Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất bãi bồi ven biển trên địa bàn huyện giao thuỷ, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 146 trang )

i
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

NGUYỄN ANH MINH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT BÃI BỒI VEN BIỂN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIAO THUỶ, TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Hà Nội - Năm 2019


ii
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT BÃI BỒI VEN BIỂN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIAO THUỶ, TỈNH NAM ĐỊNH

Chuyên ngành :Quản lý đất đai
Mã số
:8850103

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:



TS. LÊ THỊ KIM DUNG

Hà Nội - Năm 2019


iii
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI
Cán bộ hướng dẫn chính: TS. Lê Thị Kim Dung
Cán bộ chấm phản biện 1: TS. Hoàng Xuân Phương
Cán bộ chấm phản biện 2: TS. Nguyễn Thị Hải Yến
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Ngày 20 tháng 01 năm 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một
học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày......... tháng........ năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Anh Minh



ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Quản lý đất đai, Đại
học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và nhiệt tình
giảng dạy, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS.Lê Thị Kim Dung, là người
trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn UBND huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi và cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu, trong quá trình
nghiên cứu luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin trân trọng cám ơn các bạn học viên cùng lớp, những người
thân trong gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Tác giả luận văn

Nguyễn Anh Minh


iii
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết............................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 5
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 6
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.............................................. 7

1.1. Cơ sở khoa học ......................................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm đất bãi bồi ven biển ............................................................. 7
1.1.2. Đặc điểm hình thành và tính chất đất vùng cửa sông đồng bằng Sông
Hồng .............................................................................................................. 11
1.1.3. Vai trò và ý nghĩa của đất bãi bồi ven biển trong sản xuất nông, lâm,
ngư nghiệp. .................................................................................................... 14
1.1.4. Nguyên tắc sử dụng đất bãi bồi ven biển ............................................ 15
1.1.5. Quan điểm sử dụng đất bãi bồi ven biển ............................................. 15
1.1.6. Các xu hướng trong sử dụng đất bãi bồi ven biển .............................. 22
1.1.7. Một số vấn đề cơ bản về hiệu quả sử dụng đất bãi bồi ven biển ........ 24
1.2. Cơ sở pháp lý ......................................................................................... 28
1.3. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................... 29
1.4. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý, sử dụng đất bãi bồi ven biển ............. 29
1.5. Kinh nghiệm Việt Nam về quản lý, sử dụng đất bãi bồi ven biển ......... 38
1.6. Kinh nghiệm Nam Định về quản lý, sử dụng đất bãi bồi ven biển ........ 44
1.7. Các đề tài nghiên cứu có liên quan. ....................................................... 46
CHƢƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 47
2.1. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 47


iv
2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 47
2.2.1 Điều tra thu thập số liệu ....................................................................... 47
2.2.2. Phương pháp thống kê, tổng hợp và xử lý số liệu: ............................. 48
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................... 48
2.3.1.Chỉ tiêu phản ánh tình hình biến động đất bãi bồi ven biển. ............... 48
2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất trên đất bãi bồi ven biển. ......... 48
2.3.3. Chỉ tiêu về kết quả sản xuất trên đất bãi bồi ven biển, gồm 3 nhóm chỉ
tiêu chính: ...................................................................................................... 48
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................. 53

3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội của huyện Giao Thủy, tỉnh
Nam Định ...................................................................................................... 53
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 53
3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên ........................................................................ 60
3.1.3. Thực trạng môi trường ........................................................................ 67
3.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên cho phát triển kinh tế
xã hội của huyện............................................................................................ 68
3.2. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội ...................................................... 69
3.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ........................................ 69
3.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.............................................. 70
3.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập ................................................ 81
3.2.6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Giao Thủy .. 82
3.3.Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất và đất bãi bồi ven biển trên địa
bàn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định .......................................................... 83
3.3.1. Hiện trạng sử dụng đất bãi bồi trên địa bàn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam
Định ............................................................................................................... 83
3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất đất nông nghiệp ............................................. 87
3.3.3. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp ............................................. 88


v
3.3.4. Thực trạng biến động diện tích đất bãi bồi ven biển trên địa bàn huyện
Giao Thủy, tỉnh Nam Định............................................................................ 90
3.4.Đánh giá hiệu quả sử dụng đất ................................................................ 99
3.4.1. Các loại hình sử dụng đất bãi bồi ven biển ....................................... 100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 118


