Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THƯƠNG MẠI CỦ CHI (CIDICO)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (741.5 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
THƯƠNG MẠI CỦ CHI (CIDICO)

NGUYỄN THỊ THU SƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07 /2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp Đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ CÔNG
TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN CÔNG NGHIỆP –THƯƠNG MẠI CỦ CHỊ, do NGUYỄN THỊ THU
SƯƠNG, sinh viên khoá 32, ngành Quản Trị Kinh Doanh, đã bảo vệ thành công trước
hội đồng vào ngày________________________

LÊ VĂN MẾN
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch Hội đồng chấm báo cáo


(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày

tháng

năm 2008

tháng

năm 2010

Thư ký Hội đồng chấm báo cáo
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày

tháng

năm 2008


NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................

...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
TPHCM, Ngày
Kí tên

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin chân thành cảm ơn ông bà, cha mẹ và những người thân
trong gia đình đã luôn chăm sóc, nuôi dưỡng và dạy dỗ con cho tới ngày hôm nay!
Em xin cảm ơn chân thành đến tất cả các quý thầy cô nói chung và quý thầy cô

khoa Kinh tế, trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh nói riêng đã tận tình dạy
dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu, những bài học làm người cho em trong suốt
quãng thời gian trên giảng đường đại học!
Em xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy Lê Văn Mến – người đã nhiệt
tình hướng dẫn cho em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp!
Tôi xin chân thành cảm ơn tới tất cả các cô chú và anh chị phòng Hành Chính
Nhân Sự Công ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Công Nghiệp- Thương Mại Củ Chi, đặc
biệt là cô Mười, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi được tiếp cận những
hoạt động thực tế tại Công ty, nhất là những hoạt động liên quan đến Quản trị nguồn
nhân lực!
Tôi cũng cảm ơn những người bạn đã cùng tôi chia sẻ những buồn vui và giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập.
Xin kính chúc quý Thầy Cô dồi dào sức khoẻ, Ban Tổng Giám Đốc công ty
cùng các cô, chú, anh, chị lời chúc tốt đẹp nhất, chân thành nhất, chúc quý công ty
luôn hoạt động có hiệu quả và ngày càng vững mạnh.
Chân thành biết ơn tất cả !
TPHCM, ngày 05/07/2010


TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nguyễn Thị Thu Sương.Tháng 7 năm 2010. “Đánh Giá Tổng Quát Và Đề Xuất
Một Số Giải Pháp Quản Trị Nguồn Nhân Lực Của Công Ty CPĐTPTCN-TM
Củ Chi”
Nguyễn Thị Thu Sương. July 2010. “Evaluate And Propose Some Solutions
For Human Resource Management Of Cu Chi Commercial and Industrial
Developing Investment Joint Stock Company”
Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn với bảng câu hỏi soạn sẵn, chọn mẫu
ngẫu nhiên và dùng phương pháp so sánh để phân tích và đánh giá công tác Quản trị
nguồn nhân lực tại công ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Công Nghiệp - Thương Mại

Củ Chi. Nội dung đánh giá bao gồm các hoạt động thu hút nguồn nhân lực, hoạt động
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, các hoạt động sử dụng và duy trì nguồn nhân
lực, đồng thời đánh giá kết quả và hiệu quả Quản trị nguồn nhân lực thông qua các chỉ
tiêu về lợi ích kinh tế trong sử dụng nguồn nhân lực như: doanh thu, lợi nhuận, tổng
chi phí tiền lương, … và thông qua mức độ hài lòng, thõa mãn của người lao động đối
với công ty.
Kết quả điều tra tại Công ty cho thấy, công tác phân tích công việc là tương đối tốt, tuy
nhiên Công ty cần phải đưa ra những tiêu chuẩn mẫu cụ thể trong bản phân tích công
việc để việc bố trí lao động cũng như việc đánh giá năng lực thực hiện công việc được
chính xác. Nguồn cung lao động dồi dào, tuy nhiên Công ty còn chưa tận dụng được
hết những nguồn lao động này, số lao động làm việc trong Công ty chủ yếu là do
người thân trong Công ty giới thiệu, số lượng lao động tự tìm kiếm và biết đến Công
ty còn chiếm tỷ lệ thấp. Công ty đã chú trọng đến công tác đào tạo nhân viên, tuy
nhiên công tác đào tạo chưa thật sự thu hút nhân viên. Các chính sách lương, thưởng,
phụ cấp, phúc lợi của công ty áp dụng cho các CNV tương đối tốt. Các CNV rất hài
lòng về công tác quản trị nhân sự tại công ty.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................x
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................... xi
Chương 1. Mở Đầu ..........................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ..............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..............................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................2

