Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KỸ NGHỆ GỖ TRƯỜNG THÀNH TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP
ĐOÀN KỸ NGHỆ GỖ TRƯỜNG THÀNH
TỈNH BÌNH DƯƠNG

NGUYỄN THỊ KIM THÙY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Kế Toán Tập Hợp Chi
Phí Sản Xuất và Tính Giá Thành Sản Phẩm tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Kỹ Nghệ
Gỗ Trường Thành” do Nguyễn Thị Kim Thùy, sinh viên khóa 32, chuyên ngành Kế
Toán, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

TRỊNH ĐỨC TUẤN
Người hướng dẫn

.. . .
Ngày


tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

.
Ngày

tháng

năm

.

.

.
Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tôi luôn nhận được sự quan
tâm, động viên và giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, người thân và bạn bè.

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Th.S Trịnh Đức Tuấn – Người
đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, truyền đạt nhiều kinh nghiệm
thực tế cho tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Xin cảm ơn các thầy cô Khoa Kinh Tế - Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM
đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt bốn năm học tập tại trường.
Cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của anh Hậu, chị Diễm cùng toàn thể các anh chị nhân
viên phòng Kế toán Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành trong
suốt thời gian thực tập vừa qua.
Được học tập, gắn bó cùng các bạn KE06 là niềm hạnh phúc và may mắn nhất
của tôi. Xin gửi lời cảm ơn thân thương và trìu mến đến tất cả các bạn, chúc các bạn
thành công trong cuộc sống.
Cuối cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc và lòng kính yêu vô hạn đến ba, mẹ,
anh chị cùng tất cả người thân trong gia đình luôn bên canh, động viên, an ủi, làm
điểm tựa vững chắc, giúp tôi vượt qua mọi khó khăn và hoàn thành tốt nhiệm vụ của
mình.
Kính chúc Quý Thầy Cô Trường Đại Học Nông Lâm cùng các anh chị trong
Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành dồi dào sức khỏe và luôn
thành công trong công tác.
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Kim Thùy


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ KIM THÙY. Tháng 07 năm 2010. “Kế Toán Tập Hợp Chi
Phí Sản Xuất và Tính Giá Thành Sản Phẩm tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Kỹ
Nghệ Gỗ Trường Thành”.
NGUYEN THI KIM THUY. July 2010. “Estimating Production Costs and
Calculating Product Prices at Truong Thanh Furniture Corporation”.
Khóa luận tìm hiểu, phản ánh công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản

phẩm tại Công Ty CPTĐ Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành.
Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập số liệu, phương pháp phỏng vấn,
phương pháp lịch sử để phản ánh, đánh giá công tác hạch toán chi phí và tính giá thành
tại công ty.
Qua nghiên cứu cho thấy, bên cạnh những ưu điểm, công tác kế toán của công
ty còn vài bất cập. Từ đó, tôi xin đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn công tác
kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

x

Danh mục các hình

xi

Danh mục phụ lục

xiii

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề


1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Cấu trúc của khóa luận

2

CHƯƠNG II. TỔNG QUAN
2.1. Sơ lược về Công ty

3

2.2. Lịch sử hình thành và phát triển

3

2.3. Chức năng, nhiệm vụ, phương hướng phát triển

5

2.3.1. Chức năng

5


2.3.2. Nhiệm vụ

5

2.3.3. Chiến lược, phương hướng phát triển

6

2.4. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật, tổ chức quản lý

6

2.4.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh

6

2.4.2. Đặc điểm tổ chức quản lý

7

2.5. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty

9

2.5.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán

9

2.5.2. Chính sách kế toán


12

2.5.3. Ứng dụng tin học trong công tác kế toán

13

2.6. Tổng quan về SWOT của Công ty

13

CHƯƠNG III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

15

3.1.1. Khái niệm

15

3.1.2. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

15

v


3.1.3. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

15


3.2. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kỳ tính giá
thành

17

3.3. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

18

3.3.1. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất

18

3.3.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm

19

3.4. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương
pháp kê khai thường xuyên

