Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

ĐÁNH GIÁ MỨC SỐNG DỰA VÀO RỪNG CỦA NGƯỜI DÂN TẠI VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG, TỈNH QUẢNG BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (679.93 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ MỨC SỐNG DỰA VÀO RỪNG CỦA NGƯỜI DÂN
TẠI VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA –
KẺ BÀNG, TỈNH QUẢNG BÌNH

NGUYỄN VĂN HÀO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chi Minh xác nhận khóa luận “Đánh Giá Mức Sống Dựa Vào
Rừng của Người Dân tại Vùng Đệm Vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Tỉnh
Quảng Bình” do Nguyễn Văn Hào, sinh viên khoá 32, chuyên ngành KINH TẾ TÀI
NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
___________________________

TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Vậy là khoảng thời gian bốn năm sắp kết thúc, tôi cũng như rất nhiều bạn bè khác
sắp phải chia tay mái trường đại học, nơi đã gắn liền với chúng tôi rất nhiều kỷ niệm tốt
đẹp và những dự tính chưa thực hiện được, để bước vào cuộc sống với rất nhiều khó khăn
đang chờ đợi phía trước. Những gì tôi đạt được trong thời gian qua, một phần lớn là nhờ
vào sự động viên và giúp đỡ của gia đình, thầy cô, bạn bè, tất cả tôi xin ghi mãi trong
lòng.
Đầu tiên con xin gởi sự biết ơn sâu sắc của mình đối với người dưỡng dục con đạt
được ngày hôm nay là Ba, Mẹ và những người thân trong gia đình đã nâng đỡ con rất
nhiều trong cuộc sống và là nguồn động lực rất lớn để con phấn đấu trong học tập.
Xin gởi lời cảm ơn đến cô Phan Thị Giác Tâm, người đã tận tình hướng dẫn và

giúp đỡ tôi, cho tôi những ý kiến quý báu để có thể hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu. Tôi
cũng xin cảm ơn đến toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh đã truyền đạt cho tôi một lượng kiến thức rất lớn làm hành trang để tôi vào đời.
Xin chân thành cảm ơn Cô, Chú, Anh, Chị tại UBND xã Sơn Trạch, ban quản lý
VQG Phong Nha – Kẻ Bàng đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp những thông tin, kinh
nghiệm cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Sau cùng tôi muốn gởi lời cảm ơn của mình đến tất cả bạn bè đã ủng hộ, cổ vũ tôi
trong suốt khoản thời gian bốn năm vừa qua, đặc biệt là trong thời gian thực hiện đề tài
này.


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN VĂN HÀO. Tháng 07 năm 2010. “Đánh Giá Mức Sống Dựa Vào
Rừng của Người Dân tại Vùng Đệm Vườn Quốc Gia Phong Nha-Kẻ Bàng, tỉnh
Quảng Bình”
NGUYEN VAN HAO. July 2010. “Evaluation Forest-Based Living of People at
Buffer in the Phong Nha-Ke Bang National Park, Quang Binh Province”
VQG Phong Nha-Kẻ Bàng là di sản thiên nhiên thế giới vô giá của tỉnh Quảng
Bình nói riêng và của Việt Nam nói chung, những giá trị mà nó mang lại cho con người,
đặc biệt là người dân sống xung quanh là vô cùng to lớn và có ý nghĩa về nhiều mặt, vì
vậy làm thế nào để bảo vệ di sản này một cách nguyên vẹn mà không ảnh hưởng đến sinh
kế của người dân có cuộc sống phụ thuộc vào việc khai thác trái phép tài nguyên rừng
VQG, đang là một câu hỏi không dễ trả lời dành cho chính quyền địa phương cũng như
cho ban quản lý vườn. Đề tài này được thực hiện nhằm đánh giá một cách tổng quát mức
phụ thuộc vào tài nguyên rừng (thông qua mức thu nhập có được từ khai thác lâm sản trái
phép) đối với cuộc sống của người dân nơi đây là bao nhiêu, và chịu ảnh hưởng bởi
những yếu tố nào, từ đó để có cở sở đưa ra những giải pháp, kiến nghị có ý nghĩa nhất đối
với công tác bảo tồn VQG đặc biệt quý giá này.
Thông qua đánh giá, phân tích 49 mẫu điều tra, đề tài đã xác định được mức đóng
góp từ tài nguyên rừng trong tổng thu nhập là 36,96%, và chỉ ra được 4 yếu tố ảnh hưởng

đến sự phụ thuộc này là: đất lâm nghiệp, lao động nhà, vấn đề lương thực và nguồn thu
nhập khác. Từ đó, đề tài đã đưa ra những giải pháp giảm thiểu sự phụ thuộc vào tài
nguyên rừng của cư dân nơi đây thông qua việc nâng cao hiệu quả sản xuất lâm nghiệp và
mở rộng áp dụng mô hình quản lý rừng cộng đồng vào thực tế.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

DANH MỤC PHỤ LỤC

ix

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1.


Đặt vấn đề

1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1.

Phạm vi thời gian

3

1.3.2.

Phạm vi không gian

3

1.4.


Cấu trúc khóa luận

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

5

2.1.

Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

5

2.2.

Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

6

2.2.1.

Khái quát về VQG Phong Nha-Kẻ Bàng

6

2.2.2.

Những giá trị nổi bật của VQG Phong Nha-Kẻ Bàng


7

2.2.3.

Khái quát về vùng đệm VQG Phong Nha-Kẻ Bàng.

11

2.2.4.

Khái quát về các đặc điểm tự nhiên và kinh tế-xã hội xã Sơn Trạch

12

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.

Cơ sở lý luận

18
18

3.1.1.

Mức sống

18

3.1.2.


Vùng đệm và chức năng chính của vùng đệm

19

3.1.3.

Các khái niệm liên quan đến tài nguyên rừng

19

3.1.4.

Quản lý rừng cộng đồng

23

3.2.

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1.

24

Phương pháp thu thập số liệu

24
v



3.2.2.

Phương pháp phân tích

25

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

29

4.1.

Đặc điểm mẫu điều tra

29

4.2.

Tình hình khai thác lâm sản

35

4.3.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng

38

4.4.


