Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NAM HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.25 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NAM HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THÙY

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KẾ TOÁN

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “KẾ TOÁN LƯU
CHUYỂN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NAM HÀ
NỘI”, do Nguyễn Thị Thùy, sinh viên khóa 32, ngành KẾ TOÁN, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày

ĐỖ THIÊN ANH TUẤN
Người hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày


tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Trước tiên con xin cảm ơn Cha, Mẹ đã sinh thành dưỡng dục Con nên người và
Con xin gởi lời biết ơn đến những người thân đã luôn ủng hộ, động viên con trong suốt
thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, các Thầy Cô Trường Đại Học
Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, cùng toàn thể Thầy Cô khoa Kinh Tế đã truyền
đạt cho em những kiến thức quý báu, giúp em vững tin trên con đường học vấn và cả
sự nghiệp trong tương lai. Đặc biệt em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Đỗ Thiên
Anh Tuấn đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo em trong suốt quá trình học tập tại trường và
hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin trân trọng cảm ơn Giám Đốc, cùng toàn thể nhân viên trong công ty Cổ
Phần Xuất Nhập Khẩu Nam Hà Nội, đã tạo điều kiện để em tiếp xúc thực tế. Xin cảm
ơn phòng kế toán, đặc biệt là cô Tuyết và chị Thư đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và cung

cấp số liệu thực tế cũng như đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình thực tập
tại công ty.
Cảm ơn tất cả bạn bè đã cổ vũ, động viên và sát cánh bên Tôi trong suốt thời
gian học tập tại Trường.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe các Thầy Cô.
Kính chúc các Cô Chú, Anh Chị trong công ty luôn mạnh khỏe, gặt hái nhiều thành
công.
Trong quá trình thực hiện đề tài này sẽ có những thiếu sót, Em rất mong nhận
được sự góp ý của quý thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
ĐHNL, ngày 15 tháng 07 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Thị Thùy


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ THÙY. Tháng 06 năm 2010. “Kế Toán Lưu Chuyển Hàng
Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nam Hà Nội”.
NGUYEN THI THUY. June 2010. “Accounting for Circulation of Goods at
Ha Noi Import And Export Joint Stock Company In The South Of Viet Nam”.
Khoá luận tìm hiểu về công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá trên cơ sở mô tả,
phân tích và đánh giá số liệu thực tế phát sinh trong quý 1 năm 2010 thông qua các
nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp hàng hoá, nhận ủy thác, mua hàng trong nước và cuối
cùng là nghiệp vụ bán hàng, xuất khẩu hàng hóa.
Hoạt động mua bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ là một trong những lĩnh vực
kinh doanh mang lại lợi nhuận cao. Việc lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ nhận ủy thác
hàng hóa xuất nhập khẩu là khâu vô cùng quan trọng trong hạch toán, ghi chép, xử lý
số liệu cũng như phát triển mô hình kinh doanh của Công ty ngày càng lớn mạnh.Vì
vậy, tôi chọn đề tài “Lưu chuyển hàng hóa tại Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nam
Hà Nội”.

Khoá luận gồm 5 chương, trong đó kết quả nghiên cứu được trình bày ở chương
4 bao gồm:
-Mô tả, hạch toán nghiệp vụ phát sinh về mua hàng và bán hàng.
-Tìm ra cách hạch toán chưa hợp lý.
-Đưa ra nhận xét và kiến nghị về cách hạch toán chưa hợp lý.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. ix
DANH MỤC PHỤ LỤC .................................................................................................x
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU...................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................1
1.3. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................2
1.4. Cấu trúc khóa luận ................................................................................................2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ...........................................................................................3
2.1. Tổng quan về công ty............................................................................................3
2.1.1. Giới thiệu về công ty......................................................................................3
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển.....................................................................4
2.1.3. Thuận lợi và khó khăn....................................................................................4
2.2. Chức năng, nhiệm vụ và hướng phát triển của Công ty .......................................5
2.2.1. Chức năng hoạt động của công ty ..................................................................5
2.2.2. Nhiệm vụ và mục tiêu của Công ty................................................................5
2.2.3. Hướng phát triển trong tương lai....................................................................6
2.3. Bộ máy tổ chức của công ty..................................................................................6
2.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty ..................................................6
2.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.......................................................7
2.4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty ...................................................................9

2.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ........................................................................9
2.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của phòng kế toán ...................................................9
2.5. Tổ chức công tác kế toán tại công ty ..................................................................10
2.5.1. Chế độ kế toán áp dụng và hệ thống chứng từ kế toán ................................10
2.5.2. Hệ thống tài khoản sử dụng .........................................................................11
2.5.3. Hình thức sổ kế toán.....................................................................................12
2.5.4. Hình thức ghi sổ kế toán ..............................................................................13
v


