Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Báo cáo thực tập tại nhà máy Vicem bút sơn 2018, ĐHBK Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.68 MB, 52 trang )

CÔNG NGHỆ HÓA LÝ

NỘI DUNG BÁO CÁO ........................................................................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VICEM BÚT SƠN. ..................................................................... 5
1.1.

Tìm hiểu nội quy an toàn lao động sản xuất và vệ sinh môi trường. ............................................................. 5

Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG ................................................................................................................... 5
Chương II. TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ PHÂN ĐỊNH TRÁCH NHIỆM VỀ CÔNG TÁC AN TOÀN - VỆ SINH
LAO ĐỘNG TẠI CƠ SỞ ............................................................................................................................................... 5
1.2.

Tìm hiểu lịch sử phát triển của nơi thực tập. ..................................................................................................... 7

a)

Vị trí địa lí. ............................................................................................................................................................... 7

b)

Hệ thống giao thông của công ty. ........................................................................................................................ 8

c)

Điều kiện khí hậu. ................................................................................................................................................ 10

1.3.

Lịch sử phát triển của nơi thực tập. .................................................................................................................. 11


1.3.1

Giới thiệu chung về công ty........................................................................................................................ 11

1.3.2

Tổ chức bộ máy và quản lý. ....................................................................................................................... 12

1.3.3

Cơ cấu quản lý của công ty........................................................................................................................ 13

2.3

Người lao động. ................................................................................................................................................... 14

CHƯƠNG 2: SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ ...................................................................................................... 15
2.1

Công suất của 2 dây truyền: .............................................................................................................................. 16

2.2

Điều kiện mặt bằng nhà máy. ............................................................................................................................ 16

2.3

Giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu ......................................................................................................................... 16

2.3.1


Đá vôi. ............................................................................................................................................................ 16

a)

Hệ thống khai thác. .............................................................................................................................................. 16

b)

Chất lượng. ........................................................................................................................................................... 16

c)

Ưu, nhược điểm của công tác khai thác đá vôi. ............................................................................................. 17

2.3.2

Đá sét............................................................................................................................................................. 17

a)

Hệ thống khai thác. .............................................................................................................................................. 17

b)

Chất lượng. ........................................................................................................................................................... 18

2.3.3

Đá Silic........................................................................................................................................................... 19


2.3.4

Quặng sắt ...................................................................................................................................................... 19

2.3.6

Phụ gia cho xi măng (Đá Basalt) ............................................................................................................... 20

2.3.7

Thạch cao. .................................................................................................................................................... 20

2.4

Nhiên liệu. ............................................................................................................................................................. 21

2.4.1

Than. .............................................................................................................................................................. 21

2.4.2

Dầu FO .......................................................................................................................................................... 22
1


CÔNG NGHỆ HÓA LÝ
2.5


Thành phần của Clanke và xi măng ................................................................................................................. 22

2.5.1

Thành phần của bột liệu và Clanke. ......................................................................................................... 22

2.5.2

Thành phần của xi măng Pooclang hỗn hợp........................................................................................... 22

2.6

Số giờ làm việc..................................................................................................................................................... 24

2.7

Tính toán vận hành nhà máy. ............................................................................................................................ 24

2.8

Mô tả công nghệ quá trình sản xuất. ................................................................................................................ 25

2.8.1

Phần gia công và cấp nguyên liệu. ........................................................................................................... 25

a)

Cụm đập, vận chuyển và chứa đá vôi. ............................................................................................................. 25


b)

Cụm cán sét, đá Silic, vận chuyển và chứa. ................................................................................................... 26

c)

Tiếp nhận, vận chuyển và chứa than, thạch cao, phụ gia và quặng sắt..................................................... 30

2.8.2

Định lượng và nghiền liệu. ......................................................................................................................... 30

a)

Định lượng liệu. .................................................................................................................................................... 31

b)

Quá trình nghiền. ................................................................................................................................................. 32

2.8.3

Đồng nhất bột liệu và cấp liệu lò. .............................................................................................................. 33

2.8.4

Công đoạn sấy tiền nung. ........................................................................................................................... 33

2.8.5


Công đoạn nung và làm nguội clinker. ..................................................................................................... 34

a)

Hệ thống nung clinker. ........................................................................................................................................ 34

b)

Ghi làm nguội clinker. .......................................................................................................................................... 37

2.8.6

Nghiền và vận chuyển than. ....................................................................................................................... 37

2.8.7

Hệ thống vận chuyển, chứa và nghiền clinker. ....................................................................................... 38

a)

Vận chuyển và chứa Clinker. ............................................................................................................................. 38

b)

Quá trình nghiền clinker. ..................................................................................................................................... 38

2.8.8

Chứa xi măng, đóng bao và xuất hàng. ................................................................................................... 39


2.8.9

Các thiết bị phụ trợ. ..................................................................................................................................... 41

a)

Hệ thống cấp khí nén. ......................................................................................................................................... 41

c)

Hệ thống cấp dầu................................................................................................................................................. 42

d)

Phòng thí nghiệm và thiết bị điều khiển chất lượng. ...................................................................................... 43

2.8.10

Một số hỏng hóc thường gặp. .................................................................................................................... 43

a)

Máy nghiền............................................................................................................................................................ 43

b)

Băng truyền........................................................................................................................................................... 43

c)


Tháp sấy 5 tầng. .................................................................................................................................................. 43

d)

Lò quay. ................................................................................................................................................................. 43

e)

Máy nghiền xi măng. ........................................................................................................................................... 43

f)

Máy cào. ................................................................................................................................................................ 43
2


CÔNG NGHỆ HÓA LÝ
g)

Máy rải. .................................................................................................................................................................. 43

h)

Máy đóng bao. ...................................................................................................................................................... 43

i)

Máy cán sét........................................................................................................................................................... 43

j)


Lọc bụi túi. ............................................................................................................................................................. 44

k)

Silo chứa. .............................................................................................................................................................. 44

Chương 3: Thực tế thực tập tại nhà máy. ....................................................................................................................... 46
3.1

Cơ cấu tổ chức của phòng ĐHTT. .................................................................................................................... 46

3.2

Mô tả công việc. ................................................................................................................................................... 46

3.3

Vận hành lò nung dây chuyền 2. ....................................................................................................................... 47

Chương 4: Tổng kết và kiến nghị. ..................................................................................................................................... 50
4.1.

Tổng kết................................................................................................................................................................. 50

4.2.