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng
đất .................................................................................................................... 49
Bảng 2.2. Chỉ tiêu phân cấp đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử
dụng đất ........................................................................................................... 50
Bảng 2.3. Chỉ tiêu phân cấp đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình
sử dụng đất ...................................................................................................... 52
Bảng 3.1. Đặc trưng các yếu tố khí tượng ở Nam Định ................................. 58
Bảng 3.2. Các loại đất chính của huyện Giao Thủy........................................ 61
Bảng 3.3. Tăng trưởng kinh tế ........................................................................ 69
Bảng 3.4. Hiện trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ........................................... 70
Bảng 3.5.: Tăng trưởng và cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản.......... 70
Bảng 3.6. Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành thuỷ sản ...................................... 74
Bảng 3.7. Một số chỉ tiêu chủ yếu khu vực dịch vụ........................................ 78
Bảng 3.8. Một số chỉ tiêu phát triển du lịch .................................................... 79
Bảng 3.9. Một số chỉ tiêu vận tải của huyện ................................................... 80
Bảng 3.10. Dân số phân theo giới tính và khu vực ......................................... 81
Bảng 3.11. Lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân .................... 82
và cơ cấu lao động ........................................................................................... 82
Bảng 3.12. Hiện trạng sử dụng đất phân theo mục đích sử dụng ................... 86
đến 31/12/2017 ................................................................................................ 86
Bảng 3.13. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp đến 31/12/2017 .................. 87
Bảng 3.14. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp đến 31/12/2017 ............ 89
Bảng 3.15. Tình hình biến động sử dụng đất từ năm 2015 - 2017 ................. 93
Bảng 3.16. Các loại hình sử dụng đất bãi bồi ................................................. 99
trên địa bàn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định ............................................... 99
Bảng 3.17. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất ................................. 105
Bảng 3.18. Công lao động của các kiểu sử dụng đất .................................... 109



vii
Bảng 3.19. Hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất .......................... 112
Bảng 3.20. Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các
kiểu sử dụng đất ............................................................................................ 114


viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Giao Thủy ............................................. 54
Hình 3.2. Hiện trạng sử dụng đất bãi bồi huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định . 85
Hình 3.3. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2017 .................................... 88


ix
THÔNG TIN LUẬN VĂN
1. Họ và tên học viên :Nguyễn Anh Minh
2. Lớp
:CH3AQĐ
3. Cán bộ hướng dẫn :TS. Lê Thị Kim Dung

Khóa: 3

4. Tên đề tài:Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng đất bãi bồi ven biển trên địa bàn huyện Giao Thủy,
tỉnh Nam Định
5. Những nội dung chính được nghiên cứu trong luận văn và kết quả đạt
được:
6. Nội dung chính được nghiên cứu: Đánh giá thực trạng sử dụng đất bãi
bồi ven biển trên địa bàn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định từ đó đề
xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất bãi bồi trên địa

bàn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
7. Kết quả đạt được:
- Đã đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và chính sách có
ảnh hưởng đến sử dụng đất đất bãi bồi ven biển của địa phương.
- Đã đánh giá được tình hình quản lý và sử dụng đất đất bãi bồi ven
biển của huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
- Xác định thực trạng các loại hình sử dụng đất đất bãi bồi ven biển chủ yếu
và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất đất bãi bồi ven biển trên
địa bàn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định


