Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ CÔNG NGHỆ ẢNH HƯỞNG TỚI QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ BỘT VÀ XEO PHẦN ƯỚT TRONG SẢN XUẤT GIẤY CARTON SÓNG TẠI CÔNG TY GIẤY AN BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.43 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ CÔNG NGHỆ ẢNH HƯỞNG TỚI
QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ BỘT VÀ XEO PHẦN ƯỚT
TRONG SẢN XUẤT GIẤY CARTON SÓNG
TẠI CÔNG TY GIẤY AN BÌNH

Sinh viên thực hiện : TRẦN MINH CƯỜNG
Ngành : CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẤY VÀ BỘT GIẤY
Niên khóa : 2006 - 2010

Tháng 07/2010


KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ CÔNG NGHỆ ẢNH HƯỞNG TỚI QUÁ TRÌNH
CHUẨN BỊ BỘT VÀ XEO PHẦN ƯỚT TRONG SẢN XUẤT GIẤY
CARTON SÓNG TẠI CÔNG TY GIẤY AN BÌNH

Tác giả

TRẦN MINH CƯỜNG

Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Công nghệ sản xuất giấy và bột giấy

Giáo viên hướng dẫn
Thầy HOÀNG VĂN HÒA



Tháng 07/2010
i


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý công ty cổ phần giấy
An Bình, đã tạo cho em có điều kiện học tập, tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất
tại nhà máy, giúp cho em có kiến thức thực tế sản xuất trên cơ sở những lý thuyết đã
học trong nhà trường, bước đầu làm quen với nền sản xuất công nghiệp hiện đại.
Em xin chân thành cảm ơn cô, chú, anh, chị các phòng ban, phân xưởng đã hết
lòng giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tại công ty, đồng thời cũng là những
người đầu tiên giúp em tiếp cận với thực tế.
Qua bài báo cáo thực tập này, em xin gửi đến BGH trường Đại Học Nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh, thầy cô giáo khoa Lâm Nghiệp lời cảm ơn sâu sắc và lời
chúc sức khoẻ dồi dào. Nhà trường đã tạo điều kiện cho em có cơ hội thâm nhập vào
thực tế để so sánh, đối chiếu từ thực tiễn với những gì mà mình đã được học.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến thầy Hoàng Văn Hòa
đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức bổ ích và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong
suốt thời gian làm bài báo cáo thực tập vừa qua. Đó chính là hành trang quý giá nhất
giúp em tự tin khi rời mái trường để bước vào đời.
Với kiến thức còn hạn chế trong việc nghiên cứu làm đề tài, mặc dù có nhiều
cố gắng nhưng khó tránh khỏi những thiếu xót trong lúc thực hiện đề tài, em rất
mong nhận được những góp ý quý báu của Thầy, Cô và các bạn để đề tài ngày càng
được hoàn thiện hơn.
SVTH: Trần Minh Cường

ii



TÓM TẮT
Đề tài “KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ CÔNG NGHỆ ẢNH HƯỞNG TỚI QUÁ
TRÌNH CHUẨN BỊ BỘT VÀ XEO PHẦN ƯỚT TRONG SẢN XUẤT GIẤY
CARTON SÓNG TẠI CÔNG TY GIẤY AN BÌNH” được thực hiện tại công ty cổ
phần giấy An Bình, đường Kha Vạn Cân- Xã An Bình-Huyện Dĩ An- Tỉnh Bình
Dương từ tháng 03/2010 đến tháng 06/2010.
Đề tài thực hiện nhằm xác định các yếu tố công nghệ có ảnh hưởng, tác động
đến chất lượng sản phẩm tại từ đó phân tích để làm cơ sở đề xuất các biện pháp để
nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty.
Nội dung thực hiện:
- Khảo sát quy trình sản xuất giấy Carton sóng tại phân xưởng Andritz và máy
xeo 3 (máy móc thiết bị, quy trình công nghệ, quy trình vận hành) của công ty cổ
phần giấy An Bình.
- Khảo sát dây chuyền chuẩn bị bột.
- Khảo sát dây chuyền xeo.
- Khảo sát các yếu tố công nghệ ảnh hưởng tới quá trình chuẩn bị bột và xeo
phần ướt trong quá trình sản xuất giấy carton sóng. Tìm ra những nguyên nhân làm
giảm năng suất và các yếu tố làm ảnh hưởng tới tính chất của giấy từ đó đề xuất một
số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của quy trình sản xuất và chất lượng
sản phẩm giấy.
Kết quả đạt được:
Thời gian lưu bột trong hồ quậy thích hợp là 40 phút, lưu bột trong thời gian
này giảm thiểu được lượng thất thoát, chất lượng và hiệu suất bột cũng được nâng
cao. Độ nghiền bột là 40 SR là độ nghiền phát huy tốt cho tính chất sơ xợi. Nồng độ
bột tại các lô lưới là: lô 1 là 1,1 %; lô 2 là 0,9 %; lô 3 là 0,6 %; thích hợp để duy trì
được sự đồng đều làm cho dòng bột không bị kết bông, lưới được phủ đều trong suốt
thời gian xeo giấy.