Một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lâm nghiệp

41

4.5.

Thảo luận về mô hình QLRCĐ

47

4.5.1.

Các Phương thức quản lý rừng hiện có tại địa phương

47

4.5.2.

Khả năng phát triển mô hình quản lý rừng cộng đồng tại địa phương

49

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

51

5.1.

Kết luận


51

5.2.

Kiến nghị

52

TÀI LIỆU THAM KHẢO

53

PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐVT

Đơn Vị Tính

LSNG

Lâm Sản Ngoài Gỗ

QLRCĐ

Quản Lý Rừng Cộng Đồng


SMNR-CV

Quản Lý Bền Vững Nguồn Tài Nguyên Thiên Nhiên Miền Trung

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

VQG

Vườn Quốc Gia

WWF

Quỹ Bảo Tồn Thiên Nhiên Thế Giới

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Diện Tích Và Dân Số Các Xã Trong Vùng Đệm

12

Bảng 2.2. Tình Hình Chăm Sóc Bảo Vệ Rừng Qua Các Năm 2006-2009

15

Bảng 2.3. Tốc Độ Tăng Trưởng Kinh Tế Qua Các Năm 2006-2009


16

Bảng 2.4. Cơ Cấu Các Ngành Kinh Tế Qua Các Năm 2006-2009

16

Bảng 3.1. Giải thích biến và kỳ vọng dấu:

26

Bảng 4.1. Đặc Điểm Xã Hội Mẫu Điều Tra

30

Bảng 4.2. Tình Trạng Nhà Ở Của Các Hộ Điều Tra

31

Bảng 4.3. Thu Nhập Hộ Gia Đình

32

Bảng 4.4. Chi Tiêu Gia Đình Trong Tháng Theo Mức Thu Nhập

32

Bảng 4.5. Diện Tích Đất Trồng Lúa Của Hộ Gia Đình

33


Bảng 4.6. Năng Suất Trung Bình Của Một Số Loại Cây Trồng Chủ Yếu

34

Bảng 4.7. Đóng Góp Thu Nhập Từ Khai Thác Lâm Sản Trong Tổng Thu Nhập

35

Bảng 4.8. Tỷ Lệ Hộ Khai Thác Lâm Sản Từ Rừng

36

Bảng 4.9. Công Dụng Của Các Sản Phẩm Từ Rừng

38

Bảng 4.10. Bảng Thống Kê Đặc Điểm Các Biến Mô Hình Hồi Quy

39

Bảng 4.11. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình

39

Bảng 4.12. Kết quả ước lượng mô hình sau khi bỏ biến

40

Bảng 4.13. Diện Tích Đất Sản Xuất Lâm Nghiệp Của Hộ Gia Đình


42

Bảng 4.14. Thu Nhập Của Trung Bình Theo Diện Tích Đất Lâm Nghiệp

42

Bảng 4.15. Các Sản Phẩm Trên Phần Diện Tích Đất Lâm Nghiệp

43

Bảng 4.16. Các Nguồn Vốn Vay Của Hộ Gia Đình

44

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Đáp Ứng Nhu Cầu Lương Thực

34

Hình 4.2. Mức Độ Thường Xuyên Của Các Hoạt Động Khai Thác Lâm Sản

37

Hình 4.3. Tình Hình Vi Phạm Lâm Luật Qua Các Năm 2004-2009


37

Hình 4.4. Quyết Định Sản Xuất Trong Lâm Nghiệp

43

Hình 4.5. Đáp Ứng Nhu Cầu Từ Vốn Vay

45

Hình 4.6. Mối Quan Tâm Của Người Dân Về Tài Nguyên Tại VQG

49

Hình 4.7. Mô Hình Trình Diễn Trên Thực Địa Về Áp Dụng QLRCĐ

50

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Kết Xuất Mô Hình Hàm Mức Phụ Thuộc Trước Khi Bỏ Biến
Phụ lục 2. Bảng Giá Trị Thống Kê Mô Tả (Descriptive statistics) Các Biến
Phụ lục 3. Kết Xuất Mô Hình Hàm Mức Phụ Thuộc Sau Khi Bỏ Biến TDHV
Phụ lục 4. Kết xuất các mô hình hồi quy phụ
Phụ lục 5. Kết Xuất Kiểm Định White
Phụ lục 6. Các kiểm định giả thiết cho mô hình
Phụ lục 7. Bảng Câu Hỏi Điều Tra


x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề
Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước ta, rừng không những là cơ sở phát

triển kinh tế-xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái vô cùng quan trọng, rừng tham gia
vào quá trình điều hòa khí hậu, đảm bảo chu chuyển oxy và các nguyên tố cơ bản khác
trên hành tinh, bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn
chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của thiên
tai, bảo tồn nguồn nước và làm giảm mức ô nhiễm không khí…Chính vì vậy mà vấn đề
quản lý, bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng hiện nay được coi là một nhiệm vụ trọng
tâm trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội.
Rừng tự nhiên là một hệ sinh thái cực kỳ phức tạp. Sự cân bằng và ổn định của rừng
được duy trì bởi nhiều yếu tố mà yếu tố con người là một yếu tố rất quan trọng. Đứng
trước thực trạng diện tích rừng tự nhiên bị suy giảm với một tốc độ nhanh chóng, Chính
Phủ đã quyết định đóng cửa rừng tự nhiên (Chỉ thị 90/CT; 1992) và phủ xanh đất trống
đồi trọc (quyết định 327/CT). Nối tiếp các dự án của chương trình 327 là một chương
trình quốc gia về 5 triệu ha rừng (Quyết định 661) đang được thực thi. Cùng với các
chương trình đó, Chính Phủ và Ngành Lâm Nghiệp, chính quyền các địa phương đã thực
thi nhiều nổ lực đáng kể trong việc bảo tồn và phát triển rừng. Ngành Lâm Nghiệp cũng
đã và đang thực hiện một tiến trình chia xẻ trách nhiệm quản lý rừng cho các tổ chức và
cá nhân đang sinh sống trong vùng có rừng thông qua việc giao khoán quản lý bảo vệ
rừng, giao đất lâm nghiệp và giao rừng. Nhưng làm thế nào để huy động người dân có
cuộc sống phụ thuộc vào rừng tham gia tích cực và có hiệu quả vào công cuộc bảo tồn và