Kiến nghị. .............................................................................................................................................................. 51

Danh mục tài liệu tham khảo.............................................................................................................................................. 52


3


CÔNG NGHỆ HÓA LÝ

Lời cảm ơn !
Thực tập trong các nhà máy xí nghiệp, các cơ sở sàn xuất vật liệu là khâu quan trọng
trong quá trình đào tạo cùa nhà trường gắn liền với việc học tập giảng dạy với sản
xuất nâng cao chất lượng đào tạo một cách toàn diện. Nhằm trang bị cho sinh viên
nắm được dâv chuyền công nghệ của nhà máy, xí nghiệp sản xuất vật liệu, biết tố
chức lao dộng cho từng khâu sản xuất. Giúp cho sinh viên thêm kinh nghiệm và củng
cố, bổ sung những kiến thức đã học, bước đầu vận dụng để xem xét, phân tích và
ứng dụng trong thực tế. Giúp sinh viên làm quen với các vấn đề kỹ thuật tổ chức vả
quàn lí sản xuất, chuẩn bị cho việc học các môn chuyên ngành.
Sau thời gian 3 tháng được tạo điều kiện về thực tập tại Công ty cổ phần Xi Măng
Vicem Bút Sơn em đã tìm hiếu và học hỏi được nhiều kiến thức chuyên ngành mà cụ
thể là kiến thức về lĩnh vực sản xuất xi măng pooclăng, tuy lượng kiến thức thu nhận
được là chưa đủ rộng và chưa sâu, chưa hiểu hết mọi vấn đề song đó là những kiến
thức thực tế vô cùng hữu ích cho những sinh viên như em.
Và để có cơ hội được thực tập tại Công Ty cố Phần Xi Măng Vicem Bút Sơn, để có
những kiến thức và kinh nghiệm qua quá trình thực tập, em xin chân thành cảm ơn
các thầy cô trong bộ môn Hóa Lý, viện Kỹ Thuật Hóa Học, trường Đại Học Bách
Khoa Hà Nội đã giảng dạy,trang bị cho em nhiều kiên thức cơ bản và tạo điều kiện
thuận lợi cho em đi thực tập, và chân thành cảm ơn thạc sĩ, giảng viên thầy T.S Cao
Hồng Hà đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập. Bên cạnh đó em
xin chân thành cám ơn các chú bác, các anh và các chị trên Phòng Kĩ Thuật Sản
Xuất, Phòng Điều Hành Trung Tâm công ty CP XM Vicem Bút Sơn đã nhiệt tình giúp
đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em hoàn thành tót quá trình thực
tập.

Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, do còn thiếu kinh nghiệm và còn bỡ ngỡ
với thực tế, nên em không tránh khỏi thiếu sót. Em mong thầy cô chỉ bảo thêm để em
có thể hoàn thành và đạt kết quả tốt. Em xin chân thành cảm ơn !

4


CÔNG NGHỆ HÓA LÝ

NỘI DUNG BÁO CÁO
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VICEM BÚT SƠN.
1.1. Tìm hiểu nội quy an toàn lao động sản xuất và vệ sinh môi trường.
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Bộ luật Lao động ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn và vệ sinh lao động; Nghị định số
110/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định 06/CP;
Sau khi có ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Tài chính và các cơ
quan có liên quan, Liên bộ: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế hướng
dẫn việc tổ chức thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động trong cơ sở lao động
như sau.
Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về tổ chức bộ máy, phân định trách nhiệm, lập kế hoạch, tự
kiểm tra, thống kê, báo cáo, sơ kết, tổng kết công tác an toàn - vệ sinh lao động trong
cơ sở lao động.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tất cả các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở có sử dụng

lao động (sau đây gọi tắt là cơ sở lao động) hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, trừ
các cơ quan hành chính Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội
nghề nghiệp và các tổ chức phi chính phủ khác đóng trụ sở tại Việt Nam.
Điều 3. Kinh phí thực hiện
Kinh phí để thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động được hạch toán vào chi phí
hoạt động thường xuyên, chi phí sản xuất kinh doanh của cơ sở lao động và là chi
phí hợp lý khi tính thuế, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của cơ sở lao động theo
quy định hiện hành của pháp luật về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chương II. TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ PHÂN ĐỊNH TRÁCH NHIỆM VỀ CÔNG TÁC AN
TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CƠ SỞ
Điều 4. Tổ chức bộ phận an toàn - vệ sinh lao động
5


CÔNG NGHỆ HÓA LÝ

1. Cơ sở lao động phải thành lập bộ phận an toàn - vệ sinh lao động theo quy định tối
thiểu sau:
a) Cơ sở có tổng số lao động trực tiếp dưới 300 người phải bố trí ít nhất 01 cán bộ
an toàn - vệ sinh lao động làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
b) Cơ sở có số lao động trực tiếp từ 300 đến 1.000 người phải bố trí ít nhất 01 cán
bộ an toàn - vệ sinh lao động làm việc theo chế độ chuyên trách.
c) Cơ sở lao động có tổng số lao động trực tiếp trên 1.000 người phải thành lập
Phòng hoặc Ban an toàn - vệ sinh lao động hoặc bố trí tối thiểu 2 cán bộ chuyên
trách an toàn - vệ sinh lao động;
2. Cán bộ an toàn - vệ sinh lao động phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có chuyên môn, nghiệp vụ về kỹ thuật an toàn, kỹ thuật phòng, chống cháy nổ, kỹ
thuật môi trường, vệ sinh lao động.
b) Có hiểu biết về thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ của cơ
sở.

3. Trường hợp cơ sở lao động không thành lập được bộ phận an toàn - vệ sinh lao
động đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1, 2 Điều này thì phải có hợp đồng với
tổ chức có đủ năng lực thực hiện các nhiệm vụ an toàn - vệ sinh lao động quy định
tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
Điều 5. Chức năng và nhiệm vụ bộ phận an toàn - vệ sinh lao động
1. Chức năng:
Bộ phận an toàn - vệ sinh lao động có chức năng tham mưu, giúp việc cho người sử
dụng lao động trong việc tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các
hoạt động an toàn - vệ sinh lao động.
2. Nhiệm vụ:
a) Phối hợp với các bộ phận có liên quan trong cơ sở lao động tiến hành các công
việc sau:
- Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn - vệ sinh lao
động, phòng, chống cháy nổ trong cơ sở lao động;
- Quản lý theo dõi việc đăng ký, kiểm định các máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu
cầu nghiêm ngặt về an toàn - vệ sinh lao động;
- Xây dựng kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động hằng năm và đôn đốc, giám sát việc
thực hiện kế hoạch; đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp;
- Tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định về an toàn vệ sinh lao động của Nhà nước, của cơ sở lao động trong phạm vi cơ sở lao động;
- Tổ chức huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động cho người lao động;
- Kiểm tra về an toàn - vệ sinh lao động theo định kỳ ít nhất 1 tháng/1 lần các bộ
phận sản xuất và những nơi có các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
6


