Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY LƯƠNG THỰC TRÀ VINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.27 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH TẠI CÔNG TY LƯƠNG THỰC TRÀ VINH

THẠCH THỊ PHƯƠNG KIỀU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY LƯƠNG THỰC TRÀ VINH”
do THẠCH THỊ PHƯƠNG KIỀU, sinh viên khoá 32, ngành KINH DOANH NÔNG
NGHIỆP, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

THÁI ANH HÒA
Người hướng dẫn,

Ngày

tháng

năm


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng năm

Ngày tháng

2010

năm

2010


LỜI CẢM TẠ
Trong thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ nhiều
phía, sau đây cho phép tôi gởi lời cảm ơn chân thành tới:
Lời đầu tiên tôi xin chân thành gửi đến Ba Mẹ cùng những người thân lòng biết
ơn sâu sắc. Chính gia đình, Ba, Mẹ người đã sinh ra tôi, nuôi nấng và dạy dỗ tôi nên
người, là điểm tựa, là động lực để tôi vượt qua những khó khăn, trở ngại trong suốt
thời gian học tập cũng như trong cuộc sống để tôi có được ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý Thầy Cô, đặc biệt là Thầy Cô Khoa
Kinh tế - Trường Đại Học Nông Lâm, đã tận tình dạy dỗ, chỉ bảo và truyền đạt những
kiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi theo học tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc đến Thầy Thái Anh Hòa đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành cuốn luận văn này. Xin cảm ơn thầy rất nhiều.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Bác Nguyễn Văn Việt, Giám đốc công ty, anh Trần Văn Tâm, chị Châu và các
anh chị phòng kinh doanh, phòng kế toán của công ty Lương Thực Trà Vinh đã tạo

mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian tôi thực tập tại công ty.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bạn, những người đã chia sẻ, động viên, giúp đỡ
Cuối cùng, tôi xin chúc toàn thể quý thầy cô trong khoa Kinh Tế luôn dồi dào sức khỏe
và gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp giáo dục và hoạt động nghiên cứu
của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Thạch Thị Phương Kiều


NỘI DUNG TÓM TẮT
THẠCH THỊ PHƯƠNG KIỀU. Tháng 7 năm 2010. “Đánh Giá Hiệu Quả
Hoạt Động Kinh Doanh tại Công Ty Lương Thực Trà Vinh”.
THẠCH THỊ PHƯƠNG KIỀU. July 2010. “The Evaluation of The Efficiency
of The Business Activities of Tra Vinh Food Company”.
Luận văn tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua ba
năm 2007-2009, thông qua một số chỉ tiêu nghiên cứu như tình hình doanh thu, lợi
nhuận, chi phí, tình hình sử dụng vốn, tình hình sử dụng tài sản…qua đó chỉ ra những
ưu, nhược điểm, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh và đề
xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
Để phân tích và đánh giá được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty, tôi sử dụng các phương pháp sau: phương pháp phân tích tổng hợp, phương
pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn. Qua phân tích, đề tài cho thấy công ty
đã hoạt động có hiệu quả qua các năm, doanh thu và lợi nhuận của công ty đều tăng.
Nhưng công ty cũng cần phải quản lý tốt hơn những mặt như chi phí, việc sử dụng
vốn, quản lý lao động...để giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát
triển.


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................ix
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 2
1.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 2
1.4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN ........................................................................................... 4
2.1. Giới thiệu khái quát về công ty ................................................................................ 4
2.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty ........................................................ 4
2.3. Vị trí địa lý................................................................................................................ 5
2.4. Chức năng và nhiệm vụ của công ty ........................................................................ 6
2.4.1. Chức năng ...................................................................................................... 6
2.4.2. Nhiệm vụ ........................................................................................................ 6
2.5. Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty ..................................................................... 7
2.5.1. Hệ thống chi nhánh của công ty ..................................................................... 7
2.5.2. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức công ty ............................................................ 8
2.5.3. Cơ cấu tổ chức................................................................................................ 9
2.5.4. Công nghệ sản xuất ......................................................................................11
2.6. Thuận lợi, khó khăn, phương hướng phát triển của công ty ..................................13
2.6.1. Thuận lợi ......................................................................................................13
2.6.2. Khó khăn ......................................................................................................13
2.6.3. Định hướng phát triển ..................................................................................14
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................15
3.1. Cơ sở lý luận ...........................................................................................................15
3.1.1. Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh ................................................15
3.1.2. Khái niệm đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh ....................................15

