Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Thực vật chí việt nam = flora of viet nam, quyển 11, bộ rong mơ fucales kylin, họ rau răm polygonaceae juss (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.72 MB, 129 trang )

THỰC VẬT CHÍ
VIỆT NAM
®

m

11
2. HỌ RAU Ră M - POLYGONACEAE Juss.

NGUYỄN THỊ Đỏ

HÀ NỘI, 2007


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu phân loại và hoàn thành bản thảo Thực
vật chí Việt Nam về họ Rau răm (Poỉygonaceae) tác giả đã nhận được sự giúp đỡ của
các cấp lãnh đạo, của các phòng tiêu bản trong nước ¡Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh
vật (HN), Viện Sinh học nhiệt đới (HM); Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (HNU),
Trường Đại học Dược (HNPI), Viện Dược liệu (HNPM)J và các phòng tiêu bản nước
ngoài [Vườn Thực vật Bogor, Inđônêxỉơ (BO); Viện Thực vật Bắc Kỉnh ịPE); Viện Thực
vật Văn Nam (KUN); Viện Thực vật Quảng Tây; Viện Thực vật Hoa Nam (IBSC); Đại
học tổng hợp Tokyo (TI)]. Đặc biệt là sự giúp đỡ của c ố GS. TSKH. Nguyễn Tiến Bân,
GS.TSKH. Trần Đình Lý, PGS. TS. Nguyễn Khắc Khôi, bạn bè đồng nghiệp Phòng Thực
vật và các Giáo sư chuyên gia thực vật nước ngoài [Prof.Dr. Li An Ren (Institute o f
Botany, Academia Sínica, Beijing); Prof. Dr. Wu Su Gong (Kunming Institute o f
Botany)].
Nhân dip này, tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn đến tất cả các cấp lãnh đạo, các cơ
quan, các tập thể và cá nhân đã động viên, giúp đỡ việc hoàn thành công trình nghiên
cứu này.
Mặc dù đã có nhiều c ố gắng biên soạn và sửa chữa bản thảo, song không thể tránh


khỏi những sai sót. Tác giả mong được bạn đọc góp ý kiến.

Hà Nội, tháng 9 năm 2007
TÁC GIẢ

TÁC GIẢ (AUTHOR)
TẬP 11.
2. HỌ RAU RÀM - POLYGONACEAE Juss.
Nguyễn Thị Đỏ
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
Institute of Ecology and Biological Resources


POLYGONACEAE Juss. 1789 - HỌ RAU RĂM
(10 chi, 52 loài, 2 thứ)
Họ Rau răm (Polygonaceae) có khoảng 50 chi, hơn 1400 loài, phân bố rộng rãi ở các vùng
ôn đới Bắc bần cầu và các vùng nhiệt đới trên thế giới. Việt Nam có 10 chi (trong đó có 4 chi
nhập nội; Coccoloba, Muehlenbeckia, Antinoron, Rheum), 52 loài, 2 thứ, phân bố rộng rãi khắp
đất nước. Họ này đặc trưng bởi các đặc điểm hình thái dễ nhận biết ngoài tự nhiên và trong các
phòng tiêu bản như thân và cành có nhiểu lóng và đốt (tên họ Polygonaceae bắt nguồn từ đặc
điểm này, tiếng Latinh “polygonatus” có nghĩa là nhiều đốt). Lá phần lớn mọc cách và có lá
kèm dạng bẹ [thường gọi là “bẹ chìa”{ochrea)]. Hoa nhỏ, bao hoa không phân biệt thành đài và
tràng. Sự đa dạng phong phú của họ được thể hiện qua các đặc điểm hình thái như sau:
1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
1.1. DẠNG SỐNG
Trong họ Poỉygonaceae có một số dạng sống chính sau;
1.1.1. Cây gỗ, gỗ nhỡ: Một số loài trong các chi có dạng cây gỗ như: Atraphaxis,
Coccoloba, Podopterus, Gymnopodium. ớ Việt Nam chỉ có 1 chi Coccoloba với 1 loài cây gỗ
[C. uvifera (L.) L.] được nhập trồng làm cây bóng mát ven biển. Theo Takhtajan (1997) thì các
loài cây gỗ trong Poỉygonaceae có sự sinh trưởng thứ cấp dị thường, có mạch thủng lỗ đơn xen

kẽ nhau, các sợi gỗ có các lỗ đcín có vách, tia đồng hình hoặc dị hình, các lạp thể có yếu tố rây
kiểu chữ “S”. Cây gỗ phân cành nhiều, trên cành có các lóng và đốt, một sô' có cành rút ngắn
thành dạng gai {Atraphaxis spinosa L., A. pungens (Bieb) Jaub. & spach.), trên đốt thường có
bẹ chìa.
1.1.2. Cây bụi hoặc nửa bụi: Nhiều đại diện trong các chi Polygonella, Calligonum,
Muehlenbeckia là cây bụi hoặc nửa bụi, chúng sống trên các hoang mạc, bán sa mạc, sườn đồi,
núi khô hạn ở Đông Nam Âu và Trung Á. Việt Nam chỉ có 1 chi Muehlenbeckia với 1 loài [M.
platyclada (F. Muell ex Hook.) Meissn.] được nhập trồng làm cảnh, cành dẹp dạng lá là đặc
điểm rất đặc trưng của loài này.
1.1.3. Dây leo: Một số ít các đại diện trong các chi Brunchia, Coccoỉoba và nhiều đại diện
trong các chi Antigonon, Fallopia là dây leo. Việt Nam có 2 loài thuộc 2 chi Antigonon,
Fallopia là dây leo, trong đó Antigonon có 1 loài (A. leptopus Hook. & Am.) được nhập trồng
làm cảnh, Fallopia có 1 loài [F. multiflora (Thunb.) Haraldsop]: dây leo và thân quấn vào nhau.
1.1.4. Cây thân cỏ: Phần lớn các chi trong Polygonaceae là cây cỏ 1 năm hoặc nhiều năm.
Thân đứng thẳng hoặc bò, mềm yếu hoặc gốc hóa gỗ hoặc phần gốc thẳng phía trên chếch lên
hoặc bò trườn, đơn độc hoặc phân nhánh, nhẵn hoặc có các loại lông phủ (lông tơ, lông dính,
lông bông, lông gai thẳng hoặc móc ngược), cành có nhiều lóng và đốt, lóng đặc hoặc rỗng, trên
đốt phần lớn có bẹ chìa, một số ít không có (không có đại diện ở Việt Nam).
1.2.

RÊ [Hình 1(1-4)]: Hệ rễ của các loài trong Polygonaceae gồm có:

1.2.1.
Rễ chính [Hình 1(1-2)]: Chủ yếu có ờ các loài cây gỗ, cây bụi và một số ít loài cây
cỏ. Rễ mọc thẳng, ăn sâu trong đất, hóa gỗ hoặc một số phình lên, nạc như trong một số loài
thuộc Fallopia, Rheum, Rumex.


1.2.2.
Rễ chùm: Trong họ này phần lớn ở các loài cây cỏ 1 năm hoặc nhiểu năm có rễ chùm

[Hình 1(3)], ngoài ra trên đốt thân của cây sống trong nước hoặc mép nước thường có rễ mọc
xung quanh [Hình 1(4)].

Hình 1. Hình thái rễ
1. rễ chính; 2. rễ chính phình lên thành dạng củ; 3. rễ chùm; 4. rẽ mọc trên đốt thân
1.3. LÁ
1.3.1. Phiến lá [Hình 2(1-15)]
Trong hầu hết các loài của họ Polygonaceae là lá đơn, mọc cách, một số ít mọc đối hoặc
mọc vòng. Lá có cuống dài ngắn khác nhau, đính gốc hoặc đính dạng thuẫn, nhẵn hoặc có lông
gai, có cánh hẹp hoặc không, hoặc gần như không cuống. Phiến lá phần lớn màu lục, một số ít
màu nâu đỏ, nguyên, hình dải, hình mũi giáo, hình trứng, hình thoi {Muchlenbeckia platyclada),
hình tam giác, hình mũi tên hoặc xẻ thùy lông chim {Polygonum runcinatum Buch.-Ham ex D.
Don) hoặc chân vịt {Polygonum palmatum Dunn., Rheum palmatum L., R. ojficinale Baill.), hai
mặt lá nhẵn hoặc có lông tơ, một số ít có điểm tuyến hoặc lông tuyến, gân giữa và gân bên nổi
rõ, mép phẳng hoặc lượn sóng; chóp lá nhọn, tròn, tù; gốc lá bằng, hình nêm, hình tim, hình
thận, hình mũi tên có 2 thùy gốc trải ngang hoặc cụp xuống.
1.3.2. Bẹ chìa [Hình 3(1-11)]: Một trong những đặọc điểm đặc trưng của họ Polygonaceae
là trên các đốt thân và cành luôn luôn có lá kèm dạng bẹ thường gọi là “bẹ chìa”, một số ít
không có bẹ chìa (subfam. Eriogonoideae). Cuống lá có thể đính ở trên hoặc dưới gốc bẹ chìa.
Về chất liệu, bẹ chìa có thể có 2 loại: chất màng mỏng và chất lá. Bẹ chìa chất màng mỏng có ở
nhiều loài trong họ [Hình 3(2-9)], có thể là dạng vảy với 2 thùy nhỏ (Koeginia) [Hình 3(1)]
hoặc dạng ống bao quanh thân, trên mặt bẹ chìa nhẵn hoặc có lông ngoài ra còn có các gân song
song nổi rõ, một số ít các gân kéo dài thành lông mi ở mép; mép bẹ chìa cụt [Hình 3(2-3)] hoặc
vát [Hình 3(8)], trên có lông mi hoặc không; lông mi có độ dài khác nhau [Hình 3(4-8)], một số
loài gốc bẹ chìa có một vòng lông gai mọc ngược (sect. Echinocaulon) [Hình 3(7-8)]. Bẹ chìa
chất lá có ở một số ít loài trong chi Polygonum [Hình 3(9-11)], có thể có dạng tam giác
{Polygonum senticosum Frach. & Sav.) hoặc dạng riềm bao quanh thân {Polygonum perfoliatum
L.) [Hình 3(10)]. Ngoài ra trên cùng một bẹ chìa có cả 2 chất liệu như bẹ chìa của Polygonum
orientate L. phần ống chất màng, riềm ở mép bẹ chìa chất lá [Hình 3(9)]. Tất cả các đặc điểm
trên của bẹ chìa được dùng để phân loại các loài trong 1 chi.



