Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Nghiên cứu đa dạng sinh học thân mềm chân bụng (gastropoda) ở cạn khu vực núi tam điệp, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 112 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
y/cVÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN
===*****===

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC THÂN MỀM
CHÂN BỤNG (GASTROPODA) Ở CẠN KHU VỰC
NÚI TAM ĐIỆP, TỈNH NINH BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

NGUYỄN QUANG TIẾN

Hà Nội - Năm 2019


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI
===*****===

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC THÂN MỀM
CHÂN BỤNG (GASTROPODA) Ở CẠN KHU VỰC
NÚI TAM ĐIỆP, TỈNH NINH BÌNH
NGÀNH

: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

MÃ SỐ


: 8440301
NGUYỄN QUANG TIẾN

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Nguyễn Xuân Dũng
2. PGS.TS. Hoàng Ngọc Khắc

Hà Nội - Năm 2019


CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI
Cán bộ hƣớng dẫn chính: TS. Nguyễn Xuân Dũng
Cán bộ hƣớng dẫn phụ : PGS.TS. Hoàng Ngọc Khắc
Cán bộ chấm phản biện 1: PGS.TS. Trần Anh Đức
Cán bộ chấm phản biện 2: TS. Nguyễn Đình Tứ

Luận văn thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI
Ngày 17 tháng 01

năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan
Những kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn là hoàn toàn

trung thực, của tôi, không vi phạm bất cứ điều gì trong luật sở hữu trí tuệ và
pháp luật Việt Nam. Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Quang Tiến


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng cho đến khi hoàn
thành luận văn, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình của tập thể các thầy, cô
giáo trong Khoa Môi trƣờng thuộc Trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng
Hà Nội. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy, cô.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Xuân Dũng và
PGS. TS. Hoàng Ngọc Khắc đã trực tiếp hƣớng dẫn khoa học, tận tình giúp
đỡ và định hƣớng giúp tôi hoàn thành luận văn của mình.
Tôi xin cảm ơn thầy PGS.TS. Đỗ Văn Nhƣợng thuộc Trung tâm Động
vật đất, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ cũng nhƣ chia
sẻ những kinh nghiệm quý báu trong thời gian tôi thực hiện bài luận văn.
Tôi xin cảm ơn các cán bộ và ngƣời dân tại khu vực núi đá vôi Tam Điệp
đã rất nhiệt tình giúp đỡ tôi ngoài thực địa, cung cấp những thông tin cần thiết
cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các đồng nghiệp, bạn bè, gia
đình đã động viên, chia sẻ và tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành luận
văn
của mình.
Xin chân thành cảm ơn !
Tác giả


Nguyễn Quang Tiến


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
PHỤ LỤC ......................................................................................................... iv
DANH MỤC VIẾT TẮT .................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của luận văn ........................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................... 4
1.1 Tổng quan về Thân mềm Chân bụng .......................................................... 4
1.2 Tổng quan về thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình................................... 9
1.3 Lịch sử nghiên cứu Thân mềm Chân bụng ............................................... 14
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU…………………………………………………………………………20
2.1.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 20
2.2.Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 20
2.2.1. Các bƣớc thực hiện................................................................................ 20
2.2.2. Các dụng cụ nghiên cứu cần thiết thu mẫu tại khu vực nghiên cứu ..... 21
2.2.3. Xác định vị trí khảo sát ........................................................................ 21
2.2.4. Phƣơng pháp thu mẫu định lƣợng ......................................................... 22
2.2.5 Phƣơng pháp thu mẫu định tính ............................................................. 23

2.2.6. Tiến hành thu mẫu ................................................................................. 23
2.2.7. Ghi nhãn cho mẫu ................................................................................. 24


iv

2.2.8. Phƣơng pháp xử lý mẫu ........................................................................ 24
2.2.9. Phƣơng pháp phân tích mẫu .................................................................. 25
2.2.10. Phƣơng pháp điều tra xã hội học......................................................... 25
2.2.11. Phƣơng pháp ghi chép nhật ký thực địa .............................................. 26
2.2.12. Các phƣơng pháp xử lý số liệu............................................................ 26
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 28
3.1.Thành phần loài Thân mềm chân bụng ở cạn tại khu vực nghiên cứu ..... 28
3.1.1. Cấu trúc thành phần Thân mềm chân bụng ở cạn ................................. 28
3.1.2. Đặc điểm phân bố của ốc cạn trong khu vực nghiên cứu ..................... 45
3.1.3. Đặc điểm hình thái ngoài của các loài Thân mềm Chân bụng tại KVNC.49
3.2. Vai trò của Thân mềm Chân bụng ở cạn tại tp.Tam Điệp ....................... 83
3.2.1 Giá trị của ốc cạn.................................................................................... 84
3.2.2 Các nhân tố đe họa đến đa dạng Thân mềm Chân bụng ở cạn .............. 87
3.3. Đề xuất các biện pháp quản lý đa dạng sinh học Thân mềm Chân bụng ở
cạn tại tp. Tam Điệp ........................................................................................ 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 95
PHỤ LỤC


