Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CƠM DỪA NẠO SẤY SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN XUẤT NHẬP KHẨU BẾN TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (835.66 KB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CƠM DỪA NẠO SẤY SANG
THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG CỦA CÔNG TY
CỔ PHẨN XUẤT NHẬP KHẨU BẾN TRE

NGUYỄN THỊ THANH TRÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07 năm 2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Thực trạng và giải pháp
đẩy xuất nhập cơm dừa nạo sấy vào Trung Đông của Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập
Khẩu Bến Tre” do NGUYỄN THỊ THANH TRÚC, sinh viên khóa 32, ngành Quản Trị
Kinh Doanh, đã bảo vệ thành công vào ngày……………

TS.Thái Anh Hòa
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày



tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Bốn năm học trôi qua, được va chạm nhiều hơn với thực tế cuộc sống, tôi hiểu
rằng những thành quả mà tôi có được hôm nay không chỉ do bản thân tự nổ lực, mà nó
có được còn nhờ vào sự dạy dỗ của cha mẹ, sự truyền đạt, hướng dẫn, giúp đỡ của thầy
cô, anh chị, sự an ủi, đóng góp ý kiến của bạn bè. Với tôi, những kiến thức ấy tuy chưa
đủ đáp ứng thực tế của cuộc sống nhưng nó thực sự cần thiết để tôi có được nền tảng
vững chắc và sự khởi đầu tốt đẹp.
Lời đầu tiên con xin gởi lời tri ân đến Cha mẹ, người có công sinh thành, dưỡng
dục, tần tảo nuôi con ăn học cho đến ngày hôm nay và cùng những người thân trong
gia đình luôn ủng hộ, động viên, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho con đến trường. Đó
cũng là nguồn động lực, là niềm tin giúp cho con vững bước trong cuộc sống và trên
con đường học tâp.

Em xin chân thành cảm ơn những thầy cô chịu trách nhiệm giảng dạy lớp KN32
đã tận tình truyền đạt kiến thức cũng như luôn gần gũi giúp đỡ sinh viên. Đặc biệt, cho
em được thể hiện sự biết ơn sâu sắc đến thầy Thái Anh Hòa đã nhiệt tình hướng dẫn
em thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Thực hiện khóa luận này cũng là cơ hội cho tôi được biết đến môi trường làm
việc thực tế, là cơ hội cho tôi quen biết những anh chị trẻ trung, năng động, hết sức
nhiệt tình trong công việc và cả trong việc hướng dẫn thực tập sinh như tôi. Con chân
thành biết ơn chú Trần Văn Đức trưởng phòng kinh doanh, chị Thu Hiền, chị Kiều
Khuyên, chị Ríp, anh Hải, chị Thi, anh Đức cùng toàn thể cô chú, anh chị trong công
ty CP Xuất Nhập Khẩu Bến Tre đã tạo điều kiện thuận lợi nhất trong thời gian tôi thực
tập tại đây. Tôi xin chúc Công ty luôn gặt hái được nhiều thành công trong sản xuất
kinh doanh và trở thành đơn vị lá cờ đầu trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Cảm ơn những người bạn đã hỗ trợ, giúp đỡ, động viên, chia sẻ buồn vui trong
suốt quãng đời sinh viên.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2010
Nguyễn Thị Thanh Trúc


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ THANH TRÚC. Tháng 7 năm 2010 “Thực Trạng và Giải
Pháp Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Cơm Dừa Nạo Sấy Của Công Ty Cổ Phần Xuất
Nhập Khẩu Bến Tre”
NGUYEN THI THANH TRUC. JULY 2010. “Statusquo and Proposed
Solutions for Export Enhancement of Desiccated Coconut into Middle East at
Bentre Import-Export Corporation”
Đề tài này nhằm tìm ra một số giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu cơm dừa nạo
sấy vào các thị trường nói chung cũng như Trung Đông nói riêng tại công ty cổ phần
Xuất Nhập Khẩu Bến Tre. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Thực trạng kinh doanh xuất nhập khẩu qua ba năm của công ty đạt kết quả cao
ngoài sự mong đợi. Trong đó cơm dừa nạo sấy (CDNS) được đánh giá là sản phẩm

chủ lực của công ty với mức đóng góp hằng năm gần 30% vào tổng lợi nhuận của
công ty.
- Đề tài tiến hành tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu về sản phẩm cơm dừa nạo sấy các
thị trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu sản phẩm CDNS của thế giới ngày
càng tăng. Đặc biệt là thị trường Trung Đông.
- Bằng cách phân tích điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và đe dọa thông qua
ma trận SWOT đã giúp công ty xác định được vị thế trên trường quốc tế .
- Cuối cùng là đề xuất các giải pháp nhằm hỗ trợ cho chiến lược đẩy mạnh xuất
khẩu, cụ thể là:
o Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm.
o Công tác tạo nguồn và mua hàng hiệu quả.
o Hoàn thiện mô hình, công tác thông tin và quy hoạch nguồn nhân lực cho
bộ phân Marketing.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ


1

1.1. Lý do thực hiện đề tài

1

1.2. Mục đích nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

CHƯƠNG 2:TỔNG QUAN

4

2.1. Khái quát về Công ty xuất nhập khẩu Bến Tre

4

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

4


2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty

5

2.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty

7

2.1.4. Khó khăn và thuận lợi của công ty

12

2.2. Tổng quan về dừa và cơm dừa nạo sấy

13

2.2.1. Tổng quan về dừa

13

2.2.2.Tổng quan về cơm dừa nạo sấy

15

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lí luận về xuất khẩu

17
17


3.1.1. Khái niệm về xuất khẩu

17

3.1.2. Phân loại xuất khẩu

17

3.1.3. Vai trò của xuất khẩu

18

3.1.4. Các tác lực ảnh hưởng đến xuất khẩu

18

3.1.5. Các công cụ thúc đẩy XK

20

3.1.6. Các phương thức xâm nhập thị trường thế giới

21

3.2. Ma trận SWOT

21

3.3.


