Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh khối của rươi (tylorrhynchus heterochaetus quatrefages) tại huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 87 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI
TRƢỜNG ẢNH HƢỞNG ĐẾN SINH KHỐI CỦA RƢƠI
(Tylorrhynchus heterochaetus Quatrefages) TẠI HUYỆN TỨ KỲ,
TỈNH HẢI DƢƠNG

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

TRẦN THỊ THỤC TRANG

HÀ NỘI, NĂM 2019


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI
TRƢỜNG ẢNH HƢỞNG ĐẾN SINH KHỐI CỦA RƢƠI
(Tylorrhynchus heterochaetus Quatrefages) TẠI HUYỆN TỨ KỲ,
TỈNH HẢI DƢƠNG

TRẦN THỊ THỤC TRANG
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
MÃ SỐ: 8440301
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. LÊ VĂN HƢNG


HÀ NỘI, NĂM 2019


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI
Cán bộ hướng dẫn chính: PGS.TS Lê Văn Hưng
Cán bộ chấm phản biện 1: PGS.TS Trần Anh Đức
Cán bộ chấm phản biện 2: PGS.TS Hoàng Ngọc Khắc

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Ngày… tháng … năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Trần Thị Thục Trang
MSHV: 1798020026
Hiện đang là học viên lớp CH3AMT1, Khoa Môi trường, Trường Đại học Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội.
Với đề tài: “Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trƣờng ảnh hƣởng
đến sinh khối của rƣơi (Tylorrhynchus heterochaetus Quatrefages) tại huyện
Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dƣơng”, tôi xin cam đoan: đây là công trình nghiên cứu của bản
thân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Lê Văn Hưng. Các số liệu, tài
liệu trong luận văn được thu thập một cách trung thực và có cơ sở.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Thị Thục Trang


i


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh
sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý thầy cô,
cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập
nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến
toàn thể quý thầy cô trong khoa Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi
điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Tứ Kỳ và người dân của xã An
Thanh đã cung cấp thông tin và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình khảo
sát thực địa.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS Lê Văn Hưng là
người trực tiếp hướng dẫn tận tình và giúp đỡ và tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
và thực hiện luận văn thạc sĩ.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và bạn bè đã động
viên, hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện nghiên cứu này.
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong đề tài nghiên cứu khoa học này không
tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong Quý thầy cô, các chuyên gia, những
người quan tâm đến đề tài tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài
được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 1 năm 2019
Học viên

Trần Thị Thục Trang


ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
THÔNG TIN LUẬN VĂN .......................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................ viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................1
3. Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................1
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................3
1.1. Tổng quan về địa điểm nghiên cứu ......................................................................3
1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................3
1.1.2. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................5
1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................................7
1.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Tứ Kỳ ..............8
1.2. Tổng quan về hiện trạng môi trường tại KVNC ..................................................9
1.2.1. Hiện trạng môi trường đất tại KVNC..............................................................10
1.2.2. Hiện trạng môi trường nước tại KVNC ..........................................................11
1.2.3. Hiện trạng thảm thực vật tại KVNC ...............................................................12
1.3. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu ..................................................................13
1.3.1. Đặc điểm hình thái ..........................................................................................13
1.3.2. Đặc điểm sinh học mùa sinh sản của rươi .......................................................14
1.4. Tình hình nghiên cứu về rươi trên thế giới và ở Việt Nam ................................15

1.4.1. Trên thế giới ....................................................................................................15
1.4.2. Ở Việt Nam .....................................................................................................16
1.5. Vai trò của rươi ..................................................................................................18

iii


1.5.1. Đối với môi trường..........................................................................................18
1.5.2. Đối với con người ...........................................................................................18
1.5.3. Đối với sinh vật ...............................................................................................19
CHƢƠNG II. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
...................................................................................................................................20
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .........................................................................20
2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................21
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu .........................................................................21
2.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa .........................................................22
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................28
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...........................30
3.1. Hiện trạng khai thác rươi tại KVNC ..................................................................30
3.1.1. Hiện trạng ruộng rươi tại KVNC ....................................................................30
3.1.2. Lịch thủy triều và sự xuất hiện của rươi .........................................................37
3.2. Mật độ, sinh khối rươi tại KVNC ......................................................................39
3.2.1. Mật độ lỗ rươi..................................................................................................39
3.2.2. Kết quả điều tra sinh khối rươi tại xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ ....................42
3.2.3. Mối quan hệ giữa mật độ lỗ rươi và sinh khối rươi ........................................45
3.3. Kết quả quan trắc môi trường đất vùng nghiên cứu rươi ...................................46
3.3.1. Hàm lượng C tổng số trong đất .......................................................................46
3.3.2. Hàm lượng P2O5 trong đất...............................................................................49
3.3.3. Giá trị pHKCl trong đất .....................................................................................51
3.3.4. Thành phần cơ giới của đất .............................................................................53