20

3.4.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

20

3.4.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

21


3.4.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung

22

3.4.4. Hạch toán các chi phí trả trước

24

3.4.5. Hạch toán chi phí phải trả

24

3.4.6. Hạch toán thiệt hại trong sản xuất

24

3.4.7. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá sản phẩm dở dang

26

CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm tại Công ty

29

4.2. Phân loại, đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại Công ty, kỳ tính giá thành

31


4.3. Quy trình tính giá thành kế hoạch sản phẩm

33

4.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

37

4.4.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

37

4.4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

48

4.4.3. Kế toán chi phí sản xuất chung

53

4.5. Kế toán sản phẩm hỏng

59

4.6. Kế toán thiệt hại ngừng sản xuất

59

4.7. Kế toán chi phí trả trước


59

4.8. Kế toán chi phí phải trả

60

4.9. Kế toán chi phí sản xuất dở dang

60

4.10. Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm

60

4.10.1. TK sử dụng

60
vi


4.10.2. Qui trình nhập kho thành phẩm

61

4.10.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm

62

4.11. Kế toán xử lí chênh lệch giữa giá thành thực tế và giá thành kế hoạch


64

CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Một số nhận xét về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành

65

5.1.1. Những kết quả đạt được

65

5.1.2. Những mặt tồn tại cần được hoàn thiện

67

5.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại Công ty Trường Thành
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii

68


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHTN


Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CNĐKKD

Chứng nhận đăng ký kinh doanh

CP DDCK

Chi phí dỡ dang cuối kỳ

CP DDĐK

Chi phí dỡ dang đầu kỳ

CP NCTT

Chi phí nhân công trực tiếp


CP NVLTT

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

CP PS

Chi phí phát sinh

CP SXC

Chi phí sản xuất chung

CT CPTĐ

Công ty Cổ Phần Tập Đoàn

ĐĐH

Đơn đặt hàng



Giám đốc

GTGT

Giá trị gia tăng

HĐQT


Hội đồng quản trị

KDTTQT

Kinh doanh tiếp thị quốc tế

KHSX

Kế hoạch sản xuất

KPCĐ

Kinh phí công đoàn

LCB

Lương căn bản

LMH

Lệnh mua hàng

LSXĐT

Lệnh sản xuất đại trà

NVL

Nguyên vật liệu


PNK

Phiếu nhập kho

PP

Phó phòng

PXK

Phiếu xuất kho

PYCMH

Phiếu yêu cầu mua hàng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TGĐ

Tổng giám đốc
viii


TK

Tài khoản


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP

Trưởng phòng

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TSCĐ

Tài sản cố định

XDCB

Xây dựng cơ bản

Z

Giá thành

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Bảng Chiết Tính Giá Sản Phẩm


34

Bảng 4.2. Nguyên Liệu dùng cho Sản Xuất

43

Bảng 4.3. Vật Liệu dùng cho Sản Xuất

45

Bảng 4.4. Bảng Tổng Hợp Chi Phí Sản Xuất Chung Phát Sinh Trong Kì

57

Bảng 4.5. Bảng Tổng Hợp Chi Phí Trực Tiếp Phát Sinh trong Tháng 03/2010

57

Bảng 4.6. Bảng Phân Bổ CPSXC cho Đơn Hàng KET

57

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành


4

Hình 2.2. Sơ Đồ Các Công Ty Con của Tập Đoàn

5

Hình 2.3. Ảnh Sản Phẩm Minh Họa

7

Hình 2.4. Quy Trình Sản Xuất

7

Hình 2.5. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức

8

Hình 2.6. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán

9

Hình 2.7. Sơ Đồ Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán

13

Hình 3.1. Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Nguyên Vật Liệu Trực Tiếp

21


Hình 3.2. Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Nhân Công Trực Tiếp

22

Hình 3.3. Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Chung

23

Hình 3.4. Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất

27

Hình 4.1. Sơ Đồ Quy Trình Sản Xuất Chi Tiết

30

Hình 4.2. Lưu Đồ Quy Trình Tính Giá Kế Hoạch Sản Phẩm

33

Hình 4.3. Lưu Đồ Trình Tự Luân Chuyển Chứng Từ của Quy Trình Xuất Kho Nguyên
Liệu Chính dùng cho Sản Xuất

40

Hình 4.4. Lưu Đồ Trình Tự Luân Chuyển Chứng Từ của Quá Trình Xuất Kho Vật
Liệu dùng cho Sản Xuất

