Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN NAM HOA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (824 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH
DOANH TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN NAM HOA

VÕ LÊ CẨM HOÀNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Một Số Ý Kiến về
Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh tại Doanh Nghiệp Tư Nhân Nam Hoa” do Võ Lê
Cẩm Hoàng, sinh viên khóa 32, ngành Quản Trị Kinh Doanh, đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày______________.

Ths. Nguyễn Duyên Linh
Người hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày


tháng

năm

tháng

năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên xin chân thành cảm ơn cha mẹ, chị em và người thân đã động viên
và lo lắng để con có được ngày hôm nay. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn tận sâu trong
đáy lòng đến chị gái tôi người đã theo sát tôi, bảo vệ tôi, nâng đỡ tôi, vạch cho tôi con
đường của ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TPHCM đã
truyền đạt kiến thức quý báu và dạy dỗ tôi trong suốt 4 năm đại học.
Xin chân thành biết ơn thầy Nguyễn Duyên Linh đã tận tâm chỉ bảo, giúp đỡ tôi
vượt qua những khó khăn trong quá trình thực hiện khóa luận. Tạo cho tôi cách nhìn
rộng và mới hơn về phương pháp thực hiện một đề tài nghiên cứu mà tôi có thể mang
theo bước tiếp trên con đường sự nghiệp của mình.
Xin chân thành cảm ơn anh, chị trong Doanh Nghiệp đặc biệt là anh, chị trong
phòng kinh doanh đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người bạn của tôi và người mà đã luôn bên
cạnh quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt quãng đường sinh viên của mình.
Và sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến các tác giả các tác phẩm, các tư liệu đã
được sử dụng trong khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn!

TP.Hồ Chí Minh, ngày........tháng........năm.........
Sinh viên

Võ Lê Cẩm Hoàng


NỘI DUNG TÓM TẮT
VÕ LÊ CẨM HOÀNG. Tháng 07 năm 2010. “Một Số Ý Kiến về Hoạch Định
Chiến Lược Kinh Doanh tại Doanh Nghiệp Tư Nhân Nam Hoa”
VO LE CAM HOANG. July 2010. “Some Ideas on The Business Strategic
Planning in Nam Hoa Private Enterprise”
Nền kinh tế thị trường Việt Nam ngày càng trở nên sôi động và có nhiều thách
thức hơn nữa khi Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới
(WTO). Sự hội nhập sẽ mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội kinh doanh mới cũng
như tạo ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Để hoạt động trong một
môi trường cạnh tranh khốc liệt này đòi hỏi các công ty, các doanh nghiệp phải có
chiến lược kinh doanh thích hợp để tồn tại và phát triển lâu dài.
Đề tài “Một Số Ý Kiến về Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh tại Doanh
Nghiệp Tư Nhân Nam Hoa” tập trung phân tích môi trường hoạt động của doanh
nghiệp, từ đó xác định những cơ hội cũng như thách thức do môi trường mang lại, để
làm cơ sở cho việc hoạch định các chiến lược kinh doanh. Nhằm tận dụng những cơ
hội và hạn chế những rủi ro để doanh nghiệp phát triển lâu dài và bền vững trong nền
kinh tế hiện nay.
Thông qua sự tác động của môi trường bên ngoài, bên trong từ đó tìm ra các cơ

hội, đe dọa của môi trường bên ngoài cũng như điểm mạnh, điểm yếu của môi trường
bên trong. Thông qua các yếu tố này, dựa vào phân tích ma trận SWOT, SPACE…. để
định hướng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp cũng như đề xuất chiến lược phù
hợp nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh, khả năng tận dụng những cơ hội của doanh
nghiệp trên thị trường đồng thời có thể giảm thiểu các rủi ro xảy ra.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................. ix
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................. xi
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề..............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................2
1.4. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ........................................................................................... 4
2.1. Tổng quan về thị trường gỗ ...................................................................................4
2.2. Tổng quan về doanh nghiệp ..................................................................................5
2.2.1. Giới thiệu sơ lược về doanh nghiệp ................................................................5
2.2.2. Tình hình vốn và tài sản của doanh nghiệp ....................................................5
2.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng của doanh nghiệp ...................................................7
2.3.1. Cơ cấu tổ chức ................................................................................................7
2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận ...........................................................7
2.3.3. Cơ cấu nhân sự ................................................................................................9
2.3.4. Quy trình công nghệ sản xuất .......................................................................10
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 12
3.1. Cơ sở lí luận ........................................................................................................12
3.1.1. Khái niệm về quản trị chiến lược ..................................................................12

3.1.2. Vai trò của quản trị chiến lược .....................................................................12
3.1.3. Mục tiêu của tổ chức .....................................................................................13
3.1.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạch định chiến lược .......................14
3.2. Xây dựng các công cụ hoạch định chiến lược.....................................................21
3.3. Các phương pháp nghiên cứu ..............................................................................21
v


