Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM BIA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA VÀ NƯỚC GIẢI KHÁT PHÚ YÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (882.24 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÂN
PHỐI SẢN PHẨM BIA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
BIA VÀ NƯỚC GIẢI KHÁT PHÚ YÊN

PHAN THỊ BÍCH THU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Giải Pháp Nâng Cao
Hiệu Quả Hoạt Động Phân Phối Sản Phẩm Bia tại Công Ty Cổ Phần Bia và Nước
Giải Khát Phú Yên” do Phan Thị Bích Thu, sinh viên khoá 32, ngành Kinh Doanh
Nông Nghiệp, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

TRẦN ĐÌNH LÝ
Người hướng dẫn,

Ngày tháng năm 2010

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng năm 2010



Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng năm 2010


LỜI CẢM TẠ
Lời cảm ơn đầu tiên tôi xin gửi đến Ba Mẹ đã sinh thành, dạy dỗ tôi nên người
và những người thân trong gia đình đã luôn động viên, khuyến khích, giúp cho tôi
từng bước trưởng thành trên mọi nẻo đường của cuộc sống.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TPHCM nói chung và
các thầy cô trong khoa kinh tế nói riêng đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt cho tôi những
kiến thức vô cùng quý báu, là hành trang hết sức cần thiết cho tôi bước vào đời một
cách vững chắc. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Trần Đình Lý –
người đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Gửi lời cảm ơn chân thành đến anh chị Phòng Kinh Doanh, Công ty cổ phần
Bia và Nước giải khát Phú Yên, đặc biệt cảm ơn sâu sắc đến anh Võ Văn Toàn –
trưởng phòng kinh doanh (phó Giám đốc Công ty TNHH TM Phú Yên), đã giúp đỡ tôi
tận tình trong suốt thời gian thực tập tại công ty và giúp tôi hoàn thiện hơn về kiến
thức thực tế.
Xin gửi lời cảm ơn đến các bạn bè của tôi, những người đã luôn ở bên tôi, giúp
đỡ, hỗ trợ tôi, tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng, xin chúc các thầy cô sức khỏe, bạn bè tôi luôn thành công và Công
ty cổ phần Bia và Nước giải khát Phú Yên luôn phát triển.
Xin chân thành cảm ơn !

Tp Hồ Chí Minh, Tháng 07/2010
Phan Thị Bích Thu



NỘI DUNG TÓM TẮT
PHAN THỊ BÍCH THU. Tháng 07 năm 2010. “Giải Pháp Nâng Cao Hiệu
Quả Hoạt Động Phân Phối Sản Phẩm Bia của Công Ty Cổ Phần Bia và Nước
Giải Khát Phú Yên ”.
PHAN THI BICH THU. July 2010. “The Methods Improve Distribution
Activity of Beer by Phu Yen Beer and Beverage Joint Stock Company”.
Khóa luận tìm hiểu một số vấn đề sau:
Sự tổ chức, vận hành hệ thống phân phối và kinh doanh sản phẩm bia của
Công ty cổ phần Bia và Nước Giải Khát Phú Yên thông qua các chỉ tiêu về thị phần và
doanh thu bán hàng tại các thị trường trong những năm gần đây.
Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống phân phối của Công ty,
nghiên cứu cấu trúc nhân sự tham gia vào quá trình điều phối sản phẩm bia của Công
Ty Bia và Nước Giải Khát Phú Yên đến với người tiêu dùng.
Nhận biết được những ưu nhược điểm của hệ thống phân phối.
Từ đó đề ra một số biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả
hoạt động phân phối của công


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

x

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

3

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.4. Cấu trúc luận văn

3

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

5

2.1. Tổng quan hệ thống phân phối tại Việt Nam


5

2.2. Tổng quan thị trường bia tại Việt Nam

6

2.3. Tổng quan về công ty CP bia và nước giải khát Phú Yên

8

2.3.1. Giới thiệu tổng quát

8

2.3.2. Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty

8

2.3.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

9

2.3.4. Sơ đồ tổ chức nhân sự của công ty CP bia và nước giải khát Phú Yên
2.4. Tổng quan công ty TNHH – TM Phú Yên

10
11

2.4.1. Giới thiệu tổng quát


11

2.4.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH TM Phú Yên

11

2.4.3. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

11

2.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty

13

2.5.1. Các nhóm sản phẩm

13

2.5.2. Nguồn nhân lực

13

2.6. Tình hình nguồn vốn và tài sản của Công ty

16

2.6.1. Tình hình tài sản của Công ty qua hai năm 2008 – 2009

16


2.5.2. Tình hình nguồn vốn của công ty qua hai năm 2008 – 2009

17

2.7. Kết quả và hiệu quả sản xuất KD của công ty qua hai năm 2008 – 2009
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
v