CÔNG NGHỆ HÓA LÝ

- Kiểm tra môi trường lao động, an toàn thực phẩm (nếu đơn vị tổ chức bữa ăn công
nghiệp); theo dõi tình hình thương tật, bệnh tật phát sinh do nghề nghiệp; đề xuất với
người sử dụng lao động các biện pháp quản lý, chăm sóc sức khỏe lao động.

b) Đề xuất, tham gia kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn - vệ sinh lao
động trong phạm vi cơ sở lao động theo quy định tại Điều 17 Thông tư này;
c) Đề xuất với người sử dụng lao động biện pháp khắc phục các tồn tại về an toàn vệ sinh lao động.
Điều 6. Quyền hạn của bộ phận an toàn - vệ sinh lao động
1. Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc hoặc có thể
quyết định việc tạm đình chỉ công việc (trong trường hợp khẩn cấp) khi phát hiện các
nguy cơ xảy ra tai nạn lao động để thi hành các biện pháp bảo đảm an toàn lao động,
đồng thời phải báo cáo người sử dụng lao động về tình trạng này.
2. Đình chỉ hoạt động của máy, thiết bị không bảo đảm an toàn hoặc đã hết hạn sử
dụng.
3. Tham gia điều tra, thống kê, báo cáo và quản lý các vụ tai nạn lao động theo quy
định pháp luật hiện hành.
4. Tham dự các cuộc họp giao ban sản xuất, sơ kết, tổng kết tình hình sản xuất kinh
doanh và kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động.
5. Tham gia góp ý về lĩnh vực an toàn - vệ sinh lao động tại các cuộc họp xây dựng
kế hoạch sản xuất kinh doanh, trong việc lập và duyệt các đề án thiết kế, thi công,
nghiệm thu, trong việc tổ chức tiếp nhận và đưa vào sử dụng nhà xưởng, máy, thiết
bị.
6. Tổng hợp và đề xuất với người sử dụng lao động giải quyết các đề xuất, kiến nghị
của các đoàn thanh tra, kiểm tra, của các đơn vị cấp dưới hoặc của người lao động.
7. Tham gia ý kiến vào việc thi đua, khen thưởng; tổng hợp, đề xuất khen thưởng, xử
lý kỷ luật đối với tập thể, cá nhân trong công tác bảo hộ lao động, an toàn - vệ sinh
lao động.
Điều 7. Tổ chức bộ phận y tế tại cơ sở
1. Cơ sở lao động phải bố trí thành lập bộ phận y tế tại cơ sở theo quy định tối thiểu
sau:
a) Cơ sở sử dụng số lao động trực tiếp từ 500 đến 1.000 người thì phải có ít nhất 01
nhân viên y tế có trình độ trung học chuyên ngành y.
b) Cơ sở có tổng số lao động trực tiếp trên 1.000 người cùng làm việc trên địa bàn
thì phải tổ chức trạm y tế hoặc phòng hoặc ban y tế có ít nhất 01 y sĩ hoặc 01 bác sỹ

đa khoa.
1.2. Tìm hiểu lịch sử phát triển của nơi thực tập.
a) Vị trí địa lí.
7


CÔNG NGHỆ HÓA LÝ

Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM) là một trong các Tổng công ty
được tổ chức và hoạt động theo Quyết định số 91/TTg ngày 07 tháng 3 năm 1994
của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thành lập Tập đoàn kinh doanh. Tiền thân
là Liên hiệp các Xí nghiệp Xi măng, VICEM là doanh nghiệp nhà nước hoạt động
chính trong lĩnh vực sản xuất và phân phối xi măng có công suất 20 triệu tấn xi
măng/năm, chiếm 34% thị phần xi măng cả nước. VICEM đảm nhận vai trò điều tiết
thị trường xi măng, bình ổn giá, hỗ trợ công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất
nước.
Công ty xi măng Bút sơn có trang thiết bị tiên tiến hiện đại, đồng bộ cùng hệ thống
kiểm tra, đo lường tín hiệu, điều khiển tự động hoá ở mức cao đảm bảo thiết bị hoạt
động an toàn, ổn định và vệ sinh môi trường.
Nhà máy đặt tại nhà máy núi đá thuộc xã Thanh Sơn – Huyện Kim Bảng – Tỉnh Hà
Nam, gần quốc lộ 1, cách Hà Nội 60 km về phía nam, gần sông Châu Giang và tuyến
đường sắt Bắc Nam rất thuận lợi cho việc vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ và
đường thủy. Mặt bằng rộng xa khu vực dân cư và gần các nguồn nguyên liệu khai
thác chính có chất lượng tốt tại các mỏ: Đá vôi Hồng Sơn, Liên Sơn, Bút Phong, Núi
Bùi, mỏ sét Khả Phong, Ba Sao.
b) Hệ thống giao thông của công ty.
➢ Giao thông đường bộ:
- Đường bộ nhà máy có 3 hạng mục chính:
+ Tuyến đường bộ từ nhà máy tới cảng Bút Sơn hơn 4 Km.
+ Tuyến đường bộ từ nhà máy tới quốc lộ 1A qua cầu Hồng Phú lớn hơn 6,3 Km

+ Tuyến đường bộ từ nhà máy đi mỏ sét Khả Phong hơn 8 Km.
Các tuyến đường trên đều thiết kế theo tiêu chuẩn cấp IV, tải trọng tiêu chuẩn H30XB-80.
➢ Giao thông đường sắt:
Tuyến đường sắt từ nhà máy đi ga Thịnh Châu chiều dài lớn hơn 4,5 Km, chiều rộng
là 1 mét. Từ ga Thịnh Châu đi Phủ Lý nối liền nhà máy với tuyến đường sắt quốc gia.
Toàn tuyến trên có thể mở rộng được 1,435 m phù hợp với tuyến đường sắt quốc gia
theo kế hoạch nâng cấp lên 1,435 m.
➢ Giao thông đường thủy:
- Nhà máy có cảng sà lan ( Kiện Khê) cho phép sà lan 200 tấn cập bến xuất nhập
hàng.
- Luồng vận tải thủy từ cảng Kiện Khê đến Ninh Bình thuộc loại đường thủy cấp III
có yêu cầu chiều sâu chạy tàu Hct = 1,5 mét tuyến vận tải này có chiều sâu lớn hơn
1,5 mét nên không phải nạo vét.
➢ Lượng hàng vận chuyển của nhà máy theo thiết kế:
- Đường sắt:
8


