Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CHIÊU THỊ CỔ ĐỘNG CHO SẢN PHẨM HẠT GIỐNG BẮP VÀNG LAI TẠI CÔNG TY SSC KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CHIÊU THỊ CỔ
ĐỘNG CHO SẢN PHẨM HẠT GIỐNG BẮP VÀNG LAI TẠI
CÔNG TY SSC KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ

NGUYỄN THÙY NGUYỆN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/ 2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI
PHÁP ĐẨY MẠNH CHIÊU THỊ CỔ ĐỘNG CHO SẢN PHẨM HẠT GIỐNG BẮP
VÀNG LAI TẠI CÔNG TY SSC KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ” do Nguyễn Thùy
Nguyện, sinh viên khóa 32, ngành Kinh Tế Nông Nghiệp, chuyên ngành Kinh Doanh
Nông Nghiệp, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________.

TRẦN HOÀI NAM
Người hướng dẫn,

______________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



_________________________
Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

__________________________
Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Thời gian không bao giờ dừng lại mà trôi qua một cách nhanh chóng. Với bốn
năm trên giảng đường là khoảng thời gian đủ để một người học được rất nhiều kiến
thức quý báu, có thêm những người bạn thân thiết với những khoảnh khắc học tập,
chơi đùa cùng nhau. Và khi bước vào cuộc sống thì tôi cần học hỏi, trao dồi kiến thức
nhiều hơn nữa nhưng những kiến thức từ nhà trường sẽ làm nền tảng vững chắc cho tôi
bắt đầu một chặng đường mới khó khăn hơn.
Suốt chặng đường học tập, cha mẹ và những người thân trong gia đình luôn là

điểm tựa vững chắc, ủng hộ, động viên mỗi khi con gặp khó khăn, luôn tạo điều kiện
tốt nhất cho con thực hiện ước mơ. Con xin gởi lời biết ơn sâu sắc.
Tôi xin chân thành cám ơn quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh Tế
Trường Đại Học Nông Lâm đã giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức làm hành
trang để tôi có thể tự tin bước vào đời. Cho tôi được thể hiện sự biết ơn đối với thầy
Trần Hoài Nam đã hết lòng giảng dạy, thầy đã nhiệt tình hướng dẫn tôi thực hiện khóa
luận tốt nghiệp này.
Vô cùng biết ơn Công ty Cổ phần Giống Cây Trồng Miền Nam, đặc biệt là các
anh chị phòng kinh doanh đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt thời
gian thực tập tại công ty.
Đồng hành cùng tôi trong suốt quãng đời sinh viên còn có biết bao bạn bè thân
thương. Cảm ơn các bạn đã gắn bó, chia sẻ và động viên tôi vượt qua mọi khó khăn.
Cảm ơn tập thể lớp DH06KN đã cùng tôi chia sẻ những kỉ niệm trong suốt 4 năm học.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tất cả mọi người, những người đã giúp đỡ tôi hoàn
thành đề tài này. Tôi sẽ ghi nhận những giá trị cao quý đó bằng lòng biết ơn vô hạn và
kính chúc mọi người được nhiều sức khỏe, thành đạt và hạnh phúc.
Sinh viên
Nguyễn Thùy Nguyện


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THÙY NGUYỆN. Tháng 7 năm 2010. “Thực Trạng Và Giải Pháp
Đẩy Mạnh Chiêu Thị Cổ Động Cho Sản Phẩm Hạt Giống Bắp Vàng Lai Tại Công
Ty SSC Khu Vực Đông Nam Bộ”.
NGUYEN THUY NGUYEN. July 2010. “The Real Situation and Some
Solutions to Increase Promotion for Hybrid Corn Seed of Southern Seed Joint
Stock Company at Southeast Viet Nam”.
Khóa luận tìm hiểu về thực trạng hoạt động chiêu thị của công ty SSC đối với
sản phẩm hạt giống bắp vàng trong thời gian từ năm 2008-2009. Nghiên cứu những tác
động của các hoạt động chiêu thị đối với khách hàng và công ty. Đề tài nêu lên những

thuận lợi và khó khăn từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa chiến lược
chiêu thị cổ động cho sản phẩm hạt giống bắp vàng và cho cả công ty.
Trong quá trình thực hiện, đề tài đã sử dụng số liệu thứ cấp từ công ty SSC, số
liệu sơ cấp từ việc thu thập, xử lí số liệu từ bảng câu hỏi và tham khảo tài liệu sách
báo, tạp chí, internet, các luận văn tốt nghiệp của các khóa trước.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

xi

DANH MỤC PHỤ LỤC

xii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề ...........................................................................................................1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................2
1.4. Cấu trúc của khóa luận ........................................................................................2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Giới thiệu về Công ty Cổ Phần Giống Cây Trồng Miền Nam............................4
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty ......................................... 4
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty ............................................................... 5
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty

6

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

17

3.1. Cơ sở lý luận .....................................................................................................17
3.1.1. Tính đặc thù của sản xuất nông nghiệp và vai trò của hạt giống trong
nông nghiệp ........................................................................................................ 17
3.1.2. Tổng quan về Marketing .......................................................................... 18
3.1.3. Chiêu thị cổ động (CTCĐ) ....................................................................... 19
3.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến CTCĐ ............................................................ 21
3.1.5. Các hình thức CTCĐ ................................................................................ 23
3.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................31
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................... 31
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................ 32