18
21


3.1. Cơ sở lý luận

21

3.1.1. Khái niệm và vai trò của phân phối

21

3.1.2. Bản chất của kênh phân phối

22

3.1.3. Các thành viên trong kênh phân phối

25

3.1.4. Marketing – Mix


26

3.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống phân phối

26

3.1.6. Quản trị kênh phân phối hiệu quả

27

3.2. Phương pháp nghiên cứu

27

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

27

3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

27

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

28

4.1. Tình hình doanh thu của Công ty

28


4.2. Cấu trúc kênh phân phối của Công ty

30

4.3. Tổ chức nhân sự trong hệ thống phân phối

32

4.4. Thực trạng các trung gian phân phối

34

4.4.1. Thị trường của Công ty

34

4.4.2. Thực trạng các trung gian phân phối

37

4.5. Tình hình tiêu thụ sản phẩm bia tại Công ty TNHH TM Phú Yên

44

4.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phân phối

47

4.6.1. Các yếu tố bên ngoài


47

4.6.2. Các yếu tố bên trong

54

4.7. Nâng cao hiệu quả hoạt động phân phối của Công ty
4.7.1. Đánh giá hiệu quả hoạt động phân phối sản phẩm của Công ty

59
59

4.7.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao HQ hoạt động phân phối của Công ty 60
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

65

5.1 Kết luận

65

5.2. Kiến nghị

66

5.2.1 Đối với Công ty

66


5.2.2 Đối với kênh phân phối

66

5.2.3 Đối với nhà nước

66

TÀI LIỆU THAM KHẢO

67
vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AFF

Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á

APB

Tập đoàn nước giải khát Châu Á – Thái Bình Dương (Asia –
Pacific Breweries)

APEC

Tổ chức hợp tác Kinh Tế Châu Á – Thái Bình Dương (Asia –
Pacific Economic Cooperation)

CBCNV


Cán bộ công nhân viên

CP

Cổ phần

ĐDBH

Đại diện bán hàng

ĐTDH

Đầu tư dài hạn

ĐTNH

Đầu tư ngắn hạn

GDP

Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product)

GSBH

Giám sát bán hàng

HĐTC

Hoạt động tài chính


HN – VS

Hoá nghiệm – Vi sinh

HTPP

Hệ thống phân phối

KT – TC

Kế toán – Tài chính

NGK

Nước giải khát

NTD

Người tiêu dùng

PX

Phân xưởng

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

SCCĐ


Sửa chữa cơ điện

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TGTM

Trung gian thương mại

TNHH TM

Trách nhiệm hữu hạn Thương mại

TNBQ

Thu nhập bình quân

UBND

Ủy ban nhân dân

VBL

Công ty nước giải khát Việt Nam (Vietnam Breweries Limited)

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization)

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình Hình Lao Động của Công Ty qua 2 Năm 2008 – 2009

13

Bảng 2.2. Thống Kê Số Lượng Lao động Nhà Máy Bia Tuy Hoà Năm 2010

14

Bảng 2.3. Thống Kê Số Lượng Lao Động Công Ty TNHH TM Phú Yên

15

Bảng 2.4. So Sánh Biến Động Tài Sản qua Hai Năm 2008 – 2009

16

Bảng 2.5. So Sánh Biến Động Nguồn Vốn Qua Hai Năm 2008 – 2009

17

Bảng 2.6. Kết Qủa Và Hiệu Qủa Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty

18

Bảng 4.1. Doanh Thu Từng Sản Phẩm qua Hai Năm 2008 – 2009


29

Bảng 4.2. Lực Lượng Bán Hàng của Công Ty

32

Bảng 4.3. Số Lượng Điểm Phân Phối tại Thị Trường trong Tỉnh 2009

34

Bảng 4.4. Số Lượng Điểm Phân Phối tại Thị Trường ngoài Tỉnh Năm 2009

35

Bảng 4.5. Doanh Thu Đóng Góp qua Các Kênh Phân Phối

37

Bảng 4.6. Thống Kê Số Lượng Nhà Phân Phối của Công Ty Năm 2009

40

Bảng 4.7. Thống Kê Số Lượng Đại Lý C1 và C2 Năm 2009

42

Bảng 4.8. DT Đóng Góp Từng SP của Công Ty TNHH TM Phú Yên Năm 2009

44


Bảng 4.9. Sản Lượng Bia Tiêu Thụ tại Thị Trường trong Tỉnh

44

Bảng 4.10. Sản Lượng Bia Tiêu Thụ tại Thị Trường Ngoài Tỉnh

45

Bảng 4.11. Sản Lượng Bia Tồn Kho cuối Năm 2009 của Công Ty TNHH PY

46

Bảng 4.12. Các Chỉ Tiêu của Kinh Tế Việt Nam

47

Bảng 4.13. Dân Số Cả Nước Phân Theo Giới Tính và Tính Chất Địa Dư

49

Bảng 4.14. So Sánh Công Suất của Công Ty Bia Tuy Hoà với Các Đối Thủ

54

Bảng 4.15. Bảng Gía Sản Phẩm Cung Cấp tại Các Điểm Phân Phối

56

Bảng 4.16. Một Số Chương Trình Khuyến Mãi của Công Ty Đã Thực Hiện


58

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Biểu Đồ Thị Phần của Các Thị Trường Bia tại Việt Nam