3.3.5. Độ mặn của đất................................................................................................55
3.4. Kết quả quan trắc môi trường nước vùng nghiên cứu rươi ................................57
3.4.1. Nhiệt độ ...........................................................................................................57
3.4.2. Giá trị pH trong nước ......................................................................................59
3.4.3. Độ mặn trong nước .........................................................................................61

iv


3.5. Đánh giá mối quan hệ giữa một số yếu tố môi trường với sinh khối rươi ở
KVNC........................................................................................................................64
3.6. Thảo luận về kết quả nghiên cứu .......................................................................68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................71
1. Kết luận .................................................................................................................71
2. Kiến nghị ...............................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................73
PHỤ LỤC

v


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Kết quả quan trắc môi trường đất khu vực nuôi rươi , cáy xã An Thanh,
huyện Tứ Kỳ..............................................................................................................10
Bảng 1.2. Kết quả quan trắc môi trường nước sông Thái Bình ................................11
Bảng 2.1. Ký hiệu và vị trí lấy mẫu ..........................................................................25
Bảng 2.2. Tiêu chuẩn và phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm ...............28
Bảng 3.2. Lịch con nước (âm lịch)............................................................................35
Bảng 3.3. Sản lượng rươi trung bình năm của mỗi ruộng rươi .................................36

Bảng 3.4. Lượng phân bón trung bình năm của các ruộng rươi ...............................37
Bảng 3.5. Thời gian xuất hiện rươi tại xã KVNC .....................................................38
Bảng 3.6. Mật độ lỗ rươi của ruộng có trồng lúa .....................................................40
Bảng 3.7. Mật độ lỗ rươi của ruộng không trồng lúa ................................................41
Bảng 3.8. Kết quả điều tra sinh khối rươi .................................................................43
Bảng 3.9. Sinh khối rươi tại từng ruộng ..................................................................44
Bảng 3.10. Kết quả xác định hàm lượng Cacbon tổng số trong đất .........................47
Bảng 3.11. Kết quả xác định hàm lượng P2O5 trong đất ...........................................49
Bảng 3.12. Kết quả xác định pHKCl ...........................................................................51
Bảng 3.14. Kết quả xác định độ mặn của đất ............................................................55
Bảng 3.15. Nhiệt độ các ruộng rươi vào màu vụ khai thác ......................................58
Bảng 3.16. Kết quả đo pHH2O trong nước .................................................................59
Bảng 3.17. Kết quả xác định độ mặn của nước ........................................................62
Bảng 3.18. Hệ số tương quan giữa một số yếu tố môi trường và sinh khối rươi ......64
Bảng 3.19. Kết quả phân tích trung bình của một số chỉ tiêu môi trường tại rưộng có
xuất hiện rươi và ruộng không còn xuất hiện rươi ....................................................68

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương .....................................4
Hình 1.2. Bản đồ thể hiện các khu vực có xuất hiện rươi tại huyện Tứ Kỳ................9
Hình 1.3. Hình thái ngoài của rươi............................................................................13
Hình 1.4. Con đường di cư sinh sản của rươi ...........................................................15
Hình 2.1. Các bước nghiên cứu chung ......................................................................21
Hình 2.2. Hình ảnh khung đếm lỗ rươi .....................................................................27
Hình 3.1. Tỷ lệ diện tích của các ruộng rươi tại KVNC ..........................................31
Hình 3.3. So sánh mật độ lỗ rươi giữa vị trí cửa cống, giữa ruộng và .....................41
Hình 3.4. So sánh mật độ lỗ rươi tại ruộng có trồng lúa, ruộng không ....................42