v

THÔNG TIN LUẬN VĂN
Họ và Tên: Nguyễn Quang Tiến

Lớp: CH2B. MT Khóa: 2016-2018
Cán bộ hƣớng dẫn:
1. TS. Nguyễn Xuân Dũng
2. PGS. TS. Hoàng Ngọc Khắc
Tên đề tài: Nghiên cứu đa dạng sinh học Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) ở cạn
khu vực núi Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
Thông tin luận văn :
Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu thành phần loài thuộc lớp Thân mềm Chân bụng ở khu vực
nghiên cứu và tìm hiểu sự phân bố của chúng.
- Nghiên cứu vai trò Thân mềm Chân bụng ở cạn tại khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất các giải pháp quản lý đa dạng Thân mềm Chân bụng tại khu vực
nghiên cứu.
Kết quả đạt đƣợc
Sau quá trình nghiên cứu và thu lƣợm các loài Thân mềm chân bụng ở cạn khu
vực núi Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình đã xác định đƣợc 44 loài ốc cạn từ 1182 cá thể
thuộc 22 giống, 12 họ, 3 bộ và 2 phân lớp. Mô tả đặc điểm hình thái của các loài
Thân mềm Chân bụng ở cạn tại khu vực nghiên cứu và đã đƣa ra đƣợc sơ đồ cấu
trúc thành phần loài.
Sinh cảnh rừng tự nhiên trên núi đá vôi đa dạng về loài nhất trong 3 sinh cảnh
đƣợc nghiên cứu. Có 14 loài ốc cạn đƣợc ngƣời dân sử dụng làm thực phẩm và làm
thuốc; 5 loài gây hại đã đƣợc xác định. Môi trƣờng tự nhiên đa dạng hơn so với môi
trƣờng chịu nhiều tác động của con ngƣời. Qua đó đề xuất các biện pháp bảo tồn,
phát triển và khai thác sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học loài Thân
mềm Chân bụng ở khu vực nghiên cứu


vi

DANH MỤC VIẾT TẮT

Viết tắt

Nội dung diễn giải

KVNC

Khu vực nghiên cứu

TMCB

Thân mềm Chân bụng



Tam Điệp

tp

thành phố


vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Sơ đồ phân chia các nhóm thân mềm chân bụng ............................. 7
Bảng 2.1. Các điểm khảo sát thu mẫu............................................................. 22
Bảng 3.1. Cấu trúc thành phần ốc cạn giữa các phân lớp ở khu vực nghiên
cứu ................................................................................................................... 29
Bảng 3.2 Kết quả thu mẫu tại khu vực núi Tam Điệp ..................................... 35
Bảng 3.3 Chỉ số đa dạng sinh học của ốc cạn tại KVNC ............................... 38

Bảng 3.4 So sánh thành phần loài ốc cạn ở KVNC với các khu vực lân cận . 41
Bảng 3.5 Mức độ tương đồng của KVNC và các khu vực lân cận ................. 44
Bảng 3.6. Danh sách phân bố các loài Thân mềm chân bụng tại KVNC ....... 45
Bảng 3.7 Kết quả điều tra phỏng vấn người dân......................................83
Bảng 3.8 Kết quả điều tra phỏng vấn cán bộ………………………………..84
Bảng 3.9 Danh sách các loài ốc cạn có giá trị ............................................... 85
Bảng 3.10: Thu nhập bình quân đầu người từ việc khai thác ốc tại núi đá Tam
Điệp ................................................................................................................. 87
Bảng 3.11 Thống kê các cơ sở sản xuất, hoạt động ảnh hưởng đến đa dạng
sinh học tại KVNC ........................................................................................... 88