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
v

33


4.1. Thực trạng phân phối hạt giống bắp ở Việt Nam .............................................33
4.1.1. Thực trạng phân phối hạt giống bắp ở Việt Nam ..................................... 33
4.1.2. Thực trạng phân phối hạt giống của công ty SSC .................................... 33
4.2. Tình hình SXKD của công ty qua 2 năm 2008-2009 .......................................35
4.2.1. Doanh thu của công ty theo nhóm sản phẩm............................................ 35
4.2.2. Tình hình tiêu thụ bắp vàng lai trên các thị trường .................................. 36
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến CTCĐ .....................................................................37
4.3.1. Đặc điểm sản phẩm .................................................................................. 37
4.3.2. Đặc điểm và quy mô thị trường ................................................................ 37
4.3.3. Mức độ cạnh tranh trên thị trường............................................................ 38
4.3.4. Nhu cầu thị trường .................................................................................... 41
4.3.5. Kênh truyền thông .................................................................................... 41
4.4. Các loại hình và phương tiện CTCĐ thực hiện cho sản phẩm HGBV lai của
công ty ......................................................................................................................41
4.4.1. Quảng cáo ................................................................................................. 41
4.4.2. Khuyến mãi .............................................................................................. 43
4.4.3. Bán hàng cá nhân...................................................................................... 46
4.4.4. Tuyên truyền và quan hệ công chúng....................................................... 46
4.4.5. Tổng hợp chi phí CTCĐ của công ty cho sản phẩm HGBV lai tại khu vực
ĐNB.................................................................................................................... 48
4.5. Một số hình thức CTCĐ của các đối thủ cạnh tranh.........................................50
4.6. Đánh giá tác động của chiến lược CTCĐ đến khách hàng ...............................51
4.6.1. Lý do khách hàng chọn mua sản phẩm HGBV ........................................ 51
4.6.2. Đánh giá của người nông dân về sản phẩm HGBV ................................. 52

4.6.3. Đánh giá tác động của hoạt động quảng cáo đến khách hàng .................. 53
4.6.4. Đánh giá tác động của chương trình khuyến mãi đến khách hàng........... 54
4.6.5. Đánh giá tác động của chính sách bán hàng cá nhân thông qua nhân viên
quản lý vùng của công ty.................................................................................... 55
4.6.6. Đánh giá mức độ nhận biết của người nông dân qua hoạt động tuyên
truyền và PR ....................................................................................................... 56
4.7. Đánh giá hiệu quả, những thuận lợi và khó khăn của hoạt động CTCĐ ..........57
vi


4.7.1. Đánh giá hiệu quả hoạt động CTCĐ ........................................................ 57
4.7.2. Thuận lợi................................................................................................... 58
4.7.3. Khó khăn .................................................................................................. 58
4.8. Các giải pháp nhằm đẩy mạnh chiến lược CTCĐ của công ty đối với sản phẩm
HGBV ......................................................................................................................59
4.8.1. Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo ............................................................... 59
4.8.2. Đẩy mạnh hoạt động khuyến mãi ............................................................. 61
4.8.3. Đẩy mạnh hoạt động bán hàng cá nhân .................................................... 62
4.8.4. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền và PR ................................................. 62
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

64

5.1. Kết luận .............................................................................................................64
5.2. Kiến nghị ...........................................................................................................65
5.2.1. Đối với công ty ......................................................................................... 65
5.2.2. Đối với nhà nước ...................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO

67


PHỤ LỤC

69

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBBQ

Chế biến bảo quản

CP CTCĐ

Chi phí chiêu thị cổ động

CTCĐ

Chiêu thị cổ động

ĐBB

Đông Bắc Bộ

ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long

ĐBSH


Đồng Bằng Sông Hồng

DHMT

Duyên Hải Miền Trung

DN

Doanh Nghiệp

ĐNB

Đông Nam Bộ

GCT

Giống cây trồng

HGBV

Hạt giống bắp vàng

LĐPT

Lao Động Phổ Thông

LVN 10

Giống Bắp Lai Việt Nam


MX6, MX10

Giống Bắp nếp lai (Mầm Xanh)

P11, P60, P848, P963

Các Giống Bắp Lai Pacific Ngắn Ngày

PR

Quan hệ công chúng

PTTT

Phương tiện truyền thông

QLCL

Quản lý chất lượng

SSC 2095, SSC 586

Giống Bắp vàng lai của Công Ty

SSC

Southern Seed Company – Công Ty Cổ Phần Giống Cây
Trồng Miền Nam


SXKD

Sản Xuất Kinh Doanh

TBB

Tây Bắc Bộ

TN

Tây Nguyên

TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

TTTH

Tính Toán Tổng Hợp

VN

Việt Nam

VPĐD

Văn phòng đại diện

viii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tình Hình Lao Động của Công Ty qua 2 Năm 2008 - 2009

