Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

một số đặc điểm về thái độ của bệnh nhân khi giao tiếp với thầy thuốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.24 KB, 2 trang )

một số đặc điểm về thái độ của bệnh nhân khi giao tiếp với thầy thuốc?
 Thái độ của bệnh nhân
 Nghiên cứu thái độ bệnh nhân thầy thuốc cần chú ý quan sát :
 Bệnh nhân muốn gì:


Khi bị bệnh, bệnh nhân rất lo âu cho mình và cho gia đình ... mong muốn được chữa
khỏi bệnh một cách nhanh chóng để trở lại cuộc sống bình thường. Họ sợ nhất là phải
nằm viện, sợ mắc bệnh nặng không cứu chữa được hoạt để lại di chứng, hoặc tàn phế.


Thầy thuốc cần giải tỏa tâm lý bệnh nhân, tạo cho họ niềm tin sẽ được chữa khỏi
bệnh.



Bệnh nhân sẵn sàng trình bày bệnh của mình cho thầy thuốc biết vì lo sợ, vì bệnh hành hạ
đau đớn và vì không phải lúc nào cũng được tiếp xúc, gần gũi với thầy thuốc.


Thầy thuốc cần kiên nhẫn lắng nghe, nghe một cách chu đáo.

 Bệnh nhân rụt rè, e thẹn:


Trước thầy thuốc, bệnh nhân thường có tâm lý phức tạp, vừa muốn trình bày mọi điều
với thầy thuốc nhưng cũng có khi lại e thẹn, rụt rè nhất là những người mắt các bệnh
truyền nhiễm do lối sống .


Thầy thuốc cần thông cảm và tế nhị giữ những điều kín đáo cho họ nếu họ có ý


yêu cầu.

 Bệnh nhân quan sát và nhận xét:


Khi vào viện , bệnh nhân bị tách khỏi đời sống bình thường tiếp xúc với môi trường mới,
họ bắt đầu quan sát , theo dõi các hoạt động của thầy thuốc và nhân viên y tế, quan sát
hoạt động của bệnh viện trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua giao tiếp những ấn tượng tốt
xấu của người bệnh ảnh hưởng rất lớn tới quá trình chữa bệnh, có thể lạc quan tin tưởng,
cũng có thể định kiến mất niềm tin.



Thầy thuốc phải để lại cho người bệnh những ấn tượng tốt bằng chính thái độ ân cần và
hết lòng vì người bệnh, quan tâm thực sự tới hạnh phúc của người bệnh.
 Lòng tin của người bệnh:


Thông thường bệnh nhân nằm bệnh viện , hoặc tìm đến thầy thuốc họ đều có niềm



tin sẽ được cứu chữa, được cứu sống và luôn có ấn tượng tốt đẹp với thầy thuốc và bệnh
viện, luôn kính trọng thầy thuốc.


Nếu gặp phải những cử chỉ thái độ thiếu tế nhị, thiếu trách nhiệm, thiếu quan tâm đến họ,
hoặc vấp phải những sai sót trong chuyên môn , trong quản lý đều dẫn đến sự nghi ngờ
mất niềm tin đối với thầy thuốc với bệnh viện ảnh hưởng xấu tới quá trình chữa bệnh. Vì
vậy thầy thuốc luôn chú ý củng cố thường xuyên lòng tin của người bệnh về mọi mặt,

luôn chú ý lời ăn tiếng nói và thái độ cũng như thường xuyên nâng cao tay nghề và trình
độ chuyên môn, trình độ quản lý của mình.
 Vì sao bệnh nhân phản ứng với thầy thuốc ?



Bệnh nhân thường biểu hiện sự biết ơn với thầy thuốc. Khi bệnh nhân phản ứng với thầy
thuốc việc đầu tiên thầy thuốc phải tự xem xét mình. Bệnh nhân phản ứng thông thường
do :
+ Cảm thấy không được quan tâm đúng mức, không được tôn trọng, hoặc thậm chí bị “
bạc đãi”.
+ thái độ thầy thuốc và nhân viên y tế không đúng đắn gây xúc phạm họ, cũng có khi thái
độ của các thầy thuốc, của nhân viên y tế đối xử với nhau không đúng mức.
+ Việc thăm khám học tập phiền phức của sinh viên trên cơ thể bệnh nhân quá nhiều
trong lúc thầy thuốc thực sự lại quá ít.



Vì vậy thầy thuốc cần phải tránh mọi thiếu sót trong giao tiếp trong chăm sóc phục vụ
luôn đặt tình mạng người bệnh lên trên, sẵn sàng xin lỗi bệnh nhân để giải tỏa tâm lý họ
nhưng đồng thời cũng tự giải tỏa tâm lý của mình.



×