viii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Cấu tạo sinh học của ốc cạn…………………………………..…..…….8
Hình 1.2 Vị trí địa lý của thành phố Tam Điệp................................................9
Hình 1.3 Diễn biến nhiệt độ và lượng mưa trung bình hàng tháng của thành
phố Tam Điệp 2017.........................................................................................11
Hình 2.1: Sơ đồ các bước thực hiện nghiên cứu đa dạng loài Ốc cạn ........... 20
Hình 2.2: Vị trí lấy mẫu tại khu vực nghiên cứu............................................. 21
Hình 2.3 Xây dựng các ô tiêu chuẩn .............................................................. 23
Hình 2.4. Sơ đồ cấu tạo vỏ ốc cạn .................................................................. 25
Hình 3.1. Sơ đồ cấu trúc phân loại ốc cạn ở khu vực nghiên cứu .................. 32
Hình 3.2 Các bậc hộ tại khu vực nghiên cứu .................................................. 33
Hình 3.3. Số lượng giống thuộc các họ Thân mềm chân bụng tại khu vực nghiên
cứu ................................................................................................................... 34
Hình 3.4. Tỉ lệ (%) các họ Thân mềm chân bụng tại khu vực nghiên cứu .... 35



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Việt Nam là một nƣớc nhiệt đới gió mùa. Do vị trí địa lý, Việt Nam rất
đa dạng về địa hình, kiểu đất, cảnh quan, có đặc trƣng khí hậu khác nhau giữa
các miền. Đặc điểm đó là cơ sở rất thuận lợi để giới sinh vật phát triển đa
dạng và phong phú về thành phần loài cũng nhƣ số lƣợng. Sự phong phú và
đa dạng của khu hệ động vật đã góp phần tạo nên sự đa dạng này. Động vật
không xƣơng sống nói chung, động vật Thân mềm nói riêng vô cùng đa dạng
về hình thái, tập tính, sinh lý nên thích nghi với nhiều điều kiện môi trƣờng
sống khác nhau.
Thân mềm (Mollusca) đƣợc biết đến với khoảng 130.000 loài, phân bố
rộng khắp. Trong ngành Thân mềm, lớp Chân bụng (Gastropoda) là lớp đa
dạng và phong phú nhất, có khoảng 90.000 loài, chiếm khoảng 70% tổng số
loài Thân mềm[1]. Lớp Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) là một trong 7
lớp thuộc Ngành thân mềm (Mollusca) có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ
sinh thái và giá trị thực tiễn đối với con ngƣời. Đặc biệt nhóm ở cạn với các
môi trƣờng sống đặc trƣng đã hình thành nên đa dạng cao. Rất nhiều loài
trong số chúng là nguồn thực phẩm quan trọng đối với con ngƣời [2]. Trong
hệ sinh thái, ốc cạn là thành phần không thể thiếu trong chuỗi và lƣới thức ăn,
đặc biệt với một số loài chim, loài thú ăn thịt nhỏ. Trong chu trình phân giải
vật chất, ốc cạn là nhóm ăn thực vật bậc thấp và mùn bã ở tầng thảm mục.
Tuy nhiên nhiều loài trong số chúng là vật chủ trung gian, lan truyền gây bệnh
cho con ngƣời và động vật . Ngoài ra, một số loài có thể phá hoại mùa màng
(ốc sên - Achatina fulica)[3]. Ở Việt Nam các nghiên cứu về Thân mềm Chân
bụng còn hạn chế, nhiều vùng chƣa có dẫn liệu. Các nghiên cứu tuy từ rất
sớm nhƣng kéo dài nhiều thế kỷ, kết quả nghiên cứu chƣa phản ảnh đầy đủ về



2

đa dạng, đặc trƣng về hình thái, kích thƣớc, phân loại, phân bố, giá trị trong
thực tiễn.
Các nghiên cứu cho thấy vùng núi đá vôi là nơi tập trung nhiều ốc cạn,
kể cả số lƣợng loài cũng nhƣ số lƣợng cá thể. Tam Điệp là thành phố miền
núi của tỉnh Ninh Bình, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh. Với địa hình núi đá là
chủ yếu nhƣng cho đến nay vẫn chƣa có các dẫn liệu về loài ốc cạn ở khu
vực này. Vì vậy, nghiên cứu về Thân mềm Chân bụng góp phần cho thấy sự
đa dạng sinh học ở khu vực và những tác động của môi trƣờng xung quanh
đến môi trƣờng sống của chúng.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu đa
dạng sinh học Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) ở cạn khu vực núi Tam
Điệp, tỉnh Ninh Bình”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định đƣợc thành phần các loài, đặc điểm phân bố thuộc lớp Thân
mềm Chân bụng ở cạn tại khu vực núi Tam Điệp.
- Xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến Thân mềm Chân bụng ở cạn, đề ra
các biện pháp quản lý đa dạng sinh học tại khu vực nghiên cứu.
3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Nghiên cứu thành phần loài thuộc lớp Thân mềm Chân
bụng ở khu vực nghiên cứu và tìm hiểu sự phân bố của chúng.
Nội dung 2: Nghiên cứu vai trò Thân mềm Chân bụng ở cạn tại khu vực
nghiên cứu.
Nội dung 3: Đề xuất các giải pháp quản lý đa dạng Thân mềm Chân
bụng tại khu vực nghiên cứu.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung lý
luận khoa học và thực tế cho công tác điều tra đa dạng sinh học Thân mềm



