
Thuế thu nhập DN
LN sau thuế

2007

2008

2009
28.339

So sánh(%)
08/07
248

09/08
27

6.415

22.365


6.415
6.024

22.365 28.339
21.386 26.811

248
255

27
25

391
2
1,8
39
379
-27,4
34,3
6,9
1,9
5

979
2,9
2,4
26
886
66,4
-1,5

64,9
18,1
46,8

250
45
33
-33
134
-342
-104
840
850
830

56
55
25
-34
69,8
-88,7
-4.386
10,6
11,4
10,5

1.528
4,5
3
17

1.505
7,5
64,3
71,8
20,1
51,7

Nguồn tin: Phòng Kế toán
Qua bảng 2.3, ta thấy tổng doanh thu của Công ty qua các năm đều tăng nhưng
tăng với tỷ lệ không ổn định, có sự chênh lệnh rất lớn. Cụ thể, doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ năm 2008 tăng 248% so với năm 2007, một sự tăng trưởng cực
kỳ nhanh chóng, ngoạn mục; năm 2009 tiếp tục tăng và tỷ lệ tăng chỉ là 27% so với năm
2008. Nguyên nhân của sự chênh lệnh lớn này là do: Công ty vừa được thành lập và đi
vào hoạt động vào thời điểm giữa tháng 5 năm 2007 với vốn điều lệ chỉ có 1,5 tỷ đồng,
DTT về BH và CCDV tính đến cuối năm chỉ hơn 6,4 tỷ đồng. Tuy nhiên sau một năm hoạt
động, Công ty đã tận dụng và phát huy tốt những nguồn lực, những điểm mạnh của mình,
đồng các thành viên sáng lập Công ty góp thêm vốn vào, đầu năm 2008, vốn điều lệ tăng
lên 5 tỷ đồng, DTT về BH và CCDV tăng lên hơn 22 tỷ đồng, tăng đến 248%. Nhìn
chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty khá hiệu quả, mức tăng trưởng tương
đối cao, tổng lợi nhuận trước đều dương, đây thực sự là một tín hiệu khả quan đối với tình
hình kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán còn khá cao, chiếm gần 94%
10


doanh thu nên dẫn đến lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ thấp hơn nhiều so
với doanh thu thuần. Giá vốn hàng bán ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận nhưng vì Công ty
Tam Hữu không thể chủ động được nguyên liệu gỗ để sản xuất sản phẩm cũng như nguồn
VLXD phải mua từ các nguồn bên ngoài với giá cả không ổn định, dễ biến động. Đây
cũng là khó khăn của những công ty xây dựng nói chung. Năm 2008, 2009, Công ty đã cắt
giảm việc sản xuất để tập trung nguồn lực vào việc cung cấp dịch vụ, đồng thời tiết kiệm

chi phí bán hàng. Năm 2008, doanh thu về cung cấp dịch vụ là gần 21 tỷ đồng, chiếm
95% tổng doanh thu và năm 2009 là hơn 28 tỷ đồng, chiếm 100% tổng doanh thu của
Công ty.
Xu hướng hội nhập và phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường kéo theo sự phát
triển nhanh chóng của thị trường xây dựng, kiến trúc tạo điều kiện cùng những cơ hội
kinh doanh rất thuận lợi cho Công ty Tam Hữu nói riêng. Mặt khác, những mối quan hệ,
những khách hàng có sẵn do các cấp quản lí và một số nhân viên Công ty mang lại đã góp
phần không nhỏ vào việc tăng doanh thu cho Tam Hữu. Bên cạnh đó, do những đặc trưng
của ngành hoạt động, Công ty vấp phải những khó khăn nhất định, chẳng hạn như tình
trạng biến động giá do nguồn cung VLXD hay gỗ nguyên liệu không ổn định, thuế nhập
khẩu VLXD cao, giá bất động sản hay đột biến gây trở ngại không nhỏ đối với dịch vụ tư
vấn mua bán bất động sản.
Nhận xét chung, Công ty khai thác những nguồn lực của mình triệt để hơn nữa,
chắc chắn mức tăng trưởng sẽ còn khả quan hơn trong tương lai.