22

Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

22

3.3.2. Phương pháp phân tích

22
v


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

24

4.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 2 năm của công ty

24

4.2. Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty (2007-2009)

26

4.2.1. Kim ngạch xuất khẩu nông sản của công ty

26


4.2.2. Cơ cấu hàng xuất khẩu

28

4.2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu

30

4.2.4 Phương thức xuất khẩu

33

4.3. Nghiên cứu thị trường Trung Đông

35

4.3.1. Giới thiệu thị trường Trung Đông

35

4.3.2. Tiềm năng xuất khẩu nông sản sang Trung Đông

36

4.3.3. Những lưu ý khi xâm nhập thị trường Trung Đông

38

4.3.4. Chủ trương của chính phủ


40

4.4. Phân tích tình hình xuất khẩu cơm dừa nạo sấy

42

4.4.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu cơm dừa nạo sấy thế giới.

42

4.4.2 Tình hình sản xuất và xuất khẩu CDNS trong nước

45

4.4.3. Nhu cầu nhập khẩu CDNS tại một số thị trường lớn

49

4.4.4. Phân tích ảnh hưởng của dầu dừa lên sản phẩm CDNS

50

4.4.5. Tình hình xuất khẩu CDNS tại công ty

52

4.4.6. Tình hình XK CDNS vào thị trường Trung Đông

57


4.4.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu CDNS

59

4.5. Ma trận SWOT

67

4.6. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu

70

4.6.1. Phương hướng mục tiêu của công ty

70

4.6.2. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu CDNS

72

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

76

5.1. Kết luận

76

5.2. Kiến nghị


77

5.2.1. Đối với Nhà Nước

77

5.2.2. Đối với doanh nghiệp

78

TÀI LIỆU THAM KHẢO

80

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACCP

Hiệp hội dừa Châu Á- Thái Bình Dương

CDNS

Cơm dừa nạo sấy

CPQLDN

Chi phí quản lí doanh nghiệp


CBCNV

Cán bộ công nhân viên

DN

Doanh nghiệp

EU

Liên minh Châu Âu (Europe Union)

GVHB

Giá vốn hàng bán

KN

Kim ngạch

KNNK

Kim ngạch nhập khẩu

KNXK

Kim ngạch xuất khẩu

KNXNK


Kim ngạch xuất nhập khẩu

MKT

Marketing

NK

Nhập khẩu

NS

Nông sản

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TTTH

Tính toán tổng hợp

WTO

Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Oranization)

XK

Xuất khẩu


vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thành Phần và Trọng Lượng Trong Một Trái Dừa

14

Bảng 4.1. Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Năm 2008 và Năm 2009

24

Bảng 4.2. Kim Ngạch Xuất Nhập Khẩu của Công Ty Từ Năm 2007-2009

26

Bảng 4.3. Cơ Cấu Hàng Xuất Khẩu của Công Ty Giai Đoạn 2007-2009

28

Bảng 4.4. Thị Trường Xuất Khẩu Trực Tiếp của Công Ty

30

Bảng 4.5. Phương Thức Xuất Khẩu

33

Bảng 4.7. Sản Lượng Xuất Khẩu CDNS của Các Quốc Gia Năm 2009


42

Bảng 4.8. Biến Động Giá CDNS Tại Philppin và Srilanka Tính Theo Giá FOB Manila
Từ Tháng 8/2009 Đến Tháng 3/2010

44

Bảng 4.9. Danh Sách và KNXK Một Số Công Ty Sản Xuất Cơm Dừa Trong Nước
Tháng 11/2007

47

Bảng 4.10. Nhu Cầu Nhập Khẩu CDNS Tại Mỹ, EU, Trung Quốc

49

Bảng 4.11. Giá Dầu Dừa và CDNS Trong Giai Đoạn Tháng 8/2009 - 2/2010

51

Bảng 4.12. Tỷ Trọng Kim Ngạch Xuất Khẩu CDNS Trong Tổng KNXK

52

Bảng 4.13. Cơ Cấu Thị Trường Xuất Khẩu CDNS Theo Kim Ngạch

54

Bảng 4.14. Kim Ngạch Xuất Khẩu Vào Các Nước Trung Đông


58

Bảng 4.15. Cơ Cấu Lao Động của Công Ty Qua 2 Năm 2008-2009

60

Bảng 4.16. Giá Xuất Khẩu CDNS của Việt Nam, Indonesia và Srilanka Cập nhật ngày
7/ 5 và ngày 7/6/2010

62

Bảng 4.17. Dự Kiến về Doanh Thu và Lợi Nhuận Cho Hoạt Động SXKD

71

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

7

Hình 3.1. Ma Trận SWOT

22

Hình 4.1. Kim Ngạch Xuất Nhập Khẩu của Công Ty Từ Năm 2007-2009

26


Hình 4.2. Thị Trường Xuất Khẩu Trực Tiếp của Công Ty

30

Hình 4.3. Tốc Độ Gia Tăng Nhu Cầu CDNS Nhập Khẩu Từ Việt Nam Tại UAE và
Xiri Tính Trong 10 Tháng Đầu Năm 2008 và 2009

37

Hình 4.4. Biến Động Giá CDNS Tại Philppin và Srilanka Tính Theo Giá FOB Manila
Từ Tháng 8/2009 Đến Tháng 3/2010