3.3.1. Phương pháp nghiên cứu tại bàn (Desk Reseach) ........................................21
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu hiện trường (Field Study) ....................................22
3.3.3. Phương pháp thực hiện .................................................................................22
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 23
4.1. Đánh giá thực trạng sản xuất của doanh nghiệp qua các năm ............................23
4.1.1. Sản phẩm .......................................................................................................23
4.1.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ...........................................24
4.2. Môi trường bên trong ..........................................................................................26
4.2.1. Về tài chính ...................................................................................................26
4.2.2. Nguồn nhân lực .............................................................................................32
4.2.3. Khả năng quản lí của doanh nghiệp ..............................................................34
4.2.4 Hệ thống marketing .......................................................................................35
4.2.5. Hệ thống thông tin ........................................................................................38
4.3. Môi trường bên ngoài ..........................................................................................38
4.3.1. Môi trường kinh tế ........................................................................................38
4.3.2. Môi trường chính trị pháp luật ......................................................................41
4.3.3. Môi trường toàn cầu ......................................................................................42
4.3.4. Môi trường công nghệ..................................................................................42
4.3.5. Môi trường nhân khẩu học ............................................................................43
4.3.6. Môi trường văn hóa – xã hội.........................................................................43
4.4. Môi trường tác nghiệp .........................................................................................44
4.4.1. Đối thủ hiện tại..............................................................................................44

4.4.2. Đối thủ tiềm năng..........................................................................................45
4.4.3. Các sản phẩm thay thế ..................................................................................46
4.4.4. Khách hàng ...................................................................................................46
4.4.5. Nhà cung cấp.................................................................................................48
4.5. Công cụ hoạch định chiến lược ...........................................................................51
4.5.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong ( IFE) ...............................................51
4.5.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) của doanh nghiệp .................53
4.5.3. Phân tích ma trận SWOT ..............................................................................53
vi


4.5.4. Phân tích ma trận SPACE .............................................................................56
4.6. Các chiến lược có thể áp dụng cho doanh nghiệp ...............................................60
4.6.1. Chiến lược thâm nhập và phát triển thị trường .............................................60
4.6.2. Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm ................................................................61
4.7. Các biện pháp đề xuất .........................................................................................62
4.7.1. Xây dựng hệ thống trưng bày sản phẩm .......................................................63
4.7.2. Xây dựng mối liên kết với khách hàng .........................................................63
4.7.3. Chiến lược marketing....................................................................................64
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................. 68
5.1. Kết luận ...............................................................................................................68
5.2. Kiến nghị .............................................................................................................69
5.2.1. Đối với nhà nước ..........................................................................................69
5.2.2. Đối với doanh nghiệp....................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 71 

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CB – CNV

Cán bộ – công nhân viên

Cty

Công ty

DNTNTM-DV

Doanh nghiệp tư nhân thương mại - dịch vụ

DT

Doanh thu

ĐVT

Đơn vị tính

EU

Khối liên minh châu Âu

GDP

Tổng thu nhập quốc dân (Gross Domestic Product)




Giám đốc

GP

Giấy phép

LNST

Lợi nhuận sau thuế

LNTT

Lợi nhuận trước thuế

MMTB

Máy móc thiết bị

NXB

Nhà xuất bản

NVL

Nguyên vật liệu

PR

Quan hệ công chúng (Public Relation)


R&D

Nghiên cứu và phát triển (Research and Development)

SKHĐT

Sở kế hoạch đầu tư

SPACE

Ma trận vị trí chiến lược và đánh giá hoạt động

SWOT

Ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa (Strengths
Weaknesses, Opportunities ,Threasts)

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TCP

Tổng chi phí

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP.HCM


Thành phố Hồ Chí Minh

Trđ

Triệu đồng

TTTH

Tính toán tổng hợp

WTO

Tổ chức thương mại thế giới (Word Trade Organization)
viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
 

Trang
Bảng 2.1. Nguồn Vốn Của Doanh Nghiệp qua 2 Năm 2008-2009 .................................5 
Bảng 2.2. Tình Hình Tài Sản Của Doanh Nghiệp qua 2 Năm 2008-2009 ......................6 
Bảng 2.3. Tình Hình Trang Thiết Bị Của Doanh Nghiệp qua 2 Năm 2008-2009 ..........6 
Bảng 2.4. Cơ Cấu Tỷ Trọng Lao Động và Trình Độ Nhân Sự DN Năm 2009 ...............9 
Bảng 4.1. Số Lượng Một Số Sản Phẩm Của DN qua 2 Năm 2008-2009 .....................23 
Bảng 4.2. Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của DN qua 2 Năm 2008 – 2009 ...............24 
Bảng 4.3. Kết Cấu Tài Sản Và Nguồn Vốn Của DN qua 2 Năm 2008-2009 ...............25 
Bảng 4.4. Hiệu Quả Kinh Doanh Của DN Năm 2008 và 2009 .....................................27 
Bảng 4.5. Doanh Thu Của DN qua Các Năm................................................................29 