Hình 2. Hình thái lá
1.
phiến lá hình dải, gốc bằng; 2. phiến lá hình mũi giáo, gốc hình nêm; 3. phiến lá hình
mũi giáo-thuôn, gốc hình nêm; 4. phiến lá hình trứng, gốc hình nêm rộng; 5. phiến lá hình trứng,
cuống lá có cánh; 6. phiến lá hình trứng, gốc tròn; 7. phiến lá hình trứng, chóp nhọn dài; 8. phiến lá
hình tam giác-trứng, gốc hình thận; 9-10. phiến lá hình mũi tên; 11. phiến lá hình thoi; 12. phiến lá
hình tam giác, cuống lá đính dạng thuẫn; 13. phiến lá hình tam giác, cuống lá có gai; 14. phiến lá
xẻ thuỳ lông chim; 15. phiến lá xẻ thuỳ chân vịt


10

Hình 3. Hình dạng bẹ chìa
1. bẹ chìa chất màng, dạng vảy; 2. bẹ chìa chất màng, dạng ống, nhẵn, mép bằng, không
có lông mi; 3. bẹ chìa chất màng, dạng ống, phía ngoài có lông tơ, mép bằng, không có
lông mi; 4, 5. bẹ chìa chất màng, dạng ống, phía ngoài có lông tơ, mép bằng, có lông mi
dài bằng gần nửa hoặc nửa phần ống; 6. bẹ chìa chất màng, dạng ống, phía ngoài có lông
tơ, mép bằng, có lông mi dài bằng hoặc dài hơn phần ống; 7. bẹ chìa chất màng, dạng
ống, phía ngoài không có lông tơ, mép bằng, có lông mi ngắn hơn phần ống nhiều, gốc bẹ
chìa có 1 vòng lông; 8. bẹ chìa chất màng, dạng ống, phía ngoài không có lông tơ, mép
vát, có lông mi ngắn hơn phần ống nhiều, gốc bẹ chìa có 1 vòng lông; 9. bẹ chìa chất
màng, dạng ống, mép ống có riềm chất lá; 10. bẹ chìa chất lá, dạng riềm bao quanh thân;
11. bẹ chìa chất lá, dạng riềm không bao quanh thân
1.4. CỤM HOA VÀ HOA
1.4.1.
Cụm hoa [Hình 4(1-12)]: Hoa trong họ Polygonaceae thường mọc ở nách lá hoặc
đỉnh cành và thân thành các kiểu cụm hoa khác nhau ở đỉnh cành hoặc thân. Vị trí và hình dạng
các cụm hoa là đặc điểm quan trọng để phân biệt các sect, trong các chi, có 2 kiểu chính.



Hình 4. Hình thái cụm hoa
1. cụm hoa mọc tụm ở nách lá; 2, 3. cụm hoa dạng bông, hình trụ;
4. một phẩn của cụm hoa dạng bông, hình trụ (vẽ to); 5. cụm hoa dạng bông hình sợi;
6. một phần của cụm hoa dạng bông, hình sợi (vẽ to); 7-10. cụm hoa dạng đầu;
11, 12. cụm hoa dạng chùm

9-RMRR

125


* Kiểu 1: Hoa mọc tụm ở nách lá không thành cụm hoa, có ở một số loài trong chi
Koenigia (không có ở Việt Nam), Muehlenbeckia, Rumex và sect. Avicularia thuộc chi
Polygonum (có ở Việt Nam) [Hình 4(1)].
* Kiểu 2: Hoa tập hợp thành cụm hoa dạng bông, dạng đầu, dạng chùm hoặc dạng chuỳ ở
đỉnh thân hoặc cành [Hình 4(2-6)].
Cụm hoa có một số kiểu cụm hoa sau:
- Cụm hoa dạng bông: Gồm nhiều lá bắc xếp sít nhau hoặc ngắt quãng trên dọc trục hoặc
dọc các nhánh cụm hoa kéo dài làm thành cụm hoa dạng bông, trong mỗi lá bắc thường có 2-5
hoa. Cụm hoa dạng bông hình trụ tròn [Hình 4(2-4)] hoặc hình sợi [Hình 4(5-6)], đcín độc hoặc
phân nhánh, thường gặp ở các loài trong sect. Polygonum. Cuống cụm hoa và cuống hoa nhẵn hoặc
có lông tơ hoặc lông tuyến.
- Cụm hoa dạng đầu: Các hoa xêp sít nhau ở đầu các nhánh cụm hoa làm thành cụm hoa dạng
đầu, có ở các loài trong các sect. Cephalophilon, Echinocaulon thuộc chi Polygonum [Hình 4(7-10)].
- Cụm hoa dạng chùm hoặc chuỳ: Nhiều hoa làm thành cụm hoa dạng chùm hoặc chuỳ,
các lá bắc không xếp sít nhau, cụm hoa phân cành nhiều hoặc ít, có ở hầu hết các chi có ở Việt
Nam như: Antenoron, Coccoloba, Fagopyrum, FaUopia, Reynoutria, một sô' loài trong sect.
Aconogon thuộc chi Polygonum [Hình 4(11, 12)].

1.4.2. Hoa [Hình 5 (1-26)]: Hoa của họ Polygonaceae vihỏ, đều, phần lớn lưỡng tính [Hình
5(1-3)], một số ít đơn tính cùng gốc {Pleuropterus) hoặc khác gốc {Reynoutria) [íỉình 5(4, 5)],
mẫu (2)3-4-5. Những đặc điểm này có ý nghĩa rất lớn trong việc phân loại các chi trong họ
Poỉygonaceae. Hình thái các bộ phận của hoa như sau:
IA.2.1. Lá bắc: Thường dạng phễu hoặc dạng ống, phần lớn là chất màng, nhẵn hoặc có
lông phủ ngoài hoặc có gân dọc, mép có lông mi hoặc không, trong mỗi lá bắc có 2-5 hoa.
Những đặc điểm của lá bắc cũng được dùng để phân biệt các loài trong một chi.
1.4.2.2. Bao hoa [Hình 5(6-15)]; Không phân hóa thành đài và tràng, đây là một trong
những đặc điểm đặc trưng của họ. Nụ hoa có tiền khai van hoặc lợp. Bao hoa màu trắng, trắng
xanh, hồng hoặc đỏ nhạt, có (2)3-4-5(9) mảnh, xếp thành 1 hoặc 2 hoặc 3 vòng, các mảnh bao hoa
có hình dạng và kích thước giống nhau hoặc các mảnh bao hoa vòng trong lớn hơn các mảnh bao
hoa vòng ngoài hoặc các mảnh bao hoa vòng ngoài lớn hơn các mảnh bao hoa vòng trong, phần
dưới rời nhau hoặc dính nhau ít ở gốc, tồn tại hoặc lớn lên cùng quả làm thành vỏ bao ngoài
mọng nước hoặc thành dạng cánh nguyên hoặc có răng dài ngắn khác nhau {Rheum, Rumex),
trên các mảnh bao hoa có cục chai hoặc không (đặc trưng của một số loài trong chi Rumex).
1.4.2.3. Bộ nhị [Hình 5(10-13; 15, 16)]; Thường có 3-8 nhị, một số ít 9 nhị (Rheum), thậm
chí 12-18 nhị (Calligonum). Chỉ nhị dạng sợi hoặc dạng bản, rời hoặc dính nhau ở gốc, nhẵn
hoặc có lông, một số loài có tuyến mật dạng sợi nằm xen kẽ gốc chỉ nhị hoặc dạng vòng nằm ở
gốc bầu. Bao phấn đính lưng, 2 ô, đính lung hoặc đính gốc, thường mở theo khe dọc. Hạt phấn 3
tế bào hoặc 2 tế bào hoặc 3 rãnh đến nhiều lỗ (Takhtajan, 1997: 125).
1.4.2.4. Bộ nhuỵ [Hình 5(17-26)].' Thường có 2-3(4) lá noãn và là kiểu hợp tiêu lá noãn
(lysicarp). Bầu thượng, gốc có tuyến mật dạng vòng. Noãn đơn độc, 2 vỏ dạng màng, ít nhiều có
cuống đính trên giá noãn giữa. Vòi nhụy 1-2-3-4, rời nhau hoặc dính nhau ít nhiều ở gốc, trên
xẻ thùy, phần lớn rụng sớm, một số ít tồn tại {Antenoron). Đầu nhụy có nhiều hình dạng khác
nhau như: Đầu nhụy loe ra, áp sát đỉnh bầu (Coccoỉoba) hoặc đầu nhụy thẳng kéo dài hình đầu
(Antigonum, Oxygonum, Rheum), dạng mào, dạng bút lông hoặc dạng riềm xẻ sâu (Rumex,
Reynoutrỉa), dạng móc (Antenoron).