6

Hình 2.2. Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Cổ Phần Bia và Nước Giải Khát Phú Yên

10

Hình 2.3. Cơ Cấu Tổ chức Công Ty TNHH TM Phú Yên

11

Hình 3.1. Sơ Đồ Cấu Trúc Kênh Phân Phối Hàng Hóa Tiêu Dùng

24

Hình 3.2. Cấu Trúc của Marketing - Mix

26

Hình 4.1. Biểu Đồ Doanh Thu của Công Ty CP Bia & Nước Giải Khát Phú Yên

28


Hình 4.2. Sơ Đồ Kênh Phân Phối Sản Phẩm của Công Ty

30

Hình 4.3. Sơ Đồ Lưu Thông Hàng Hoá của Công Ty

31

Hình 4.4. Biểu đồ Tỷ Lệ Lực Lượng Bán Hàng của Công Ty Năm 2009

32

Hình 4.5. Cấu Trúc Tổ Chức Nhân Sự trong Hệ Thống Phân Phối

33

Hình 4.6. Biểu Đồ So Sánh Số Điểm Phân Phối Trong và Ngoài Tỉnh Năm 2009

36

Hình 4.7. Biểu Đồ Tỷ Lệ Chiếm Lĩnh Thị Trường của Các Kênh PP Chủ Yếu

36

Hình 4.8. Biểu Đồ Tỷ Trọng Đóng Góp Doanh Thu Từ các Kênh Phân Phối

38

Hình 4.9. Biểu Đồ Tỷ Lệ Sản Lượng Bia Tiêu Thụ tại Thị Trường trong Tỉnh


44

Hình 4.10. Biểu Đồ Tỷ Lệ Sản Lượng Bia Tiêu Thụ tại Thị Trường Ngoài Tỉnh

45

Hình 4.11. Biểu Đồ Sản Lượng Tồn Kho của Công Ty TNHH PY Năm 2009

46

Hình 4.12. Bao Bì Một Số Sản Phẩm của Công Ty

55

Hình 4.13. Sơ Đồ Hệ Thống Kênh Phân Phối Cấp 3 Cải Tiến

63

ix


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Sơ Đồ SX Bia của Công Ty Cổ Phần Bia và Nước Giải Khát Phú Yên

68

Phụ lục 2. Một Số Hình ảnh và Danh Hiệu của Công Ty

69


Phụ lục 3: sản lượng bán được trong năm 2009

70

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường của đất nước ta hiện nay đã tạo cho
các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội cũng như thách thức. Cơ hội để quảng bá
thương hiệu và sản phẩm của mình ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên, một sản phẩm
muốn khếch trương thương hiệu và mở rộng thị phần không chỉ đơn giản dừng lại ở
chất lượng, các dịch vụ, chiến lược giá… mà còn liên quan đến cả hệ thống phân phối.
Phân phối là một khâu rất quan trọng trong quá trình lưu thông sản phẩm của mỗi
doanh nghiệp. Qúa trình phân phối làm tăng thêm giá trị của sản phẩm và là điều kiện
cho quá trình tái sản xuất. Hoạt động phân phối liên quan đến nhiều người, nhiều lĩnh
vực khác nhau, do vậy việc phân phối sản phẩm thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể
sẽ có tác dụng tốt cho các chiến lược khác trong marketing mix, đồng thời nâng cao
khả năng cạnh tranh và xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp.
Hiện nay, hệ thống phân phối hàng hoá ở nước ta đã phát triển tương đối mạnh cả
về số lượng lẫn chất lượng, đồng thời trong quá trình mở cửa và hội nhập sự gia tăng
tốc độ và quy mô đầu tư vào hệ thống phân phối trong nước của các tập đoàn lớn ở
nước ngoài đã làm cho mô hình phân phối trở nên năng động, hiện đại như siêu thị,
Metro… dần dần phù hợp với trình độ phát triển và thu nhập của xã hội.
Với sự ưa chuộng của người tiêu dùng, bia đã trở thành nước giải khát quen thuộc
và không thể thiếu trong các bữa tiệc, họp mặt hay lễ hội. Điều đó tạo động lực cho
ngành bia phát triển mạnh ở nước ta trong nhiều năm qua. Sản phẩm bia là một trong

những mặt hàng kinh doanh có sức tiêu thụ mạnh nhất tại thị trường Việt Nam. Theo
quy hoạch tổng thể ngành bia - rượu - nước giải khát của Bộ Công Nghiệp được phê
duyệt tại Quyết định 18/2007/QĐ – BCN, ngày 08/5/2007, sản lượng bia của Việt