Bảng 4.6. Chi Phí Của DN qua Các Năm......................................................................30 
Bảng 4.7. Tỷ Lệ Thanh Toán Hiện Thời qua 2 Năm 2008 và 2009..............................31 
Bảng 4.8. Tỷ Lệ Thanh Toán Nhanh Qua 2 Năm 2008 Và 2009 ..................................32 
Bảng 4.9. Tỷ Lệ Thanh Toán Bằng Tiền Mặt qua 2 Năm 2008 và 2009 ......................32 
Bảng 4.10. Tình Hình Lao Động tại DN qua 2 Năm 2008 - 2009 ................................33 
Bảng 4.11. Tình Hình Thu Nhập Bình Quân CB-CNV Của Doanh nghiệp .................34 
Bảng 4.12. Giá Bán Một Số Sản Phẩm Chính Năm 2008-2009 ...................................36 
Bảng 4.13. Một Số Chỉ Tiêu Tăng Trưởng Kinh Tế Giai Đoạn Năm 2005-2009 ........39 
Bảng 4.14. Giá Bán Các Mặt Hàng Chính Của Cty Mộc Đại Và DN Nam Hoa ..........45 
Bảng 4.15. Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Của DN qua 2 Năm 2008-2009 ................47 
Bảng 4.16. Tình Hình Cung Ứng NVL Của DN Năm 2008-2009 ................................49 
Bảng 4.17. Tình Hình Sử Dụng Nguyên Liệu Của DN qua 2 Năm 2008-2009............50 
Bảng 4.18. Ma Trận Đánh Giá Các Yếu Tố Bên Trong ................................................52 
Bảng 4.19. Ma Trận Đánh Giá Các Yếu Tố Bên Ngoài ................................................53 
Bảng 4.20. Ma Trận SWOT Của Doanh Nghiệp ..........................................................54 
Bảng 4.21. Ma Trận SPACE .........................................................................................57 
Bảng 4.22. Tình Hình Tiêu Thụ Của DN Khi Mở Rộng Thị Trường ...........................60 
ix


Bảng 4.23. Tình Hình Đa Dạng Hóa Sản Phẩm của Doanh nghiệp ..............................62 
Bảng 4.24. Nhân Sự Dự Trù Cho Việc Xây Dựng Phòng Marketing ...........................64 
Bảng 4.25. Kết Quả và Hiệu Quả Sau Khi Thành Lập Phòng Marketing ....................67 

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
 


Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Của Doanh Nghiệp ................................................................7 
Hình 2.2. Sơ Đồ Quy Trình Chế Biến Gỗ .....................................................................11 
Hình 3.1. Mô hình Quản Trị Chiến Lược Toàn Diện ....................................................13 
Hình 3.2. Môi Trường Vĩ Mô ........................................................................................17 
Hình 3.3. Mô Hình Năm Lực Lượng Cạnh Tranh.........................................................19 
Hình 4.1. Biểu Đồ Doanh Thu Của Doanh Nghiệp qua Các Năm ................................29 
Hình 4.2. Biểu Đồ Chi Phí Của Doanh Nghiệp qua Các Năm ......................................30 
Hình 4.3. Sơ Đồ Phân Phối Của Doanh Nghiệp............................................................37 
Hình 4.4. Tốc Độ Tăng Trưởng Kinh Tế qua Các Năm ................................................39 
Hình 4.5. Tỷ Lệ Lạm Phát qua Các Năm ......................................................................40 
Hình 4.6. Biểu Đồ Thể Hiện Tình Hình Tiêu Thụ Của Khách Hàng............................48 
Hình 4.7. Biểu Đồ Chi Phí Gỗ .......................................................................................50 
Hình 4.8. Cấu Trúc Ma Trận SPACE ............................................................................58 
Hình 4.9. Sơ Đồ Nhân Sự Phòng Marketing ................................................................65 

xi


CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong xu thế hội nhập hiện nay thì chiến lược kinh doanh đóng vai trò ngày
càng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, trong đó có doanh
nghiệp sản xuất gỗ. Trước hết chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp nhận rõ
mục đích hướng đi của mình. Đó là cơ sở và kim chỉ nam cho mọi hoạt động của
doanh nghiệp. Kế đến là trong điều kiện phát triển và thay đổi liên tục, không ngừng
của môi trường kinh doanh, chiến lược kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt và
tận dụng cơ hội kinh doanh, đồng thời chủ động tìm giải pháp khắc phục và vượt qua