v


3.1.3 Sự cần thiết phải đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh ...........................16
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ...................16
3.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích, đánh giá...............................................................17
3.3.1. Các chỉ tiêu về kết quả. ................................................................................17
3.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh ...............................18
3.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng các yếu tố sản xuất...................19
3.3.4. Nhóm chỉ tiêu khác. .....................................................................................19
3.3.5. Phân tích tình hình tiêu thụ ..........................................................................20
3.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................21
CHƯƠNG 4 ...................................................................................................................22
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................................................22
4.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2007-2009 .........22
4.1.1. Phân tích tình hình doanh thu của công ty qua 3 năm 2007 – 2009 ............24
4.1.2. Phân tích tình hình chi phí của công ty qua 3 năm. .....................................30
4.1.3. Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty ....................................................36
4.2. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty .............................40
4.2.1. Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh ..................................................40
4.2.2. Hiệu quả sử dụng yếu tố lao động................................................................42
4.2.3. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định .................................................................46
4.3. Phân tích tình hình thị trường và tiêu thụ sản phẩm của công ty ...........................49
4.3.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty .....................................................54
4.3.3. Sự ảnh hưởng của kênh phân phối đến quá trình tiêu thụ............................56
4.5. Phân tích tình hình tài chính của công ty ...............................................................57
4.5.1. Tình hình biến động vốn và nguồn vốn của công ty ....................................57
4.5.2. Phân tích các chỉ số sinh lợi .........................................................................60
4.5.3. Phân tích khả năng thanh toán .....................................................................62
4.6.Các đối thủ cạnh tranh của công ty .........................................................................65

4.7. Một số ý kiến đề xuất .............................................................................................65
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................67
5.1. Kết luận...................................................................................................................67
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................70

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBCNV:

Cán Bộ Công Nhân Viên

CP:

Chi Phí

CPNVL:

Chi Phí Nguyên Vật Liệu

CPQLDN:

Chi Phí Quản Lý Doanh Nghiệp

DCQL:

Dụng Cụ Quản Lý


DT:

Doanh Thu

ĐTDH:

Đầu Tư Dài Hạn

ĐTNH:

Đầu Tư Ngắn Hạn

GĐ:

Giám Đốc

GTSX:

Giá Trị Sản Xuất

GTTSL:

Giá Trị Tổng Sản Lượng

GVHB:

Giá Vốn Hàng Bán

HĐSXKD:


Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh

KHTSCĐ:

Khấu Hao Tài Sản Cố Định

LĐPT:

Lao Động Phổ Thông

LN:

Lợi Nhuận

LNST:

Lợi Nhuận Sau Thuế

MMTB:

Máy Móc Thiết Bị

PTVT:

Phương Tiện Vận Tải

TC_HC:

Tổ Chức Hành Chính


TSCĐ:

Tài Sản Cố Định

TSLĐ:

Tài Sản Lưu Động

VASEP:

Hiệp Hội Thủy Sản Việt Nam

VCSH:

Vốn Chủ Sở Hữu

VIETFOOD:

Hiệp Hội Xuất Khẩu Lương Thực Việt Nam

VLĐ:

Vốn Lưu Động

WTO:

Tổ Chức Thương Mại

XNCBLT:


Xí Nghiệp Chế Biến Lương Thực

XNK:

Xuất nhập khẩu
vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4. 1. Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty

22

Bảng 4. 2. Doanh Thu Theo Cơ Cấu Sản Phẩm

25

Bảng 4.3. Doanh Thu Một Số Mặt Hàng Gạo Qua 3 Năm

28

Bảng 4.4. Kết Cấu Chi Phí Kinh Doanh của Công Ty Qua 3 Năm 2007-2009

30

Bảng 4.5. Phân Tích Tình Hình Thu Mua Nguyên Liệu Gạo của Công Ty

33

Bảng 4.6. So Sánh Tỷ Lệ Mua Ngoài và Chế Biến Của Công Ty Qua Các Năm


34

Bảng 4.7. Kết Cấu Chi Phí Kinh Doanh Gạo của Công Ty Qua 3 Năm 2007-2009 35
Bảng 4.8. Phân Tích Tình Hình Lợi Nhuận Của Công Ty

36

Bảng 4.9. Phân Tích Tình Hình Lợi Nhuận Gạo của Công Ty

37

Bảng 4.10. Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận

39

Bảng 4. 11. Phân Tích Các Chỉ Tiêu Hiệu Quả Kinh Doanh

41

Bảng 4. 12. Phân Tích Tình Hình Lao Động Của Công Ty

43

Bảng 4.13. Hiệu Quả Sử Dụng Lao Động

45

Bảng 4.14. Tình Hình Cơ Sở Vật – Trang Thiết Bị


47

Bảng 4. 15. Tình Trạng Kỹ Thuật TCSĐ Của Công Ty Qua Hai Năm 2008 – 2009 48
Bảng 4. 16. Mặt Hàng Gạo Kinh Doanh XK

49

Bảng 4.17. Kim Ngạch Xuất Khẩu gạo Theo Loại Hình Kinh Doanh.