2.5.5. Hệ thống báo cáo kế toán .............................................................................14
2.5.6. Những nguyên tắc và chính sách kế toán chủ yếu tại công ty .....................14
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................15
3.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại......................................................15
3.1.1. Khái niệm về lưu chuyển hàng hóa..............................................................15
3.1.2. Nhiệm vụ cơ bản của kế toán hàng hóa .......................................................15
3.2. Kế toán quá trình mua hàng................................................................................16
3.2.1. Mua hàng trong nước ...................................................................................16
3.2.2. Nhập khẩu hàng hóa.....................................................................................17
3.2.2.1. Nhập khẩu trực tiếp ...............................................................................17
3.2.2.2. Nhập khẩu uỷ thác.................................................................................19
3.3.2. Xuất khẩu hàng hóa......................................................................................24
3.3.2.1. Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu trực tiếp. .................................................25
3.2.2.2. Kế toán nghiệp vụ ủy thác xuất khẩu ....................................................27
3.4. Thanh toán quốc tế..............................................................................................28
3.5. Kế toán chênh lệch tỷ giá....................................................................................29
3.6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................30
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................31
4.1. Đặc điểm lưu chuyển hàng hóa tại công ty.........................................................31
4.2. Kế toán quá trình mua hàng................................................................................31

4.2.1. Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa .......................................................31
4.2.1.1. Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp..................................................31
4.2.1.2 Kế toán nghiệp vụ nhận ủy thác nhập khẩu ...........................................43
4.2.2. Kế toán quá trình mua hàng trong nước.......................................................48
4.3. Kế toán quá trình bán hàng .................................................................................53
4.3.1. Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa ........................................................53
4.3.1.1. Xuất khẩu trực tiếp ................................................................................53
4.3.1.2. Nhận ủy thác xuất khẩu .........................................................................57
4.3.2. Kế toán bán hàng trong nước .......................................................................59
4.4. Kế toán một số trường hợp khác liên quan.........................................................63
4.4.1. Kế toán trường hợp phát sinh thừa, thiếu hàng hóa xuất nhập khẩu............63
vi


4.4.2. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái ...............................................................63
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.....................................................................65
5.1. Kết luận...............................................................................................................65
5.1.1. Kết luận chung về hoạt động lưu chuyển hàng hóa .....................................65
5.1.2. Kết luận về tổ chức công tác kế toán ...........................................................66
5.2. Kiến nghị.............................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................72
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCTC

Báo cáo tài chính


BTC

Bộ tài chính

CT

Chứng từ

ĐĐH

Đơn đặt hàng

DN

Doanh nghiệp

GTGT

Giá trị gia tăng

GVHB

Gía vốn hàng bán



Hợp đồng

HH


Hàng hóa

KD

Kinh doanh

KH

Khách hàng

NCC

Nhà cung cấp

NH

Ngân hàng

NK

Nhập khẩu

PAKD

Phương án kinh doanh



Quyết định


TBTT

Thông báo trả tiền

TK

Tài khoản

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UB

Ủy ban

UNC

Uỷ nhiệm chi

UT

Uỷ thác

UTNK

Uỷ thác nhập khẩu

XK


Xuất khẩu

XNK

Xuất nhập khẩu

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức tại Công Ty ..............................................................7
Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Phòng Kế Toán......................................................................9
Hình 2.3. Sơ Đồ Hình Thức Kế Toán trên Máy Vi Tính ..............................................13
Hình 3.1. Sơ Đồ Luân Chuyển Trình Tự Nhập Khẩu ...................................................19
Hình 3.2 Sơ Đồ Luân Chuyển Trình Tự Xuất Khẩu .....................................................27
Hình 4.1. Sơ Đồ Lưu Chuyển Chứng Từ Trong Nghiệp Vụ NK Trực Tiếp...............33
Hình 4.2. Sơ Đồ Hạch Toán Quá Trình Mua Hàng Nhập Khẩu Của Công Ty.............36
Hình 4.3. Lưu Đồ Nhập Khẩu Ủy Thác và Luân Chuyển Chứng Từ ...........................45
Hình 4.4. Lưu Đồ Chứng Từ Mua Hàng trong Nước....................................................50
Hình 4.5. Sơ Đồ Hạch Toán Quá Trình Mua Hàng trong Nước ...................................51
Hinh 4.6. Sơ Đồ Hạch Toán Nghiệp Vụ Bán Hàng XK không qua Nhập Kho ............57
Hình 4.7. Lưu Đồ Chứng Từ Bán Hàng ........................................................................61
Hình 4.8. Sơ Đồ Hạch Toán Chênh Lệch Tỷ Giá Đánh Giá Lại Cuối Kỳ ....................64

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Bộ chứng từ nhập khẩu thanh toán theo phương thức L/C
Phụ lục 2. Bộ chứng từ nhập khẩu thanh toán theo phương thức TTR
Phụ lục 3. Bộ chứng từ nhận ủy thác nhập khẩu
Phụ lục 4. Mua hàng trong nước
Phụ lục 5. Bộ chứng từ xuất khẩu thanh toán theo phương thức CAD
Phụ lục 6. Bộ chứng từ nhận ủy thác xuất khẩu
Phụ lục 7. Bán hàng trong nước
Phụ lục 8. Sổ các tài khoản