những nguy cơ và hiểm họa mà chính môi trường kinh doanh tạo ra. Ngoài ra chiến
lược kinh doanh còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và tăng
cường vị thế cạnh tranh đảm bảo cho sự phát triển liên tục và bền vững của doanh
nghiệp. Cuối cùng việc xây dựng và thực hiện, chiến lược kinh doanh còn tạo ra căn
cứ vững chắc cho việc đề ra các chính sách và quyết định phù hợp với những biến
động của thị trường.
Gỗ là một sản phẩm có lợi thế so sánh của Việt Nam, những năm gần đây thị
trường nội địa của Việt Nam có nhu cầu tiêu thụ các loại sản phẩm này ngày càng
nhiều do tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng. Doanh nghiệp tư nhân thương mại – dịch
vụ Nam Hoa là một doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm đồ gỗ, do
đó doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh gây gắt từ phía các doanh nghiệp cùng
ngành. Để cạnh tranh và giữ tốc độ phát triển như hiện nay thì đòi hỏi doanh nghiệp
phải xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp sao cho doanh nghiệp có thể tận
dụng những thế mạnh của mình, khai thác được sức mạnh của toàn doanh nghiệp và
tận dụng những cơ hội cũng như né tránh những rủi ro do môi trường mang lại.


Được sự đồng ý của giám đốc doanh nghiệp cùng với sự hướng dẫn tận tình của
Thầy Nguyễn Duyên Linh, sự nhiệt tình giúp đỡ của mọi người, tôi tiến hành thực hiện
đề tài “Một Số Ý Kiến về Hoạch Định Chiến Kinh Doanh tại Doanh Nghiệp Tư
Nhân Nam Hoa”. Bằng những kiến thức học tại trường và những lời chỉ dạy của Thầy
hướng dẫn cùng sự giúp đỡ của các anh chị trong doanh nghiệp, để đưa ra những giải
pháp chiến lược nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp cũng như
nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Khi chọn đề tài này, tôi mong muốn đạt các mục tiêu sau:
- Phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu quan trọng bên trong của doanh
nghiệp đồng thời xác định các cơ hội và thách thức bên ngoài chủ yếu quyết định đến
khả năng phát triển và thành công của doanh nghiệp trong tương lai.
- Xây dựng chiến lược và chọn ra chiến lược phù hợp.

- Đề ra các biện pháp cụ thể để thực hiện thành công các chiến lược đã đề ra.
Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu làm cho doanh nghiệp có thể tận dụng cơ
hội, né tránh thách thức, khắc phục những điểm yếu, tận dụng những điểm mạnh từ đó
giúp cho doanh nghiệp đạt được nhiều thành công hơn trong tương lai.
Mục tiêu cuối cùng của đề tài là tạo cho doanh nghiệp có một thế mạnh vững
chắc trên thị trường, có điều kiện tận dụng tốt các cơ hội hiện có và càng vươn xa hơn
nữa trong lĩnh vực mà doanh nghiệp kinh doanh.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn không gian: tại Doanh Nghiệp Tư Nhân TM – DV Nam Hoa, 74A/5,
Tổ 10, Khu Phố 4, P. Tân hòa, Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.
Giới hạn thời gian: Từ 01/04/2009 đến 01/06/2010 tiến hành thu thập, nghiên
cứu và phân tích số liệu của doanh nghiệp.
1.4. Cấu trúc của luận văn
Cuốn luận văn này bao gồm 5 chương: Chương I là chương mở đầu, chương
này nêu lên lý do chọn đề tài, mục tiêu cần đạt được khi thực hiện đề tài, phạm vi
2


nghiên cứu và cấu trúc của khóa luận; Chương II là chương tổng quan, gồm có tổng
quan về ngành gỗ có liên quan dến đề tài và tổng quan đơn vị nghiên cứu; Chương 3 là
chương cơ sơ lý luận và phương pháp nghiên cứu, chương này trình bày những lý luận
có liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu và trình bày các phương pháp được sử dụng
để thực hiện đề tài này; Chương IV là chương kết quả nghiên cứu và thảo luận,
chương này làm rõ những vấn đề đã nêu ra trong phần mục tiêu nghiên cứu và thảo
luận những vấn đề liên quan đến đề tài; Chương V là chương kết luận và kiến nghị,
chương này kết luận tổng quát về kết quả nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị đối
với doanh nghiệp và nhà nước.

3



 

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về thị trường gỗ
Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ toàn thế giới có tốc độ tăng trung bình
9-10%/năm. Nhu cầu về gỗ và các sản phẩm gỗ được đóng góp bởi sự tăng trưởng về
dân số và kinh tế trên thế giới. Dân số thế giới tăng trung bình 1,6%/năm và dự kiến
đạt tới 7 tỷ người vào năm 2010. Tăng trưởng kinh tế thế giới cũng tương đối ổn
định, trong đó năng động nhất là các nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với
tốc độ tăng trưởng bình quân 5,3%/năm. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế ở EU và
Nhật Bản được dự báo là chậm lại trong tương lai, có thể gây ra những ảnh hưởng
nhất định đến nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm gỗ cho hai khu vực thị trường này.
Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu chuyển dần từ các sản phẩm thô sang các sản
phẩm có hàm lượng chế biến và giá trị gia tăng cao như đồ nội thất, đồ gia dụng, ván
sàn. Yêu cầu về chất lượng đối với các sản phẩm gỗ có xuất xứ từ các khu rừng được
quản lý bền vững thông qua hệ thống các chứng chỉ rừng ngày càng tăng.
Thị trường Trung Quốc trở thành một trong những thị trường có nhu cầu nhập
khẩu lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau Mỹ và Nhật Bản. Trong xuất khẩu gỗ, Trung
Quốc cũng là đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ đối với các nước xuất khẩu gỗ Đông Nam
Á, trong đó có Việt Nam.
Nhằm chủ động chuẩn bị nguồn gỗ, bên cạnh trồng rừng, Việt Nam cũng đang
tích cực phát triển các nhà máy sản xuất ván nhân tạo, đóng vai trò quan trọng cho
ngành chế biến gỗ. Cả nước hiện có khoảng 2600 doanh nghiệp chế biến gỗ. Giá trị
xuất khẩu đồ gỗ có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong cả nước trong thời gian dài, đưa
ngành chế biến xuất khẩu gỗ trở thành một trong năm ngành hàng xuất khẩu mũi nhọn
của Việt Nam.