41


Hình 4.5. Sơ Đồ Hạch Toán Nguyên Liệu Trực Tiếp dùng cho Sản Xuất

44

Hình 4.6. Mẫu Màn Hình Nhập Liệu Phiếu Xuất Kho Nội Bộ NL (Ảnh chụp)
Hình 4.7. Mẫu Sổ Chi Tiết TK 6211 Hạch Toán Chi Phí Nguyên Liệu Trực Tiếp cho
Đơn Hàng KET (Ảnh chụp)
Hình 4.8. Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Vật Liệu Trực Tiếp

47

Hình 4.9. Mẫu Sổ Chi Tiết TK 6212 Hạch Toán Chi Phí Vật Liệu Trực Tiếp cho Đơn
Hàng KET (Ảnh chụp)
Hình 4.10. Lưu Đồ Trình Tự Luân Chuyển Chứng Từ của Quá Trình Thanh Toán
Lương Trực Tiếp

50

Hình 4.11. Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Nhân Công Trực Tiếp

52

xi


Hình 4.12. Mẫu Sổ Chi Tiết Tài Khoản Chi Phí Nhân Công Trực Tiếp của Đơn Hàng
KET (Ảnh chụp)
Hình 4.13. Mẫu Màn Hình Sổ Cái Tổng Hợp TK 6271 “Chi Phí Nhân Viên Phân
Xưởng” (Ảnh chụp)
Hình 4.14. Mẫu Màn Hình Sổ Cái Tổng Hợp TK 6272 “Chi Phí Chung Phục Vụ Sản

Xuất - Sản Xuất” (Ảnh chụp)
Hình 4.15. Mẫu Màn Hình Sổ Cái Tổng Hợp TK 6273 “Chi Phí Chung Phục Vụ Sản
Xuất - Cơ Điện” (Ảnh chụp)
Hình 4.16. Mẫu Sổ Chi Tiết TK 214 theo dõi trích Khấu Hao Chi Phí Sản Xuất Chung
Tháng 03/2010 (Ảnh chụp)
Hình 4.17. Mẫu Màn Hình Sổ Cái Tổng Hợp TK 6275 “Chi Phí Điện Cho Sản Xuất”
(Ảnh chụp)
Hình 4.18. Mẫu Màn Hình Sổ Chi Tiết TK 1544 “Chi Phí Dỡ Dang – Sản Xuất
Chung” (Ảnh chụp)
Hình 4.19. Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Kinh Doanh Dỡ Dang của Đơn Đặt
Hàng KET

63

Hình 4.20. Mẫu Màn Hình Sổ Chi Tiết TK 154 “Chi Phí Sản Xuất Kinh Doanh Dỡ
Dang” của Đơn Hàng KET (Ảnh chụp)

xii


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Lệnh sản xuất đại trà của đơn hàng KET
Phụ lục 2. Bảng chiết tính giá thành sản phẩm
Phụ lục 3. Bảng định mức nguyên liệu gỗ
Phụ lục 4. Bảng định mức vật liệu phụ
Phụ lục 5. Lệnh cấp gỗ sấy khô
Phụ lục 6. Phiếu xuất kho nội bộ nguyên liệu
Phụ lục 7. Lệnh cấp vật tư
Phụ lục 8. Phiếu xuất kho nội bộ vật tư
Phụ lục 9. Lệnh cấp gỗ khô bổ sung

Phụ lục 10. Bảng giá khoán tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất
Phụ lục 11. Phiếu xuất kho nội bộ vật tư phục vụ sản xuất chung
Phụ lục 12. Hóa đơn thanh toán tiền điện, nước
Phụ lục 13. Biên bản giao nhận nhập kho thành phẩm
Phụ lục 14. Phiếu nhập kho nội bộ thành phẩm
Phụ lục 15. Phiếu tính giá thành cho đơn hàng KET
Phụ lục 16. Bảng tổng hợp lương khoán công nhân trực tiếp
Phụ lục 17. Bảng diễn giải lương khoán