11

Bảng 2.2. Tình Hình Nguồn Vốn của Công Ty qua 2 Năm 2008 - 2009

13

Bảng 2.3. Kết Quả Hoạt Động SXKD của Công Ty Từ Năm 2003 - 2009

13

Bảng 2.4. Kết Quả Hoạt Động SXKD của Công Ty Năm 2009 So Với Năm
2008

14

Bảng 4.1. Doanh Thu của Công Ty Theo Nhóm Sản Phẩm Qua 2 Năm 20082009

35

Bảng 4.2. Khối Lượng HGBV Lai Tiêu Thụ Theo Vùng Qua 2 Năm 2008 –
2009

36

Bảng 4.3. Phân Bổ Chi Phí Dành Cho Quảng Cáo Của Công Ty Đối Với Sản

Phẩm HGBV Trong 2 Năm 2008 – 2009

43

Bảng 4.4. Bảng Chiết Khấu Hạt Giống Bắp Lai

44

Bảng 4.6. Hoa Hồng Cuối Vụ Cho Các Đại Lý Cấp I Theo Doanh Thu Tiêu
Thụ

45

Bảng 4.7. Phân Bố Chi Phí Cho Các Loại Hình Khuyến Mãi

45

Bảng 4.8. Chi Phí Dành Cho Bán Hàng Của Công Ty Qua 2 Năm 2008 - 200946
Bảng 4.9. Chi Phí Dành Cho Hoạt Động Tuyên Truyền Đối Với Sản Phẩm
HGBV của Công Ty Trong 2 Năm 2008 – 2009

48

Bảng 4.10. Tổng Hợp Chi Phí CTCĐ của Công Ty Cho Sản Phẩm HGBV Lai
Tại Khu Vực ĐNB Qua 2 Năm 2008 - 2009

49

Bảng 4.11. Cơ Cấu Chi Phí CTCĐ của Công Ty Cho Sản Phẩm HGBV Lai Tại
Khu Vực ĐNB Qua 2 Năm 2008 – 2009


49

Bảng 4.12. Lý Do Khách Hàng Chọn Mua Sản Phẩm của Công Ty

51

Bảng 4.13. Thống Kê Đánh Giá của Người Nông Dân về Sản Phẩm của Công
Ty

52

Bảng 4.14. Thống Kê Khách Hàng Biết và Mua Sản Phẩm của Công Ty

53

Bảng 4.15. Thống Kê Khách Hàng Là Các Đại Lý Quan Tâm Đến Chương
Trình Khuyến Mãi của Công Ty

54
ix


Bảng 4.16. Thống Kê Khách Hàng là Người Nông Dân Quan Tâm Đến Chương
Trình Khuyến Mãi của Công Ty

55

Bảng 4.17. Thống Kê Đánh Giá của Khách Hàng là Các Đại Lý đối với Nhân
Viên Quản Lý Vùng của Công Ty


55

Bảng 4.18. Thống Kê Người Nông Dân Tham Dự Hội Thảo do Công Ty Tổ
Chức

56

Bảng 4.19.Thống Kê Mức Độ Nhận Biết của Người Nông Dân qua Cổ Động
Tuyên Truyền

56

Bảng 4.20. Hiệu quả hoạt động CTCĐ của công ty đối với sản phẩm HGBV 57
Bảng 4.21. Thống Kê Người Dân Xem Truyền Hình

60

Bảng 4.22. Thống Kê Người Dân Xem Các Kênh Truyền Hình

60

Bảng 4.23. Thống Kê Người Dân Nghe Radio

60

Bảng 4.24. Thống Kê Người Dân Nghe Các Kênh Radio

61


x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy của Công ty

6

Hình 2.2. Biểu Đồ Thể Hiện Doanh Thu Thuần và Lợi Nhuận Sau Thuế của
Công Ty Từ Năm 2003 – 2009

13

Hình 3.1. Sơ Đồ Mục Tiêu của CTCĐ

20

Hình 3.2. Sơ Đồ Nội Dung của Hoạt Động CTCĐ

21

Hình 3.3. Sơ Đồ Các Quyết Định Chính Trong Quảng Cáo

24

Hình 4.1. Sơ Đồ Kênh Phân Phối của Công Ty

34


Hình 4.2. Biểu Đồ Thể Hiện Khối Lượng HGBV Lai Tiêu Thụ Theo Vùng Qua
2 Năm 2008 – 2009

37

Hình 4.3. Biểu Đồ Thể Hiện Cơ Cấu Thị Phần Hạt Giống Bắp Lai Ở Việt Nam
Năm 2008

40

Hình 4.4. Biểu Đồ Cơ Cấu Chi Phí CTCĐ của Công Ty Cho Sản Phẩm HGBV
Lai Tại Khu Vực ĐNB Qua 2 Năm 2008 – 2009

50

Hình 4.5. Biểu Đồ Thể Hiện Lý Do Khách Hàng Chọn Mua Sản Phẩm của
Công Ty

52

Hình 4.6. Biểu Đồ Thống Kê Khách Hàng Biết và Mua Sản Phẩm của Công Ty53
Hình 4.7. Biểu Đồ Thống Kê Khách Hàng Là Các Đại Lý Quan Tâm Đến
Chương Trình Khuyến Mãi của Công Ty

54

Hình 4.8. Biểu Đồ Thống Kê Mức Độ Nhận Biết của Người Nông Dân Qua Cổ
Động Tuyên Truyền