2.2. Tổng quan về doanh nghiệp
2.2.1. Giới thiệu sơ lược về doanh nghiệp
Doanh Nghiệp tư nhân TM – DV Nam Hoa được SKHĐT tỉnh Đồng Nai cấp
giấy phép chứng nhận đăng kí kinh doanh số 3600902044 ngày 14 tháng 09 năm 2006.
Tên tiếng Việt: Doanh Nghiệp Tư Nhân Thương Mại – Dịch Vụ Nam Hoa.
Địa chỉ: 74A/5, Tổ10, Khu Phố 4, P. Tân Hòa, Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.
Số điện thoại: 0613.983685.
Vốn điều lệ: 1.000.000.000đ
Ngành nghề kinh doanh: sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, đồ gia dụng, kinh doanh các
sản phẩm đồ gỗ các loại, dịch vụ gia công cưa xẻ gỗ, cho thuê nhà xưởng.
2.2.2. Tình hình vốn và tài sản của doanh nghiệp
Bảng 2.1. Nguồn Vốn Của Doanh Nghiệp qua 2 Năm 2008-2009
ĐVT : Trđ
Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

Vốn chủ sở hữu

1.695,090

Nợ nắn hạn

Chênh lệch
+/-Δ

%


2.025,050

326,960

19,47

1.255,086

1.425,391

170,305

13,57

Nợ dài hạn

1.600,000

1.700,450

100,450

6,28

Tổng

4.550,176

5.150,891


650,715

14,30

Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế Toán
Qua bảng 2.2, ta thấy tổng tài sản của doanh nghiệp năm 2009 tăng 650,715
triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là 14,30%, trong đó tất cả các nguồn vốn của doanh
nghiệp đều tăng lên, tăng nhanh nhất là vốn chủ sở hữu.

5


Bảng 2.2. Tình Hình Tài Sản Của Doanh Nghiệp qua 2 Năm 2008-2009
ĐVT: Trđ
Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

Tài sản cố định

3.225,050

Tài sản ngắn hạn
Tổng tài sản

Chênh lệch
+/-Δ


%

3.575,700

350,650

10,90

1.325,126

1.875,191

250,065

18,90

4.550,176

5.150,891

650,715

14,30

Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán
Bảng tình hình tài sản doanh nghiệp đã thể hiện rõ tài sản cố định năm 2009
tăng 350,650 triệu đồng so với năm 2008, tài sản ngắn hạn năm 2009 tăng 18,90% so
với năm 2008 tương ứng là 250,065 triệu đồng. Như vậy nhìn chung tài sản của doanh
nghiệp có chiều hướng tăng lên chứng tỏ doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất ngày càng

nhiều.
Bảng 2.3. Tình Hình Trang Thiết Bị Của Doanh Nghiệp qua 2 Năm 2008-2009
ĐVT: Trđ
Năm 2008

Năm 2009

(Nguyên giá)

(Nguyên giá)

+/-Δ

%

1.550,230

1.763,090

212,860

13,73

Máy móc thiết bị

887,600

972,560

84,960


9,57

Phương tiện vận tải

596,320

629,850

33,530

5,62

Thiết bị dụng cụ quản lí

190,900

210,200

19,300

10,11

Tổng

3.225,050

3.575,700

350,650


10,90

Chỉ tiêu
Đất đai, nhà xưởng

Chênh lệch

Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế Toán
Bảng 2.3 đã thể hiện rõ tình hình tài sản cố định của doanh nghiệp năm 2009
tăng 350,650 triệu đồng so với năm 2008. Tất cả các tài sản đều tăng, nguyên nhân là
do doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất. Trong đó tăng nhanh nhất là thiết bị dụng
cụ quản lí, doanh nghiệp tập trung tăng cường thêm nhiều máy tính, điện thoại, máy
fax,.... để phục vụ cho quá trình điều hành, quản lí sản xuất.

