Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI TỔNG CÔNG TY VIỆT THẮNG CTCP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.76 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
TỔNG CÔNG TY VIỆT THẮNG - CTCP

TRẦN THỊ THANH TRÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI TỔNG CÔNG TY VIỆT THẮNG - CTCP”
do TRẦN THỊ THANH TRÚC, sinh viên khóa 31, ngành QUẢN TRỊ KINH DOANH,
đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _____________.

Th.S. LÊ THÀNH HƯNG
Người hướng dẫn

_________________________
Ngày

tháng

năm



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

_______________________________

_______________________________

Ngày

Ngày

tháng

năm

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên, cho tôi gửi lời cảm ơn đến Ba Mẹ đã sinh ra tôi và dành cho tôi
những gì quý giá nhất, tốt đẹp nhất để nuôi dạy tôi và các em ăn học và khôn lớn như
ngày hôm nay.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến quý Thầy Cô trường Đại học Nông Lâm
TP.Hồ Chí Minh, cùng toàn thể quý Thầy Cô trong Khoa Kinh Tế đã giảng dạy, truyền
đạt cho tôi nhiều kiến thức quý báu để làm hành trang khi bước ra đời. Tôi xin cảm ơn
Thầy Lê Thành Hưng đã nhiệt tình hướng dẫn và động viên để tôi thực hiện một cách

thuận lợi, nhanh chóng và hoàn thành tốt đề tài này trong thời gian quy định.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị, cô chú cán bộ công nhân viên của Tổng
Công Ty Việt Thắng - CTCP đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi để hoàn thành
đề tài này. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn đến cô Thủy và chị Hằng đã chỉ dẫn nhiệt
tình cho tôi trong suốt quá trình thực tập tại công ty.
Cảm ơn các bạn trong lớp DH05QT, cùng những người bạn thân của tôi đã gắn
bó, chia sẻ, và động viên, giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong suốt thời gian tôi
còn ngồi trên giảng đường đại học.
Cuối cùng, tôi xin chúc mọi người luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành
đạt.
Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên
Trần Thị Thanh Trúc


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN THỊ THANH TRÚC. Tháng 07 năm 2010. “Phân Tích Hiệu Quả Hoạt
Động Kinh Doanh tại Tổng Công Ty Việt Thắng - CTCP”.
TRAN THI THANH TRUC. July 2010. “Analysing the Effect of Business
Activities at Viet Thang Corporation”.
Khóa luận tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 2
năm 2008 - 2009 thông qua một số chỉ tiêu nghiên cứu như: kết quả và hiệu quả sản
xuất kinh doanh, tình hình sử dụng lao động, tình hình sử dụng tài sản, tình hình tiêu
thụ, tình hình sử dụng vốn, tình hình tài chính… để chỉ ra những ưu khuyết điểm,
những thuận lợi và khó khăn của công ty trong suốt quá trình kinh doanh. Từ đó, tôi đề
xuất một số giải pháp nhằm khắc phục điểm yếu, phát huy thế mạnh và nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Khóa luận đã sử dụng các phương pháp như phương pháp phân tích tổng hợp,
phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn.

Qua phân tích, các kết quả cho thấy công ty đã hoạt động có hiệu quả, doanh
thu và lợi nhuận của công ty đều tăng qua các năm, tình hình tài chính của công ty
cũng tăng và khả quan hơn.
Từ kết quả nghiên cứu, khóa luận đề xuất các biện pháp giúp công ty nâng cao
hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh như:
-

Tìm kiếm thêm nguồn cung cấp nguyên vật liệu với giá rẻ hơn.

-

Ổn định và tăng cường thị trường đầu ra.

-

Phát huy hết năng lực trong công tác quản lý của ban lãnh đạo công ty.

-

Tổ chức, quản lý lao động tiền lương thêm hiệu quả.

-

Giảm chi phí sản xuất trong kinh doanh.

-

Xây dựng thêm bộ phận Marketing riêng biệt cho công ty.



MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

x

Danh mục các hình

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

3

1.4. Cấu trúc của khóa luận

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Sơ lược về công ty

4

2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển

4

2.1.2. Trụ sở công ty

5

2.1.3. Lĩnh vực hoạt động


5

2.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty

5

2.2.1. Cơ cấu sản xuất

5

2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban

6

2.3. Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của Công ty

10

2.3.1. Chức năng

10

2.3.2. Nhiệm vụ

10

2.3.3. Mục tiêu

11


2.4. Quy trình sản xuất

12

2.4.1. Ưu điểm

12

2.4.2. Nhược điểm

12

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

13
13

3.1.1. Các khái niệm

13
v


3.1.2. Ý nghĩa và mục đích của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 14
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh

14

3.2.1. Nhân tố khách quan


14

3.2.2. Nhân tố chủ quan

16

3.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh

17

3.3. Phương pháp nghiên cứu

21

3.3.1. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

21

3.3.2. Phương pháp phân tích

21

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

23

4.1. Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam

23


4.2. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty

25

4.3. Phân tích các yếu tố sản xuất của công ty

28

4.3.1. Phân tích yếu tố lao động

28

4.3.2. Phân tích tình trạng thu mua và sử dụng nguyên vật liệu

32

4.3.3. Phân tích tình hình sử dụng tài sản

35

4.4. Phân tích tình hình tiêu thụ

38

4.4.1. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty

38

4.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ


41

4.5. Phân tích tình hình tài chính

47

4.5.1. Phân tích tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn

47

4.5.2. Phân tích các chỉ tiêu thanh toán

48

4.5.3. Phân tích các chỉ tiêu sinh lợi

52

4.5.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn

54

4.6. Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 2 năm

58

4.6.1. Thành tựu

58


4.6.2. Khó khăn

59

4.7. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

60

4.7.1. Thị trường đầu vào

60

4.7.2. Thị trường đầu ra

60

4.7.3. Công tác quản lý

60

4.7.4. Tổ chức lao động, tiền lương

61
vi


4.7.5. Kỹ thuật sản xuất

61


4.7.6. Hoạt động Marketing

62

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

69

5.1. Kết luận

69

5.2. Kiến nghị

71

5.2.1. Đối với công ty

71

5.2.2. Đối với nhà nước

72

TÀI LIỆU THAM KHẢO

73

vii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BQ

Bình quân

CNVT

Chuyển nhượng vật tư

CPBH

Chi phí bán hàng

CPQLDN

Chi phí quản lý doanh nghiệp


CTCP

Công ty cổ phần

DTBH & CCDV

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

DTT

Doanh thu thuần

ĐVT

Đơn vị tính

GVHB

Giá vốn hàng bán

HĐTC

Hoạt động tài chính

ISO 9002

Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng và
đảm bảo chất lượng trong sản xuất, lắp đặt


ISO 14000

Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường



Lao động

LN

Lợi nhuận

LNST

Lợi nhuận sau thuế

LNT

Lợi nhuận thuần

LNTT

Lợi nhuận trước thuế

MMTB

Máy móc thiết bị

NSLĐ


Năng suất lao động

NVL

Nguyên vật liệu

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

SA 8000

Hệ thống trách nhiệm xã hội

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TSCĐ

Tài sản cố định
viii


TSLĐ

Tài sản lưu động

TSDH


Tài sản dài hạn

TSNH

Tài sản ngắn hạn

TTTH

Tính toán tổng hợp

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

VT

Việt Thắng

XNK

Xuất nhập khẩu

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh của Công Ty Qua 2 Năm 2008 – 2009

25


Bảng 4.2. Tình Hình Biến Động của GVHB, CPBH và CPQLDN của Công Ty

27

Bảng 4.3. Cơ Cấu Lao Động của Công Ty qua 2 Năm 2008 – 2009

29

Bảng 4.4. Năng Suất Lao Động của Công Ty qua 2 Năm 2008 - 2009

29

Bảng 4.5. Chi Phí Tiền Lương của Công Ty qua 2 Năm 2008 - 2009

31

Bảng 4.6. Tình Hình Thu Mua Nguyên Liệu Trực Tiếp trong Sản Xuất

32

Bảng 4.7. Tình Hình Xuất Nhập Tồn Kho Nguyên Vật Liệu của Công Ty

33

Bảng 4.8. Hiệu Quả Sử Dụng NVL

34

Bảng 4.9. Tình Hình Biến Động Tài Sản của Công Ty


35

Bảng 4.10. Tình Hình Trang Bị TSCĐ của Công Ty qua Các Năm

36

Bảng 4.11. Tình Hình Sử Dụng TSCĐ của Công Ty qua Các Năm

37

Bảng 4.12. Doanh Thu Tiêu Thụ Trong Nước

39

Bảng 4.13. Doanh Thu Tiêu Thụ Do Xuất Khẩu

41

Bảng 4.14. Tình Hình Dự Trữ Thành Phẩm của Công Ty qua 2 Năm 2008 – 2009 43
Bảng 4.15. Tình Hình Sử Dụng Vốn và Nguồn Vốn