x
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Ký hiệu

Nội dung

1

ĐDSH

Đa dạng sịnh học

2

BBVB

Bãi bồi ven biển


3

RNM

Rừng ngập mặn

4

NTTS

Nuôi trồng thuỷ sản

5

CNH – HĐH

Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá

6

KHKT

Khoa học kĩ thuật

7

QCCT

Quảng canh cải tiến


8

BCT

Bán thâm canh

9

TĂCN

Thức ăn chăn nuôi

10

PTNT

Phát triển nông thôn

11

GTSX

Giá trị sản xuất

12

CN

Công nghiệp


13

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

14

NĐ – CP

Nghị định Chính phủ


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Việt Nam là quốc gia có diện tích đất bãi bồi ven biển khá lớn, được
bồi tụ từ hệ thống sông, ngòi dày đặc và phân bố từ Bắc đến Nam. Nhu cầu sử
dụng đất của xã hội ngày càng cao trong khi đất đai đang trong tình hạng bị
suy thoái ngày càng nghiêm trọng bởi các nguyên nhân tự nhiên và con
người. Trước tác động ngày càng mạnh của biến đổi khí hậu và sử dụng đất
thiếu họp lý, tình ừạng xói lở đất bãi bồi trên cả nước nói chung và tỉnh
Nam Định nói riêng ngày càng nghiêm trọng làm diện tích đất bãi bồi dần
bị thu hẹp.
Trước đây, do điều kiện dân số chưa đông, kinh tế - xã hội khó khăn,
kỹ thuật canh tác hạn chế, kèm theo vấn đề trị thủy không tốt nên đất BBVB
ít được quan tâm cả về gốc độ quản lý và sử dụng. Những năm sau này, nhất
là từ khi thực hiện đường lối đổi mới, phát triển kinh tế thị trường, đất BBVB
trở nên có giá trị hơn so với nhiều loại đất do được khai thác, sử dụng vào

nhiều mục đích khác nhau như: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản,
trồng rừng, du lịch sinh thái, bến bãi tập kết và sản xuất nguyên - vật liệu xây
dựng, tham gia vào vận chuyển đường thủy...
Để quản lý và sử dụng đất BBVB hợp lý, hiệu quả, ngoài những quy
định chung của Luật đất đai và các Nghị định hướng dẫn thi hành, các cơ
quan quản lý nhà nước về đất đai với trách nhiệm của mình đã có các quy
định cụ thể: từ năm 2013 đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban
hành một số văn bản quy phạm pháp luật [1]; căn cứ văn bản chỉ đạo của
trung ương, chính quyền các địa phương có đất BBVB cũng đã triển khai
thực hiện... Nhìn chung, các hoạt động nêu trên đã tác động và làm cải
thiện đáng kể công tác quản lý, sử dụng đất BBVB trong phạm vi cả quốc
gia và từng địa phương.


2
Mặc dù vậy, cho đến thời điểm hiện nay công tác quản lý và sử dụng
đất BBVB vẫn đã và đang bộc lộ nhiều bất cập như: Công tác quản lý chưa
theo kịp với yêu cầu cuộc sống cũng nhu những diễn biến thực tế ở địa
phương; chưa luật hóa đầy đủ các quy định để điều chỉnh mối quan hệ liên
quan đến quản lý, sử dụng đất; còn có những điểm chưa thống nhất về quản lý
đất BBVB trong các luật [2]; các cơ chế, chính sách liên quan còn thiếu và
chưa toàn diện. Những vấn đề trên đã dẫn đến hệ quả là công tác quản lý chưa
chặt chẽ, sử dụng còn lãng phí và kém hiệu quả. Nhiều nơi đất đai bị bỏ
hoang, trong khi ở các khu vực khác lại bị khai thác, sử dụng quá mức gây tác
động xấu đến môi trường. Nguồn thu ngân sách từ sử dụng đất bãi bồi chưa
tương xứng với tiềm năng và lợi thế của đất... Những hệ quả này không chỉ
ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của địa phương mà có lúc, có nơi đã ảnh
hưởng trực tiếp tới an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Vùng cửa sông là nơi chuyển tiếp sông - biển có hệ sinh thái rất độc
đáo và đa dạng về tài nguyên, đồng thời là một hệ đệm, song lại hoàn toàn

khác với những hệ đệm khác trong đất liền do phụ thuộc vào thủy chế của
dòng sông, hoạt động của thuỷ triều, với đặc điểm độc lập tương đối, đa dạng
về nguồn gốc và có tính mẫn cảm đối với các ảnh hưởng môi trường từ
thượng nguồn cũng như ảnh hưởng tại chỗ [3]. Hệ sinh thái cửa sông ven biển
là một mắt xích quan trọng trong chu trình trao đổi chất khép kín. Bất cứ một
tác động nào phá vỡ cấu trúc hệ sinh thái tối ưu của vùng, sử dụng đất đai và
khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên không hợp lý trên từng điều kiện
thành tạo đều dẫn tới hậu quả xấu: giồng cát di động, đất nhiễm mặn và nhanh
chóng biến thành hoang hóa, đất glây hóa nặng do úng trũng chua phèn, nước
triều và cả lũ sông không lưu thông sẽ gây thoái hóa rừng ngập mặn và giảm
sút sản lượng thủy sản. Do đó phát triển bền vững vừa là mục tiêu hướng tới,
vừa là đòi hỏi cấp bách, sống còn đối với lãnh thổ cửa sông ven biển. Phát


