Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN TỈNH BÀ RỊA–VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.55 KB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN
TỈNH BÀ RỊA–VŨNG TÀU

VĂN THANH HIỆP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Hoàn Thiện Chiến Lược
Sản Phẩm tại Công Ty Cổ Phần Chế Biến Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Bà Rịa–Vũng
Tàu” do Văn Thanh Hiệp, sinh viên khoá 32, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày___________________.

TH.S. Trần Hoài Nam
Người hướng dẫn,

_________________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


__________________________
Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

___________________________________
Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin bày tỏ lòng biết ơn vô bờ đối với ba, mẹ - người đã có
công sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ con từ khi còn bé đến lúc trưởng thành. Xin chân
thành cám ơn các anh, chị, em và những người thân trong gia đình đã luôn bên tôi, là
nguồn động viên lớn với tôi trong cuộc sống và công việc học tập.
Em xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm thành
phố Hồ Chí Minh, các thầy cô trong Khoa Kinh tế, đã tận tình truyền đạt kiến thức
chuyên môn trên giảng đường và kinh nghiệm quý báu cho em trong cuộc sống. Đặc
biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Trần Hoài Nam, thầy đã tận tình hướng

dẫn em thực hiện thành công luận văn.
Tôi xin cảm ơn Ban giám đốc, các cô, chú và các anh, chị ở văn phòng Công ty
cổ phần chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Bà Rịa-Vũng Tàu đã nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong quá trình tôi thực tập tại công ty. Giúp đỡ tôi tìm hiểu hoạt động thực tế, chiến
lược sản phẩm của công ty và cung cấp các số liệu cần thiết cho luận văn. Xin chúc
công ty ngày càng phát triển và gặt hái được nhiều thành công hơn nữa.
Sau cùng, tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè, những người luôn bên tôi, động viên,
giúp đỡ tôi trong suốt qua trình học tập và thực hiện luận văn.
Xin chân thành cám ơn!

Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 01 tháng 07 năm 2007
Sinh viên

Văn Thanh Hiệp


NỘI DUNG TÓM TẮT
Văn Thanh Hiệp. Tháng 07 năm 2010. “Hoàn Thiện Chiến Lược Sản Phẩm
Tại Công Ty Cổ Phần Chế Biến Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Bà Rịa–Vũng Tàu
(BASEAFOOD)”
Van Thanh Hiep. July 2010. “Complete Product Stratergy at Seafood
Processing Import-Export Vungtau Joint Stock Company (BASEAFOOD)”
Khóa luận nghiên cứu chiến lược sản phẩm tại Công ty cổ phần chế biến xuất
nhập khẩu thủy sản Bà Rịa-Vũng Tàu, phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty Baseafood trong các năm 2008-2009. Mục tiêu của đề tài là tìm
hiểu những ưu và nhược điểm, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chiến
lược sản phẩm của công ty.
Phương pháp thực hiện khóa luận là: thu thập và xử lý số liệu từ sổ sách và các
báo cáo của công ty qua ba năm 2006-2007-2008; tham khảo tài liệu từ sách báo, tạp
chí, internet,…; và phỏng vấn 40 khách hàng tại siêu thị đặc sản Baseafood Vũng Tàu

theo bảng câu hỏi.
Qua khóa luận, chúng ta thấy Baseafood hướng đến sản phẩm chất lượng cao.
Sản phẩm Baseafood đa dạng phong phú về chủng loại, đã đạt được nhiều tiêu chuẩn
chất lượng (như HACCP, ISO 9001-2008, HALAL,…), tạo được uy tín trên thị trường
quốc tế và nội địa. Tuy nhiên hoạt động sản xuất của công ty chịu áp lực lớn từ thiếu
nguyên liệu và điện sản xuất, và có đến 42,5% khách hàng nhận thấy giá sản phẩm
tương đối cao.
Từ những nhận định về ưu, khuyết điểm của chiến lược sản phẩm Baseafood,
khóa luận đã đề xuất một số giải pháp. Thứ nhất, đa dạng hóa sản phẩm theo hướng
đóng gói sản phẩm trọng lượng nhỏ để giảm bớt áp lực nguyên liệu. Thứ hai, tiếp tục
cải tiến máy móc trang thiết bị và đội ngũ kiểm tra chất lượng để đảm bảo ổn định chất
lượng sản phẩm. Thứ ba, bổ sung đội ngũ thiết kế mẫu mã bao bì sản phẩm để cải tiến
mẫu mã bao bì.
Khóa luận kết thúc với hy vọng sẽ mang lại những lợi ích thực tế cho công ty
Baseafood.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình

ix


Danh mục phụ lục

x

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1

1.1 . Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Cấu trúc luận văn

2

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

4

2.1. Ngành thuỷ sản Việt Nam


4

2.1.1. Tiềm năng

4

2.1.2. Thực trạng

5

2.1.3. Thủy sản Việt Nam năm 2010

6

2.2. Ngành thủy sản Bà Rịa–Vũng Tàu

8

2.2.1. Tiềm năng

8

2.2.2. Thực trạng

9

2.2.3. Thuận lợi, khó khăn

9


2.3. Công Ty Cổ Phần Chế Biến Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Bà Rịa–Vũng Tàu
(BASEAFOOD)

10

2.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển

10

2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu

13

2.3.3. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý

14

2.3.4. Tình hình lao động

16

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu

18
18

3.1.1. Sản phẩm


18

3.1.2. Chiến lược sản phẩm

19

3.1.3. Các chiến lược hỗ trợ chiến lược sản phẩm

19

3.1.4. Môi trường hoạt động của công ty

20

v


3.1.5. Hiệu quả hoạt động

21

3.1.6. Ma trận SWOT

22

3.2. Phương pháp nghiên cứu

23

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Phân tích tình hình SXKD của công ty