3

Chân bụng (gastropoda) ở cạn khu vực núi Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình, đồng
thời tạo cơ sở cho việc nghiên cứu về sự phân bố của chúng trong các kiểu
sinh cảnh và độ cao trong khu vực, đặc biệt là phân bố trên các kiểu sinh cảnh
thuộc núi đá vôi.
- Ý nghĩa thực tiễn : Kết quả và phƣơng pháp nghiên cứu tạo tiền đề cho
việc thực hiện các nghiên cứu sâu hơn về giá trị của các loài Thân mềm, Chân
bụng ở các khu rừng núi đá vôi và bổ sung thông tin, tình trạng các loài đƣợc
phát hiện phục vụ công tác bảo tồn ốc cạn ở cạn khu vực núi Tam Điệp, tỉnh
Ninh Bình.


4

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về Thân mềm Chân bụng
- Đặc điểm phân loại
Lớp Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) là một trong 7 lớp thuộc ngành
Thân mềm (Mollusca).Trong lớp Chân bụng có 3 phân lớp: phân lớp Mang
sau (Opisthobranchia), phân lớp Mang trƣớc (Prosobranchia) và phân lớp Có
phổi (Pulmonata). Trong 3 phân lớp này, phân lớp Mang sau hoàn toàn ở
biển, phân lớp mang trƣớc tỉ lệ loài sống ở nƣớc chiếm phần lớn còn một số ở
cạn, phân lớp Pulmonata sống trên cạn[2].
Hầu hết các loài ốc cạn đƣợc phát hiện có thể xác định dựa vào các đặc
điểm hình thái của vỏ, các dấu hiệu đƣợc sử dụng nhiều trong mô tả, sự xoắn
của vỏ ốc là tính chất phức tạp trong vỏ ốc. Sự tiến hóa hay thoái hóa của
dạng ống đã tạo nên vỏ xoắn quen gọi là vòng xoắn. Các vòng xoắn chụm lại
ở giữa trục (axis), trục này chạy xuyên suốt trung tâm gọi là trụ giữa (central

pillar) của vỏ. Vòng xoắn có thể rộng nhanh hay chậm và đƣợc tách ra thành
đƣờng liên tục gọi là đƣờng xoắn (suture). Một vài loài vỏ mỏng có đƣờng
thứ sinh hay một đƣờng rộng (broad), thêm vào một dãy mờ đục (opaque) bên
cạnh đƣờng xoắn nhƣ đƣờng xoắn kép. Hầu nhƣ trong các mẫu vỏ, vòng xoắn
rộng nhất là vòng xoắn cuối (last whorl). Đỉnh của vòng xoắn (apex), đối diện
với đáy (base). Phần mở ra bên ngoài của vỏ gọi là miệng vỏ (aperture)[4].
Vỏ ốc
Vỏ ốc là một ống rỗng dài chứa cơ thể ốc, cuộn vòng quanh một trục tạo
nên các vòng xoắn. Vỏ ốc có thể lớn, trung bình hay nhỏ. Hình dáng vỏ rất đa
dạng nên có thể là hình cầu, hình nón, dạng tháp xoắn, hình trụ, dạng con
quay, dạng xoắn dài, dạng cuộn trong... Vỏ có thể dày hay mỏng, chắc chắn
hay không, trong suốt hay mờ đục... Vỏ có màu sắc rất đa dạng, mỗi loài,