3
triển bền vững ở đây là sự phát triển dựa trên cơ sở đảm bảo cho các tài
nguyên tái tạo có điều kiện phục hồi, duy trì sự đa dạng sinh học và các hệ
sinh thái, sử dụng hợp lý các tài nguyên không tái tạo, cải thiện được môi
trường sống của con người. Tuy nhiên do sức ép của dân số, nhu cầu riêng
của từng ngành, địa phương việc khai thác vùng cửa sông ven biển ngày càng
được đẩy mạnh nhưng không được nghiên cứu đầy đủ về tiềm năng và định
hướng sử dụng bền vững, nhiều nơi khai thác còn bừa bãi, tùy tiện đưa đến
những hậu quả sinh thái làm giảm sút nguồn lợi của các đối tượng khai thác
có giá trị trong vùng.
Vùng ven biển có bờ biển dài, địa hình khá bằng phẳng. Một số nơi có
bãi cát thoải mịn thích hợp với phát triển du lịch nghỉ mát tắm biển như Thịnh
Long (Hải Hậu), Quất Lâm (Giao Thuỷ), Rạng Đông (Nghĩa Hưng). Nam
Định có 3 sông lớn là sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ. Ngoài ra có sông
Đào nối liền sông Hồng và sông Đáy cùng với nhiều sông nhỏ khác giúp cho
giao thông đường thuỷ thuận lợi và bồi đắp phù sa, tưới tiêu phục vụ sản xuất

nông nghiệp và phát triển các vùng kinh tế biển.
Diện tích rừng ngập mặn ở khu vực Cồn Lu, Cồn Ngạn, Cồn Xanh,
Cồn Mở và Vườn quốc gia Xuân Thủy đã và đang suy giảm. Tại Vườn quốc gia
Xuân Thủy trong 12 năm trở lại đây, diện tích rừng ngập mặn trưởng thành đã
giảm 70%. Đường bờ biển bị sóng biển lấn trung bình 10m/năm. Riêng đoạn từ
xã Hải Lý – Hải Triều, tỉnh Hải Hậu hàng năm xói lở 10 – 20 m.
Hiện đất bãi bồi ven biển vẫn chủ yếu dùng để nuôi trồng thủy hải sản
và khai thác tự nhiên, với diện tích khoảng hơn 5.548 ha, chiếm 41% diện tích
bãi bồi. Việc khai thác và nuôi trồng thủy hải sản đã mang lại nhiều lợi ích
kinh tế, tuy nhiên, vẫn còn manh mún, chưa đảm bảo chất lượng, cũng như
chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Riêng đối với ngành nuôi trồng
thủy hải sản tại hai huyện ven biển Nghĩa Hưng và Giao Thủy, hiệu quả kinh


4
tế đem lại rất lớn nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi, giá cả thị trường ổn
định. Nhưng khu vực này thường xuyên chịu ảnh hưởng của những cơn bão
xâm nhập mặn, thay đổi môi trường sống của thủy hải sản, dẫn đến năng suất
giảm đáng kể, hiệu quả kinh tế không cao.
Hệ thống rừng ngập mặn (RNM) tự nhiên của 2 huyện đã tạo ra khu
vực ĐDSH cao, có nhiều loài chim di cư quý hiếm tầm cỡ quốc tế có thể phát
triển thành khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước, là vùng trọng điểm phát
triển rừng, nhất là rừng phòng hộ ven biển. Diện tích rừng của 2 huyện
khoảng 1.213,18 ha, chiếm 8,3% diện tích bãi bồi, trong khi diện tích đất
chưa sử dụng khoảng 2.576,53 ha, chiếm 18% diện tích bãi bồi.
Đây cũng là một trong số những hệ sinh thái quan trọng nhất trên trái
đất được ví như lá phổi xanh của một vùng với các giá trị đặc thù như đa dạng
sinh học, phong phú nguồn gen, duy trì hệ sinh thái tự nhiên năng suất cao,
điều hòa khí hậu, lọc sạch nước thải, bảo tồn các giá trị văn hóa lịch sử, du
lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học. Nông, lâm, ngư nghiệp vẫn đóng vai