trồng lúa và ruộng có sử dụng thuốc BVTV .............................................................42
Hình 3.5. Sinh khối các ruộng rươi tại KVNC .........................................................45
Hình 3.6. Phương trình hồi quy mối quan hệ giữa mật độ lỗ rươi và sinh khối rươi46
Hình 3.7. Biểu đồ xác định hàm lượng C tổng số trong đất .....................................48
Hình 3.8. Biểu đồ xác định hàm lượng hàm lượng % P2O5 trong đất ......................50
Hình 3.10. Biểu đồ kết quả quan trắc độ mặn trong đất ...........................................57
Hình 3.12. So sánh pHH2O trong nước tại ruộng trồng lúa, ruộng không trồng lúa và
ruộng có thuốc BVTV ...............................................................................................61
Hình 3.13. So sánh độ mặn trong nước ruộng trồng lúa, ruộng không trồng lúa và
ruộng có thuốc BVTV ...............................................................................................63
Hình 3.14. Phương trình hồi quy mối quan hệ giữa sinh khối và độ mặn trong đất .66
Hình 3.15. Phương trình hồi quy mối quan hệ giữa sinh khối và độ mặn trong nước
...................................................................................................................................67

vii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTNMT

: Bộ Tài nguyên và Môi trường

BVTV

: Bảo vệ thực vật

KVNC

: Khu vực nghiên cứu


QCCP

: Quy chuẩn cho phép

QCVN

: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

RSS

: Rươi sinh sản

RST

: Rươi sinh trưởng

TCVN

: Tiêu chuẩn quốc gia

UBND

: Ủỷ ban nhân dân

viii


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề

Rươi biển Tylorrhynchus heterochaetus Quatrefages là một nguồn lợi thuỷ
sản phong phú của Việt Nam. Rươi biển là loài động vật không xương sống, thuộc
lớp giun nhiều tơ (Polycheata), sinh sống chủ yếu ở vùng nước lợ, có ý nghĩa và
tầm quan trọng rất lớn đối với hệ sinh thái cũng như đời sống của con người. Rươi
biển có thành phần dinh dưỡng cao chứa 84% nước, 11,3% protit, 3,2 % chất béo,
0,18% phosphor... là nguồn thực phẩm cung cấp cho nhu cầu của người tiêu dùng
với giá trị cao. Ngoài những giá trị về mặt thực phẩm, rươi còn có giá trị về mặt
sinh thái do thức ăn của rươi chủ yếu là mùn bã hữu cơ, các động thực vật, nên nó
đóng vai trò quan trọng trong chu trình chuyển hóa vật chất.
Đã có nhiều tác giả đã nghiên cứu về rươi, nhưng còn thiếu các nghiên cứu
đồng bộ về điều kiện sinh thái với sự phát triển của nó đặc biệt là các ảnh hưởng
này đến công tác bảo tồn rươi tại chỗ trong điều kiện tự nhiên. Hơn nữa, các kết quả
còn chưa chỉ rõ mức độ tác động ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tại các sinh
cảnh vùng đến sự tồn tại và phát triển của rươi. Đặc biệt các yếu tố đó liên quan đến
công tác bảo tồn tại chỗ nguồn rươi của vùng. Vì vậy, việc thực hiện đề tài “Nghiên
cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh khối của rươi
(Tylorrhynchus heterochaetus Quatrefages) tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương” là rất
cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được thực trạng một số yếu tố môi trường chính của đất (độ mặn,
pH, thành phần cơ giới nền đáy, tổng Cacbon hữu cơ, tổng Phospho) liên quan đến
sinh khối rươi.
- Xác định được thực trạng một số yếu tố môi trường chính của nước (nhiệt
độ, độ mặn, pH) liên quan đến sinh khối rươi.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu hiện trạng khai thác rươi tại KVNC
- Điều tra mật độ, sinh khối của rươi tại KVNC

1



- Nghiên cứu đặc điểm tính chất lý, hóa học của nước tại KVNC
- Nghiên cứu đặc điểm tính chất lý, hóa học của đất tại KVNC
- Đánh giá mối tương quan giữa một số yếu tố môi trường (các chỉ số lý, hóa
học của đất và nước) với mật độ và sinh khối rươi tại KVNC.

2


CHƢƠNG I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về địa điểm nghiên cứu
1.1.1. Vị trí địa lý
Tứ Kỳ nằm phía Đông Nam tỉnh Hải Dương, vị trí địa lý từ 106015‟ đến
106027‟ kinh độ đông và 21048‟ đến 21055‟ vĩ độ bắc.
- Phía Bắc giáp thành phố Hải Dương;
- Phía Tây giáp huyện Gia Lộc;
- Phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Thanh Hà; Đông Nam giáp thành phố
Hải Phòng;
- Phía Tây Nam giáp huyện Ninh Giang.
Tứ Kỳ nằm dọc theo trục tỉnh lộ 391 nối quốc lộ 5 (Hà Nội – Hải Phòng) và
quốc lộ 10 (Hải Phòng - Thái Bình), trung tâm huyện cách Hà Nội 60 km về phía Đông
Nam, cách Hải Phòng 35 km, cách trung tâm thành phố Hải Dương 17 km [17].