5

thậm chí mỗi cá thể trong loài có màu sắc khác nhau. Màu sắc trên vỏ ốc cạn
thƣờng đƣợc trang trí ở hầu hết theo kiểu các dãy xoắn màu hẹp hay rộng hay
có sọc.
Vỏ thƣờng xoắn hình hoặc xoắn trong một mặt phẳng, có khi có nắp vỏ
(vẩy), hoặc không có nắp vỏ. Vỏ có thể bị tiêu giảm ở nhiều mức độ : Vỏ
không chứa đủ phần thân ( giống Carinaria), vỏ bé và một phần bị vạt áo phủ
( giống Aplysia), vạt áo phủ kín vỏ bé ở trong ( giống Aplysia, sên trần
Limax), vỏ tiêu giảm chỉ còn vụn đá vôi rải rác (sên trần Arion) hoặc mất
hoàn toàn dấu vết của vỏ[2].
Đỉnh vỏ
Đỉnh vỏ là điểm khởi đầu của các vòng xoắn, là nơi hình thành các vòng
xoắn đầu tiên của vỏ (còn gọi là vòng xoắn phôi), các vòng xoắn này thƣờng
rất nhỏ và nhẵn. Đỉnh vỏ có thể nhọn, tù hoặc tầy.
Các vòng xoắn

Các vòng xoắn bao gồm các vòng xoắn tính từ đỉnh vỏ tới vòng xoắn
cuối cùng, trừ lỗ miệng. Giữa các võng xoắn là rãnh xoắn. Các vòng xoắn có
thể là thuận hay ngƣợc chiều kim đồng hồ, có nhiều loài ốc xoắn ngƣợc( ví
dụ: Netunea angulate) và có nhiều loài có cả hai kiểu xoắn (Amphidromus
perversus); tròn đều, phồng lên hay phình ra ở phần dƣới. Các vòng xoắn có
khi nhẵn, có khía; gờ dọc, gờ vòng hay gờ hình cánh cung. Trên các vòng
xoắn có thể có hay không có hoa văn trang trí, đƣờng viền có gai hay nốt sần,
có lông hoặc không.
Miệng vỏ
Miệng vỏ là nơi vỏ ốc thông với bên ngoài. Ở vùng miệng vỏ có thể
phân biệt bờ trục và vành miệng ngoài, có thể phân biệt góc trên và góc dƣới
lỗ miệng vỏ. Bờ viền của miệng là môi, đƣợc chia thành bốn khu vực : Bên
ngoài môi, gốc môi, trụ môi, và môi trong vách. Miệng có thể có một hay


6

nhiều hơn các mấu chìa ra gọi là răng, tên của nó có thể tùy theo vị trí của
chúng. Gờ vành miệng ngoài có thể liên tục hay ngắt quãng ở bờ trụ. Lỗ
miệng có nắp miệng hay không.
Trụ ốc và lỗ rốn
Trụ ốc là do các vòng xoắn chập lại với nhau tạo nên. Trụ ốc có thể rỗn
và mở ra ngoài gần miệng tạo thành lỗ rốn, có khi trụ ốc lại đặc không tạo lỗ
rốn. Lỗ rốn có thể rộng hay hẹp, có thể nông hay sâu. Trong định loại và nhận
dạng có thể phân biệt 3 dạng lỗ rốn : Dạng đóng, dạng vết lõm và dạng mở.
- Đặc điểm sinh học và sinh thái học
Thân mềm Chân bụng ở cạn phân bố rộng ở nhiều dạng địa hình và sinh
cảnh khác nhau. Trên môi trƣờng cạn, ốc và sên trần thƣờng ƣa sống ở những
nơi ẩm ƣớt, giàu mùn bã thực vật, rêu và tảo. Kích thƣớc cơ thể của ốc cạn
dao động trong khoảng từ một hoặc vài mm( ở họ Vertiginidae, Euconulidae )

đến hàng chục mm ( ở giống Camaena, Achatina, Amphidromus)[2].
Đặc điểm phân bố theo vành đai độ cao của ốc cạn phụ thuộc vào điều
kiện sống nhƣ nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn, nguyên liệu tạo lớp vỏ. Ở vùng núi,
phần lớn các loài ốc cạn tập trung phân bố (cả số lƣợng loài và số lƣợng cá
thể trong mỗi loài và số lƣợng cá thể trong mỗi loài) ở khu vực chân núi và
sƣờn núi, tính đa dạng giảm rõ rệt ở khu vực đỉnh núi. Các sinh cảnh tự nhiên
nhƣ rừng, núi đá vôi, hang động... có rất nhiều yếu tố thuận lợi cho ốc cạn
sinh sống. Ngƣợc lại, môi trƣờng tán nhân nhƣ nƣơng rẫy, khu dân cƣ, đất
trồng trên nền rừng, đất trồng cây lâu năm... tính đa dạng sinh học giảm đi do
tác động của con ngƣời thƣờng theo hƣớng bất lợi cho sinh vật.
Đây là các loài động vật thân mềm chân bụng sống trên cạn (Mollusca:
Gastropoda)