iii



MỤC LỤC
Trang
Trang tựa...........................................................................................................................i
Lời cảm ơn...................................................................................................................... ii
Tóm tắt........................................................................................................................... iii
Mục lục ...........................................................................................................................iv
Danh sách các chữ viết tắt ..............................................................................................vi
Danh sách các hình ....................................................................................................... vii
Danh sách các bảng ..................................................................................................... viii
Chương 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2
1.4. Giới hạn đề tài ..........................................................................................................3
Chương 2. TỔNG QUAN..............................................................................................4
2.1. Tổng quan về ngành giấy .........................................................................................4
2.1.1. Lịch sử phát triển của công nghệ giấy...................................................................4
2.1.2. Nguyên liệu giấy....................................................................................................5
2.1.3. Triển vọng ngành giấy Việt Nam ..........................................................................7
2.2. Tổng quan về công ty giấy An Bình.........................................................................9
2.2.1. Thông tin về công ty..............................................................................................9
2.2.2. Lịch sử hình thành .................................................................................................9
2.2.3. Công tác tổ chức và quản lí của công ty..............................................................10
2.2.4. Tiêu chuẩn giấy thu hồi của công ty giấy An Bình .............................................12
2.2.5. Sản phẩm của công ty giấy An Bình ...................................................................13
2.2.6. Giới thiệu khái quát về các loại giấy thu hồi.......................................................15
2.2.7. Phân loại các loại giấy carton..............................................................................16
2.2.8. Khái quát quy trình công nghệ xử lý giấy bao bì carton cũ và giấy thu hồi hỗn
hợp dùng để sản xuất giấy carton lớp sóng ...................................................................18

Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................23
iv


3.1. Nội dung .................................................................................................................23
3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................23
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................27
4.1. Dây chuyển sản xuất bột Andritz ...........................................................................27
4.1.1. Sơ đồ dây chuyền chuẩn bị bột............................................................................27
4.1.2. Thông số công nghệ thiết bị ................................................................................28
4.1.3. Thuyết minh sơ đồ công nghệ .............................................................................28
4.2. Công đoạn xeo ........................................................................................................29
4.2.1. Sơ đồ khái quát công đoạn xeo............................................................................30
4.2.2. Thuyết minh công đoạn xeo ................................................................................30
4.3. Các yếu tố công nghệ ảnh hưởng tới quá trình chuẩn bị bột và xeo phần ướt trong
quá trình sản xuất giấy carton........................................................................................31
4.3.1. Nguyên liệu .........................................................................................................31
4.3.2. Thời gian lưu bột trong hồ quậy..........................................................................37
4.3.3. Khâu nghiền........................................................................................................39
4.3.4. Nồng độ bột khi được phun lên lô lưới ...............................................................40
4.3.5. Một số sự cố kỹ thuật ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của giấy và biện
pháp khắc phục ..............................................................................................................41
Chương 5. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ......................................................................47
5.1. Kết luận...................................................................................................................47
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................49
PHỤ LỤC ....................................................................................................................50

v



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
OCC: Old Corrugated Container
DLK: Double liner kraft
LOCC: Local Old Corrugated Container
DCS: Distributed Control Systems

ONP: Old News Paper
OMG: Old Magazine
DIP: Deinked Pulp Container
SR: Schopper Reigler

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1. Đóng góp của giá trị sản xuất ngành giấy trong GDP...................................5
Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức công ty ....................................................................................11
Hình 2.3. Sơ đồ quy trình không có thiết bị tách riêng sợi thớ ngắn và thớ dài ...........20
Hình 2.4. Sơ đồ quy trình có thiết bị tách riêng bột thớ dài và thớ ngắn ......................21
Hình 3.1 Sơ đồ khối tiến hành thí nghiệm.....................................................................24
Hình 4.1. Sơ đồ công nghệ của dây chuyền chuẩn bị bột Andritz ................................27
Hình 4.2. Sơ đồ công nghệ của công đoạn xeo .............................................................30
Hình 4.3. So sánh phần trăm xơ sợi ngắn giữa 3 loại nguyên liệu OCC, DLKC,
Mixed Paper...................................................................................................................34
Hình 4.4. So sánh phần trăm xơ sợi dài giữa 3 loại nguyên liệu OCC, DLKC, Mixed
Paper ..............................................................................................................................34
Hình 4.5. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ phối trộn bột ...............................................................36
Hình 4.6. Biểu đồ thể hiện thời gian lưu bột qua các mẻ ..............................................38
Hình 4.7. Biểu đồ thể hiện sự ảnh hưởng độ nghiền đến độ bảo lưu của bột

trên lưới .........................................................................................................................39

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất và nhập khẩu bột giấy qua các năm (2000-2008) ..........6
Bảng 2.2. Tình hình sử dụng giấy tái chế để sản xuất giấy tại một số nước
năm 2007 .......................................................................................................................7
Bảng 2.3. Dự báo công nghiệp giấy Việt Nam 2010-2015 ...........................................8
Bảng 2.4. Bảng bố trí nhân sự .......................................................................................10
Bảng 2.5. Chỉ tiêu chất lượng của công ty giấy An Bình .............................................13
Bảng 2.6. Bảng tiêu chuẩn chất lượng carton lớp sóng của công ty giấy An Bình.......14
Bảng 2.7. Bảng chi tiêu ngành về carton lớp sóng........................................................14
Bảng 2.8. Bảng hiệu suất bột giấy thu hồi đạt được với từng loại sản phẩm................16
Bảng 2.9. Tỉ khối và cỡ hạt một số tạp chất trong bột giấy thu hồi ..............................18
Bảng 2.10. Tiêu tốn năng lượng và nồng độ bột trong một số sử lý.............................19
Bảng 4.1. Thành phần xơ sợi của nguyên liệu Mixed Paper.........................................32
Bảng 4.2. Thành phần xơ sợi của nguyên liệu DLKC .................................................32
Bảng 4.3. Thành phần xơ sợi của nguyên liệu OCC .....................................................33
Bảng 4.4. Thành phần xơ sợi của nguyên liệu Local OCC ...........................................33
Bảng 4.5 Bảng tỷ lệ phối trộn bột..................................................................................36
Bảng 4.6 Bảng số liệu khảo sát thời gian lưu bột trong hồ quậy qua các mẻ ...............38
Bảng 4.7. Bảng số liệu ảnh hưởng độ nghiền đến độ bảo lưu của bột trên lưới ...........39
Bảng 4.8. Bảng nồng độ các lô lưới qua các mẻ ...........................................................41