24
24

4.1.1. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh

24

4.1.2. Tình hình sản xuất

26

4.2. Môi trường hoạt động của công ty

28

4.2.1. Môi trường vĩ mô

28

4.2.2. Môi trường vi mô

31

4.3. Chiến lược sản phẩm hiện tại của công ty

36

4.3.1. Sản phẩm cốt lõi


36

4.3.2. Sản phẩm cụ thể

36

4.3.3. Sản phẩm tăng thêm

42

4.4. Các chiến lược hỗ trợ chiến lược sản phẩm

43

4.4.1. Chiến lược giá

43

4.4.2. Chiến lược phân phối

44

4.4.3. Chiến lược chiêu thị

48

4.5. Giải pháp hoàn thiện chiến lược sản phẩm

49


4.5.1. Ma trận SWOT

49

4.5.2. Giải pháp hoàn thiện chiến lược sản phẩm

52

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

55

5.1. Kết luận

55

5.2. Kiến nghị

56

5.2.1. Đối với Nhà nước

56

5.2.2. Đối với công ty

56

TÀI LIỆU THAM KHẢO


57

PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AQIS

Cục Thanh Tra và Kiểm Dịch Úc (Australian Quarantine and
Inspection Service)

ATVSTP

An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm

Baseafood

Công Ty Cổ Phần Chế Biến Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Bà RịaVũng Tàu

BR–VT

Bà Rịa–Vũng Tàu

CBTS

Chế Biến Thủy Sản


ĐVT

Đơn Vị Tính

EU

Liên Minh Châu Âu (Europe Union)

FAO

Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (Food and Agricultural
Organization)

HACCP

Phân Tích Mối Nguy và Điểm Kiểm Soát Tới Hạn (Hazard
Analysis ang Critical Control Points)

HALAL

Được Người Hồi Giáo Chấp Nhận Hợp Pháp

ISO

Tổ Chức Tiêu Chuẩn Hóa Quốc Tế (International Organization
for Standardization)

IUU

Quy Định Chứng Thực Nguồn Gốc Thủy Sản (Illegal, Unreported

and Unregulated)

KNXK

Kim Ngạch Xuất Khẩu

NN&PTNT

Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

USDA

Bộ Nông Nghiệp Mỹ (United States Deparment of Agriculture)

USFDA

Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Mỹ (The United States
Food and Drug Administration-FDA)

WTO

Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (World Trade Organization)

vii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Kim Ngạch Xuất Khẩu Thủy Sản của Việt Nam Năm 2000-2009

5

Bảng 2.2. Giá Trị Xuất Khẩu Thủy Sản của Tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu

9

Bảng 2.3. Tình Hình Lao Động

16

Bảng 3.1. Ba Cấp Độ của Sản Phẩm Đề Tài Nghiên Cứu

19

Bảng 4.1. Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất, Kinh Doanh năm 2007-2009

24

Bảng 4.3. Tình Hình Thu Mua Nguyên Liệu Năm 2007-2009

27

Bảng 4.4. Thị Trường Nhập Khẩu Nguyên Liệu và Máy Móc Năm 2007-2008

28


Bảng 4.5. Phân Tích Yếu Tố Cạnh Tranh giữa Baseafood, Coimex và Havico

33

Bảng 4.6. Mục Đích Sử Dụng Sản Phẩm của Khách Hàng Nội Địa

36

Bảng 4.7. Mặt Hàng Chủ Lực Xuất Khẩu Trực Tiếp Năm 2007-2009

37

Bảng 4.8. Đánh Giá của Khách Hàng Nội Địa về Chất Lượng Sản Phẩm

40

Bảng 4.9. Đánh Giá của Khách Hàng Nội Địa về Bao Bì Sản Phẩm

41

Bảng 4.10. Yếu Tố Khách Hàng Nội Địa Chú Ý Khi Mua Sản Phẩm Thủy Sản

42

Bảng 4.11. Đánh Giá của Khách Hàng Nội Địa về Mức Giá Sản Phẩm

43

Bảng 4.12. Thị Trường Xuất Khẩu Chủ Yếu Năm 2007-2009


45

Bảng 4.13. Hệ Thống Phân Phối Sản Phẩm Nội Địa

46

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Logo của Công Ty

10

Hình 2.2. Sơ Đồ Bộ Máy Công Ty

15

Hình 3.1. Ma Trận SWOT

22

Hình 4.1. Phân Tích Ma Trận SWOT

51

ix



DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục1: Bảng Câu Hỏi Điều Tra Khách Hàng