trò chủ yếu trong sự phát triển kinh tế xã hội của vùng, đặc biệt là nuôi trồng
và khai thác thủy sản ở vùng bãi bồi ngoài đê, mặt khác nhiệm vụ bảo tồn đa
dạng sinh học, duy trì bảo vệ môi trường cũng là trọng yếu. Tuy nhiên xu
hướng biến động sử dụng đất ở vùng đệm trong những năm qua phụ thuộc
chủ yếu vào hiệu quả kinh tế, ít tính đến những tác động môi trường và xã hội
ở vùng đệm, việc sử dụng đất hướng tới mục tiêu phục hồi và bền vững ở
vùng lõi chưa được như yêu cầu.
Một trong các nguyên nhân đó là do thiếu những nghiên cứu chuyên
sâu, thiếu cơ sở khoa học trong sử dụng đất bền vững cho vùng bãi bồi đặc
thù này. Tuy nhiên, kinh tế vùng ven biển tỉnh Nam Định chưa phát triển
xứng đáng với tiềm năng, tài nguyên môi trường khai thác chưa hợp lí, môi
trường chưa được quan tâm đúng mức. Để góp phần nâng cao giá trị trong sử


5
dụng đất, từng bước cải thiện đời sống người dân thì việc đánh giá đúng tiềm
năng và lợi thế so sánh của đất đai trên địa bàn tỉnh là rất cần thiết nhằm xác
định được hướng bố trí, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn
tỉnh đạt tiềm năng cao và bền vững là mục tiêu quan trọng. Chính vì vậy, để
khắc phục những khó khăn đó và phát huy thế mạnh vùng ven biển việc
nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng
cao hiệu quả sử dụng đất bãi bồi ven biển trên địa bàn huyện Giao Thuỷ,
tỉnh Nam Định” có ý nghĩa thực tiễn và mang tính cấp thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng sử dụng đất bãi bồi ven biển huyện Giao Thuỷ,
tỉnh Nam Định.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất bãi bồi ven
biển huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học

Dựa trên nghiên cứu của các nhà khoa học về tiềm năng sử dụng đất
bãi bồi ven biển và từ những kết quả nghiên cứu thu thập được từ đó đưa ra
những đánh giá khách quan nhất về thực trạng sử dụng đất bãi bồi ven biển và
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất bãi bồi ven biển
trên địa bàn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn tốt nghiệp khi hoàn thành có thể được sử dụng làm tài liệu
tham khảo cho địa phương và cho các nghiên cứu khác trong quản lý và sử
dụng đất bãi bồi ven biển cũng như trong công tác quy hoạch của địa phương.
Góp phần hoàn thiện và cung cấp cơ sở cho huyện Giao Thủy, tỉnh
Nam Định để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
đất bãi bồi ven biển một cách hiệu quả và hợp lý.


6
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Toàn bộ diện tích đất đất bãi bồi ven biển trên địa bàn huyện Giao
Thủy, tỉnh Nam Định thuộc 6 xã ven biển
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian:
+ Đề tài được tiến hành tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
+ Đề tài tập trung vào các loại hình sử dụng đất bãi bồi tại huyện Giao
Thủy, tỉnh Nam Định.
- Phạm vi thời gian: Hệ thống số liệu, tài liệu phục vụ đề tài được
nghiên cứu từ năm 2015 trở lại đây.


7
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở khoa học
Đất đai là một trong những yếu tố cơ bản để phát triển các ngành kinh
tế xã hội, mức độ ảnh hưởng của đất đai đến sự phát triển của các ngành khác
nhau. Việc đánh giá đất đai về mặt lượng và chất theo khả thích hợp đối với
từng mục đích sử dụng đất lâu dài nhằm khai thác, sử dụng đất tiết kiệm và
hợp lý.
Đánh giá đúng hiện trạng và tiềm năng đất đai là căn cứ để xác định
mức độ thích nghi của đất đai đối với một loại hình nào đó, việc đánh giá sẽ
đưa ra dự báo khoa học về sự thích hợp của đất, nhằm mục đích phát huy đầy
đủ tiềm năng đất đai, xác định phương hướng sử dụng đất hợp lý, đem lại
hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường. Ngược lại nếu không đánh giá đúng
hiện trạng và khả năng thích ứng của từng loại đất đối với các mục đích sử
dụng thì hiệu quả sử dụng đất thấp, dẫn đến hủy hoại đất, gây hậu quả nghiêm
trọng cho môi trường sinh thái cũng như sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Trên cơ sở nghiên cứu các công trình nghiên cứu khoa học của nhiều
tác giả về đánh giá tiềm năng sử dụng đất bãi bồi ven biển, cũng như chính
sách đất đai ở Việt Nam, học viên đúc kết những kinh nghiệm và đưa ra
hướng nghiên cứu cho riêng mình.
1.1.1. Khái niệm đất bãi bồi ven biển
1.1.1.1. Trên thế giới
Có nhiều định nghĩa khác nhau được dùng để diễn tả một cửa sông ven
biển, các nhà khoa học trên thế giới đã đề nghị sử dụng một định nghĩa phù
hợp của Fairbridge đã đưa ra năm 1980:
“Một cửa sông là một nhánh của biển đi vào một dòng sông đến nơi mà
mực nước cao nhất của thủy triều còn vươn tới, thường được chia thành 3
phần khác nhau:


8
a) phần biển hay phần cửa sông thấp, nối liền với biển khơi;

b) phần cửa sông trung, nơi diễn ra sự pha trộn chính của nước biển và
nước ngọt;
c) phần cửa sông cao, chi phối bởi nước ngọt nhưng còn tác động của
thủy triều.
Giới hạn giữa 3 phần này không cố định và biến động theo lượng nước
ngọt đổ ra từ sông” (Fairbridge, 1980) [4].
Các cửa sông ven biển thường được phân loại dựa trên hai cơ sở chính
là: chế độ dòng chảy của sông - biển và đặc điểm địa hình, địa mạo cửa sông.
Trên thế giới có các dạng cửa sông chính như sau: dạng cửa sông đồng bằng
ven biển (châu thổ - Coastal plain), cửa sông dạng vịnh hẹp (hình phễu Fjords), cửa sông dạng bao chắn (Bar-built), cửa sông dạng kiến tạo
(Tectonic)
Nhìn chung tại các cửa sông ven biển đều được phân thành ba vùng đặc
trưng như sau:
- Tiểu vùng trên triều là phần đất phía trên cao hơn mức triều cực đại,
đất có một phần bị nhiễm mặn. Nằm trong giới hạn của vùng cửa sông nhưng
do khoảng cách đối với nước mặn khác nhau, do sự cách ly khỏi biển sớm hay
muộn bởi các hệ thống đê đập, do sức cải tạo của con người mà cấu trúc và
đặc tính của đất thay đổi, hàm lượng tổng số muối tan giảm dần phù hợp với
sự canh tác của cây trồng hoặc các đầm nuôi thủy sản.
- Tiểu vùng triều là nơi ngập nước có chu kỳ là các bãi bùn, bãi cát
phẳng thích hợp với cây rừng ngập mặn, đầm nuôi thủy hải sản hoặc nhuyễn
thể.
- Tiểu vùng dưới triều chiếm diện tích lớn nhất, luôn ngập nước thuộc
phần trong của thềm lục địa, chỉ thích hợp nuôi thủy sản dạng lồng bè hoặc
đánh bắt thủy sản tự nhiên.


9
1.1.1.2. Ở Việt Nam
Đất có mặt nước ven biển là đất có mặt nước biển ngoài đường mép

nước (đường mép nước biển triều kiệt trung bình trong nhiều năm), không
thuộc địa giới hành chính của tỉnh đang được sử dụng; bao gồm đất mặt nước
ven biển nuôi trồng thủy sản, đất mặt nước ven biển có rừng, đất mặt nước
ven biển có mục đích khác.
Vùng biển ven bờ được tính từ bờ biển (ngấn nước khi thủy triều thấp
nhất) đến đường nối liền các điểm cách bờ biển 24 hải lý và được phân thành
hai tuyến: Tuyến bờ là vùng biển được tính từ bờ biển đến đường nối liền các
điểm cách bờ biển 6 hải lý; tuyến lộng là vùng biển được tính từ đường cách
bờ biển 6 hải lý đến đường nối các điểm cách bờ biển 24 hải lý.
Như vậy đất bãi bồi ven biển khái quát như sau: Đất bãi bồi ven biến là
các khu vực đất được hình thành do sự bồi tích hoặc do hiện tượng biển thoái,
có vị trí liền kề hoặc gần với đất liền, được tính từ đê biển đến bờ biển (đường
mép nước biển triều kiệt trung bình trong nhiều năm).
Ven biển là vùng sinh thái rất quan trọng, hết sức nhạy cảm và dễ bị
biến đổi. Xét về mặt hình dạng và các quá trình bồi tụ, có thể chia các vùng
cửa sông thành 2 loại chính là:
- Vùng cửa sông châu thổ: Là những cửa sông dạng tam giác, cụ thể là
cửa sông Hồng, và sông Cửu Long. Vùng cửa sông châu thổ sông Hồng bao
gồm các cửa sông như: Trà Lý, Ba Lạt, Đáy, Càn và cửa sông Mã... Độ mặn
trung bình vào mùa lũ tại các cửa sông nước hoàn toàn ngọt, vào mùa khô độ
mặn trung bình tương đối cao. Vùng cửa sông thuộc châu thổ sông Cửu Long
khá bằng phẳng, độ nghiêng thấp (l cm/km), có chế độ bán nhật triều, hệ
thống kênh rạch rất phát triển. Thể nền sình lầy mạnh, đất bị nhiễm mặn và
phèn khá rộng.
- Vùng cửa sông hình phễu là những cửa sông tồn tại ở những nơi đang