1.4. Cấu trúc luận văn ..................................................................................................3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ...........................................................................................4
2.1.Lịch sử hình thành và phát triển: ...........................................................................4
2.1.1.Giới thiệu tổng quát về công ty: .....................................................................4
2.1.2.Lịch sử hình thành và phát triển: ....................................................................4
2.2.Chức năng và nhiệm vụ của công ty .....................................................................6
2.2.1.Chức năng .......................................................................................................6
2.2.2.Nhiệm vụ ........................................................................................................7
2.2.3.Cơ cấu quản lý tổ chức ...................................................................................7
2.3.Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận phòng ban ..........................9
2.3.1.Chức năng, nhiệm vụ của Bộ máy lãnh đạo quản lý ......................................9
2.3.2.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban trực thuộc công ty ......................11
2.4.Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty ......................................................14
2.4.1. Kết quả hoạt đông kinh doanh của công ty trong thời gian qua ..................14
2.4.2. Đối thủ cạnh tranh .......................................................................................15
2.4.3.Những lợi thế cạnh tranh nổi bật của công ty so với các doanh nghiệp khác
trong ngành ............................................................................................................16
2.4.4.Phương hướng hoạt động của công ty CIDICO trong năm tới ....................17
2.5.Những thuận lợi và khó khăn của công ty CIDICO ............................................17
v


2.5.1. Thuận lợi......................................................................................................17
2.5.2. Khó khăn .....................................................................................................17
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................19
3.1. Khái niệm, vai trò, ý nghĩa của Quản trị nguồn nhân lực ..................................19
3.1.1. Khái niệm ....................................................................................................19
3.1.2. Vai trò ..........................................................................................................20
3.1.3. Ý nghĩa ........................................................................................................20
3.2. Các chức năng cơ bản của Quản trị nguồn nhân lực ..........................................21

3.2.1. Thu hút nguồn nhân lực ...............................................................................21
3.2.1.2. Tuyển dụng ...............................................................................................22
a) Định nghĩa .........................................................................................................22
3.2.1.3 Đào tạo và phát triển ................................................................................26
3.2.3. Duy trì nguồn nhân lực ................................................................................28
3.3. Đánh giá năng lực thực hiện công việc: .............................................................32
3.3.1 Vai trò ...........................................................................................................32
3.3.2Các phương pháp đánh giá năng lực .............................................................32
3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................34
3.4.1. Phương pháp so sánh ...................................................................................34
3.4.2. Phương pháp chọn mẫu ...............................................................................34
3.4.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ........................................................35
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................................36
4.1Phân tích tình hình lao động .................................................................................36
4.1.1.Phân tích cơ cấu lao động của công ty:Theo giới tính .................................36
4.1.2.Phân tích cơ cấu theo trình độ ......................................................................37
4.1.3.Phân tích cơ cấu lđ theo độ tuổi lao động: ...................................................38
4.1.4.Tình hình lao động của công ty qua các năm: ..............................................39
4.2 Phân tích hoạt động tuyển dụng của công ty .......................................................40
4.2. 1. Xác định nhu cầu ........................................................................................40
4.2.2. Thực trạng hoạt động tuyển dụng tại Công ty .............................................43
4.2.3 Quy trình tuyển dụng tại công ty ..................................................................44
4.3.Tình hình phân tích công việc .............................................................................51
vi


4.4 Phân tích tình hình đào tạo và phát triển nhân sự của công ty ............................52
4.4.1. Mục đích ......................................................................................................52
4.4.2.Các hình thức đào tạo ...................................................................................53
4.4.3 Quy trình đào tạo CNV của công ty .............................................................55

4.4.4 Định mức kinh phí, chi phí ...........................................................................57
4.5. Công tác tổ chức tiền lương-tiền thưởng ............................................................58
4.5.1. Nguồn hình thành quỹ lương .......................................................................58
4.5.2. Phân phối tiền lương....................................................................................59
Phí khoán: 15%lợi tức gộp
4.5.3. Tình hình trả công nhân viên .......................................................................59
4.5.4. Về các chế độ phụ cấp, phúc lợi, thưởng ....................................................62
4.6.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhận lực của công ty ..65
4.6.1Giải pháp về tuyển dụng ................................................................................65
4.6.2.Đào tạo..........................................................................................................67
4.6.3.Công tác duy trì nguồn nhân lực ..................................................................68
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................70
5.1.Kết luận ...............................................................................................................70
5.2.Kiến nghị .............................................................................................................71
5.2.1. Đối với công ty ............................................................................................71
5.2.2.Đối với Nhà nước .........................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................73