phát triển tài nguyên rừng? Sự tham gia trong quản lý rừng không phải là một điều tất


nhiên, nó đòi hỏi những động lực thúc đẩy, năng lực, các mối quan hệ và trách nhiệm,
nhiệm vụ và quyền lợi, tập quán văn hoá và hệ thống giá trị của cộng đồng dân cư.
Nằm ở phía Bắc dãy Trường Sơn, VQG Phong Nha-Kẻ Bàng không chỉ ẩn chứa
một quần thể hang động đầy hấp dẫn và quyến rũ, mà ở đây còn tồn tại một khu rừng
nhiệt đới rộng khoảng 85.754 ha, trong đó 96,2% diện tích được rừng bao phủ với hơn
92,2% là rừng nguyên sinh. VQG Phong Nha-Kẻ Bàng có mức độ đa dạng sinh học cao
nhất trong số các VQG và khu bảo tồn ở Việt Nam (Ban quản lý các VQG, khu bảo tồn
Việt Nam, 2008), đang đệ trình lên UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới lần
thứ hai theo tiêu chí đa dạng sinh học, chính vì vậy mối tương tác giữa cộng đồng dân cư
và công tác bảo tồn VQG là vô cùng chặt chẽ và có ý nghĩa về nhiều mặt.
Vùng đệm và vùng lõi của VQG Phong Nha – Kẻ Bàng là nơi tập trung rất đông dân
cư với nhiều thành phần dân tộc khác nhau, trải dài trên một diện tích rộng lớn, sinh kế
của họ từ bao đời nay đã gắn liền mật thiết với rừng, với các hoạt động khai thác tài
nguyên rừng, rừng là nguồn sống, là nguồn thu nhập quan trọng của họ. Vì vậy nên nhiệm
vụ quản lý bảo vệ nguyên vẹn di sản này là vô cùng khó khăn, nặng nề. Làm thế nào để
ngăn chặn các hoạt động khai thác trái phép lên tài nguyên rừng của người dân mà vẫn
không ảnh hưởng đến sinh kế của họ, đang là một câu hỏi chưa có câu trả lời thõa đáng
và triệt để.
Vì vậy đề tài “Đánh giá mức sống dựa vào rừng của người dân tại vùng đệm
vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng” được thực hiện, không nằm ngoài mục đích đóng
góp những giải pháp cụ thể để hạn chế sự phụ thuộc này, góp một phần nhỏ vào công tác
bảo tồn bền vững VQG này.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của đề tài: “Đánh giá mức sống dựa vào rừng của người dân tại


vùng đệm vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình”, từ đó đề xuất những
giải pháp, phương án giảm bớt sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng của người dân, với các
mục tiêu cụ thể sau đây:

2


1) Mô tả hoạt động và ước lượng mức thu nhập có được từ hoạt động khai thác lâm
sản trái phép.
2) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức phụ thuộc vào tài nguyên rừng.
3) Thảo luận về hiệu quả trong sản xuất lâm nghiệp và mô hình QLRCĐ.
4) Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao đời sống nhân dân, góp phần
bảo tồn và phát triển bền vững VQG Phong Nha-Kẻ Bàng.
1.3.

Phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện từ 30/3 đến 15/7. Thời gian cụ thể như sau: Từ 30/3 đến 15/5
viết đề cương nghiên cứu. Từ 15/5 đến 30/5 tiến hành phỏng vấn người dân và thu thập số
liệu tại địa bàn nghiên cứu. Thời gian còn lại tổng hợp, xử lý, phân tích số liệu và viết
khóa luận.
1.3.2. Phạm vi không gian
Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn xã Sơn Trạch tại 4 thôn: Phong Nha, Xuân
Sơn, Cù Lạc 2 và bản Rào Con
1.4.

Cấu trúc khóa luận
Luận văn gồm 5 Chương. Chương 1: Mở đầu: Trình bày lý do chọn đề tài, mục


tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, tóm tắt bố cục luận văn. Chương 2: Tổng quan
gồm:(1) Giới thiệu tài liệu, thông tin, ứng dụng liên quan đến vấn đề nghiên cứu. (2) Tổng
quan địa bàn nghiên cứu, bao gồm: Giới thiệu về VQG Phong Nha-Kẻ Bàng, và những
giá trị nổi bật của nó; Giới thiệu về các đặc điểm dân sinh, kinh tế-xã hội tại vùng đệm nói
chung và địa bàn nghiên cứu nói riêng. Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu:
(1) Trình bày các cở sở lí luận, một số lý thuyết về quản lý tài nguyên rừng cộng đồng,
các khái niệm, định nghĩa có liên quan đến tài nguyên rừng, mức sống dựa vào rừng cũng
như khai niệm và chức năng chính của vùng đệm. (2) Trình bày các phương pháp nghiên
cứu được sử dụng trong đề tài như phương pháp thu thập số liệu, phương pháp phân tích
bao gồm thống kê mô tả và phương pháp phân tích hồi quy. Chương 4: Kết quả và Thảo
Luận: Trình bày các kết quả đạt được của đề tài qua quá trình điều tra, thu thập, phân tích,
tổng hợp để có một cách nhìn tổng quát nhất về mức phụ thuộc dựa vào khai thác tài
3


nguyên rừng của người dân nơi đây. Chương 5: Kết luận và Kiến nghị:(1) Kết luận:Trình
bày ngắn gọn các kết quả chính mà đề tài đạt được sau quá trình thực hiện nghiên cứu
nhằm giải quyết vấn đề, mục tiêu của đề tài. (2) Kiến nghị: Đề xuất giải pháp giải quyết
vấn mà mục tiêu khóa luận đã đề ra.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1.

Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu này, đề tài đã tham khảo nhiều tài liệu, bài giảng, báo cáo,


các nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước có liên quan.
Trần Văn Song (1999) đã thực hiện nghiên cứu đánh giá sự phụ thuộc của người
dân bản Rào Con và Bản Đoòng vào tài nguyên rừng khu bảo tồn thiên nhiên Phong NhaQuảng Bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập bình quân hàng năm từ sản xuất nông
nghiệp còn thấp, đời sống của họ còn phụ thuộc nhiều vào hoạt động thu lượm và khai
thác sản phẩm rừng
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của tác giả Bounmy Somsoulivong (2001) về “sự
phụ thuộc vào tài nguyên rừng của cộng đồng nông thôn, trường hợp tại tỉnh Bokeo,
Lào”, cũng đã cho thấy được cộng đồng nông thôn phụ thuộc rất cao vào nguồn tài
nguyên rừng cho cuộc sống sinh tồn của họ. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng chỉ ra được
các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ phụ thuộc vào tài nguyên rừng, đó là kích cỡ gia đình,
giáo dục, thu nhập từ các hoạt động không dựa vào rừng, số lao động nhà, diện tích đất sỡ
hữu và vấn đề an ninh lương thực.
Nghiên cứu của Phạm Thanh Bình, Trần Đắc Dân và Bùi Xuân Nhã (2008) về
“tác động của yếu tố dân cư đến việc bảo tồn, phát triển rừng bền vững tại lâm trường Tân
Phú tỉnh Đồng Nai”, đã xác định được các yếu tố dân cư có ảnh hưởng đến rừng Tân Phú
như sau: Đói nghèo, thu nhập thấp là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến rừng; Diện
tích canh tác nhỏ hẹp, kỹ thuật canh tác lạc hậu là nguyên nhân lâu dài tác động đến rừng;
Tập quán sinh hoạt, cư trú quá gần rừng là nguyên nhân tác động theo quá trình đến tài
nguyên rừng; Dân trí thấp, giáo dục còn nhiều hạn chế ảnh hưởng rất lớn đến tác dụng của


công tác tuyên truyền bảo vệ mội trường, khả năng trả lại dất cho rừng khi rừng kép tán,
và; Tổ chức quản lý theo mô hình cộng đồng chưa phát huy hiệu quả. Kết quả nghiên cứu
cho thấy cuộc sống của người dân sống trong rừng Tân Phú vẫn còn khó khăn về nhiều
mặt nhất là sự khó khăn về cơ sở hạ tầng như điện, nước, đường xá, trường học, các cơ sở
khám chữa bệnh.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng nhiều tài liệu tham khảo có liên quan, trên các
website, các số liệu của ban quản lý VQG Phong Nha-Kẻ Bàng và chính quyền địa
phương xã Sơn Trạch...

2.2.

Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

2.2.1. Khái quát về VQG Phong Nha-Kẻ Bàng
Trước khi trở thành một vườn quốc gia, khu vực này đã là một khu bảo tồn tự
nhiên. Khu bảo tồn Phong Nha-Kẻ Bàng với diện tích đề xuất là 5000 ha đã được Chính
phủ Việt Nam chính thức công bố ngày 9 tháng 8 năm 1986, và đã được mở rộng thành
41.132 ha theo quyết định số 964/QĐ-UB ngày 03/12/1993 của UBND tỉnh Quảng Bình.
Ngày 12 tháng 12 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số
189/2001/QĐ-TTg chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha-Kẻ Bàng thành VQG
Phong Nha-Kẻ Bàng.
Ngày 05/07/2003, VQG Phong Nha-Kẻ Bàng vinh dự được tổ chức giáo dục, khoa
học và văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản thiên nhiên thế giới
lần thứ nhất theo tiêu chí địa chất địa mạo. Năm 2007, Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia
Việt Nam đã thống nhất đề nghị Thủ tướng cho phép Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch
Việt Nam ký trình hồ sơ gửi UNESCO công nhận vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là
Di sản thiên nhiên thế giới lần 2 về tiêu chí đa dạng sinh học. Bộ hồ sơ trình lần này đã và
đang được bổ sung các tư liệu quý về hệ động thực vật tại vườn quốc gia này. Hồ sơ trình
UNESCO lần này cũng đã nêu rõ tính nổi bật toàn cầu về đa dạng sinh học, và tính toàn
vẹn của vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng. Tính đa dạng sinh học của vườn quốc gia
này sánh ngang với các khu vực đã được công nhận là di sản hay các khu đề xuất ở châu
Á và châu Úc, đặc biệt so sánh với các khu di sản hoặc đang đề xuất có chứa núi đá vôi
như khu vực núi Emi và núi Phật Lạc Sơn (Trung Quốc), vườn quốc gia sông ngầm
6


Puerto Princesa ở Palwan của Philippines - một di sản thế giới tại Philippines. Vườn quốc
gia Phong Nha-Kẻ Bàng được các nhà khoa học đánh giá là là trung tâm của khu vực
miền trung Việt nam. WWF thừa nhận khu vực vườn quốc gia này có tính đa dạng sinh

học cao nhất hành tinh.
VQG Phong Nha-Kẻ Bàng có tọa độ từ 17°21′ tới 17°39′ vĩ bắc và từ 105°57′ tới
106°24′ kinh đông, nằm trong địa bàn các xã Tân Trạch, Thượng Trạch, Phúc Trạch,
Xuân Trạch và Sơn Trạch thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Phong Nha-Kẻ Bàng
cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng
500 km về phía bắc. Phía tây vườn quốc gia này giáp khu vực bảo tồn Hin Namno, một
khu vực carxtơ nằm ở tỉnh Khăm Muộn, Lào. Vườn quốc gia này được thiết lập để bảo vệ
một trong hai vùng carxtơ lớn nhất thế giới với khoảng 300 hang động và bảo tồn hệ sinh
thái bắc Trường Sơn. Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang
động, các sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách
đỏ thế giới.
Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có tổng diện tích là 85754 ha, bao gồm:
Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 64894 ha
Phân khu phục hồi sinh thái: 17449 ha
Phân khu dịch vụ hành chính: 3411 ha.
2.2.2. Những giá trị nổi bật của VQG Phong Nha-Kẻ Bàng
a) Hệ thống sông ngòi và đỉnh núi
Ngoài hệ thống hang động, Phong Nha-Kẻ Bàng còn có các sông ngầm dài nhất.
Đặc trưng núi đá vôi của khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng đã tạo ra một hệ thống sông ngòi
trong vùng khá phức tạp, có rất ít sông suối có nước thường xuyên. Có 3 con sông chính
trong vườn quốc gia này là sông Chày, sông Son và sông Troóc. Nguồn nước cung cấp
cho các con sông này là hệ thống các sông suối ngầm dưới lòng đất, các suối này đều nổi
lên mặt đất tại các hang động như Én, Vòm, Tối và Phong Nha. Nước sông Chày đoạn
trước Hang Tối có màu xanh đặc trưng mà theo nhiều chuyên gia là do có chứa lượng
Ca(HCO3)2 và các loại khoáng chất khác với nồng độ cao. Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng

7


còn có hàng chục con suối và thác nước đẹp như: Thác Gió, Thác Mệ Loan, Suối Mọc

phun lên từ chân một dãy núi đá vôi, Suối Trạ Ang.
Phong Nha-Kẻ Bàng có một số ngọn núi cao hơn 1000 m, đáng chú ý là đỉnh Co
Rilata với độ cao 1.128 m và đỉnh Co Preu cao 1.213 m. Các núi ở vùng carxtơ của vườn
quốc gia này có chiều cao điển hình trên 800 m và tạo thành một dãy núi liên tục dọc theo
đường biên giới hai nước Việt Nam và Lào, trong đó đáng chú ý là các đỉnh: Phu Tạo
(1174 m), Co Unet (1150 m), Phu Canh (1095 m), Phu Mun (1078 m), Phu Tu En (1078
m), Phu On Chinh (1068 m), Phu Dung (1064 m), Phu Tu Ôc (1053 m), Phu Long (1015
m), Phu Ôc (1015 m), Phu Dong (1002 m). Nằm xen giữa các đỉnh này là các đỉnh có
chiều cao từ 800-1000 m: Phu Sinh (965 m), Phu Co Tri (949 m), Phu On Boi (933 m),
Phu Tu (956 m), Phu Toan (905 m), Phu Phong (902 m), núi Ma Ma (835 m). Vùng địa
hình phi carxtơ chiếm một tỷ lệ nhỏ, chủ yếu nằm ở vòng ngoài về phía bắc, đông bắc và
đông nam của Phong Nha-Kẻ Bàng với các đỉnh núi cao 500-1000 m với độ dốc 25-30 độ
và sự chia cắt cao. Có một số thung lũng hẹp dọc theo các con suối và khe như: khe Am,
khe Cha Lo, khe Chua Ngút và một thung lũng nằm dọc theo Rào Thương ở rìa cực nam.
Theo hướng bắc-nam có các đỉnh núi đáng chú ý như: Phu Toc Vu (1000 m), Mã Tác
(1068 m), Cổ Khu (886 m), U Bò (1009 m), Co Rilata (1128 m) (đỉnh cao nhất của vườn
quốc gia này, nằm ở rìa cực nam của vườn quốc gia).
b) Hệ thống hang động
VQG Phong Nha-Kẻ Bàng là một trong hai khu vực đá vôi lớn nhất thế giới. So
với 41 di sản thế giới khác có carxtơ, Phong Nha-Kẻ Bàng có các điều kiện địa hình, địa
mạo và sinh vật khác biệt. Carxtơ tại đây có niên đại từ thời kỳ Đại Cổ Sinh, 400 triệu
năm trước, do đó Phong Nha-Kẻ Bàng là vùng carxtơ lớn cổ nhất châu Á. Nếu như khu
vực Hin Namno, một khu vực bảo tồn tự nhiên của tỉnh Khăm Muộn, Lào, giáp Phong
Nha-Kẻ Bàng về phía tây được kết hợp thành một khu bảo tồn liên tục, thì khu vực bảo
tồn này sẽ là khu rừng carxtơ còn tồn tại lớn nhất ở Đông Nam Á với diện tích 317.754
ha. Tại Phong Nha-Kẻ Bàng có một hệ thống gồm khoảng 300 hang động lớn nhỏ, đẹp
đến mê hồn, trong đó phải kể đến như hệ thống động Phong Nha, động Tiên Sơn, Hang
Vòm, hang Sơn Đoòng… Hệ thống động Phong Nha đã được Hội nghiên cứu hang động
8



Hoàng gia Anh (BCRA) đánh giá là hang động có giá trị hàng đầu thế giới với 4 điểm
nhất: có các sông ngầm dài nhất, có cửa hang cao và rộng nhất, những bờ cát rộng và đẹp
nhất, những thạch nhũ đẹp nhất.
So với 3 VQG khác đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới khác ở Đông
Nam Á (Vườn quốc gia Gunung Mulu ở Malaysia, Vườn quốc gia sông ngầm Puerto
Princesa ở Palawan của Philippines và Vườn quốc gia Lorentz ở Tây Irian của Indonesia)
và một số khu vực carxtơ khác ở Thái Lan, Trung Quốc, Papua New Guinea thì carxtơ ở
Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có tuổi già hơn, cấu tạo địa chất phức tạp hơn và có
hệ thống sông ngầm đa dạng và phức tạp hơn.
c) Đa dạng sinh học
Về thực vật: VQG này là một bộ phận của vùng sinh thái Trường Sơn. Cho đến
nay, chủng loại thực vật lớn nhất ở đây là rừng thường xanh ẩm, rậm nhiệt đới trên đá vôi
cao 800 m so với mực nước biển. 96,2% diện tích khu VQG này được rừng bao phủ;
92,2% là rừng nguyên sinh; 74,7% (110.476 ha) khu vườn quốc gia này là rừng ẩm nhiệt
đới thường xanh trên đá vôi có độ cao dưới 800 m; 8,5% (12.600 ha) là rừng ẩm nhiệt đới
thường xanh trên đá vôi có độ cao trên 800 m; 8,3% (12.220 ha) là rừng ẩm nhiệt đới trên
đất núi đất có cao độ dưới 800 m, 1,3% (1.925 ha) là bụi cây và cỏ và cây rải rác trên đá
vôi; 2% (2.950 ha) là cỏ, bụi cây và cây rải rác trên núi đất; 180 ha là rừng tre nứa và mây
song; thảm cây nông nghiệp 521 ha.
Theo số liệu thống kê mới nhất, VQG Phong Nha-Kẻ Bàng là rừng nguyên sinh
trên núi đá vôi điển hình với các loại thực vật đặc trưng như: nghiến, chò đãi, chò nước.
Thực vật có mạch 152 họ, 511 kiểu gen, 876 loài thực vật có mạch, trong dó có 38 loài
nằm trong Sách đỏ Việt Nam và 25 loài nằm trong Sách đỏ thế giới, 13 loài đặc hữu Việt
Nam, trong đó có sao và cây họ Dầu.
Ở VQG này có một khu vực rừng bách xanh được phân bổ trên đỉnh núi đá vôi có
diện tích khoảng trên 5000 ha, có khoảng 2500 cây với mật độ 600 cây/ha. Các cây bách
xanh ở vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có tuổi 500-600 năm. Bởi hiện trên thế giới
chỉ có 3 loài bách xanh đã được nhận diện. Đây là quần thể bách xanh núi đá lớn nhất
Việt Nam. Loài bách xanh này nằm trong nhóm 2A theo quy định tại công văn số