Nam năm 2005 là 1,53 tỷ lít và sẽ gia tăng lên 3,5 tỷ lít vào 2010, mức đầu tư tương
ứng trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2015 có thể lên tới 75 tỷ đồng.
Do vậy mà các doanh nghiệp sản xuất bia không ngừng nghiên cứu cho ra đời
nhiều nhãn hiệu mới, nâng cao sản lượng cạnh tranh tìm chỗ đứng trên thị trường
trong nước cũng như nước ngoài. Không chỉ những thương hiệu bia nổi tiếng làm nên
bức tranh ngành bia Việt Nam như Sài Gòn, Sài Gòn special, 333 ....hay là những
thương hiệu bia quốc tế như Tiger, Heneiken, .... mà nhiều thương hiệu bia của các địa
phương cũng phải đang cạnh tranh với các đối thủ khác tại thị trường trong và ngoài
tỉnh. Một minh chứng cụ thể đó là Công ty Cổ Phần Bia & NGK Phú Yên với nhiều
sản phẩm bia được người tiêu dùng biết đến như American Beer, Bia lon Tuy Hoà,
Tuy Hoà Spencial, Bia chai Tuy Hoà.
Theo nguồn tin của “Vietnam Food and Drink Report 02/2010” của tập đoàn
Bussiness Monitor International (Vương quốc Anh) về thực phẩm và đồ uống của Việt
Nam. Thị trường bia được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng nhất thế
giới, được kích thích bởi sự phát triển kinh tế và du lịch. Thực tế cho thấy với sự phát
triển về kinh tế biển và du lịch ngày càng mạnh của Phú Yên hiện nay là điều kiện
thuận lợi cho nhiều nhà đầu tư cũng như nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh thâm
nhập sâu hơn vào thị trường đầy tiềm năng phát triển này, đó là sự liên thông tương tác
giữa ngành bia – nước giải khát với du lịch. Khi ngành du lịch được kích thích, tạo ra
sức hấp dẫn thu hút người nước ngoài cũng như trong nước đến với Phú Yên hay du
lịch trong tỉnh tăng mạnh cũng góp phần tăng lượng tiêu thụ bia.
Nắm bắt được tình hình kinh tế trong giai đoạn hiện nay khi mà trên thị trường có
rất nhiều điểm bán hàng không thuận lợi cho người tiêu dùng lui tới. Nhận thức được
tầm quan trọng của hệ thống phân phối trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp cũng như muốn tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực này. Được sự đồng ý của khoa

Kinh Tế, sự chấp nhận của công ty Cổ Phần bia và nước giải khát Phú Yên đồng thời
cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy Trần Đình Lý, tôi đã tiến hành thực hiện đề
tài: “Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Qủa Hoạt Động Phân Phối Sản Phẩm Bia Tại Công Ty
Cổ Phần Bia và Nước Giải Khát Phú Yên” làm khoá luận tốt nghiệp của mình. Đề tài
nhằm hiểu rõ hơn hoạt động phân phối của Công ty để thấy được những ưu điểm cũng

2


như những hạn chế trong hoạt động phân phối để từ đó có những biện pháp nhằm nâng
cao hoạt động phân phối sản phẩm bia hiệu quả hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động phân phối của công ty cổ phần bia và nước giải khát Phú
Yên.
Phân tích sự tổ chức, vận hành hệ thống phân phối và phân tích hiệu qủa hoạt động
phân phối của Công ty.
Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động phân phối.
Nhận xét những thuận lợi và khó khăn trong hệ thống phân phối của công ty.
Đánh giá hiệu quả hoạt động phân phối của Công ty.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phân phối góp phần
thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm, tăng thị phần và tạo ra lợi thế cạnh tranh của công ty
trên thị trường.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: vì thời gian hạn chế nên em chỉ nghiên cứu hệ thống phân phối và
kinh doanh sản phẩm bia của Công ty CP Bia & nước giải khát Phú Yên do Công ty
TNHH TM Phú Yên thực hiện và tổng hợp tình hình kinh doanh của công ty CP bia và
nước giải khát Phú Yên.
Thời gian: đề tài được thực hiện từ ngày 30/03/2010 đến ngày 30/06/2010, đề tài
tìm hiểu tình hình kinh doanh và hệ thống phân phối của Công ty qua hai năm 2008 –
2009.

1.4. Cấu trúc luận văn
Chương 1. Mở đầu: Lí do chọn đề tài.
Chương 2. Tổng quan: khái quát về tình hình ngành hàng bia trong nước. Giới
thiệu sơ nét về công ty CP bia và nước giải khát Phú Yên, các dòng sản phẩm hiện có
và những thành tựu mà công ty đạt được trong thời gian vừa qua.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu: các lý thuyết về Marketing liên
quan đến phân phối, kênh phân phối làm cơ sở lý luận chung cho khoá luận và phương
pháp nghiên cứu.
Chương 4. Kết quả và thảo luận: chương này tập trung phân tích tình hình hoạt
động phân phối của công ty, nhận xét những thuận lợi và khó khăn, phân tích những
3


tác nhân chính ảnh hưởng đến hệ thống phân phối và đề xuất giải pháp nhằm hoàn
thiện hệ thống phân phối của công ty.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị: tóm lược lại nội dung đã thực hiện ở chương 4,
đưa ra một số giải pháp khắc phục đối với công ty và đối với Nhà nước để góp phần
hoàn thiện hệ thống phân phối.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan hệ thống phân phối tại Việt Nam
Ngày 22/1/2010, Hiệp hội nhà bán lẻ Việt Nam (AVR) đã phối hợp cùng
Vietnam Economic News tổ chức thành công Diễn đàn " Thị trường Phân phối - Bán
lẻ Việt Nam: Tiềm năng - Hợp tác - Phát triển" tại khách sạn Melia Hanoi. Chủ đề
thảo luận chính của diễn đàn là: đánh giá tiềm năng, thách thức của thị trường bán lẻ