57


xi


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Logo Của Công Ty SSC
Phụ lục 2. Một Số Sản Phẩm Hạt Giống Bắp Vàng Lai Của Công Ty
Phụ lục 3. Một Số Mẫu Tờ Rơi, Poster Của Công Ty
Phụ lục 4. Hình Ảnh Công Ty Tham Gia hội Chợ
Phụ lục 5. Phiếu Thăm Dò Ý Kiến Khách Hàng Là Người Nông Dân
Phụ lục 6. Phiếu Thăm Dò Đại Lý

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong quá trình phát triển, nền kinh tế nước ta đã có những bước chuyển mình
rõ rệt. Công nghiệp và dịch vụ ngày càng chiếm tỉ trọng cao. Tuy nhiên, nông nghiệp
vẫn góp phần quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Năm 2009, giá trị sản lượng của
nông nghiệp đạt 71.473 tỷ đồng (giá so sánh với năm 1994), tăng 1,32% so với năm
2008 và chiếm 13,85% tổng sản phẩm trong nước. Đóng góp một phần không nhỏ đối
với sự phát triển đó là hệ thống các cây lương thực, trong đó có cây bắp. Bắp là loại
cây lương thực lớn thứ ba trên thế giới sau lúa mì và gạo. Ở Việt Nam, cây bắp được
coi là cây lương thực quan trọng thứ hai sau cây lúa. Bắp ngoài việc dùng làm thức ăn
cho người với hàm lượng dinh dưỡng cao còn được dùng làm thức ăn cho gia súc, gia
cầm; là nguyên liệu chính cho sản xuất tinh bột, bánh kẹo, cồn…

Trước đây hầu hết diện tích trồng bắp được gieo trồng bằng các giống địa
phương năng xuất thấp thì từ khi nhà nước có chính sách khuyến khích ứng dụng khoa
học kĩ thuật vào phát triển thì cây bắp có những bước tiến đáng kể về diện tích, năng
suất, sản lượng. Nhu cầu sử dụng bắp ở nước ta rất cao, hơn 80% là sử dụng cho việc
chế biến thức ăn gia súc, gia cầm. Do đó, các loại giống truyền thống khó thích ứng
với khí hậu từng vùng, năng suất kém. Chính vì vậy, sự ra đời của các giống bắp lai
với những đặc tính nổi trội: năng suất cao, kháng bệnh tốt, thích nghi rộng, trồng được
nhiều vụ trong năm… đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện chủ trương chuyển
đổi cơ cấu giống cây trồng, đáp ứng nhu cầu về bắp trong cả nước cũng như cải thiện
đời sống nông dân.
Công ty Cổ Phần Giống Cây Trồng Miền Nam là một trong những công ty hàng
đầu trong việc nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu giống cây trồng.
Công ty đã tạo được nhiều loại giống lai mới có năng suất cao hơn. Đặc biệt là dòng


sản phẩm hạt giống bắp vàng lai đã góp một phần lợi nhuận không nhỏ. Tuy nhiên
trong bối cảnh hội nhập toàn cầu như hiện nay, việc cạnh tranh giữa các công ty cùng
ngành trong và ngoài nước là điều hiển nhiên. Do vậy, công ty cần xây dựng cho mình
chiến lược kinh doanh nói chung và chiến lược chiêu thị cổ động nói riêng nhằm phát
triển thị trường từ đó góp phần tăng doanh số, lợi nhuận cho công ty.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, được sự cho phép của khoa Kinh tế trường Đại
học Nông Lâm TP.HCM và Ban Giám Đốc Công ty Giống Cây Trồng Miền Nam cùng
sự hướng dẫn tận tình của thầy Trần Hoài Nam, tôi quyết định thực hiện đề tài: “Thực
Trạng Và Giải Pháp Đẩy Mạnh Chiêu Thị Cổ Động Cho Sản Phẩm Hạt Giống
Bắp Vàng Lai Tại Công ty SSC Khu Vực Đông Nam Bộ”.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng còn hạn chế về khả năng cũng như thời gian
nên đề tài chưa đi sâu mà chỉ phân tích bề nổi của vấn đề và không tránh khỏi sai xót
trong quá trình thực hiện. Rất mong quý thầy cô, quý cơ quan đóng góp ý kiến để đề
tài được hoàn thiện hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng về hoạt động chiêu thị cổ động cho sản phẩm hạt giống bắp
vàng lai của Công ty Cổ Phần Giống Cây Trồng Miền Nam. Qua đó đưa ra một số giải
pháp để đẩy mạnh hoạt động chiêu thị cổ động của Công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
– Phân tích hoạt động chiêu thị cổ động của Công ty về sản phẩm hạt giống bắp
vàng lai trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2009.
– Đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện công tác chiêu thị cổ động.
– Đề xuất các biện pháp giúp đẩy mạnh chiêu thị cổ động về sản phẩm hạt giống
bắp vàng lai cũng như cho Công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Tại Công ty Cổ Phần Giống Cây Trồng Miền Nam - 282
Lê Văn Sỹ - Quận Tân Bình - TP.Hồ Chí Minh.
Phạm vi thời gian: từ ngày 1 tháng 4 đến ngày 15 tháng 6 năm 2010.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận gồm có 5 chương, bao gồm:
2


Chương 1: Đặt vấn đề
Nêu lý do để chọn đề tài nghiên cứu.
Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của khóa luận.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu về Cty Cổ Phần Giống Cây Trồng Miền Nam bao gồm: vị trí địa lý,
quá trình hình thành và phát triển, chức năng và nhiệm vụ sản xuất, cơ cấu tổ chức bộ
máy quản lý, tình hình lao động, trang thiết bị và cơ sở vật chất, hoạt động sản xuất
kinh doanh… của công ty trong hai năm 2008-2009.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nội dung: Trình bày những khái niệm, cơ sở lý thuyết liên quan đến hoạt động
chiêu thị cổ động.

