Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH TAKAKO KHU CN VIỆT NAM – SHINGAPORE TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.38 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH
TAKAKO KHU CN VIỆT NAM – SHINGAPORE
TỈNH BÌNH DƯƠNG

VÕ THỊ NI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ Kế toán nguyên vật
liệu tại công ty TNHH TAKAKO” do Võ Thị Ni, sinh viên khóa 32, ngành kế toán, đã
bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

GV. Đàm Thị Hải Âu
Giáo viên hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày


Tháng

Năm

Tháng

Năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm


LỜI CẢM ƠN
Con xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình, nhất là mẹ, Người đã sinh ra
và nuôi con khôn lớn, luôn bên cạnh con giúp đỡ con, hỗ trợ con cả về vật chất lẫn tinh
thần. Cho con ăn học đến ngày hôm nay, con không biết nói gì hơn ngoài lời biết ơn
sâu sắc đối với mẹ.
Em xin cảm ơn quí thầy cô trường Đại Học Nông Lâm nói chung, quí thầy cô
Khoa Kinh tế nói riêng đã tận tình chỉ dạy em trong suốt bốn năm học. Thầy cô đã
cung cấp cho em kiến thức để làm hành trang bước vào đời, không những về kiến thức
mà thầy cô còn dạy em biết nhiều về cách đối nhân xử thế, giúp em càng trưởng thành
hơn, không nhiều bỡ ngỡ khi bước vào một môi trường mới.
Em xin cảm ơn Cô Đàm Thị Hải Âu đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá
trình thực hiện đề tài. Cô đã nhiệt tình giúp đỡ em, hướng dẫn em hoàn thành tốt đề
tài.

Tôi xin cảm ơn Ban Lãnh Đạo Công Ty TNHH TaKaKo cùng các Anh Chị ở
phòng kế toán, phòng điều hành sản xuất, phòng cung ứng vật tư…đã hết lòng chỉ dẫn
và tạo điều kiện cho tôi học hỏi kinh nghiệm và hoàn thành tốt đề tài. Đặc biệt tôi xin
gửi lời cảm ơn đến Chị Trần Thị Thu Tâm - kế toán trưởng Công Ty và các chị nhân
viên kế toán đã giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Và tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè - những người đã giúp tôi trong suốt thời gian
qua.
Xin chân thành cảm ơn!


NỘI DUNG TÓM TẮT
VÕ THỊ NI. Tháng 07 năm 2010. “Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty
TNHH Takako”
VO THI NI. July 2010. “Accounting material in Takako VIETNAM Co., LTD.”
Khóa luận tìm hiểu về công tác kế toán Nguyên vật liệu tại công ty:
-

Quá trình Nhập xuất tồn Nguyên Vật Liệu

-

Qui trình luân chuyển chứng từ

-

Cách hạch toán tại công ty

-

Tổ chức công tác kế toán tại công ty


-

Hình thức sổ kế toán áp dụng


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

DANH MỤC PHỤ LỤC

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Sự cần thiết của đề tài

1


1.2. Mục đích nghiên cứu

1

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Bố cục của đề tài

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

3

2.1. Giới thiệu tổng quan về công ty

3

2.1.1. Sơ lược về công ty TNHH TAKAKO VIỆT NAM

3

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

3

2.1.3. Định hướng phát triển của công ty trong tương lai


4

2.1.4. Các loại sản phấm của công ty

5

2.1.5. Quy trình sản xuất

6

2.1.6. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Cty

6

2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý và nhiệm vụ

7

2.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

7

2.2.2. Sơ đồ phần hành kế toán

8

2.2.3. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại cty

9


2.2.4. Kế toán máy trong Cty

10

2.2.5. Báo cáo kế toán

10

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu

11
11

3.1.1. Những vấn đề chung

11

3.1.3. Đánh giá vật liệu

12

3.1.4. Phương pháp hạch toán nguyên vật liệu

15

v



3.1.5. Kế toán hạch toán nguyên vật liệu
3.2. Phương pháp nghiên cứu

16
26

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm kế toán NVL tại Cty

27
27

4.1.1. Đặc điểm

27

4.1.2. Phân loại NVL

27

4.1.3. Quy ước đặt mã NVL

28

4.1.4. Nguồn cung cấp NVL cho Cty

29

4.2. Tài khoản kế toán tại cty


29

4.2.1. Tài khoản sử dụng

29

4.2.2. Phương pháp hạch toán

30

4.3. Chứng từ sử dụng trong kế toán nguyên vật liệu

30

4.4. Mô tả ghi sổ và nhận xét một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến NVL
31
4.4.1. NVL mua ngoài nhập kho