44

Hình 4.5. Sản Lượng Xuất Khẩu CDNS của tỉnh Bến Tre

46

Hình 4.6. Nhu Cầu Nhập Khẩu CDNS Tại Mỹ, EU, Trung Quốc

49

Hình 4.7. Mối Quan Hệ Giữa Giá Dầu Dừa và CDNS

51

Hình 4.8. Năng Lực Xuất Khẩu CDNS của Công Ty Giai Đoạn 2003-2009

53


Hình 4.9. Cơ Cấu Thị Trường Xuất Khẩu CDNS Theo Kim Ngạch

54

Hình 4.10. Tỷ Trọng KNXK CDNS Vào Trung Đông Trong Tổng KNXK Vào Châu Á
57
Hình 4.11. Kim Ngạch Xuất Khẩu CDNS Sang Trung Đông Qua 3 Năm

58

Hình 4.13. Mô Hình Bộ Phận Chức Năng Marketing

74

ix


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Lý do thực hiện đề tài
“Nổ lực gia tăng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, góp phần đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động, thu ngoại tệ,
chuyển đổi cơ cấu theo hướng năng cao giá trị gia tăng, gia tăng chế biến và chế tạo,
các loại sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, thúc đẩy xuất khẩu dịch
vụ” (Đại hội Đảng lần IX). Thực tế cho thấy, trong quốc tế hóa, hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà ngày càng mở
rộng thông qua hoạt động xuất nhập khẩu trên thị trường thế giới. Hoạt động xuất nhập
khẩu ngày càng trở nên vô cùng quan trọng đối với bất kì một quốc gia nào trên thế

giới. Với Việt Nam hoạt động xuất nhập khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sự
nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế. Có đẩy mạnh xuất khẩu, mở cửa nền kinh tế thì
Việt Nam mới có điều kiện phát triển thành công các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
và ổn định đời sống nhân dân.
Từ đặc điểm là một nước nông nghiệp với dân số tham gia vào hoạt động nông
nghiệp chiếm 70%. Việt Nam đã xác định nông sản là một nguồn xuất khẩu quan trọng
nhằm tạo nguồn thu quan trọng và cần thiết cho phát triển kinh tế đất nước. Năm 2009
tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản đạt khoảng 15,3 tỷ USD
(. Do tác động của suy thoái kinh tế thế giới, hoạt động
kinh doanh xuất nhập khẩu năm 2009 có nhiều biến động, thị trường thu hẹp, sức mua
yếu. Giá xuất khẩu không ổn định và liên tục giảm. Là Công ty chuyên sản xuất kinh
doanh xuất khẩu các sản phẩm từ Dừa và Nông sản, các sản phẩm của Công Ty Cổ
Phần Xuất Nhập Khẩu Bến Tre, đặc biệt là Cơm dừa nạo sấy-sản phẩm chủ của lực
của công ty - gặp rất nhiều khó khăn do áp lực cạnh tranh giữa các thị trường trong và
ngoài nước. Bài viết: “Nhà máy chế biến dừa “Chết” trên xứ dừa” (Nguồn: Vtic) đã đặt


ra một câu hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu dừa ở Bến Tre nói riêng và các doanh
nghiệp cùng ngành trong nước nói chung là chúng ta phải làm như thế nào để phát huy
thế mạnh của cây Dừa? Do đó việc tìm kiếm một giải pháp cho việc kinh doanh xuất
khẩu cơm dừa nạo sấy của các công ty trong nước là một việc hết sức cần thiết và cấp
bách.
Trung Đông là khu vực nổi tiếng với các quốc gia có trữ lượng dầu mỏ khổng
lồ, đời sống cao..., nhưng đồng thời đó còn là thị trường trọng điểm, đầy tiềm năng cho
các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam có thể khai thác và làm ăn lâu dài.
Năm 2008 xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Đông đạt 1,2 tỷ USD, tăng khoảng
70% so với năm 2007. Đặc biệt trong vài năm trở lại đây thị hiếu về dừa của người
tiêu dùng tại thị trường này tăng cao cũng như luật lệ của văn hóa đạo Hồi đã làm cho
các sản phẩm cơm dừa nạo sấy không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của họ.
Nhận thức được sự quan trọng của vấn đề này, được sự đồng ý của khoa kinh tế

trường ĐH Nông Lâm, được sự giúp đỡ hỗ trợ của Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu
Bến Tre và sự hướng dẫn của thầy Thái Anh Hòa. Tôi thực hiện đề tài “kinh doanh
xuất khẩu cơm dừa nạo sấy vào thị trường Trung Đông tạị Công Ty Cổ Phần Xuất
Nhập Khẩu Bến Tre thực trạng và giải pháp”. Đề tài nhằm tìm hiểu những thành công
của công ty và những hạn chế cần khắc phục đồng thời qua việc nghiên cứu sẽ đưa ra
những giải pháp để khắc phục hạn chế đó.
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu tình hình kinh doanh xuất cơm dừa nạo sấy ở Công Ty Cổ Phần
Xuất Nhập Khẩu Bến Tre.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
¾ Tổng hợp tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu tại Công Ty Cổ Phần Xuất
Nhập Khẩu Bến Tre .
¾ Phân tích tình hình xuất khẩu CDNS của công ty và các yếu tố ảnh hưởng
xuất khẩu CDNS.
¾ Tìm hiểu khả năng phát triển xuất khẩu cơm dừa nạo sấy vào về thị trường
Trung Đông .