t ì


16

1-3. hoa lưỡng tính; 4. hoa đơn tính: hoa cái; 5. hoa đơn tính: hoa đực; 6-9. hình dạng chung
của bao hoa; 10-12. bao hoa mở ra với bộ nhị và nhụy; 13. bao hoa mở ra với bộ nhị; 14. mảnh
bao hoa có điểm tuyến; 15. một mảnh bao hoa với nhị; 16. nhị; 17. bầu với đầu nhụy dạng đầu
không áp sát bầu; 18. bầu với đầu nhụy dạng đầu áp sát bầu; 19,20. bầu với 3 vòi nhụy kéo dài;
21-23. bầu với 3 Vòi nhụy ngắn; 24. bầu với vòi nhụy thẳng; 25. bầu với 2 vòi nhụy dạng móc;
26. bầu với đầu nhụy dạng bút lông


I.4.2.5.
Quả [Hình 6(1-13)]: Trong họ Polygonaceae chỉ có 1 kiểu quả là quả bế. Quả bế
hìọh thấu kính [Hình 6(3)], hai mặt lồi hoặc lõm, hoặc hình tam lăng [Hình 6(1,2)], cạnh không
có cánh hoặc có cánh (Rheum), nhẵn bóng hoặc có vân, được bao một phần hoặc toàn bộ trong
bao hoa không đồng trưởng [Hình 6(3-4)] hoặc đồng trưởng [Hình 6(5-10)], mọng nước
{Polygonum chinensis L., p. per/oỉỉatum L.) hoặc dạng cánh, mép bao hoa đồng trưởng nguyên
(một số loài trong các chi Reỵnoutria, Palỉòppỉa, Rumex) [Hình 6(5-6)] mép có răng cưa nhỏ,
mép có nhiều răng dạng móc hoặc mép có 1-nhiều răng, dài ngắn khác nhau (Rumex) [Hình
6(7-10)], trên tất cả các mảnh bao hoa đồng trưởng hoặc chỉ 1 trong sô' đó có cục chai ở giữa
hoặc toàn bộ có cục chai (đây cũng là một ttong những đặc điểm chủ yếu để phân loại các loài trong
dãRumex).
Hạt nhỏ, có kích thước trung bình, cao một vài milimét, có lớp vỏ bọc ngoài. Lá mầm cong
gập xuống hoặc xếp nếp {Pagopyrum), hoặc một số ít thẳng, phẳng dẹp (Polygonum). Phôi ở
giữa trục tức là nằm giữa 2 lá mầm hoặc ở bên, gần hoặc xa trục. Nội nhũ sừng, giàu tinh bột và
dầu béo, các hạt tinh bột rời nhau, không có ngoại nhũ.

Hình 6. Hình thái quả
1, 2. quả bế hình tam lăng; 3. quả bế hình thấu kính; 4. quả bế với bao hoa không đồng trưởng;
5.

quả bế với bao hoa đồng trưởng mọng nước; 6. quả bế với bao hoa đồng trưởng dạng cánh,
không có cục chai; 7, 8. quả với bao hoa đổng trưởng dạng cánh, có cục chai, mép nguyên; 9. quả
bế với bao hoa đồng trưởng dạng cánh, có cục chai, mép răng cưa nhỏ; 10,11. quả bế với bao hoa
đồng trưởng dạng cánh, có cục chai, mép có 1 hoặc 2 răng dài; 12. quả bế với bao hoa đồng trưởng
dạng cánh, có cục chai, mép có nhiều răng, dài không bằng nhau; 13. quả bế với bao hoa
đồng trưỏíng dạng cánh, có cục chai, mép có nhiều răng dạng móc


2. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI HỌ POLYGONACEAE
2.1. Vị trí và quan hệ họ hàng họ Polygonaceae
Họ Polygonaceae trong các hệ thống Engler (1892), Thome (1983), Dahlgen (1983),
Cronquit (1981-1988), Takhtajan (1987) là họ duy nhất trong bộ Polygonales. Điều đó khẳng
định vị trí của họ được nhiều tác giả công nhận. Song trong một số hệ thống khác vị trí của họ
Polygonaceae có sự khác nhau nhiều như: hệ thống của Bentham và Hooker (1862-1883)
Polygonaceae được xếp vào nhóm Phôi cong (Curvembryeae) thuộc phân lớp bao hoa đơn
(Monochlamydeae) cùng với nhiẻu họ nhu: Nyctaginaceae, Illecebraceae, Amarantaceae (gồm
cả Achatocarpaceae), Chenopodiaceae (gồm cả Basellaceae), Phytolaccaceae (gồm cả
Agdestidaceae, Barbeuiaceae, Gyrostemonaceae, Stenospermaceae), Batỉdaceae; trong hệ
thống của Young (1982) Polygonaceae được xếp vào bộ Đuôi công {Plumbaginaỉes) thuộc phân
lớp Sổ {Dilỉeniidae). Riêng bộ Polygonales trong các hệ thống khác nhau cũng được các tác giả
xếp khác nhau như: Engler (1892) xếp bộ Polygonales trong lớp Bao hoa cổ (Archichlamideae),
Hutchinson (1959) xếp bộ Polygonales trong nhóm Cây cỏ ựierbaceae), Thorae (1983) xếp bộ
Polygonales trong lớp Chè (Theiflorae), còn Cronquist (1981-1988) và Takhtajan (1987) xếp bộ
Polygonales trong phân lớp cẩm chướng (Caryophyllidae). Sự tương quan vẻ vị trí của họ
Polygonaceae trong các hệ thống có thể thấy ở bảng 1 và bảng 2.
Bảng 1. TÓM TẮT CÁC HỆ THốNG BENTHAM & HOOKER, ENGLER,
HUTCHINSON, YOUNG
BENTHAM & HOOKER
(1862-1883)
Dicotyledoneae


ENGLER
(1892)
Dicotyledoneae

HUTCHINSON
(1959)
Dicotyledoneae

YOUNG
(1982)
Dicotyledoneae

Monochlamydeae

Archichlamydeae

Herbaceae

Dilleniidae

Curvembryea
Polygonaceae

Dilleniananae
Polygonales

Polygonales

Plumbaginales


Polygonaceae

Polygonaceae

Polygonaceae

Bảng 2. TÓM TẮT CÁC HỆ THốNG THORNE, DAHLGREN, CRONQUIST,
TAKHTAJAN
THORNE
(1983)
Dicotyledoneae

DAHLGREN
(1983)
Dicotyledoneae

CRONQUIST
(1981-1988)
Magnoliophyta

TAKHTAJAN
(1987)
Magnoliophyta

Theiflorae

Polygoniflorae

Magnoliopsida


Magnoliopsida

Caryophyllidae

Caryophyllidae
Polygonanae

Polygonales

Polygonales

Polygonales

Polygonales

Polygonaceae

Polygonaceae

Polygonaceae

Polygonaceae


Qua vị trí của họ Polygonaceae trong các hệ thống cho thấy rằng các tác giả có nhiều ý
kiến khác nhau khi xem xét quan hệ họ hàng của họ Polygonaceae với các họ khác. Hallier
(1908, 1912) đã cho rằng Polygonaceae xuất phát từ Portulacaceae (theo nghĩa rộng bao gồm
cả Basellacaceae và Chenopodiaceae), có nhiều dặc điểm chung giữa Polygonaceae và
Portulacaceae, đặc biệt về hình thái bộ nhụy: cả 2 họ thường có 3 lá noãn và là kiểu lysicarp