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, nền kinh tể nước ta phát triển không ngừng trong tất
cả các lĩnh vực, đặc biệt rất sôi động trong lĩnh vực hoạt động thương mại. Cùng với
xu hướng đa phương hóa và quốc tế hóa nền kinh tế, tốc độ lưu thông hàng hóa đang
diễn ra mạnh mẽ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Do vậy đối với một
DN thương mại, việc tổ chức kế toán lưu chuyển hàng hóa có vị trí quan trọng trong
việc thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin cho nhà quản lý để điều hành hoạt động sản
xuất kinh doanh theo hướng có lợi nhất.
Công ty Cổ phần XNK Nam Hà Nội là một DN hoạt động trong lĩnh vực
thương mại và dịch vụ. Hoạt động chủ yếu của công ty là XNK và mua bán hàng hoá
XNK nên công việc theo dõi và ghi chép lượng hàng hoá mua vào bán ra chiếm phần
lớn khối lượng công việc kế toán. Chính vì vậy mà công tác kế toán lưu chuyển hàng
hoá có ý nghĩa rất quan trọng, nó phản ánh hiệu quả kinh doanh của DN sau một kỳ
hoạt động, qua đó nhà quản lý có thể phân tích đánh giá và lựa chọn phương án kinh
doanh tối ưu.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán hàng hoá, em xin chọn đề
tài “Kế toán lưu chuyển hàng hóa tại công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nam Hà
Nội” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu quá trình kế toán mua bán, XNK hàng hóa tại công ty Cổ phần XNK
Nam Hà Nội, mô tả đúng công tác kế toán, quá trình luân chuyển chứng từ và phương
pháp ghi sổ.
- Đưa ra nhận xét về ưu và nhược điểm của công tác kế toán hiện hành, qua đó
đề xuất các ý kiến để hoàn thiện công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá tại đơn vị.


1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại công ty Cổ Phần Xuất Nhập
Khẩu Nam Hà Nội.
- Phạm vi thời gian: Đề tài được nghiên cứu và thực hiện từ ngày 25/3/2010
đến ngày 15/06/2010. Số liệu minh họa cho các nghiệp vụ mua bán hàng hóa là số liệu
của quý 1 năm 2010.
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Khoá luận tập trung tìm hiểu và mô tả chi
tiết công tác kế toán mua hàng, bán hàng, XNK hàng hóa tại công ty.
1.4. Cấu trúc khóa luận
Luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Chương 1 nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và
cấu trúc khóa luận.
Chương 2: Tổng quan
Chương 2 giới thiệu khái quát về công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nam Hà
Nội, bao gồm lịch sử hình thành và phát triển, đặc điểm kinh doanh và cơ cấu tổ chức
tại đơn vị.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 3 trình bày các khái niệm, các lý luận có tính chất lý thuyết về kế toán

lưu chuyển hàng hoá. Đồng thời cũng trình bày phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
để đạt được các mục tiêu nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Chương 4 mô tả, phân tích, đánh giá chi tiết công tác kế toán lưu chuyển hàng
hoá tại công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nam Hà Nội. Qua đó đưa ra nhận xét và đề
xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá.
Chương 5: Kết luận và đề nghị
Chương 5 nhận xét tổng quát về công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá, qua đó
đề xuất ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa tại công ty.

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về công ty
2.1.1. Giới thiệu về công ty
Tên gọi: Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nam Hà Nội
Tên giao dịch: HA NOI IMPORT AND EXPORT JOINT STOCK COMPANY
IN THE SOUTH OF VIET NAM.
Tên viết tắt: SIMEX.
Trụ sở chính: 497 - Điện Biên Phủ, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
Điện Thoại: 848.3832.2643 – 38326319 - 38324089 - 38330810 -38334236
Fax: 84838392208
Email: /
Website:
Mã số thuế: 03014432061.
Vốn điều lệ: 12.800.000.000 trong đó 61.26% do ngân sách nhà nước góp.
Giám đốc: Ông Nguyễn Văn Vinh

Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số: 063594, đăng ký cấp lần đầu ngày
8/8/1998. Thay đổi lần thứ 13 ngày 19/8/2009 do Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố
Hồ Chí Minh cấp.
Ngân hàng giao dịch: Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam, ngân hàng
Đông Á, ngân hàng Hàng Hải, Sacombank, Eximbank, Techcombank, Vietcombank.
Chi nhánh công ty: Chi nhánh công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nam Hà Nội.
Trụ sở chính: Số 35 Nguyễn Chí Thanh, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Trụ sở giao dịch: Số 5 Hoàng Ngọc Phách, Quận Đống Đa, Hà Nội.