9


3399/VPCP-NN (ngày 21 tháng 6 năm 2002) đính chính cho nghị định 48 của Chính phủ,
thuộc nhóm quý hiếm, hạn chế khai thác.
Các nhà khoa học cũng phát hiện 3 loài lan hài quý hiếm: lan hài xanh, lan hài
xoắn, lan hài đốm. IUCN (Hiệp hội Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới) trong năm 1996 đã xếp
lan hài là loài đang đứng trước nguy cơ diệt vong rất cao (tuyệt chủng trong tương lai
gần).
Về động vật: Phong Nha-Kẻ Bàng là nơi sinh sống của 140 loài thú thuộc 31 họ
và 10 bộ, nổi bật nhất là hổ và bò tót, loài bò rừng lớn nhất thế giới, 302 loài chim, trong
đó có ít nhất 43 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam và 19 loài nằm trong Sách đỏ thế giới;
81 loài bò sát lưỡng cư (18 loài trong Sách đỏ Việt Nam và 6 loài Sách đỏ thế giới); 259
loài bướm; 72 loài cá, trong đó có 4 loài đặc hữu Việt Nam, ở đây có loài cá mới phát
hiện ở Việt Nam. Linh trưởng có 10 loài linh trưởng, chiếm 50% tổng số loài thuộc bộ
linh trưởng ở Việt Nam, 7 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam, đặc biệt là voọc Hà Tĩnh,
sao la, mang. Phong Nha-Kẻ Bàng được đánh giá là có hệ tự nhiên đa dạng nhất trong tất
cả các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển quốc gia trên thế giới.
Phong Nha-Kẻ Bàng là nơi có cộng đồng linh trưởng phong phú bậc nhất Đông
Nam Á. Năm 2002, nhà khoa học Đức Thomas Zegler đã phát hiện ra một loài thằn lằn tai
mới có tên là Tripidophrus Nogei tại vùng núi Karst thuộc khu vực Chà Nòi. Loài thằn
lằn này đã được đăng trên số báo 114 phát hành tháng 7 năm 2007 của tạp chí Revue
Suise De Zoologie. Các nhà khoa học đã đặt tên loài này là thằn lằn Phong Nha-Kẻ Bàng.
Các nhà khoa học Đức đã xây dựng một khu giới thiệu Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ
Bàng tại Vườn thú Koln để giới thiệu sự đa dạng sinh học của vườn quốc gia này, ở đây
cũng phát hiện ra loại rắn mai gầm mới. Qua một thời gian khảo sát, các nhà khoa học
Đức, Nga và Việt Nam đã phát hiện thêm 10 loài mới trong vườn quốc gia này, trong đó
bao gồm 5 loài rắn, 5 loài tắc kè, thằn lằn, nhiều loài trong số mới phát hiện này là động
vật đặc hữu ở đây.
Năm 2003, báo cáo của tiến sĩ Nguyễn Thái Tử và cộng sự ghi nhận được 162 loài

thuộc 85 giống, 31 họ, 11 bộ trong đó có 19 loài cá biển di nhập, 8 loài cá gặp trong hang
động, 10 loài cá mới cho khoa học, sinh sống trong 5 tiểu khu hệ cá đó là: Sông Chày, Trà
10


Ang, Rào Thương, Rào Bụt, và Khe Ri. Trong 3 loài cá ở Phong Nha-Kẻ Bàng được ghi
vào Sách Đỏ Việt Nam thì đã có 2 loài cá chình. Đó là cá Chình hoa và cá Chình mun.
Với kết quả này, cho phép khẳng định Phong Nha-Kẻ Bàng là nơi có chỉ số đa dạng sinh
học về cá nước ngọt cao nhất và cao gấp 25 lần so với khu hệ các nước ngọt của Việt
Nam (chỉ số về lượng loài/diện tích phân bố)
d) Giá trị khảo cổ, lịch sử,văn hóa
VQG Phong Nha-Kẻ Bàng cũng chứa đựng nhiều di vật khảo cổ. Các bằng chứng
về sự sinh sống của con người ở khu vực này là các đầu rìu thuộc Thời kỳ Đồ đá mới và
các hiện vật tương tự đã được các nhà khảo cổ Pháp và Việt Nam tìm thấy trong các hang
động. Đầu thế kỷ 20, các nhà thám hiểm hang động và và học giả Anh, Pháp đã đến
Phong Nha và họ đã phát hiện ở đây một số di tích Chăm và Việt cổ như bàn thờ Chàm,
chữ Chàm khắc trên vách đá, gạch, tượng đá, tượng phật, mảnh gốm và nhiều bài vị v.v.
Năm 1995, Viện Khảo cổ học Việt Nam nhận định động Phong Nha có dấu hiệu là một di
tích khảo cổ học vô cùng quan trọng. Viện này cho rằng có khả năng dấu tích ở hang Bi
Ký trong động là một thánh đường Chăm Pa từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 11. Tại động Phong
Nha, người ta đã phát hiện nhiều mảnh thân và miệng các bình gốm có tráng men của
Chàm với các mảnh gốm thô sơ có lõi đen, có vòng miệng loe rộng so với thân, tạo một
góc gần vuông. Ngoài ra, người ta còn phát hiện ra các mảnh gốm hoa văn miệng hình
cánh sen, màu xanh ngọc, màu lông thỏ hồng nhạt. Ngoài ra, nơi đây còn có nhiều di tích
lịch sử, ghi dấu biết bao chiến công và sự hy sinh oanh liệt của dân tộc ta như: Bến phà
Xuân Sơn, Đường mòn Hồ Chí Minh và đường 20 Quyết Thắng, Mụ Giạ, A.T.P, Trà
Ang, Cà Tang, cua Chữ A, Khe Ve... hay các di tích Hang Tám Cô, hang Chín Tầng, bến
phà Nguyễn Văn Trỗi, các kho hàng hoá trong hệ thống hang động ở Tuyên Hoá, Minh
Hóa trong thời kỳ chiến tranh chống Mĩ cứu nước
2.2.3. Khái quát về vùng đệm VQG Phong Nha-Kẻ Bàng.