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNV

Công nhân viên

TD

Tuyển dụng


ĐT

Đào tạo

XNK

Xuất nhập khẩu

CN

Công nghiệp

HĐQT

Hội đồng quản trị

TGĐ

Tổng giám đốc

KH-KD

Kế hoạch-kinh doanh

TC-HC

Tổ chức hành chánh

SX-KD


Sản xuất-kinh doanh

DT

Doanh thu

TNNS

Tài nguyên nhân sự

SP

Sản phẩm

HH

Hàng hoá

KT

Kinh tế

TCKT

Tài chính kế toán

TS

Tài sản


TK

Thống kê

QLDA

Quản lý dự án

ĐVT

Đơn vị tính

BQ

Bình quân

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Kết quả và hiệu quả kinh doanh qua 2 năm 2008-2009 ...............................14
Bảng 2.2Tỷ lệ đóng góp doanh thu của xăng dầu so với tổng doanh thu của công ty ....16
Bảng 4.1 Cơ cấu lao động theo giới tính .......................................................................36
Bảng 4.2 Phân tích cơ cấu lao động theo trình độ: ........................................................37
Bảng 4.3 Phân tích cơ cấu lao động theo độ tuổi: .........................................................38
Bảng 4.4.Tình hình lao động của công ty từ năm 2006-2009: ......................................39
Bảng 4.5.Nhu cầu tuyển dụng qua các năm .................................................................40
Bảng 4.6.Bảng dự báo nhu cầu nguồn nhân lực năm 2010: ..........................................41
Bảng 4.7. Thực tế tuyển dụng của công ty từ năm 2006-2009 .....................................49

Bảng 4.8. Cơ cấu chi phí tuyển dụng và chi phí tuyển dụng bình quân năm 2008-2009 ..50
Bảng 4.9. Phân tích công việc cho chức danh nhân viên BH và cán sự XNK ..............51
Bảng 4.10.Tình hình công tác đào tạo tại công ty qua các năm ...................................56
Bảng 4.11. Kết quả điều tra về công tác đào tạo tại công ty .........................................57
Bảng 4.12.Tổng quỹ lương tháng và tiền lương bq của NLĐ năm 2008-2009.............61
Bảng 4.13. Kết quả điều tra về công tác trả lương của công ty.....................................61
Bảng 4.14.Kết quả điều tra sự đánh giá của CNV về việc thực hiện các chế độ khen
thưởng, phụ cấp, phúc lợi của công ty...........................................................................65

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của công ty ...............................................................................8
Hình 2.2.Biểu đồ mô tả tỷ lệ đóng góp DT của xăng dầu so với tổng DT của công ty ...16
Hình 3.1: Ích Lợi của Phân Tích Công Việc .................................................................22
Hình 3.2. Sơ đồ Qúa Trình Tuyển Dụng .......................................................................25
Hình 3.3. Mô Hình Quản Trị Nguổn Nhân Lực ............................................................32
Hình 4.1: Biểu đồ mô tả cơ cấu lao động theo giới tính................................................36
Hình 4.2:Biểu đồ phân tích cơ cấu lao động theo trình độ ............................................37
Hình 4.3 Biểu đồ cơ cấu lao động theo độ tuổi: ............................................................38
Hình 4.4:Tình hình biến động nhân sự của công ty từ năm 2006-2009: .......................39
Hình 4.5. Nguồn cung ứng nhân lực của công ty ..........................................................44
Hình 4.6: Sơ đồ quy trình tuyển dụng lao động ............................................................46
Hình 4.7. Sơ đồ quy trình đào tạo..................................................................................55
Hình 4.8.Biểu đồ biểu diễn đánh giá công tác đào tạo của nhân viên...........................58
Hình 4.9:Biểu đồ thể hiện cách đánh giá của nhân viên về công tác trả lương cho NV .62
Hình 4.10. Kết quả điều tra sự đánh giá của CNV về việc thực hiện các chế độ khen
thưởng, phúc lợi, phụ cấp của công ty...........................................................................65


x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục:
Bảng thăm dò mức độ thoả mãn của nhân viên về chính sách nhân sự tại công ty Cổ
Phần Đầu Tư Phát Triển Công Nghiệp Thương Mại Củ Chi
Biểu 1: Hệ số trả lương cho cán bộ CNV
Biểu 2:Bảng hệ số tính thưởng

xi


Chương 1
Mở Đầu
1.1. Đặt vấn đề
CEO (Chief Excutive Officer): được định nghĩa là nghề quản trị hay là Tổng
Giám Đốc. CFO (Chief Financial Officer): quản trị tài chính, HRM (Human Resoure
Managament): quản trị nhân sự và Marketing. Đây là bốn nghề quản trị mà mọi doanh
nghiệp đều cần có. Không phải ngẫu nhiên ví CEO là cái đầu, Marketing là đôi chân
còn CFO và HRM là hai cánh tay của một cơ thể sống đó là doanh nghiệp. Làm thế
nào để các nhân viên làm việc hăng hái và chăm chỉ hơn? Làm thế nào để tuyển đúng
người cho một vị trí cần tuyển? Hay khó hơn nữa là đề ra các kế hoạch về nhân sự của
một công ty hay doanh nghiệp trong vòng 5 năm tới? Đây là những câu hỏi đặt ra mà
các HRM phải trả lời. Chính vì vậy, nếu như CFO được mệnh danh là cánh tay phải thì
HRM chính là cánh tay của các CEO. Họ là những trợ thủ đắc lực hỗ trợ và cố vấn cho
các CEO trong lĩnh vực quản lý con người của tổ chức.
Hiện nay, khi quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày
càng mạnh mẽ thì vai trò của các HRM sẽ càng được đề cao và trở nên quan trọng