31

4.4.2. NVL sử dụng không hết nhập lại kho

47

4.4.3. Phế liệu thu hồi nhập kho sau đó xuất bán

47

4.4.4. Xuất NVL sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh


49

4.4.5.Xuất NVL thuê ngoài gia công sau đó nhập kho

55

4.4.6. Xuất NVL trả lại nhà cung cấp

61

4.4.7. Kiểm kê NVL cuối quý

64

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

69

5.1.Kết luận

69

5.2. Đề nghị

70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

73


vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
KHSX

Kế hoạch sản xuất

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

NVL

Nguyên vật liệu

GTGT

Giá trị gia tăng

KT

Kế toán

VT

Vật tư

Cty


Công ty

MMTB

Máy móc thiết bị

CCDC

Công cụ dụng cụ



Hóa đơn

PNK

Phiếu nhập kho

PXK

Phiếu xuất kho

TM

Tiền mặt

CP

Chi phí


NKC

Nhật ký chung

SX

Sản xuất

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Bảng Mã NVL Và Linh Kiện

28

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Quy Trình Sản Xuất Của Cty

6

Hình 2.2. Cơ Cấu Bộ Máy Quản Lý Của Cty

7

Hình 2.3. Sơ Đồ Tổ Chức Phòng KT


8

Hình 2.4. Trình Tự Ghi Sổ KT Theo Hình Thức KT Nhật Ký Chung tại Cty

9

Hình 4.1. Sơ Đồ Ghi Sổ Phương Pháp Sổ Đối Chiếu Luân Chuyển Tại Cty

30

Hình 4.2. Qui Trình Nhập Kho NVL Mua Ngoài

31

Hình 4.3. Qui Trình Phế Liệu Thu Hồi Nhập Kho

47

Hình 4.4. Qui Trình Xuất Bán Phế Liệu

48

Hình 4.5. Sơ Đồ Xuất Kho NVL Dùng Trực Tiếp Cho Sản Xuất

51

Hình 4.6. Qui Trình Xuất NVL Gia Công

60


Hình 4.7. Qui Trình Xuất NVL Trả Lại Nhà Cung Cấp

61

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
.
Phụ lục 1. Báo Cáo Nhập Xuất Tồn Nguyên Vật Liệu Ở TVC1
Phụ lục 2. Báo Cáo Nhập Xuất Tồn Nguyên Vật Liệu Ở TVC2
Phụ lục 3. Báo Cáo Nhập Xuất Tồn Linh Kiện Ở TVC2
Phụ lục 4. Sổ Nhật Ký Chung
Phụ lục 5. Sổ Chi Tiết Tài Khoản 152
Phụ lục 6. Sổ Cái TK 152
Phụ lục 7. Sổ Cái TK 331
Phụ lục 8. Thẻ Kho
Phụ lục 9. Biên Bản Kiểm Kê Nguyên Vật Liệu Ở TVC1
Phụ lục 10. Tờ Khai Thuế Giá Trị Gia Tăng

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Sự cần thiết của đề tài
Trong cơ chế thị trường, việc tồn tại và phát triển là vấn đề sống còn đối với các
doanh nghiệp, trong đó lợi nhuận ổn định là động lực chính hướng dẫn và thúc đẩy
hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Muốn có được lợi nhuận, đòi hỏi