Việt Nam và các giải pháp hợp tác hiệu quả nhằm thúc đẩy sự phát triển trong tương
lai cho ngành công nghiệp bán lẻ Việt Nam.
Hệ thống phân phối tại Việt Nam hiện nay chủ đạo bởi hệ thống phân phối
truyền thống (chiếm 82%) với kênh phân phối chính là chợ và các tiệm bán lẻ rải rác
khắp các địa phương. Điều này đối chọi với hệ thống kinh doanh bán lẻ hiện đại
(chiếm 18%) và chủ yếu là siêu thị như Co.opMart, MaxiMark... và các trung tâm bán
sỉ lẻ lớn như Metro, BigC,… Tốc độ tăng của hệ thống hiện đại cũng đang rất nhanh,
nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO, điển hình là các tập đoàn phân phối hàng đầu thế
giới như Metro, BigC, Parkson đã xuất hiện tại Việt Nam và sắp tới là những tập đoàn
phân phối hàng đầu khu vực và thế giới như là WalMart. Trong hệ thống bán lẻ hiện
đại, bên cạch các siêu thị lớn xuất hiện các phương thức kinh doanh mới như: bán
hàng qua mạng, bán hàng qua nhượng quyền và những phương thức kinh doanh mới.
Liên tục trong khoảng 10 năm gần đây, kinh tế Việt Nam đạt tăng trưởng cao,
trung bình khoảng 7%/năm, thu nhập bình quân đầu người trong 4 năm qua tăng gấp
đôi. Nếu như năm 2004 thu nhập bình quân đầu người đạt trên 560 USD/người/năm
thì nay đã hơn 1.000 USD/người/năm. Điều đó đã làm tăng khả năng phát triển thị
trường rất lớn, thúc đẩy hệ thống phân phối cũng chuyển biến theo nhu cầu thị trường.


2.2. Tổng quan thị trường bia tại Việt Nam
Việt Nam hiện là quốc gia có dân số trẻ với khoảng 33 triệu người trong độ tuổi
20 đến 40, độ tuổi có tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm bia cao nhất. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế
của Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2010 được dự báo đạt trên 8%. Theo đó, GDP
bình quân đầu người sẽ đạt mục tiêu 1000$ vào năm 2010, thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ
sản phẩm bia, đặc biệt là bia cao cấp và trung cấp, đảm bảo cho tăng trưởng theo chiều
sâu của thị trường bia Việt Nam trong tương lai. Bất chấp cơn bão lạm phát và suy
giảm kinh tế, thị trường bia vẫn khởi sắc. Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành
Phố Hồ Chí Minh, các quán nhậu bình dân vẫn đông khách mỗi buổi chiều tối. Ước
tính mỗi ngày tiêu thụ từ 1.500 đến 5.000 lít. Ngoài uống bia theo cốc, người tiêu dùng
cũng có xu hướng dùng bia lon trong các bữa tiệc, bữa cơm hàng ngày.

Thị trường bia Việt Nam trong những năm gần đây có sự chuyển dịch cơ cấu rõ
rệt, tăng tỷ trọng bia chai, bia lon và giảm tỷ trọng bia hơi. Sản lượng tiêu thụ bia của
Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng khoảng 13% - 14%/năm trong những
năm tới. Trong đó thị trường bia Trung cấp được dự báo sẽ đạt tốc độ tăng trưởng
nhanh nhất, do có sự chuyển dịch của nhóm khách hàng thuộc thị trường bia Bình dân
sang thị trường Trung cấp khi mức thu nhập tăng lên.
Hình 2.1. Biểu Đồ Thị Phần của Các Thị Trường Bia tại Việt Nam

Thị trường bia cao cấp (9%) chủ yếu do ba thương hiệu Heineken, Carlsberg và
Tiger chiếm lĩnh, đó là những thương hiệu bia quốc tế sản xuất ở Việt Nam phát triển
mạnh. Thị trường bia bình dân thuộc về các công ty bia địa phương và các cơ sở sản
xuất bia thủ công. Thị trường bia trung cấp chủ yếu thuộc về một số nhãn hiệu như
Sabeco, Habeco, Halida, Huda,... Lâu đời và danh tiếng phải kể đến Sabeco, tổng công
6