CÔNG NGHỆ HÓA LÝ

Năng lực của đường sắt Bút Sơn – Kiện Khê phải thỏa mãn yêu cầu chuyên chở một
lượng hàng như sau:
Hàng vào nhà máy than, quặng sắt,… với yêu cầu hằng năm là 240.600 tấn/ năm.
Hàng ra khỏi nhà máy là xi măng đi các nơi với khối lượng 369.986 tấn/ năm cùng với
lượng hàng xi măng ra cảng nếu vận chuyển bằng đường sắt là: 124.986 tấn/ năm.
- Đường thủy:
+ Theo luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dựng cảng Bút Sơn (94-95 N-TT-04) được
thiết kế theo luận chứng kinh tế kỹ thuật (93-95N-TT-LC) vận tải trong và ngoài nhà
máy xi măng Bút Sơn đã được bộ xây dựng phê duyệt cụ thể.
+ Với công suất thiết kế của nhà máy xi măng Bút Sơn 1,400 tấn xi măng/ năm. Thì

lượng hàng qua cảng là:
• Hàng than đến
177.951 tấn/ năm.
• Hàng xi măng đi
124.986 tấn/ năm.
• Tổng số
302.937 tấn/ năm.
Hình 1.2.1. Ảnh chụp bản đồ địa hình và vệ tinh toàn nhà máy 2D (a,b)

9


CÔNG NGHỆ HÓA LÝ

c)





-

Điều kiện khí hậu.
Nhiệt độ không khí:
Trung bình năm: 23℃
Cao nhất: 39,6℃
Thấp nhất: 5,2℃
Nhiệt độ thiết kế chung cho thiết bị: 25℃
Độ ẩm tương đối của không khí:
Trung bình năm: 86%

Thấp nhất: 17%
Lượng mưa:
Trung bình hằng năm: 86%
Số ngày mưa trung bình hằng năm: 163,5 ngày.
Lượng mưa hằng ngày cao nhất: 333,1 mm.
Mùa mưa: Cuối tháng 6 đến tháng 9.
Gió.
Từ tháng 9 đến tháng 12: Hướng gió chủ yếu là Bắc và Tây – Bắc.
Từ tháng 3 đến tháng 7: Hướng gió chủ yếu là Đông – Nam.
Từ tháng 1 đến tháng 12: Hướng gió chủ yếu là Nam và Tây – Nam.
Trong tháng 8 gió thổi theo hướng khác nhau.
Cường độ động đất:
Vùng động đất: Độ 7 (thang MSK: 64).
10


CÔNG NGHỆ HÓA LÝ

• Sức gió:
(Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN2737 – 1995, sức gió vùng Kim Bảng – Hà Nam ở
vị trí vùng III B)
- Sức gió max: W= 140 daN/𝑚2
- Sức gió trung bình: W= 125 daN/𝑚2
1.3. Lịch sử phát triển của nơi thực tập.
1.3.1 Giới thiệu chung về công ty.
Giới thiệu về công ty:
➢ Tên Công ty:
Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn.
➢ Tên tiếng anh:
But Son Cement Joint Stock Company.

➢ Tên viết tắt:
Busoco
➢ Tổng diện tích mặt bằng nhà máy: 1.25 km2.
➢ Biểu tượng của Công ty:

➢ Trụ sở chính:
Thanh Sơn, Kim Bảng, Hà Nam.
➢ Điện thoại:
(84-351) 854 032
➢ Fax:
(84-351) 851 320
➢ Giấy chứng nhận ĐKKD: số 0603.000105 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư Hà Nam
cấp ngày 01/05/2006.
➢ Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và kinh doanh xi măng và các sản phẩm từ
xi măng. Sản
xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng khác. Kinh doanh các
ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật.
➢ Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc và một số tỉnh miền
Trung, miền Nam.
➢ Vốn điều lệ:
908.801.600.000 VNĐ.
Công ty Xi măng Bút Sơn trực thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt
Nam - Bộ Xây dựng, được thành lập theo quyết định số 54/BXD-TCLĐ của Bộ
trưởng Bộ Xây dựng ký ngày 28 tháng 01 năm 1997.
Theo Quyết định số 1007/QĐ-BXD ngày 18/ 02/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây
dựng về việc thực hiện cổ phần hóa các công ty thành viên hạch toán độc lập
thuộc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam, Công ty Xi măng Bút Sơn đã được tiến
hành cổ phần hoá. Ngày 26/12/2005, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã có Quyết định
số 2251/QĐ-BXD về việc phê duyệt phương án cổ phần hoá Công ty Xi măng
11



CÔNG NGHỆ HÓA LÝ

Bút Sơn thuộc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam thành công ty cổ phần theo đó
vốn điều lệ của công ty xi măng Bút Sơn là 1.100 tỷ đông. Ngày 23/3/2006, Bộ
trưởng Bộ Xây dựng đã có quyết định số 485/QĐ-BXD về việc điều chỉnh
phương án cổ phần hoá và chuyển Công ty Xi măng Bút Sơn thuộc Tổng Công
ty Xi măng Việt Nam thành công ty cổ phần trong đó nêu rõ vốn điều lệ của Công
ty Xi măng Bút Sơn được điều chỉnh lại là 900 tỷ đồng. Ngày 20 tháng 8 năm
2010, công ty tăng vốn điêu lệ lên 1.090.561.920.000 đồng.
Ngày 01/7/2011 công ty đổi tên thành Công ty cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn
theo thông báo số 02/TB-BUSOCO ngày 01/7/2011.
STCL (01-01/04/2016)
Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn có chức năng sản xuất, kinh doanh sản
phẩm từ xi măng và các loại vật liệu xây dựng khác. Sản phẩm chính của măng
Clinker thương phẩm CPc50, PCB30, PCB40, PC40, xi măng xây trát, gạch xi
măng...
Dây chuyền sản xuất xi măng công ty bao gồm 2 dây chuyền có công suất thiết kế 3
triệu tấn xi măng/năm. Dây chuyền 1 do hãng TECHNIP-CLE Cộng hoà Pháp thiết kế
và cung cấp thiết bị, được khởi công xây dựng từ tháng 8 năm 1995 và công ty đã
vận hành và đưa sản phẩm ra thị trường từ cuối năm 1998. Dây chuyền 2 do hãng
KAWASAKI Nhật bản thiết kế và cung cấp thiết bị được khởi công xây dựng từ
26/01/2007 đưa vào sản xuất từ tháng 6 năm 2010.
1.3.2
Tổ chức bộ máy và quản lý.
(Cơ cấu tổ chức)

12



CÔNG NGHỆ HÓA LÝ

1.3.3

Cơ cấu quản lý của công ty.