47

Bảng 4.16. Khả Năng Thu Tiền Khách Hàng của Công Ty

50

Bảng 4.17. Khả Năng Thanh Toán Vốn Lưu Động của Công Ty


50

Bảng 4.18. Khả Năng Thanh Toán Ngắn Hạn của Công Ty

51

Bảng 4.19. Khả Năng Thanh Toán Nhanh của Công Ty

51

Bảng 4.20. Các Chỉ Tiêu Sinh Lợi của Công Ty qua 2 Năm 2008 – 2009

52

Bảng 4.21. Phân Tích Hiệu Suất Sử Dụng Vốn Chung

55

Bảng 4.22. Phân Tích Hiệu Suất Sử Dụng Vốn Cố Định

55

Bảng 4.23. Phân Tích Hiệu Suất Sử Dụng Vốn Lưu Động

56

Bảng 4.24. Phân Tích Khả Năng Luân Chuyển Hàng Tồn Kho của Công Ty

58


x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Các Công Ty Có Liên Quan

6

Hình 2.2. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Quản Lý Tổng Công Ty Việt Thắng - CTCP

9

Hình 2.3. Sơ Đồ Quy Trình Sản Xuất

12

Hình 4.4. Sơ Đồ Phòng Marketing Dự Kiến

67

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Bước sang nền kinh tế thị trường, nước ta đang mở cửa để hội nhập vào nền
kinh tế khu vực và thế giới. Trong quá trình hội nhập, sản phẩm, dịch vụ của công ty

luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm, dịch vụ cùng loại và
những biến động không ngừng trong môi trường kinh doanh.
Một doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển và đạt được các mục tiêu trong kinh
doanh luôn biến động này, điều đầu tiên là doanh nghiệp ấy cần phải hoạt động kinh
doanh có hiệu quả, bằng cách phải tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh, đánh giá
các kết quả đã thực hiện và đưa ra các giải pháp, biện pháp khắc phục nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình, và từ đó có thể vạch ra kế hoạch cho những
năm tiếp theo. Ngoài việc phân tích các nguồn lực như: nguồn lực về lao động, nguồn
lực về vốn, mà công ty cần phải xem xét và phân tích các yếu tố như thị trường tiêu
thụ, đối thủ cạnh tranh… để từ đó công ty có thể dự báo các rủi ro có thể xảy ra và đưa
ra các biện pháp phòng ngừa, khai thác triệt để các nguồn lực khan hiếm, phát huy
những khả năng tiềm tàng nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hoá thoả mãn nhu cầu của
người tiêu dùng.
Hiệu quả kinh doanh là thước đo tổng hợp, phản ánh năng lực sản xuất và trình
độ kinh doanh của một doanh nghiệp, là điều kiện quyết định sự thành bại của tất cả
các doanh nghiệp nói chung và Tổng Công ty Việt Thắng - CTCP nói riêng. Hiệu quả
kinh doanh càng cao, doanh nghiệp càng có điều kiện mở mang và phát triển, đầu tư
mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện kinh doanh, áp dụng những tiến bộ kỹ thuật và
công nghệ mới, cải thiện và nâng cao đời sống người lao động, thực hiện tốt mọi nghĩa
vụ đối với Nhà nước. Muốn làm được điều này đòi hỏi những nhà doanh nghiệp phải
có những phương pháp đúng đắn, có những chiến lược phù hợp, luôn linh hoạt và sáng


tạo trước sự biến hoá của hệ thống các quan hệ kinh tế đa dạng và phức tạp trong nền
kinh tế thị trường. Hơn nữa các doanh nghiệp luôn phải nắm bắt tốt các thông tin, khai
thác, tận dụng cơ hội để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Từ đó mới có thể
chiếm lĩnh thị phần trong và ngoài nước, nâng cao uy tín, chất lượng, giúp doanh
nghiệp đi lên, góp phần vào sự phát triển của nước nhà.
Vì vậy, vấn đề hiệu quả sản xuất kinh doanh là vấn đề hết sức quan trọng và
được các ngành, các cấp, đặc biệt là các doanh nghiệp quan tâm.