hơn. Việc Việt Nam gia nhập Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế WTO (tháng 11/2006)
đã khẳng định: “cạnh tranh” là yếu tố quyết định sự thành bại hay sống còn của một
doanh nghiệp. Đây đúng là cơ hội to lớn để nước chúng ta hội nhập sâu rộng với thế
giới, học hỏi kinh nghiệm phát triển đất nước của các cường quốc, thể hiện bản lĩnh
Việt Nam. Cơ hội càng nhiều, thách thức càng to lớn, ngày càng nhiều tập đoàn hùng
mạnh, rất uy tín trên thế giới đang ồ ạt tràn vào Việt Nam tạo ra sự cạnh tranh vô cùng
khốc liệt. Sự cạnh tranh này không chỉ xảy ra giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các
công ty nước ngoài mà còn giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nhau. Đây quả là
cuộc cạnh tranh rất phức tạp, rất gay cấn, có thể nói là một mất một còn. buộc các nhà
quản trị phải biết thích ứng, để đứng vững và phát triển thì các doanh nghiệp Việt Nam
phải cố gắng vươn lên rất nhiều trong mọi lĩnh vực


Xuất phát từ yêu cầu thực tế của công ty và tầm quan trọng của công tác Quản
trị nguồn nhân lực, được sự cho phép của Ban chủ nhiệm Khoa Kinh Tế trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh cùng Ban lãnh đạo công ty và với sự hướng
dẫn của thầy Lê Văn Mến giảng viên khoa Kinh tế, tôi đã quyết định chọn đề tài:
“Thực Trạng Và Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Công Nghiệp –Thương Mại Củ Chi” nhằm
giúp công ty có cái nhìn tổng quát về thực trạng Quản trị nguồn nhân lực, từ đó đề ra
môt số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức, và mong rằng những ý tưởng xây
dựng của mình có thể mang lại giá trị thiết thực góp phần xây dựng nhằm hoàn thiện
công tác TD_ĐT và phát triển CNV tại CTy..
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu về thực trạng Quản trị nguồn nhân lực của công ty CPĐTPTCN-TM Củ Chi
thông qua các thông tin, số liệu thu thập được từ các phòng ban, đồng thời kết hợp
với bảng câu hỏi thăm dò về mức độ thõa mãn của các bộ nhân viên đối với chính
sách nhân sự của công ty. Từ những số liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được, sẽ tiến
hành phân tích để hiểu rõ về công tác Quản trị nguồn nhân lực tại công ty, trên cơ sở

đó đề ra một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế, giúp công ty có
cái nhìn tổng quát hơn về tình hình Quản trị nhân sự thực tế của mình để có những
hướng đi đúng đắn hơn trong tương lai.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hiểu được tình hình phân tích công việc, thu hút, tuyển dụng, bố trí nhân sự tại
công ty Cổ Phần ĐTPTCN-TM Củ Chi
Phân tích hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Phân tích hoạt động sử dụng và duy trì nguồn nhân lực.
Đánh giá về mức độ thõa mãn của người lao động.
Phân tích kết quả và hiệu quả Quản trị nguồn nhân lực.
Đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác Quản trị nhân sự tại công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 04/2010 đến 06/2010
Các số liệu nghiên cứu thu thập trong hai năm 2008-2009.
2


- Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại công ty CP Đầu Tư Phát
Triển Công Nghiệp –Thương Mại Củ Chi, tại các phòng ban (chủ yếu ở phòng Nhân
sự- Hành chính).
1.4. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 5 chương cụ thể như sau:
™ Chương 1: Đặt vấn đề, nêu lên sự cần thiết của đề tài, mục đích và cấu trúc
của đề tài nghiên cứu.
™ Chương 2: Tổng quan của công ty, khát quát tình hình hoạt động của công
ty gồm: Lịch sử hình thành và phát triển, chức năng và mục tiêu của công ty, cơ cấu
bộ máy quản lý, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và tìm hiểu
những thuận lợi và khó khăn mà công ty đang gặp phải.
™ Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. Đi vào cơ sở lý luận
về quản trị nhân lực, vận dụng những kiến thức liên quan vào đề tài cũng như nói rõ

về phương pháp nghiên cứu. Từ những lý thuyết làm nền tảng nghiên cứu tình hình
thực tế tại công ty.
™ Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận, chương này ta làm rõ những
vấn đề đã nêu trong phần mục tiêu nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhân sự
nhằm giúp công tác quản trị nguồn nhân lực đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới.
™ Chương 5: Kết luận tổng quát về kết quả nghiên cứu và đưa ra những kiến
nghị đối với công ty và đối với Nhà nước