6


2.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng của doanh nghiệp
2.3.1. Cơ cấu tổ chức
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Của Doanh Nghiệp

Giám đốc

Phó giám đốc
tài chính

Phòng kế hoạch
– kinh doanh


Nhà máy
sản xuất

Phòng tài chính -kế
toán-nhân sự

Phó giám đốc
kỹ thuật

Phòng điều
hành kỹ thuật

Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế Toán - Nhân Sự
2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
- Giám đốc:
Điều hành bộ máy quản lý , xây dựng dự án kế hoạch sản xuất kinh doanh dịch
vụ hàng năm, dự án đầu tư ngắn hạn, dài hạn. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ
luật cán bộ, nhân viên. Thực hiện quan hệ với khách hàng và kí hợp đồng kinh tế chịu
trách nhiệm về những tổn thất do sản xuất kinh doanh kém hiệu quả làm hao hụt, lãng
phí tài sản, vốn, vật tư thiết bị theo quy định của pháp luật, kí hợp đồng lao động, nâng
lương, nâng bậc theo phân cấp của doanh nghiệp và luật lao động.
- Phó giám đốc:
Hoạch định, điều hành các phòng ban và phân xưởng sản xuất, chịu trách nhiệm
trước Giám Đốc.
- Phòng kỹ thuật:

7


Tham mưu cho giám đốc về các vấn đề chất lượng sản phẩm, soạn thảo quy

trình sản xuất và các phương pháp kiểm tra. Kiểm tra chất lượng sản phẩm dựa trên
qui trình sản xuất và qui trình công nghệ đề ra. Thống kê các sản phẩm không đạt tiêu
chuẩn chất lượng, tìm ra nguyên nhân và phương pháp khắc phục. Quản lí, kiểm tra,
bảo dưỡng máy móc, thiết bị theo định kì. Theo dõi quá trình sản xuất và kết quả của
việc ứng dụng các quá trình công nghệ sản xuất. Đề nghị đưa ra kế hoạch sữa chữa
thay thế, mua mới trang thiết bị nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất liên tục. Kiểm tra độ
an toàn của máy móc, thiết bị, nguyên liệu cho quá trình sản xuất, nghiên cứu hợp lý
hóa các quá trình công nghệ, cải tạo và sản xuất thử sản phẩm theo quá trình sản xuất
mới.
- Phòng tài chính – kế toán – nhân sự:
Thực hiện ghi chép, lập chứng từ, sổ sách, tổ chứ cân đối vốn và huy động các
nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả trên cơ sở tuân thủ các chế
độ tài chính kế toán của doanh nghiệp. Kí các khế ước vay ngân hàng, thu hồi công nợ.
Giám sát việc chi tiêu của doanh nghiệp, thực hiện đúng chế độ, chính sách của nhà
nước.Thực hiện việc thông báo các nhu cầu tuyển dụng, quản lý nhân viên trong doanh
nghiệp.
- Phòng kế hoạch – kinh doanh:
Lập kế hoạch định hướng, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Lập kế
hoạch phân chia khu vực, quy hoạch kho bãi cho từng bộ phận, từng đơn vị kinh tế có
hợp đồng với doanh nghiệp, đồng thời giám sát việc thực hiện theo quy hoạch này.
Giám sát và kiểm tra xuất nhập vật tư, giám sát hàng tồn tại các thời điểm đồng thời
điều chỉnh giá cho phù hợp với tình hình thị trường. Cung cấp vật tư hàng hóa, cung
ứng các phương tiện và điều kiện cần thiết trong công tác kinh doanh cho các đơn vị
nội bộ, lập hóa đơn bán hàng.
- Nhà máy sản xuất:
Là bộ phận cực kì quan trọng trong doanh nghiệp, gồm nhiều yếu tố sản xuất do
tổ trưởng quản lý. Nhà máy sản xuất luôn kết hợp với bộ phận kỹ thuật, phòng tổ chức,
kế hoạch kinh doanh để đảm bảo cho kế hoạch sản xuất đúng tiến độ và yêu cầu kỹ
thuật của sản phẩm.
8



2.3.3. Cơ cấu nhân sự
Bảng 2.4. Cơ Cấu Tỷ Trọng Lao Động và Trình Độ Nhân Sự DN Năm 2009
STT

Các bộ phận

Trong đó theo trình độ

Lao động

Tỷ trọng

( Người)

(%)