xiii


CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Chi phí sản xuất và Giá thành sản phẩm giữ một vị trí quan trọng trong việc
quản lý tính hiệu quả của sản xuất kinh doanh. Có thể nói giá thành sản phẩm phản
ánh toàn bộ các biện pháp tổ chức quản lý và kỹ thuật mà doanh nghiệp đang áp dụng.
Hạch toán giá thành là khâu phức tạp trong công tác kế toán của doanh nghiệp. Do đó
việc tính đúng, tính đủ và quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là việc làm
cấp thiết, khách quan và có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là trong điều kiện nền kinh tế
thị trường như hiện nay.
Một yêu cầu đặt ra đối với các Doanh nghiệp là cần phải tăng cường công tác
quản lý nói chung, quản lý chi phí giá thành nói riêng, trọng tâm là công tác kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành, đảm bảo phát huy tối đa tác dụng của công cụ kế
toán với quản lý sản xuất.
Từ những vấn đề nêu trên, được sự cho phép của phòng kế toán Công ty Cổ
Phần Tập Đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành, cùng với sự giúp đỡ của thầy Trịnh Đức
Tuấn, giảng viên khoa kinh tế trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM, em đã chọn đề tài

“Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất và Tính Giá Thành Sản Phẩm tại Công Ty
Cổ Phần Tập Đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Phản ánh đầy đủ quy trình tập hợp chi phí và tính giá thành tại công ty Cổ Phần
Tập Đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành. Qua đó nhận xét công tác kế toán, rút ra ưu
nhược điểm.
Bên cạnh đó đây cũng là cơ hội gắn kết kiến thức đã học với thực tiễn, nâng cao
kiến thức và học hỏi kinh nghiệm.


1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Từ tháng 02 đến tháng 5 năm 2010.
- Về không gian: Tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành –
H.Tân Uyên – Bình Dương.
- Về nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu việc hoạch toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm, cụ thể là giá thành sản xuất của một đơn đặt hàng,
không đề cập đến chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, các mặt công tác
khác chỉ đề cập một cách sơ lược.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu, phạm vi và nội dung nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu quá trinh hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm
vụ của các bộ phận trong công ty.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày các khái niệm và phương pháp nghiên cứu phục vụ cho đề tài.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Mô tả công tác kế toán Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty.
Từ đó đưa ra nhận xét về công tác kế toán.

Chương V: Kết luận và kiến nghị
Nêu kết luận tổng quát về vấn đề nghiên cứu, trên cơ sở đó đề xuất các ý kiến
đóng góp cụ thể.

2


CHƯƠNG II
TỔNG QUAN

2.1. Sơ lược về Công ty
Tên Công ty

: Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành

Tên tiếng Anh

: Truong Thanh Furniture Corporation

Tên viết tắt

: TTFC

Logo của Công ty :

Vốn điều lệ

: 150.000.000.000 VND (Một trăm năm mươi tỷ đồng VN).

Trụ sở chính


: Xã Bình Chuẩn, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Điện thoại

: (84-0650) 740690 - 740353.

Fax

: (84-0650) 740692.

Email

: ,

Website

: www.truongthanh.com

Đại diện bởi

: Ông Võ Trường Thành - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ.

Giấy CNĐKKD: Số 4603000078 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Bình Dương
cấp, đăng ký lần đầu ngày 18/8/2003, đăng ký thay đổi lần 1 ngày 10/02/2004 (chuyển
đổi từ Công ty TNHH Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành, giấy chứng nhận ĐKKD số
4602000062 ngày 24/5/2000) thay đổi mới nhất ngày 16/11/2007.
2.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1993 thành lập Xí nghiệp tư doanh chế biến gỗ Xuất khẩu Trường Thành
tại DakLak, nay đã chuyển thành Công ty Cổ phần Trường Thành, gọi tắt là TTDL 1.

Năm 2000, trải qua 7 năm hoạt động, Công ty đã mua lại nhà máy
VINAPRIMART của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đầu tiên của Bình Dương,


thành lập Công ty TNHH Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành tại Bình Chuẩn, Thuận An, Bình
Dương.
Năm 2003, Công ty TNHH Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành đổi tên thành Công ty
Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành, gọi tắt là TTBD1.
Hình 2.1. Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành

(Nguồn tin: www.truongthanh.com)
Năm 2002 thành lập Công ty TNHH Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành tại Thủ Đức,
Thành phố Hồ Chí Minh, gọi tắt là TTTĐ.
Năm 2005 thành lập Công ty Cổ phần Chế biến Gỗ Trường Thành tại DakLak,
gọi tắt là TTDL2.
Năm 2006 thành lập Công ty CP Quản lý Cụm Công nghiệp Trường Thành
Eah’leo tại Daklak, gọi là TTDL3.
Năm 2007, thành lập Công ty Cổ phần Chế biến Gỗ Trường Thành tại Bình
Dương, gọi tắt là TTBD2.
Năm 2007 thành lập Công ty Cổ phần Trường Thành TNXP tại Phú Yên, gọi tắt
là TTPY.
Năm 2007 thành lập Công ty CP Trồng rừng Trường Thành tại Daklak, gọi tắt
là TTDL4.
Và hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập đoàn – Ông Võ Trường Thành,
cùng với sự đồng tâm hiệp lực của đội ngũ CBCNV chuyên nghiệp và giỏi nghề, Công
ty đã phát triển thành Tập đoàn Trường Thành bao gồm 7 đơn vị thành viên với hơn
6,500 CBCNV. Cơ sở hạ tầng, hệ thống máy móc hiện đại theo tiêu chuẩn Châu Âu,
đã trở thành một trong những nhà máy sản xuất và xuất khẩu gỗ lớn nhất ở Việt Nam.

4



Hình 2.2. Sơ Đồ Các Công Ty Con của Tập Đoàn

(Nguồn tin: www.truongthanh.com)
2.3. Chức năng, nhiệm vụ, phương hướng phát triển
2.3.1. Chức năng
¾ Sản xuất đồ mộc, ván trang trí nội thất xuất khẩu.
¾ Gia công các sản phẩm mộc.
2.3.2. Nhiệm vụ
™ Hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu của Công ty.
™ Quản lý bộ máy Công ty hiệu quả, tinh giản, thống nhất.
™ Sử dụng hiệu quả nguồn vốn, thực hiện tiết kiệm nguồn ngân quỹ.
™ Thực hiện hợp lí chế độ tiền lương, phụ cấp, nghỉ phép đối với người lao
động, cải tiến trang thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động,
thâm nhập thị trường hiệu quả.
™ Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, tuân thủ qui định của pháp
luật, đóng thuế đầy đủ.

5


2.3.3. Chiến lược, phương hướng phát triển
Hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới mang tính ưu việt luôn là
một trong những hoạt động trọng tâm của Công ty trong chiến lược cạnh tranh theo
tiêu chí đã đề ra “giá cả cạnh tranh cao, giao hàng đúng hẹn, chất lượng đúng thoả
thuận, phục vụ tốt nhất”.
Kế hoạch nhân sự: Công ty chủ trương bán cổ phiếu có hỗ trợ cho các nhân
viên chủ chốt. Công ty cũng xây dựng nhà tập thể cho nhân viên ở xa, và có xe đưa
rước nhân viên.

Chiến lược tiếp thị: Tạo ấn tượng tốt về chất lượng, tin cậy. Giá khuyến mãi
được đưa vào những mùa hàng thấp để đảm bảo công việc sản xuất ổn định ở mức
trung bình.
Chiến lược giá: Trường Thành đưa ra giá trần so với các đối thủ cạnh tranh,
cung cấp các sản phẩm chất lượng cao với giá cả rất cạnh tranh, cung cấp giá trị hợp lí
nhất đến người sử dụng.
Chiến lược phân phối: Mở rộng các đại lí trong nước.
Chiến lược sản phẩm: Tập trung sản xuất các mặt hàng có thiết kế truyền
thống và những mặt hàng có mẫu mã mới đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Chiến lược bán hàng: Bán sỉ sản phẩm đến các Công ty bán sỉ và bán lẻ nước
ngoài, đồng thời mở thêm nhiều đại lí bán lẻ trong nước.
2.4. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật, tổ chức quản lý
2.4.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh
a) Các nhóm sản phẩm chính
Hiện nay Công ty đang sản xuất 4 nhóm sản phẩm:
Đồ gỗ nội thất: Đồ gỗ nội thất như: bàn, ghế, tủ, giường, kệ,…chủ yếu làm
bằng gỗ Teak, Cherry, Mahogany, Thông, Beech, Caosu, MDF, veneer.
Đồ gỗ ngoại thất: Đồ gỗ ngoại thất như bàn, ghế, băng, ghế nằm, xe đẩy
rượu,…chủ yếu làm bằng gỗ Teak, Bạch đàn, Xoan đỏ, Dầu, Chò chỉ,…
Ván sàn gỗ, ván ép, ván mỏng, lạng, gỗ dán: Nguyên liệu là gỗ Hương,
Căm xe, Teak, Cherry,…
Khác: Gỗ xẻ S4S, các chi tiết nhỏ bằng gỗ,….