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1.Lịch sử hình thành và phát triển:
2.1.1.Giới thiệu tổng quát về công ty:
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
THƯƠNG MẠI CỦ CHI
Tên giao dịch: CU CHI COMMERCIAL AND INDUSTRIAL DEVELOPING
INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt:CIDICO
Địa chỉ: ấp Bàu Tre 2, xã Tân An Hội, huyện Củ Chi, TPHCM.
Điện thoại: 08.38920587
Fax: 08.8921008
Website: www.cidico.com.vn.
Email:
Giấy phép đăng ký kinh doanh số:4103001163 ngày 27/08/2002 do Sở Kế Hoạch Đầu
Tư cấp.
Vốn điều lệ công ty là: 90.000.000.000 VND
2.1.2.Lịch sử hình thành và phát triển:
Theo yêu cầu đổi mới hoạt động của các đơn vị kinh tế quốc doanh, ngày

26/07/1991, tiền thân của công ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Công Nghiệp Thương
Mại Củ Chi là Công Ty Thương Mại Củ Chi – là một doanh nghiệp Nhà Nước trên cơ
sở hợp nhất ba công ty: Công ty xuất nhập khẩu CIMEX, Công ty vật ty tổng hợp,
công ty thương nghiệp tổng hợp. Tuy đi vào hoạt động với nguồn vốn chỉ 1.628 triệu
đồng nhưng nhờ tinh thần sáng tạo nhạy bén làm việc hết mình của cán bộ nhân viên,
công ty ngày càng lớn mạnh.


Năm 1997, Công ty thương mại Củ Chi được Nhà Nước giao nhiệm vụ: xây
dựng, quản lý, và kinh doanh khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi, theo QĐ số 405/TTG
ngày 11/06/1997 với giá thuê đất phải chăng, hình thức thanh toán linh hoạt, lối quản
lý “hành chính một cửa”, mọi công việc như: xin cấp giấy phép đầu tư, phê duyệt thiết
kế kỹ thuật để xây dựng nhà máy, xin giấy phép XNK…đều tập trung vào một cơ quan
chức năng duy nhất có thẩm quyền là Ban quản lý cả khu chế xuất và khu công
nghiệp, thủ tục hành chính gọn lẹ và nhanh chóng nên chỉ đi vào hoạt động 5 năm,
công ty đã thuê toàn bộ đất công nghiệp, đồng thời quyết định tài trợ dự án mở rộng
khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi
Tháng 8/2002, công ty được cổ phần hoá đầu tư phát công nghiệp thương mại với vốn
điều lệ là 15 tỷ đồng. Trong đó, vốn nhà nước chiếm 30%.
Là pháp nhân theo pháp luật Việt Nam kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh
28/08/2002, Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp – thương mại Củ Chi thực
hiện chế độ hoạch toán ddooacjlập, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng
theo qui định của pháp luật, hoạt động theo điều lệ công ty, luật doanh nghiệp.
Qua quá trình phát triển, các tiêu chí về số lượng và chất lượng ngày càng được
nâng cao thể hiện ở một số mặt chủ yếu như:
Vốn điều lệ từ 15 tỷ tăng lên 60 tỷ năm 2007
Vốn điều lệ năm 2009 tăng lên là 90 tỷ và sẽ tăng lên hàng trăm tỷ vào những năm tiếp
theo.
Tổng cộng tài sản công ty từ 380 tỷ đồng năm 2007 tăng lên đến 410 tỷ đồng năm
2009

Nộp ngân sách Nhà Nước trước cổ phần hoá khoảng 2.8 tỷ đồng / năm, nay
tăng lên trên 8.5 tỷ đồng / năm
Lợi nhuận sau thuế bình quân hàng năm trước cổ phần hoá là 1.3 tỷ đồng, nay
tăng lên gần 10.5 tỷ đồng / năm
Thu nhập bình quân trước cổ phần hoá từ 1.2 triệu đồng / người / tháng, nay
tăng lên trên 4 triệu đồng /người/tháng.
Cổ tức trích cổ đông bình quân là 18%/ năm
Các lĩnh vực kinh doanh:
Xây dựng, quản lý và kinh doanh khu công nghiệp.
5


Kinh doanh các mặt hàng phục vụ sản xuất, tiêu dùng trên địa bàn huyện, đặc biệt là
xăng, dầu, nhớt.
Kinh doanh địa ốc xây dựng nhà xưởng, nhà kho, nhà bán và cho thuê, chuyển nhượng
bất động sản.
2.2.Chức năng và nhiệm vụ của công ty
2.2.1.Chức năng
™ Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp:
Dự án KCN Tây Bắc Củ Chi mở rộng giai đoạn II với diện 180 ha
Dự án khu tái định cư là 34 ha
Dự án chung cư nhà ở thu nhập thấp 150 căn tại thị trấn Củ chi
™ Xây dựng và kinh doanh địa ốc, bất động sản, kinh doanh xây dựng nhà
xưởng, kho, biệt thự, căn hộ chung cư, nhà cho người thu nhập thấp, nhà lưu trú công
nhân, chuyển nhượng bất động sản, xây dựng các công trình công nghiệp dân dụng,
cầu đường, san lắp mặt bằng…
™ Kinh doanh dịch vụ - thương mại – XNK :
Dịch vụ giới thiệu việc làm
Quảng cáo thương mại
Dịch vụ lễ tân