Nhận thức được sự cần thiết và tầm quan trọng của việc phân tích hiệu quả kinh
doanh đối với mỗi doanh nghiệp, tôi đã chọn đề tài “Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động
Kinh Doanh tại Tổng Công Ty Việt Thắng – CTCP”, nhằm đánh giá tình hình hoạt
động của công ty để từ đó đưa ra một số biện pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của
công ty có hiệu quả hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích kết quả và đánh giá hiệu quả trong hoạt động
sản xuất kinh doanh qua 2 năm 2008 và năm 2009. Thông qua các số liệu thu thập
được tại công ty, nhằm tìm ra những ưu khuyết điểm trong sản xuất kinh doanh để đưa
ra những ý kiến giúp công ty ngày càng phát triển, khắc phục điểm yếu, phát huy thế
mạnh, ổn định sản xuất, giữ vững và mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao hơn nữa
hoạt động sản xuất kinh doanh, và nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người
tiêu dùng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể bao gồm những nội dung sau:
- Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
- Phân tích các yếu tố sản xuất như: yếu tố lao động, tình hình sử dụng tài sản,
tình trạng thu mua và sử dụng nguyên vật liệu.
- Phân tích tình hình tiêu thụ.
- Phân tích tình hình tài chính. Bao gồm: tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn,
các chỉ tiêu thanh toán, các chỉ tiêu sinh lợi, hiệu quả sử dụng vốn.
- Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 2 năm.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2


1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu kết quả, hiệu quả hoạt động kinh
doanh của Tổng Công Ty Việt Thắng - CTCP qua 2 năm 2008 - 2009.

Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 15/04/2010 đến ngày 30/6/2010.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Đề tài: “Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh của Tổng Công Ty Việt
Thắng - CTCP” gồm 5 chương.
Chương 1 là phần mở đầu bao gồm việc đặt vấn đề, nêu lên lý do, mục đích
nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc của khóa luận.
Chương 2 là phần tổng quan, giới thiệu về công ty như sơ lược sự hình thành và
phát triển của công ty, lĩnh vực hoạt động, cơ cấu tổ chức, nhân sự, chức năng nhiệm
vụ và mục tiêu của công ty.
Chương 3 là cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu, nêu lên những khái
niệm, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, đưa ra những phương pháp
nghiên cứu cũng như các chỉ tiêu để phân tích trong khóa luận.
Chương 4 là kết quả nghiên cứu và thảo luận. Tiến hành phân tích, đánh giá và
nhận định các mặt ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh để xác định những thuận lợi và
khó khăn, điểm mạnh và điểm yếu trong quá trình kinh doanh. Từ đó có thể đóng góp
ý kiến nhằm khắc phục và hạn chế những tiêu cực, phát huy tối đa điểm mạnh trong
việc kinh doanh của công ty.
Chương 5 đưa ra kết luận và kiến nghị. Đưa ra những kết luận về phương thức
hoạt động của công ty qua quá trình nghiên cứu. Một số kiến nghị được đề cập đến
nhằm giúp công ty ngày càng hoàn thiện hơn về chất lượng dịch vụ và nâng cao khả
năng, phát triển thế mạnh của mình trong kinh doanh.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Sơ lược về công ty
2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển

Tổng Công Ty Việt Thắng - CTCP được thành lập năm 1960 dưới tên Công Ty
Việt Mỹ Kỹ Nghệ Sợi Dệt (VIMITEX), chính thức đi vào hoạt động năm 1962. Công
ty được thành lập lúc đầu với 3 nhà máy chính: xưởng sợi, dệt, in nhuộm hoàn tất do 9
cổ đông thuộc các quốc tịch như Mỹ, Đài Loan và Việt Nam đóng góp. Ban đầu, công
ty được đầu tư phần lớn là máy móc thiết bị của Nhật. Đến năm 1970, công ty được
mở rộng thêm với trang thiết bị máy móc nhập từ Mỹ.
Năm 1975, công ty được UBND thành phố Hồ Chí Minh tiếp quản và quốc hữu
hóa trên cơ sở tịch thu toàn bộ tài sản giao cho Tổng Công Ty Dệt thuộc Bộ Công
Nghiệp Nhẹ tiếp quản và điều hành theo chế độ quốc doanh (quyết định số 1243/QĐ –
UB ngày 30/09/1977).
Ngày 11/03/1978, Bộ Công Nghiệp Nhẹ ra quyết định số 156/CNN/TCLĐ sát
nhập Nhà Máy Dệt Bình Thọ (là một phân xưởng của công ty, nay gọi là Nhà Máy Dệt
II cũ) vào Công Ty Dệt Việt Thắng.
Ngày 21/11/1990, Bộ Công Nghiệp Nhẹ ra quyết định số 771/CNN/TCLĐ đổi
tên Nhà Máy Liên Hợp Dệt Việt Thắng thành Công Ty Dệt Việt Thắng.
Ngày 24/03/1993, Bộ Công Nghiệp Nhẹ ra quyết định số 273/CNN/TCLĐ
thành lập Doanh Nghiệp Nhà Nước theo quyết định của 338/NĐ – HĐBT ngày
20/11/1992 và nghị định 156/NĐ – HĐBT ngày 07/05/1992 của Hội Đồng Bộ Trưởng.
Ngày 21/01/2006, Công Ty Dệt Việt Thắng đổi tên thành Công Ty TNHH Nhà
Nước Một Thành Viên Dệt Việt Thắng theo quyết định số 223/2005/QĐ – TTG ngày
15/09/2005 của Thủ Tướng Chính Phủ.