ĐH

CĐ,TC

2

1

PT

1


Ban Giám đốc

3

6

2

Phòng Kế toán

3

6

3

3

Phòng Hành chánh

3

6

3

4

Phòng Kinh doanh


5

10

5

Phòng Kỹ thuật

7

14

7

6

Xưởng sản xuất

29

58

6

23

50

100


24

23

Tổng số

1

3

4

Nguồn: Phòng Nhân Sự
Qua bảng 2.4, ta thấy tổng số lao động của doanh nghiệp hiện nay là 50 người
so với tổng số lao động năm 2008: 45 người thì số lao động của doanh nghiệp sau hơn
một năm tăng 5 người. Theo tỉ trọng lao động ở bảng trên, hầu hết phần lớn số lao
động được tập trung ở nhà máy chiếm tỉ trọng khá cao, chiếm 58%. Lao động doanh
nghiệp phân chia theo trình độ, ta thấy tính trên tổng số 50 lao động của doanh nghiệp
thì trình độ trung cấp, phổ thông vẫn chiếm số rất cao gồm 39 người, trong khi đó lao
động có trình độ đại học, cao đẳng là 11 người. Con số này cho ta thấy sự phân chia
chưa đồng đều ở trình độ lực lượng lao động. Đây có thể là một trong những hạn chế
cần khắc phục của Ban Giám đốc nhà máy
Những phân tích trên về tình hình nhân sự và trình độ chuyên môn của lao
động doanh nghiệp, nhận thấy Ban Giám đốc nhà máy cần thiết phải có kế hoạch đào
tạo và nâng cao tay nghề cho công nhân nhà máy, tạo ra một đội ngũ lao động có trình
độ đáp ứng với nhu cầu phát triển và mở rộng về qui mô cũng như chất lượng của
doanh nghiệp. Đây cũng chính là một hướng phát triển quan trọng của các nhà quản lý
và điều hành doanh nghiêp Nam Hoa.

9



2.3.4. Quy trình công nghệ sản xuất
Nguyên liệu ban đầu là gỗ tràm và gỗ MDF được mua từ trong nước có nguồn
gốc hợp pháp. Quá trình sản xuất được thực hiện trên dây chuyền máy móc, thiết bị
đồng bộ và có thể mô tả theo quy trình công nghệ sau:
- Khâu sơ chế: Khâu này chủ yếu dành cho gỗ tràm
+ Công đoạn 1: Cưa, cắt.
Gỗ tràm khi mua về nhà máy sẽ được xe nâng đưa tới máy cưa CD, cưa cắt để
có được quy cách sản phẩm theo yêu cầu. Gỗ phải được cưa cắt nhanh không được để
tồn ở bãi quá 7 ngày để tránh mốc, thâm đầu gỗ.
+ Công đoạn 2: Sấy khô.
Sấy khô là một qui trình then chốt trong sản xuất, có ảnh hưởng đến chất lượng
sỗ sau này, mục đích của công đoạn sấy khô là để tách một phần độ ẩm của gỗ đạt tới
yêu cầu sản xuất vì vậy công đoạn sấy phải được tiến hành nghiêm ngặt theo thời biểu
và được kiểm tra lỹ lưỡng. Nhiên liệu dùng cho lò sấy trực tiếp là củi vụn và dan bào.
Sau khi sấy, gỗ được kiểm tra chất lượng để chuyển sang công đoạn tinh chế.
- Khâu tinh chế: Khâu này được tiến hành cho gỗ tràm và gỗ MDF
Gỗ tràm sau khi sơ chế được chuyển qua khâu tinh chế.
Gỗ MDF khi mua về được kiểm tra chất lượng và chuyển qua khâu tinh chế với
các thiết bị chuyên dùng để tạo ra các sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh hay dạng rời theo
yêu cầu. Khâu tinh chế được thực hiện theo quy trình như sau:
+ Công đoạn tạo phôi:
Gỗ sấy đạt yêu cầu sẽ được đưa sang các công đoạn ra phôi, cưa chi tiết các
phôi được cắt theo quy cách trên cưa mâm rồi được bào thẩm tạo chuẩn và bào cuốn
chính xác.
+ Công đoạn tạo dáng:
Tiếp theo các chi tiết gỗ được ghép lại và định hình trên các máy tupy và máy
khoan.
+ Công đoạn chà nhám và đánh bóng:


10


Các sản phẩm sau khi định hình sẽ được chuyển qua khâu gia công chi tiết( tinh
chế sản phẩm). Ở công đoạn này các chi tiết gỗ tạo thành được đánh bóng trên máy
nhám thùng và chạm trổ thêm một số chi tiết.
+ Công đoạn lắp ráp:
Sau khi chà nhám và đánh bóng sẽ được lắp ráp lại với nhau thành các sản
phẩm hoàn chỉnh.
Hình 2.2. Sơ Đồ Quy Trình Chế Biến Gỗ
 