3


Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải dƣơng
(Nguồn: Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh Hải Dương)

4



1.1.2. Điều kiện tự nhiên
1.1.2.1. Điều kiện khí hậu
Tứ Kỳ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc trưng nóng ẩm,
mưa vào mùa hè và hanh khô vào mùa đông. Sự thay đổi nhiệt độ giữa các tháng
trong năm khá lớn, nhiệt độ trung bình khoảng 230C, tháng nóng nhất (tháng 6; 7)
lên đến 360-370C, và tháng lạnh nhất xuống tới 60 - 70C (tháng 12;1). Tổng lượng
nhiệt cả năm là 8.5000C. Độ ẩm trung bình hàng năm là 80-85%, cao nhất là 99%
và thấp nhất là 81%.
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1500 - 1650 mm, năm cao nhất lên
tới 2311 mm và năm thấp nhất là 1154 mm và phân bố rất không đều theo thời gian.
Lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 6, 7, 8, 9 (tháng 8 có lượng mưa cao
nhất 416 mm). Trong khi đó, tháng 12 lượng mưa thấp nhất, chỉ đạt 11mm, cá biệt
có những năm chỉ đạt 5mm [17].
1.1.2.2. Điều kiện thủy văn
Tứ Kỳ nằm hoàn toàn ở giữa vùng hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình, sông
Luộc và hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải (gồm sông Tứ Kỳ và sông Cầu Xe). Trên
địa bàn huyện Tứ Kỳ có 02 sông lớn chảy qua là sông Thái Bình (đoạn qua Tứ Kỳ
là 28,5 km), sông Luộc (đoạn qua Tứ Kỳ là 20 km). Nước thuỷ triều theo cửa sông
Văn Úc và cửa sông Thái Bình ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống thuỷ văn cũng như
môi trường thiên nhiên củ
a huyện.
Bên cạnh các sông lớn, huyện còn có trên 57,5 km sông thuộc hệ thống thủy
nông Bắc Hưng Hải, đây lại là điểm cuối của hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải nên
toàn bộ nước dồn về Tứ Kỳ để đổ ra sông Thái Bình (qua cống Cầu Xe) và ra sông
Luộc (qua cống An Thổ). Do hầu hết hệ thống bơm tiêu úng của một phần Bắc
Ninh, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương đổ nước ra sông Bắc Hưng Hải, nên vào mùa
mưa nhiều nước thượng nguồn đổ về kết hợp với triều cường làm cho hệ thống bờ
kênh Bắc Hưng Hải và hệ thống Đê ở Tứ Kỳ chịu áp lực lớn như đê sông Thái Bình

và đê sông Luộc [17].

5


1.1.2.3. Địa hình, địa mạo
Tứ Kỳ là huyện thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Địa hình đất đai
tương đối bằng phẳng có hướng nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, cốt đất
phổ biến từ 1m – 2m. Xét về tiểu vùng địa hình không đồng đều, cao thấp xen kẽ
nhau giữa vùng cao và bãi thấp, bị nhiễm mặn.
Tuy vậy, so với các huyện nằm trong vùng đất phù sa sông Thái Bình đây
vẫn là huyện có địa hình tương đối bằng phẳng. Được sự bồi lắng phù sa của sông
Thái Bình và sông Hồng dưới hình thức pha trộn nên đất đai của huyện Tứ Kỳ
mang đầy đủ các tính chất của phù sa được bồi đắp lâu đời, đất có màu xám, có cấu
trúc hạt nhẹ, xen với đất thịt nhẹ, tầng canh tác từ 10 – 15 cm, thuận tiện cho việc
thâm canh cây lúa nước, cây ăn quả và các loại rau màu thực phẩm khác [17] .
1.1.2.4. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Diện tích tự nhiên của huyện là 17.019,01 ha, chiếm 9,77% diện tích tự nhiên
của tỉnh Hải Dương. Đất được hình thành do sự bồi lắng phù sa của sông Thái Bình
và sông Hồng, do đó mang đặc tính của đất phù sa, địa hình tương đối bằng phẳng
mầu mỡ phù hợp với việc trồng cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp
ngắn ngày. Ngoài lúa gạo, các sản phẩm nông nghiệp khác của huyện khá phong
phú như rau, quả, cá nước ngọt…
- Đất phù sa được bồi hàng năm trung tính ít chua (Pb): Đất có thành phần
cơ giới nhẹ, giàu dinh dưỡng, hàm lượng mùn và lân tổng số khá, lân dễ tiêu từ
trung bình đến giàu. Loại đất này rất thích hợp với cây rau màu và cây công nghiệp
ngắn ngày, tuy nhiên hàng năm thường bị ngập úng vào mùa mưa lũ.
- Đất phù sa không được bồi, không glây (P): Đây là loại đất chính trong
huyện, phân bố trên các chân đất cao, vàn cao và vàn. Đặc điểm của đất có hàm