2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
- Công ty xuất nhập khẩu Nam Hà Nội được thành lập ngày 23/11/1981 theo
QĐ số 4642/QĐ-UB của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
- Từ 1981-1991 công ty đã hình thành 10 cơ sở trực thuộc với trên 300 cán bộ
công nhân viên, nhưng do bộ máy cồng kềnh với quá nhiều chi nhánh rải rác ở khắp
các địa phương nên hoạt động của công ty và các cơ sở trực thuộc không có hiệu quả.
- Từ 1992 hoạt động của công ty dần chuyển sang cơ chế thị trường với cơ cấu
tổ chức gọn nhẹ chỉ còn lại 1 cơ sở trực thuộc với 30 cán bộ công nhân viên, nhờ
những nỗ lực không ngừng công ty luôn đạt thành tích kinh doanh hiệu quả trong
nhiều năm liền.
- Ngày 27/5/1998, ủy ban nhân dân Thành Phố Hà Nội đã ra quyết định số
2124QĐ-UB phê chuẩn phương án cổ phần hóa và công ty chính thức trở thành công
ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (Simex). Hiện nay, Simex là thành viên của
tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro).
- Công ty là một DN nhà nước thuộc bộ Công Thương, hạch toán độc lập theo
chế độ kế toán tài chính của Việt Nam, có con dấu riêng và có tư cách pháp nhân., hoạt
động kinh doanh ngày càng phát triển, công ty đã không ngừng đa dạng hóa các mối
quan hệ thương mại với nhiều DN trong nước và trên thế giới. Do có địa bàn hoạt
động kinh doanh rộng, mặt hàng kinh doanh đa dạng nên công ty luôn chú trọng đến
uy tín, chất lượng sản phẩm để không ngừng hội nhập và phát triển.

2.1.3. Thuận lợi và khó khăn
a) Thuận lợi
- Việt Nam là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới, đây là điều
kiện thuận lợi để công ty hội nhập vào thị trường và quan hệ làm ăn với nhiều nước
trên thế giới.
- Hiện nay Đảng và Nhà nước ta có nhiều chế độ ưu đãi như cắt giảm thuế, thủ
tục hành chính thông thoáng hơn, tạo điều kiện cho công ty đẩy mạnh hoạt động kinh
doanh XNK.
- Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cũng như trình độ canh tác của nông dân
được cải thiện, tạo ra nguồn hàng có chất lượng ngày càng đáp ứng yêu cầu của khách
hàng.
4


- Đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng trong
nước tăng mạnh, tạo điều kiện tốt cho việc tiêu thụ những mặt hàng nhập khẩu của
công ty.
- Hằng năm, công ty tuyển dụng nhiều cán bộ công nhân viên trẻ, có năng lực,
sáng tạo, đây là điểm thuận lợi của công ty trong quá trình hội nhập và phát triển.
b) Khó khăn
- Công ty gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt của các DN trong và ngoài nước về
chất lượng, giá cả hàng hóa cũng như thị trường tiêu thụ.
- Ngoài ra, cơ sở vật chất, kho bãi, phương tiện vận chuyển của công ty còn
thiếu thốn, chưa đáp ứng được nhu cầu kinh doanh.
- Trình độ ngoại ngữ của nhân viên còn hạn chế cũng là một khó khăn cho công
ty trong việc thực hiện các hợp đồng có giá trị lớn, điều khoản phức tạp.
2.2. Chức năng, nhiệm vụ và hướng phát triển của Công ty
+ Đặc điểm hoạt động của công ty
- Hình thức sở hữu vốn: Cổ phần.
- Lĩnh vực kinh doanh: Thương mại – Dịch vụ.

2.2.1. Chức năng hoạt động của công ty
+ Xuất khẩu: Các mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản, thủ công mỹ nghệ, dược liệu,
thực phẩm chế biến, may mặc, vật liệu xây dựng, nguyên liệu và sản phẩm da các
loại.
+ Nhập khẩu: Máy móc, thiết bị, vật tư nguyên liệu, phương tiện vận tải và
hàng hóa tiêu dùng, hàng kim khí điện máy, điện tử, các loại vật liệu xây dựng trang
trí nội thất.
+ Dịch vụ thương mại: Kinh doanh và cho thuê nhà ở, văn phòng, Mua bán
rượu, thuốc lá điếu sản xuất trong nước, bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và
phần mềm, nhựa và các sản phẩm từ nhựa, vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây
dựng.
2.2.2. Nhiệm vụ và mục tiêu của Công ty
a) Nhiệm vụ
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu trực tiếp, ủy thác và kế hoạch
khác có liên quan nhằm đáp ứng năng lực sản xuất kinh doanh của công ty cũng như
5