viii


Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cuộc sống hiện nay, sản phẩm giấy đóng vai trò đặc biệt quan trọng và
nó không thể thiếu trong hoạt động xã hội của bất kỳ quốc gia nào. Nó có mặt trong
tất cả các lĩnh vực của hoạt động con người như: văn hóa, giáo dục, y tế, truyền
thông… Bên cạnh chức năng chính là ghi chép, in ấn, lưu trữ ngày nay sản phẩm giấy
còn được sử dụng rộng rãi trong việc bao gói, làm vật liệu xây dựng, vật liệu cách
điện… Và khi nền kinh tế quốc gia càng phát triển, nhu cầu xã hội càng gia tăng thì
nhu cầu bao bì từ giấy và các loại giấy gia dụng sẽ càng gia tăng.
Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa thì nhu cầu
tiêu thụ giấy công nghiệp là rất lớn. Đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành viên thứ
150 của tổ chức thương mại thế giới đã tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất
giấy của Việt Nam thâm nhập vào thị trường Lào, Trung Quốc, Campuchia và các
nước trong khu vực. Tuy nhiên, sản phẩm giấy công nghiệp trong nước nói chung và
carton sóng nói riêng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước. Trong năm 2006,
Việt Nam đã sản xuất được 958.000 tấn giấy trong đó giấy carton sóng chiếm 19 % và
chỉ đáp ứng được 50,38 % nhu cầu tiêu dùng trong nước, còn lại phải nhập khẩu từ
nước ngoài và chiếm 39 % tổng sản lượng giấy nhập khẩu (Nguồn: Hiệp hội giấy và
bột giấy Việt Nam). Đứng trước tình hình trên, ngành giấy Việt Nam cần phải chú
trọng đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất trong quá trình sản xuất giấy nói chung và
giấy làm lớp giữa của carton sóng nói riêng để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của xã
hội.
Công ty Cổ Phần giấy An Bình là một trong những công ty sản xuất giấy bao
bì hàng đầu ở Việt Nam (Theo trang web hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam). Trong
năm 2009 sản lượng của nhà máy đạt được là 75.000 tấn/năm. An Bình đang đầu tư
1


một nhà máy mới với sản lượng 350.000 tấn/năm, nhà máy đang xây dựng tại tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu dự kiến sẽ hoạt động trong năm 2010 này (Công ty cổ phần giấy An

Bình). Để đạt được mục tiêu trên công ty đang nghiên cứu tìm ra những biện pháp để
tối ưu hóa quá trình sản xuất nhằm nâng cao năng suất cũng như chất lượng sản phẩm
để đáp ứng nhu cầu chung của xã hội.
Trong mấy năm gần đây, một số dự án đầu tư sản xuất bột và giấy của các nhà
đầu tư trong nước, thì phải kể đến một số dự án đầu tư nước ngoài trong ngành giấy
như Chánh Dương (Đài Loan) với công suất 300.000 tấn/năm, Tập đoàn Siam Cement
(Thái Lan) cũng sản xuất giấy bao bì công nghiệp với công suất ban đầu 220.000
tấn/năm… Tất cả các dự án trên đều đã bắt đầu đi vào vận hành. Như vậy, có thể thấy
ngành giấy nói chung ở nước ta trong những năm gần đây đã và đang trên đà phát
triển, đặc biệt là sản phẩm giấy carton bao gói. Đó chính là lý do để tôi lựa chọn đề tài
“KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ CÔNG NGHỆ ẢNH HƯỞNG TỚI QUÁ TRÌNH
CHUẨN BỊ BỘT VÀ XEO PHẦN ƯỚT TRONG SẢN XUẤT GIẤY CARTON
SÓNG TẠI CÔNG TY GIẤY AN BÌNH”.
Do kiến thức còn hạn chế và thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp nên đề tài
không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự chỉ dẫn của quý thầy cô và
các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát thực tế tại công ty nhằm xác định các yếu tố công nghệ có ảnh hưởng,
tác động đến chất lượng sản phẩm tại từ đó phân tích để làm cơ sở đề xuất các biện
pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Khảo sát quy trình sản xuất giấy Carton sóng tại phân xưởng Andritz và máy
xeo 3 (máy móc thiết bị, quy trình công nghệ, quy trình vận hành) của công ty cổ
phần giấy An Bình.
- Khảo sát dây chuyền chuẩn bị bột.
- Khảo sát dây chuyền xeo.
- Khảo sát các yếu tố công nghệ ảnh hưởng tới quá trình chuẩn bị bột và xeo
phần ướt trong quá trình sản xuất giấy carton sóng:
+ Nguyên liệu.
2