(họfp tiêu lá noãn). Bessey (1915) đã gộp Polygonaceae vào bộ Caryophyllales và đứng giữa
Chenopodiaceae và Nyctaginaceae. Hutchinson (1959) cho rằng Polygonaceae rất gẩn
Illecebraceae (họ này nhiều tác giả đã gộp vào Caryophyllaceae) bởi dạng sống. Takhtajan
(1966) cũng cho rằng Polygonales gần với Caryophyllales dặc biệt với Portulacaceae và
Basellaceae, nhưng hạt không có ngoại nhũ mà có nhiều nội nhũ bột trong đó có chứa phôi
cong ít nhiều hoặc thẳng, có thể có nguồn gốc cùng với Caryophylỉales. Gần đây nhất
Takhtajan (1996) lại khẳng định điều này một lần nữa và bổ sung thêm là Polygonales có thể
xuất phát từ một số đại diện cổ của Caryophyllales có hạt phấn 3 rãnh lỗ, hoa không có cánh,
mẫu 3, lá có ĩá kèm nhưng Polygonales khác biệt với Caryophyllales là các lạp thể có yếu tố
rây kiểu “S” và hầu hết không có betalain.
2.2. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI HỌ POLYGONACEAE
Trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu về họ Polygonaceae và sự phân loại nó rất
phong phú. Đầu tiên phải kể đến Carl Linneus (1753), chưa phân thành họ Polygonaceae nhưng
các chi (5 chi, 54 loài) thuộc họ này được xếp vào các lổỊ) khác nhau dựa trên số lượng nhị và số
lá noãn, cụ thể là:
- Lớp 6 nhị, 2 lá noãn (hexandria, digynia): Atraphaxis (2 loài).
- Lớp 6 nhị, 3 lá noãn (hexandria, trigynia): Rumex (22 loài).
- Lớp 8 nhị, 3 lá noãn (octandria, trigynia): Polygonum (26 loài).
- Lớp 9 nhị, 3 lá noãn (enneandria, trigynia): Rheum (3 loài).
- Lớp nhiều nhị, 2 lấ noãn (polyandria, digynia): Calligonum (1 loài).
Dammer (in Engler & Prantl Pflanzenf. III, 19,25) dựa trên đặc điểm cách sắp xếp bao hoa,
nội nhũ, dạng sống, sự có mặt của bẹ chìa hoặc không có đã chia họ Polygonaceae thành 2
nhóm, 3 họ phụ, 6 tông như sau:
A. Bao hoa xếp thành vòng, nội nhũ không xếp nếp.
Subfam.l. Rumicoideae.
Trib. 1. Erỉogoneae: Không có bẹ chìa (Chorizanthe, Erigonum).
Trib. 2. Rumiceae: Có bẹ chìa {Rumex, Rheum, Oxyria...).
B. Bao hoa không xếp thành vòng (trừ một sô' trong Coccoloboideaè).
Subfam.2. Polygonoideae: Nội nhũ không xếp nếp.
Trib. 3. Atraphaxideae: Cây bụi {Calligonum...).

Trib. 4. Polygoneae: Cây cỏ (Polygonum, Fagopyrum...).
Subfam.3. Coccolobeae: Nội nhũ xếp nếp.
Trib. 5. Coccolobeae: Hoa lưỡng tính (Muehlenbeckia, Coccoloba).
Trib. 6. Tr/p/ar/i/^ae: Hoa đo« tính khác gốc (rnp/am ).


G. Roberty và s. Vautier (1964) đã nghiên cứu sâu họ Polygonaceae và dựa trên các đặc
điểm: sự có mặt của bẹ chìa hoặc không, vị trí của bẹ lá với cuống, đặc biệt dựa vào hình dạng
đầu nhụy để chia họ Polygonaceae thành 3 họ phụ (subfam.) và 10 tông (trib.). Số lưọmg và vị
trí của một số tông có thay đổi so với sự phân loại của Dammer như tông Rumiceae trong họ
phụ Rumicoideae được xếp sang họ phụ Polỵgonoideae. Tóm tắt khóa định loại của G. Roberty
và s. Vautier (1964) như sau:
Subfam. 1. Poỉỵgonoideae: Có bẹ chìa và bẹ chìa ở dưới cuống lá.
Trib. 1. Coccolobeae: Đầu nhụy loe áp sát đỉnh (1 chi: Coccoloba).
Trib. 2. Polygoneae: Đầu nhụy thẳng đứng (13 chi: Emex, Ampelygonum, Oxygonum,
Antenoron, Harpagocarpus, Polygonelỉa, Atraphaxis, Polygonum, Koenigia,
Fagopyrum, Pteroxygonum, Pỉeuropteropyrum, Bilderdykỉa).
Trib. 3. Rheae: Đầu nhụy dạng tua rua, dạng đầu tù, gồ lên (2 chi: Reynoutria, Rheum).
Trib. 4. Rumiceae: Đầu nhụy phân thùy dạng bút lông, dạng riềm xẻ sâu(2 chi: Rumex,
Oxyria).
Subfam.2. Calligonoideae: Không có bẹ chìa hoặc nếu có thì dễ gãy và không ở dưới
cuống lá.
Trib. 5. Tripỉarideae: Đầu nhuỵ hẹp kéo dài (5 chi: Symeria, Leptogonum, Enneatypus,
Ruprechtỉa,Triplaris).
Trib. 6. Brunnỉchieae: Đầu nhụy bé vài milimét (1 chi; Brunnichia).
Trib. 7. Muehlenbeckieae: Đầu nhụy khía hoặc lượn sóng (1 chi: Muehlenbeckia).
Trib. 8. Antigoneơe: Đầu nhụy hình đầu, nhỏ (3 chi: Antigonon, Gymnopodium,
Podopterus).
Trib. 9. Callỉgonaseae: Đầu nhuỵ hình khối, to (2 chi: Calligonum, Pteropyrum).
Subfam.3. Eriogonoideae: Không có bẹ chìa, có lá bắc tổng bao.

Trib. 10. Eriogoneae: Đầu nhuỵ hình cầu (7 chi: Eriogonella, Chorizathe, Centrostegia,
Lastarriaca, Eriogonum, Pteroxygonum, Pterostegia).
Ngược lại, Takhtajan (1997) đã dựa trên một số đặc điểm như: sự có mặt của bẹ chìa hoặc
không có, kiểu phân cành của thân, kiểu cụm hoa, mẫu hoa và sự có mặt của chất anthraquinon
trong cây hoặc không có để chia họ Polygonaceae thành 2 họ phụ, 7 tông:
Subfam.l. Erỉogonoideae: Lá không có bẹ chìa. Phân cành thưcíng là kiểu hợp trục. Cụm
hoa xim. Hoa thường mẫu 3. Có thể không có anthraquinon.
Túh.ì. Eriogoneae: Eriogonum, Oxytheca, Stegonum, Nemacaulis, Chorizanthe,
Lastarriaca....
Trib. 2. Pterostegineae: Pterostegia, Harfordia.
Subfam.2. Polygonoideae: Lá có bẹ chìa. Phân cành kiểu đơn trục. Cụm hoa chùy. Hoa
mẫu 3-2 hoặc 5. Thường có anthraquinon.
Trib.3. Rumiceae: Rheum, Rumex, Oxyria, Emex.
Trib.4. Atraphaxideae: Atraphaxỉs, Caỉligonum, Pteropyrum.


Trib.5. Polygoneae: Polygonum , Fagopymm, Persicaria, Knorringia, Koenigia,
Oxygonum.
Trib.6. Triplarideae: Gymmopodium, Leptogonum, Ruprechtia, Trỉplaris, Symmedia.
Trib.7. Coccolobeae: Muehlenbeckìa, Coccoỉoba, Antigonon, Brunnichia, Podopterus,
Neomillspaugia.
Qua sự phân loại của 3 tác giả trên cho thấy: tuy mỗi táe giả chọn cho mình giới hạn của
các họ phụ khác nhau nhưng cả 3 tác giả đều chia họ Polygonaceae thành các họ phụ. Song sự
phân chia của A. Takhtajan (1997) là hợp lý hơn cả vì tổng hợp được những đặc điểm đặc trưng
về hình thái thân, lá và hoa của họ Polygonaceae trong các họ phụ.
Trong số các tác giả nghiên cứu sâu về họ Polygonơceae đáng chú ý nhất là giáo sư K. F.
Meisner của trường đại học Basel. Sau hơn 4 năm nghiên cứu, ông đã xuất bản tác phẩm
"Monographiae generis Polygoni prodromus"(1826) và các bài báo trong "Plantae Asiaticae
rariores" (1832) của Wallich và "The Polygonaceae of De Caldolles prodromus" (1856) không
chỉ về phân loại họ Polygonaceae mà còn tiêu chuẩn hóa các taxon trong nó. Rất tiếc là những