7

GIỚI ĐỘNG VẬT
(ANIMALIA)
NGÀNH THÂN MỀM (MOLLUSCA)
LỚP CHÂN BỤNG (GASTROPODA)

Ở dƣới nƣớc (Water)
Nƣớc ngọt (Fresh water)

Nƣớc mặn (Sea)

Ở trên cạn (Land)
Có vỏ (Land snail)
Không vỏ (Land
slug)


Có vỏ (Sea snail)
Không vỏ (Sea slug)
Bảng 1.1: Sơ đồ phân chia các nhóm thân mềm chân bụng


8

Hình 1.1 Cấu tạo sinh học của ốc cạn [5]
Khu vực phân bố
Ốc cạn chủ yếu sống ở những nơi ẩm ƣớt. Bên cạnh đó, những nơi tối
tăm nhƣ dƣới lớp lá mục, những tảng đá có màu tƣơng đồng với màu vỏ,
những khu vực có núi đá vôi... cũng là nơi có thể phát hiện nhiều ốc cạn[2].
Hình thức sinh sản
Thân mềm chân bụng là loài lƣỡng tính, nghĩa là mang đồng thời cơ
quan sinh dục của cả cái và đực trên cơ thể. Khi giao phối, hai cá thể ốc bò lại
gần nhau, cơ quan giao phối thụ tinh chéo cho nhau, sau đó, cả hai đều mang
thụ tinh.
Trứng thƣờng đƣợc chúng đẻ ra ở những nơi ẩm ƣớt, gần vách đá. Sau
khi đẻ trứng, ốc bỏ đi và không hề chăm sóc. Sau 10 – 30 ngày tuỳ loài thì ốc
con nở ra và chúng liền ăn ngay những quả trứng không đƣợc nở gần đó hoặc


9

cố gắng bò lên trên những vách đá nhanh nhất có thể để bổ sung canxi giúp
cho vỏ của ốc con nhanh chóng cứng cáp hơn để chống lại các loài thiên địch
khác.
Mức phản ứng đối với các yếu tố môi trƣờng tác động
Hoạt động của ốc cạn rất khác biệt với các loài khác, nó bị ảnh hƣởng

bởi những yếu tố khách quan bên ngoài, ví dụ nhƣ nhiệt độ, độ ẩm, cƣờng độ
ánh sáng, điều kiện đất và nguồn cung cấp thức ăn.
Hoạt động của ốc cạn tăng lên khi nhiệt độ vào khoảng 21°C và kéo dài
tới 30°C. Nhiệt độ dƣới 21°C làm cho cƣờng độ ánh sáng giảm xuống theo và
hiện tƣợng sƣơng rơi vào ban đêm làm cho độ ẩm tăng.
Độ ẩm ảnh hƣởng đến hoạt động của ốc cạn do chất nhầy của ốc có chứa
đến 98% là nƣớc. Ở nhiệt độ cao thì hoạt động của ốc cạn bị hạn chế vì thiếu
nƣớc.
1.2 Tổng quan về thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình

Hình 1.2 Vị trí địa lý của thành phố Tam Điệp


10

- Vị trí địa lý
Thành phố Tam Điệp có diện tích 10.497,9 ha với dân số 104.175 ngƣời
(thống kê 2015) gồm 6 phƣờng: Bắc Sơn, Nam Sơn, Tân Bình, Tây
Sơn, Trung Sơn, Yên Bình và 3 xã: Đông Sơn, Quang Sơn, Yên Sơn[6]
Địa giới hành chính:
 Phía

đông Bắc giáp huyện Hoa Lƣ, Ninh Bình

 Phía

đông Nam giáp huyện Yên Mô, Ninh Bình

 Phía


tây Nam giáp thị xã Bỉm Sơn và các huyện Hà Trung, Thạch

Thành của tỉnh Thanh Hoá.
 Phía

tây Bắc giáp huyện Nho Quan, Ninh Bình.