ty bia – rượu – nước giải khát Sài Gòn, với các thương hiệu bia Sài Gòn, Sài Gòn
Special, 333, bia hơi, có nhà máy ở khắp ba miền chiếm lĩnh phân khúc bia khu vực
phía Nam và Trung Bộ; kế đến là Habeco, tổng công ty bia rượu miền Bắc với các
thương hiệu bia Hà Nội chai, lon, bia hơi, đang phát triển mạnh thị trường phía Bắc và
các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Mặc dù hiện nay thị trường bia bình dân vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu
tiêu thụ bia, tuy nhiên thời gian tới thị trường này sẽ giảm dần tỷ trọng do đời sống của
người dân tăng lên, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm hợp vệ sinh sẽ tăng cao và các cơ sở
gia công địa phương có công nghệ lạc hậu sẽ không cạnh tranh được với các công ty
có tiềm lực mạnh. Thị trường Trung cấp được dự báo sẽ là thị trường có sự tăng
trưởng mạnh nhất trong những năm tới. Sản lượng bia sản xuất trong nước tập trung
vào một số công ty chính, các công ty này chiếm phần lớn thị phần trong toàn ngành.
Trong đó, 3 công ty hàng đầu Sabeco, VBL, Habeco đã chiếm hơn 60% tổng giá trị
của thị trường trong năm 2006. Với Sabeco 31% thị phần, VBL 20% thị phần và

Habeco 10% thị phần.
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 20 nhà máy bia công suất trên 50 triệu lít một
năm, còn lại là các nhà máy quy mô 20 triệu lít một năm và các nhà máy nhỏ công suất
10 triệu lít một năm... Ngoài các nhà máy – hãng bia có tham gia vào Hiệp hội, còn có
rất nhiều cơ sở sản xuất bia nhỏ lẻ khác. Thị trường bia Việt Nam chủ yếu được cung
cấp bởi các nhà cung cấp trong nước, chiếm 90% lượng tiêu thụ, bia nhập khẩu chỉ
chiếm 10%, và được nhập khẩu chủ yếu từ 2 thị trường Mỹ và Đức.
Hiện tại, so với một số thị trường trên thế giới, quy mô ngành bia Việt Nam vẫn
còn ở mức khiêm tốn, sản lượng tiêu thụ tính trên đầu người chỉ đạt 22 lít/năm, trong
khi đó sản lượng tiêu thụ trung bình của các nước Châu Á là 43 lít/người/năm và của
Châu Âu là 88 lít/người/năm. Tuy nhiên, với mức thu nhập của người dân tăng lên
cộng với sự thay đổi tập quán uống (chuyển từ uống rượu tự nấu sang uống bia) của
người dân nhiều vùng nông thôn… thì vào năm 2010, mức tiêu thụ bia bình quân đầu
người của Việt Nam ước tính sẽ tăng tới 28 lít/ năm.
Theo nguồn tin của tập đoàn Bussiness Monitor International thì từ nay đến
năm 2013 lượng tiêu thụ các loại đồ uống có cồn ở Việt Nam dự báo sẽ tăng 50,6%,
trong khi doanh số tiêu thụ sẽ tăng rất mạnh khoảng 16%/năm. Mức tiêu thụ mặt hàng
7


bia chiếm 97,9% tổng số các loại đồ uống có cồn tiêu thụ vào năm 2008, dự kiến sẽ
tăng 50,7% trong cùng thời gian.
2.3. Tổng quan về công ty CP bia và nước giải khát Phú Yên
2.3.1. Giới thiệu tổng quát
Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần bia & NGK Phú Yên
Tên tiếng Anh: Phu Yen beer & beverage Joint Stock Company
Vốn điều lệ: 96.000.000.000 (chín mươi sáu tỷ đồng)
Địa chỉ: Khu công nghiệp Hoà Hiệp, Đông Hoà, Phú Yên
Điện thoại: (057)3.548173
Fax:


(057)3.548264

Mã số thuế: 4400314777
Email:
Hiện tại, Công Ty Cổ Phần Bia và Nước Giải Khát Phú Yên gồm 2 bộ phận:
+ Nhà máy bia Tuy Hòa chuyên sản xuất và cung cấp các loại sản phẩm
bia của công ty.
+ Công Ty TNHH TM Phú Yên chuyên hoạch định các kế hoạch tiêu thụ
sản phẩm.
2.3.2. Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty
- Tiền thân Công Ty Cổ phần Bia và Nước Giải Khát Phú Yên là công ty TNHH
Phúc Lộc. Đây là doanh nghiệp 100% vốn trong nước theo quy định của luật khuyến
khích đầu tư trong nước tại Việt Nam do hội đồng thành viên sáng lập công ty TNHH
Phúc Lộc thành lập, hoạch toán độc lập và hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản
xuất kinh doanh các loại nước ngọt giải khát và bia chai.
- 14/10/2005 công ty cổ phần bia và nước giải khát Phú Yên thành lập và chính
thức đi vào hoạt động ra sản phẩm bia đầu tiên với vốn điều lệ: 16.000.000.000 đồng,
công suất 30 triệu lít / năm.
- 08/2006 bắt đầu gia công bia các loại bia Sài Gòn.
- 12/11/2007 Công Ty Cổ phần Bia và Nước Giải Khát Phú Yên đã tăng vốn điều
lệ lên 96.000.000.000 đồng, mở rộng nhà máy sản xuất bia nâng công suất từ 30 triệu
lít / năm lên 50 triệu lít / năm.