52

Bảng 4.18. So Sánh KNXK Gạo Của Công TY với KNXK Gạo của VN

53

Bảng 4.19. Thị Trường Xuất Khẩu Của Công Ty Trong Thời Gian qua

54

Bảng 4.20. Tình Hình Sử Dụng Vốn và Nguồn Vốn của Công Ty Qua 3 Năm 2007 –
2009
57
Bảng 4.21. Các Chỉ Số Sinh Lợi

60

Bảng 4.22. Tình Hình Thanh Toán Với Ngân Sách của Công Ty Qua 3 Năm

62


Bảng 4.23. Phân Tích Các Chỉ Tiêu Cấu Thành Tài Sản Lưu Động

63

Bảng 4.24. Khả Năng Thanh Toán Ngắn Hạn của Công Ty Qua 3 Năm

63

Bảng 4.25. Phân Tích Khả Năng Thanh Toán Nhanh của Công Ty Qua 3 Năm 2007 –
2009
64

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty

8

Hình 2.2. Quy Trình Công Nghệ Chế Biến Gạo Xuất Khẩu

12

Hình 4.1. Biểu Đồ Biến Động Doanh Thu Qua Các Năm

26

Hình 4.2. Biểu Đồ Biến Động Lợi Nhuận Qua Các Năm


27

Hình 4.3. Biểu Đồ Thể Hiện Sự Biến Động Doanh Thu Về Gạo

29

Hình 4.4. Kênh thu mua gạo phục vụ chế biến gạo xuất khẩu của Công Ty

33

Hình 4. 5. Cơ cấu hàng xuất khẩu năm 2007

49

Hình 4.6. Cơ cấu hàng xuất khẩu năm 2008

50

Hình 4.7. Cơ cấu hàng xuất khẩu năm 2009

50

Hình 4.8. Kênh phân phối xuất khẩu gạo của công ty như sau

56

ix


CHƯƠNG 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Đặt vấn đề
Đất nước ta đi lên từ một nền nông nghiệp truyền thống lâu đời, hơn 70% dân
số sống và lao động bằng nghề nông.Từ sau khi Nhà nước ta có chính sách mở rộng
hợp tác với các nước trên thế giới năm 1986, kinh tế Việt Nam bắt đầu khởi sắc và có
những bước chuyển biến đáng kể, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh, đồng thời với những
thử thách cam go. Với nền kinh tế đi lên từ nông nghiệp nên Nhà Nước ta luôn quan
tâm đến vấn đề hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp như có các chính sách khuyến khích
nông dân tăng gia sản xuất, hỗ trợ về vật tư thiết bị kỹ thuật, tìm thị trường cho sản
phẩm nông nghiệp ở nước ngoài…Chính nhờ có sự quan tâm nay mà ngành nông
nghiệp nước ta đã tiến bộ hơn rất nhiều, những thành tựu, tiến bộ khoa học kỹ thuật đã
được áp dụng, từng bước hiện đại hóa nền nông nghiệp nước nhà. Gạo luôn chiếm ưu
thế trong sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ và xuất khẩu ở Việt Nam. Mặt dù từ 1989 đến
nay con số kỷ lục cao nhất về sản lượng gạo xuất khẩu, nhiều năm liền Việt Nam luôn
có mặt trên thị trường thế giới về số lượng và chất lượng gạo ngày càng cao. Trong
năm 2009, lượng gạo xuất khẩu đạt hơn 6 triệu tấn các loại. Chiếm 15% thị trường
xuất khẩu gạo toàn cầu, nhưng hạt gạo Việt Nam giá trị xuất còn thấp, một bộ phận đời
sống người trồng lúa còn gặp khó khăn. Mặt khác, nhờ sự hỗ trợ của nhà nước về cơ
chế chính sách và mở rộng thị trường. Việt Nam cạnh tranh với thị trường gạo Thái
Lan, Ấn Độ, Pakitan, Trung Quốc…Tuy nhiên, chất lượng, số lượng, chủng loại sản
phẩm là yếu tố quan trọng để gạo Việt Nam thâm nhập vào thị trường thế giới.
Bên cạnh đó, nhà nước ta đã không ngừng mở rộng mối quan hệ hợp tác phát
triển với nhiều quốc gia và tổ chức kinh tế trên thế giới. Đặc biệt là giờ đây nước ta đã
là thành viên của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), điều này mang lại những
thuận lợi và khó khăn riêng cho nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay. Trước tình


hình này, các doanh nghiệp phải hoạt động có hiệu quả nhằm đứng vững trên thị
trường và đủ sức cạnh tranh với những doanh nghiệp khác.

Việt Nam có hai vựa lúa lớn là Đồng Bằng Sông Cửu Long và Đồng Bằng Sông
Hồng. Trà Vinh là một trong những khu vực lúa gạo của Đồng Bằng Sông Cửu Long,
với điều kiện thiên nhiên ưu đãi như thế. Hàng năm, Trà Vinh xuất khẩu và cung cấp
lúa gạo với khối lượng tương đối trong và ngoài nước. Mặc dù vậy, các công ty muốn
có thể đứng vững và tồn tại, các cơ sở phải cạnh tranh khốc liệt luôn phải tìm ra một
hướng đi đúng đắn tạo một nền tảng vững chắc trong kinh doanh, tạo uy tín nâng cao
khả năng hoạt động của mình lên thì không một cách nào khác hơn là tự mình phải
luôn phấn đấu để kinh doanh đạt hiệu quả như mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra.
Muốn vậy, phải thường xuyên kiểm tra đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh trong những năm vừa qua, từ đó có thể đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ngoài việc phân tích các điều kiện
bên trong của công ty như: nguồn lao động, tài chính, đối thủ cạnh tranh…Trên cơ sở
đó, công ty có thể dự đoán rủi ro có thể xảy ra và có kế hoạch phòng ngừa.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “ĐÁNH GIÁ
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY LƯƠNG
THỰC TRÀ VINH”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả hoạt sản xuất kinh doanh tại công ty lương thực Trà Vinh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
- Nhận dạng được các nguyên nhân tác động đến kết quả và hiệu quả sản xuất
kinh doanh của công ty.
- Đưa ra một số ý kiến, giải pháp để phát huy mặt mạnh và khắc phục những
mặt còn tồn tại nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng thời đề xuất chiến
lược kinh doanh cho công ty trong những năm tới.
1.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong
3 năm gần đây.
2



- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiểu quả hoạt động sản xuất kinh doanh .
- Đề xuất một số ý kiến.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: nghiên cứu hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại
công ty lương thực Trà Vinh. Nghiên cứu và xử lý số liệu qua các năm 2007- 2009.
Phạm vi thời gian: từ tháng 04/2010 – 06/2010.
1.5. Cấu trúc của luận văn
Chương 1: Đặt vấn đề
Chương 2: Tổng quan
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu khái quát về công ty
Tên công ty: Công Ty Lương Thực Trà Vinh
Tên giao dịch: IMEX TRÀ VINH.
Địa chỉ: số 102 Trần phú, phường 2, thị xã TRÀ VINH.
Điện thoại: (074) 3867014
Fax:

(074) 3862778


Email:



Website: www.imextravinh.com
Văn phòng đại diện: Số 852 Trần Hưng Đạo, P.7, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 38383982 – 38383995
Fax:

(08) 38383998

Email:



Website:

www.imextravinh.com

Công ty là thành viên của các Hiệp Hội
Hiệp Hội Xuất Khẩu Lương Thực Việt Nam (VIETFOOD).
Hiệp Hội Thủy Sản Việt Nam (VASEP).
2.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Xuất Nhập Khẩu tỉnh Trà Vinh được thành lập theo quyết định số
1231/QĐ-UBT ngày 14/12/1994 của UBND tỉnh Trà Vinh (trên cơ sở sáp nhập Công
ty Lương thực Thực phẩm tỉnh Trà Vinh và Công ty Xuất Nhập khẩu tỉnh Trà Vinh).
Đến ngày 23/10/1995, UBND tỉnh Trà Vinh có quyết định số 1296 /QĐ-UBT đổi tên
Công ty Xuất Nhập khẩu Trà Vinh thành Công ty Xuất Nhập khẩu & Lương thực Trà
Vinh. Ngày 25/11/1995, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Lương thực Miền
Nam có quyết định số 073/TCT/TCLĐ-QĐ tiếp nhận Công ty Xuất Nhập khẩu và



Lương thực Trà Vinh thành đơn vị thành viên của Tổng Công ty Lương thực Miền
Nam. Ngày 24/03/2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có Quyết định số
894/QĐ-BNN-ĐMDN chuyển Công ty XNK & Lương thực Trà Vinh thành đơn vị
hạch toán phụ thuộc của Tổng Công ty Lương thực Miền Nam và đổi tên mới là Công
ty Lương thực Trà Vinh (Imex Tra Vinh).
Các thành tích đã đạt được
Năm 1999, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trao tặng cho đơn vị “Đã có
nhiều thành tích trong công tác từ năm 1997 đến năm 1999, góp phần vào sự nghiệp
xây dựng CNXH & bảo vệ tổ quốc” (QĐ số 846/QĐ-TTg ngày 06/09/2000). Năm
2003, Công ty Lương thực Trà Vinh được tặng thưởng Huân chương lao động hạng III
của Chủ tịch nước (QĐ số 75 QĐ/CTN ngày 24/01/2003). Công ty Lương thực Trà
Vinh đã được tổ chức SGS Vương quốc Anh công nhận đạt hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 (giấy chứng nhận số TW03/01742 QA
ngày 10/11/2003). Năm 2008, Công ty được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng
cờ thi đua xuất sắc trong phong trào Xanh – Sạch – Đẹp, An toàn Vệ sinh lao động.
Công ty được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định tặng giải thưởng
doanh nghiệp tiêu biểu về an toàn lao động tốt (QĐ số 271/QĐ-LĐTBXH ngày
06/03/2009). Năm 2009, Công ty Lương thực Trà Vinh đã được Bộ Công thương công
nhận đạt danh hiệu “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín”.
2.3. Vị trí địa lý
Trà vinh là tỉnh ven biển thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long nơi có vựa
lúa lớn nhất nước. Vị trí địa lý giới hạn từ 9031’46” đến 1004’5” vĩ độ Bắc và từ
105057’16” đến 106036’04” kinh độ Đông. Phía bắc Trà Vinh giáp với Bến Tre, phía
nam giáp Sóc Trăng, phía Tây giáp Vĩnh Long, phía Đông giáp biển với chiều dài bờ
biển 65 km.
Diện tích tự nhiên là 2.215,15 km2 tương đương 221.515,03 ha, trong đó diện
tích đất nông nghiệp là 180.004,31 ha chiếm 81,26% diện tích toàn tỉnh. Địa hình
mang tính chất vùng đồng bằng ven biển, chạy liên tục theo hình vòng cung và song

song với bờ biền hằng năm thường hay ngập mặn thời gian ngập mặn thường kéo dài
từ 3 đến 5 tháng.