Ngày 14/11/2006, Bộ Trưởng Bộ Công Nghiệp đã có quyết định số 3241/QĐ –
BCN phê duyệt phương án và chuyển đổi Công Ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên
Dệt Việt Thắng thành Công Ty Cổ Phần Dệt Việt Thắng.
Ngày 01/08/2009, Công Ty Cổ Phần Dệt Việt Thắng đổi tên thành Tổng Công
Ty Việt Thắng – CTCP.
2.1.2. Trụ sở công ty
Tên giao dịch trong nước: Tổng Công Ty Việt Thắng - CTCP

Tên giao dịch nước ngoài: Viet Thang Corporation
Tên viết tắt: VICOTEX
Trụ sở chính: 127, Lê Văn Chí, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP.HCM
Điện thoại: (083) 8969337 – (083) 8960543
Fax: (083) 8969319
Email:
Website: www.vietthang.com.vn
2.1.3. Lĩnh vực hoạt động
Tổng Công Ty Việt Thắng - CTCP là công ty chuyên sản xuất, mua bán sản
phẩm sợi, chỉ khâu, vải các loại, khăn bông; mua bán bông sơ, len, tơ tằm, đay, thảm,
nguyên liệu; mua bán máy móc thiết bị, phụ tùng, hóa chất, nguyên vật liệu ngành
công nghiệp, ngành xây dựng (trừ mua bán các chất độc hại mạnh). Ngoài ra, công ty
còn cho thuê nhà xưởng, máy móc thiết bị, lắp đặt thiết bị ngành công nghiệp; xây
dựng dân dụng, công nghiệp, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô.
2.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty
2.2.1. Cơ cấu sản xuất
Liên doanh với Nga: Viet Thang Luch I Joint – Venture Co (tên viết tắt:
VICOLUCH I): chuyên sản xuất hàng may mặc.
Đầu tư 29,8% qua Công Ty Cổ Phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An (tên
viết tắt: Binh An Texco): chuyên gia công tẩy trắng, in nhuộm và hoàn tất vải các loại.
Đầu tư 52% qua Công Ty Cổ Phần May Việt Thắng (tên viết tắt: VIGACO):
chuyên sản xuất và kinh doanh sản phẩm may mặc các loại.

5


Hình 2.1. Sơ Đồ Các Công Ty Có Liên Quan
VICOTEX

DỆT


SỢI

- VIGACO
- Binh An Texco
- VICOLUCH I

Nguồn tin: Phòng Tổ Chức Hành Chính
2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban
a) Tổng Giám Đốc
Phụ trách chung quyết định và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, tập
đoàn dệt may Việt Nam và trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty.
Trực tiếp quản lý, chỉ đạo các Phó Tổng Giám Đốc và Giám Đốc Điều Hành
công ty.
Trực tiếp chỉ đạo Phòng Kinh Doanh, Phòng Tài Chính Kế Toán, Phòng Kỹ
Thuật Vật Tư.
Chủ Tịch Hội Đồng giá, Hội Đồng lương, Hội Đồng kỷ luật lao động, Hội
Đồng thi đua công ty.
Phụ trách công tác bảo vệ chính trị nội bộ.
b) Phó Tổng Giám Đốc
Phụ trách công tác nội chính.
Trực tiếp quản lý Phòng Tổ Chức Hành Chính, Phòng Khám Đa Khoa.
Trực tiếp chỉ đạo xí nghiệp dịch vụ đời sống.
Chủ tịch Hội Đồng bảo vệ hộ lao động.
Trưởng ban về sự tiến bộ nữ, trưởng ban kế hoạch hóa gia đình.
Thay mặt Tổng Giám Đốc điều hành mọi hoạt động của công ty về giải quyết
các công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng Giám Đốc khi vắng
mặt.