+ Thời gian lưu bột trong hồ quậy.
+ Khâu nghiền bột.
+ Nồng độ.
- Tìm ra những nguyên nhân làm giảm năng suất và các yếu tố làm ảnh hưởng
tới tính chất của giấy từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động của quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm giấy.
1.4. Giới hạn đề tài
Đề tài chỉ khảo sát công nghệ chuẩn bị bột và xeo phần ướt tại phân xưởng
Andritz.
- Về nội dung: Đề tài tập trung chủ yếu vào quy trình và các chỉ tiêu công nghệ
cũng như các yếu tố có ảnh hưởng của công đoạn chuẩn bị bột và xeo phần ướt đến
chất lượng sản phẩm.
- Về phạm vi: Đề tài khảo sát dựa trên số liệu thu thập được tại công ty giấy
An Bình và một phần nguồn tài liệu bên ngoài như thư viện, internet.

3


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về ngành giấy
2.1.1. Lịch sử phát triển của công nghệ giấy
Ngành giấy là một trong những ngành được hình thành từ rất sớm tại Việt Nam
khoảng năm 284. Từ giai đoạn này đến đầu thế kỷ 20, giấy được làm bằng phương
pháp thủ công để phục vụ cho ghi chép, làm tranh dân gian, vàng mã.
Năm 1912, nhà máy sản xuất bột giấy đầu tiên bằng phương pháp công nghiệp
đi vào hoạt động với công suất 4.000 tấn giấy/năm tại Việt Trì. Trong thập niên 1960,
nhiều nhà máy giấy được đầu tư xây dựng nhưng hầu hết đều có công suất nhỏ (dưới

20.000 tấn/năm) như nhà máy giấy Việt Trì, nhà máy giấy Vạn Điểm, nhà máy giấy
Đồng Nai, nhà máy giấy Tân Mai… Năm 1975, tổng công suất thiết kế của ngành
giấy Việt Nam là 72.000 tấn/năm nhưng do ảnh hưởng của chiến tranh và mất cân đối
giữa sản lượng bột giấy và giấy nên sản lượng thực tế chỉ đạt 28.000 tấn/năm.
Năm 1982, nhà máy giấy Bãi Bằng do chính phủ Thụy Điển tài trợ đã đi vào
sản xuất với công suất thiết kế là 53.000 tấn bột giấy/năm và 55.000 tấn giấy/năm,
dây chuyền sản xuất khép kín, sử dụng công nghệ cơ - lý và tự động hóa.
Ngành giấy có những bước phát triển vượt bậc, sản lượng giấy tăng trung bình
11 %/năm trong giai đoạn 2000 - 2006. Tuy nhiên, nguồn cung như vậy vẫn chỉ đáp
ứng được gần 64 % nhu cầu tiêu dùng (năm 2008) phần còn lại vẫn phải nhập khẩu.
Mặc dù đã có sự tăng trưởng đáng kể, tuy nhiên đóng góp của ngành giấy trong tổng
giá trị sản xuất quốc gia vẫn rất nhỏ.

4


Hình 2.1: Đóng góp của giá trị sản xuất ngành giấy trong GDP
2.1.2. Nguyên liệu giấy
Nguyên liệu chính để sản xuất giấy là sợi xenlulo, có hai nguồn chính là từ gỗ
và phi gỗ. Bên cạnh đó giấy loại đang trở thành nguồn nguyên liệu chủ yếu trong sản
xuất giấy.
Nguyên liệu từ gỗ là các cây lá rộng hoặc lá kim.
Nguyên liệu phi gỗ như các loại tre nứa, phế phẩm sản xuất công - nông nghiệp
như rơm rạ, bã mía, và giấy loại. Nguyên liệu để sản xuất bột giấy từ các loại phi gỗ
có chi phí sản xuất thấp nhưng không phù hợp với nhà máy có công suất lớn do
nguyên liệu loại này được cung cấp theo mùa vụ và khó khăn trong việc cất trữ.
Giấy loại ngày càng được sử dụng nhiều làm nguyên liệu cho ngành giấy do ưu
điểm tiết kiệm được chi phí sản xuất. Giá thành bột giấy từ giấy loại luôn thấp hơn
các loại bột giấy từ các loại nguyên liệu nguyên thủy vì chi phí vận chuyển, thu mua
và sử lý thấp hơn. Hơn nữa, chi phí đầu tư dây chuyền sử lý giấy loại thấp hơn dây

chuyên sản xuất bột gỗ từ các nguyên liệu nguyên thủy. Bên cạnh đó việc sản xuất
giấy từ giấy loại có tác động bảo vệ môi trường. Tính trung bình sản xuất giấy từ bột
tái sinh giảm được 74 % khí thải và 35 % nước thải so với sản xuất giấy từ bột nguyên
(Theo Tạp chí công nghiệp tháng 12/2008).