11


CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lí luận
3.1.1. Khái niệm và bản chất của Marketing
a. Khái niệm:
Marketing là tổng thể các hoạt động nhằm xác định nhu cầu chưa được đáp ứng
của người tiêu thụ, nhằm tìm kiếm các sản phẩm ( hoặc dịch vụ) để thỏa mãn nhu cầu này
nhằm sản xuất và trình bày sản phẩm một các hợp lí, nhằm phân phối chúng đến những
địa điểm thuận lợi với giá cả và thời điểm thích hợp cho người tiêu thụ, đồng thời cũng có
lợi cho doanh nghiệp.
b. Bản chất:

- Marketing là tiến trình quản trị. Marketing cần được xem là một bộ phận chức năng
trong một tổ chức và cần nhiều kỹ năng quản trị.
- Toàn bộ các hoạt động của Marketing hướng theo khách hàng. Marketing phải nhận ra
và thỏa mãn những yêu cầu, mong muốn của khách hàng.
- Marketing thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả và có lợi. Hiệu quả có ở
đây có ngụ ý là các hoạt động phải phù hợp với khả năng nguồn lực của tổ chức, với ngân
sách và với mục tiêu của bộ phận Marketing.
3.1.2. Vai trò và mục tiêu của Marketing
a. Vai trò của Marketing

Marketing có vai trò vô cùng quan trọng và quyết định sự thành công hay thất bại
đối với chiến lược kinh doanh của công ty.


Vai trò chính của marketing chính là phát hiện những xu hướng mới, những nhu
cầu của khách hàng chưa được đáp ứng, từ đó chuyển đổi thành những sản phẩm và dịch
vụ mang lại lợi nhuận. Đây chính là một lối tư duy mới về vai trò của marketing.
b. Mục tiêu của Marketing
Hình 3.3. Mục Tiêu của Marketing
Khái niệm Marketing
Hướng theo
khách hàng

Phối hợp các
hoạt động MKT

Mục
tiêu
của tổ
chức


Sự thỏa
mãn của
khách

Sự thành
công của
tổ chức

Nguồn tin: Marketing căn bản, Đại học Kinh tế TP. HCM, 2003.
™ Marketing hướng đến ba mục tiêu cơ bản sau:
- Thỏa mãn khách hàng: là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Các nỗ lực Marketing
nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, làm cho họ hài lòng ở mức độ cao nhất, trở thành
khách hàng trung thành, đồng thời thu hút thêm khách hàng mới.
- Chiến thắng trong cạnh tranh: giải pháp Marketing giúp công ty đối phó tốt với các
thách thức, đảm bảo vị thế cạnh tranh thuận lợi của công ty trên thị trường.
- Lợi nhuận lâu dài: Marketing phải tạo ra mức lợi nhuận cần thiết giúp công ty tích lũy
và phát triển.
3.1.3. Khác biệt giữa Marketing hàng hoá và Marketing dịch vụ
Marketing cho ngành DV được phát triển trên cơ sở thừa kế những kết quả của
Marketing hàng hoá. Tuy nhiên hệ thống Marketing Mix cho hàng hoá không hoàn toàn
phù hợp với các đặc thù của DV. Do vậy hệ thống Marketing Mix ngoài chiến lược 4P là
Product (Sản phẩm), Price (Giá), Place (Phân phối), Promtion (Xúc tiến), cần phải bổ
sung them 3P nữa đó là People (Con người), Physical Evidence (Các yếu tố hữu hình) và
Process (Quá trình) tạo thành hệ thống Marketing Mix 7P cho DV:
- Con người: Đối với các ngành DV thì con người là yếu tố quyết định, đặc biệt là những
nhân viên tuyến đầu hàng ngày hàng giờ tiếp xúc với khách hàng. Hành vi, cử chỉ, tác
15



×