Phương pháp nghiên cứu: Trình bày các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong
quá trình thực hiện khóa luận.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Trình bày các hoạt động chiêu thị cổ động của công ty về sản phẩm hạt giống
bắp vàng lai trong hai năm 2008-2009, đưa ra những thuận lợi và khó khăn trong quá
trình thực hiện và đề xuất những ý kiến tăng hiệu quả chiêu thị cổ động.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
- Kết luận
- Kiến nghị

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu về Công ty Cổ Phần Giống Cây Trồng Miền Nam
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
- Ngày 14/05/1976, Công ty Giống cây trồng phía Nam được thành lập.
- Năm 1978, Công ty được hợp nhất thành Chi Nhánh I, rồi đổi thành xí nghiệp
Giống cây trồng I trực thuộc công ty Giống cây trồng TW vào năm 1981. Đến năm
1989, công ty tách khỏi công ty Giống Cây Trồng Trung Ương để thành lập công ty:
“Công ty Giống Cây Trồng Trung Ương II”. Ngày 08/01/1993 “Công ty Giống Cây
Trồng Miền Nam” được thành lập theo quyết định thành lập DN Nhà nước số 43/BNN
do Bộ Trưởng Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn Nguyễn Công Tạn ký. Công ty
được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận và cho phép áp dụng điều lệ
“Quản lý DN Nhà nước” ngày 04/11/1992 như sau:
ƒ Tên DN: “Công ty Giống Cây Trồng Miền Nam”
ƒ Tên giao dịch quốc tế: “Southern Seed Company”
ƒ Tên viết tắt: “SSC”

ƒ Tháng 06/2002 công ty được cấp giấy phép cổ phần hóa và đổi tên thành:
“Công ty Cổ Phần Giống Cây Trồng Miền Nam”, là doanh nghiệp cổ phần
hóa đầu tiên và có vốn điều lệ lớn nhất của ngành giống cây trồng trong nước
(60 tỷ đồng); trong đó Nhà nước sở hữu 20% vốn điều lệ.
ƒ Năm 2007, công ty đã tiến hành tăng vốn điều lệ lên: 100.000.000.000 đồng
(một trăm tỷ đồng) trong đó nhà nước sở hữu 19,2% vốn điều lệ.
ƒ Tên giao dịch quốc tế: “Southern Seed Joint Stock Company”
ƒ Tên viết tắt: “SSC”
ƒ Trụ sở chính của công ty Cổ Phần Giống Cây Trồng Miền Nam đặt tại: 282
Lê Văn Sỹ - Quận Tân Bình - TP. HCM


ƒ Chi nhánh của Công ty Cổ Phần Giống Cây Trồng Miền Nam đặt tại 14 ngõ
489 Nguyễn Văn Cừ - Quận Long Biên – Hà Nội
- Với định hướng chiến lược gắn liền công tác nghiên cứu - sản xuất với kinh
doanh nên sản phẩm của công ty luôn đạt được chất lượng và được người tiêu dùng tín
nhiệm. Công ty là một trong những đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp các giống cây
trồng như: lúa, ngô, rau, dưa hấu,…có chất lượng cao. Hiện nay công ty là thành viên
chính thức của Hiệp hội giống cây trồng Châu Á Thái Bình Dương (APSA). Trong 3
năm 1996, 1997 và 2003 sản phẩm về giống của công ty đã đạt giải thưởng bông lúa
vàng tại Hội chợ nông nghiệp quốc tế Cần Thơ. Ngày 09/11/2001 Chủ tịch nước ký
quyết định trao tặng “Huân Chương Lao Động Hạng Nhất” cho công ty.
- Công ty thường xuyên hợp tác với các tổ chức Quốc tế như: Viện Lúa Quốc
Tế (IRRI), Viện nghiên cứu rau quả Châu Á (AVRDC), Trung tâm nghiên cứu Bắp mì Quốc tế (CIMMYT)…
- Ngày 26/04/2003 công ty được tổ chức BVIQ cấp chứng nhận ISO 9001:2000
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty
a) Chức năng
Công ty đã xác định mô hình tổ chức hoạt động phải hội đủ ba chức năng chính
là: Nghiên cứu - Sản xuất - Kinh doanh thì hoạt động của công ty mới đạt được hiệu
quả cao, sự phát triển của công ty mới bền vững và mới có thể cạnh tranh được trong

bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế. Cụ thể là:
- Nghiên cứu, SXKD, xuất nhập khẩu giống cây trồng các loại.
- SXKD xuất nhập khẩu nông sản, vật tư nông nghiệp.
- Thiết kế, chế tạo, lắp đặt, xuất nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị chế biến
giống và nông sản.
- Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật.
b) Nhiệm vụ
- Tổ chức nghiên cứu khoa học kỹ thuật và cung cấp những sản phẩm mới, năng
suất cao.
- Bồi dưỡng, đào tạo cán bộ công nhân viên.
- Tổ chức hệ thống phân phối lưu thông hàng hóa, cung ứng vật tư sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước. Thực hiện các chức năng đối nội, đối ngoại.
5