8


- Mục tiêu của công ty là huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát
triển các hoạt động kinh doanh và dịch vụ nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa. Đồng
thời tạo việc làm ổn định, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao đời sống của người

lao động làm việc trong Công ty và đảm bảo lợi ích cho các cổ đông, làm tròn nghĩa
vụ của ngân sách nhà nước.
2.3.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
+ Sản xuất và kinh doanh: các loại bia, rượu, nước giải khát, vật tư, nguyên liệu,
thiết bị, phụ tùng, các loại bao bì, nhãn hiệu có liên quan đến ngành sản xuất bia, rượu,
nước giải khát.
+ Kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ
sản xuất cho ngành công nghiệp
+ Kinh doanh dịch vụ tư vấn, đào tạo, chuyển giao công nghệ, chế tạo, lắp đặt thiết
bị và công trình chuyên ngành rượu bia và nước giải khát.
+ Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng, du lịch, kho bãi, bất động sản, nhà ở,
dịch vụ vận tải và dịch vụ quảng bá thương mại.
+ Sản xuất và kinh doanh hàng dệt may.

9


2.3.4. Sơ đồ tổ chức nhân sự của công ty CP bia và nước giải khát Phú Yên
Hình 2.2. Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Cổ Phần Bia và Nước Giải Khát Phú Yên
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ
ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

GĐ CTY CP BIA VÀ
NGK PHÚ YÊN

GĐ CTY TNHH TM
PHÚ YÊN


Phòng
kinh
doanh

Phòng
Kế
toán

Tổ
Nghiệp
vụ


THIẾT BỊ- CƠ SỞ
VẬT CHẤT


CÔNG NGHỆ

Tho’S
Brew
house

Phòng
KH TH

Tổ
SCCĐ

Phòng


thuật

PX
Nấu

PX
Lên
men

PX
Chiết

PX
Đông
lực

Tổ
HN-VS

Nguồn: Phòng kĩ thuật nhà máy bia Tuy Hoà

10


2.4. Tổng quan công ty TNHH – TM Phú Yên
2.4.1. Giới thiệu tổng quát
Tên công ty: Công ty TNHH TM Phú Yên
Địa chỉ: 249 Nguyễn Tất Thành – Phường 8 – TP.Tuy Hoà - Phú Yên
Điện thoại: (057) 3838457

Mã số thuế: 4400370891
Công ty TNHH TM Phú Yên là công ty con của công ty CP bia và nước giải
khát Phú Yên, hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3604000008 do
sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Phú Yên cấp ngày 15/12/2005. Công ty có vốn điều lệ là
5.153.527.176 đồng.
2.4.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH TM Phú Yên
Hình 2.3. Cơ Cấu Tổ chức Công Ty TNHH TM Phú Yên
Giám đốc

Phòng
TC - KT

Phòng
Kế Hoạch Tổng Hợp

Phòng
Kinh Doanh

Bộ Phận
Bán Hàng
Ngoài Tỉnh

Đội Xe
Vận Chuyển

Nhà Hàng
Tho”Brew
House

Bộ Phận

Bán Hàng
Trong Tỉnh

Nguồn: Phòng kinh doanh
2.4.3. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
• Phòng kinh doanh
Tư vấn định hướng chiến lược phát triển của công ty; thực hiện việc xây dựng
và kiểm soát kế hoạch SXKD của công ty hàng năm; triển khai công tác tiếp thị và
bán hàng; phối hợp với phòng kế hoạch tổng hợp về việc quảng bá các loại bia của
công ty trên phương tiện thông tin đại chúng một cách có hiệu quả; tìm kiếm khách
11


hàng mới; mở rộng thị trường; nghiên cứu thăm dò thị trường, nhu cầu khách hàng,
đối tác, tìm hiểu thông tin về các đối thủ cạnh tranh và có những đề xuất để góp phần
phát triển các hoạt động SXKD của công ty; lập các báo cáo bán hàng, doanh thu
hàng ngày, tuần, tháng, quý và năm. Giao dịch với các đối tác khách hàng để thực
hiện nhiệm vụ được giao.
Nghiên cứu, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, kế
hoạch hoạt động và kế hoạch kinh doanh hàng năm, hàng quý của Công ty.
Thiết lập, giao dịch trực tiếp với hệ thống khách hàng, hệ thống nhà phân phối/
đại lý.
• Phòng kế hoạch tổng hợp
Tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty trong việc điều hành quản lý, điều
hành công việc thuộc các lĩnh vực phòng kế hoạch tổng hợp như: Tổ chức, điều hành
toàn bộ các hoạt động hành chính trong phạm vi toàn công ty, quản lý tài sản của
công ty, quản lý nhân sự, tiếp thị, quảng cáo hỗ trợ phòng kinh doanh bán hàng. Tổ
chức giao dịch hành chính, trao đổi thông tin giữa Giám đốc với các cơ quan, khách
hàng, giữa Giám đốc với các phòng trong công ty.
Quản lý kho hàng phối hợp với phòng kế toán, phòng kinh doanh xuất nhập

hàng hoá.
Nhận đơn hàng và giao hàng của sản phẩm bia W.O.W theo phân công của
Giám đốc.
Theo dõi, tổng hợp, điều phối và đôn đốc các phòng ban trong công ty thực
hiện đúng kế hoạch thời gian.
* Phòng tài chính – Kế toán:
Tham mưu phương hướng, biện pháp, quy chế quản lý tài chính, thực hiện các
quyết định tài chính của công ty và tổ chức thực hiện công tác kế toán sao cho hiệu
quả, tiết kiệm, tránh lãng phí, đúng qui chế, chế độ theo quy định hiện hành và quản lý
con dấu của công ty.
Tổ chức hạch toán kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo
đúng Pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước.