Đại hội đồng cổ đông.
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát.
Ban giám đốc.
Các phòng ban chức năng:
• Phòng Kế toán - Thống Kê - Tài Chính.
• Phòng Tổ chức lao động.
• Phòng Tiêu thụ.
• Phòng Cơ điện.
• Phòng Kỹ thuật sản xuất.
• Phòng Điều hành trung tâm.
• Ban Kỹ thuật an toàn.
• Phòng Hành chính quản trị.
• Phòng Vật tư thiết bị.
• Phòng Bảo vệ quân sự.
• Phòng Y tế.
• Phòng Thí nghiệm - KCS.
Các phân xưởng:
• Phân Xưởng nguyên liệu.
• Phân Xưởng lò nung.
• Phân Xưởng nghiền đóng bao.
• Phân Xưởng Điện – Tự động hóa.
• Phân Xưởng cơ khí.

• Phân Xưởng xe máy.
• Phân Xưởng nước.
• Xưởng sửa chữa công trình và vệ sinh công nghiệp.
Các đơn vị phụ thuộc:
• Xí nghiệp khai thác mỏ Bút Sơn.
• Trung tâm tiêu thụ xi măng Bút Sơn.
+ Văn phòng Trung tâm Tiêu thụ xi măng Bút Sơn.
+ Văn phòng đại diện Hà Nội.
+ Văn phòng Đại Diện Nam Sông Hồng.
+ Văn phòng Đại Diện Bắc Sông Hồng.
+ Văn phòng Đại Diện Tây Bắc.

13


CÔNG NGHỆ HÓA LÝ

2.3 Người lao động.
Tổng số lao động của toàn Công ty tại thời điểm 30/09/2009 là 1.469 lao động, cơ
cấu lao động theo trình độ được thể hiện trong bảng sau:
Tiêu chí
I. Phân theo trình độ.
1. Trình độ đại học trở lên.
2. Trình độ cao đẳng, trung cấp.
3. Công nhân kỹ thuật.
4. Lao động khác.
II. Phân theo tính chất hợp đồng
lao động.
1. Hợp đồng lao động không xác
định thời hạn.

2. Hợp đồng lao động có xác định
thời hạn.

Số lượng (người)
1.469
343
215
858
53
1.469

Tỷ lệ (%)
100,00
23,35
14,64
58,41
3,6
100,00

1.109

75,49

360

24,51

14



CÔNG NGHỆ HÓA LÝ

CHƯƠNG 2: SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ
Nhà máy xi măng Vicem Bút Sơn gồm 2 dây truyền hoạt động song song: Dây truyền
1 (01/05/1999) và dây truyền 2 (09/01/2011).

Hình 2.1.1. Sơ đồ thể hiện toàn cảnh nhà máy

Hình 2.1.2. Hai dây truyền được bố trí song song nhau.
15


CÔNG NGHỆ HÓA LÝ

DC 1 nhà máy xi măng Bút Sơn được đầu tư đồng bộ, hiện đại do hãng Technip –
Cle Cộng hòa Pháp cung cấp công nghệ lò quay phương pháp khô, công suất 4000
tấn Clinker/ ngày đêm, cùng nhiều thiết bị hiện đại đồng bộ khác do các nước Tây Âu
chế tạo, thuộc loại tiên tiến đảm bảo được các đặc tính có độ mịn cao, hàm lượng
𝐶3 𝑆 lớn, hàm lượng vôi tự do và kiềm thấp, tốc độ phát triển cường độ hợp lý, cường
độ vượt trội so với các xi măng cùng chủng loại.
Song song với DC1 là DC2 được thiết kế cải tiện hơn DC1 do đó khắc phục được
một số nhược điểm của DC1.
2.1 Công suất của 2 dây truyền:
• Công suất của DC1: 1,4 triệu tấn Clanhke/năm (01/05/1999).
• Công suất của DC2: 1,6 triệu tấn Clanhke/năm (09/01/2011).
2.2 Điều kiện mặt bằng nhà máy.
➢ Vị trí mặt bằng nhà máy:
Mặt bằng nhà máy đặt tại xã Thanh Sơn – huyện Kim Bảng – tỉnh Hà Nam
Vĩ độ Bắc: 22° 32′ 00′ Kinh độ Tây: 105° 51′ 26′
➢ Cao độ: 33 - 36 m

2.3 Giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu
Các nguyên liệu chính dùng để sản xuất xi măng là đá vôi, đá sét. Ngoài ra nhà máy
còn sử dụng nguyên liệu điều chỉnh như đất giàu sắt, đất giàu silic, đất giàu nhôm
...tùy thuộc vào yêu cầu chất lượng phối liệu, clinker.
2.3.1 Đá vôi.
a) Hệ thống khai thác.
Đá vôi được khai thác bằng phương pháp khoan nổ cắt tầng theo quy trình và quy
hoạch khai thác, đảm bảo chất lượng ổn định. Sau khoan nổ đá vôi được xúc và vận
chuyển tới trạm đập bằng ô tô có tải trọng lớn. Đá vôi đập nhỏ (kích thước hạt cơ
bản < 70mm) được vận chuyển bằng băng tải về kho đồng nhất sơ bộ và rải thành
đông theo theo phương pháp Chevron, mỗi đống khoảng 16.000 tấn.
Đá vôi được khai thác ở mỏ đá vôi Hồng Sơn, Liên Sơn.
b) Chất lượng.
Cỡ hạt: Max = 1,500 mm

Độ ẩm ≤ 3%

16


CÔNG NGHỆ HÓA LÝ

Bảng 2.3.1. Thành phần hóa Đá vôi.