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam gia nhập WTO, nền kinh tế phát triển nhanh chóng, đời sống người
dân nâng cao, nhu cầu biến đổi về mọi mặt sản phẩm tiêu dùng. Đặc biệt yêu cầu về
chất lượng thực phẩm của con người được nâng cao thấy rõ. Đại đa số người tiêu dùng
trong xã hội hiện nay không chỉ có nhu cầu ăn uống đơn thuần, mà món ăn phải ngon,
sản phẩm tốt cho sức khỏe. Để thỏa mãn xu thế phát triển nhu cầu thực phẩm thì ngành
chế biến thực phẩm cũng phát triển theo.
Lãnh thổ Việt Nam trải dài trên 13 vĩ độ, có đường bờ biển hơn 3200 km kéo
dài từ Bắc vào Nam, có hệ thống sông ngòi, đầm phá dày đặc. Với vị trí địa lý và điều
kiện tự nhiên thuận lợi, có nhiều thế mạnh nổi trội để phát triển ngành công nghiệp
thủy sản. Trong vòng 24 năm qua (giai đoạn 1986-2009), với kim ngạch xuất khẩu 34
tỉ USD, ngành thủy sản hiện đứng thứ 3 trong số các ngành hàng xuất khẩu (chỉ sau
dầu thô và dệt may), đồng thời đưa Việt Nam trở thành một trong sáu nước xuất khẩu
thủy sản hàng đầu thế giới.
Điều kiện phát triển thuận lợi, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành
thủy sản Việt Nam lớn, môi trường phát triển năng động, cạnh tranh rất quyết liệt.
Việc tồn tại, phát triển hay sụp đổ đều rất có thể xảy ra đối với bất cứ doanh nghiệp
nào. Muốn thoát khỏi nguy cơ bị sụp đổ, muốn tồn tại và phát triển bền vững thì cần
thiết doanh nghiệp phải có một chiến lược chiến lược sản phẩm đúng đắn.
Trên cơ sở đó, cùng sự đồng ý của Khoa Kinh Tế trường ĐH Nông Lâm
TP.HCM, Công Ty Cổ Phần Chế Biến Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Bà Rịa–Vũng Tàu

(BASEAFOOD) và thầy Trần Hoài Nam hướng dẫn, đề tài “Hoàn Thiện Chiến Lược
Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Chế Biến Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Bà Rịa–
Vũng Tàu (BASEAFOOD)” đã được thực hiện.


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu chiến lược sản phẩm hiện tại của Baseafood để có giải pháp
hoàn thiện chiến lược sản phẩm cho công ty. Cụ thể, đề tài phải hoàn thành các mục
tiêu sau:
- Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của Baseafood;
- Phân tích chiến lược sản phẩm hiện tại;
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn;
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chiến lược sản phẩm cho công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện thông qua chuyến thực tập tại phòng
Kế hoạch-Kinh doanh của Văn phòng Công Ty Cổ Phần Chế Biến Xuất Nhập Khẩu
Thủy Sản Bà Rịa–Vũng Tàu (Baseafood), tọa lạc tại 460 Trương Công Định, Phường
8, TP Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Phạm vi thời gian: Từ tháng 04/2010 đến tháng 06/2010.
1.4. Cấu trúc luận văn
Đề tài “Hoàn Thiện Chiến Lược Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Chế Biến
Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Bà Rịa–Vũng Tàu (BASEAFOOD)” bao gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Nêu lên lý do chọn đề tài và các mục tiêu cần nghiên cứu và đạt được, phạm vi
nghiên cứu và thông qua cấu trúc của đề tài.
Chương 2: Tổng quan
Khái quát ngành thuỷ sản Việt Nam, ngành thủy sản tỉnh BR-VT, giới thiệu về
Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thuỷ Sản Bà Rịa-Vũng Tàu (Baseafood).
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày các khái niệm các vấn đề có sử dụng trong đề tài, bao gồm là môi

trường hoạt động của công ty, chiến lược sản phẩm, ma trận SWOT và các phương
pháp thu thập, xử lý số liệu để giải quyết các mục tiêu đã đặt ra.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Baseafood, môi trường
hoạt động của công ty, chiến lược sản phẩm hiện tại. Phân tích ma trận SWOT để từ

2


đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chiến lược sản phẩm cho công ty, giúp công ty
phát triển bền vững hơn trong tương lai.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tóm tắt kết quả đề tài nghiên cứu đạt được trong chương 4 và một số đề xuất
đối với công ty và Nhà nước.
.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Ngành thuỷ sản Việt Nam
2.1.1. Tiềm năng
Với đường bờ biển dài hơn 3.200 km; Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế trên
biển rộng hơn 1 triệu km2. Việt Nam cũng có vùng mặt nước nội địa lớn rộng hơn 1,4
triệu ha nhờ hệ thống sông ngòi, đầm phá dày đặc. Nguồn lợi thủy sản dồi dào, trữ
lượng hải sản khai thác ước tính khoảng 4,2 triệu tấn và nguồn tái tạo khoảng 1,7 triệu
tấn hàng năm. Ngoài ra, việc mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản và cải thiện khả
năng khai thác đánh cá xa bờ giúp sản lượng thủy hải sản Việt Nam không ngừng tăng

trong những năm qua. Mức tăng trưởng trung bình từ năm 2006-2008 là khoảng 11%.
Riêng năm 2009, sản lượng thủy sản đã đạt 4,8 triệu tấn, cao hơn năm 2008.
Nền kinh tế toàn thế giới phát triển, xã hội phát triển, con người ngày càng đòi
hỏi cao hơn đối với thực phẩm. Theo ước tính của FAO, nhu cầu thủy hải sản trên thế
giới ở mức cao. Đối với các nước công nghiệp phát triển, thị trường xuất khẩu chính
của Việt Nam, mức tiêu thụ thủy hải sản là trên 30kg/người/năm. Trong khi đó, nhu
cầu nội địa cũng đang tăng cao do đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Theo
ước tính hiện nay là trên 20kg/người/năm. Như vậy, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm
thủy hải sản là rất tiềm năng. Đặc biệt bước sang năm 2010, khi cuộc khủng hoảng
kinh tế đã đi qua, thị trường dần dần ổn định và mở rộng, nhu cầu tiêu thụ hàng thủy
hải sản trên thế giới và nội địa sẽ tăng lên.
Việt Nam cần phát huy những tiềm năng vốn có để thúc đẩy ngành thủy sản
phát triển nhanh, bền vững, nâng cao uy tín, sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ từ bạn bè trên thế giới để hợp tác cùng phát triển..