2


¾ Đề xuất các biện pháp chiến lược cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kinh

doanh xuất khẩu CDNS của công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
− Không gian: Đề tài sẽ được thực hiện tại Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu
Bến Tre
−Thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2010.
− Đối tượng nghiên cứu: Sản phẩm cơm dừa nạo sấy và các thị trường xuất
khẩu. Đặc biệt đi sâu tìm hiểu về thị trường Trung Đông.

− Nội dung: Nội dung nghiên cứu tình hình kinh doanh xuất khẩu sản phẩm
CDNS Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Bến Tre vào thị trường Trung Đông trong 3
năm gần nhất.
1.4. Cấu trúc luận văn
Khóa luận bao gồm 5 chương:
Chương 1: Nêu lên lý do chọn đề tài
Chương 2: Tổng quan về công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Bến Tre
Chương 3: Trình bày một số khái niệm cơ bản
Chương 4: Kết quả ngiên cứu và thảo luận
Chương 5: Một số ý kiến đề xuất

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Khái quát về Công ty xuất nhập khẩu Bến Tre
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công Ty Xuất Nhập Khẩu Bến Tre chính thức được thành lập theo quyết định
số 448/QĐ-UB ngày 20/12/1976 của UBND Tỉnh Bến Tre với tên gọi là Công Ty
Ngoại Thương, tên giao dịch quốc tế là BETRIMEX.
Trong những năm 1976-1982 Công ty hoạt động KDXNK thông qua Công Ty
Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp GENERALIMEX và các công ty khác có chức năng xuất
nhập khẩu (XNK) trực tiếp.
1983 Công ty được Bộ ngoại thương (nay là Bộ Thương mại – Du lịch) cho
phép XNK trực tiếp và từ đó công ty hoạt động với đầy đủ chức năng một công ty
XNK. BETRIMEX đã tập trung thực hiện một số nhiệm vụ như: kinh doanh trao đổi,
liên doanh liên kết, đầu tư ngắn hạn, tiến đến tổ chức khâu sản xuất trực tiếp thuộc
công ty, từng bước tạo chân hàng xuất khẩu (XK) tại chỗ, tạo quỹ hàng hoá nhập khẩu

(NK).
Qua nhiều lần thay đổi, ngày 22/10/1992 theo quyết định số 818/QĐ-UB của
UBND Tỉnh Bến Tre, Công Ty Ngoại Thương đổi tên thành Công Ty Xuất Nhập Khẩu
Bến Tre. Theo nghị định số 388/HĐ-BT ngày 20/11/1991 của Hội đồng bộ trưởng,
Công ty chính thức thành lập thành Doanh nghiệp Nhà Nước.Giấp phép kinh doanh số
4-03-1006/GP ngày 26 tháng 3 năm 1993 do Thứ trưởng Bộ thương mại cấp.
Tháng 6 năm 1997 Công Ty Xuất Nhập Bến Tre được sát nhập với Công Ty
Chế Biến Xuất Khẩu Dừa theo quyết định số 2063/QĐ-UB ngày 31/12/1996 với tên
gọi chung là Công Ty Xuất Nhập Bến Tre.


Ngày 1/6/2006 Công ty Xuất Nhập Khẩu Bến Tre chuyển thành Công Ty Cổ
Phần Xuất Nhập Khẩu Bến Tre căn cứ quyết định số 4446/QĐ-UBND ngày
27/12/2005 của UBND Tỉnh Bến Tre và hoạt động cho đến nay.
o Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Bến Tre
o Tên giao dịch quốc tế: Bentre Import-Export Joint Stock Corporation
o Tên viết tắt: BETRIMEX
o Trụ sở chính: số 75, đường 30/4, phường 3, thành phố Bến Tre
o Điện thoại: 075.822287-822509-822316
o Fax: 075.822287
o Email:
o Website: www.betrimex.com
o MS thuế: 1300104040
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty
a. Chức năng
Sản xuất: Công ty đã thiết lập hệ thống chân hàng nhằm ổn định nguồn cung
bằng cách xây dựng công ty con và công ty này tham gia trực tiếp vào quá trình thu
mua, chế biến, sản xuất các sản phẩm từ dừa như: dừa khô trái, chỉ xơ dừa, cơm dừa
nạo sấy, chỉ xơ dừa xoắn, than gáo dừa,…….
Xuất khẩu: các sản phẩm nông sản như: tiêu, chè, cafe và các sản phẩm từ dừa

như: cơm dừa nạo sấy, than gao dừa, mụn dừa, dầu dừa…
Nhập khẩu: máy móc nông nghiệp, thiết bị vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu, hoá
chất, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, xe gắn máy, phương tiện vận tải, nguyên liệu
phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu
b. Nhiệm vụ
Trên cơ sở nhu cầu thị trường, công ty có nhiệm vụ:
− Tổ chức sản xuất, gia công chế biến, kinh doanh thương mại nội bộ và xuất
nhập khẩu trực tiếp, quan hệ giao dịch với khách hàng trong và ngoài nước, kí kết và
thực hiện hợp đồng mua bán, liên doanh, liên kết các sản phẩm, các mặt hàng đã đăng
ký kinh doanh.
− Chỉ đạo sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.