6



c) Giám Đốc Điều Hành Nhà máy Sợi
Thay mặt Tổng Giám Đốc tổ chức, quản lý, điều hành mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của nhà máy sợi trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ và các phương án cụ thể
trình Tổng Giám Đốc, được Tổng Giám Đốc phê duyệt. Bao gồm: kế hoạch sản xuất
kinh doanh đầu tư nâng cấp, đổi mới thiết bị, nhà xưởng; bảo hộ lao động, an toàn vệ
sinh lao động, phòng chống cháy nổ…
d) Giám Đốc Điều Hành Nhà máy Dệt
Thay mặt Tổng Giám Đốc tổ chức, quản lý, điều hành mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của nhà máy dệt 1 và dệt 2 trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ và các phương án
cụ thể trình Tổng Giám Đốc phê duyệt. Bao gồm: kế hoạch sản xuất kinh doanh vải,
mộc; đầu tư nâng cấp, đổi mới thiết bị, nhà xưởng; bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh
lao động, phòng chống cháy nổ…
e) Phó Tổng Giám Đốc
Thay mặt Tổng Giám Đốc trực tiếp tham gia quản lý phần vốn của công ty.
f) Phòng Kế Hoạch – Kinh Doanh
Xây dựng phương án sản xuất và thực hiện nhiệm vụ kinh doanh.
Tìm đối tác, đàm phán kí kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Tổ chức công tác tiếp thị, hội chợ thương mại.
g) Phòng Tài Chính – Kế Toán
Thực hiện toàn bộ công tác tài chính, kế toán, thống kê, chế độ thanh toán, tiền
mặt, vay tín dụng…
Kiểm soát việc sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, các chính sách tài chính.
Phân tích, hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh.
h) Phòng Kỹ Thuật – Vật Tư
Thành lập trên cơ sở sát nhập phòng kỹ thuật và phòng cung ứng vật tư – kho
vận.
Quản lý định mức công nghệ và tiêu chuẩn chất lượng.
Quản lý điện, nước, an toàn lao động.

Quản lý thiết bị sợi, dệt, thiết bị áp lực, tiến bộ kỹ thuật…
Cung ứng vật tư, phụ tùng, nguyên vật liệu.
Quản lý kho hàng, vận chuyển hàng hóa.
7


i) Phòng Tổ Chức – Hành Chính
Quản lý cán bộ, lao động, tiền lương, BHXH, BHYT…
Quản lý hành chính văn phòng, đất đai, nhà xưởng…
Tổ chức đưa đón cán bộ, công nhân viên.
Tổ chức công tác bảo vệ.
j) Xí Nghiệp Dịch Vụ
Tổ chức bữa ăn giữa ca.
Kinh doanh dịch vụ.
Sửa chữa nhỏ nhà xưởng, công trình công cộng, vệ sinh môi trường.
k) Phòng Khám Đa Khoa
Quản lý sức khỏe ban đầu cho cán bộ công nhân viên.
Tổ chức sơ cấp cứu, vệ sinh phòng bệnh, an toàn thực phẩm.
Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, bệnh nghề nghiệp và giám định y khoa.

8


Hình 2.2. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Quản Lý Tổng Công Ty Việt Thắng - CTCP
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC


GIÁM ĐỐC
ĐIỀU HÀNH

NHÀ
MÁY
SỢI

PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC


NGHIỆP
DỊCH
VỤ

PHÒNG
KHÁM
ĐA
KHOA

PHÒNG
TỔ
CHỨC
HÀNH
CHÍNH

PHÒNG
KẾ
HOẠCH
KINH

DOANH

9

GIÁM ĐỐC
ĐIỀU HÀNH

PHÒNG
TÀI
CHÍNH
KẾ
TOÁN

PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC

PHÒNG
NHÀ
QUẢN LÝ
KỸ
MÁY
PHẦN VỐN
THUẬT
DỆT
Nguồn tin: Phòng Kế HoạchCỦA
Kinh TỔNG
Doanh
CÔNG TY
VẬT TƯ
VIỆT THẮNG