2.1.2. Thực trạng
a. Kim ngạch xuất khẩu
Năm 2000, với kim ngạch xuất khẩu 1,5 tỉ USD, ngành thủy sản đã vươn lên
đứng thứ 3 trong số các ngành hàng xuất khẩu (chỉ sau dầu khí và dệt may). Thủy sản
đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Năm 2009, sản
lượng thủy sản đạt trên 4,8 triệu tấn (gấp hơn 6 lần năm 1986), nuôi trồng tăng mạnh,
đạt trên 2,5 triệu tấn (gấp hơn 20 lần năm 1986, tăng bình quân 14%/năm trong 24
năm qua). Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 4,2 tỷ USD (gấp 40 lần so năm 1986, tăng
bình quân 17%/năm, 24 năm qua, Việt Nam đã xuất khẩu được 35 tỷ USD), trở thành
ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam, đưa Việt Nam vào top 6 nước
xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới.
Bảng 2.1. Kim Ngạch Xuất Khẩu Thủy Sản của Việt Nam Năm 2000-2009
2009


Năm

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Giá trị (tỉ USD)

1,48

1,82

2,02

2,20


2,41

2,73

3,36

3,79

4,56

4,2

Chênh lệch (%)

-

22,9

11,3

8,8

9,5

13,5

23,0

12,8


20,3

-7,2

(ước đạt)

Nguồn: www.gso.gov.vn
Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy KNXK thủy sản của Việt Nam tăng dần qua các năm
trong giai đoạn 2000–2008, đạt đỉnh cao vào năm 2008 với giá trị 4,56 tỉ USD, tuy
nhiên lại bị sụt giảm xuống còn 4,2 tỉ USD vào năm 2009. Từ năm 2000, thủy sản đã
trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, được sự quan tâm
của các ban ngành và Chính phủ, được đầu tư xứng đáng, phát huy tiềm năng thủy sản
vốn có trong nước nên KNXK không ngừng gia tăng. Năm 2009, tình hình xuất khẩu
thủy sản có phần suy giảm so với năm 2008 (giảm 7,2%). Thứ nhất, Việt Nam và thế
giới đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng tài chính cuối năm 2008 nên tình hình
xuất khẩu khó khăn. Thứ hai, năm 2009 ngành thủy sản cả nước gặp khó khăn về
nguyên liệu, do khai thác quá mức và bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nguyên liệu
thủy sản đánh bắt và nuôi trồng trong nước không còn dồi dào như trước, không đáp
ứng đủ nhu cầu sản xuất của các nhà máy.

5


b. Mặt hàng, thị trường xuất khẩu
Trong những năm gần đây, các sản phẩm mặt hàng thủy sản của Việt Nam ngày
càng được đa dạng hóa về chủng loại và phương cách chế biến. Các sản phẩm như
tôm, cá tra, cá ngừ, hàng khô, mực, bạch tuộc đã tạo được chỗ đứng trên thị trường các
nước và chiếm tỉ trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Tôm đứng đầu về
kim ngạch xuất khẩu. Do tình hình khan hiếm nguyên liệu và hiệu quả kinh tế, ngày
càng có nhiều doanh nghiệp hướng đến sản xuất hàng có giá trị gia tăng cao.

Thủy sản Việt Nam ngày càng mở rộng thị trường xuất khẩu và chinh phục
được nhiều thị trường khó tính. Hiện, sản phẩm thủy sản Việt Nam đã xuất qua 170
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, làm KNXK tăng dần qua các năm. Nếu năm
2000, KNXK thủy sản chỉ đạt 1,5 tỉ USD thì đến năm 2009 ước tính đạt 4,2 tỉ USD và
năm 2010 có thể đạt 4,5 tỉ USD.
c. Thị trường trong nước
Trước năm 2003, đối với ngành thủy sản, thị trường nội địa chủ yếu là nơi tiêu
thụ những sản phẩm không đạt chuẩn xuất khẩu. Đa số các doanh nghiệp đều nhắm
đến mục đích xuất khẩu, với ý định vươn ra biển lớn, tìm kiếm lợi nhuận từ thị trường
nước ngoài, ít chú ý đến việc phát triển thị trường nội địa. Đến năm 2003, sau khi Mỹ
phát đơn kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá cá tra, basa. Năm 2005, Mỹ tiếp
tục kiện Việt Nam bán phá giá tôm, việc xuất khẩu vào Mỹ (khi đó là thị trường nhập
khẩu chủ yếu sản phẩm thủy sản Việt Nam) trở nên khó khăn. Các doanh nghiệp chú ý
đến việc mở rộng thị trường để đảm bảo tồn tại và phát triển bền vững, và khai thác thị
trường nội địa vốn đã bị lãng quên từ lâu.
Việt Nam với dân số trên 86 triệu dân (năm 2008), là thị trường tiềm năng cho
các doanh nghiệp thủy sản. Kinh tế-xã hội phát triển, nhu cầu thực phẩm chất lượng
của con người ngày càng tăng, là cơ hội để các doanh nghiệp dần hoàn thiện mình, đáp
ứng tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng trong nước, từng bước đạt các tiêu chuẩn chất
lượng, nâng cao uy tín cho sản phẩm và doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.
2.1.3. Thủy sản Việt Nam năm 2010
a. Thuận lợi
Ngành thủy sản Việt Nam ngày càng được Nhà nước quan tâm và chú trọng
phát triển. Cụ thể, tháng 4 năm 2010, festival thủy sản lần thứ nhất đã được tổ chức tại
6