5


− Quản lý kiểm tra các hoạt động tài chính, tài sản và vốn công ty đã giao cho
các đơn vị trực thuộc theo đúng quy định của pháp luật.
− Thực hiện chế độ hạch toán độc lập đảm bảo đúng pháp luật nhà nước hiện
hành.
− Quyết toán tháng, quý kịp thời và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cho
ngân sách nhà nước.
− Xậy dựng phương án kinh doanh, tổ chức nhân sự qua từng thời kỳ, chăm lo
đào tạo bồi dưỡng cán bộ tạo nguồn nhân lực vững vàng nghiệp vụ, có phẩm chất và
năng lực phục vụ theo yêu cầu hoạt động và phát triển của công ty.
- Mở rộng thị trường trong và ngoài nước, nghiên cứu xây dựng chiến lược phát
triển kinh tế, phối hợp giữa sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển ngành.
c. Quyền hạn
Ö Quyền tự sản xuất kinh doanh.
Ö Công ty có quyền quản lí, sử dụng tài sản, vốn, đất đai, đổi mới các trang
thiết bị của công ty.

Ö Tổ chức, quản lí, vận hành các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc, chi
nhánh của công ty.
Ö Đầu tư liên doanh liên kết, góp vốn cổ phần, quyết định giá mua, giá bán vật
tư, nguyên vật liệu, sản phẩm của công ty.
Ö Quyền quản lí tài chính của công ty.

6


2.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty
a. Cơ cấu tổ chức của Công ty
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

Nguồn: Phòng hành chính nhân sự
Đại hội đồng cổ đông:
Gồm: Đại hội đồng cổ đông thành lập, Đại hội đồng cổ đông thường niên và
Đại hội đồng cổ đông bất thường. Là cơ quan cao quyết định cao nhất, có quyền:
− Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban
kiểm soát.
− Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty trừ trường hợp điều chỉnh
vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền
chào bán theo điều lệ công ty quy định.

7


Ban kiểm soát
− Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh
doanh, ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính.
− Thẩm định báo cáo tài chính hằng năm của công ty, kiểm tra từng vấn đề cụ

thể liên quan đến quản lý điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết hoặc
theo quyết định của đại hội đồng cổ đông theo yêu cầu của cổ đông, nhóm cổ đông
theo quy định tại điều 53.2 luật doanh nghiệp.
− Thường xuyên báo cáo với hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận
và kiến nghị lên đại hội đồng cổ đông.
Hội đồng quản trị
− Là cơ quan quản lý công ty có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định
các vấn đề liên quan đến mục đích , quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc
thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông.
− Quyết định chiến lược phát triển của công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức giám đốc, phó giám đốc và kế toán trưởng, quyết định mức lương và lợi ích khác
của các cán bộ quản lý đó.
− Bảo đảm an ninh, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường trong hoạt động
sản xuất kinh doanh.
− Tổ chức thanh tra và xử lý những vi phạm nội quy, quy chế và điều lệ.
Tổng giám đốc công ty
− Điều hành hoạt động hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng
quản trị về việc tổ chức quản lý điều hành toàn diên các hoạt động tác nghiệp hằng
ngày của công ty.
− Giao chỉ tiêu, kế hoạch phê duyệt quyết toán của các đơn vị trực thuộc.
− Quyết định biên chế bộ máy, thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị nghiệp
vụ sản xuất kinh doanh trực thuộc theo phương án được hội đồng quản trị phê duyệt.
− Chỉ đạo công tác quy hoạch đào tạo cán bộ, cử cán bộ các chức danh do giám
đốc bổ nhiệm đi công tác, học tập ở nước ngoài.
− Quyết định các biện pháp bảo vệ trật tự.

8


Các phó giám đốc công ty

− Chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc và cùng liên đới chịu trách nhiệm
với giám đốc trước hội đồng quản trị về các phần việc được phân công ủy quyền cụ
thể:
+ Phó giám đốc 1:
Theo dõi kiểm tra đôn đốc, đánh giá việc thực hiện một số nhiệm vụ của lãnh
đạo các phòng ban, nhà máy xí nghiệp.
Phụ trách công việc lập kế hoạch sản xuất, xây dựng thành phẩm, quản lí chất
lượng sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm, thu mua nguyên liệu.
Tham gia điều hành, quản lý công ty thương mại dịch vụ BTCo với tư cách là
giám đốc của công ty.
Phụ trách công tác Đảng.
+ Phó giám đốc 2:
Theo dõi, kiểm tra việc việc xác lập chứng từ, thủ tục, hạch toán kế toán theo
đúng nguyên tắc và chế độ quy định.
Ký các loại văn bản chứng từ về tài chính-kế toán tín dụng do Tổng giám đốc
công ty phân công.
Tham gia quản lý, điều hành Xí nghiệp sản xuất gia công hàng xuất khẩu.
b. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
Phòng kế toán
− Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán thống kê, phân tích hoạt
động sản xuất kinh doanh để phục vụ cho việc kiểm tra thực hiên kế hoạch của công
ty.
− Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời diễn biến các nguồn vốn chủ sở hữu,
vốn huy động, vốn vay, đề xuất với giám đốc công ty các giải pháp tạo vốn đáp ứng
kịp thời cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty, theo dõi quản lý các hợp đồng
tín dụng.
− Tham mưu cho giám đốc lập, quản lý, tổ chức thực hiện các dự án đầu tư,
công trình xây dựng cơ bản, sửa chữa trong toàn công ty, các dự án hợp tác-liên doanh.