5


Bảng 2.1: Tình hình sản xuất và nhập khẩu bột giấy qua các năm (2000-2008)
(Đơn vị: nghìn tấn)
2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Bột nguyên thủy

174.0

197.2


251.9

321.5

303.0

289.0

280.0

327.0

Bột hóa tẩy trắng

63.0

69.5

72.0

40.0

75.0

80.0

80.0

96.0


Bột hóa không tẩy trắng

16.0

21.8

53.6

60.0

70.0

70.0

70.0

90.0

Bột cơ học

15.0

16.3

25.3

25.0

30.0


34.0

25.0

36.0

Bột kiềm lạnh

80.0

90.0

101.0

107.0

128.0

105.0

105.0

105.0

212.0

212.0

242.0


290.0

320.0

320.0

355.0

365.0

0.8

0.9

1.0

0.8

1.0

0.9

0.8

0.9

Bột tái chế

144.0


180.0

253.0

371.0

402.0

450.0

533.0

669.0

Công suất

152.0

198.0

275.0

375.0

402.0

482.0

600.0


710.0

Sản xuất/Công suất

0.9

0.9

0.9

0.9

1.0

0.9

0.9

0.9

Nhập khẩu bột giấy

50.0

141.0

60.0

80.0


140.9

125.8

131.8

110.0

Công suất
Sản xuất/Công suất

2007

2008

465.0

155.0

Nguồn: tạp chí công nghiệp tháng 01/2009

6


Bảng 2.2: Tình hình sử dụng giấy tái chế để sản xuất giấy tại một số nước năm 2007
Tỷ lệ giấy thu hồi trong tổng
Quốc gia

nguyên liệu sản xuất giấy


Tỷ lệ thu hồi giấy đã qua sử

(%)

dụng (%)

Trung Quốc

65%

38%

Nhật Bản

60%

74%

Hàn Quốc

76%

67%

Malaysia

87%

61%


Philippines

79%

44%

Thái Lan

72%

65%

Việt Nam

70%

25%
Nguồn: tạp chí công nghiệp tháng 01/2009

2.1.3. Triển vọng ngành giấy Việt Nam
Trong những năm qua, ngành giấy Việt Nam đã có bước tăng trưởng ổn định
về nhu cầu cũng như năng lực sản xuất giấy. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế
đang phát triển, có tốc độ tăng trưởng cao hàng năm. Thu nhập trên đầu người cũng
có những bước tiến đáng kể trong những năm qua. Ngoài ra, mức tiêu thụ giấy bình
quân trên đầu người của Việt Nam còn rất thấp, mới đạt 20,7 kg/người/năm so với
mức tiêu thụ bình quân của châu Á là 50,7 kg và của thế giới 70 kg (năm 2007). Đây
chính là yếu tố hỗ trợ cho sự phát triển của ngành giấy Việt Nam.
Ngành giấy Việt Nam đang trong giai đoạn đầu tư rất nhiều dự án tập trung
vào sản xuất bột giấy và sản phẩm giấy, tập trung vào giấy bao bì và giấy in ấn, in
báo. Nếu các dự án hiện tại đi vào hoạt động đúng tiến độ thì đến hết năm 2011 và giả

định các dây chuyền cũ chưa bị loại bỏ Việt Nam hoàn toàn có thể xuất khẩu giấy
trong tương lai xa hơn khi chúng ta có lợi thế nằm giữa khu vực có nhu cầu sử dụng
lớn nhất thế giới. Mục tiêu của ngành giấy Việt Nam là phấn đấu đến năm 2015 sẽ
xuất khẩu khoảng 2 triệu tấn.

7


Bảng 2.3: Dự báo công nghiệp giấy Việt Nam 2010-2015
Năm

2006

2007

2008

2009

2010

2015

Công suất

355.000

365.000

965.000


1065.000

2.030.000

3.150.000

Sản lượng

300.000

299.100

465.000

875.000

1.867.000

2.975.000

Nhập khẩu

131.884

110.039

86.000

31.000


54.000

36.000

20.000

137.000

1.042.000

1.359.000

1. Công nghiệp bột

Xuất khẩu
Tiêu dùng

424.998

402.290

498.000

769.000

879.000

1.652.000


Công suất

1.158.000

1.341.000

1.498.000

2.350.000

2.618.000

5.400.000

Sản lượng

859.600

1.120.000

1.110.700

1.988.000

2.415.000

5.000.000

Nhập khẩu


766.958

951.092

1.006.394

705.986

725.343

1.300.000

Xuất khẩu

170.980

191.500

127.000

269.850

258.100

248.000

Tiêu dùng

1.554.578


1.800.230

1.954.522

2.242.136

2.882.243

6.052.000

18.000

22.000

24.000

28.000

32.000

61.000

2. Công nghiệp giấy

Tiêu dùng/đầu người(kg/người)