5


Giao thông đường thủy rất thông dụng và thuận lợi. Nằm trong vùng đồng bằng
sông Cửu Long, tỉnh Trà Vinh có những thuận lợi như điều kiện ánh sáng bức xạ dồi
dào, nhiệt độ cao và ổn định. Tuy nhiên, do đặc thù của vùng khí hậu ven biển nên có
một số hạn chế như gió chướng mạnh, bốc hơi cao, mưa ít.
Lượng mưa giảm dần từ Bắc xuống Nam cao nhất là ở Càng Long và Thị xã
TRà Vinh, thấp nhất là Cầu Ngang và Duyên Hải.
2.4. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
2.4.1. Chức năng
Chế biến và xuất khẩu gạo các loại (chủ yếu là gạo trắng hạt dài), giao 5.00010.000 tấn mỗi chuyến hàng bằng tàu rời hoặc container, đáp ứng theo yêu cầu đóng
bao từ 5kg- 50kg, sản lượng xuất khẩu gạo trên 100.000 tấn/năm (sắp tới sẽ phát triển
đóng hàng gạo cao cấp và gạo thơm đựng trong các túi nhỏ từ 1kg -5kg cho các kênh
siêu thị trong và ngoài nước).
Tiếp tục phát triển hoạt động SXKD theo định hướng chiến lược của Tổng
Công ty, đẩy mạnh công tác phát triển thị trường, không ngừng nâng cao chất lượng
sản chất và quản lý, tiếp tục duy trì và chấp hành nghiêm công tác thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí, duy trì tiến độ thu mua tại XNCBLT theo chỉ tiêu của Hiệp Hội Lương
Thực VN giao và theo sự chỉ đạo của Tổng công ty Lương Thực Miền Nam, đảm bảo
tiêu chuẩn chất lượng khi xuất hàng.
Năm 2010, Công Ty Lương Thực Trà Vinh tập trung mọi tiềm lực, sớm hoàn
thành Nhà máy CBLT An Phú Tân – Cầu Kè nhằm chủ động trong thu mua tạm trữ
nguồn nguyên liệu, tiêu thụ kịp thời lúa gạo hàng hóa của nông dân, sắp xếp, cơ cấu lại
nguồn nhân lực trong đơn vị, xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo
sự phát triển ổn định, bền vững.
2.4.2. Nhiệm vụ

Chịu trách nhiệm trước Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam, nhà nước về kết
quả hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm trước pháp luật, khách hàng về sản
phẩm mà công ty thực hiện.
Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký.
Nộp thuế và các khoản khác nộp cho ngân sách nhà nước. Sử dụng các nguồn
vốn mà nhà nước đã giao để đầu tư đổi mới hiện đại hóa thiết bị, công nghệ. Thực hiện
6


các quy định của nhà nước về bảo vệ tài nguyên môi trường, quốc phòng và an ninh
quốc gia.
2.5. Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty
2.5.1. Hệ thống chi nhánh của công ty
- Xí nghiệp Chế biến lương thực Càng Long.
- Xí nghiệp Chế biến lương thực Cầu Kè.
-Văn phòng đại diện TP.HCM.
-Cửa hàng Honda Trà Vinh.
-Cửa hàng Honda CàngLong.
-Trung tâm bảo dưỡng và dịch vụ Honda.
-Khách sạn Thanh Trà.
- Xí nghiệp Chế biến thức ăn và nuôi trồng thủy sản Trà Vinh.
- Cửa hàng Lương thực và thực phẩm.

7


2.5.2. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức công ty
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty
GIÁM ĐỐC
CÔNG TY


PHÓ GIÁM
ĐỐC

PHÓ GIÁM
ĐỐC
PHÒNG
PHÒNG
TC-HC
TC-HC

PHÒNG
ĐẠI
DIỆN
CT TẠI
TP.HCM


NGHIỆP
CHẾ
BIẾN LT
CÀNG
LONG

PHÒNG
PHÒNG
TC-KT
TC-KT



NGHIỆP
CHẾ
BIẾN LT
CẦU KÈ

TRUNG
TÂM
BẢO
DƯỠNG
VÀ DỊCH
VỤ

PHÒNG
KHKD

PHÒNG
TC-HC
(Bộ
phận
TD, KT,
BH, LĐ)

CỬA
HÀNG
BÁN LẺ
LT-TP

KHÁCH
SẠN
THANH

TRÀ

CỬA
HÀNG
HONDA

Nguồn: Phòng Nhân Sự Hành Chính

8


2.5.3. Cơ cấu tổ chức
a). Đối với ban giám đốc công ty
-Giám Đốc
• Trách nhiệm
Phụ trách chung và chịu trách nhiệm toàn diện các mặt hoạt động sản xuất _
kinh doanh của công ty lương thực Trà Vinh.
Trực tiếp phụ trách: Công tác tài chính – kế toán, công tác tổ chức cán bộ và
hoạt động của Hội Đồng Công Ty.
• Quyền Hạn
Được quyền quyết định toàn bộ hoạt động của công ty về tổ chức nhân sự, tổ
chức sản xuất kinh doanh, ngoại giao.
Được quyền phê duyệt danh sách nhà cung ứng.
Được quyền phê duyệt các tài liệu hệ thống quản lý chất lượng
b) . Phó giám đốc
• Trách nhiệm
Lập phương án và tổ chức thực hiện các đề án xây dựng – phát triển công ty
theo kế hoạch đã được ban GĐ và Tổng Công Ty lương thực Miền Nam phê duyệt.
Hoạt động của phòng kế hoạch KD, các hoạt động quảng bá thương hiệu,
quảng cáo....