các Doanh nghiệp sản xuất phải thường xuyên quan tâm đến chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm. Chính vì vậy, công tác kế toán nguyên vật liệu là một trong những
công tác trọng tâm của kế toán các Doanh nghiệp sản xuất.
Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà Nước, khi quyết định lựa chọn phương án sản xuất nào đó phải luôn tính đến
lượng chi phí bỏ ra và kết quả thu về. Việc Doanh nghiệp có tồn tại hay không phụ
thuộc vào việc Doanh nghiệp có đảm bảo bù đắp được những chi phí đã bỏ ra trong
quá trình sản xuất hay không. Điều đó có nghĩa là Doanh nghiệp phải tập hợp đúng các
chi phí NVL, chi phí nhân công,… để tính giá thành sản phẩm. Chi phí cao hay thấp,
tăng hay giảm phản ánh kết quả của việc quản lý, sử dụng vật tư. Tiết kiệm chi phí là
mục tiêu quan trọng không chỉ của mọi doanh nghiệp mà còn là vấn đề cần quan tâm
của toàn xã hội. Vì vậy công tác tổ chức hạch toán NVL là một trong những khâu quan
trọng đảm bảo cung cấp kịp thời, chính xác về kết quả hoạt động sản xuất, đáp ứng
nhu cầu trong việc ra quyết định quản lý, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Doanh
nghiệp nói riêng, tăng trưởng kinh tế nói chung.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu công tác tổ chức và ghi sổ kế toán về NVL tại công ty TAKAKO
được ghi chép như thế nào.


Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế để hiểu sâu hơn về công tác hạch
toán NVL, đồng thời qua đó biết được cách vận dụng một số tài khoản đã học vào thực
tế.
Hiểu được trình tự luân chuyển các chứng từ, cách ghi sổ sách các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh liên quan đến nguyên liệu, vật liệu.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài được thực hiện tại công ty TNHH TAKAKO
Về thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 01/04 – 07/06/2010
Về nội dung: Tìm hiểu về công tác kế toán NVL tại công ty
1.4. Bố cục của đề tài

Luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Đặt vấn đề
Nêu lý do, mục đích và giới hạn đề tài.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu tổng quát về công ty TAKAKO: Quá trình hình thành và phát triển,
quá trình hoạt động của công ty, cơ cấu tổ chức của công ty.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: trình bày những khái niệm và lý thuyết về NVL
Phương pháp nghiên cứu: trình bày các phương pháp mà luận văn đã sử dụng
để tìm ra kết quả.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Nêu lên kết quả nghiên cứu về công tác kế toán tại công ty TAKAKO
Chương 5: Kết luận và đề nghị
Nhận xét chung về bộ máy kế toán và công tác hạc toán NVL của công ty. Rút
ra những ưu và nhược điểm để đề ra biện pháp khắc phục

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu tổng quan về công ty
2.1.1. Sơ lược về công ty TNHH TAKAKO VIỆT NAM
Công ty TNHH TAKAKO là công ty con của công ty cổ phần TAKAKO
Industries. Inc Nhật Bản được thành lập năm 2003
- Tên công ty: Công ty TNHH TAKAKO Việt Nam
- Tên tiếng anh: TAKAKO VIETNAM Co.,LTD
- Tên viết tắt: TVC
- Tổng vốn đầu tư: 40.000.000 USD

- Vốn pháp định: 10.800.000 USD
- Cấu thành vốn: 100% được đầu tư từ công ty cổ phần TAKAKO Industries.
Inc
- Trụ sở chính: 27 Đại Lộ Độc lập, Khu công nghiệp Việt Nam – Shingapore,
Huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam
- Điện thoại: +84-650-3.782954
- Fax: +84-650-3.782955
- Website: www.Takakovietnam.com
- Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất và kinh doanh linh kiện xe hơi, linh kiện trong
bơm dầu cao áp
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH Takako Việt Nam được thành lập ngày 14 tháng 2 năm 2003,
bắt đầu hoạt động vào tháng 4 năm 2004
Tháng 9 năm 2002 bắt đầu kiểm thảo việc xây dựng nhà máy ở Việt Nam
Tháng 10 năm 2002 tiến hành điều tra thị trường


Tháng 12 năm 2002 quyết định chính thức trong nội bộ (công ty cổ phần
Takako Nhật Bản) là chon Việt Nam để xây dựng nhà máy
Tháng 1 năm 2003 xin giấy phép đầu tư
Tháng 3 năm 2003 lễ khởi công xây dựng nhà máy Takako tại Việt Nam
Tháng 4 năm 2003 bắt đầu xây dựng nhà máy 1 với 2 nhà máy là khu A và khu
B với diện tích 2 hecta (20.000m2) trụ sở đặt tại 27 Đại Lộ Độc Lập, khu công nghiệp
Việt Nam – Shingapore, Huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương
+ Nhà máy khu A diện tích nền xưởng 5.086,6m2
+ Nhà máy khu B diện tích nền xưởng 5.050,5m2
Tháng 1 năm 2007 nhận chứng nhận ISO 14001:2000
Tháng 9 năm 2007 xây dựng nhà máy 2 với diện tích 2.5 hecta (25.000m2) trụ
sở đặt tại 43 Đại Lộ Tự Do, khu công nghiệp Việt Nam – Shingapore, Huyện Thuận
An, Tỉnh Bình Dương