Cần Thơ, với chủ đề “Thủy sản Việt Nam: Tiềm năng-phát triển và hội nhập”, và đây
sẽ là hoạt động thường niên quan trọng của ngành thủy sản Việt Nam. Là ngày hội
giao lưu của nông dân, ngư dân, doanh nghiệp kinh doanh chế biến xuất nhập khẩu

thủy hải sản, các nhà nghiên cứu… Là dịp tổng hợp những thuận lợi và khó khăn của
ngành thủy sản trong năm qua để đề xuất với Đảng và Nhà nước có chính sách điều
chỉnh, hỗ trợ kịp thời để ngành thủy sản Việt Nam phát triển bền vững, góp phần thúc
đẩy nền kinh tế VN tăng trưởng. Chứng tỏ ngành thủy sản Việt Nam ngày càng được
quan tâm và đầu tư đúng mức, hứa hẹn tương lai tươi sáng, phát triển vững vàng.
b. Khó khăn
Năm 2010, khó khăn cho xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam chủ yếu vẫn là xu
hướng bảo hộ thương mại, các hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên
ban hành các tiêu chuẩn mới khắt khe hơn về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh
thực phẩm. Cụ thể, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đang trong quá trình triển khai dự
luật nông nghiệp 2008 (Farmbill), trong đó có điều khoản nhằm hạn chế việc nhập
khẩu cá tra của Việt Nam, dựa trên việc mở rộng định nghĩa catfish và đưa cá tra của
Việt Nam vào danh sách này để chuyển đối tượng này từ USFDA sang USDA quản lý.
Đặc biệt, từ 1/1/2010, EU chính thức áp dụng quy định IUU về vấn đề truy xuất nguồn
gốc thủy sản đánh bắt. Theo đó, EU yêu cầu “chứng nhận thủy sản khai thác” đối với
tất cả các nhà xuất khẩu thủy sản nhằm ngăn chặn, phòng ngừa và loại bỏ các hoạt
động khai thác thủy sản bất hợp pháp và không theo quy định. Đối với thị trường Úc,
mới đây Cục Thanh tra và kiểm dịch Úc (AQIS) cũng vừa ra quyết định tiến hành
kiểm tra nghiêm ngặt dư lượng malachite green trong thủy sản nuôi nhập khẩu. Theo
đó, tất cả thủy sản nuôi sẽ được lấy mẫu, kiểm tra malachite green và leucomalachite
green với tỉ lệ kiểm tra là 5%.
Ngoài khó khăn mang tính khách quan từ thị trường xuất khẩu, nội tại ngành
thủy sản Việt Nam cũng gặp vô số khó khăn. Năm 2010 lại tiếp tục khó khăn về nguồn
nguyên liệu. Các doanh nghiệp chọn giải pháp nhập khẩu nguyên liệu sẽ đẩy giá thành
sản phẩm lên cao; doanh nghiệp nào chọn hướng giảm chất lượng nguyên liệu thu mua
để đảm bảo lượng nguyên liệu cho sản xuất sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm, hàng
xuất khẩu đi các nước có nguy cơ bị trả lại.

7



c. Hướng khắc phục
Để đáp ứng các quy định quốc tế, cần có các chính sách đồng bộ từ khai thác,
nuôi trồng đến sản xuất chế biến sản phẩm. Cải thiện mối quan hệ phức tạp giữa ngư
dân và doanh nghiệp, giải quyết dứt điểm tình trạng sản xuất manh mún, công nghệ
chế biến thô sơ. Nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc đảm bảo đầu ra
cho ngư dân, trách nhiệm của ngư dân đối với chất lượng thủy hải sản cung cấp.
Năm 2010, tập trung vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của thủy sản xuất
khẩu, trong đó trọng tâm là thực hiện chương trình ATVSTP phục vụ tiêu dùng trong
nước và xuất khẩu. Để thực hiện được, Bộ NN & PTNT cần tập trung rà soát, hoàn
thiện các văn bản pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ATVSTP thủy sản; tăng
cường công tác phổ biến, hướng dẫn kiểm tra chứng nhận thực hành sản xuất tốt cho
các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thủy sản. Đồng thời, Bộ phải tăng cường
kiểm tra điều kiện vệ sinh các cơ sở nuôi, sản xuất thức ăn thủy sản và kiểm soát chất
tồn dư, vi sinh gây hại đối với sản phẩm,…
Về phía doanh nghiệp, trước những thách thức đang đặt ra, các doanh nghiệp,
cần có sự chuẩn bị chu đáo, chú ý đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi hiện đại; xây
dựng thương hiệu; tăng cường sử dụng internet trong công tác tiếp thị; tập trung sản
xuất những mặt hàng có chất lượng cao,… nhằm đáp ứng quy định ngày càng cao của
khách hàng.
2.2. Ngành thủy sản Bà Rịa–Vũng Tàu
2.2.1. Tiềm năng
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có chiều dài bờ biển khoảng 160 km, thời tiết ít biến
động, thuận lợi cho việc nuôi trồng, khai thác thủy hải sản nên trữ lượng thủy hải sản
khá dồi dào, phong phú. Là một trong những ngư trường trọng điểm của cả nước,
nhiều năm qua, nghề cá đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Toàn tỉnh hiện có khoảng 200 doanh nghiệp hoạt động trong ngành chế biến
thủy hải sản, ở nhiều quy mô lớn, nhỏ. Các doanh nghiệp là nơi tiêu thụ lượng thủy hải
sản đánh bắt và nuôi trồng trong tỉnh, là đầu ra đối với ngư dân và các đại lý thu mua
thủy hải sản. Các doanh nghiệp sẽ chế biến để đưa sản phẩm thủy sản đến tay người