6


Hình 2.3. Ảnh Sản Phẩm Minh Họa

(Nguồn tin: www.truongthanh.com)
b) Qui trình sản xuất tổng quát

Hình 2.4. Qui Trình Sản Xuất

(Nguồn tin: www.truongthanh.com)
Toàn bộ qui trình sản xuất khép kín từ khâu cưa, xẻ, luộc, ngâm, tẩm sấy, phôi,
định hình, lắp ráp, hoàn thiện đến khâu đóng gói được kiểm soát chất lượng nghiêm
ngặt, từ công nhân sản xuất trực tiếp cho đến đội ngũ quản lý chất lượng và đội ngũ
bảo đảm chất lượng của Công ty theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000.
2.4.2. Đặc điểm tổ chức quản lý
Bộ máy của Công ty được tổ chức tương đối chặt chẽ, khoa học, giúp cho lãnh
đạo Công ty có thể nắm bắt được các thông tin kịp thời và đưa ra các quyết định về sản
xuất kinh doanh một cách chính xác và đúng đắn.
7


Hình 2.5. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức

(Nguồn tin: www.truongthanh.com)
Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, bao gồm
tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và người được cổ đông ủy quyền.
Hội đồng quản trị: Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý cao
nhất của Công ty, quản trị Công ty giữa hai kỳ đại hội.
Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ
kiểm tra tính hợp lí, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh và báo cáo tài
chính của Công ty.
Tổng Giám đốc: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều
hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty theo
những chiến lược và kế hoạch đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông
thông qua.
8



Phó tổng Giám đốc: Do Tổng Giám đốc bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều
hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty trong
phạm vi được Tổng Giám đốc chỉ định phụ trách.
Ngoài ra còn có các phòng ban chức năng chính của công ty, mỗi phòng ban
đảm nhiệm một chức năng riêng đặt dưới sự chỉ đạo của cấp trên.
2.5. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty
2.5.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của Công ty Trường Thành được tổ chức theo hình thức phân
tán.
Hình 2.6. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán

(Nguồn tin: Phòng kế toán)
Nhiệm vụ các bộ phận:
Kế toán trưởng
Phân công, chỉ đạo các phần hành kế toán, giúp Giám đốc kiểm soát tình hình
tài chính của Công ty, đồng thời chịu sự kiểm tra về mặt nghiệp vụ của cơ quan chủ
quản và cơ quan tài chính.
Kế Toán tổng hợp
• Cập nhật sổ cái các tài khoản liên quan và lên bảng cân đối số phát sinh, tạm
tính kết quả hàng tháng.
• Lập báo cáo kế toán theo chế độ, báo cáo tài chính quản trị.
• Tổng hợp và kiểm tra các phần hành kế toán.
9


Phó phòng giá thành
• Giám sát kiểm tra công việc tính giá thành và quyết toán đơn hàng, quyết
toán lệnh sản xuất.
• Phân tích tính hiệu quả kinh doanh cho từng đơn đặt hàng. Chịu trách nhiệm

về số liệu trên Bảng chiết tính giá thành sản phẩm và Bảng quyết toán đơn hàng.
• Cung cấp giá vốn, tham mưu giá bán cho Ban Giám Đốc duyệt.
Phó phòng hàng tồn kho
• Chịu trách nhiệm quản lý hàng hóa nhập - xuất - tồn trên tất cả các kho của
công ty.
• Lập báo cáo tồn kho hàng tháng trình Ban Giám Đốc.
• Kiểm tra và ký duyệt các phiếu xuất nhập khẩu: nguyên liệu, vật tư, thành
phẩm,…, đảm bảo hạch toán đúng quy trình của công ty.
Kế toán nguyên liệu
• Lập PNK nguyên liệu (gỗ tươi từ cưa xẻ, gỗ xẻ khô sau khi sấy) cùng phiếu
phân bổ chi phí nhập gỗ, cập nhật PNK.
• Lập bảng báo cáo tồn kho, phân tích theo tuổi tồn kho (cuối tháng).
• Lập báo cáo tổng hợp các lò sấy ra lò nhập kho trong tháng (ngày 26 mỗi
tháng).
• Kiểm kê kho theo định kỳ hay đột xuất (ít nhất 1 lần một năm).
• Lưu giữ toàn bộ hồ sơ liên quan đến quá trình nhập, xuất kho gỗ.
Kế toán vật tư
• Tiếp nhận thông tin liên quan đến việc nhập xuất kho vật tư: ĐĐH, LMH,
PYCMH do phòng mua hàng cung cấp.
• Lập phiếu nhập kho, phiếu nhập kho nội bộ, phiếu xuất kho.
• Lập phiếu xuất trả hàng khi nhà cung cấp giao sai hàng so với ĐĐH.
• Lập báo cáo tuổi tồn kho vào ngày 10 mỗi tháng.
• Định kỳ hàng tháng đối chiếu sổ sách với thủ kho.
• Lưu giữ PNK, PXK và toàn bộ hồ sơ liên quan đến quá trình nhập xuất kho
vật tư.