Tháng 1 năm 2008 nhận giải thưởng doanh nghiệp tiêu biểu Tỉnh Bình Dương
và nhận giải thưởng Top 4 năm 2007 của Báo Saigontimes
Tháng 12 năm 2008 nhận giải thưởng Top 40 năm 2008 của báo Saigontimes
Ngày 14 tháng 1 năm 2009 nhận chứng nhận ISO tích hợp 14001:2004,
9001:2000
2.1.3. Định hướng phát triển của công ty trong tương lai
Để đóng góp cho sự phát triển của xã hội loài người với những sản phẩm đảm
bảo chất lượng cao trên thị trường, công ty thực hiện những biện pháp sau:
Trung tâm R&D Kyoto Keikenna Gakkentoshi đóng vai trò trung tâm trong
việc nghiên cứu sản xuất được tiến hành tại 3 nhà máy sản xuất lớn Shiga (Nhật),
Kansas (Mỹ), Hồ Chí Minh (Việt Nam) sản xuất và lưu thông tối ưu nhất cho hoạt
động sản xuất và bán hàng của toàn công ty.
Trong lĩnh vực bơm dầu, công ty đã và đang nghiên cứu phát triển các bộ phận
linh kiện bơm dầu cao áp Akisharu mà điển hình là bơm cao áp siêu nhỏ, bộ truyền lực
bằng thủy lực siêu nhỏ (HST). Về lĩnh vực hệ thống thủy lực, công ty sẽ áp dụng kỹ
thuật nâng hạ hệ thống chạy thủy lực hay xylanh thủy lực để phát triển cho các máy
móc trong nghành thuốc Medical Takako chuyên sản xuất và kinh doanh các máy móc
ngăn ngừa truyền nhiễm trong các phòng khám nha khoa, đặc biệt có thể ngăn ngừa sự
4


truyền nhiễm của virut được xem là khó tẩy trùng như viêm gan siêu vi B, từ các
nghiên cứu trên công ty đã, đang và sẽ là doanh nghiệp cống hiến cho xã hội với
những lĩnh vực trên.
Với phương châm giao đến tay khách hàng 100% sản phẩm tốt, nên việc kiểm
tra chất lượng sản phẩm được thực hiện ngay trong công đoạn đầu. Nhà máy takako
Việt Nam đã hoàn thành từ năm 2004 và đi vào hoạt động với phương châm hoàn toàn
không tồn kho sản phẩm dở dang. Luôn luôn thử thách những công nghệ mới, công ty
luôn hướng tới mục tiêu trở thành công ty đi đầu trong sản xuất những sản phẩm có
chất lượng cao.

Để có thể để lại cho tương lai một môi trường sạch đẹp, quan niệm là “thông
qua hoạt động kinh doanh của công ty, cống hiến cho xã hội công ty tích cực hoạt
động theo phương châm toàn thể nhân viên cùng nhau nổ lực thực hiện và liên tục cải
tiến các hoạt động nhằm phòng chống ô nhiễm môi trường, cắt giảm hàng phế thải
trong thu mua, sản xuất, tiết kiệm nguồn năng lượng, cắt giảm lượng sử dụng giấy văn
phòng OA để bảo vệ rừng…
2.1.4. Các loại sản phẩm của công ty
+ Linh kiện máy bơm dầu: đối với máy móc cần dùng nguồn năng lượng lớn
trong xã hội hiện đại như máy móc xây dựng, máy móc gia công, xe hơi…bơm dầu là
một bộ phận không thể thiếu.Công ty được cả thế giới biết đến với tư cách là một nhà
chế tạo linh kiện máy bơm dầu đáng tin cậy.
+ Lắp ráp piston: là một bộ phận trọng tâm của bơm piston, sản lượng sản xuất
trong và ngoài nước hàng năm của công ty là 20.000.000 sản phẩm, chiếm 80% thị
phần trong nước và chiếm 50% thị phần thế giới.
+ Chi tiết hàn đầu tròn: kĩ thuật hàn đầu bi tròn của Takako đã được sự tin cậy
tuyệt đối trong lĩnh vực rộng lớn mà đầu tiên phải kể đến là linh kiện máy bơm dầu và
linh kiện xe hơi.
+ Solenoid valve
+ Sản phẩm OEM