9



Phòng kinh doanh
− Tham mưu cho giám đốc công ty xây dựng phương án kinh doanh hằng năm,
chiến lược kinh doanh dài hạn, kế hoạch phát triển thị trường, phương thức kinh
doanh, chính sách tiếp thị.
− Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện các mặt hàng
sản phẩm đúng tiêu chuẩn, chất lượng, mẫu mã, quy trình kỹ thuật theo kế hoạch kinh
doanh của công ty và hợp đồng kinh tế với khách hàng.
− Cùng với phòng tài chính kế hoạch xây dựng đồng bộ kế hoạch sản xuất kinh
doanh, kế hoạch sử dụng vốn, dự án đầu tư xây sựng cơ bản, quy trình công nghệ kỹ
thuật, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch kinh doanh hằng năm và kế
hoạch trung dài hạn, các dự án hợp tác-liên doanh-liên kết.
− Tổ chức thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh trong nước theo
các phương án được giám đốc công ty phê duyệt. Tổng hợp tình hình, báo cáo phân
tích kết quả thực hiện các phương án.
− Hỗ trợ cho các đơn vị trực thuộc khai thác, mở rộng thị trường, tìm kiếm
khách hang và sản phẩm mới, làm các thủ tục xuất nhập khẩu theo quy định của nhà
nước.
Phòng hành chính nhân sự
− Tham mưu cho giám đốc công ty về tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh và
bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty.
− Quản lý hồ sơ lao động, lý lịch nhân sự toàn công ty, đề xuất giải quyết thủ
tục về chế độ tuyển dụng lao động, cho thôi việc, bổ nhiệm, bãi miễn, kỷ luật, khen
thưởng, nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ khác theo quy định
của nhà nước.
− Tham mưu cho giám đốc xây dựng, quy hoạch, đào tạo, đề bạt cán bộ lãnh
đạo và quản lý toàn công ty.
− Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kến thức,
quản lý lao động tiền lương, cùng với phòng kế toán xây dựng, theo dõi, thực hiện quy

chế trả lương, trả thưởng, định mức lao động, đơn giá tiền lương của công ty và các
dơn vị trực thuộc, nghiên cứu đề xuất để giám đốc công ty phân bổ quỹ lương, chi phí
hành chính cho các đơn vị trực thuộc.
10


− Quản lý công văn, giấy tờ sổ sách hành chính và con dấu, soạn thảo các văn
bản hành chính, báo cáo định kỳ và thực hiện công tác lưu trữ văn thư, tài liệu.
− Quản lý bảo trì tài sản, phương tiện vận chuyển của văn phòng công ty..
− Thực hiện công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ cơ quan, kiểm tra công tác bảo vệ
an ninh trật tự, bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy toàn công ty, theo dõi hoạt
động của lực lượng tự vệ cơ quan, tham gia thực hiện nghĩa vụ an ninh, quốc phòng và
công tác xã hội từ thiện.
− Tổ chức tiếp khách và chuẩn bị các chuyến đi công tác của lãnh đạo công ty,
quản lý lái xe và các phương tiện vận chuyển của công ty
Nhà máy than hoạt tính
Hoạt động chính thức 15/9/2003, chủ yếu là sản xuất mặt hàng than hoạt tính để
xuất khẩu nhằm khai thác hết tiềm năng sẵn có của tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay hoạt
động sản xuất kinh doanh này gặp nhiều khó nhăn, không mang lại hiệu quả cao nên
công ty đã cho thuê nhà máy.
Xí nghiệp sản xuất gia công hàng xuất khẩu
Là đơn vị trực thuộc của công ty, có chức năng trực tiếp tổ chức sản xuất kinh
doanh theo kế hoạch của công ty, bảo toàn và phát triển vốn, đồng thời bảo quản và sử
dụng có mục đích tài sản (nhà xưởng, trang thiết bị, đất đai..) của công ty giao cho.
Thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế theo phương thức báo sổ, chịu trách nhiệm
về kết quả hoạt động SXKD, chấp hành sự điều hành của công ty, thực hiện đầy đủ các
chính sách về kinh tế và pháp luật của Nhà nước. Xí nghiệp phải đề ra kế hoạch sản
xuất, tự quyết định về giá trị, chi phí, phương thức mua bán để đảm bảo đạt được giá
và lợi nhuận cao. Đồng thời các xí nghiệp phải tự tổ chức bộ máy, bố trí lao động phù
hợp với tình hình thực tế và điều kiện sản xuất trong từng giai đoạn, có quyền hợp

đồng sử dụng lao động.
Giám đốc xí nghiệp chịu trách nhiệm hoàn toàn về vốn của công ty cấp và vốn
vay, chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của xí nghiệp.
Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh
Tìm kiếm khách hàng và khai thác thị trường nội ngoại thương, hoạt động kinh
doanh theo định hướng của công ty và chỉ tiêu kế hoạch do Ban giám đốc công ty giao
cho.
11


Thay mặt Ban giám đốc công ty quan hệ giao dịch và đàm phán với khách hàng
để kí kết hợp đồng.
Tổ chức các hợp đồng kinh tế của công ty ký hoặc được Ban giám đốc ủy
quyền cho chi nhánh. Chi nhánh là đơn vị hạch toán phụ thuộc công ty, hoạt động theo
đúng điều lệ và qui chế của công ty, đúng theo chức năng ngành nghề đã đăng ký tại
Sở kế hoạch và phát triển thành phố Bến Tre.
2.1.4. Khó khăn và thuận lợi của công ty
a. Thuận lợi
Năm 2008 hoạt động sản xuất kinh doanh XNK của công ty đạt hiệu quả cao, từ
đó tạo niềm tin và phấn khởi, tạo đà đi lên cho toàn bộ công ty. Bộ máy tổ chức được
củng cố, đổi mới thực hiện theo điều lệ và quy chế của công ty đi vào hoạt động rất ổn
định.
Hội Đồng Quản Trị và Ban Giám Đốc luôn sâu sát diễn biến tình hình, có chủ
trương phù hợp và kịp thời xử lí những diễn biến phức tạp và khó khăn, linh động điều
hành, tranh thủ thời cơ, chỉ đạo công ty đưa hoạt động sản xuất kinh doanh phát huy
được hiệu quả. Luôn quan tâm đến môi trường làm việc và đời sống cán bộ công nhân
viên (CBCNV) làm cho tinh thần trách nhiệm của CBCNV được nâng cao.
Đội ngũ CBCNV nhiệt tình, năng nổ trong công việc, thích nghi với môi trường
làm việc công ty, chịu khó học hỏi, trình độ chuyên môn hóa được nâng cao, đoàn kết
và hoàn thành nhiệm vụ được phân công.