lượng mùn từ trung bình đến khá, lân tổng số trung bình, lân dễ tiêu khá, thành phần
cơ giới chủ yếu là đất thịt trung bình. Loại đất này thích hợp cho việc trồng lúa, rau
màu các loại và cây công nghiệp ngắn ngày.
- Đất phù sa không được bồi, glây (Pg): Loại đất này phân bố ở địa hình vàn,
vàn thấp và thấp trũng, tiêu nước khó khăn. Đây là loại đất chủ yếu canh tác hai vụ

6


lúa, do điều kiện ngập nước nhiều nên thiếu ôxy, vi sinh vật yếm khí hoạt động
mạnh, quá trình khử ôxy mạnh nên đất có màu xám xanh. Loại đất này có ưu thế
trồng hai vụ lúa song cần có biện pháp để giảm sự phát triển của quá trình glây và
quá trình chua hoá [17].
b. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt Tứ Kỳ chủ yếu do 2 con sông chính cung
cấp, đó là sông Thái Bình, sông Luộc và một hệ thống thuỷ nông Bắc Hưng Hải
chạy quanh và bao bọc lấy Tứ Kỳ với trên 100 km bờ đê.
Nguồn nước ngầm: Theo kết quả khảo sát sơ bộ nước ngầm có trữ lượng lớn,
phân bố ở độ sâu 15-25 m, song chất lượng không được tốt vì có nhiều tạp chất nhất
là chất sắt... Nguồn nước ngầm hiện chưa khai thác, đây là nguồn nước dự trữ cho
phát triển trong tương lai [17].
1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.3.1. Dân số, lao động
Dân số huyện là 159.487 người, mật độ dân số là 937 người/km2 và được phân
bố tương đối đồng đều giữa các xã trong huyện [1].
Toàn huyện có 89.820 lao động (chiếm 57,04% dân số). Trong đó: Số lao
động hoạt động trong ngành nông nghiệp là 64.846 người, chiếm 72,20%, ngành
công nghiệp và xây dựng 13.654 người chiếm 15,20%, ngành dịch vụ, thương mại là
11.320 người, chiếm 12,6% [1].
1.1.3.2. Nông nghiệp

Tỷ trọng giữa các ngành kinh tế có sự chuyển dịch: tỷ trọng ngành nông
nghiệp giảm (từ 54% năm 2016 xuống còn 45% năm 2017), tỷ trọng ngành công
nghiệp – xây dựng (từ 17% năm 2016 lên 23% năm 2017), tỷ trọng ngành dịch vụ
thương mại tăng (từ 29% năm 2005 lên 32% năm 2010).
Tuy ngành nông nghiệp giảm về tỷ trọng trong cơ cấu nhưng giá trị sản xuất
tăng đều qua các năm: năm 2010 đạt 1.748,3 tỷ đồng (tăng gấp 1,3 lần so với năm
2016).
Thu nhập bình quân/người/năm từ 4,2 triệu đồng/người/năm (2014) tăng lên
9,25 triệu đồng/người/năm (2016) [18].