5


2.1.5. Quy trình sản xuất
Hình 2.1. Quy Trình Sản Xuất Của Cty
Ghi chú: (1) Tùy thuộc vào từng loại NVL, LK mà đưa vào từng loại máy
tương ứng
(2) Sau khi đưa vào các máy, tất cả NVL và LK đưa vào lò nhiệt
NVL, LINH KIỆN


(1)

MÁY
TIỆN

MÁY
PHAY

MÁY
KHOAN

MÁY
MÀI

MÁY
CƯA

(2)
LÒ NHIỆT
ĐÓNG THÙNG
THÀNH PHẨM

MÁY ĐO 3
CHIỀU

MÁY ĐÁNH
BÓNG LDW

MÁY KIỂM
TRA VẾT

SƯỚC

MÁY ĐO
ĐỘ TRÒN
MÁY ĐO
ĐỘ NHÁM

MÁY ĐO
ĐỘ CỨNG
Nguồn tin: Phòng KT

2.1.6. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Cty
Là Cty con của Cty cổ phần TAKAKO Industries. Inc Nhật Bản, cho nên sản
phẩm mà Cty làm ra sẽ được chuyển đến Cty mẹ, Cty mẹ tiến hành lắp ráp vào ô tô,
trong bơm dầu cao áp…

6


2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý và nhiệm vụ
2.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Hình 2.2. Cơ Cấu Bộ Máy Quản Lý Của Cty

Ban Giám Đốc
Phòng
Kế hoạch sản xuất

Phòng
Kinh Doanh


Phòng
Kế toán

Phân xưởng
sản xuất

Nhà
máy
1

Phòng
Tổ chức nhân sự

Phòng
kỹ thuật

Nhà
máy
2
Nguồn tin: Phòng KT

- Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Giám đốc: Đề ra phương hướng, mục tiêu chất lượng, mục tiêu sản xuất kinh
doanh của cty, chịu trách nhiệm trước Cty TNHH Takako Việt Nam trong việc điều
hành hoạt động của cty. Giám đốc là người có quyền cao nhất trong cty.
Phòng KHSX: Xây dựng các kế hoạch hoạt động sản xuất thường kỳ và các
phương án sản xuất đột xuất đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh của cty.
Phòng kinh doanh: Xây dựng kế hoạch phát triển chiến lược kinh doanh của
cty trong tương lai trình Ban Giám Đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện, xây dựng và
phân tích giá thành sản phẩm, quản lý công tác giá, đơn hàng, soạn thảo hợp đồng,

tham mưu cho Ban Giám Đốc trong việc điều hành, kiểm tra thực hiện các kế hoạch
kinh doanh đã đề ra.
Phòng Kế toán: Phản ánh qua sổ sách kế toán các thông tin hoạt động kinh
doanh, tài chính. Kiểm tra và phân tích tình hình quản lý, sử dụng tài chính của cty,
7


cung cấp thông tin giúp Giám Đốc đề ra những quyết định hợp lý nhằm đảm bảo hoạt
động sản xuất kinh doanh có hiệu quả
Phòng tổ chức nhân sự: - Đảm nhận công việc như tuyển dụng, đào tạo, chấm
công, phân bố cán bộ công nhân viên và lao động phù hợp với năng lực của từng
người vào những vị trí thích hợp nhằm phát huy hết khả năng của mỗi người.
- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám Đốc Cty, tham mưu cho Ban Giám Đốc về
các mặt như: xây dựng nội quy công tác chế độ làm việc cho phù hợp với quy định của
Nhà nước.
Phòng kỹ thuật. Xác định mức NVL cho từng loại sản phẩm, xác định chỉ tiêu
kỹ thuật, xây dựng quy trình công nghệ. Quản lý MMTB, CCDC, hệ thống điện, hơi,
phương tiện vận chuyển phục vụ sản xuất. Tham mưu cho Ban Giám Đốc về trang bị,
bảo trì, sửa chữa MMTB, CCDC phục vụ sản xuất.
Phân xưởng sản xuất: Cty sản xuất 5 sản phẩm chính, có 2 nhà máy để sản
xuất.
2.2.2. Sơ đồ phần hành kế toán
Tổ chức bộ máy kế toán là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu
trong tổ chức công tác kế toán ở Doanh nghiệp, bởi suy cho cùng thì chất lượng của
công tác kế toán phụ thuộc trực tiếp vào trình độ, khả năng thành thạo, đạo đức nghề
nghiệp và sự phân công, phân nhiệm hợp lý các nhân viên trong bộ máy kế toán.
Hình 2.3. Sơ Đồ Tổ Chức Phòng KT
KT Trưởng