Cung cấp nước sinh hoạt và sử lý nước thải, văn phòng phẩm
Dịch vệ sinh công nghiệp
Dịch vụ trồng và chăm sóc cây xanh
Dịch vụ giao nhận hàng hoá XNK
Dịch vụ giao nhận ngoại thương, uỷ thác XNK
Kinh doanh nội, ngoại thương
Xuất khẩu trực tiếp và xuất uỷ thác; cũng như, làm dịch vụ XNK các mặt hàng phục
vụ các doanh nghiệp trong khu CN
Kinh doanh vật tư nguyên nhiên liệu, khí hoá lỏng(đối với xăng, dầu, gas)
Kinh doanh nhà hàng trong khu CN, khẩu phần ăn cho cán bộ CNV, suất ăn công
nghiệp, câu lạc bộ thể thao, tennic, hồ bơi…

6


2.2.2.Nhiệm vụ
Xây dựng, thực hiện các kế hoạch kinh doanh của công ty.
Giải quyết đầu racho hàng nông sản, thực phẩm sản xuất tại đại bàn Củ Chi và
vùng lân cận, xuất khẩu thu ngoại tệ.
Đầu tư và phát triển khu công nghiệp. Thu hút đầu tư các doanh nghiệp trong và
ngoài nước cho các dự án khu CN Tây Bắc Củ Chi
Chấp hành quy định chính sách Nhà Nước
Nghiên cứu thị trường tạo lập uy tín công ty
Khai thác các thị trường tiềm năng, cung cấp hàng hoá phục vụ tiêu dùng và sản
xuất, chủ yếu là xăng, dầu, nhớt, hàng công nghiệp phẩm phục vụ tiêu dùng cá nhân
Chú trọng khâu xúc tiến bán hàng, quảng cáo khuyến mãi, truyền thông chào
hàng
Tổ chức nghiên cứu thị trường thường xuyên để nắm bắt thông tin về đặc điểm,
nhu cầu khách hàng để sản phẩm luôn đáp ứng đúng nhu cầu tiêu dùng cả về chung
loại, số lượng, chất lượng, giá cả

Đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ nghiệp vụ tương ứng với sự phát triển của
doanh nghiệp
Hoàn thiện hoạt động Marketing, nắm bắt cơ hội kinh doanh.
2.2.3.Cơ cấu quản lý tổ chức
2.2.3.1.Sơ đồ tổ chức của công ty

7


Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của công ty
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM
ĐỐC

PHÓ TỔNG GĐ

PHÒNG
KH-KD

BAN QLDAĐTƯXD

NHÀ HÀNG
HOA VIÊN
TÂY BẮC

PHÓ TỔNG GĐ


PHÒNG
KT-TC

PHÒNG TỔ
CHỨC HC

XÍ NGHIỆP
XÂY DỰNG
KD ĐỊA ỐC

CÁC CỦA
HÀNG KD
XĂNG DẦU

Nguồn: Phòng TCHC

8

PHÒNG
QLMT


2.2.3.2.Mô hình tổ chức
Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành và kiểm soát công ty:
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Tổng giám đốc
Các phó tổng giám đốc
Mạng lưới tổ chức của công ty bao gồm:

™

Các phòng, ban chức năng:

Phòng Tổ chức hành chánh
Phòng Kế toán – Tài chánh
Phòng Kế hoạch – kinh doanh
Phòng Dịch vụ cung ứng lao động
Phòng quản lý môi trường
Ban quản lý dự án đầu tư – xây dựng.
™

Các đơn vị cơ sở trực thuộc:

Trạm kinh doanh gia công thực phẩm( Tạm ngưng hoạt động)
Trạm kinh doanh xương súc vật.(Tạm ngưng hoạt động)
Xí nghiệp xây dựng –kinh doanh địa ốc
Nhà hàng hoa viên Tây Bắc
Hệ thống các cửa hàng kinh doanh xăng dầu.
2.3.Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận phòng ban
2.3.1.Chức năng, nhiệm vụ của Bộ máy lãnh đạo quản lý
Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan trực thuộc cao nhất, gồm tất cả các cổ đông
có quyền biểu quyết, họp thường kỳ hằng năm để quyết định những chính sách,
phương hướng, nhiệm vụ phát triển của Công ty, kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng
năm, dài hạn của Công ty. Đại hội cổ đông quyết định những vấn đề được Luật pháp
quy định, đặc biệt các cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của công
ty và lập ngân sách tài chính cho năm tiếp theo.
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công
ty để quyết định mọi vấn đề liên quan mục đích, quyền lợi của công ty, trừ các vấn đề
9



thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông . HĐQT có trách nhiệm giám sát TGĐ
điều hành và những người quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Luật pháp
và điều lệ công ty, các quy chế nội bộ của công ty và nghị quyết ĐHĐCĐ quy định.
Có trách nhiệm cụ thể hoá chiến lược, sách lược trung thành phương hướng hoạt động
Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập, giải
thể các xí nghiệp, các cửa hàng trực thuộc công ty.
Ban kiểm soát: là cơ quan trực thuộc ĐHĐCĐ, do ĐHĐCĐ bầu ra. Ban kiểm soát có
nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, trong điều hành hoạt động kinh
doanh, báo cáo tài chính của công ty
Thực hiện chức trách giám sát theo luật pháp và theo điều lệ công ty đối với các hoạt
động của HĐQT, TGĐ trong quá trình thi hành nhiệm vụ
Ban kiểm soát hoạt động độc lập với HĐQT và ban TGĐ
Ban Tổng Giám Đốc:
Tổng giám đốc: là người đại diện cho công ty trước pháp luật, quyết định tất cả các
vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước
HĐQT về việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động của công ty, sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực của công ty và tổ chức thực hiện các Nghị quyết của HĐQT theo
nhiệm vụ và quỳên hạn được giao.
Phó Tổng Giám Đốc: là người giúp việc cho TGĐ, được TGĐ uỷ quyền hoặc
chịu trách nhiệm trong một số lĩnh vực quản lý chuyên môn, chịu trách nhiệm trực tiếp
với TGĐ về phần việc được phân công.
Phó Tổng Giám Đốc 1: phụ trách phòng TC – HC, các trạm, các cửa hàng và lĩnh
vực thương mại XNK
Có quyền quyết định tất cả những vấn đề liên quan đến hoạt động tác nghiệp
hàng ngày đối với lĩnh vực phụ trách. Chịu ỷ\tách nhiệm ký hợp đồng kinh tế, các báo
cáo, văn bản, hợp đồng lao động, quyết định giá mua, giá bán sản phẩm dịch vụ, các
biện pháp khuyến mãi, mở rộng thị trường …đối với các lĩnh vực phụ trách và duyệt
chi phí phát sinh lĩnh vực được phân công quản lý.

Theo dõi đề xuất với TGĐ về tình hình tài sản đơn vị và cách sử dụng tài sản có
hiệu quả nhất. Nghiên cứu đề xuất về việc thay đổi thiết bị công nghệ cho phù hợp.

10


Phó Tổng Giám Đốc 2: phụ trách công tác đền bù giải toả, dịch vụ cung ứng
lao động và lĩnh vực kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN: có trách nhiệm hướng dẫn kiểm
tra trong việc thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách, ký kết và
ký thanh lý các hợp đồng kinh tế ( nếu được TGĐ uỷ quyền ), theo dõi các HĐKT đã
ký với khách hàng trong phạm vi phân công.
Giải quyết những việc được TGĐ uỷ quyền, nghiên cứu đề xuất các chiến lược quảng
cáo tiếp thị, tổng kết tình hình hoạt động, báo cáo với TGĐ khi có yêu cầu, duyệt các
quyết toán các cơ sở thuộc phạm vi phụ trách.
2.3.2.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban trực thuộc công ty
Các phòng, ban nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Ban TGĐ,
trực tiếp điều hành theo chức năng chuyên môn và chỉ đạo của Ban GĐ. Công ty hịên
có 5 phòng nghiệp vụ với chức năng được quy định như sau:
Phòng TC – HC: Có chức năng xây dựng phương án kiện toàn bộ máy tổ chức
trong công ty, quản lý nhân sự, thực hiện công tác hành chính quản trị
Tham mưu cho TGĐ về tổ chức bộ máy, bố trí nhân sự cho phù hợp với yêu cầu phát
triển của công ty
Tham mưu giải quyết các vấn đề tuyển dụng, thôi việc, bổ nhiệm, khen thưởng, kỹ
luật, nghĩ hưu…
Xây dựng kế hoạch chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, thi tay nghề cho cán
bộ CNV khi có yêu cầu của TGĐ
Quản lý lao động tiền lương, xây dựng định mức lao động, kết hợp với phòng kế toán
tài chính tài chính xây dựng tổng quỹ lương, đơn giá tiền lương cho công ty, thực hiện
các chế độ chính sách đối với cán bộ CNV theo quy định, quản lý hồ sơ lý lịch
CB.CNV

Quản lý công văn, giấy tờ, sổ sách hành chính, sử dụng và bảo quản con dấu, thực hiện
công tác lưu trữ tài liệu và văn thư đánh máy.
Xây dựng quy chế làm việc, nội quy lao động công ty.
Thực hiện công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ an toàn tài sản đơn vị, xây dựng lực lượng tự
vệ, lực lượng PCCC và tham gia bảo vệ môi trường trong đơn vị và các cơ sở.
Bảo quản, điều động, bố trí xe đi công tác.