Nguồn: Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam

8



2.2. Tổng quan về công ty giấy An Bình
2.2.1. Thông tin về công ty
Công ty cổ phần giấy An Bình có tên tiếng Việt và tiếng Anh như sau:
Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY AN BÌNH
Tên tiếng Anh: AN BINH PAPER CORPORATION
Tên viết tắt: ABPAPER
Trụ sở: 27/5A Đường Kha Vạn Cân – Xã An Bình – Huyện Dĩ An – Tỉnh Bình
Dương. Website: www.anbinhpaper.com.
2.2.2. Lịch sử hình thành
Từ đầu thập niên 90, công ty đã khởi sự những bước đầu tiên với một công ty
gia đình chuyên sản xuất bột tre bán hóa cung cấp cho các nhà máy giấy lớn trong
nước như Tân Mai, Cogido, Linh Xuân, Xuân Đức, Vĩnh Huê, Mai Lan, Thủ Đức …
với sản lượng 800 tấn/tháng, doanh thu năm đầu tiên là 5 tỷ đồng.
Sau đó, nhận thức được xu hướng tích cực của nền công nghệ tái chế trong
việc bảo vệ môi trường, công ty quyết định chuyển hướng hoạt động sang lĩnh vực
sản xuất giấy carton làm bao bì, sử dụng 100 % nguồn nguyên liệu từ giấy đã qua sử
dụng, giấy thải thay vì sử dụng nguồn nguyên liệu khai thác từ thiên nhiên lồ ô, tre
nứa như trước kia.
Trải qua 17 năm hoạt động, với số vốn nhỏ ban đầu đăng ký 300 triệu đồng,
đến nay vốn đóng góp của các cổ đông là 145 tỷ đồng. Công ty tọa lạc tại xã An Bình
(huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương) là một trong hai công ty duy nhất ở Việt Nam sử
dụng thiết bị chuẩn bị bột theo công nghệ tiên tiến của tập đoàn ANDRITZ. Trong
năm 2008 công ty đã sản xuất được gần 63.000 tấn sản phẩm, doanh thu đạt trên 25
triệu đô la.
Với đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo, giàu kinh nghiệm và làm việc
trong hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, được sự tư vấn giúp đỡ của các
chuyên gia về thiết bị, công nghệ, hoá chất từ Andritz (Áo), Kamira, Behn Meyer
Group (Đức) ... Cho đến nay, công ty là một nhà sản xuất mặt hàng giấy bao bì công
nghiệp với công suất thiết kế 75.000 tấn/năm. Công ty đang nỗ lực duy trì vị trí là một

trong những nhà máy hàng đầu của ngành sản xuất giấy bìa carton Việt Nam, với
khách hàng là những nhà sản xuất bao bì lớn trong nước – cả nội địa lẫn đầu tư nước
9


ngoài. Lượng khách hàng to lớn và không ngừng tăng cao này đã cho công ty niềm tin
để vạch ra hướng phát triển mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng
của thị trường.
Kế hoạch mục tiêu của công ty sẽ đưa vào vận hành một nhà máy mới, với
công suất thiết kế khoảng 335.000 tấn/năm giấy bao bì các loại, nhằm thay thế phần
nào lượng nhập khẩu hàng năm trên dưới 700.000 tấn mà các doanh nghiệp bao bì
đang mua của nước ngoài (Theo Tạp chí Công nghệ Giấy, tháng12/2006).
Sản phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu thu hồi của công ty phù hợp với xu thế
của thế giới hiện nay mà nhiều nước đang áp dụng và khuyến khích, nhằm giảm thiểu
nạn phá rừng và xử lý hoá chất từ nguyên liệu gỗ, bảo vệ nguồn tài nguyên và môi
trường. Quy trình sản xuất từ nguồn nguyên liệu thu hồi sẽ tiết kiệm hơn nhiều so với
sử dụng nguyên liệu gỗ hay tre nứa.
2.2.3. Công tác tổ chức và quản lí của công ty
Bảng 2.4: Bảng bố trí nhân sự
Bộ phận

Số lượng

Bộ phận

(người)

Số lượng
(người)


Ban giám đốc

4

Phân xưởng cơ khí

23

Hành chính nhân sự

3

Phân xưởng cơ điện

7

Điều hành sản xuất

3

Kế toán vật tư

10

Phòng QC

9

Xuất nhập khẩu


2

Hóa chất

21

Kinh doanh

2

Giao nhận và CUNVL

27

Tài xế

3

Phân xưởng xeo

66

Bảo vệ

8

Phân xưởng bột

46


9

Phân xưởng lò hơi

15

Phân xưởng xử lý nước
thải

Vệ sinh công cộng và
PCCC

10

8


11

Văn phòng đại điện

Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức công ty
Quan hệ cộng đồng

Phòng kiểm tra chất lượng

Sản xuất

An toàn lao động


Vật tư – kĩ thuật

Phân xưởng điện

Phân xưởng nước thải

Phân xưởng lò hơi

Phân xưởng bột

Phân xưởng

Quản lí tài sản-sản xuất

Xây dựng cơ bản

Phân xưởng cơ khí

Nguyên vật liệu kho bãi

P.TGĐ

Hành chính nhân sự

P.TGĐ
Kinh doanh-tài chính

Hệ thống quản lí ISO

Đội bảo vệ


Bộ phận giao nhận

Bộ phận xuất nhập khẩu

Kinh doanh tiếp thị

Phòng kế toán

P.TGĐ

Phó ban quản lí

Trưởng ban quản lí

Phó đại diện

Trưởng đại diện

TỔNG GIÁM ĐỐC

P.TGĐ
Hành chính-nhân sự

Ban quản lí cụm công
nghiệp giấy Mỹ Xuân


2.2.4. Tiêu chuẩn giấy thu hồi của công ty giấy An Bình
Tiêu chuẩn thu mua giấy vụn nội địa của công ty bao gồm 3 loại giấy carton