Hoạt động SXKD của XN nước đá và tinh khiết trực thuộc công ty.
Ký kết các hợp đồng bảo hiểm hàng hóa và giải quyết các phần việc liên quan.
Những việc khác được phân công theo ủy quyền.
• Quyền hạn
Được quyền ký kết các hợp đồng bảo hiểm hàng hóa và giải quyết các phần
việc có liên quan.
Ký duyệt các chi phí hợp pháp, các phiếu thu, chi, xuất nhập kho phát sinh hàng
ngày khi quyền Giám Đốc đi vắng.
Được quyền xem xét, phê duyệt các văn bản và có ý kiến về các vấn đề có liên
quan đến nhiệm vụ được phân công.
Thay mặt Ban giám đốc công ty tham dự các cuộc họp, hội thảo do các cơ quan,
đơn vị tổ chức hoặc triệu tập khi GĐ không thể tham dự được.
9


Những việc khác được phân công theo ủy quyền.
c). Đối với phòng ban nghiệp vụ trực thuộc công ty
• Phòng tổ chức _ hành chính:
Giúp giám đốc xây dựng cơ cấu tổ chức toàn công ty, bố trí công tác cho nhân
viên, chỉ đạo việc thực hiện chính sách đối với người lao động, tổ chức quy chế quản
lý nghiệp vụ thống nhất như: thông tin quản lý, thông kê số liệu, hồ sơ lưu trữ, chế độ
báo cáo; theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra công tác hành chính – quản trị, công tác lễ tân,
mua sắm tài sản, thiết bị văn phòng, bảo hiểm xe, tổ chức thực hiện và duy trì hiệu quả
Hệ Thống Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Từ chối bổ sung lao
động nếu phòng ban, đơn vị trực thuộc không có kế hoạch lao động được ban giám
đốc phê duyệt, kiểm tra nghiệp vụ chuyên môn đối với các đơn vị trực thuộc công ty
theo yêu cầu của giám đốc..
• Phòng tài chính- kế toán:
Thực hiện toàn công tác hoạch toán kế toán tài chính tại công ty và các xí
nghiệp đơn vị trực thuộc đúng chế độ kế toán tài chính hiện hành. Lập báo cáo về tình

hình cân đối vốn, tài sản và nguồn vốn của công ty. Kiểm tra tình hình thực hiện hoạt
động sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, thu, nộp ngân sách cho toàn
công ty. Tham mưu cho giám đốc trong việc sử dụng tiền vốn, hàng, tài sản, quản lý
công nợ...bảo quản lưu trữ các tài liệu sổ sách tài chính, chứng từ kế toán, giữ bí mật
số liệu kế toán thuộc bí mật quốc gia. Kiểm tra việc luân chuyển tiền hàng, công nợ
toàn công ty.
• Phòng kế hoạch – kinh doanh:
Triển khai các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh ngắn hạn và dài hạn,
theo dõi, kiểm tra hoạt động thu mua, sản xuất chế biến gạo tại các xí nghiệp chế biến
lương thực trực thuộc công ty, kiểm tra việc thực hiện dịch vụ vận chuyển gạo thành
phẩm từ các kho trong và ngoài đơn vị đến cảng xuất hàng. Đề xuất ý kiến và giải
pháp để thực hiện các dự án và hợp đồng đạt hiệu quả cao nhất...
• Văn phòng đại diện Công Ty tại TP.HCM:
Xây dựng, tổ chức thực hiện các kế hoạch, phương án kinh doanh XNK. Chủ
động khai thác thị trường xuất khẩu triển khai việc mua bán gạo và các mặt hàng khác.
Soạn thảo, theo dõi thực hiện các hợp đồng ngoại thương, các hoạt động dịch vụ liên
10


quan đến việc xuất nhập khẩu hàng hóa như: mua bán bao bì, hun trùng, giám định,
vận chuyển quốc tế, thường xuyên duy trì và cải tiến Hệ Thống Quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại chi chánh. Yêu cầu các xí nghiệp trực thuộc cung
cấp số liệu về số lượng, chủng loại, chất lượng hàng hóa tại xí nghiệp, phục vụ cho
việc tổ chức giao nhận hàng hóa theo các hợp đồng công ty đã ký.
• Cửa hàng honda:
Kinh doanh, lập kế hoạch tiêu thụ xe máy do công ty mua về,...
• Đối với các Xí nghiệp:
Thu mua nguyên vật liệu phục vụ yêu cầu sản xuất tại xí nghiệp. Xây dựng và
thực hiện kế hoạch sản xuất các sản phẩm để cung ứng xuất khẩu. Được chủ động
trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, tìm nguồn hàng, tìm thị trường, đối