Vùng đệm được xác định là các xã có đất trong hoặc có ranh giới trong VQG.
Vùng đệm gồm 10 xã, thuộc 3 huyện là Hưng Trạch, Phúc Trạch, Sơn Trạch, Tân Trạch,
Thượng Trạch, Xuân Trạch, Phú Định (huyện Bố Trạch), Trường Sơn (huyện Quảng
Ninh), Thượng Hóa và Trung Hóa (huyện Minh Hóa).
11


Vùng đệm được thành lập đồng thời với thời gian thành lập VQG. Vùng đệm có
mục đích giảm các tác động tiêu cực từ bên ngoài tới VQG. Chức năng và nhiệm vụ của
vùng đệm đã được xác định trong dự án đầu tư xây dựng VQG Phong Nha – Kẻ Bàng
(năm 2001). Đất đai và các nguồn tài nguyên vùng đệm do chính quyền địa phương các
cấp quản lý. Tổng dân số trên toàn vùng 51.865 khẩu, 10.752 hộ sinh sống trên diện tích
của 10 xã nằm xung quanh Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bảng.
Bảng 2.1. Diện Tích Và Dân Số Các Xã Trong Vùng Đệm
Tt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10


Hưng
Trạch
Phúc

Trạch
Sơn
Trạch
Tân
Trạch
Thương
Trạch
Xuân
Trạch
Phú
Định
Trường
Sơn
Thượng
Hóa
Trung
Hóa
Cộng

Diện tích (ha)
Toàn
Trong

VQG
9.512

Số hộ
Toàn

2287


Số khẩu
Toàn
Trong

VQG
10917

115

6.010

1.147

2065

9767

163

10.120

4.005

2026

9833

97


36.281

25.986

46

72.571

51.471

358

1818

3

17.697

3.145

1058

5033

28

15.358

583


2641

17

77.384

737

3567

5

34.626

598

2925

8

9.440

994

5162

55

288.999 85754


10752

Trong
VQG

46

46

202

51865

202

202

Mật độ
người/km2

1

18

Nguồn: Ban quản lý VQG Phong Nha-Kẻ Bàng, 2008
2.2.4. Khái quát về các đặc điểm tự nhiên và kinh tế-xã hội xã Sơn Trạch
a) Đặc điểm tự nhiên
Xã Sơn Trạch có tổng diện tích tự nhiên khoảng 10138,71 ha (trong đó có 42,23%
diện tích là rừng đặc dụng thuộc VQG) và được phân chia như sau: diện tích đất nông
12



nghiệp là 8,65%; 70,67% diện tích là đất lâm nghiệp (trong đó diện tích đất rừng sản xuất
là 2883,43 ha); 6,49% là diện tích đất phi nông nghiệp; còn lại 14,19% diện tích là đất
chưa sử dụng.
Cũng giống như vùng Bắc Trung Bộ nói chung, và tỉnh Quảng Bình nói riêng, khí
hậu ở đây mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm. Nhiệt độ trung bình
hàng năm là 23-25 °C, với nhiệt độ cao nhât là 41 °C vào mùa hè và mức thấp nhất có thể
xuống 6 °C vào mùa đông. Thời kỳ nóng nhất là vào tháng 6-8 với nhiệt độ trung bình
28 °C, còn từ tháng 12 đến tháng 2 có nhiệt độ trung bình 18 °C. Lượng mưa trung bình
hàng năm đo được là 2.000–2.500 mm, với 88% lượng mưa trong khoảng thời gian từ
tháng 7-12. Mỗi năm có hơn 160 ngày mưa. Độ ẩm tương đối là 84%.
b) Đặc điểm dân sinh kinh tế xã hội
™ Dân số, lao động và thu nhập
Theo số liệu mới nhất, tính đến 31/12/2009 dân số toàn xã Sơn Trạch là 10453
người, trong đó nam giới có 5217 người, chiếm 49,9% dân số. Mật độ dân số trung bình
tương đối thưa thớt, vào khoảng 103 người/km2. Thành phần dân tộc chủ yếu là người
Kinh, và đồng bào dân tộc Vân Kiều.
Số người trong độ tuổi lao động khoảng 5577 người, chiếm khoảng 53% dân số
toàn xã, phần lớn là lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, kế đến là dịch vụ.
Thu nhập bình quân đầu người của xã liên tục tăng qua các năm, nhưng so với mặt
bằng chung của cả nước thì con số này vẫn tương đối thấp. Năm 2009, thu nhập bình
quân đầu người đạt 7 triệu đồng/người/năm. Mức sống của người dân cũng theo đó mà
được nâng lên đáng kể.
™ Cơ sở hạ tầng, giáo dục và y tế
Chạy qua địa bàn xã Sơn Trạch có tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Đông và
nhánh phía Tây; đường 20 quyết thắng, đây là những tuyến đường đã đi vào lịch sử dân
tộc với những chiến công hiển hách; bên cạnh đó còn có tuyến đường bê tông đi vào xã
được nhà nước đầu tư vừa phục vụ đi lại cho người dân, vừa phục vụ cho phát triển du
lịch, cho công tác bảo vệ rừng; các tuyến đường liên thôn hầu hết là đường đất, chưa được