tài liệu này chúng tôi chưa có được.
Đặc biệt giáo sư Nakai trong "A new classification of Linnnaean Polygonum" (1926) đã
đưa ra một khoá định loại hoàn toàn mới dựa trên vị trí của phôi, lá mầm, trạng thái nội nhũ,
hình dạng hạt phấn để phân loại các chi trong họ Polygonaceae ở Nhật Bản. Một khoá định loại
như vậy thật khó khăn cho các nhà thực vật khi ở ngoài thực địa.
Chi Polygonum là chi lớn nhất trong họ Polygonaceae. Sự phân chia chi này thành các tổ
(sect.) làm cho việc định loại các loài trong chi này được dễ dàng hơn. J. D. Hooker (1886) đã
chia chi Polygonum ở Ấn Độ thành 11 sect. Danser (1927) và Steward (1930) khi nghiên cứu
tông Polygoneae ở Đông Á và Trung Quốc đã tương đối thống nhất khi phân chia các sect,
trong chi Polygonum, chỉ khác là Steward lại coi Fagopyrum là 1 sect, trong chi Polygonum.
Riêng ở Việt Nam, Loureiro (1790) trong "Thực vật chí Nam Bộ" chưa xếp thành họ
Polygonaceae riêng biệt, mà các chi và loài [5 chi, 18 loài ( 8 loài trong số này đã trở thành
synonym)] thuộc họ này được xếp vào các lớp khác nhau dựa trên số lượng nhụy và lá noãn
(giống như Lineae), cụ thể là;
- Lớp 6 nhị, 2 lá noãn (hexandria, digynia): Rumex (2 loài).
- Lớp 7 nhị, 3 lá noãn (heptandria, trigynia): Lagunea (1 loài).
- Lớp 8 nhị, 3 lá noãn (octandria, trigynia): Coccoloba (2 loài). Polygonum (10 loài).
- Lớp 9 nhị, 3 lá noãn (enneandria, trigynia): Rheum (3 loài).
Công trình nghiên cứu đầu tiên về họ Polygonaceae ờ bán đảo Đông Dương nói chung và
Việt Nam nói riêng được Courchet (1910) trình bày trong cuốn " Thực vật chí đại cucfng Đông
Dương". Khoá định loại các chi (4 chi) dựa trên các đặc điểm về số lượng và cách sắp xếp các
mảnh bao hoa, trạng thái bao hoa ở thời kỳ quả, vị trí phôi và lá mầm trong noãn. Khoá định
loại các loài (Đông Dương: 32 loài, Việt Nam: 27 loài) dựa trên các đặc điểm về dạng sống,
sinh thái, hình thái lá, bẹ chìa, cụm hoa, hoa. Cùng với khoá định loại các chi và loài là các bản
mô tả tỉ mỉ và một số hình vẽ chi tiết, có thể nói đây là một tài liệu vô cùng quý giá giúp cho
các nhà nghiên cứu thực vật, các sinh viên và đặc biệt quan trọng đối với những nhà nghiên cứu
về họ Polygonaceơe ở Việt Nam.
Số lượng các chi và loài được bổ sủng theo thời gian. Meưill (1940, 1942) đã bổ sung thêm
10 loài thuộc 2 chi Polygonum và Rumex. Vũ Văn Chuyên (1966) trong "Tóm tắt đặc điểm các



họ cây thuốc" đã bổ sung 1 chi [Rheum (Cày thuốc nhập nội)]. Phạm Hoàng Hộ (1970) trong
"Cây cỏ miền Nam Việt Nam" đã bổ sung 2 chi {Coccoloba, Muehlenbeckia). Lê Khả Kế và
cộng sự (1973) đã bổ sung thêm 1 loài {Polygonum cuspidatum). Lê Kim Biên (1966, 1973)
trong tập san ["Sinh vật địa học" No 4(1), No 12 (3 & 4)] đã bổ sung 1 chi (Antenoron) và 5 loài
(trong đó có 2 loài {Polygonum capitatum, p. filiforme đã được Meưill bổ sung năm 1940).
Phạm Hoàng Hộ (1991) đã tập hợp và giới thiệu họ Polygonaceae với 5 chi, 47 loài, 2 thứ.
Qua nhiều năm nghiên cứu họ Polygonaceae, chúng tôi đã tập hợp tương đối đầy đủ và giới
thiệu "Họ Rau răm {Polygonaceae) trong hệ thực vật Việt Nam" [Nguyễn Thị Đỏ, 1994. Journ.
Biol. 16(4, spiecial vol.)] với 10 chi, 52 loài. Trong khoá định loại các chi thuộc họ
Polygonaceae ờ Việt Nam, chúng tôi áp dụng hệ thống phân loại của G. Roberty và s. Vantier
(1964). Đây là hệ thống rất tỉ mỉ, trong đó thể hiện đầy đủ các chi có ở Việt Nam, mặc dù đặc
điểm phân biệt Trib.3. Rheae và Trib.4. Rumieae không rõ ràng, còn trùng lặp. Do số lượng loài
của họ Polygonaceae ở Việt Nam không nhiều lắm, có họ phụ không có đại diện ở Việt Nam,
phần lớn các loài tập trung trong c\à Polygonum, chúng tôi tán thành và áp dụng cách phân chia
các tổ (sect.) của Hooker (1886), Danser (1927), Steward (1930). Có một số tác giả đã nâng các
tổ (sect.) trong chi này lên thành các chi độc lập. Trừ một số chi như Fagopyrum, Antenoron,
Reynoutria và Fallopia có sự khác biệt rõ ràng được coi là những chi độc lập ra, còn một số chi
khác như Avicularia, Aconogonon, Bistorta, Cephalophilon, Echinocaulon, Persicaria sự khác
biệt giữa chúng không rõ ràng lắm nên chỉ là các tổ (sect.) trong chi Polygonum là hợp lý. Sau
khi xử lý các tài liệu và nghiên cứu các mẫu vật tại các phòng tiêu bản chúng tôi biên soạn họ
Polygonaceae với 10 chi, 52 loài, 2 thứ, trong dó có 1 loài bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam
(Polygonum longisetum De Br., Rumex japonicus Houtt.) và 1 thứ mới {Polygonum
microcephalum var. víetnamensis Do, N. T) công bố trong công trình này.
3. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI HỌ POLYGONACEAE ở VIỆT NAM
Subfam. 1. Polygonoideae
'ĩúh.ì.Coccolobeae
1. Coccoloba
Trib. 2. Polygoneae
2. Antenoron

3. Polygonum
4. Fagopyrum
5. Fallopia
Trib. 3. Rheae
6. Reynoutia
7. Rheum
Trib. 4. Rumiceae
8. Rumex
Subfam.2. Calligonoideae
Trib. 5. Muehỉenbeckieae:
9. Muehlenbeckia
Trib. 6. Antigoneae
10. Antigonon


KÝ HIỆU VIẾT TẮT CÁC PHÒNG TIÊU BẢN
(Thường gặp trong các mục “Typus” và “Mẫu nghiên cứu”)
B
BM
HK

= Botanisches Museum, Koeningin-Luise Strasse, Berlin, Germany.
= British Museum (Natural History), London, UK
= The Hong Kong Herbarium. 3/F. 393 Canton Road, Government Offices,
Kowloon Hong Kong.
HM
= Herbarium, Institute of Tropical Biology, Ho Chi Minh City, Vietnam (Phòng tiêu
bản thực vật, Viện Sinh học nhiệt đới, Tp. Hồ Chí Minh).
HN
= Hanoi Herbarium, Institute of Ecology and Biological Resources, Hanoi, Vietnam

(Phòng tiêu bản thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật).
HNPI
= Herbarium, Hanoi Pharmacy Institute, Hanoi, Vietnam (Phòng tiêu bản thực vật,
Trường Đại học Dược, Hà Nội).
HNPM = Herbarium, Institute of Medicinal Materies, Hanoi, Vietnam (Phòng tiêu bản thực
vật, Viện Dược liêu, Hà Nội).
K
= The Herbarium and Library, Royal Botanic Gardens, Kew, Suưey, UK.
LINN
= The Linnean Society of London, Burlington House, London, Great Britain.
TI
= Botanical Institute, Faculty of Science, University of Tokyo, Hongo, Japan.
UPS
= Institute of Systematic Botanic, University of Uppsala, Uppsala, Sweden.


KHOÁ ĐỊNH LOẠI CÁC CHI
THUỘC HỌ POLYGONACEAE ở VIỆT NAM

IA. Lá có bẹ chìa tồn tại và ở phía dưới cuống lá (Subĩam.l. POLYGONOIDEAE).
2A. Đầu nhụy loe ra, áp sát đỉnh bầu (Trỉb.l. Coccolobeae).................... . 1. COCCOLOBA
2B. Đầu nhụy thẳng đứng.
3A. Đầu nhụy dạng đầu (Trib.2. Polygoneae).
4A. Cây cỏ. Gân giữa các mảnh bao hoa vòng ngoài (khi quả chín) không lồi lên, không
men xuống đế hoa
5A. Quả bế ngắn hơn bao hoa tồn tại (một số ít dài hơn bao hoa tồn tại); phôi uốn cong,
nằm xa trục hoặc ở bên; 2 lá mầm hẹp, không gấp cong lại.
6A. Vòi nhụy khi quả chín kéo dài, đỉnh cong thành dạng móc câu, tồn tại.......... .........
....... ....................................... ............... ..................I ............... 2. ANTENORON
6B. Vòi nhụy khi quả chín không kéo dài, đỉnh không cong thành dạng móc câu, sớm


rụng.....'.............................. ............ ................ ....... 1 . ........3. POLYGONUM
5B. Quả bế phần lớn dài hơn bao hoa tồn tại (một số ít dài bằng); phôi thẳng nằm dọc
trục; 2 lá mầm to, ít nhiều gấp nếp hoặc cong lại............. ...............4. PAGOPYRUM
4B. Dây leo quấn. Gân giữa các mảnh bao hoa vòng ngoài (khi quả chín) lồi lên và men
xuống đế hoa............................................................ ................................5. PALLOPIA
3B. Đầu nhụy dạng khác.
7A. Đầu nhụy phình to hình đầu tù lồi lên hoặc tua rua hoặc hình thuẫn. (Trib.3. Rheae).
8A. Đầu nhụy dạng tua rua. Hoa đơn tính khác gốc. Quả bế không có cánh....................
............................................................................ ........................6. REYNOUTRIA
8B. Đầu nhụy phình to hình đầu tù, lồi lên hay hình thuẫn. Hoa lưỡng tính, quả bế có
cánh........ ........................................... .................. .... ..............................7.RHEUM
7B. Đầu nhụy dạng bút lông hoặc xẻ thuỳ sâu (Trib.4. Rumiceae).... ..............8. RUMEX
IB. Lá không có bẹ chìa hoặc nếu có thì dễ gẫy và không ở phía dưới cuống lá hoặc bị tiêu giảm
hình sỢL(Subfam.2. CALLIGONOIDEAE).
9A. Đầu nhụy dạng đầu khía hoặc lưcm sóng (Trib.5. Muehlenbeckieae)...................... ........
............. 1......................... ................... 1 ........ ..... ..... ..............9. MUEHLENBECKIA
9B. Đầu nhụy dạng đầu nhỏ, hình thận (Trib.6. Antigoneae)............ ..... 10. ANTIGONON