2.3. Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của Công ty
2.3.1. Chức năng
Tổng Công Ty Việt Thắng - CTCP trực thuộc Bộ Công Nghiệp Nhẹ, có chức
năng sản xuất kinh doanh các mặt hàng sợi, vải, may mặc và đáp ứng nhu cầu nội địa
và xuất khẩu.
Công ty thực hiện thu mua, nhập khẩu các loại bông, sợi, hóa chất, phụ tùng
thiết bị và xuất khẩu các mặt hàng vải sợi như: sợi TC, sợi cotton, vải mộc, vải thành
phẩm bao gồm vải TC và vải cotton, vải cotton pha 3% spandex.
Tổ chức hợp tác: liên doanh với các đơn vị sản xuất kinh doanh, trao đổi kỹ
thuật chuyển giao công nghệ, ký kết các hợp đồng XNK trực tiếp, hợp đồng gia công,
nhận ủy thác cho các công ty có nhu cầu.
Tổ chức sản xuất kinh doanh, XNK các mặt hàng vải, sợi, may mặc theo ngành
đăng ký và mục đích thành lập công ty, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và phục vụ nội địa
với năng lực sản xuất hàng năm như sau:
+ Sợi: 5.000 tấn/năm
+ Vải: 3.000 triệu mét/năm
2.3.2. Nhiệm vụ
Tập hợp những tiềm năng kinh tế và khả năng sản xuất, xuất khẩu của công ty,
thực hiện chủ trương của Nhà nước và thực hiện mục tiêu lợi nhuận của công ty luôn
bảo đảm thực hiện đúng, đầy đủ chính sách kinh tế, luật pháp của Nhà nước.
Chăm lo bồi dưỡng tay nghề, nghiệp vụ, trình độ chuyên môn và chăm lo cải
thiện đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên của công ty.
Thực hiện phân phối lao động, chăm lo và không ngừng cải thiện điều kiện làm
việc, đời sống vật chất, tinh thần, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ
thuật và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên.
Thực hiện an toàn lao động cho những người trực tiếp sản xuất.
Bảo tồn và phát triển vốn do Nhà nước giao, công ty được góp vốn hoặc huy
động vốn lập các doanh nghiệp trong nước theo luật công ty, với các doanh nghiệp

nước ngoài theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, mở các đại lý, cửa hàng giới
thiệu sản phẩm và các văn phòng đại diện.


Thực hiện nhiệm vụ và nghĩa vụ do Nhà nước giao, chấp hành đầy đủ các chính
sách kinh tế và pháp luật của Nhà nước.
Xây dựng và thực hiện tốt các kế hoạch, không ngừng nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh, mở rộng thị trường trên nguyên tắc: “Tự chủ là chính, tự trang trải
chi phí, làm ăn có lãi, làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước”.
Nhận diện các mặt hàng và mẫu mã đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị
trường trong và ngoài nước.
2.3.3. Mục tiêu
Mục tiêu chính của công ty là sản xuất và cung ứng những sản phẩm dệt có chất
lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, đồng thời mở rộng thị trường
tiêu thụ nước ngoài.
Đầu tư xây dựng nhà xưởng, thay thế máy móc thiết bị cũ.
Hợp tác với các nhà đầu tư bên ngoài, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mặt bằng
cho thuê.
Phấn đấu hạ giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận nhưng vẫn đảm bảo chất
lượng.
Sắp xếp bộ máy nhân sự gọn nhẹ sao cho cán bộ có hiểu biết chuyên môn
nghiệp vụ sâu, thực hành giỏi và biết làm nhiều việc.
Thường xuyên đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ và nâng cao tay nghề cho công
nhân.
Cải tiến chế độ tiền lương thưởng nhằm khuyến khích người lao động làm việc,
tăng năng suất và chất lượng công việc, thu hút cán bộ giỏi và gắn bó lâu dài với công
ty.

11



2.4. Quy trình sản xuất
Công ty đã tiến hành hoạt động sản xuất với một quy trình hoàn toàn khép kín
từ bông, xơ cho đến thành phẩm (sợi, vải mộc, vải thành phẩm).
Hình 2.3. Sơ Đồ Quy Trình Sản Xuất
Nhà máy sợi:
Bông