rải nhựa hoặc bê tông hóa.
13


Toàn xã có 2 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở, trong đó có 1 trường tiểu
học đạt chuẩn quốc gia. Công tác phổ cập và xóa nạn mù chữ vẫn được duy trì. Mặc dù
trang thiết bị học tập và cơ sở hạ tầng vẫn còn thiếu thốn, nhưng công tác dạy và học đã
đạt được nhiều kết quả tốt, tỷ lệ học sinh khá giỏi năm học 2008-2009 tương đối cao, ở
bậc tiểu học là 55,7%, bậc trung học cơ sở là 30,4%, và 7,4% cho bậc trung học phổ
thông. Năm 2009 có 37 học sinh đậu đại học, 18 học sinh đậu các trường cao đẳng, tỷ lệ
này tăng dần qua các năm.
Các chương trình y tế triển khai đảm bảo kế hoạch đề ra, chưa có dịch bệnh lớn xảy ra
trên địa bàn. Công tác phòng chống các dịch bệnh được quan tâm chỉ đạo.
™ Hoạt động kinh tế
Về Nông-Lâm-Thủy sản: Giá trị ngành Nông-Lâm-Thủy sản năm 2009 đạt
29.275 triệu đồng, tăng 4,2% so với năm trước.
Tuy thời tiết không thuận lợi nhưng ngành trồng trọt đã vượt kế hoạch đề ra cả về chỉ tiêu
diện tích, năng suất và sản lượng. Cụ thể một số cây trồng như sau: Cây lúa: Diện tích
gieo trồng cây lúa cả năm 449 ha, năng suất đạt 52,26 tạ/ha, sản lượng 2.346.42 tấn.
Trong đó, diện tích lúa đông xuân là 273,3ha, bằng 103,3% vụ Đông Xuân 2007-2008,
năng suất bình quân 55 tạ/ha, bằng vụ Đông Xuân 2007-2008, sản lượng 1.503,15 tấn,
bằng 103,3% vụ Đông Xuân 2007-2008. Diện tích gieo cấy lúa hè thu là 175,7ha, năng
suất bình quân 48 tạ/ha, sản lượng 843,27tấn; Cây Ngô: Diện tích thực hiện 89 ha, bằng
96,7% vụ Đông Xuân 2007-2008, năng suất bình quân 63 tạ/ha, tăng 3 tạ/ha so với vụ
Đông Xuân 2007-2008, sản lượng 560,7 tấn, bằng 101,6% vụ Đông Xuân 2007-2008;
Cây Lạc: Diện tích thực hiện 58 ha, bằng 92,06% vụ Đông Xuân 2007-2008; năng suất
bình quân: 22,6 tạ/ha, tăng 4,1 tạ/ha vụ Đông Xuân 2007-2008, sản lượng 131,1 tấn,
bằng 112,48% vụ Đông Xuân 2007-2008; Về cây công nghiệp dài ngày: Xã tiếp tục triển
khai thực hiện đề án phát triển cây cao su tiểu điền và tăng cường bảo vệ, chăm sóc
113,1ha cây cao su hiện có.

Chăn nuôi tiếp tục phát triển. Nhiều hộ nông dân đã đầu tư đúng hướng và phát
triển theo mô hình kinh tế trang trại. Công tác phòng, chống dịch bệnh được tăng cường
nên đàn gia súc, gia cầm có xu hướng tăng đàn: Đàn trâu: 870con, tăng 1,2% so với cùng
14


kỳ; đàn bò: 2.225con, tăng 2% so với cùng kỳ; đàn lợn: 5.596con, tăng 3% so với cùng
kỳ; đàn gia cầm: 15.315 con, tăng 5% so với cùng kỳ; đàn dê: 455 con.
Công tác quản lý, bảo vệ vốn rừng được các cấp, các ngành, các chủ rừng quan
tâm. Công tác phòng chống cháy rừng được triển khai đến tận thôn xóm, đã chú trọng đến
tuyên truyền, giáo dục ý thức về phòng chống cháy rừng. Diện tích khoanh nuôi và phát
triển rùng trồng qua các năm 2006 đến 2009 tăng lên rõ rệt, góp phần bảo vệ gián tiếp
những giá trị của VQG, đặc biệt là giá trị đa dạng sinh học.
Bảng 2.2. Tình Hình Chăm Sóc Bảo Vệ Rừng Qua Các Năm 2006-2009
ĐVT: ha
Khoản mục

2006

2007

2008

2009

Trồng mới rừng tập trung

16

16


16

16

Trồng cây phân tán

15

15

15

15

383

383

383

383

Diện tích khoanh nuôi,
chăm sóc dịch vụ

Nguồn: Phòng thống kê xã Sơn Trạch
Thời tiết trong những tháng đầu năm 2009 tương đối thuận lợi cho hoạt động khai
thác, nuôi trồng thủy sản, nên sản lượng thuỷ sản đạt 252 tấn, bằng 118,6% kế hoạch,
tăng 10,1% so cùng kỳ, trong đó sản lượng nuôi trồng 176,4 tấn. Chương trình sản xuất

thuỷ sản được các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo thực hiện và đã đạt được những kết
quả tích cực, đánh bắt và nuôi trồng có sự tăng trưởng, phát triển khá. Cơ bản đáp ứng
được thị hiếu của khách du lịch về đặc sản cá trên sông Son
Thông qua các kênh tuyên truyền, các tiến bộ về khoa học kỹ thuật được áp dụng
ngày càng nhiều hơn và đưa lại hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. UBND xã phối hợp
với các cơ quan chuyên môn mở 13 lớp tập huấn kỹ thuật trồng các loại cây; tổ chức tập
huấn kỹ thuật phòng chống dịch bệnh cây trồng, gia súc, gia cầm và kỹ thuật nuôi cá lồng.
Về sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp: Giá trị ngành sản xuất công
nghiệp-tiểu thủ công nghiệp đạt 14.200 triệu đồng, tăng 15,5% so với kế hoạch. Mặc dù
trong khó khăn chung nhưng công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp vẫn giữ được mức tăng

15


×