kế hoạch thành phố. Đảm bảo hạch toán đầy đủ, tự trang trải nợ đã vay, làm tròn nghĩa
vụ đối với ngân sách nhà nước.
- Tự tạo nguồn vốn cho hoạt đông kinh doanh nhằm đảm bảo tự đổi mới trang
thiết bị đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng.
- Tuân thủ chính sách chế độ quản lý kinh tế tài chính, quản lý XNK và giao dịch
kinh tế đối ngoại.Thực hiện tốt chính sách cán bộ, chế độ quản lý lãnh đạo tiền lương,
làm tốt việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ văn hóa, tăng cường đào tạo, nâng cao khả
năng, trình độ ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên.
b) Mục tiêu
- Không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất, thương mại dịch vụ trong các
lĩnh vực hoạt động kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho các cổ đông, cải thiện
điều kiện làm việc và nâng cao thu nhập cho người lao động và phát triển công ty ngày

càng bền vững.
2.2.3. Hướng phát triển trong tương lai
- Hoàn thiện cơ cấu, hoạt động của công ty ở tất cả các phòng ban.
- Tiếp tục tập trung vào kinh doanh những mặt hàng chủ lực như điều nhân, cà
phê, hạt tiêu ở những thị trường truyền thống để đảm bảo doanh số, đồng thời nghiên
cứu, mở rộng thêm một số mặt hàng khác đang có sức hút trên thị trường như tiêu sọ,
ca cao…
- Mở rộng thị trường kinh doanh sang nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là thị
trường châu mỹ và châu phi.
- Mở thêm chi nhánh công ty ở miền Trung (Đà Nẵng) trong chiến lược tìm
kiếm, mở rộng mặt hàng phục vụ kinh doanh XK và thị trường tiêu thụ hàng NK.
2.3. Bộ máy tổ chức của công ty
2.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Bộ máy tổ chức tại công ty bao gồm nhiều bộ phận quản lý khác nhau, có mối
quan hệ phụ thuộc và tác động lẫn nhau. Mỗi bộ phận có chức năng, nhiệm vụ nhất
định và chịu trách nhiệm về công tác của mình, đồng thời chịu sư quản lý của ban
giám đốc và cùng thực hiện các chiến lược kinh doanh của công ty.

6


Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức tại Công Ty
Hội Đồng Quản Trị
Ban Kiểm Soát
Giám Đốc

Phó Giám
Đốc Tổ Chức

Phòng Tổ

Chức hành
Chính

Phòng Tài
Chính Kế
Toán

Phó Giám Đốc
KD

Phòng
Kinh
Doanh

Phòng
Xuất Nhập
Khẩu

Phòng
Đầu Tư &
Phát


Nguồn tin: Phòng Tổ chức hành chính
2.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
a) Hội đồng quản trị
- Gồm 11 thành viên, là cơ quan có đủ quyền hạn thực hiện tất cả các quyền
nhân danh công ty trừ những thẩm quyền thuộc về đại hội đồng cổ đông. Có trách
nhiệm đối với nhà nước, với cổ đông…quản lý và chỉ đạo thực hiện hoạt động kinh
doanh và mọi hoạt động của công ty.

b) Ban kiểm soát
- Gồm hai thành viên do đại hội đồng cổ đông bầu ra, giám sát hội đồng quản
trị và ban giám đốc trong việc điều hành mọi công ty. Chịu trách nhiệm trước đại hội
đồng cổ đông trong việc thực hiện các công việc được giao. Tham mưu cho hội đồng
quản trị trong việc hoạch định kế hoạch mục tiêu kinh doanh hàng năm. Báo cáo kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho hội đồng quản trị sau khi được đơn vị kiểm
soát báo cáo kết quả cho tổng giám đốc tại các cuộc họp thường niên tại công ty.
c) Giám đốc
- Là người điều hành trực tiếp hoạt động của công ty, là người chịu trách nhiệm
7


cao nhất về mọi hoạt động của công ty và có thể ủy quyền cho hai phó giám đốc.
d) Phó giám đốc kinh doanh
- Là người tham mưu cho giám đốc, chỉ đạo công tác quản lý nguồn hàng, hợp
đồng xuất nhập khẩu, ký gửi đại lý, liên doanh, liên kết, theo dõi kết quả hoạt động tại
công ty và chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc về kết quả kinh doanh.
e) Phó giám đốc tổ chức
- Chịu trách nhiệm về công tác tổ chức hành chính, quản lý lao động, sử dụng
lao động, thi đua, khen thưởng, quản lý việc bảo mật tài liệu của công ty.
f) Phòng kinh doanh
- Cùng lãnh đạo công ty xây dựng các kế hoạch và chiến lược kinh doanh của
công ty. Quản lý việc thu mua hàng hóa, kí kết các hợp đồng mua bán hàng trong
nước, kiểm soát giá cả đầu ra đầu vào phù hợp với thị trường. Lập kế hoạch kinh
doanh ngắn hạn, dài hạn, liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước tạo
thế ổn định, vững chắc lâu dài trên thị trường.
g) Phòng tổ chức hành chính
- Phòng tổ chức hành chính gồm 4 người có nhiệm vụ tổ chức, sắp xếp cán bộ
cũng như tuyển thêm nhân sự cho công ty, kiểm tra quản lý ngày giờ công việc, chất
lượng công việc trong công ty, tham mưu cho ban giám đốc về việc giải quyết các chế