được chia thành 6 cấp độ có tiêu chuẩn chung như sau:
- Giấy phải khô, độ ẩm cho phép ≤ 12%.
- Giấy không lẫn bao xi măng, thùng sáp, thùng đựng táo bằng bột rơm, giấy
dai, giấy keo hoặc tráng phủ hóa chất.
a. Nguyên liệu carton loại 1
* Loại A1: là thùng carton ngoại nhập, có 2 lớp làm bằng giấy Kraft dày.
* Loại A2:
- Giấy rìa carton của các công ty liên doanh sản xuất bao bì (YFY, Ojitex,
Orna, Tân Á, Sovi…).
- Giấy xén lề làm thùng, hộp carton cao cấp có 1 hoặc 2 mặt làm bằng giấy
trắng (không lẫn tạp chất, tỉ lệ băng keo cho phép tối đa 0,5 %).
* Tiêu chuẩn chung:
- Không lẫn tạp chất và băng keo.
- Không lẫn các loại giấy khác, trong trường hợp có lẫn các loại giấy khác thì
lô hàng đó sẽ bị hạ cấp.
b. Nguyên liệu carton loại 2
* Loại B1:
- Giấy rìa từ các đơn vị sản xuất bao bì trong nước.
- Ống vải, ống nòng giấy hư.
- Ống cuộn chỉ nhập từ nước ngoài.
* Loại B2:
- Giấy lề xám làm thùng, hộp carton làm bằng giấy xám ngoại.
- Thùng carton thải ra từ siêu thị, thùng tạp hóa (tỷ lệ băng keo cho phép tối đa
1 %).
* Tiêu chuẩn chung:
- Không lẫn tạp chất như đất cát, sắt thép, nilon…
- Không lẫn các loại giấy khác, trong trường hợp có lẫn các loại giấy khác thì
lô hàng đó sẽ bị hạ cấp.

12



c. Nguyên liệu carton loại 3
* Loại C1: Thùng carton sản xuất trong nước có lẫn các loại giấy báo, tập học
sinh, hộp thuốc tây, hộp thuốc lá đã làm sạch (khoảng 10 %).
* Loại C2:
- Thùng carton dán nhiều băng keo (tỷ lệ tối đa 2 %).
- Thùng carton làm bằng giấy nội có lẫn các loại giấy khác, tạp chí, tập học
sinh, giấy bao gói chiếm khoảng 20 %.
* Tiêu chuẩn chung:
- Không lẫn tạp chất như đất cát, sắt thép, nilon…
- Trong trường hợp các loại giấy khác vượt quá tỷ lệ quy định thì lô hàng đó sẽ
bị trừ trọng lượng hàng sao cho số hàng bị trừ tương đương với tỷ lệ chênh lệch hoặc
lô hàng đó sẽ được trả về cho nhà cung cấp.
2.2.5. Sản phẩm của công ty giấy An Bình
Sản phẩm giấy An Bình luôn đòi hỏi chất lượng nguyên liệu đầu vào cao và ổn
định về độ chịu bục, độ chịu nén vòng, chịu nén phẳng… Cũng như định lượng phải
đồng đều trên suốt cuộn giấy. Dưới đây là bảng tham khảo một số các tiêu chuẩn giấy
An Bình. Ngoài ra, công ty luôn đáp ứng các yêu cầu của khách hàng về khổ giấy,
định lượng, màu sắc, một số chỉ tiêu cơ lý khác.
Bảng 2.5: Chỉ tiêu chất lượng của công ty giấy An Bình.
Chủng loại
Giấy carton lớp mặt của
carton sóng (A, B, C)
Giấy chạy sóng (A, B)

Định lượng

Độ chịu bục


Độ ẩm

(g/m2)

(kgf/cm2)

(%)

130 – 350

3 – 10

7±2

90 – 200

1,5 – 4,0

7±2

13

Màu sắc
Theo yêu cầu
của khách hàng.


Bảng 2.6: Bảng tiêu chuẩn chất lượng carton lớp sóng của công ty giấy An Bình.
Các chỉ tiêu và đơn vị đo


Sau máy cuốn cuộn

1. Định lượng (g/m2) sai số cho phép:

112

115

120

140

150

180

2. Độ chịu bục (kgf/cm2) không nhỏ hơn:

1,6

1,8

2,2

2,6

2,8

3,2


3. Độ chịu nén phẳng N không nhỏ hơn:

7,0

7,0

8,0

10,5

12,5

15,5

± 4%

4. Độ ẩm %

7±2

5. Ngoại quan

Không bị nhăn, gấp, thủng rách

6. Số mét (m)

± 5%

* Tiêu chuẩn ngành về carton lớp sóng
Bảng 2.7: Bảng tiêu chuẩn ngành về carton lớp sóng

Các chỉ tiêu và
đơn vị đo
1.

Định

Phương pháp

Mức cấp A

thử

lượng

2

(g/m ) sai số cho

100

120

150

180

176

220


265

333

392

ISO 2759

(1,8)

(2,2)

(2,7)

(3,4)

(4,0)

TCVN 3228 - 79

109

137

164

206

247


(11,2)

(13,9)

(16,8)

(21,0)

(25,5)

phép: ± 4%
2. Độ chịu bục kPa
(kgf/cm2)

không

nhỏ hơn
3. Độ chịu nén
phẳng

N

(kgf)

không nhỏ hơn:

ISO 536

80


4. Độ ẩm %

TCVN 1270-72

ISO 7263
ISO 287

7±2

TCVN 1867 - 76

Mức cấp B
1.