1. COCCOLOBA p. Br. nom. cons. - NHO BlỂN

p. Br. 1756. Civ. Nat. Hist. Jamaica: 209 “Cỡccỡ/oồ/s”; L. 1789. Syst. Nat. ed. 10; 997; Back. &
Bakh. f. 1968. Fl. Jav. 1: 226; T. s. Liu & al. 1976. Fl. Taiwan, 2: 260; Brandbyge in Kubitzki,
1993. Fam. Gen. Vasc. Pl. 2: 540; N. T. Do, 1994. Joum. Biol.l6(4, special vol.): 76; Takht.
1997. Div. Class. Fl. Pl. 125.
- NAUCOREPHES Raf. 1836. Fl. Tellur. 2; 34.
-LYPERODENDRON Willd. ex Meissn. 1857. Prod. 14: 168.
Cây gỗ hoặc cây bụi, thân đứng thẳng hoặc trứờn. Lá có cuống; phiến lá gần như tròn, dai,
dày, mép nguyên. Bẹ chìa hình ống, màu đỏ, mép vát, không có lông mép. Cụm hoa dạng chùm,

mọc ở đỉnh cành, hoa nhiều, 1-3 hoa mọc tụm trong mỗi lá bắc, hình ống. Hoa đều, lưỡng tính,
đơn tính hoặc tạp tính, cuống dài, trải ngang, có mấu ở đỉnh. Bao hoa 5 mảnh, xếp lợp, dính
nhau ở gốc, đồng trưởng với quả. Nhị 8, ở hoa lưỡng tính nhị dài hơn bao hoa, bao phấn đính
lưng, 2 ô, mở theo khe dọc, ở hoa cái có 8 nhị bất thụ. Bầu thượng được bao bởi 1/2 ống bao
hoa, hình trứng: vòi nhụy 3, ngắn; đầu nhụy hình đầu loe ra, áp sát đỉnh bầu. Quả bế, hình chóp,
dài 1 cm, được bao trong bao hoa đồng trưởng.
Typus: Coccoloba uvifera (L.) L. (typ. cons.).
Chi có khoảng 150 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới, á nhiệt đới châu Mỹ. Việt Nam có 1 loài
được nhập trồng.

1.1. Coccoloba uvifera (L.) L. - Nho biển
L. 1759. Sp. Pl. 1007; Back. & Bakh. f. 1968. Fl. Jav. 1: 226; Phamh. 1970. Illustr. Fl. s. Vietn.
1: 568; fig. 1438; T. s. Liu & al. 1976. Fl. Taiwan, 2: 260; Phamh. 1991. Illustr. R . Vietn. 1(2):
954, fig. 2687; E. w. M. Verheij & R. E. Cornoll, 1992. PROSEA, 2: 326; N. T. Do, 199^
Journ. Biol. 16(4, special vol.): 76.
—Polygonum uvifera L. 1753. Sp. PI. 365.
Cây gỗ, thân đứng thẳng, cao 3-6 m, nhẵn, cành mập. Lá có cuống dài 0,5-1 cm; phiến lá
gần như tròn, hình thận hoặc hình trứng ngược, kích thước 12-15 X 8-15 cm, dai, dày, 2 mặt
nhẵn, mặt trên sáng bóng, chóp tròn, gốc tròn, mép nguyên. Bẹ chìa hình ống, màu đỏ, mép vát.
Cụm hoa dạng chùm, mọc ở đỉnh cành, dài 10-20 cm, lúc đầu thẳng, sau cong xuống, hoa
nhiều, 1-3 hoa mọc tụm trong mỗi lá bắc, hình ống. Hoa đều, lưỡng tính, đơn tính hoặc tạp tính,
cuống dài 0,2-0,3 cm, trải ngang, có mấu ở đỉnh. Bao hoa 5 mảnh, dài 0,2-0,3 cm, dính nhau ở
gốc thành ống bao hoa, phần trên xếp lợp, đồng trưởng. Nhị 8, ở hoa lưỡng tính nhị dài hơn bao
hoa, bao phấn đính lưng, 2 ô, mở theo khe dọc, ở hoa cái có 8 nhị bất thụ. Bầu thượng được bao
bởi 1/2 ống bao hoa hình trứng; vòi nhụy 3, ngắn; đâu nhụy hình đầu. Quả bế, hình chóp, dài
1 cm, được bao trong bao hoa đồng trưởng (Hình 5).
Loc. class.: "Habitat in Caribearum".
Sinh học và sinh thái: Mọc tự nhiên ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới châu Mỹ. Cây nhập
vào Việt Nam, được trồng trên đường phố, ven biển, chịu được mặn, nắng gió.



Phân bố: Hà Nội, Bình Định (Qui Nhơn), Khánh Hòa (Nha Trang). Còn có ở Thái Lan,
Philippin, Trung và Nam Mỹ.
Mẫu nghiên cứu: BÌNH ĐINH, Poilane 2435(HM). - KHÁNH HÒA, Tập-Chương-Thích
2334 A, B, C, D (HNPM).
Giá trị sử dụng: Làm cảnh, bóng mát ven đường. Quả ăn sống hoặc chế biến,
thuốc nhuộm. Gỗ dùng để khắc chạm (Prosea, 2: 326).

vỏ quả làm

Ghi chú: Loài cây gỗ duy nhất trong họ Polygonaceae ở Việt Nam.

Hình 5. Coccoloba uvifera (L.) L.
1. cành mang cụm hoa và quả; 2. hoa; 3.quả; 4. quả (bổ dọc); 5. quả (cắt ngang); 6. lá mầm
(hình theo Phamh. 1991)


2. ANTENORON Raf. - KIM TlỂN THẢO
Raf. 1817. Fl. Ludov. 28; Stew. 1930. Contrib. Gray. Herb. 5(88): 13; Rober. & Vaut. 1964.
Boissiere (Geneve), 10: 35; Y. s. Wang, 1991. FI. Guangxi, 1; 524; N. T. Do, 1994. Journ.
Biol.l6(4, special vol.): 76; A. J. Li, 1998. FI. Reip. Pop. Sin. 25(1): 106-108.
—TOVARA Adans. 1763. Farm. PI. 2; 276. nom. rej.
- SUNANIARaf. 1837.
CỎ nhiều năm, thân đứng thẳng, chếch, không phân cành hoặc chỉ phần trên phân cành, có
lông, lóng dài. Thân rễ thô. Lá mọc cách, có cuống ngắn; phiến lá nguyên, hình mũi giáo, hình
thuôn hoặc hình trứng ngược, kích thước khác nhau, mỏng, 2 mặt có lông tơ dài hoặc ngắn, dày
đặc hoặc thưa, mép có lông tơ hoặc không, gân bên dạng lông chim, nổi rõ ở mặt dưới lá, chóp
nhọn dài hoặc ngắn, gốc hình nêm. Bẹ chìa hình ống, chất màng mỏng, mép vát hoặc cụt, mép
có lông mi hoặc không. Cụm hoa bông, dài, mảnh, mọc ở đỉnh cành hoặc nách lá, phân nhánh,
hoa thưa, 1-3 hoa mọc tụm trong mỗi lá bắc; lá bắc hình phễu, mép vát, có lông hoặc không.

Hoa nhỏ, màu trắng hoặc hồng lưỡng tính, cuống mểm yếu, có mấu. Bao hoa 4 mảnh, dính nhau
ít ở gốc, đồng trưởng với quả. Nhị 5, đính xen kẽ với tuyến mật dạng răng, ngắn hơn bao hoa;
bao phấn đính lưng, 2 ô, hướng trong, mở theo khe dọc. Bầu thượng, hình trứng, 3 cạnh, 1 ô, có
1 noãn, thẳng, đính gốc; vòi nhụy 2, dài, dạng móc câu, tồn tại; đầu nhụy dạng đầu. Quả bế,
hình tam giác, hình thấu kính lồi 2 mặt, màu nâu đen, nhẵn bóng, được bao trong bao hoa đồng
trưởng, nạc. Hạt có phôi ở bên, rễ mầm dài, lá mầm nhỏ, dẹp, không cuộn lại.
Typus: Antenoron virgìnianum (L.) Rober. & Vaut.
Chi có 3 loài, phân bố ở vùng á nhiệt đới Đông Á và Bắc Mỹ. Việt Nam có 2 loài.
KHOÁ ĐỊNH LOẠI CÁC LOÀI THUỘC CHI ANTENORON ở

VIỆT NAM

IA. Hai mặt lá, cuống lá đều có lông thô, dài, phủ dày, chóp lá nhọn ngắn...........1. A. filiforme
IB. Hai mặt lá, cuống lá đểu có lông tơ, ngắn, thưa, chóp lá nhọn dài.............2. A. neofiliforme