12


Tổng hợp kết quả quản lý kinh doanh, lập báo cáo kế toán thống kê, phân tích
hoạt động sản xuất – kinh doanh để phục vụ cho việc kiểm tra thực hiện kế hoạch của
Công ty.
2.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty
2.5.1. Các nhóm sản phẩm
Công ty Cổ Phần bia và nước giải khát Phú Yên chuyên sản xuất các loại bia:
+ Bia lon: Tuy Hoà, American, Wow, Special, Green, Victory.
+ Bia chai: Tuy Hoà, Sài Gòn 450ml, Sài Gòn 355ml.
+ Bia tươi Tuy Hoà.
Trong đó bia lon Wow được sản xuất theo đơn đặt hàng của hệ thống siêu thị Big C
và chỉ bán trong siêu thị Big C mà không tiêu thụ trên thị trường. Bia Special, Green,
Victory xuất khẩu sang Campuchia.
Bia chai Sài Gòn 450ml và 355ml làm gia công cho công ty Cổ Phần bia Sài Gòn
Miền Trung tại Phú Yên.

2.5.2. Nguồn nhân lực
Bảng 2.1. Tình Hình Lao Động của Công Ty qua 2 Năm 2008 – 2009
ĐVT: Người
Phân Loại

Năm 2008

Năm 2009

Nữ

41

Nam

So Sánh
±U

(%)

42

1

2,44

111

112


1

0,9

Đại học

45

44

-1

-2,22

Cao đẳng

61

62

1

1,64

Phổ thông

46

48


2

4,35

Theo giới tính

Theo trình độ

Theo tính chất lao động

-0,83

gián tiếp

32

35

3

8,57

Trực tiếp

120

119

-1


0,83

Tổng số CBCNV

152

154

2

1,32

Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tổng hợp
13


Nhìn chung tình hình lao động của Công ty qua hai năm không có sự thay đổi đáng
kể, đồng thời qua bảng số liệu này cho thấy số CBCNV ở cấp trình độ đại học ở năm
2008 là 45 nhưng năm 2009 còn lại 44 người giảm 1 tương đương 2,22%, riêng trình
độ cao đẳng tăng 1 người (1,64%) và phổ thông tăng 2 người (4,35%) ở năm 2009 so
với năm 2008.Tuy nhiên với sự thay đổi này không ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt
động của công ty; ta cũng thấy được công ty có số CBCNV cấp trình độ đại học tương
đối cao, điều này cho thấy công ty rất quan tâm đến việc sử dụng lao động có chuyên
môn, tay nghề cao góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong kinh doanh.
Hiện tại, Công Ty Cổ Phần Bia và Nước Giải Khát Phú Yên chia làm 2 bộ
phận:
Nhà máy bia Tuy Hoà gồm 122 công nhân viên và Công ty TNHH TM Phú Yên gồm
40 người.
Bảng 2.2. Thống Kê Số Lượng Lao động Nhà Máy Bia Tuy Hoà Năm 2010
ĐVT: Người

Phòng/Phân xưởng

Số lượng

Chiết

34

Động lực

13

Nấu

12

Lên men

10

Hoá nghiệm - Vi sinh

10

Kĩ thuật

8

Sửa chữa cơ khí


11

Nghiệp vụ

6

Ban lãnh đạo

4

Dự án

8

Kế toán

4

Tổng cộng

122
Nguồn: Phòng Kỹ Thuật Nhà Máy Bia Tuy Hoà

14


Bảng 2.3. Thống Kê Số Lượng Lao Động Công Ty TNHH TM Phú Yên
Phòng/Ban

Số lượng


Kinh doanh

26

Kế hoạch tổng hợp

7

Kế toán

4

Lãnh đạo

1

Bộ phận khác

2

Tổng cộng

40
Nguồn: Phòng Kinh Doanh Công Ty TNHH TM Phú Yên

Số lượng lao động toàn Công ty năm 2010 là 162 người cao hơn năm 2009 là 8
người. Đây là thời điểm mà công ty mở rộng thị trường nên lực lượng lao động gia
tăng, bên cạnh đó công ty cần phải đào tạo, bồi dưỡng cán bộ mới cũng như cũ về trình
độ chuyên môn cũng như tay nghề để có thể đưa sản phẩm của Công ty sớm ra thị

trường đáp ứng nhu cầu thị trường và có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại.

15


×