KT Vật tư


KT Tổng hợp

KT Giá thành
Nguồn tin: Phòng KT

- Chức năng nhiệm vụ các bộ phận KT
Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm tổ chức điều hành toàn bộ công tác kế toán
của cty, thực hiện phân tích hoạt động kinh tế, tham mưu cho Ban Giám Đốc về vấn đề
tài chính của Cty.

8


Kế toán vật tư: Theo dõi quá trình mua hàng, theo dõi tình hình và hạn mức sử
dụng nguyên vật liệu. Ghi nhận tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, thành phẩm.
Kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các bộ
phận KT, lập báo cáo tài chính, hỗ trợ cho kế toán trưởng trong việc điều hành công
tác kế toán. Đồng thời theo dõi những vấn đề liên quan đến tài sản cố định, tình hình
tăng, giảm, trích khấu hao tài sản cố định và tình hình thu chi của cty.
Kế toán giá thành: Theo dõi quá trình ghi nhận chi phí, theo dõi tình hình thực
hiện định mức chi phí, phân bổ chi phí và tính giá thành sản phẩm.
2.2.3. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại cty
Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ KT doanh nghiệp được ban hành theo quyết
định số 15/2006/ QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
Niên độ kế toán được bắt đầu từ ngày 01/04 đến ngày 31/3
Phương pháp hạch toán ngoại tệ: theo tỷ giá thực tế
Là Cty chế xuất cho nên không phát sinh thuế GTGT, thuế NK
Hình thức sổ KT áp dụng tại cty: Cty TNHH Takako đang áp dụng hình thức
ghi sổ nhật ký chung.

Hình 2.4. Trình Tự Ghi Sổ KT Theo Hình Thức KT Nhật Ký Chung tại Cty
Chứng từ kế toán
Sổ Nhật ký chung

Sổ, thẻ kế toán
chi tiết

Sổ chi tiết TK

Bảng tổng hợp
chi tiết

Bảng cân đối
số phát sinh

Báo cáo tài chính

Nguồn tin: Phòng KT

9


Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Quan hệ đối chiếu
2.2.4. Kế toán máy trong Cty
Công ty đã ứng dụng tin học vào công tác kế toán bằng việc sử dụng phần mềm kế
toán Solomon do Công ty phần mềm Microsoft viết chương trình từ tháng 11/2003.
Các phần hành kế toán tại công ty gồm có:

A/P (ghi nhận công nợ, trả tiền)
A/R (ghi nhận doanh thu và thu tiền)
Cash (thu và chi tiền)
G/Ledger (phản ánh những bút toán không thuộc các khoản mục trên)
2.2.5. Báo cáo kế toán
Công ty sử dụng các báo cáo kế toán theo quy định của Bộ Tài Chính bao gồm
các loại sau:
- Bảng cân đối kế toán.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Thuyết minh báo cáo tài chính

10


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1. Những vấn đề chung
Khái niệm
Vật liệu là đối tượng lao động trực tiếp cấu thành nên bản thân sản phẩm.
Đặc điểm
Tham gia vào một chu kỳ sản xuất, thay đổi hoàn toàn hình thái vật chất ban
đầu sau quá trình sử dụng, chuyển toàn bộ giá trị vào giá trị sản phẩm được sản xuất
ra.
Chi phí vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong một đơn vị sản phẩm làm ra
so với chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung.
Vật liệu là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất nên cần đảm
bảo cung cấp kịp thời, đông bộ và phải sử dụng tiết kiệm, hợp lý để tăng cường hiệu