2.1. Antenoron filiforme (Thunb.) Robert. & Vaut. - Kim tiền thảo
Rober. & Vaut. 1964. Boissiere (Geneve), 10; 35; Anonym. 1972. Icon. Corm. Sin. 1: 575; T.
Makino, 1989. Rev. Mak. New Illustr. FI. Jap. 76; Y. s. Wang, 1991. FI. Guangxi, 1: 526; N. T. Do,
1994. Joum. Biol.l6(4, special vol.): 76; A. J. Li, 1998. FI. Reip. Pop. Sin. 25(1): 106, fig. 25(6).
—Polygonum filiforme Thunb. 1784. FI. Jap. 163; Phamh. 1991. Illustr. FI. Vietn. 1; 949, fig.
2671; S. Kitamura & G. Murata, 1964. Col. Illustr. Herb. PL Jap. (Choripetalae) 2: 302, fig.
135(1-3).
—Polygonum virginianum L. Vâĩ . filiforme (Thunb.) Nakai, 1909. Bot. Mag. Tokyo, 23: 380..
-Tovara virgitiiana (L.) Raf. vai.filiformis Stew. 1930. Contr. Gray. Herb. 5(88): 14, t.l, fig. A.
—Polygonum virginianum L. V3.Ĩ. filiforme (Thunb.) Meư. 1940. Joum. Am. Arb. 21: 366.
CỎ nhiều năm, cao 80-100 cm, thân đứng thẳng hoặc chếch, có cạnh dọc, phân cành nhiều,
tròn, có lông thô, lóng dài, đốt phình to. Rễ mảnh. Lá mọc cách, có cuống dài 0,5-1,5 cm, có
lông thô phủ dày; phiến lá nguyên, hình mũi giáo, hình trứng, kích thước 6-15 X 4-8 cm, mỏng,



2 mặt có lông thô dài, phủ dày, mặt dưới lá thường có các vết chữ “v” ngược, mép phần trên có
lông tơ, gân bên dạng lông chim, nổi rõ ở mặt dưới lá, chóp nhọn ngắn, gốc hình nêm. Bẹ chìa
hình ống, dài 0,5-1 cm, chất màng mỏng, mép vát, mép có lông mi. Cụm hoa bông, dài tới 40
cm, mảnh, mọc ở đỉnh cành hoặc nách lá, phân nhánh ít, hoa thưa, 1-3 hoa mọc trong mỗi lá
bắc; lá bắc hình phễu, mép vát và có lông. Hoa nhỏ, đều, lưỡng tính, màu hồng, cuống mềm
yếu, có mấu. Bao hoa 4 mảnh, dính nhau ít ở gốc, hình trứng rộng, dài 0,3-0,4 cm, đồng trưởng
với quả. Nhị 5, đính xen kẽ với tuyến mật dạng răng, ngắn hơn bao hoa; bao phấn đính lưng, 2
ô, hướng trong, mở theo khe dọc. Bầu thượng, hình trứng, 1 ô, có 1 noãn, thẳng, đính gốc; vòi
nhụy 2, dài, dạng móc, tồn tại; đầu nhụy dạng đầu. Quả bế hình thấu kính lồi 2 mặt, cao 0,3-0,4
cm, màu nâu đen, nhẵn bóng, được bao trong bao hoa đồng trưởng, nạc. Hạt có phôi ở bên, rễ
mầm dài, lá mầm nhỏ, dẹp, không cuộn lại (Hình 6).
Loc. class.: Japan (Jixuta Nagasaki). Typus: (UPS).
Sink học và sinh thái: Mùa ra hoa tháng 7-10, mùa quả tháng 8-12. Mọc ở nơi đất ẩm ven
rừng, ven suối, sườn núi, ven nương rẫy, rừng cây bụi.

Hình 6. Antenoron filiforme (Thunb.) Robert. & Vaut.
1. dạng chung; 2. cụm quả; 3. hoa; 4. bao hoa và nhị (mở ra); 5. nhị;
6. quả với bao hoa không đổng trưởng
(hình theo T. Y. Ding, 2000)


Phân bố: Hà Giang (Mèo Vạc), Tuyên Quang (Na Hang), Lạng Sơn (Bắc Sofn), Thừa
Thiên-Huế. Còn có ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản.
Mẩu nghiên cứu: HÀ GIANG, L. K. Biên 7805 (HN). - LẠNG SƠN, Petelot 2232 (HM);
V. X. Phương 8122 (HN).
Gỉá trị sử dụng: Làm thuốc có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, cầm máu, tán ứ, chữa bệnh
tả, lỵ, bạch đới, điều kinh, ngã bị thương (Y. s. Wang, 1991).

2.2. Antenoron neofiliforme (Nakai) H ara- Kim tiền thảo lông ngắn
Hara, 1965. Journ. Jap. Bot. 40(7): 192; Anonym. 1972. Icon. Corm. Sin. 1: 575, fig. 1149; T.

Makino, 1989. Rev. Mak. New Illustr. FI. Jap. 76; Y. s. Wang, 1991. FI. Guangxi, 1: 526; N. T.
Do, 1994. Joum. Biol.l6(4, special vol.): 76.

Hình 7. Antenoron neofiliforme (Nakai) Hara
1. phần dưới thân và rỗ; 2. cành mang lá và cụm quả; 3. hoa;
4.
bao hoa và nhị (mỏ ra); 5. quả
(1,4: theo A. J. Li, 1998; 2, 3,5: theo Anonym. 1972)


—Polygonum neofiliforme Nakai, 1922. Bot. Mag. Tokyo, 36: 117; s. Kitamura & G. Murata,
1964. Col. Illustr. Herb. PI. Jap. {Choripetalae) 2: 302.
—Tovara filiforme (Thunb.) Nakai var. neofiliforme (Nakai) Mak.1930. Joum. Bot. 6: 32.
- Antenoron filiforme (Thunb.) Rober. &t Vaut. var. neofiliforme (Nakai) A. J. Li, 1998. FI.
Reip. Pop. Sin. 25(1): 108, fig. 25(1-5).
CỎ nhiều năm, cao 50-100 cm, thân đứng thẳng hoặc chếch, có cạnh, phân cành nhiều, tròn,
có lông tơ ngắn, lóng dài. Rễ mảnh. Lá mọc cách, có cuống dài 0,5-1,5 cm, có lông tơ ngắn;
phiến lá nguyên, hình mũi giáo, hình trứng, kích thước 7-15 X 4-9 cm, mỏng, 2 mặt có lông tơ
ngắn, mép phần trên có lông tơ, gân bên dạng lông chim, nổi rõ ở mặt dưới lá, chóp nhọn dài,
gốc hình nêm. Bẹ chìa hình ống, dài 0,5-1 cm, chất màng mỏng, mép vát và có lông mi. Cụm
hoa bông, dài tới 40 cm, mảnh, mọc ở đỉnh cành hoặc nách lá, phân nhánh ít, hoa thưa, 1-3 hoa
mọc tụm trong mỗi lá bắc; lá bắc hình phễu, mép vát, mép có lông. Hoa nhỏ, màu hồng, lưỡng
tính, cuống mềm yếu, có mấu. Bao hoa 4 mảnh, dính nhau ít ở gốc, hình trứng rộng, dài 0,3-0,4
cm, đồng trưỏĩig với quả. Nhị 5, đính xen kẽ với tuyến mật dạng răng, ngắn hơn bao hoa; bao
phấn đính lưng, 2 ô, hướng trong, mở theo khe dọc. Bầu thượng, hình trứng, 1 ô; có 1 noãn,
thẳng, đính gốc; vòi nhụy 2, dài, dạng móc, tồn tại; đầu nhụy dạng đầu. Quả bế hình thấu kính
lồi 2 mặt, cao 0,3-0,4 cm, màu nâu đen, nhẵn bóng, được bao trong bạo hoa đồng trưỏĩig, nạc.
Hạt có phôi ở bên, rễ mầm dài, lá mầm nhỏ, dẹp, không cuộn lại (Hình 7).
Loc. class.: Japan, Shimousa prov., Naruto. Typus: T. Nakai sine num. (TI!).
Sinh học và sinh thái: Mùa ra hoa tháng 7-10, mùa quả tháng 8-12. Mọc ở noi đất ẩm, ven

rừng, ven suối, sườn núi, ven nương rẫy, rừng cây bụi.
Phân bố: Việt Nam (theo Flora Guangxi, 1:526, 1991). Còn có ở Trung Quốc, Triều Tiên,
Nhật Bản.
Giá trị sử dụng: Làm thuốc có tác dụng như Kim tiên thảo (Y. s. Wang, 1991).