độ chính sách đối với nhân viên công ty.
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề, phụ trách đối ngoại, tiếp khách, văn
thư, quản lý toàn bộ tài sản của công ty.
h) Phòng xuất nhập khẩu
- Phòng XNK với tám người gồm trưởng phòng, hai phó phòng và năm nhân
viên có nhiệm vụ đàm phán với khách hàng, tham mưu với giám đốc, kí kết các hợp
đồng kinh tế XNK, hợp đồng nhận ủy thác nhập khẩu, xuất khẩu nhằm tạo nguồn hàng
XNK và thị trường tiêu thụ hàng hóa ủy thác XNK.
- Đảm bảo hàng xuất nhập khẩu ngày càng nhiều về số lượng đảm bảo về chất
lượng giữ được uy tín với khách hàng, hàng nhập khẩu theo định kỳ xác với thị trường
thị hiếu, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng nhằm kinh doanh có hiệu quả.
i) Phòng kế toán tài chính
- Gồm 5 người có nhiệm vụ điều hành công tác kế toán của công ty, quản lý tài
8


sản, hàng hóa, các quỹ của công ty trên cơ sở chấp hành nghiêm chỉnh các nguyên tắc
kế toán. Cuối kỳ, phòng kế toán có trách nhiệm tổng hợp số liệu và lập báo cáo tài
chính phục vụ cho việc điều hành quản lý hoạt động kinh doanh, đồng thời thực hiện
việc ghi chép chứng từ sổ sách kế toán và lưu trữ theo đúng chế độ quy định.
- Tham mưu cho Giám Đốc và các bộ phận liên quan về chế độ kế toán và
những thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh, bên cạnh đó
báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho tổng công ty và giám đốc.
j) Phòng đầu tư và phát triển thị trường
- Gồm 3 người có nhiệm vụ nghiên cứu chiến lược thu hút khách hàng trong và
ngoài nước có nhu cầu tiêu thụ hàng hóa.
- Tìm kiếm các đại lý, phân phối rượu cho các đại lý trong khu vực thành phố
Hồ Chí Minh, bán lẻ rượu cho người tiêu dùng trong thành phố.
2.4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty
2.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Công ty tổ chức công tác kế toán theo hình thức kế toán tập trung: Mọi chứng
từ kế toán đều được tập hợp đến phòng kế toán để thực hiện kiểm tra chứng từ gốc,
định khoản, lập báo cáo tài chính.
Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Phòng Kế Toán
:

Kế Toán Trưởng
Kế toán tổng hợp, công nợ, thuế

Kế toán thanh toán

Thủ quỹ

Kế toán
hàng hóa
Nguồn tin: phòng kế toán

2.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của phòng kế toán
a) Kế toán trưởng
- Quản lý, theo dõi tình hình tài chính của đơn vị, chịu trách nhiệm chung về
công tác kế toán tại công ty. Tham mưu cho ban giám đốc về mặt tài chính, lập kế
9


hoạch ngân sách, tài chính. Chịu trách nhiệm về việc tổ chức hạch toán kế toán và lưu
chuyển chứng từ kế toán tại công ty.
b) Kế toán tổng hợp
- Định khoản, hạch toán tất cả các nghiệp vụ phát sinh, thường xuyên kiểm tra
đối chiếu số liệu trên các sổ cái với kế toán chi tiết về thu chi tiền mặt - tiền gửi ngân
hàng, mua bán hàng hóa, doanh thu – chi phí, công nợ khách hàng. Cung cấp số liệu

báo cáo kịp thời cho kế toán trưởng và các bộ phận có liên quan đúng theo quy định
của công ty, khai báo, lập báo cáo thuế hàng tháng.
c. Thủ quỹ
- Chịu trách nhiệm thu, chi tiền trên cơ sở các phiếu thu, chi hợp lý, thường
xuyên kiểm tra đối chiếu số liệu với kế toán tổng hợp. Định kì kiểm kê báo cáo về tình
hình tồn quỹ cho ban giám đốc, thông qua đó có kế hoạch điều phối.
d) Kế toán thanh toán
- Mở sổ TK phản ánh ghi chép theo dõi tình hình biến động các TK tiền mặt và
tiền gửi ngân hàng.
- Kiểm tra, đối chiếu giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng với chứng từ gốc
để ghi vào sổ kế toán.
e) Kế toán hàng hóa
- Theo dõi và phản ánh tình hình nhập và tiêu thụ hàng hóa. Vào cuối kỳ, kế
toán này phải kiểm tra các báo cáo nhập, xuất, tồn hàng hóa. Xuất hóa đơn và giải
quyết mọi trường hợp phát sinh liên quan tới hóa đơn.
2.5. Tổ chức công tác kế toán tại công ty
2.5.1. Chế độ kế toán áp dụng và hệ thống chứng từ kế toán
Công ty chấp hành chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số
15/2006/QĐ - BTC ngày 20/3/2006 của BTC về việc ban hành chế độ kế toán DN
mới.
Hệ thống chứng từ kế toán áp dụng theo hệ thống biểu mẫu chứng từ do BTC
ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Trưởng BTC.
Công ty đang sử dụng các loại chứng từ: Phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho,
hóa đơn GTGT, bảng thanh toán lương, bảo hiểm xã hội….