tiêu dùng, thực hiện tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

8


Năm 2009, dân số của tỉnh là gần một triệu dân, đây vừa là thị trường tiêu thụ
rộng lớn, vừa cung cấp lực lượng lao động dồi dào cho các doanh nghiệp CBTS trong
tỉnh. Ngoài ra, với tiềm năng du lịch dồi dào, nhiều bãi tắm đẹp và địa điểm du lịch lý
tưởng nên hàng năm tỉnh BR-VT còn đón hàng triệu lượt khách du lịch đến vui chơi,
tham quan và nghỉ dưỡng, đây cũng là nhóm khách hàng mà rất nhiều các doanh
nghiệp hướng đến.
2.2.2. Thực trạng
Hiện nay, hàng thủy sản Bà Rịa-Vũng Tàu đã có mặt rộng rãi trên thị trường
quốc tế, tại 40 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt ngày càng chinh phục được
nhiều thị trường khó tính như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Úc,...
Bảng 2.2. Giá Trị Xuất Khẩu Thủy Sản của Tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu
Chỉ tiêu

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Sản lượng XK (tấn)

86.000

90.825


82.500

Trị giá (triệu USD)

210

260

234

Nguồn: Sở Thủy Sản BR-VT
Theo bảng 2.2, ta nhận thấy tình hình xuất khẩu thủy sản của tỉnh cũng trong
tình trạng tương tự tình hình chung của cả nước. Giá trị xuất khẩu ổn định trong giai
đoạn năm 2007–2008, đạt cao nhất trong năm 2008 với sản lượng 90.825 ngàn tấn,
tương ứng giá trị 260 triệu USD. Tuy nhiên năm 2009, sản lượng thủy sản xuất khẩu
trên địa bàn BR-VT chỉ đạt 82.500 tấn, giá trị xuất khẩu giảm xuống còn 234 triệu
USD, giảm 10% so với năm 2008. Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy
thoái kinh tế toàn cầu, thị trường xuất khẩu thủy sản bị bó hẹp, giá xuất khẩu giảm
mạnh, những tháng đầu năm, nhiều công ty bị cắt giảm đơn hàng, giá nhiều sản phẩm
sụt giảm đáng kể.
2.2.3. Thuận lợi, khó khăn
a. Thuận lợi
Tỉnh BR-VT có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên và tiềm năng để ngành
CBTS phát triển hơn nữa, đặc biệt ngành được sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền,
các ban ngành trong tỉnh.
Ngành chế biến thủy sản trong tỉnh đã đã tồn tại một thời gian dài. Thủy sản
vùng biển BR-VT cũng tạo được tiếng vang trên thị trường nội địa và quốc tế. Nhu cầu
9



thưởng thức đặc sản biển của khách du lịch khi đến với vùng biển Vũng Tàu thường
rất cao. Đại đa số các doanh nghiệp trong tỉnh được thành lập từ nhăng năm 1990, có
tình hình sản xuất và kinh doanh tương đối ổn định, có khả năng ứng phó tốt khi biến
động thị trường xảy ra.
b. Khó khăn
Vấn đề ô nhiễm môi trường, nguyên liệu và điện sản xuất đang là trở ngại lớn
cho sự phát triển của ngành. Tuy tỉnh có lợi thế về nguồn lợi thủy sản, tuy nhiên việc
khai thác không bền vững, ô nhiễm môi trường, tình trạng tràn dầu trên biển, hiện
tượng nóng dần lên của trái đất, ngày càng nhiều thiên tai xảy ra lại là nguyên nhân
làm suy giảm nghiêm trọng nguồn nguyên liệu thủy sản trong tỉnh và của cả nước.
Sự nóng lên của trái đất cũng làm suy giảm nguồn nước phục vụ cho thủy điện.
Hiện tại, trong địa bàn tỉnh đang xảy ra tình trạng thiếu điện sản xuất, thường xuyên có
hiện tượng một ngày có điện, một ngày cúp điện. Các xí nghiệp không những gặp khó
khăn trong việc bảo quản nguyên liệu và sản phẩm sau chế biến, mà còn khó khăn
trong việc đảm bảo kịp tiến độ sản xuất sản phẩm đáp ứng đơn đặt hàng của khách
hàng. Việc sử dụng máy phát điện thay điện thông thường trong sản xuất không đáp
ứng nhu cầu sản xuất, chi phí sản xuất tăng lên rất nhiều, ảnh hưởng trực tiếp đến giá
thành sản phẩm.
2.3. Công Ty Cổ Phần Chế Biến Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Bà Rịa–Vũng Tàu
(BASEAFOOD)
Hình 2.1. Logo của Công Ty

Nguồn: www.baseafood.vn
2.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty cổ phần chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Bà Rịa–Vũng Tàu tiền thân
là Liên Hiệp Thủy Sản trực thuộc Bộ Thủy Sản quản lý.