11


Mua sắm trang bị các dụng cụ văn phòng , mua sắm cấp phát văn phòng phẩm, vệ sinh
tạp vụ, phục vụ nước tiếp khách cho hội nghị và lãnh đạo công ty.
Phòng Kế toán – Tài chính: Có chức năng trong việc lập kế hoạch sử dụng và
quản lý nguồn tài chính của công ty, phân tích các hoạt động kinh tế, tổ chức công tác
hạch toán kế toán theo đúng chế độ kế toán thống kê và chế độ quản lý tài chính của
Nhà Nước.
Tổ chức hoạch toán kế toán về các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo
đúng pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà Nước
Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh, lập báo cáo quyết toán phân tích hợp đồng kinh
doanh để phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm soát, thực hiện kế hoạch công ty, báo
cáo các ngành chuyên môn và báo cáo cổ đông hàng năm.
Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời và có hệ thống diễn biến các nguồn vốn góp,
vốn vay, giải quyết các loại vốn phục vụ cho công tác kinh doanh của đơn vị, sử dụng
quản lý chứng từ hoá đơn theo đúng quy định Nhà Nước, quản lý danh sách cổ đông
và tiến hành chia lãi, kê khai nộp thuế phối hợp với các phòng ban lập các thủ tục
thanh toán quốc tế
Theo dõi đôn đốc, nhắc nhở đối chiếu thu hồi công nợ, thanh toán tiền hàng đúng tinh
thần thoả thuận với khách hàng
Tham mưu cho TGĐ về tình hình sử dụng vốn có hiệu quả, góp ý về việc quản lý tài
sản, vật tư hàng hóa tiền vốn

Ban quản lý dự án ĐTXD : Phối hợp phòng KH – KD hoặc đơn vị tư vấn lập
báo cáo dự án đầu tư. Lập kế hoạch tiến độ thực hiện dự án đầu tư, xây dựng, hợp
đồng thực hiện việc khảo sát, thiết kế xây dựng, thực hiện thủ tục thẩm định phê duyệt,
thiết kế dự án, tổng dự án công trình
Tham mưu cho HĐQT và ban GĐ trong việc tổ chức đấu thầu hoặc tuyển chọn nhà
thầu thi công xây lắp công trình tổ chức quản lý kỹ thuật, chất lượng thiết bị và chất
lượng xây dựng, tổ chức nghiệm thu công trình, vận hành thử, bàn giao và đưu vào sử
dụng.
Tổ chức quản lý và vận hành hoạt động các cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu CN, định kỳ
kiểm tra việc duy tu, bảo dưỡng hạ tầng khu CN, tổ chức quản lý đát đai trong phạm vi
khu CN, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, đúng quy hoạch đã duyệt, phối hợp với
12


các cơ quan chức năng định kỳ kiểm tra và có biện pháp đảm bảo vệ sinh khu CN,
thực hiện việc tiếp nhận đầu tư thuê đất trong khu CN, hướng dẫn và hỗ trợ nhà đầu tư
trước và sau khi cấp giấy phép đầu tư đúng quy định và đúng quy hoạch xây dựng
trong khu CN
Phòng Kế hoạch – Kinh doanh: Có chức năng kinh doanh và thực hiện các
mục tiêu, phương hướng hoạt động SX- KD để đạt hiệu quả cao nhất
Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong việc hoạch định các mục tiêu hoạch định chiến
lược của công ty.
Xây dựng các loại kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về sản xuất kinh doanh và
đầu tư theo nghị quyết của HĐQT
Nghiên cứu đề xuất với các phương án hoạt động phù hợp với đặc điểm tình hình công
ty
Tham mưu trong quá trình triển khai theo dõi tiến độ thực hịên kế hoạch của đơn vị.
Thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo quy định.
Tham mưu cho lãnh đạo trong quá trình lựa chọn việc lập và triển khai các dự án đầu
tư.

Tham mưu cho lãnh đạo trong quá trình phản biện thẩm định các dự án đầu tư, thuê tư
vấn cũng như các phương án, kế hoạch hoạt động của các đơn vị có liên quan đén hoạt
động SX- KD trong đơn vị
Lập bảng kế hoach sơ kết, tổng kết các kế hoạch của công ty theo từng kỳ hoặc theo
yêu cầu của ban lãnh đạo
Ban quản lý môi trường khu công nghiệp:
Tổ chức quản lý, vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung:
Quản lý vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung
thường xuyên vận hành hệ thống thu gom và xử lý nước thải đạt môi trường quy
định, thường xuyên và định kỳ bảo dưỡng, bảo trì hệ thồng thiết bị nhà máy xử lý
nước thải tập trung khu CN
Xây dựng và trình ban TGĐ phê duyệt chi phí xử lý nước thải, mức phí phải thu
Tư vấn, tham mưu cho tổng GĐ trong việc đàm phán kí kết hợp đồng thu phí xử lý
nước thải đối với các doanh nghiệp khu CN
kết hợp với phòng KT- TC trong việc thu phí vận hành xử lý
13


×