10
có sự lún chìm kiến tạo nhung không được đền bù, chịu ảnh hưởng của hoạt
động thuỷ triều mạnh. Quá trình xâm thực của nước biển, sự bào mòn bờ và

thung lũng sông làm cho lòng sông sâu hơn, cửa sông ngày một mở rộng như
cái phễu loe ra biển như cửa sông Bạch Đằng, cửa Soài Rạp (Đồng Nai)...
Đối với Việt Nam, giai đoạn hước đây, khái niệm về đất BBVB hầu
như chưa được đề cập và làm rõ trên phương diện văn bản hành chính, cũng
như khoa học, tuy nhiên trong thời gian gần đây khái niệm này bắt đầu được
quan tâm thảo luận nhưng cũng không nhiều:
Đất bãi bồi ven sông, ven biển bao gồm đất bãi bồi ven sông, đất cù lao
trên sông, đất bãi bồi ven biển và đất cù lao trên biển [5]. Đất bãi bồi là đất
được hình thành ven sông, ven cù lao trên sông do phù sa bồi tụ [6]. Ở góc độ
khác, theo Viện Ngôn ngữ (2002): Bãi là khoảng đất bồi ven sông, ven biển
hoặc nổi lên ở giữa dòng nước lớn. Như vậy có thể thấy, đến nay khái niệm
đất BBVB ở Việt Nam đã có, nhưng chưa thực sự rõ ràng và chưa có tiêu chí
để lượng hóa. Như vậy việc thao tác, làm rõ khái niệm của đất BBVB là một
yêu cầu đặt ra đối với luận án này.
Hiện không có một khái niệm chính xác về đất bãi bồi ven sông ven
biển. Nhưng có thể hiểu đất bãi bồi là đất hoang hóa, đất mới do phù sa bồi
đắp lên. Có những vùng bãi bồi ven biển đã hình thành, ổn định và hoàn toàn
không ngập nước; nhưng có những vùng bãi bồi ven biển nửa chìm nửa nổi,
chỉ quan sát được tất cả hoặc một phần khi triều kiệt hoặc có những vùng bãi
bồi ven biển ngập nước hoàn toàn. Các vùng bãi bồi ven biển ổn định và hoàn
toàn không ngập nước có thể phục vụ cho phát triển dân sinh và các mục tiêu
kinh tế khác; còn phần bán ngập nước hoặc ngập nước hoàn toàn rất giàu dinh
dưỡng về thổ nhưỡng, phong phú và đa dạng về tài nguyên sinh vật; biến
động phức tạp về môi trường và chế độ thủy thạch động lực, đặc biệt là ở
vùng các cửa sông. Các vùng bãi bồi ven biển ngập nước hoàn toàn thường


11
kéo dài từ bờ biển ra đến độ sâu 6 m. Đất bãi bồi đã được luật hóa và đưa vào
Luật đất đai 2003 nhưng việc quản lý chưa thật sự hiệu quả và chặt chẽ, còn