10



Công ty chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Bà Rịa–Vũng Tàu là doanh nghiệp
Nhà nước được thành lập theo quyết định số 02/QĐ-UBT ngày 28/10/1992 của UBND
tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu trên cơ sở nghị định số 388/HĐ-BT ngày 21/11/1991 của Hội
đồng bộ trưởng.
Tháng 09/2004, công ty thực hiện cổ phần hóa thành Công ty cổ phần chế biến
xuất nhập khẩu thủy sản Bà Rịa–Vũng Tàu với số vốn điều lệ 16 tỉ đồng, là công ty cổ
phần Nhà nước, do Nhà nước giữ cổ phần chi phối.
Đến năm 2009, công ty thực hiện cổ phần hóa hoàn toàn. Với số vốn điều lên
đến 40 tỉ đồng, vốn Nhà nước chiếm 25,74%, còn lại là vốn của các cổ đông tư nhân
khác.
Hiện nay công ty có 8 cơ sở, gồm 5 xí nghiệp sản xuất, xí nghiệp kinh doanhdịch vụ, chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và văn phòng công ty.
(1) Văn phòng công ty
Địa chỉ: 460 Trương Công Định, phường 8, TP Vũng Tàu, tỉnh BR-VT.
Điện Thoại: 0643.582646 - 837313 – 585088; Fax: 0643.837312.
Nhiệm vụ của văn phòng công ty là trực tiếp điều hành các hoạt động sản xuất
kinh doanh của tất cả các xí nghiệp, xuất nhập khẩu và tiêu thụ các sản phẩm do các
đơn vị trực thuộc sản xuất ra.
(2) Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Khu biệt thự L5, đường Nguyễn Văn Linh, khu dân cư 13C, xã Phong
Phú, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 086.2737071–2-4–5; Fax: 086.2686334.
Email: ; Website: www.baseafood.vn
Đây là văn phòng đại diện của công ty, hoạt động độc lập và chuyên xuất khẩu
các mặt hàng khô, đông lạnh các loại.
(3) Xí nghiệp kinh doanh dịch vụ
Địa Chỉ: 460 Trương Công Định, Phường 8, thành phố Vũng Tàu, tỉnh BR-VT.
Điện thoại: 0643.585088; Fax: 0643.585088.
Email: ; Website: www.baseafood.vn
Xí nghiệp chuyên kinh doanh các mặt hàng nội địa như khô ăn liền, hàng đông
lạnh các loại.

11


Hệ thống phân phối hàng nội địa của công ty tương đối rộng, phân bố chủ yếu
trong địa bàn tỉnh, ngoài ra con có ở các tỉnh miền Nam (Đồng Nai, Bình Dương) và
Tây nguyên (Đắc Nông, Đắc Lắc), như: siêu thị hải sản Vũng Tàu, siêu thị đặc sản Bà
Rịa, cửa hàng Hải sản tại trạm dừng chân Long Thành, đội xe bán hàng lưu động,….
(4) Xí nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản I
Xí nghiệp có kho lạnh 1.000MT.
Sản phẩm của xí nghiệp đạt tiêu chuẩn HACCP, Code Châu Âu: DL 34, Code
Hàn Quốc DL34, tiêu chuẩn thực phẩm Hồi Giáo HALAL, Hệ Thống Quản Lý Chất
Lượng ISO 9001: 2008.
Địa chỉ: Quốc Lộ 51, Phường Phước Trung, thị xã Bà Rịa, tỉnh BR-VT.
Điện Thoại: 0643.716219 - 826217; Fax: 0643.825545.
Email: Website: />Xí nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng đông lạnh, trong đó mặt
hàng chủ lực là: mực ống, mực nang, bạch tuộc (đông lạnh, hấp, luộc), cá ngừ.
Công suất trung bình mỗi năm: 2.500 MT.
(5) Xí nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản II
Sản phẩm của xí nghiệp đạt các tiêu chuẩn HACCP, Code Châu Âu: DL 20,
Code Hàn Quốc DL 20, Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng ISO 9001: 2008.
Địa Chỉ: 460 Trương Công Định, Phường 8, thành phố Vũng Tàu, tỉnh BR-VT.
Điện Thoại: 0643.858632 / 859976; Fax: 0643.858080.
Email: ; Website: www.baseafood.vn
Xí nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng đông lạnh, trong đó các
mặt hàng chủ lực là: hàng đông (cá lưỡi trâu dán bột, mực nang), hàng khô: cá chỉ
vàng, cá đục, cá đổng, cá mối,...
Công suất trung bình mỗi năm 2.000 MT.
(6) Xí nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản III
Sản phẩm của xí nghiệp đạt tiêu chuẩn: DL484
Địa chỉ: Thị trấn Phước Hải, Huyện Đất Đỏ, tỉnh BR-VT.