10


2.5.2. Hệ thống tài khoản sử dụng
Công ty áp dụng hệ thống TK được ban hành kèm theo QĐ theo số 15/2006/QĐ

-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Trưởng BTC. Ngoài ra để phục vụ cho công tác quản lý
công ty còn mở thêm các tài khoản chi tiết đối với TK 131, 311, 331, TK 112 để theo
dõi từng đối tượng và từng phòng ban trong công ty.
+ Một số TK sử dụng cho phần hành kế toán lưu chuyển hàng hóa:
y TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”: Mở chi tiết TK 1121 cho từng ngân hàng
- TK 1121 Tiền gửi ngân hàng là tiền Việt Nam
1121EIB: Tiền gửi ngân hàng Eximbank
1121EAB: Tiền gửi ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á
……….
- TK 1122 “Tiền gửi ngân hàng là tiền ngoại tệ”
1122EIB: Tiền gửi ngân hàng Eximbank
1122EAB: Tiền gửi ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á
……..
y TK 131 “Phải thu của khách hàng”
1311: Phải thu của khách hàng trong nước
1312: Phải thu của khách hàng nước ngoài
yTK 156 “Hàng hóa”
15611DTU- Gía mua hàng hóa nội địa- phòng đầu tư
15612XNK- Gía mua hàng hóa nhập khẩu – Phòng XNK
15613XN2 - Gía mua hàng hóa nhập khẩu – Phòng kinh doanh
15613XNK- Gía mua hàng hóa xuất khẩu - Phòng XNK
y TK 311 “Vay ngắn hạn”
- 3111 Vay ngắn hạn ngân hàng: Mở chi tiết cho từng ngân hàng
3111SCB: Vay ngắn hạn ngân hàng Sacombank
3111EAB: Vay ngắn hạn ngân hàng Đông Á
……….
- 3112 Vay ngắn hạn các đối tượng khác: chi tiết cho từng người
3112TTAM: Vay ngắn hạn Lê Thị Thanh Tâm
3112MTHU: Vay ngắn hạn Võ Thị Minh Thư
11



y TK 331 “Phải trả cho người bán”
3311: Phải trả khách hàng trong nước
3312: Phải trả khách hàng nước ngoài
y TK 511 “Doanh thu bán hàng”: Mở chi tiết theo từng lĩnh vực của công ty
- 5111: Doanh thu bán hàng hóa nhập khẩu
5111XN2: Doanh thu bán hàng hóa nhập khẩu- Phòng Kinh doanh
5111XNK: Doanh thu bán hàng hóa nhập khẩu- Phòng XNK
- 5112: Doanh thu bán hàng hóa xuất khẩu
5112XN2: Doanh thu hàng xuất khẩu - Phòng Kinh doanh
5112XNK: Doanh thu hàng xuất khẩu – Phòng XNK
- 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ
5113DTU: Doanh thu cung cấp dịch vụ - Phòng đầu tư
5113XNK: Doanh thu cung cấp dịch vụ - Phòng XNK
- 5114: Doanh thu mua bán hàng nội địa
5114DTU: Doanh thu mua bán hàng nội địa
y TK 632 “Giá vốn hàng bán”: Chi tiết cho từng phòng ban
632DTU: Gía vốn hàng bán- Phòng đầu tư
632XN2: Gía vốn hàng bán- Phòng Kinh doanh
632XNK: Gía vốn hàng bán- Phòng XNK
Công ty không sử dụng TK ngoài bảng
2.5.3. Hình thức sổ kế toán
Công ty thực hiện hệ thống sổ sách kế toán theo quy định trong Luật kế toán,
Nghị định 129/2004/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kế toán trong hoạt động kinh doanh,
các văn bản hướng dẫn thi hành Luật kế toán và chế độ kế toán theo QĐ số15/2006/
QĐ- BTC.
Sổ kế toán sử dụng tại công ty gồm sổ tổng hợp và sổ chi tiết có liên quan.
- Sổ kế toán tổng hợp: Sổ nhật ký chung, sổ cái