7


1.1.3.3. Công nghiệp
Cơ cấu công nghiệp – TTCN huyện Tứ Kỳ thiên về công nghiệp nhỏ và tiểu
thủ công nghiệp, tập trung chủ yếu vào một số ngành công nghiệp như công nghiệp
khai thác (1,6%), công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước 0,93%, còn lại là
công nghiệp chế biến chiếm 97,47% bao gồm các ngành: sản xuất sản phẩm từ chất
khoáng phi kim loại, đồ gỗ, may mặc, thực phẩm và đồ uống....
1.1.3.4. Thương mại, dịch vụ
Khối ngành dịch vụ trong những năm gần đây phát triển mạnh chiếm tỷ trọng
lớn (38,66%) trong cơ cấu GDP của khu vực, tốc độ tăng trưởng bình quân 12% năm.
Mạng lưới chợ và cơ sở thương mại tập trung chủ yếu ở trục trung tâm của
thị trấn ( ven đường 191). Buôn bán đường dài là thế mạnh của thị trấn do có tuyến
đường 10 tiện liên hệ với các vùng kinh tế phía Đông Nam là Hải Phòng và Thái
Bình. Khu vực chợ yên không chỉ là chợ thị trấn mà còn là chợ vùng của huyện và
vùng lân cận.
Các dịch vụ công cộng, dịch vụ kĩ thuật phát triển: Nhiều tổ chức tín dụng
ngân hàng thành lập, hệ thống dịch vụ thông tin phát triển mạnh.
1.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Tứ Kỳ

1.1.4.1. Thuận lợi
- Tứ Kỳ có vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh tế với các đô thị lớn như Hà Nội, Hải
Phòng, Quảng Ninh và với các tỉnh Đồng Bằng sông Hồng, các tỉnh miền núi phía Bắc.
- Điều kiện khí hậu và thuỷ văn của huyện tương đối thuận lợi cho phát triển
Nông nghiệp, nông nghiệp hữu cơ, đặc sản vùng miền như khai thác con rươi , con
cáy, mang lại giá trị kinh tế cao.
1.1.4.2. Khó khăn
- Mùa hè hay xảy ra bão lụt gây khó khăn cho bà con nông dân trong sản
xuất nông nghiệp.
- Địa hình một số khu vực trũng gây khó khăn trong việc đầu tư đắp đê
phòng chống lụt bão và có những ảnh hưởng bất lợi nhất định đến sản xuất.

8


1.2. Tổng quan về hiện trạng môi trƣờng tại KVNC
Các khu vực xuất hiện rươi tại huyện Tứ kỳ được thể hiện ở bản đồ hình 1.2
dưới đây:

Hình 1.2. Bản đồ thể hiện các khu vực có xuất hiện rƣơi tại huyện Tứ Kỳ
(Nguồn: Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh Hải Dương)
Trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, rươi xuất hiện ở hai xã là xã An Thanh và xã Tứ
Xuyên được thể hiện ở bản đồ hình 1.1. Tuy nhiên, đề tài tập trung nghiên cứu tại
vùng trũng dải ven sông Thái Bình thuộc điạ phận xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ, tỉnh
Hải Dương.
9


1.2.1. Hiện trạng môi trƣờng đất tại KVNC
Kết quả phân tích hiện trạng môi trường đất khu vực nuôi rươi, cáy xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương qua

các năm 2016, 2017, 2018 [13, 14, 15] được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 1.1. Kết quả quan trắc môi trƣờng đất khu vực nuôi rƣơi , cáy xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ
Năm

Tọa độ

20048‟56‟‟
2016
106028‟40‟‟
20048‟56‟‟
2017
106028‟40‟‟
20048‟56‟‟
2018
106028‟40‟‟
QCVN 03-MT:2015/BTNMT
( Áp dụng cho đất nông
nghiệp)
QCVN 15 : 2008/BTNMT

pH

Cu
mg/kg

Pb
mg/kg

Cd
mg/kg


As
mg/kg

Zn
mg/kg

Atrazin
mg/kg

Aldrin
mg/kg

DDT
mg/kg

2,4D
mg/kg

Diazinon
mg/kg

6,7

39,98

69,52

0,77


0,42

66,54

0,0052

0,0014

<0,0001

<0,0001

<0,0001

6,9

21,5

50,6

0,57

0,32

63,7

0,0064

0,0018


<0,0001

<0,0001

<0,0001

7,1

30,4

51,2

0,81

0,56

72,1

<0,001

<0,001

<0,001

<0,001

<0,0001

-


100

70

1,5

15

200

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-


-

0,1

0,01

0,01

0,1

0,05

Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương
*Ghi chú:
- QCVN 03-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn kim loại nặng trong đất.
- QCVN 15:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất thuốc bảo vệ thực vật trong đất