quả sản xuất kinh doanh
Nhiệm vụ của kế toán NVL
Phản ánh chính xác, kịp thời và đầy đủ tình hình nhập xuất và số hiện có của các
loại trên các mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu giá trị và thời gian cung cấp.
Kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện định mức tiêu hao vật liệu, phân bổ chính xác,
kịp thời chi phí vật liệu vào chi phí các đối tượng sử dụng.
Có biện pháp xử lý nhanh chóng các vật liệu ứ đọng chưa và không cần dùng
hoặc kém phẩm chất.
3.1.2. Phân loại vật liệu
Vật liệu có nhiều thứ, nhiều loại và có vai trò công dụng khác nhau trong sản
xuất, để giúp cho công việc quản lý và hạch toán chính xác, cần thiết phải phân loại
vật liệu.


a) Căn cứ vào vai trò và công dụng vật liệu trong quá trình sản xuất, vật liệu được
chia thành các loại như sau:
-

Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những loại nguyên liệu và vật liệu khi tham gia
vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản
phẩm.

-

Vật liệu phụ: Là những loại nguyên liệu và vật liệu khi tham gia vào quá trình
sản xuất thì không cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp
với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bên ngoài, tăng thêm
chất lượng của sản

-


Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản
xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình
thường.

-

Phụ tùng thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sữa chữa máy móc, thiết
bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sản xuất…

-

Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những laọi vật liệu và thiết bị được sử
dụng cho công việc xây dựng cơ bản.

-

Vật liệu khác

b) Căn cứ vào nguồn cung cấp vật liệu, vật liệu được chia thành:
-

Nguyên liệu, vật liệu mua ngoài

-

Nguyên liệu, vật liệu tự sản xuất

-


Nguyên liệu, vật liệu có từ nguồn khác( được cấp, nhận góp vốn)

3.1.3. Đánh giá vật liệu
Là xác định giá trị tiền tệ của nguyên vật liệu theo những nguyên tắc nhất định.
a) Đánh giá vật liệu nhập:
Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu được xác định tuỳ theo nguồn nhập.
-

Vật liệu mua ngoài:
Giá mua ghi trên
Giá nhập kho =

Chi phí
+

Hóa đơn

thu mua

12

Giảm giá
đuợc hưởng


Trong đó:
Giá mua ghi trên hoá đơn: giá chưa có thuế GTGT
Chi phí thu mua: chi phí cho bộ phận thu mua, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản,
phân loại, bảo hiểm …nguyên vật liệu từ nơi mua về đến kho của doanh nghiệp.
Giảm giá được hưởng: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán…

Nếu doanh nghiệp nộp thuế VAT theo phương pháp khấu trừ, giá trị nguyên vật
liệu mua vào được phản ánh theo giá mua chưa có thuế,phần thuế GTGT đầu vào được
khấu trừ và hạch toán vào tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ (1331)”
Nếu doanh nghiệp nộp thuế VAT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối
tượng chịu thuế GTGT, hoặc dùng cho hoạt động sự nghiệp, phúc lợi, dự án thì giá trị
của nguyên vật liệu mua vào được được phản ánh theo tổng giá thanh toán bao gồm cả
thuế GTGT đầu vào và không được khấu trừ (nếu có).
Đối với nguyên liệu, vật liệu mua bằng ngoại tệ thì phải được qui đổi ra đồng
Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường
ngoại tệ liên ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ
để ghi tăng giá trị nguyên vật liệu nhập kho.
-

Vật liệu tự chế biến:
Giá nhập kho = Giá thành thực tế sản xuất + Chi phí trước nhập kho

- Vật liệu thuê ngoài gia công chế biến
Giá nhập

Giá vật liệu
=

Kho
-

Chi phí
+

đem gia công


gia công

Vật liệu được cấp:
Giá nhập

Giá ghi trong sổ
=

kho
-

Chi phí
+
nhập kho

Chi phí vận chuyển,
+
bốc dỡ

của đơn vị cấp

Vật liệu nhận góp vốn liên doanh:
Giá nhập kho = Giá do hội đồng định giá quyết định

-

Vật liệu được cấp biếu tặng:
13



Giá nhập kho = Giá bán tại địa phương + Chi phí nhập kho
b) Đánh giá vật liệu xuất:
Có 5 phương pháp đánh giá vật liệu xuất
-