Cưa CD

Gỗ Tràm

Sấy
Cắt tinh chế

Gỗ MDF

Ghép

Định hình

Chà nhám
Lắp ráp

Thành phẩm

Nguồn: Phòng Sản Xuất

11


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lí luận
3.1.1. Khái niệm về quản trị chiến lược
Quản trị chiến lược có thể được định nghĩa như là một nghệ thuật và khoa học
thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan đến nhiều chức năng, lựa
chọn các đường lối hoạt động và các chính sách điều hành việc thu nhập, sử dụng và
bố trí các nguồn lực để đạt được các mục tiêu cụ thể làm tăng sức mạnh một cách hiệu
quả nhất và giành được thế bền vững đối với các đối thủ cạnh tranh khác.
3.1.2. Vai trò của quản trị chiến lược
Ngày nay trong bối cảnh nền kinh tế thế giới thay đổi nhanh chóng với mức độ
hội nhập cao, công nghiệp phát triển nhanh, hầu hết các doanh nghiệp đều phải quan
tâm đến việc thiết lập chiến lược. Sở dĩ việc quản trị chiến lược được các doanh
nghiệp quan tâm vì những lý do:
+ Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp thấy rõ mục đích và hướng đi của
mình.
+ Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp chủ động đối phó với các thay đổi
trong môi trường kinh doanh và trong nội bộ doanh nghiệp.
Các công trình nghiên cứu gần đây cho thấy doanh nghiệp nào có hoạt động
quản trị chiến lược đúng đắn thường đạt kết quả tốt hơn các doanh nghiệp không đặt
nặng vấn đề quản trị chiến lược. Tuy nhiên quản trị chiến lược có một số nhược điểm
là hao tốn thời gian và sức lực, có thể tạo ra tâm lý không thay đổi sau khi đã chọn
chiến lược mặc dù cần thay đổi để thích nghi với những thay đổi của môi trường hoặc
nội bộ doanh nghiệp và những sai lầm trong việc dự báo tương lai.



Hình 3.1. Mô hình Quản Trị Chiến Lược Toàn Diện
Thông tin phản hồi

Thực hiện việc
kiểm soát bên ngoài
để xác định cơ hội
và đe doạ chủ yếu

Xác định
nhiệm vụ
mục tiêu
và chiến
lược dài
hạn

Thiết lập
những
mục tiêu
hàng năm

Thiết
lập mục
tiêu dài

hạn 

Phân phối
các

nguồn tài
nguyên

Xét lại
mục tiêu
kinh
doanh

Thực hiện
kiểm soát nội
bộ để nhận
diện những
điểm mạnh,
điểm yếu

Lựa chọn
những
chiến lược
để theo
đuổi

Đo
lường
và đánh
giá
thành
tích

Đề ra các
chính sách


Thông tin phản hồi
Hình thành
Chiến lược

Thực thi
chiến lược

Đánhgiá
chiến lược
Nguồn: Fred. R. David,2006

3.1.3. Mục tiêu của tổ chức
a) Mục tiêu ngắn hạn
Mục tiêu ngắn hạn là những mục tiêu trong vòng một năm, nếu những doanh
nghiệp có những mục tiêu ngắn hạn đúng đắn, sẽ xác định thành công hay thất bại của
13


một chiến lược. Các mục tiêu ngắn hạn thường có những đặc tính: có thể đo lường
được, giới hạn cụ thể việc thời gian mục tiêu đưa ra phải có khả năng thực hiện được
và bảo đảm đạt đến mục tiêu dài hạn cho chiến lược tổng thể của các doanh nghiệp.
b) Mục tiêu dài hạn
So với mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài hạn phải có tầm nhìn rộng hơn, với thời
gian trên một năm trở lên, đặc điểm của mục tiêu dài hạn là: mục tiêu chiến lược bao
gồm cả mục tiêu tài chính và phi tài chính tạo ra vị thế và thứ tự ưu tiên của từng SBU
trong doanh nghiệp hay giữa các doanh nghiệp với nhau. Điều quan trọng trong mục
tiêu dài hạn là có sự kết hợp giữa các đơn vị chức năng khác nhau trong tổ chức.
3.1.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạch định chiến lược
a) Môi trường bên trong

Mục đích của việc phân tích môi trường bên trong là nhằm tìm ra điểm mạnh,
điểm yếu. Điểm mạnh là những lợi thế mà doanh nghiệp có được. Điểm yếu là những
khó khăn, hạn chế đối với doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
phải được xây dựng trên cơ sở tận dụng những điểm mạnh và khắc phục những điểm
yếu. Khi phân tích môi trường bên trong cần chú ý những điểm sau: Phân tích hoạt
động tài chính, nguồn nhân lực, khả năng quản lí của doanh nghiệp, hệ thống
Marketing, khả năng sản xuất, khả năng nghiên cứu và phát triển, hệ thống thông
tin,….
- Hoạt động tài chính
Chức năng tài chính liên quan đến những hoạt động huy động và sử dụng các
nguồn lực vật chất của doanh nghiệp hay tổ chức trong từng kỳ. Điều kiện tài chính
được xem là công cụ đánh giá vị trí cạnh tranh tốt nhất của doanh nghiệp và là điều
kiện thu hút nhất đối với các nhà đầu tư. Để xây dựng các chiến lược cần phải xác định
điểm mạnh, điểm yếu về tài chính của tổ chức. Để thấy được điều đó ta tiến hành phân
tích khả năng thanh toán, đòn cân nợ, vốn luân chuyển, lợi nhuận, lượng tiền mặt
doanh nghiệp thường có thể làm cho chiến lược tổng thể của doanh nghiệp khả quan
hơn.

14


×