nhiều vướng mắc. Luật đất đai 2013 đã có nhiều quy định khắc phục tình
trạng này phân định rõ quyền quản lý, quyền sử dụng, quyền sở hữu đất bãi
bồi.
1.1.2. Đặc điểm hình thành và tính chất đất vùng cửa sông đồng bằng
Sông Hồng
Đất vùng cửa sông ven biển vùng đồng bằng sông Hồng được hình
thành do quá trình bồi tụ phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình theo quy
luật lắng đọng phù sa và hỗn hợp phù sa sông biển nơi có sự ảnh hưởng giữa
nước phù sa ngọt và nước thủy triều mặn. Ðất thường được phân bố ở địa
hình hơi thấp trũng, khu vực ngoài đê chịu ảnh hưởng của thủy triều, thích
hợp với nhiều loại cây trồng chịu mặn và nuôi trồng thủy sản; khu vực trong
đê đất được thục hóa, quá trình rửa trôi không xảy ra hoặc xảy ra rất yếu,
trong khi quá trình tích tụ xảy ra khá phổ biến làm đất có độ phì tự nhiên
cao.Tùy thuộc vào cấu tạo địa chất, địa hình, mẫu chất phù sa của lưu vực
sông khác nhau đã hình thành ra các loại có thành phần khoáng vật, tính chất
lý và hóa học khác nhau bao gồm: đất mặn, đất phèn, đất phù sa và đất cát
biển. [7]
1.1.2.1. Đất mặn (M) – SalicFluvisols (FLS)
Nhóm đất mặn vùng cửa sông ven biển đồng bằng sông Hồng có diện
tích 136.430 ha. Đất thường có màu nâu tươi hoặc nâu nhạt do bị nhiễm mặn
nên có sắc tím. Nhìn chung đất có độ nhiễm mặn không cao, trừ đất mặn sú
vẹt đước.Tính chất mặn do chịu tác động trực tiếp và thường xuyên của thủy
triều tràn dâng hoặc do nước mạch theo mao quản leo lên các lớp mặt hoặc do
muối tích lũy trong đất. Phần lớn đất giàu chất hữu cơ, đạm tổng số trung
bình, lân và kali tổng số cao, kali dễ tiêu rất giàu [8].


12
Sự hình thành đất mặn của vùng cửa sông ven biển Đồng bằng sông
Hồng là sản phẩm bồi tụ phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình có sự

tương tác sông - biển. Trong thành phần bùn cát của sông Hồng và sông Thái
Bình giàu bùn sét và cát phấn li mông, bởi vậy trong đất ngập mặn ở đây có
thành phần cơ giới từ thịt đến sét [9].
Thuộc loại đất ngập mặn không có phèn tiềm tàng, đất có phản ứng
trung tính đến kiềm yếu (pHH2O 7-8),- Thành phần cơ giới của đất khá phức
tạp, từ đất cát rời đến đất cát pha, đất thịt và có cả đất sét tùy theo vị trí địa lý
và tác dụng bồi lắng do ảnh hưởng của rừng ngập mặn. Ngoài ra, nhiều nơi
đất còn có tầng cát rời hoặc cát pha nằm xen lẫn trong các phẫu diện đất, ở
các độ sâu khác nhau. Đặc điểm này có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố và sinh
trưởng của rừng ngập mặn ven biển. Độ thành thục của đất thể hiện rõ trên đất
thịt và sét, vùng này không có đất ngập mặn thành thục, do tốc độ quai đê lấn
biển thực hiện rất nhanh. Độ thành thục của đất phổ biến ở mức thấp (sét
mềm và sét) và rất thấp (bùn loãng). Độ thành thục của đất có quan hệ chặt
chẽ tới sự phân bố và sinh trưởng của các loại rừng ngập mặn.
Kết quả nghiên cứu của Hồ Quang Đức và cộng sự (2010) cho thấy tại
vùng cửa sông ven biển đồng bằng sông Hồng, nhóm đất mặn được phân
thành 3 loại chính là: Đất mặn sú vẹt đước (Mm), đất mặn nhiều (Mn), đất
mặn trung bình và ít (Mi) tùy theo hàm lượng tổng số muối tan có trong đất.
1.1.2.2. Đất phèn (S)-Thionic Fluvisols (FLT)
Nhóm đất phèn của vùng cửa sông ven biển đồng bằng sông Hồng có
diện tích 78.616 ha. Ðất có mực nước ngầm nông do đó thường xuất hiện quá
trình glây hóa trong các tầng đất ẩm thường xuyên ở bên dưới, hiện tượng
glây làm đất có màu xanh xám hay màu xanh nhạt được tạo bởi các hợp chất
chứa Fe2+ trong điều kiện yếm khí thường xuất hiện ở địa hình trũng. Quá
trình glây mạnh làm đất bị mất cấu trúc và chứa nhiều chất độc ở dạng khử


×