6
Phòng QLCL
Phòng sản xuất
CBBQ
Xưởng cơ khí

Trạm GCT Cai
Lậy

Trạm GCT Củ Chi

Phòng Nhân sựHC

Phòng TC-Kế toán


Phòng KH-Đầu tư

Trạm GCT Tây
Nguyên

CN Hà Nội

Phòng kinh doanh

Phó tổng giám
đốc nghiên cứu

Trại GCT Cờ Đỏ

VPĐD Cambodia

NM Chế biến
GCT Hà Nội

Các Công ty con

Trại GCT Lâm Hà

TT Nghiên cứu
GCT Miền Nam

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty
a) Tình hình tổ chức

Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy của Công ty

Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát

Hội đồng quản trị
Tổng giám
đốc
Phó tổng giám
đốc sản xuất

Nguồn: Phòng kinh doanh


b) Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
™ Đại hội đồng cổ đông
- Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi
vấn đề quan trọng của công ty theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty. Đại hội
đồng cổ đông là cơ quan thông qua chủ trương chính sách đầu tư ngắn hạn và dài hạn
trong việc phát triển công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và điều
hành sản xuất kinh doanh của công ty.
™ Hội đồng quản trị
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty có toàn quyền nhân danh
công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty. Trừ
những vấn đề thuộc Đại hội đồng cổ đông quyết định. Hội đồng quản trị định hướng
các chính sách tồn tại và phát triển thông qua việc hoạch định chính sách, ra nghị
quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của
công ty.
™ Ban kiểm soát
- Ban kiểm soát: Do Đại hội đồng cổ đông bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát
mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của công ty.
™ Ban giám đốc

- Tổng giám đốc: do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, bãi nhiệm, là người đại diện
theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, quyết định các
vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty, trực tiếp phụ trách các lĩnh vực
sau:
Tổ chức Nhân sự Hành chính.
Nghiên cứu Phát triển.
Chỉ đạo hoạt động kinh doanh, bao gồm cả Chi nhánh Hà Nội.
Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản.
Giúp việc cho Tổng Giám đốc có 2 Phó Tổng Giám đốc và các Trưởng/Phó
phòng, các Giám đốc Trạm, Trại, Chi nhánh.
- Phó Tổng giám đốc Sản xuất: phụ trách các lĩnh vực:
Công tác sản xuất tại công ty và các trạm, trại.
Chế biến Bảo quản.
7


Kiểm tra, kiểm nghiệm hạt giống.
Sản xuất, kinh doanh cơ khí
Đại diện lãnh đạo trong triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001:2000 của công ty.
- Phó Tổng giám đốc nghiên cứu: phụ trách các lĩnh vực:
Nghiên cứu phát triển các loại giống mới.
Công tác quản lý nghiên cứu ở một số trạm.
™ Các phòng ban
- Phòng Nhân sự - Hành chính:
Quản trị nguồn nhân lực; Công tác định mức lao động; Tiền lương và các chế
độ, chính sách cho người lao động.
Quản trị hành chính văn phòng; Công tác phòng cháy chữa cháy, bảo vệ; Giao
tế.
Xây dựng cơ bản.

- Phòng tài chính kế toán
Lập kế hoạch tài chính: tiền mặt, vốn vay, vốn lưu động.
Quản lý các khoản phải thu, chi.
Các chính sách tín dụng trả chậm.
Các khoản đầu tư.
Giao dịch ngân hàng.
Phân tích, đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng vốn.
Quản lý hệ thống luân chuyển chứng từ, lưu trữ các báo cáo tài chính.
Theo dõi cơ cấu vốn của công ty.
- Phòng kinh doanh:
Tổ chức nghiên cứu và khảo sát thị trường hạt giống và vật tư nông nghiệp.
Tổ chức và quản lý hệ thống phân phối sản phẩm.
Công tác tiếp thị, quảng cáo, trình diễn, hội thảo.
Xây dựng kế hoạch và thực hiện cung ứng vật tư, nguyên vật liệu, hóa chất,
nhãn hàng hóa, bao bì.
Xúc tiến bán hàng.