Qua hoạt động, thương hiệu của công ty được củng cố, tạo uy tín trên thị
trường, từng bước ổn định và phát triển.
Các chính sách kích cầu của chính phủ như miễn, giảm thuế, lãi vay và các biện
pháp khuyến khích xuất khẩu góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
Đầu năm 2009 sản lượng thu hoạch Dừa của tỉnh Bến Tre rất cao, nguyên liệu
dồi dào, tỷ giá USD ổn định ở mức cao góp phần hỗ trợ xuất khẩu các sản phẩm của
công ty.
b. Khó khăn
Do tác động của suy thoái kinh tế thế giới nên thị trường bị thu hẹp, sức mua
giảm, các sản phẩm Dừa và nông sản xuất khẩu sụt giảm, đầu ra khó khăn.

12


Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động cùng ngành
một cách quyết liệt, trong nước thì cạnh tranh thu mua nguyên liệu, nâng giá, giành
mối, gâm hàng. Thị trường luôn đối phó với các nước có sản xuất cùng ngành hàng
như Philippenes, Indonexia, Srilanka….có điều kiện thuận lợi, có công nghệ và giá
thành cạnh trạnh hơn.
Mặt hàng chủ lực của công ty là cơm dừa sấy khô xuất khẩu do chưa tự chủ
được nguyên liệu, chưa khống chế được chất lượng nguyên liệu đầu vào, tác động do
qui trình xử lí trong quá trình sản xuất, do đó chất lượng chưa thật sự ổn định, làm ảnh
hưởng tới thương hiệu do bồi hoàn. Đa phần thị trường tiêu thụ ở xa như Trung Đông,
Châu Phi, Châu Âu,… hành trình vận chuyển dài dẫn đến dễ bị biến chất, tiềm ẩn
nhiều rủi ro.
Kinh doanh mặt hàng Than gáo dừa gặp rất nhiều khó khăn, chất lượng sản xuất
từ cơ sở không đạt yêu cầu của thị trường, thuê tàu vận chuyển khó khăn, giá nội địa
quá cao so với các nước trong khu vực (hiện giá thành nội địa từ 300 USD đến 350
USD/tấn, trong khi giá xuất khẩu của Philippines và Indonexia dao động trên dưới
200USD/tấn).

2.2. Tổng quan về dừa và cơm dừa nạo sấy
2.2.1. Tổng quan về dừa
Dừa là cây thuộc họ Palmas, bộ Spadiciflorales sinh trưởng và phát triển thích
hợp ở vùng nhiệt đới, phân bố trên phạm vi đất rộng bao gồm Châu Phi, Châu Á, Châu
Mỹ LaTinh và vùng Thái Bình Dương. Theo Bách khoa toàn thư, tên gọi của dừa
trong tiếng Phạn là Kalpa virksha, có thể dịch là “Cây đem lại mọi sự cần thiết cho sự
sống”. Cây dừa thường ra hoa từ năm 2 – 4 tuổi sau khi trồng. Từ thụ phấn đến khi trái
chín là 12 -13 tháng. Khi chín trái dừa nặng 1.2 – 2 kg.
Cây dừa là cây lấy dầu quan trọng nhất thế giới phân bố từ từ vĩ độ 20 Bắc đến
xuống tận vĩ độ 20 Nam của đường xích đạo với tổng diện tích 12,47 triệu ha được
trồng ở 93 quốc gia trong số đó Hiệp hôi dừa Châu Á- Thái Bình Dương chiếm tới
10,762 ha, sản lượng XK hàng năm đạt 12,22 triệu tấn cơm dừa khô.
Dừa là loại cây trồng cho thu họach hàng tháng, từ quả dừa cho đến tất cả các
bộ phận của cây dừa đều có thể cho ra nhiều lọai sản phẩm khác nhau, trong đó có
nhiều sản phẩm có giá trị như dầu dừa, cơm dừa nạo sấy, sữa dừa, than gáo dừa, than
13


hoạt tính, chỉ xơ dừa, các loại thảm, lưới... phục vụ sinh hoạt trong gia đình và cho
mục đích công nghiệp, nông nghiệp. Một đặc tính quan trọng là có thể trồng xen nhiều
loại cây trồng trong vườn dừa: chuối, cam, quít, chanh, hồ tiêu, ca cao, rau cải, nuôi
tôm cá, ong mật... góp phần tăng thu nhập, tạo một hệ sinh thái nông nghiệp bền vững,
tận dụng được tài nguyên đất đai và thiên nhiên nhiệt đới (ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ,
nước) một cách hợp lý, tham gia hiệu quả vào chương trình quốc gia xóa đói giảm
nghèo.
Bảng 2.1. Thành Phần và Trọng Lượng Trong Một Trái Dừa
Chỉ tiêu

Trọng lượng ( kg )