Thành
phần
Hàm
lượng

CaO


Thành phần hóa trung bình (%)
MgO
𝐹𝑒2 𝑂3
𝐴𝑙2 𝑂3

LOI

53,1

1,2

42,47

0,12

0,1

c) Ưu, nhược điểm của công tác khai thác đá vôi.
➢ Hệ thống khai thác:
+ Ưu điểm: Độ an toàn cao, đảm bảo đáp ứng đủ sản lượng cung cấp cho nhà máy.
Thuận lợi cho việc áp dụng công nghệ nổ mìn tiên tiến đem lại hiệu quả và độ an toàn
cao.
+ Nhược điểm: Đường ô tô vận tải đi vòng quanh núi nên công tác tổ chức sản xuất
phức tạp do thường xuyên bị tắc đường do khai thác ở biên.
➢ Thiết bị phục vụ khai thác:
Nhìn chung qua 4 năm sử dụng các thiết bị đầu tư cho mỏ đều có chất lượng tốt, tính
đồng bộ cao. Phát huy hết các tính năng, tác dụng của từng loại.
- Máy khoan ROC 742HC (Atlatscopco- Thụy Điển) ( 3 chiếc )
+ Ưu điểm: Hiện đại, năng suất khoan cao, chiều sâu khoan đa dạng. Cải thiện điều

kiện làm việc cho công nhân vận hành.
+ Nhược điểm: Máy khoan chẳng có hệ thống định vị lỗ khoan ( chiều sâu, góc nghiêng
khoan ) do vậy độ chính xác không cao.
- Máy xúc PC750 (Komatsu- Nhật Bản): ( 3 chiếc: 2 gầu thuận + 1 gầu ngược )
+ Ưu điểm: Độ bền, độ ổn định cao. Phù hợp với hệ thống khai thác và các thiết bị
trong dây chuyền công nghệ đang sử dụng.
Đặc biệt, máy xúc gầu ngược có bán kính xúc lớn, độ linh hoạt cao, rất phù hợp trong
việc xử lý an toàn và mở tầng khai thác.
- Máy ủi D9R,D7R ( Catterpiller- Mỹ) : 4 chiếc
+ Ưu điểm : Độ bền cao, phù hợp với công tác khai thác mỏ.
- Ô tô vận tải R32 (Volvo- Thuyj Điển) : (10 chiếc)
+ Ưu điểm : Độ bến, độ an toàn cao, có tải trọng phù hợp với dung tích gầu của máy
xúc.
2.3.2 Đá sét.
a) Hệ thống khai thác.
Đá sét được khai thác bằng phương pháp cày ủi hoặc khoan nổ mìn và bốc xúc vận
chuyển bằng các thiết bị vận tải có tải trọng lớn, đưa về máy cán, đá sét được cán
17


CÔNG NGHỆ HÓA LÝ

xuống kích thước < 70 mm. Sau khi cán, đá sét được vận chuyển bằng băng tải và
rải vào kho thành khoang riêng biệt theo phương pháp Windrow đế đồng nhất sơ bộ,
mỗi khoang khoảng 7.000 tấn.
Được khai thác từ mỏ sét Khả Phong I và II, mỏ sét Ba Sao
b) Chất lượng.

Thành phần
Khả Phong I

và II
Ba sao
Ba sao mở
rộng

Bảng 2.3.2. Thành phần hóa trung bình Đá sét
Thành phần hóa trung bình (%)
CaO
MgO
𝐹𝑒2 𝑂3
𝐴𝑙2 𝑂3
𝑅2 𝑂
59,4 6,2 15,1
1,1 2,89
67,4
6,4
2.3
15.96
56,7
13,1
18,0
0.76
2,5
59,7
12,05
14,50

LOI
5,52


8,71

c) Ưu, nhược điểm của công tác khai thác sét.
➢ Hệ thống khai thác:
- Ưu điểm:
+ Với việc khai thác đồng thời mỏ Khả Phong I + II đem lại khả năng phối liệu đồng
đều và linh hoạt hơn.
- Nhược điểm:
+ Do địa hình của mỏ có dạng sờn núi một mái , chân núi là đường quốc lộ 21A và
khu dân cư nên việc thoát nước mỏ là rất phức tạp.
+ Khi khai thác đến phần sét cha phong hóa có độ cứng hơn, nếu không có phương
án khai thác hợp lý, sẽ dẫn đến phá vỡ hệ thống khai thác hiện có.
+ Hiện tại phần sét cứng tại khu mỏ II đã chiếm đa số, gây cản trở cho công tác khai
thác và phối liệu.
➢ Thiết bị phục vụ khai thác hiện tại
- Ưu điểm: Nhìn chung, các thiết bị phục vụ khai thác sét (xúc, ủi) có độ bền và độ
ổn định cao. Năng suất đạt yêu cầu.
- Nhược điểm: Thiết bị chưa đồng bộ, do vậy hiệu quả khai thác chưa cao. Cụ thể
là:
- Máy xúc bánh lốp Volvo L120, L180 (Thụy Điển): Xúc sét lên ô tô bằng máy xúc
bánh lốp hiệu quả chưa cao, thời gian xúc tải lâu, với diện tiếp xúc hẹp dễ gây mất
an toàn cho ô tô vận tải. Nếu thay thế máy xúc bánh lốp bằng máy xúc bánh xích gầu
ngược PC750 thì khả năng xúc sét cứng sẽ tốt hơn, có thể xúc trực tiếp một số tầng
mà không phải ủi trung chuyển và chuyển trả được máy ủi về mỏ đá làm việc.
18


CÔNG NGHỆ HÓA LÝ

- Ô tô vận tải FL-10(Volvo- Thụy Điển): Cabin làm bằng vật liệu phi kim loại, không có

bộ phận bảo vệ thùng dầu, đèn hậu (đề phòng đá rơi). Do vậy không phù hợp khi vận
tải sét có độ cứng cao.
2.3.3 Đá Silic.
Hiện Công ty đang sử dụng 2 nguồn cao Silic ở Thủy Nguyên- Hải Phòng và Hà Trung
– Thanh Hóa. Cao Silic có kích thước 𝐷𝑚𝑎𝑥 ≤ 50 𝑚𝑚 được vận chuyển bằng xà lan
hoặc ô tô về nhà máy. Công ty đang sử dụng 19.000 tấn/ năm.
Bảng 2.3.3. Thành phần hóa trung bình của Đá Silic
Hạng
mục
Hải
Phòng
Thanh
Hóa