10


*Nhận xét:
Qua số liệu bảng 1.1 cho thấy: Các chỉ tiêu đều không vượt quá quy chuẩn
cho phép theo QCVN 03-MT:2015/BTNMT (Áp dụng cho đất nông nghiệp) và
QCVN 15:2008/BTNMT. Không có thông số nào xấp xỉ với giới hạn cho phép theo
quy chuẩn quốc gia. Chứng tỏ, đất nông nghiệp của khu vực rươi, cáy xã An Thanh,
huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương không hề bị ô nhiễm.
1.2.2. Hiện trạng môi trƣờng nƣớc tại KVNC
Kết quả phân tích hiện trạng môi trường nướcsông Thái Bình tại vị trí cách
điểm giao với sông Cầu Xe 500m về phía thượng lưu qua các năm 2016, 2017,
2018 [13, 14, 15] được thể hiện dưới bảng 1.2 sau:

Bảng 1.2. Kết quả quan trắc môi trƣờng nƣớc sông Thái Bình
STT

Thông số

Đơn vị

Năm

Năm

Năm

2016

2017

2018

101,3

136,2

QCVN
08:2015/BTNMT
(Mức B1)

1

Lưu lượng


2

Nhiệt độ

26,7

25,3

20,0

-

3

pH

7,6

6,6

7,5

5,5-9

4

Độ dẫn

µS/cm


226

197

224

-

5

Độ đục

NTU

62

63

45

-

6

TDS

mg/l

103


93

111

-

7

Muối

0/00

0,11

0,19

0,11

-

8

DO

mg/l

5,20

6,5


7,86

>=4

9

F-

mg/l

0,09

<0,3

<0,30

1,5

10

NH4+-N

mg/l

0,25

0,28

0,19


0,9

11

NO3--N

mg/l

0,6

<0,15

0,736

10

12

NO2--N

mg/l

0,063

<0,02

0,070

0,05


13

PO43--P

mg/l

0,02

0,07

<0,05

0,3

14

COD

mg/l

11

7

<6

30

15


BOD5

mg/l

4

<3

<3

15

16

TSS

mg/l

55

38

12

50

m3/s

11


-


STT

Thông số

Đơn vị

Năm

Năm

Năm

2016

2017

2018

QCVN
08:2015/BTNMT
(Mức B1)

17

Coliform


mg/l

210

240

210

7500

18

CN

mg/l

-

-

-

0,05

19

Tổng dầu mỡ

mg/l


-

-

-

1

Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường – Sở Tài nguyên và
Môi trường tỉnh Hải Dương
*Ghi chú:
- QCVN 08:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
mặt.
* Nhận xét:
Qua bảng số liệu 1.2 cho thấy: Hầu hết các thông số được đo trong 3 năm
2016, 2017, 2018 đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08:2015/BTNMT.
Riêng có nồng độ NO2--N tại năm 2016 và năm 2018 vượt quy chuẩn cho phép. Cụ
thể, nồng độ NO2--N tại năm 2016 vượt 1,26 lần, tại năm 2018 vượt 1,4 lần so với
quy chuẩn cho phép của quốc gia.
1.2.3. Hiện trạng thảm thực vật tại KVNC
Tại khu vực xung quanh các đầm/ruộng rươi, các chủ hộ đã tận dụng diện tích
đất còn trống để trồng các loại cây ăn quả, cây rau màu, vừa mang lại giá trị kinh tế
cao, vừa phục vụ cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày. Bao gồm một số loài phổ biến
như: Lúa (1 vụ), chuối, đu đủ, khoai lang,… Bên cạnh đó, xung quanh khu vực khai
thác còn có một số loài cây ngắn ngày như cải bẹ, cải ngọt, rau muống,
mướpnhật…và một số loài cây gia vị khác như riềng, hành, tỏi,...Ngoài thảm cây
trồng, hai bên mép đường bờ ruộng còn xuất hiện các loài cỏ mọc tự nhiên như: cò
dầy, cỏ gừng, xuyến chi…
Sự có mặt của thảm thực vật góp phần tạo điều kiện thuận vi khí hậu cho đời
sống loài rươi nói riêng và sinh vật thủy sinh nói chung, đồng thời là nguồn vật chất

hữu cơ tiềm năng tạo độ phì nhiêu cho vùng khai thác rươi .