- Sổ kế toán chi tiết: Sổ quỹ tiền mặt, Sổ chi tiết các TK …

12


2.5.4. Hình thức ghi sổ kế toán
Công ty thực hiện ghi sổ kế toán bằng hình thức kế toán trên máy vi tính, thông
qua phần mềm kế toán CADS để hạch toán và ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Phần mềm kế toán này được thiết kế theo hình thức kế toán nhật kí chung, in được đầy
đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định tại thông tư 103/2005/TT-BTC ngày
24 tháng 11 năm 2005. Bao gồm các mục được thiết kế sẵn như Phiếu thu, phiếu chi,
báo nợ, báo có và các chứng từ khác. Trình tự ghi sổ được thể hiện ở hình 2.3
Hình 2.3. Sơ Đồ Hình Thức Kế Toán trên Máy Vi Tính

CHỨNG TỪ
KẾ TOÁN

BẢNG TỔNG
HỢP CHỨNG
TỪ KẾ TOÁN
CÙNG LOẠI
Ghi chú:

SỔ KẾ TOÁN
PHẦN MỀM
KẾ TOÁN

MÁY VI TÍNH

− Sổ tổng hợp

− Sổ chi tiết

- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán
quản trị

Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra

Diễn giải: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp
chứng từ kế toán cùng loại kế toán kiểm tra, xác định TK ghi nợ, TK ghi có để nhập
dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng biểu đã được thiết kế sẵn trên phần mềm kế
toán. Theo quy trình của phần mềm, các số liệu đã được nhập sẽ tự động nhập vào sổ
kế toán, đồng thời chuyển vào sổ cái và các sổ, các thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
Phần mềm cũng tự động truy xuất các bảng tổng hợp chi tiết ở mỗi khoản mục bất kì
lúc nào kế toán muốn kiểm tra cũng như đối chiếu lại với các chứng từ.
Cuối tháng hoặc định kì, kế toán sử dụng những tính năng của phần mềm thực
hiện các thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp
13


và số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác trung thực theo
thông tin đã được nhập trong kì. Kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế
toán với BCTC sau khi đã in ra giấy. Cuối năm, sổ kế toán sẽ được in ra giấy, đóng
thành quyển để lưu lại và thực hiện các thủ tục pháp lý theo đúng quy định về sổ kế
toán ghi bằng tay.
2.5.5. Hệ thống báo cáo kế toán
Kế toán tổ chức hạch toán để lập báo cáo như báo cáo cho cơ quan thuế, báo
cáo tài chính … công ty lập BCTC hằng quý, BCTC được lập theo đúng quy định căn

cứ vào QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Trưởng BTC, gồm các mẫu
biểu sau:
- Bảng Cân đối kế toán:

Mẫu số B 01-DN

- Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh:

Mẫu số B 02-DN

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Mẫu số B 03-DN

- Bản Thuyết minh báo cáo tài chính:

Mẫu số B 09-DN

2.5.6. Những nguyên tắc và chính sách kế toán chủ yếu tại công ty
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01, kết thúc vào ngày 31/12 dương lịch.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VND).
- Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong thanh toán quốc tế chủ yếu là USD, ngoài ra
còn tuỳ thuộc vào đối tác kinh doanh mà còn dùng các đơn vị tiền tệ khác như EUR.
- Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi đồng USD sang VND được xác định
theo tỷ giá tại ngày phát sinh.
- Nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định: Theo nguyên giá
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Khấu hao theo đường thẳng

14



CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại
Hoạt động kinh doanh thương mại là hoạt động thực hiện chức năng nối liền
giữa sản xuất và tiêu dùng. Đối tượng kinh doanh của hoạt động thương mại là hàng
hoá, đó là những sản phẩm được các DN thương mại mua về để bán ra nhằm đáp ứng
nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu.
Hàng hóa trong kinh doanh thương mại được phân theo các ngành hàng như
sau:
-

Hàng vật tư, thiết bị

-

Hàng lương thực, thực phẩm

-

Hàng công nghệ phẩm tiêu dùng

3.1.1. Khái niệm về lưu chuyển hàng hóa
Lưu chuyển hàng hoá là quá trình đưa sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh
vực tiêu dùng. Quá trình lưu chuyển này gồm các hoạt động mua bán, trao đổi và dự
trữ hàng hoá trong các DN kinh doanh thương mại.
3.1.2. Nhiệm vụ cơ bản của kế toán hàng hóa
- Ghi chép phản ánh đầy đủ, kịp thời về tình hình lưu chuyển của hàng hóa ở
doanh nghiệp về mặt giá trị và hiện vật. Tính toán và phản ánh đúng giá trị hàng nhập

kho, xuất kho và trị giá vốn hàng tiêu thụ.
- Theo dõi chặt chẽ tình hình tồn kho hàng hóa, giảm giá hàng hóa….tổ chức
kiểm kê hàng theo đúng quy định và báo cáo kịp thời hàng tồn kho.
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về quá
trình mua hàng, bán hàng.
- Xác định đúng đắn kết quả kinh doanh hàng hóa, đồng thời chấp hành đúng
các chế độ tài chính về chứng từ, sổ sách nhập xuất kho, bán hàng hóa và tính thuế.


×