Tam Điệp cách trung tâm thành phố Ninh Bình 14 Km, cách thủ đô Hà
Nội 105 km;
Dãy núi Tam Điệp dài khoảng 80 km, nằm trên ranh giới 9 huyện của 3
tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình và Thanh Hóa. Cụ thể sƣờn Đông Bắc của núi lần
lƣợt là 5 huyện Lạc Sơn, Yên Thủy (Hòa Bình); Nho Quan, Tam Điệp, Yên
Mô (Ninh Bình) còn bên sƣờn Tây Nam của núi lần lƣợt là 4 huyện Thạch
Thành, Hà Trung, Bỉm Sơn và Nga Sơn (Thanh Hóa).
- Điều kiện tự nhiên
Địa hình
Thành phố Tam Điệp có địa hình địa mạo phức tạp thuộc vùng bán
sơn địa. Núi đá vôi, tai mèo, nhiều hang hốc, đồi dốc, xen kẽ thung lũng, vực
sâu. Dải đất có chiều hƣớng nghiêng phẳng từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Nhánh chính của suối Tam Điệp chảy cắt ngang thị xã từ Tây Bắc qua
quốc lộ 1 xuống phía Đông Nam rồi hợp cùng các nhánh con chảy vào hồ
Yên Thắng tạo một lợi thế thuận lợi cho công tác thoát nƣớc của khu vực.
Khí hậu
- Nhiệt độ trung bình hàng năm 23021


11

- Mùa hạ nhiệt độ không cao lắm, trung bình nhiệt độ trong ngày khoảng 28
- 320

- Độ ẩm nhỏ nhất (mùa đông) 80%
- Độ ẩm trung bình hàng năm 86.16%
- Độ ẩm lớn nhất (mùa xuân) 94%

Hình 1.3 Diễn biến nhiệt độ và lượng mưa trung bình hàng tháng của thành phố
Tam Điệp 2017
(Theo trạm khí tượng thủy văn Tam Điệp, 2017)

- Lƣợng mƣa trung bình hàng năm 1789,6 mm tập trung chủ yếu từ
tháng 5 đến tháng 8, mƣa lớn thƣờng xuất hiện vào tháng 7
- Lƣợng bốc hơi trung bình hàng năm 23,65 mm
- Hƣớng gió chủ yếu là gió Bắc và Đông Nam
- Tốc độ gió trung bình v = 2,5 m/s.
Hệ thống sông suối hồ


12

a. Suối Tam Điệp: Bắt nguồn từ đỉnh phân thuỷ khảo sát 163 chảy theo
hƣớng Tây Bắc - Đông Nam ra hồ Yên Thắng. Đƣợc bổ sung nƣớc ở điểm lộ
101, chiều dài là 1800m.
b. Suối Đền Rồng: Bắt nguồn từ lộ phía Tây Bắc, qua đƣờng 9 và qua
Đền Rồng chảy theo hƣớng Bắc Nam qua dốc Xây xuôi về Hà Trung chiều
dài 7000m.
c. Hồ Yên Thắng: Là nơi dự trữ nƣớc suối ở phía Bắc. Diện tích 85000
m2, trữ lƣợng nƣớc 34 triệu m3.
d. Hồ Bãi Sải: ở phía Bắc thôn Quang Sỏi với S = 25000 m2, Q = 12,5
triệu m3.
e. Nước sông Cầu Do: ở phía Bắc thành phố Tam Điệp, bắt nguồn từ
trong núi chảy qua khu đầm lầy, ruộng canh tác của nông dân và cắt ngang

qua quốc lộ 1A.
Địa chất - Thuỷ văn
Mực nƣớc ngầm của thành phố Tam Điệp ở độ sâu 4 - 7 m .
Nƣớc ngầm dƣới đất vùng Tam Điệp có trong các trầm tích
+ Hệ trầm tích thứ tƣ
+ Trầm tích hệ neôgen
+ Trầm tích đá vôi tuổi T2dgg
Ngoài ra nƣớc dƣới đất đƣợc cung cấp nhờ nguồn nƣớc mƣa và có quan
hệ thuỷ học trực tiếp với 2 suối: Đền Rồng và Tam Điệp.
Về địa chất: Tam Điệp không gặp các hiện tƣợng địa chất hiện đại nhƣ
xụt lở, mƣơng xói, xói ngầm…
Chủ yếu là đất đồi, có hàm lƣợng cát khô tƣơng đối lớn, tỉ trọng trung
bình 1,1  2,1 g/cm3, độ rỗng 40  45%, thấm nƣớc yếu, không hoà tan trong
nƣớc.
Có một số nơi gặp loại đá vôi có hiện tƣợng Karstơ tƣơng đối phát triển