𝑆𝑖𝑂2

𝐴𝑙2 𝑂3

𝐹𝑒2 𝑂3

CaO

MgO

88,29

4,13

1,51


0,18

0,2

≤ 70

Độ ẩm
trung
bình
8

77,98

9,78

3,36

0,69

0,70

≤ 70

8

Thành phần hóa trung bình

Cỡ hạt

2.3.4 Quặng sắt

Công ty đang sử dụng quặng sắt của mỏ Thạch Thành- Thanh Hóa và Hòa Bình với
khối lượng 42.500 tấn/ năm. Quặng sắt có kích thước 𝐷𝑚𝑎𝑥 ≤ 50 𝑚𝑚 được ô tô tự đổ
vận chuyển trực tiếp từ mỏ tới kho của nhà máy. ( W ≤ 14%)
Bảng 2.3.4 Thành phần hóa trung bình của quặng sắt
Hạng
Thành phần hóa trung bình
Cỡ hạt
Độ ẩm
mục
trung
CaO
MgO
𝑆𝑖𝑂2
𝐴𝑙2 𝑂3
𝐹𝑒2 𝑂3
bình
Thanh
21,68
14,86
44,73
0,71
0,33
10
≤ 70
Hóa
Hòa Bình
19,14
14,71
45,36
0,81

0,61
10
≤ 70
2.3.5 Boxit và đá Silic
Được sử dụng để điều chỉnh trong trường hợp sét nguyên liệu có hàm lượng 𝑆𝑖𝑂2 cao.
Hiện nay Công ty đang sử dụng nguồn Bô xít Lạng Sơn với khối lượng 5.000 tấn/ năm.

19


CÔNG NGHỆ HÓA LÝ

Hạng
mục
Đá Silic
Hải
Phòng
Boxit
Lạng
Sơn

Bảng 2.3.5 Thành phần hóa trung bình của Boxit và đá Silic.
Thành phần hóa trung bình
Cỡ hạt
𝑆𝑖𝑂2

𝐴𝑙2 𝑂3

𝐹𝑒2 𝑂3


CaO

MgO

88,29

4,13

1,51

0,18

0,2

≤ 50

Độ ẩm
trung
bình
8

25,56

47,82

27,43

1,36

0,46


≤ 50

8

2.3.6 Phụ gia cho xi măng (Đá Basalt)
Lấy từ Hà Tây và Thanh Hóa, Mỏm Chanh – Hà Nam hoặc Pyrit Thái Nguyên sẽ
được cấp phối theo tỉ lệ yêu cầu từ 15-20% trong xi măng.
(𝑊 ≤ 9%)
Bảng 2.3.6 Thành phần hóa trung bình của xi măng.
Hạng
Thành phần hóa trung bình
Cỡ hạt
Độ ẩm
mục
trung
CaO
Độ hấp
𝑆𝑖𝑂2
𝐴𝑙2 𝑂3
𝐹𝑒2 𝑂3
bình
thụ vôi
Hà Tây
Thanh
Hóa
Nghệ
An
2.3.7


54,7 –
72,1
44 – 46

18,9 –
26,4
12 -20

4,3 14,2
10 -13

0,48 1,49
10 - 11

0 < 60

≤ 70

6

60 -73

≤ 70

6

43 – 4

16 - 20


10 -13

9 -10

50 - 70

≤ 70

6

Thạch cao.

Được nhập từ Thái Lan, Trung Quốc và Lào với nhu cầu 42.500 tấn/ năm.

20


CÔNG NGHỆ HÓA LÝ

Bảng 2.3.7 Thành phần hóa trung bình của thạch cao.
Thành phần hóa trung bình (%)
Cỡ hạt

Thành
Phần
Tỉ lệ %

𝑆𝑖𝑂2

𝐴𝑙2 𝑂3


𝐹𝑒2 𝑂3

MgO

CaO

𝑆𝑖𝑂3

5,3 –
6,1

0,05 –
0,06

0,15 –
0,33

0,3 –
3,4

27,22

30,52

37,32

37,40

≤ 30


Độ ẩm
trung
bình
3

2.4 Nhiên liệu.
2.4.1 Than.
- Than nhập được vận chuyển, rải vào kho thành các khoang riêng biệt, mỗi khoang
3.500 - 4.000 tấn (hoặc đổ bãi dự trữ trong trường hợp cân thiêt). Sau đó than được
vận chuyển tới két trung gian, qua hệ thống định lượng rôi vào máy nghiền.
- Máy nghiền than là loại máy nghiền đứng, sấy, nghiền, phân ly liên hợp hoạt động
theo chu trình kín, năng suất 30 T/h. Than mịn đạt các chỉ tiêu theo yêu câu được chứa
vào các két than mịn tương thích. Từ đó qua hệ thông định lượng, than được cấp cho
hệ thống đốt tại lò và tại clinker.
- Sử dụng loại than Anthracite 3cHG.
(Than 3cHG theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1790-1999)
Bảng 2.3.2.a. Đặc tính than 3cHG
Tính Chất
Cỡ hạt.
Hàm lượng tro.
Độ tro trung bình.
Độ ẩm max.
Độ ẩm trung bình.
Giá trị tính bắt cháy khô
trung bình.
Hàm lượng chất bốc
trung bình.
Hàm lượng chất bốc
max.

Hàm lượng Sunfur
max.
Hàm lượng Sunfur
trung bình.

Đơn vị
Mm
Theo cơ sở khô %
Theo cơ sở khô %
%
%
%

Loại 3cHG
0 – 15
15,01 – 18,00
16,50
≤ 12
8
6,5

%

*

%

*

%


≤ 0,8

%

0,6
21


CÔNG NGHỆ HÓA LÝ

Nhiệt trị toàn phần.

≥ 6850

Cal/g

Thành phần hóa trung bình của tro bay:
𝑆𝑖𝑂2 : 57,6 ±3, CaO : 1,03 ± 1, 𝐴𝑙2 𝑂3 : 27,0 ± 4, 𝐹𝑒2 𝑂3 : 5,36 ± 3.
2.4.2
Dầu FO
- Dầu được nhập bằng ô tô téc bơm vào bồn chứa tổng (sức chứa là 75 m3). Sau
đó được bơm đến các bồn chứa phụ tại các công đoạn trước khi phun vào đốt trong
hệ thống lò.
- Dầu FO được dùng trong giai đoạn khởi động.
(Dầu FO loại No.2B theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6239 – 2002)
Bảng 2.3.2.b. Đặc tính dầu FO
Tính chất

Đơn vị


Dầu FO

Trọng lượng riêng ở
15℃

Kg/l

0,991

Nhiệt Trị

Cal/g

≥ 9800

Hàm lượng lưu huỳnh
S

%

≤ 3,5

Điểm tụ bắt cháy



≥ 66

Điểm ngưng tụ




≤ 24

Độ nhớt động học ở
50℃

cSt

≤ 180

% theo khối lượng

≤ 0,15

% theo thể tích

≤ 0,15

Hàm lượng tro
Hàm lượng tạp chất

2.5 Thành phần của Clanke và xi măng
2.5.1 Thành phần của bột liệu và Clanke.
Loại Clinker : 𝐶𝑃𝐶 − 50 𝑇𝐶𝑉𝑁 7024 − 2002
LSF : 94 – 97
SIM : 2,4 – 2,6
ALM : 1,5 – 1,7
2.5.2Thành phần của xi măng Pooclang hỗn hợp.