%

Khối

lượng
Vỏ

0.4

33

Gáo

0.18

12

Nước dừa

0.26

25

Cơm dừa

0.36

- Dầu dừa

0.12


- Bã dừa

0.06

- Ẩm

0.18

30

Nguồn: />Hiện nay có hơn 100 sản phẩm được sản xuất từ cây dừa, Philippines xuất khẩu
hơn 50 loại sản phẩm từ dừa và dầu dừa cũng vẫn được xuất khẩu với số lượng lớn.
Những sản phẩm từ dừa có nhu cầu đang gia tăng trên thị trường thế giới như là sữa
dừa, bột sữa dừa, cơm dừa nạo sấy, than hoạt tính, các sản phẩm từ chỉ xơ dừa. Chính
vì thế mà cây dừa được xem như là một trong những quà tặng vĩ đại nhất mà thiên
nhiên đã ban tặng cho con người, cây của 1.001 công dụng, cây của đời sống.
Xu thế phát triển dừa trong tương lai
¾ Diện tích dừa thế giới tăng bình quân 1,5 - 2%/năm do cây dừa có khả năng
thích nghi rộng với các điều kiện sinh thái, với các điều kiện bất thuận của thời tiết,
thay đổi khí hậu.
¾ Có nhu cầu lớn về các sản phẩm dừa từ các thị trường Châu Á, Châu Âu,
Châu Mỹ, đặc biệt là Trung Đông.

14


¾ Khoa học công nghệ ngày càng phát triển góp phần làm tăng giá trị sản
phẩm qua chế biến. Sản phảm từ dừa được đa dạng hoá thỏa mãn nhu cầu ngày càng
cao của khách hàng.

¾ Sản phẩm dầu dừa tinh khiết và nhiên liệu sinh học từ dầu dừa (coco-diesel)
đang mở ra hướng đi mới rất có triển vọng cho thị trường nội địa và xuất khẩu, các sản
phẩm từ chỉ xơ dừa được xem là thân thiện với môi trường cũng có thị trường ngày
càng gia tăng.
¾ Phù hợp với chủ trương xóa đói giảm nghèo.
2.2.2.Tổng quan về cơm dừa nạo sấy
Sản phẩm Cơm dừa nạo sấy (Tên thương mại tiếng Anh: Desiccated coconut)
thường gồm 4 loại chính: Loại hạt nhuyễn (super fine grade), loại hạt nhuyễn bình
thường (fine grade), loại hạt trung bình bình thường (medium grade normal) và loại
hạt trung bình đặc biệt (special medium grade).
( />Sản phẩm Cơm dừa nạo sấy (CDNS) được dùng trong công nghiệp thực phẩm,
chế biến bánh kẹo, được chế biến như là một món thức ăn hàng ngày, nhất là của dân
tộc các nước theo đạo Hồi chủ yếu dùng chất béo của dừa thay cho chất béo động vật.
Cơm dừa nạo sấy được chế biến từ những quả dừa khô. Nhân dừa tươi trắng
được khử nước rất cẩn thận nhằm giữ nguyên hương vị thiên nhiên.
Quá trình sản xuất Cơm dừa nạo sấy bao gồm các bước chính sau:
¾

Mua và gọt vỏ: Nguyên liệu (quả dừa khô) sau đó loại bỏ vỏ xơ và vỏ

¾

Bỏ nước dừa: gọt vỏ lụa bên ngoài, rửa sạch bằng nước sạch và đưa vào

cứng.
bồn chứa.
¾

Đun sôi – tiệt trùng : rửa tiệt trùng lần 1 (bằng nước có pha Clorine với


nồng độ cho phép).
¾

Xay : nghiền thành hạt nhỏ theo kích cỡ yêu cầu (với kết cấu đặc biệt của

máy nghiền có thể điều chỉnh khoảng hở giữa 2 dao nghiền để tăng giảm kích thước
lớn nhỏ của cỡ hạt theo yêu cầu của khách hàng, đồng thời đảm bảo độ đồng đều của
kích thước hạt cao).

15


¾

Sấy – lược : sấy tiệt trùng từng hạt cơm dừa lần 2 (bằng hơi nước lò hơi với

T0 = 1000C), sấy khô đạt độ ẩm 3% (cơm dừa được sấy khô bằng phương pháp sấy tầng
sôi rung, với phương pháp này trong quá trình sấy gió nóng làm xáo động mạnh và
nâng những hạt cơm dừa ở trạng thái lơ lửng, và từng hạt cơm được sấy khô dừa, do đó
sản phẩm đạt độ đồng đều về độ ẩm cao).
¾

Kiểm định chất lượng – phân loại

¾

Đóng gói vô khuẩn: Sau khi làm nguội sản phẩm cơm dừa được cân và cho

vào bao PE với trọng lượng mỗi bao tùy theo yêu cầu của khách hàng (8kg/bao,
9kg/bao, 10kg/bao, 11.34kg/bao, 22.68kg/bao, 25kg/bao, 45kg/bao, 50kg/bao) và được

hàn dán kín miệng bao PE bằng thiết bị hàn nhiệt nóng, sau đó bao PE được lồng vào
bên trong bao giấy Kraft và bên ngoài cùng là bao PP (tùy theo yêu cầu của khách
hàng) và may kín miệng bao giấy Kraft và bao PP bằng máy may bao cầm tay.
Sản phẩm Cơm dừa nạo sấy sau khi được gọt sạch lớp vỏ nâu bao bên ngoài
theo qui trình công nghệ hiện đại trên dây chuyền thiết bị hiện đại hoàn toàn tự động
khép kín. Với công nghệ và dây chuyền thiết bị chế biến tự động khép kín như trên thì
trong quá trình chế biến, từ nguyên liệu ban đầu cho đến khi thành phẩm, người công
nhân không dùng tay tiếp xúc trực tiếp vào sản phẩm do đó sản phẩm đảm bảo được
độ an toàn vệ sinh thực phẩm cao.

16


×