12


1.3. Tổng quan về đối tƣợng nghiên cứu
Rươi là một trong những loài thuộc lớp giun nhiều tơ, đào hang sinh sống
trong bùn thuộc bãi triều vùng nước lợ của các cửa sông ven biển, ngoài tự nhiên rươi
được khai thác vào mùa sinh sản. Sự xuất hiện của chúng thường gắn liền với hoạt
động sinh sản và liên quan đến các yếu tố như thủy triều, thời tiết, tuần trăng, nhiệt
độ…, trong đó độ mặn là một yếu tố đặc trưng và liên quan trực tiếp đến vùng rươi
lên [2, 3, 4].
1.3.1. Đặc điểm hình thái
Rươi sinh trưởng có cơ thể dài, mảnh, màu hồng nhạt, không thể phân biệt
giới tính qua hình thái cấu tạo bên ngoài; Rươi sinh sản có cơ thể ngắn, mập mạp,
chứa đầy sản phẩm sinh dục, phân biệt giới tính: con đực có màu trắng sữa, con cái
màu xanh dương hoặc xanh nhạt [12].
Rươi trưởng thành dài khoảng 50cm, hình dải ngắn, dẹp, phần đuôi vuốt nhỏ,
màu trắng sữa. Đầu có 2 đôi mắt, 4 đôi cirri, đôi trên cùng dài nhất. Khi thành thục
cơ thể rươi cái có màu xanh nhạt hay màu nâu vàng (màu của trứng), bên trong cơ
thể chứa đầy trứng, trứng hình cầu [2].
1. Phần đầu cơ thể khi hầu lộn ra
ngoài, nhìn mặt bụng.
2. Phần đầu cơ thể khi hầu lộn ra
ngoài, nhìn mặt lưng.
3. Chi bên đốt XXX ở phần trước cơ
thể.
4. Chi bên đốt XXX ở phần sau cơ thể.
5-8. Các dạng tơ khác nhau của nhánh
bụng chi bên ở phía trước cơ thể.

9. Tơ bơi ở phần sau cơ thể

Hình 1.3. Hình thái ngoài của rƣơi [2]

13


1.3.2. Đặc điểm sinh học mùa sinh sản của rƣơi
Rươi thành thục và xuất hiện vào những thời gian nhất định trong năm,
thường vào những ngày triều cường tháng 5 - 6 và tháng 9 - 10 âm lịch hàng năm và
rươi không xuất hiện vào những ngày trời nắng, có nước đục. Từ tháng 1 đến tháng
6 dương lịch, chế độ thủy triều lên, xuống về đêm nên rươi đi di cư sinh sản ban
đêm, rươi thường xuất hiện vào đầu con nước trước ngày triều cường từ 2 - 3 ngày,
trong thời gian này cơ thể chúng chứa ít sản phẩm sinh dục hơn là rươi tháng 10 và
tháng 12. Vào vụ mùa cơ thể rươi chứa đầy các sản phẩm sinh dục nên chúng rất dễ
bị vỡ, trong thời gian này thủy triều thường lên xuống vào gần sáng do vậy rươi
thường xuất hiện vào sáng sớm và bơi trên mặt nước đi sinh sản, giai đoạn này nếu
gặp điều kiện môi trường, thời tiết thích hợp chúng sẽ xuất hiện với số lượng cá thể
dày đặc [12].
* Tập tính sinh sản:
Rươi có giới tính phân biệt nên là loài sinh sản hữu tính. Mỗi cá thể rươi
sinh sản (RSS – Epitoke) là sự phát triển nối tiếp của từng cá thể rươi sinh trưởng
(RST – Atoke) riêng biệt. Trên mỗi cá thể RST khi chín muồi trở thành RSS, phần
thân trước mang các sản phẩm sinh dục sẽ tạo đàn di cư sinh sản, phần thân sau bị
thoái hóa, đứt rời ở lại hang lỗ rồi chết và phân hủy sau đó.
Vào mùa sinh sản, RSS chui ra khỏi nền đáy nổi lên mặt nước thành đàn
đông nghịt, chúng tiếp tục bơi theo hướng dòng chảy ra cửa sông gặp nước có độ
mặn thích hợp cơ thể chúng bị vỡ ra, khi đó trứng (từ RSS cái) và tinh trùng (từ
RSS đực) được phóng thích ra môi trường, từ đây trứng và tinh trùng thụ tinh trong
nước để tạo thành các hợp tử. Các hợp tử nhanh chóng biến thái trở thành các ấu

trùng dạng Trocophora, tiếp tục biến thái, Trocophora chuyển sang giai đoạn
Nectochaeta trôi nổi trong tầng nước. Trong quá trình vận động theo dòng thủy
triều, ấu trùng tiếp tục biến thái trở thành con non với hình thái giống cơ thể mẹ.
Chúng sẽ theo nước thủy triều qua cống vào ruộng định cư ở nền đáy để tiếp tục
quá trình sinh trưởng, phát triển mới [11].

14


×