22


CÔNG NGHỆ HÓA LÝ

Loại Xi măng: PCB40 TCVN 6260-1997
Clinker: 78,5 %
Phụ gia: 18,0 %
Thạch cao: 3,5 %
Bảng 2.5.2. Đặc tính của nguyên vật liệu trong quá trình vận chuyển và bảo quản.

Tỷ khối của bột
(𝑇/𝑚3 ) Vận
chuyển/ chứa

Độ ẩm max (%) Góc chảy (°)
(Cơ sở ướt)

Cỡ hạt max
(mm)

Đá vôi

1,35/1,5

≤3

38

Đá sét


1,35/1,5

≤ 15

38

Đá Silic

1,35/1,4

≤ 12

38

≤ 1500/80
(trước/sau máy
đập)
≤ 800/80
(trước/sau máy
cán)
≤ 70

Quặng sắt

1,35/1,5

≤ 14

38


≤ 70

Bột liệu

0,8/1,1

≤1

3

-

Than

0,8/0,9

≤ 12

37,5

≤ 15

Than mịn

0,6/0,8

≤1

3


-

1,3/1,4

≤1

30

≤ 30

Clinker
Thạch cao

1,1/1,2

≤1

40

≤ 30

Phụ gia

1,2/1,3

≤9

38


≤ 70

Xi măng

0,9/1,1

≤1

3

-

Clinker bụi

1,3/1,4

-

-

-

23


CÔNG NGHỆ HÓA LÝ

2.6 Số giờ làm việc.
Bảng 2. Năng suất làm việc được xác định dựa trên số giờ làm việc
TT

Công đoạn/nhóm
thiết bị
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Đập đá vôi và
vận chuyển
Đập đá sét và
vận chuyển
Thiết bị phụ nhận
nguyên liệu
Máy nghiền liệu

Số giờ làm việc hiệu dụng
Ngày/Năm
260

Ngày/Tuần
6

Giờ/Ngày
12


Giờ/Tuần
72

220

6

10

60

300

7

18

126

315

7

22

154

315

7


24

168

315

7

24

168

315
315
310

7
7
7

18
22
16

126
154
112

Silô đồng nhất,

cấp liệu lò
Lò và làm nguội
CLK
Nghiền than
Nghiền Xi măng
Đóng bao

2.7 Tính toán vận hành nhà máy.
-

Đá vôi : 1,232 kg/kgClk
Than thô : 0,106 kg/kgClk
Dầu FO : 0,074 kg/kgClk
Đá sét : 0,235 kg/kgClk
Cấp liệu lò : 1,656 kg/kgClk
Đá Silic : 0,043 kg/kgClk
Quặng sắt : 0,047 kg/kgClk

24


CÔNG NGHỆ HÓA LÝ

2.8 Mô tả công nghệ quá trình sản xuất.
Dây chuyền sản xuất xi măng của công ty là dây chuyền sản xuất xi măng lò quay
phương pháp khô, với thiết bị tiên tiến từ các nước công nghiệp phát then: Đức, Pháp,
Italy, Nhật Bản... bao gồm 2 dây chuyền có công suất thiết kế 3 triệu tấn xi măng/năm.
Dây chuyền 1 do hãng TECHNIP-CLE Cộng hoà Pháp thiết kế và cung cấp thiết bị,
được khởi công xây dựng từ tháng 8 năm 1995 và công ty đã vận hành và đưa sản
phẩm ra thị trường từ cuối năm 1998. Dây chuyền 2 do hãng KAWASAKI Nhật bản

thiết kế và cung cấp thiết bị được khởi công xây dựng từ 26/01/2007 đưa vào sản
xuất từ tháng 6 năm 2010.
Toàn bộ dây chuyền sản xuất từ khâu tiếp nhận nguyên - nhiên - vật liệu đến khâu
xuất sản phẩm đều được điều khiển tự động từ Phòng Điều hành trung tâm thông qua
hệ thống các máy tính và các PLC (Program Logical Control) của hãng SIEMENS.
Hệ thống kiểm soát chất lượng QCS (Quality Control System) gồm 2 phổ kế ARL
8680S và ARL 9900 XP được cung cấp từ tập đoàn THERMO (Mỹ - Thụy Sỹ). Các
phổ kế đều thuộc dòng XP được tổ hợp cả XRF (Huỳnh quang tia X) & XRD (Nhiễu
xạ tia X) được kết nối hệ thống điều khiển các thiết bị ngoại vi thích họp. Cả 2 hệ
thống QCS đều hoạt động ở phương thức ON-LINE (trực tuyến) có các phần mềm
điều khiển linh hoạt và đã góp phần hiệu quả tối ưu hoá chất lượng phối liệu.
Bộ phận kiểm tra cơ lý xi măng được trang bị toàn bộ các thiết bị của hãng ELE (Anh)
đáp ứng đầy đủ các yêu cầu thử nghiệm xi măng theo các tiêu chuẩn: TCVN (Tiêu
chuẩn Việt nam), ISO (International Standard Organization), ASTM (The American
Society for Testing and Materials), BS (British Standard).
2.8.1 Phần gia công và cấp nguyên liệu.
a)
Cụm đập, vận chuyển và chứa đá vôi.
Đá vôi sẽ được khai thác ở mỏ Liên Sơn và vận chuyển đến trạm đập bằng xe tải
32T, qua bộ cấp liệu tấm, đá vôi được đập trong máy đập thanh (impact crusher).
Đá vôi đã được đập được chuyển đến kho chứa bằng hệ thống băng tải cao su dài
1,5 km. Một băng tải cao su đến kho chứa được trang bị 1 cân băng để xác định
khối lượng đá vôi.
Đá vôi được chứa và đồng nhất sơ bộ trong một kho chứa dài có mái che, rải bởi
cầu rải, 2 đống liền nhau. Đá vôi được cào bởi cầu cào và được vận chuyển đến két
cấp liệu cho máy nghiền cho hệ thống băng tải cao su.

25



×