tác kinh doanh....
Qua sơ đồ cơ cấu tổ chức và sự phân công trách nhiệm, chức năng quyền hạn
của từng bộ phận theo dạng chức năng trực tuyến. Với cấu trúc như vậy đã tạo ra mức
độ tập trung hóa cao, giúp cho việc duy trì sự hội nhập và kiểm soát chặt chẽ cần thiết
trong các hoạt động sản xuất, cho phép phát huy và sử dụng có hiệu quả chuyên môn
và quản lý. Các nhà lãnh đạo thường xuyên tham gia vào tất cả các hoạt động của bộ
phận, các nhân viên luôn có sự hỗ trợ chỉ đạo trong hoạt động của mình. Tuy nhiên do
chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận khác nhau nên việc đánh giá, kiểm soát việc
thực hiện nhiệm vụ của từng chức năng bộ phận khó khăn và phức tạp.
2.5.4. Công nghệ sản xuất
Tại hầu hết các cơ sở chế biến lương thực đều được trang bị tương đối đầy đủ
thiết bị cần thiết, để thực hiện chế biến gạo theo quy trình công nghệ ngày càng tiên
tiến.
Quy trình công nghệ chế biến gạo xuất khẩu của công ty đã được thay đổi các
máy móc thiết bị mới phù hợp cho nhu cầu chất lượng gạo xuất khẩu.

11


Hình 2.2. Quy Trình Công Nghệ Chế Biến Gạo Xuất Khẩu

Nguyên liệu

Đổ hộc bù dài

Sàng tạp chất

Xát trắng 1,2

Tách cám xát


Tách thóc

Lau bóng 1,2

Tách cám lau

Sấy tháp 1,2

Phân loại
Tách tấm

Đấu trộn

Đóng gói

Chất cây

Bảo quản

Thành phẩm xuất kho

Nguồn Tin: Phòng Đầu Tư _ Kỹ Thuật

12


2.6. Thuận lợi, khó khăn, phương hướng phát triển của công ty
2.6.1. Thuận lợi
Được sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Tổng Công Ty lương thực Miền Nam và

sự hỗ trợ nhiệt tình của các Phòng, Ban thuộc Tổng công ty trong việc ủy quyền, bảo
lãnh hạn mức tín dụng tại ngân hàng thương mại phục vụ cho nhu cầu SXKD của đơn
vị, phân bổ chỉ tiêu XK hiệu quả, cung cấp thông tin và định hướng thị trường, đã giúp
công ty luôn ổn định SXKD, không ngừng phát triển, đặt biệt là trong tổ chức thu mua
và bán hàng qua từng thời điểm.
Được sự quan tâm và giúp đỡ của Tỉnh Ủy, UBND tỉnh Trà Vinh, các Sở, Ban
ngành trong tỉnh và tổng công ty trong việc mở rộng và đa dạng hóa ngành nghề KD,
nâng cao năng lực và quy mô hoạt động SXKD đơn vị, phù hợp với điều kiện phát
triển kinh tế tỉnh nhà, nâng cao năng lực sản xuất chế biến gạo, kho chứa...tăng sức
cạnh tranh và thuận lợi trong việc thu mua tạm trữ khi vào mùa vụ.
Được sự hỗ trợ lãi suất vay vốn từ gói kích cầu của chính phủ.
Về thị trường: năm 2009 là năm mà thị trường lúa gạo về cả nhu cầu và giá cả
diễn biến hết sức phức tạp, khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nhưng nhận
định chung thì cả năm 2009 ngành lương thực vẫn đạt kết quả tốt về sản lượng và giá
cả (trong nội địa, XK)
Về đầu tư kho hàng, thiết bị, đổi mới công nghệ giúp công ty chủ động hơn
trong việc thu mua và chế biến, đảm bảo việc thu mua tạm trữ lượng lúa gạo hàng hóa
tồn trọng trong dân.
Nội bộ đoàn kết và lực lượng CBCNV đa phần được đào tạo qua trường lớp,
năng động, có tinh thần trách nhiệm...
2.6.2. Khó khăn
Vị trí địa lý các XN ở trong tỉnh có hạn chế về lưu thông đường thủy, chỉ có
phương tiện vận chuyển nhỏ hơn 500 tấn mới vào bến được, ảnh hưởng đến việc nhập
- xuất hàng khi vào mùa vụ, làm tăng chi phí.
Do nguồn nguyên liệu trong địa bàn tỉnh Trà Vinh không nhiều và phân tán, do
đó phải tìm mua ở những vùng nguyên liệu khác như: Đồng Tháp, An Giang, Hậu
Giang, Sóc Trăng....nhằm đảm bảo công suất cũng như kế hoạch Tổng Công Ty giao,
dẫn đến giá thành tăng, sức cạnh tranh kém.
13