10-RMRR

J41


3. POLYGONUM L .-R A U RĂM
L. 1753. Sp. Pl. 359; Lour. 1790. Fl. Cochinch. 216; Courch. 1910. Fl. Gen. Indoch. 5: 21; Meư.
1935. Trans. Amer. Philos. Soc. 24(2): 143; V. L. Komarov. 1936. Fl. URSS, 5: 594; F. c. How
1956. Fl. Can. 133; s. Kitamura & G. Murata, 1964. Col. Illust. Herb. Pl. Jap. (Choripetalae) 2:
299-316; Back. & Bakh. f. 1968. Fl. Jav 1: 219; Phamh. 1970 Illustr. F1. k Vietn 1: 561;
Anonym. 1972. Icon. Corm. Sin. 1: 992; T. s. Liu & al. 1976. Fl. Taiwan, 2; 262-287; c. Y.
Wu 1983. Fl. Xiz. 1: 603-627; N. T. Do, 1984. F1 Taynguyen. Enum. 143; Y. s. Wang, 1991.
Fl. Guangxi, 1; 526; Brandbyge in Kubitzki, 1993. Fam. Gen. Vasc. Pl. 2: 542; N. T. Do, 1994.
Journ. Biol. 16(4, special vol.): 79; c. K. Kuo & al. 1996 FI. Taiwan, ed. 2, 2: 259; A. J. Li,
1998. FI. Reip. Pop. Sin. 25(1): 3-96; T. Y. Ding, 2000. FI. Yunn. 11: 303-354.
-r/M A iỉ/A Reichb. 1837 Handb. 236
- PLEUROPTERUS Turcz. 1848. Bull. Soc. Nat. Mosc. 21(1): 587.
CỎ một năm hoặc nhiều năm, một số ít dạng cây bụi, thân đứng thẳng, chếch, bò lan hoặc
bò trườn, phân cành ít hoặc nhiều, có gai mọc ngược hoặc không, có lông, lông tuyến hoặc
nhẵn, một số ít có điểm tuyến, lóng dài hoặc ngắn, có rễ, ở đốt có rễ hoặc không, rễ mảnh hoặc
thô. Lá mọc cách, có cuống hoặc gần như không cuống; phiến lá nguyên, một số ít chia thùy,
hình dạng và kích thước khác nhau, mỏng, 2 mặt có lông tơ hoặc không, một số ít có điểm
tuyến, mép có lông tơ hoặc không, gân bên dạng lông chim, nổi rõ ở mặt dưới lá, chóp nhọn
ngắn, gốc hình nêm, hình tim, tròn, mũi tên hoặc bằng. Bẹ chìa hình ống, chất lá hoặc màng
mỏng, mép vát hoặc cụt, mép có lông mi hoặc không. Hoa mọc tụm ở nách lá hoặc là cụm hoa

dạng bông, dạng đầu hoặc chuỳ, mọc ở đỉnh cành hoặc nách lá, hình trụ hoặc hình sợi, phân
nhánh hoặc không, hoa nhiều, xếp đơn độc hoặc 3-5 hoa mọc tụm trong mỗi lá bắc; lá bắc hình
phễu, mép vát, có lông hoặc không. Hoa mẫu 4-5, lưỡng tính, một số ít đofn tính, nhỏ, màu
trắng, hồng hoặc vàng xanh, cuống mềm yếu, cồ mấu. Bao hoa 4-5 mảnh, một số ít 3, nhẵn,
không có lông, một số ít có điểm tuyến, đồng trưởng hoặc không đồng trưỏfng với quả. Nhị 5-8,
một số ít 1-4, thường ngắn hcfn bao hoa, bao phấh đính lưng, 2 ô, hướng trong, mở theo khe dọc.
Bầu thượng, hình trứng, 3 cạnh, 3 lá noãn, 1 ô, có 1 noãn, thẳng, đính gốc; vòi nhụy 2 hoặc 3,
rời nhàu hoặc dính nhau ở phần dưới; đầu nhụy dạng đầu. Quả bế, hình trứng, 3 cạnh nhọn hoặc
tù hoặc là hình thấu kính lồi 2 mặt, màu nâu đen, nhẵn bóng, được bao trong bao hoa đồng
trưởng hoặc không. Hạt có phôi ở bên, rễ mầm dài, lá mầm nhỏ, dẹp.
Lectotypus: Polygonum lapathifolium L.
Chi có khoảng 230 loài, phân bố rộng rãi toàn cầu, chủ yếu ở các vùng ồn đới Bắc bán cầu.
Việt Nam có 34 loài (trong đó có 1 loài bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam {Polygonum
longisetum De Br.) và 1 thứ mới {Polygonum microcephalum var. vietnamensis) Do, N. T.). Đây
là chi có số lượng loài nhiều nhất trong họ, phân bố khắp đất nước từ Bắc tới Nam.
KHOÁ ĐỊNH LOẠI CÁC LOÀI THUỘC CHI POLYGONUM ở VIỆT NAM
IA. Hoa mọc đơn độc hoặc mọc tụm ỏ nách lá, một số rất ít cụm hoa dạng chùm mọc ở
đỉnh cành, gốc lá có đốt. Bẹ chìa 2 thuỳ. Gốc chỉ nhị phình to hoặc chỉ mặt trong phình to
(Sect.l. Avicularia)......................... .............................................................. 1. p. plebejum
IB. Cụm hoa dạng đầu, dạng chùm, dạng chuỳ hoặc dạng bông mọc ở đỉnh cành hoặc nách lá,
gốc lá không có đốt. Bẹ chìa không phải 2 thuỳ. Gốc chỉ nhị không phình to.


2A. Than va cudng la kh6ng c6 gai moc ngiroc.
3A. cay kh6ng phm d ^ g bui, goc khdng hoa g6. Cum hoa dang chum, d ^ g ddu hoac dang b6ng.
4A. Cum hoa dang ddu. (Sect.2. Cephalophilon).
5A. Phi6n la nguyen khdng xe thuy.
6A. CuC'ng la khong c6 canh hep.
/
7A. Than phia dudi bo, phia tr6n chd'ch, dai 20-30 cm. La nho, kich thu6c 1,5-3,5 x 12 cm. Bao hoa khdng d6ng trucmg vdi qua......... ..........................2. P. capitatum

7B. Than diing thang hoac phia dudri thing, phia tr6n bo truem, dai 2-4 m. La to, kich
thudrc 5-10 x 2,5-6 cm. Bao hoa d6ng trucmg vdi qua.
8A. Than phia du6i thing, phia tr6n bo trirdn, dM 2-4 m. Mep be chia khong c6 ri^m.
Phi6n la hinh thudn dai hoac mui giao...........................................3. P. chinense
8B. Than diing thang, cao 1-1,2 m. Mep be chia c6 rilm cha't la. Phi6n la hinh trung
hoac thu6n r6 n g ............ .................................. 3a. P. chinense var. ovalifolium
6B. CuO'ng la c6 canh hep.
9A. Co 1 nam, tr6n dot than c6 long tuy6n thua. Cum hoa d^u don d6c, c6 la bdc dang
la bao ngoai; cud'ng cum hoa c6 I6ng tuyen. Bao hoa 4 thuy, mau tim hdng nhat
hoac tring. Nhi thucmg 5-6. Voi nhuy 2. Qua be hinh thiu kinh I6i 2 m p ...........
.................................................... .........................................................4. P. aiatum
9B. Co nhieu nam, tr6n dd't than kh6ng c6 I6ng tuydn. Cum hoa ddu dctt d6c hoac 2,
khdng CO la bic dang la bao ngoM; cu6ng cum hoa khdng c6 I6ng tuy6'n. Bao hoa
5 thuy, mau trdng. Nhi thucmg 8. Voi nhuy 3. Qua be hinh trung rdng, 3 canh.
lOA. 6ng be chia phia ngoM c616ng to, mep c6 l6ng mi...........................................
.......................................................................................... 5. P. microcephalum
lOB. 6ng be chia phia ngoai nhSn, mep khdng c6 I6ng m i........................................
......................................................... 5a. P. microcephalum var. vietnamensis
5B. Phiin la xe thiiy.
1lA. Phien la xe thuy chan vit; cudng la khdng c6 canh hep.......... ...... 6. P. palmatum
IIB. Phien la ph^n Idn xe thiiy Idng chim (tr6n ciing mdt cay c6 mdt sd' it phien la
nguy6n); cud'ng la cd canh hep. ...... ..............................................7. P. runcinatum
4B. Cum hoa dang bdng, hinh tru hoac hinh soi, hoa nhi^u hoac it, x6'p sit nhau hoac thua
(Sect.3. Polygonum).
12A. Cum hoa dang bdng, hinh tru.
13A. Mep be chia khdng c6 rilm cha't la. Cud'ng la ngin, dai 1-1,5 cm; la rdng khdng
qua 4 cm.
14A. Mep be chia khdng c6 Idng mi.
15A. La 2 mat hoan toan nhSn.............................. .......... .................... 8. P. glabrum
15B. La CO Idng doc gan gifla mat dudi la va mep l a .................. ..9. P. lapathifolium

14B. Mep be chia cd long mi.
16A. Than va la khdng cd Idng bdng tring hoac Idng tuy6'n dinh, chi cd Idng to phii
day hoac thua.
17A. Mep be chia c6 Idng mi dm bang hoac dai hem d'ng be chia.
18A. Hai mat la diu cd Idng to phu.
19A. Mat dudi la Idng to phii day, murot nhu nhung..............10. P. tomentosum
19B. M p dudi la Idng to phii thua, khdng muot nhu nhung. ....11. P. barbatum
18B. Hai m p la chi tr6n gan cd Idng to phvi thua.................... 12. P. longisetum
17B. Mep be chia cd Idng mi ngdn bang 1/2 hoac ngin hon 1/2 d'ng be chia.
20A. Than dung thing hoac ch&h. Nhanh cum hoa dM 4-5 cm.


×