Phương pháp thực tế đích danh:
Vật liệu xuất ra thuộc lần nhập nào thì lấy giá của lần nhập đó làm giá xuất kho.
Phương pháp này đòi hỏi kế toán phải biết chính xác những đơn vị vật liệu có

trong kho do những lần nhập nào, đơn giá nhập là bao nhiêu. Từ đó khi cần tính giá trị
vật liệu xuất hoặc tồn kho, kế toán chỉ cần lấy số lượng nhân với đơn giá nhập kho của
vật liệu đó.
-

Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO):
Phương pháp này áp dụng với giả định rằng: vật liệu nào nhập kho trước sẽ xuất

trước. Căn cứ vào giá trị của vật liệu có đầu tiên để làm giá xuất và lấy theo giá trị tiếp
theo.
-

Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO):
Phương pháp này áp dụng với giả định rằng : vật liệu nào nhập kho sau sẽ xuất

trước. Căn cứ vào gi vật liệu sau cùng để làm giá xuất và lấy theo giá trị ngược lên.
-

Phương pháp bình quân gia quyền
Đơn giá bình quân gia quyền cuối kỳ:
Cuối kỳ kế toán phải xác định giá trị vật liệu xuất trong kỳ theo đơn giá thực tế


bình quân của việc nhập trong kỳ và tồn đầu kỳ.
Công thức:
Đơn giá

Trị giá vật liệu tồn kho +

Trị giá vật liệu nhập

=
Bình quân

Số lượng vật liệu tồn kho +

Số lượng vật liệu nhập kho

Trị giá vật liệu xuất = Số lượng vật liệu xuất * Giá bình quân gia quyền
Đơn giá bình quân gia quyền liên hoàn:
Mỗi lần nhập kho vật liệu thì kế toán phải tính lại đơn gía bình quân của vật
liệu trong kho rồi từ đó tính ra giá trị thực tế của vật liệu tại thời điểm xuất vật liệu.
-

Phương pháp hệ số:

14


Áp dụng trong trường hợp đơn vị sử dụng giá hạch toán để theo dõi vật liệu.
Giá hạch toán là giá được sử dụng tạm thời để giúp ch việc hạch toán nhập xuất tồn
kho hàng ngày của từng loại vật liệu được kịp thời và thuận lợi. Giá hạch toán có thể

lấy theo giá kế hoạch hoặc giá thực tế cuối kỳ trước. Giá hạch toán không có giá trị về
mặt thanh toán và ổn định trong suốt kỳ kế toán.
Kế toán tổng hợp sử dụng giá thực tế, kế toán chi tiết sử dụng giá hạch toán. Cuối kỳ
kế toán phải xác định giá thực tế của vật liệu xuất kho dựa vào hệ số chênh lệch
Gía hạch toán vật liệu xuất kho = Số lượng vật liệu xuất kho* Đơn giá hạch toán
Hệ số chênh lệch:
Trị giá thực tế
vật liệu tồn kho

+

Trị giá thực tế
vật liệu nhập kho

+

Trị giá hạch toán
vật liệu nhập kho

Hệ số chênh lệ =
Trị giá hạch toán
vật liệu tồn kho

Trị giá thực tế = Số lựợng vật liệu* Đơn giá hạch toán * Hệ số chênh lệch
3.1.4. Phương pháp hạch toán nguyên vật liệu
Phương pháp kê khai thường xuyên: Là phương pháp theo dõi và phản ánh
thường xuyên, liên tục có hệ thống tình hình nhập xuất tồn kho vật liệu trên sổ kế toán.
Phương pháp này được sử dụng phổ biến hiện nay ở các doanh nghiệp, nó có độ chính
xác cao, cung cấp thông tin kịp thời, nhanh chóng.
Phương pháp này dược áp dụng cho các đơn vị sản xuất công nghiệp, xây lắp

và các đơn vị thương nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn như máy móc,
thiết bị hàng có kỹ thuật chất lượng cao.
Phương pháp kiểm kê định kỳ: Là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả
kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ của vật tư, hàng hoá trên sổ sách kế
toán tổng hợp, từ đó tính ra giá trị vật tư, hàng hoá xuất trong kỳ theo công thức:
Trị giá VT, HH
tồn đầu kỳ

Trị giá VT,HH
+

Trị giá VT, HH
Trị giá VT, HH
=
+
nhập trong kỳ
xuất trong kỳ
tồn cuối kỳ
15


×