Xuất
bán

Máy
bông
Sợi thành
phẩm

Chải
thô
Máy
đánh

Ghép
sơ bộ

Cuộn
cuối

Chải
kỷ


Ghép
băng 1

Máy
sợi con

Máy
thô

Ghép
băng

Ghép
băng 2

Nhà máy dệt:
Máy
canh

Máy
hồ

Xâu
go

Máy
dệt

Vải mộc
hoàn tất


Gia công nhuộm

Xuất bán

Vải thành
phẩm

Nguồn tin: Nhà Máy Dệt và Sợi
2.4.1. Ưu điểm
Dây chuyền sản xuất khép kín tạo điều kiện thuận lợi cho công ty chủ động cân
đối các công đoạn, không phụ thuộc vào việc cung ứng các bán thành phẩm từ bên
ngoài cho các hoạt động dệt của công ty, chủ động trong tiến độ sản xuất, giao hàng
cho khách hàng.
Các nhà máy tập trung tại một nơi, tạo diều kiện cho ban lãnh đạo công ty thuận
lợi trong công việc quản lý, kiểm tra. Nếu có vấn đề xảy ra sẽ kịp thời xử lý nhanh
chóng, không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Nắm bắt được những
thông tin cần thiết và nhanh chóng phục vụ cho công tác quản lý điều hành. Tạo ra sự
hợp tác đồng bộ giữa các bộ phận và hoạt động giữa các nhà máy có sự phối hợp nhịp
nhàng, giảm đáng kể những khâu trung gian tạo điều kiện giảm chi phí phát sinh.
2.4.2. Nhược điểm
Vì đây là quy trình công nghệ sản xuất khép kín có quy mô lớn, do đó đòi hỏi
bộ máy quản lý phải có tinh thần trách nhiệm, năng động sáng tạo, tính đồng đội cao
thì mới hoạt động hiệu quả.
12


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Các khái niệm
“Phân tích hoạt động kinh doanh là nghiên cứu quá trình kinh doanh, bằng
những phương pháp riêng, kết hợp các lý thuyết kinh tế và các phương pháp kỹ thuật
khác nhau nhằm hướng đến việc phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh và những
nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của một công ty”. (Nguyễn Tấn Bình,
2000).
Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá
trình và kết quả hoạt động kinh doanh, các nguồn tiềm năng cần được khai thác ở
doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải đáp để nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ cung cấp thông tin để điều hành hoạt
động kinh doanh cho công tác quản lý doanh nghiệp, là việc thực hiện hàng năm và
thường xuyên của doanh nghiệp.
Kết quả sản xuất kinh doanh là quá trình hoạt động tạo ra của cải, vật chất
cho xã hội. Nó được tạo bởi ba nhân tố cơ bản: lao động, đối tượng lao động và công
cụ lao động, là những nhân tố cần thiết cho mỗi quá trình sản xuất kinh doanh.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là thước đo chất lượng và trình độ quản lý
của doanh nghiệp. Nó là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng năng lực sẵn
có của công ty để đạt được kết quả cao nhất trong kinh doanh với chi phí thấp nhất. Nó
cũng là yếu tố cho biết doanh nghiệp kinh doanh lời hay lỗ qua từng giai đoạn kinh
doanh nhất định. Về mặt hình thức, hiệu quả là đại lượng so sánh kết quả sản xuất với
chi phí sản xuất đã bỏ ra.


3.1.2. Ý nghĩa và mục đích của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
a) Ý nghĩa
Phân tích hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp có nhận định đúng đắn về
khả năng, sức mạnh, cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình. Trên cơ
sở đó, các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu và chiến lược kinh doanh có

hiệu quả.
Phân tích hoạt động kinh doanh nhằm phát huy mọi tiềm năng thị trường, khai
thác tối đa những nguồn lực của doanh nghiệp, nhằm đạt đến những hiệu quả cao nhất
trong kinh doanh.
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong chức năng quản trị.
Kết quả của việc phân tích kinh doanh là cơ sở để ra các quyết định quản trị đúng đắn
dài hạn và ngắn hạn cho doanh nghiệp.
Phân tích kinh doanh là biện pháp quan trọng giúp dự báo, đề phòng và hạn chế
những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Mục đích
Phân tích hoạt động kinh doanh nhằm nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình
kinh tế, tài chính và nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả của tình hình đó.
Phân tích hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá kết quả và nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh.
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
3.2.1. Nhân tố khách quan
Nhà nước, chính trị và pháp luật: Đây là nhân tố đảm bảo tính thi hành pháp
luật của các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh bằng hệ thống các quan điểm
pháp luật, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, các qui định, qui chế cụ thể…
nhằm đảm bảo tính cạnh tranh công bằng, bình đẳng và lành mạnh giữa các đối thủ
cạnh tranh.
Kinh tế: Sự thay đổi của các yếu tố như tỉ giá hối đoái, nạn thất nghiệp, lạm
phát và khủng hoảng kinh tế tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến mọi ngành nghề,
mọi lĩnh vực trong xã hội. Nhóm nhân tố này rất đa dạng, phức tạp, mỗi nhân tố có thể
tạo ra cơ hội, cũng có thể đe dọa cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là
nhân tố mà các doanh nghiệp thường không điều tiết được.
14



×