8


- Phòng sản xuất:
Quản lý, sử dụng khai thác phương tiện vật tư máy móc được giao.
Xây dựng quy trình sản xuất, quy trình kỹ thuật, quy trình khoán.
Thống kê và xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật trong trồng trọt.
Chuyển giao kỹ thuật sản xuất hạt giống và tổ chức sản xuất.
- Phòng nghiên cứu phát triển:
Xây dựng kế hoạch nghiên cứu sản phẩm (ngắn hạn và dài hạn).
Hoạch định chiến lược, phân tích và dự báo hiệu quả hoạt động nghiên cứu.
Tổ chức mạng lưới nghiên cứu, thí nghiệm cho các đơn vị Trạm, Trại.
Công tác thu thập và bảo vệ nguồn gen, nguồn vật liệu phục vụ cho hoạt động

nghiên cứu của công ty.
Hợp tác với các đơn vị trong và ngoài nước về công tác nghiên cứu sản xuất hạt
giống.
Ứng dụng công nghệ sinh học vào công tác nghiên cứu của công ty.
- Phòng chế biến bảo quản:
Công tác sấy, chế biến, đóng gói và bảo quản hạt giống.
Xuất nhập hàng hóa, tổng hợp số liệu xuất nhập và báo cáo.
Công tác vật tư sửa chữa, bảo dưỡng các máy móc, thiết bị, công cụ,…
Quản lý, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật về sấy, chê biến bảo quản hạt giống để
nâng cao chất lượng hạt giống và giảm chi phí sản xuất.
Hướng dẫn các Trạm, Trại, Chi nhánh về công tác sấy, chế biến và bảo quản hạt
giống.
- Phòng thử nghiệm nông nghiệp:
Công tác kiểm định, kiểm nghiệm.
Kiểm tra chất lượng hạt giống, xác nhận chất lượng đã được kiểm nghiệm.
Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
Tổng hợp, đánh giá, phân tích công tác kiểm nghiệm.
Tham gia, phối hợp với các đơn vị trong và ngoài nước tổ chức thực hiện công
tác kiểm định, kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm giống cây trồng.

9


- Xưởng cơ khí:
Thiết kế, lắp đặt, chế tạo máy móc, các loại thiết bị cơ khí nông nghiệp ngành
giống cây trồng phục vụ cho nhu cầu nội bộ và kinh doanh.
Tổ chức và quản lý, nghiên cứu và khảo sát thiết bị cơ khí nông nghiệp.
Hướng dẫn các quy trình, quy phạm trong việc chế tạo, lắp đặt sản phẩm, đảm
bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động trong quá trình thực hiện.
Hướng dẫn đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề, các biện pháp phòng tránh và

an toàn trong lao động.
- Các trạm, trại:
Công tác sản xuất hàng năm. Tổ chức sản xuất các loại giống cây trồng trên cơ
sở các giống đã được thí nghiệm chọn lọc, lai tạo.
Thống kê và dự báo thời tiết, khí hậu thích hợp với các yêu cầu sản xuất giống
tại điạ bàn.
Theo dõi và cập nhật các phát sinh về kế hoạch sản xuất/nghiên cứu, khắc phục
những khó khăn bất cập và bổ sung kế hoạch kịp thời.
Đảm bảo về sự chu toàn, tính đúng đắn, hiệu quả đối với công việc, tài sản và
các nguồn lực được giao. Hạch toán sổ sách và thực hiện kế toán quản trị tại đơn vị.
Phối hợp với các phòng chức năng, tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc các
định mức về vật tư, lao động, sử dụng vốn hợp lý và hiệu quả.
Tiếp nhận và thực hiện đúng các quy trình công nghệ, quy phạm kỹ thuật sản
xuất giống khi được các phòng chức năng hướng dẫn và thực hiện hỗ trợ công việc.
- Chi nhánh Hà Nội:
Tổ chức kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại hạt giống cây trồng, khai thác và
phát triển thị trường, tổ chức quảng cáo, tiếp thị, thực hiện chính sách bán hàng hạt
giống và vật tư nông nghiệp, các thiết bị, sản phẩm cơ khí.
Tổ chức hội thảo, trình diễn các loại giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt.
Thực hiện việc hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống cho nông dân.
Khai thác, sử dụng nguồn vốn được giao, kinh doanh có hiệu quả theo đúng
định hướng phát triển của công ty.
Phối hợp với các phòng chức năng, trạm, trại để thực hiện kế hoạch SXKD.

10


2.2. Tình hình hoạt động SXKD của Công ty qua hai năm 2008-2009
2.2.1. Tình hình lao động
Lao động là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng, quyết định kết quả

hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Một công ty làm ăn có hiệu quả hay không
một phần nhờ vào trình độ quản lí, khả năng làm việc của tất cả cán bộ, nhân viên
cũng như đội ngũ công nhân của công ty. Sau đây là tình hình sử dụng lao động của
SSC trong 2 năm 2008 – 2009:
Bảng 2.1. Tình Hình Lao Động của Công Ty qua 2 Năm 2008 - 2009
Năm 2008
Chỉ tiêu

Số
lượng
(người)

Tỷ lệ
(%)

Năm 2009
Số
lượng
(người)

Tỷ lệ
(%)