13

( Tạo hang hốc nhỏ ) nhƣng ở thời kỳ già nua và nằm ở độ sâu khá lớn
nên không có ảnh hƣởng đến công tác thi công xây dựng công trình.
Cƣờng độ chịu nén của các lớp đất cơ bản để xây dựng công trình là lớp
sét pha và lớp sạn sỏi có cƣờng độ chịu lực lớn: từ 1,8  2 kg/cm2.
- Đặc điểm kinh tế xã hội
Dân số
Theo số liệu thống kê năm 2015 dân số toàn thành phố Tam Điệp là
104175 ngƣời trong đó,
+ Dân số nội thị 65203 ngƣời chiếm 62,59 %
+ Dân số ngoại thị 38972 ngƣời mật dộ 37,41 %
Đặc điểm dân nội thị:

+ Tỷ lệ tăng tự nhiên 0,69%
+ Tỷ lệ tăng cơ học 1,1 %
+ Tỷ lệ tăng dân số 0,63 %
Phân bố theo đơn vị hành chính không đều
+ Phƣờng Bắc Sơn 12067 ngƣời mật độ 32,43 ngƣời/ ha
+ Phƣờng Trung Sơn 14608 ngƣời mật độ 35, 95 ngƣời / ha
+ Phƣờng Nam Sơn 14427 ngƣời mật độ 11,02 ngƣời /ha
Lao động
Dân số trong độ tuổi lao động khu vực nội thị là : 20739 ngƣời chiếm
50,5 % dân số nội thị
Dân số đang làm việc trong thành phần kinh tế quốc dân: 10913 ngƣời
chiếm 53% dân số trong độ tuổi lao động khu vực đô thị
Đất đai
Tổng diện tích đất toàn thành phố là:10.576,19ha. Bình quân 1015,5
m2/ngƣời.
Trong đó:


14

+ Nội thị 2085,02ha chiếm 19,7%. Bình quân 766,1 m2/ngƣời.
+ Ngoại thị 8491,18ha chiếm 80,3%. Bình quân 109,1 m2/ngƣời.
+ Đất dân dụng 293,12ha chiếm 518,92ha.Bình quân 193,2 m2/ngƣời.
+ Đất ngoài dân dụng 518,92ha. Bình quân 193,2 m2/ngƣời.
1.3 Lịch sử nghiên cứu Thân mềm Chân bụng
Lớp Chân bụng (Gastropoda Cuvier, 1795) còn đƣợc biết đến với
tên Univalves, gồm hai nhóm ốc và sên, là lớp đa dạng nhất trong ngành
Thân mềm (Mollusca) có khoảng 60.000 - 80.000 loài. Ngoài ra, Chân bụng
là lớp duy nhất trong ngành Thân mềm có đại diện sống ở biển, nƣớc ngọt và
trên cạn[7].

- Tình hình nghiên cứu Thân mềm Chân bụng trên thế giới
Các nghiên cứu về Thân mềm Chân bụng ở cạn về khía cạnh phân loại,
đặc điểm sinh học, phân bố và sinh sản đƣợc thực hiện khá sớm và rộng rãi ở
nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nghiên cứu sớm nhất có thể
kể đến nhà khoa học ngƣời Hy Lạp, Aristotle (384-322 trƣớc công nguyên) và
sau đó ngƣời đƣa ra hệ thống phân loại sinh vật chuẩn xác hơn là nhà khoa
học nổi tiếng Linnaeus trong ấn phẩm “Hệ thống tự nhiên”, xuất bản lần đầu
tiên năm 1735 [8]. Đây là giai đoạn khởi đầu của nghiên cứu cơ bản về sinh
vật nói chung và về ốc trên cạn nói riêng vì thế số lƣợng nhà nghiên cứu còn
ít, trong phạm vi nghiên cứu hẹp, chủ yếu thực hiện trong các nhà bảo tàng và
một số quốc gia Châu Âu [8].
Từ giữa cuối thế kỷ XVIII, bằng việc sắp xếp hệ thống tên cho các bậc
phân loại, Linnaeus (1758) đã định tên cho ngành Thân mềm (Mollusca),
Cuvier (1795) đã xác định tên cho lớp Chân bụng (Gastropoda). Trong thế kỷ
XVIII, kết quả nghiên cứu về ốc cạn chỉ mới dừng lại trong phạm vi xây dựng
hệ thống phân loại tới ngành và lớp là chủ yếu, các nghiên cứu sâu hơn về giải
phẫu học và phân loại tới giống, loài hầu nhƣ chƣa làm đƣợc [8][9].


×