Định

lượng

2

(g/m ) sai số cho

100

120

150

180


144

180

216

265

324

ISO 2759

(1,5)

(1,8)

(2,2)

(2,7)

(3,3)

TCVN 3228 -79

phép: ± 4%
2. Độ chịu bục kPa
(kgf/cm2)
nhỏ hơn:

không


ISO 536

80

14

TCVN 1270 -72


3. Độ chịu nén
phẳng

N(kgf)

không nhỏ hơn

94.4

118

141

176

212

(9,6)

(12,0)


(14,4)

(18,0)

(21,6)

4. Độ ẩm %

7±2

ISO 7263
ISO 287
TCVN 1867 - 76

2.2.6. Giới thiệu khái quát các loại giấy thu hồi
Người ta thường phân loại giấy thu hồi thành các chủng loại sau:
- Giấy bao bì và hộp carton cũ (OCC): Thường được sử dụng lại để sản xuất
giấy hộp carton. Quá trình xử lý bột giấy tái sinh này thường không cần công đoạn
khử mực in.
- Giấy báo cũ (ONP) và tạp chí cũ (OMG): Hai loại giấy này có thể gom chung
với nhau vì thành phần bột giấy của chúng có điểm giống nhau và có chứa tỷ lệ cao là
bột gỗ và chúng được sử dụng lại để sản xuất giấy báo hoặc giấy in. Quá trình xử lý
bột giấy tái sinh thường gồm các công đoạn chính là: đánh tơi thành bột, loại bỏ tạp
chất và khử mực in.
- Giấy văn phòng hay các loại giấy trắng thu hồi: Gồm các loại giấy thu hồi
như giấy viết, giấy photocopy, giấy trắng in cao cấp… Quá trình xử lý bao gồm các
công đoạn chính là: Đánh tơi thành bột, loại bỏ tạp chất, khử mực in và tẩy trắng vì
chúng thường được dùng để sản xuất các loại giấy trắng như giấy vệ sinh, giấy in…
Theo tiêu chuẩn quốc gia – TCVN 5946 : 2007 áp dụng cho giấy loại dùng làm

nguyên liệu tái sản xuất bột giấy, giấy và carton thì giấy thu hồi được chia ra làm 4
loại và được giải thích như sau:
+ Giấy loại gồm tất cả các loại giấy và carton đã qua sử dụng, hoặc giấy và
carton bị loại trong quá trình sản xuất, phân loại, gia công, in ấn, được sử dụng để tái
sản xuất thành bột giấy, giấy và carton bằng các phương pháp xử lý cơ học hoặc kết
hợp giữa phương pháp cơ học và hóa học.
+ Các vật liệu không sử dụng được trong tái sản xuất bột giấy, giấy và carton
gồm: Các thành phần không phải là giấy, giấy và carton có hại cho quá trình sản xuất.
+ Thành phần không phải là giấy như các loại vật liệu có lẫn trong giấy loại mà
trong quá trình sản xuất là nguyên nhân làm hỏng máy móc thiết bị hoặc làm ngừng
hoạt động của dây chuyền sản xuất hoặc làm giảm chất lượng của sản phẩm gồm:
15


Kim loại, chất dẻo, thủy tinh, vải, cát và vật liệu xây dựng, vật liệu tổng hợp, giấy
tổng hợp (sản phẩm dạng tờ được làm từ xơ sợi tổng hợp hoặc được ép ra từ vật liệu
nhiệt dẻo).
+ Giấy và carton có hại cho quá trình sản xuất: Đây là loại giấy và carton được
xử lý đặc biệt không thể sử dụng để làm nguyên liệu tái sản xuất bột giấy, giấy và
carton, hoặc sẽ gây ra các hỏng hóc cho máy móc thiết bị, hoặc sự có mặt của nó làm
cho sản phẩm giấy và carton không dùng được (Nguồn: Công nghiệp giấy 10/2008).
Bảng 2.8: Bảng hiệu suất bột giấy thu hồi đạt được với từng loại sản phẩm
Loại sản phẩm giấy

Hiệu suất đạt được (%)

Bao bì

90 - 95


Giấy in

65 - 85

Giấy đặc biệt

70 - 95

Giấy khử mực (loại bột hoá từ giấy văn hoá )

60 - 70

Giấy khử mực (loại bột gỗ từ giấy báo, tạp chí)

80 - 85

2.2.7. Phân loại các loại giấy carton
Có thể xếp carton thông thường thành các loại sau:
- Carton nhiều lớp (Linerboard hay Duplex, Triplex…): carton có ít nhất 2 lớp
với lớp mặt chất lượng cao hơn và thường sản xuất trên máy xeo dài nhiều lưới và
bằng 100 % bột tươi.
- Carton thực phẩm (Foodboard): thường dùng để đóng gói thực phẩm có thể là
1 lớp hay nhiều lớp và bằng 100 % bột hóa tẩy trắng.
- Carton hộp (Folding boxboard): là carton nhiều lớp dùng làm hộp đựng, lớp
mặt bằng bột tươi còn các lớp khác bằng bột thu hồi.
- Carton xốp (Chip board): bằng 100 % bột thu hồi chất lượng thấp.
- Carton có tráng (Base Board): có tráng phấn hoặc tráng nhựa.
- Carton thạch cao (Gypsum board): bằng 100 % bột thu hồi chất lượng thấp và
dùng làm mặt ngoài của carton làm trần hay tường.
* Riêng mặt hàng carton sóng có những thành phần sản phẩm như sau:

- Carton lớp mặt (Carton duplex hoặc Linerboard và Testliner): là thành phần
carton dạng phẳng, yêu cầu chất lượng loại này quan trọng nhất là độ cứng và độ chịu
16


×