Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

BÁO cáo THỰC tập CHỐT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.34 KB, 23 trang )

MỤC LỤC

1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT, BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
1. Danh mục từ viết tắt
STT

Chữ viết tắt

Cụm từ đầy đủ

1
2

BLDS
BLLĐ

Bộ Luật dân sự
Bộ Luật lao động

2. Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức cơ cấu Công ty Cổ phần kỹ thuật công nghệ mỏ và công

nghiệp
3. Bảng 1:. Cơ cấu lao động và trình độ lao động của Công ty
5. Bảng 2: Thống kê doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Công ty

2



PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT CÔNG
NGHỆ MỎ VÀ CÔNG NGHIỆP

+
+
+

1.1. Khái quát chung về Công ty
Tên doanh nghiệp: Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Công Nghệ Mỏ Và Công Nghiệp
Tên giao dịch quốc tế: Industry And Mining Technology Technical Joint Stock Company
Trụ sở đặt tại: Tổ Hòa Bình, Phường Dương Nội, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Việt

+
+
+
+
+
+
+

Nam
Điện thoại: (84)02433505699 - 0968383828
Mã doanh nghiệp: 0105006591
Ngày cấp: 16/11/2010
Ngày hoạt động: 26/11/2010
Vốn điều lệ: 4.900.000.000 đồng
Giám đốc: Bùi Minh Hải
Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần.
1.2. Sự hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Cổ phần Kỹ thuật công nghệ mỏ và Công nghiệp là đơn vị có kinh

nghiệm, năng lực tổ chức thi công các công trình mỏ, công trình công nghiệp, thực hiện
các dịch vụ lắp đặt thiết bị mỏ, thiết bị bể bơi,…. Kể từ khi thành lập đến nay, Công ty đã
tạo được những uy tín nhất định trong được thể hiện qua các hợp đồng kinh tế ở các lĩnh
vực như: Xây dựng các công trình môi trường; hệ thống nước sạch, xử lý nước thải; dịch
vụ cung cấp và lắp đặt hệ thống hỗ trợ người đi bộ; lắp đặt hệ thống cung cấp nước sạch
cho các công trình bể bơi,…
Trải qua thời gian gần mười năm không ngừng cố gắng, phát triển các hoạt động
của công ty luôn được các bạn hàng đánh giá cao về chất lượng thiết bị cũng như chất
lượng và tiến độ của công trình, từ đó gây dựng được niềm tin rất lớn đối với các đối tác,
khách hàng. Quy mô công ty đang dần phát triển, bắt đầu với mô hình nhỏ gồm 20 người,
tính đến thời điểm hiện tại, công ty đã gia tăng số lượng lao động lên con số 43 người.
Doanh thu trong những năm gần đây đều có những sự tăng trưởng đáng kể. Phạm vi hoạt
động kinh doanh cũng ngày càng phát triển, từ một công ty kinh doanh nhỏ với các đối
tác làm ăn giới hạn trong phạm vi quốc gia thì hiện nay Công ty đã tiến hành hợp tác với
các công ty nước ngoài như Trung Quốc, Đức, Thổ Nhĩ Kì để nhập khẩu các loại thiết bị
đạt chuẩn quốc tế.
3


1.3. Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của công ty

+

1.3.1. Chức năng:
Chức năng chính của Công ty là thông qua hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ lắp
đặt, thi công công trình, nhập khẩu thiết bị để hôc trợ thực hiện thi công các công trình,
dự án.