10


Kế toán thành phẩm

• Lập phiếu nhập kho thành phẩm căn cứ vào các chứng từ: Phiếu kiểm tra
chất lượng SP, Biên bản giao nhận từ thủ kho.
• Lập PXK căn cứ vào lệnh xuất hàng, phiếu yêu cầu xuất kho, biên bản
chuyển kho.
• Đối chiếu số liệu sổ sách với kho thành phẩm.
• Lưu giữ PNK, PXK và toàn bộ chứng từ liên quan quá trình nhập xuất kho
thành phẩm/ bán thành phẩm.
Kế toán giá thành kế hoạch
• Nhận và kiểm tra thông tin của các chứng từ liên quan đến công việc tính
giá.
• Cập nhật đơn giá gỗ, vật tư liên quan đến sản phẩm tính giá.
• Lập và trình ký các Bảng chiết tính giá thành sản phẩm dựa trên các thông
tin đã nhận và cập nhật.
• Cung cấp giá thành và giá bán ước tính cho khối kinh doanh – tiếp thị.
Kế toán giá thành thực tế
• Cập nhật giá thành kế hoạch để kế toán thành phẩm nhập kho.
• Tập hợp chi phí nguyên vật liệu, chi phí công nhân, chi phí sản xuất chung
để kết chuyển và tính giá thành thực tế của sản phẩm.
• Phân tích, so sánh chênh lệch giữa giá thành kế hoạch và giá thành thực tế
phát sinh nếu có.
• Xác định nguyên nhân chêch lệch và tham mưu cho Ban Giám Đốc.
Kế toán thuế - TSCĐ
• Lập báo cáo thuế tháng, quý, năm theo đúng quy định của cơ quan thuế. Lập
hồ sơ hoàn thuế GTGT.
• Chịu trách nhiệm kiểm tra tính chính xác của hóa đơn GTGT đầu vào, mua
hóa đơn GTGT hàng tháng.
• Theo dõi và hạch toán những nghiệp vụ liên quan đến TCSĐ như mua sắm,
sửa chữa, trích khấu hao TSCĐ,…

11



Kế toán doanh thu
• Theo dõi doanh thu xuất khẩu, doanh thu nội địa – siêu thị.
• Ghi nhận doanh thu, công nợ phải thu và ghi hóa đơn bán hàng khi có đầy
đủ bộ chứng từ.
• Hoàn thành báo cáo doanh thu theo khách hàng, theo sản phẩm, theo quốc
gia (vào ngày 10 hàng tháng).
• Lưu giữ toàn bộ hồ sơ liên quan đến việc ghi nhận thành phẩm hoặc bán
thành phẩm.
2.5.2. Chính sách kế toán
Niên độ: Từ ngày 01/01/XX đến 31/12/XX.
Đơn vị tiền tệ: Đồng Việt Nam.
Hệ thống tài khoản: Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành
đang sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ
Tài Chính.
Hệ thống báo cáo tài chính: Bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính, Các
báo cáo quản trị phục vụ yêu cầu quản lý.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường
xuyên và giá xuất kho được áp dụng theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ.
Phương pháp khấu hao: TSCĐ được khấu hao theo phương pháp đường thẳng
dựa trên thời gian hữu dụng ước tính.
Hình thức kế toán: Theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ.

12


×