Sức chứa tổng kho ở mức thấp, chỉ được 20.000 tấn, việc chủ động thu mua,
xuất hàng...gặp nhiều khó khăn khi vào mùa vụ.
Bộ máy tổ chức năm 2009 có nhiều biến động, do thuyên chuyển công tác, chia
tách công ty phần nào ảnh hưởng đến công tác tham mưa của các bộ phận nhiệm vụ,
cũng như điều hành của Ban GĐ.
Tình hình suy thoái kinh tế thế giới làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động SXKD
và diễn biến rất phức tạp, khó lường làm chi phí phát sinh, giảm hiệu quả SXKD.
Công ty phát triển một số ngành nghề mới: cửa hàng tiện ích, KD dịch vụ du
lịch lữ hành. Đó là lĩnh vực mới của công ty.
2.6.3. Định hướng phát triển
Tiếp tục phát triển hoạt động SXKD theo định hướng chiến lược của Tổng công
ty, đẩy mạnh công tác phát triển thị trường, không ngừng nâng cao chất lượng sản
phẩm và quản lý, tiếp tục duy trì và chấp hành nghiêm công tác thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí.
Duy trì tiến độ thu mua tại các XNCBLT theo dõi chỉ tiêu của Hiệp Hội Lương
Thực VN, tổ chức luân chuyển hàng trong kho một cách hợp lý đảm bảo tiêu chuẩn
chất lượng khi xuất hàng.
Đẩy mạnh tiến bộ thi công các công trình đầu tư xây dựng trong kế hoạch năm
2010, đổi mới thiết bị xay xát chế biến bảo quản lương thực theo hướng tự động hóa,
hiện đại. Đặc biệt sớm hoàn thành nhà máy CBLT An Phú Tân – Cầu Kè, nhằm chủ
động trong thu mua tạm trữ nguồn nguyên liệu, tiêu thụ kịp thời lúa gạo hàng hóa của
nhân dân.

14


CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh
Trong điều kiện nền kinh tế ngày nay, hiệu quả kinh doanh luôn và là vấn đề
được mọi doanh nghiệp cũng như toàn xã hội quan tâm. Hiệu quả kinh doanh là một
phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực có sẵn của đơn vị để thực
hiện các mục tiêu đề ra.
+ Kết quả đầu ra được đo lường bằng các chỉ tiêu như: giá trị sản xuất, doanh
thu, lợi nhuận…
+ Chi phí đầu vào có thể bao gồm: lao động, tiền lương, chi phí kinh doanh,
chi phí nguyên vật liệu, vốn kinh doanh….
Bản chất của hiệu quả kinh doanh chính là hiệu quả của lao động xã hội, được
xác định bằng cách so sánh kết quả lợi ích cuối cùng thu được với hao phí lao động xã
hội là chỉ tiêu của kết quả, là tối đa hóa kết quả hoặc tối thiểu hóa chi phí trên nguồn
thu có sẵn.
Hiệu quả kinh doanh ở góc độ nền kinh tế mở, người ta nhận thấy là nâng cao
năng lực sản xuất, tiềm lực kinh tế của đất nước, phát triển kinh tế nhanh, nâng cao
mức sống của người dân, nâng cao dân trí…trên cơ sở khai thác hết năng lực của nền
kinh tế.
3.1.2. Khái niệm đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh
Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh là quá trình nghiên cứu tất cả các hiện
tượng, các hoạt động có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty. Qua đó nhằm làm rõ chất lượng hoạt động sản xuất của công ty và
các nguồn tiềm năng cần được khai thác.


3.1.3 Sự cần thiết phải đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh
Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh là công cụ không thể thiếu đối với mọi
nền sản xuất hàng hóa nếu xét ở gốc độ phát triển kinh tế. Còn nếu xét ở gốc độ doanh
nghiệp thì nó gắn liền với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đưa doanh nghiệp
hoạt động có hiệu quả hơn so với với trước.

Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh là nhằm xem xét việc thực hiện các chỉ
tiêu đặt ra được thực hiện đến đâu, từ đó rút ra những tồn tại, tìm ra những nguyên
nhân khách quan chủ quan và đề ra biện pháp khắc phục để tận dụng một cách triệt để
thế mạnh của doanh nghiệp.
Tóm lại: đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh là hết sức cần thiết đối với
mọi nền sản xuất hàng hóa là cơ sở của nhiều quyết định quan trọng và chỉ ra hướng
phát triển của doanh nghiệp.
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
3.2.1. Yếu tố chủ quan:(bên trong)
• Yếu tố con người
Bao gồm các yếu tố như: trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh, trình độ
am hiểu về thị trường, kinh nghiệm thực tiễn trong kinh doanh, trình độ ngoại ngữ…
của các cán bộ.
Do đó, nhân tố con người trong bộ máy quản lý nếu được quản lý đúng mức sẽ
ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh như: việc sử dụng các
yếu tố nhập lượng, việc sử dụng các nguồn gốc lưu động, việc tác động đến nguồn lực
sản xuất, lập kế hoạch.
• Cơ sở vật chất
Năng lực sản xuất kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào cơ sở vật chất kỹ thuật của
doanh nghiệp như: nhà xưởng, kho bãi, máy móc, thiết bị. phương tiện vận chuyển.
• Tổ chức quản lý
Trình độ tổ chức quản lý là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hoàn thiện tổ chức quản lý, quan tâm đến đời sống vật chất và khả năng quản lý
sẽ làm cho mọi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp được nhịp nhàng, đồng bộ và
hiệu quả.
16



×