Chênh lệch
±Δ

%

1. Phân theo giới tính
Lao động nam


246

76,41

259

72,55

13

5,28

Lao động nữ

92

23,59

98

27,45

6

6,52

Lao động trực tiếp

236


74,09

247

69,19

11

4,66

Lao động gián tiếp

102

25,91

110

30,81

8

7,84

Trên đại học

10

2,99


11

3,08

1

10,00

Đại học

158

51,83

169

47,34

11

6,96

Cao đẳng + Trung, sơ cấp

101

35,55

58


16,25

-43

-42,57

Công nhân nghề + LĐPT

69

9,63

119

33,33

50

72,46

Tổng số

338

100,00

357

100,00


19

5,62

2. Tính chất lao động

3. Trình độ lao động

Nguồn: Phòng Hành Chính Nhân Sự-TTTH
Ta có thể thấy số lượng lao động trong năm 2009 là 357 người, tăng 19 người
so với năm 2008, tức tăng 5,62% so với năm 2008. Xét về giới tính thì lao động nữ
tăng 6 người (6,52%), lao động nam tăng 13 người (5,28%), xét về tính chất thì lao
động gián tiếp tăng 8 người (7,84%). Sự gia tăng về lao động này là do nhu cầu sản
xuất và kinh doanh của công ty đòi hỏi phải tuyển thêm nhân sự để đáp ứng cho việc
mở rộng sản xuất và kinh doanh của công ty.
11


Phần lớn nhân viên của công ty đều có trình độ kỹ sư trở lên, số cán bộ trên đại
học năm 2008 là 10 người, năm 2009 là 11 người, tăng thêm 1 người (10,00%) so với
năm 2008. Nhân viên có trình độ đại học năm 2009 cũng tăng 11 người so với năm
2008. Đáng chú ý là số lượng công nhân nghề và lao động phổ thông của công ty năm
2009 tăng rất cao so với năm 2008, tăng 50 người, tức tăng 72,46% so với năm 2008.
Con số này cũng dễ hiểu, do nhu cầu mở rộng thị trường và đẩy mạnh sản xuất nên
công ty đã tuyển thêm lao động phổ thông để phục vụ cho việc sản xuất hạt giống và
gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật. Trong khi đó, số nhân viên có
trình độ cao đẳng, trung, sơ cấp lại giảm 43 người, tức giảm 42,57% so với năm 2008.
Nguyên nhân của việc giảm nhân sự này không phải là do công ty cắt giảm nhân sự,
mà là các nhân viên có trình độ Cao đẳng, trung, sơ cấp đã theo học các lớp đào tạo

nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, và một số đã đạt trình độ đại học, còn một số nghỉ
việc do đến tuổi hưu trí.
Nhìn chung, tình hình sử dụng lao động của công ty năm 2009 tăng hơn so với
năm 2008. Điều này khá hợp lý trong giai đoạn hiện nay, vì việc kinh doanh và sản
xuất của công ty trong những năm gần đây không ngừng gia tăng và vẫn đang có chiều
hướng gia tăng thêm nữa. Hầu hết nhân viên của công ty đều được tạo điều kiện thuận
lợi để học tập, nghiên cứu nâng cao tay nghề, chuyên môn, nghiệp vụ, để đáp ứng nhu
cầu phát triển của côngty. Công ty SSC luôn bảo đảm thực hiện đầy đủ các chính sách,
chế độ đối với người lao động theo quy định của pháp luật, duy trì các hoạt động đoàn
thể. Ngoài ra, công ty còn thực hiện tốt các chính sách liên quan đến người lao động
như: Bảo hiểm tai nạn con người, bảo hiểm xã hội, khám sức khỏe định kỳ, duy trì trợ
cấp nghỉ việc cho các cán bộ hưu trí, nâng lương, bù giá vào lương, xét thưởng thi đua
6 tháng 1 lần, tham quan du lịch, cán bộ nhân viên được tham gia các chương trình đào
tạo trong và ngoài nước, …
2.2.2. Tình hình ngồn vốn
Nguồn vốn cũng là một trong những yếu tố quan trọng để công ty duy trì hoạt
động nghiên cứu SXKD của mình. Sự biến động về vốn của SSC qua hai năm 20082009 được thể hiện qua bảng 2.2 dưới đây:

12


Bảng 2.2. Tình Hình Nguồn Vốn của Công Ty qua 2 Năm 2008 - 2009
ĐVT: Tỷ đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu
Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
Nguồn vốn, quỹ
Tổng cộng


±Δ
Năm 2009
%
54,48
28,86
112.72
3,76
-0,98
-20.68
174,65
35,43
25,45
232,89
63,31
37,33
Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán

Năm 2008
25,62
4,74
139,22
169,58

Nguồn vốn của công ty năm 2009 là 232,89 tỷ đồng, tăng 37,33% so với năm
2008. Như vậy công ty ngày càng bổ sung thêm nguồn vốn để mở rộng hoạt động
SXKD của mình.
2.2.3. Kết quả hoạt động SXKD
Bảng 2.3. Kết Quả Hoạt Động SXKD của Công Ty Từ Năm 2003 - 2009
ĐVT: Tỷ đồng
Năm

Doanh thu
thuần
Lợi nhuận sau
thuế

2003

2004

2005

2006

94,47

102,65

131,12 132,29

19,04

20,65

21,04

2007
155,86

2008


2009

202,10 258,13

21,24
22,02
30,32 50,63
Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán

Hình 2.2. Biểu Đồ Thể Hiện Doanh Thu Thuần và Lợi Nhuận Sau Thuế của
Công Ty Từ Năm 2003 – 2009
300

Tỷ đồng

250
200
150
100
50
0
2003

2004

2005

2006

Doanh thu thuần


2007

2008

2009

Năm

Lợi nhuận sau thuế

Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế toán
13


×