Điện Thoại: 0643.886024/886126; Fax: 0643.677877
Email: ; Website: www.baseafood.vn

12


Xí nghiệp chuyên sản xuất hàng đông lạnh các loại, surimi, cá khô các loại.
Công suất trung bình mỗi năm: 3.000 MT.
(7) Xí nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản IV
Xí nghiệp có một phân xưởng đóng gói bao bì cho các sản phẩm của công ty,
đã đạt các tiêu chuẩn HACCP, EU Code HK173.
Địa chỉ: Quốc Lộ 51, Phường Phước Trung, thị xã Bà Rịa, tỉnh BR-VT.
Điện thoại: 0643.716552 / 716398; Fax: 0643.716398
Email: ; Website: www.baseafood.vn
Xí nghiệp chuyên sản xuất hàng khô các loại. Công suất trung bình mỗi năm đạt
khoảng 1000 MT.
(8) Xí nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản V
Các sản phẩm của xí nghiệp đạt tiêu chuẩn HACCP.
Địa chỉ: thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh BR-VT.
Điện Thoại: 0643.661647; Fax: 0643.843664
Email: ; Website: www.baseafood.vn
Xí nghiệp chuyên sản xuất hàng khô các loại, với công suất trung bình mỗi năm
vào khoảng 1000 MT.
2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu
a. Chức năng
Lĩnh vực hoạt động của Baseafood rất rộng. Nuôi trồng, thu mua, chế biến, kinh
doanh nông, lâm, thủy sản, kinh doanh cây, con giống các loại, kinh doanh xe chuyên
dùng các loại; kinh doanh hóa chất (không phải hóa chất độc hại, không kinh doanh
hóa chất Nhà nước không cho phép); kinh doanh vật liệu xây dựng; kinh doanh gỗ các
loại; kinh doanh bao bì các loại; kinh doanh dịch vụ ăn uống đầy đủ; dịch vụ đại lý tàu

biển; dịch vụ đại lý vận chuyển đường biển; dịch vụ môi giới hàng hải.
Chủ yếu là sản xuất, chế biến, kinh doanh các loại sản phẩm thủy hải sản chất
lượng. Giới thiệu, quảng bá sản phẩm thủy sản an toàn thực phẩm ra thị trường tiêu
thụ. Tìm kiếm khách hàng trong và ngoài nước.
b. Nhiệm vụ
Thực hiện đúng những quy định của Nhà nước về đầu tư kinh doanh, chấp hành
chế độ quản lý của Nhà nước, tự tạo nguồn vốn hoạt động, mở rộng và phát triển quy
13


mô sản xuất, thực hiện đầy đủ các chính sách lao động, hoàn thành nghĩa vụ đối với
Nhà nước.
c. Mục tiêu
* Mục tiêu ngắn hạn
Mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như tiêu thụ các sản phẩm nội địa, chú trọng
những sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao, không ngừng cải tiến công nghệ phục vụ cho
sản xuất và kinh doanh.
Đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ năng động và sáng tạo trong nắm bắt khoa học và kỹ
thuật, chú trọng nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên và người lao động, giáo
dục tốt cho mọi người nâng cao ý thức trách nhiệm trong công việc, phát huy nhiều
sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong lao động sản xuất và công tác, thực hiện tốt pháp lệnh
thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, xây dựng nội bộ đoàn kết, lãnh đạo các
đoàn thể hoạt động có hiệu quả.
* Mục tiêu dài hạn

Không ngừng cải tiến và đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp. Hợp tác tốt
với các hiệp hội để chống bán phá giá, chống sự cạnh tranh gay gắt với các doanh
nghiệp trong nước và trên thế giới.
Tích cực mở rộng thị trường xuất khẩu, chú trọng những thị trường có tính
chiến lược cao như thị trường (Mỹ, Nhật Bản, các nước EU, Nga, Hàn Quốc).

Tìm hiểu và nắm bắt các quy định về pháp luật kinh tế trong khu vực và trên thị
trường thế giới để liên kết, kiên doanh kinh tế đúng pháp luật kinh tế.
Đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng và quảng bá thương hiệu. Xây dựng tiêu
chí “Chuyên nghiệp–Năng động–Phát triển”.
2.3.3. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý của công ty Baseafood được tổ chức như Hình 2.2:
- Giám đốc công ty: Giám đốc công ty Baseafood kiêm chức chủ tịch Hội đồng
quản trị, là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm về mặt pháp lý, về tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh của toàn công ty. Là người trực tiếp xây dựng chiến lược
hoạt động của công ty, tổ chức, quản lý và và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty Baseafood.

14


- Phó giám đốc: Chức danh này bao gồm những lao động đảm nhiệm các chức
năng tham mưu, cố vấn, trợ giúp giám đốc và trực tiếp điều hành các mảng tổ chức sản
xuất kinh doanh theo sự phân công của giám đốc. Các lao động đảm nhiệm chức danh
công việc này được sự bổ nhiệm của gám đốc công ty và chịu trách nhiệm trước giám
đốc về các mảng chuyên môn nghiệp vụ, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đã
được phân công.
Hình 2.2. Sơ Đồ Bộ Máy Công Ty
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

CHỦ TỊCH HĐQT
(GIÁM ĐỐC CÔNG TY)

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC


PHÓ GIÁM ĐỐC













Chi

Văn

nghiệp

nghiệp

nghiệp

nghiệp

nghiệp

nghiệp


nhánh

phòng

I

II

III

IV

V

KD-DV

TP.HCM

công ty

Phòng

Phòng

Phòng

Tổ

Phòng


Phòng

Phòng

Phòng

Kế

Kế

Tổ chức

Kỹ

Nghiệp

Kế toán

Kế hoạch-

Nhân sự-

hoạch

toán

hành chính

thuật


vụ

-Tài vụ

Kinh doanh

Tiền lương

Nguồn: Phòng Nhân Sự - Tiền Lương
15


×