+


1.3.2. Nhiệm vụ:
Tuân thủ chính sách, chế độ pháp luật của nhà nước, thực hiện đúng chế độ báo cáo thống

+

kê và hoàn thành các nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối
với người lao động
Cung cấp và hỗ trợ cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp về việc lắp đặt các thiết bị công
nghiệp phục vụ cho nhu cầu công trình, hỗ trợ để các đối tác kịp thời hoàn thiện theo
đúng tiến độ
1.3.3. Ngành nghề kinh doanh của công ty
Công ty Cổ phần kỹ thuật công nghệ mỏ và công nghiệp có ngành nghề kinh doanh
chính đó là “ Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp”. Bên cạnh ngành nghề chính đã
đăng ký, Công ty còn thực hiện hoạt động kinh doanh và sản xuất chủ yếu các ngành nghề
khác.
Công ty tiến hành sản xuất chủ yếu các ngành nghề đó là “ Hệ thống xử lý nước;
Công trình xây dựng; Hệ thồng thiết bị phục vụ ngành xử lý nước thải;….” Và tiến hành
kinh doanh các “Vật tư phục vụ sản xuất ngành mỏ, lắp đặt hệ thống bể bơi; Thiết bị xử lý
ĐỒNG QUẢN TRỊ
nước; Thiết bị công nghiệp; Thiết bịHỘI
khác;……”
1.4. Sơ đồ và cơ cấu tổ chức của công ty
GIÁM ĐỐC

Phó giám đốc 1

Kế toán trưởng

Phó giám đốc 2


Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ Phần kỹ thuật công nghệ mỏ và công nghiệp

Các công trường, phân xưởng
Phòng xây dựngPhòng giám sát tài chính

4
Phòng kinh doanhPhòng hành chính tổng hợp


Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công
ty quyết định thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của
Đại hội đồng Cổ đông.
Giám đốc: Là người đại diện theo pháp luật cho Công ty, người lãnh đạo chung,
điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước Pháp luật về
việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
Phó giám đốc: Tham mưu giúp việc cho giám đốc Công ty về các lĩnh vực được
phân công.
Kế toán trưởng: Là người chịu sự lãnh đạo trực tiếp về mặt hành chính của giám
đốc doanh nghiệp đồng thời chịu trách nhiệm về các nghiệp vụ về kế toán trong công ty
Các phòng ban chuyên môn: Được lập ra để giúp giám đốc, có nhiệm vụ tham
mưu trong lĩnh vực chuyên môn của mình đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu
quả cao và thực hiện đúng các chế độ chính sách quy định đối với Nhà nước và người lao
động cụ thể như sau:
+

Phòng xây dựng: Tham mưu cho Lãnh đạo công ty, thực hiện chức năng quản lý về các
dự án xây dựng và về chất lượng công trình mà công ty phụ trách thực hiện
5



+

Phòng giám sát tài chính: Làm nhiệm vụ quản lý kinh tế tài chính, công tác hạch toán

kinh tế trong công ty, kế hoạch tài chính, lập báo cáo định kỳ,...
+ Phòng kinh doanh: Xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, dự thảo hợp đồng kinh tế, điều
tra, nghiên cứu thị trường, đảm bảo nguồn hàng, số lượng,... Chịu trách nhiệm thực hiện
các hoạt động liên quan đến việc nhập khẩu thiết bị của công ty
+ Phòng hành chính tổng hợp: Là phòng chức năng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo
Công ty về việc sắp xếp bộ máy, cải tiến tổ chức, quản lý hoạt động, thực hiện các chế độ
chính sách Nhà nước, các công việc thuộc hành chính,...
Các công trường phân xưởng: Được lập ra để tiến hành các hoạt động lắp ráp, sản
xuất, chuẩn bị thiết bị cung cấp cho dự án theo sự chỉ đạo của Giám đốc công ty.
1.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật và mạng lưới hoạt động, kinh doanh của Công ty
1.5.1. Cơ sở vật chất:
Công ty Cổ phần kỹ thuật công nghệ mỏ và công nghiệp có trụ sở làm việc khang
trang, được trang bị đầy đủ thiết bị văn phòng cần thiết, bên cạnh đó công ty còn đầu tư
rất nhiều nhiều tài sản cố định như: máy khoan, máy hàn, máy cắt, ô tô,.... để phục vụ cho
hoạt động kinh doanh.
1.5.2. Mạng lưới kinh doanh:
Ngoài địa chỉ trụ sở chính của công ty được đặt và hoạt động tại Hà Nội thì Công
ty có văn phòng đại diện tại địa chỉ: Số 57B, tổ 3, khu 1, Phường Hà Phong, Thành phố
Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam.

PHẦN II: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
Pháp luật là công cụ quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, xã hội. Do đó,bất kỳ doanh
nghiệp nào cũng cần phải có những sự hiểu biết nhất định về pháp luật và phải có nghĩa
vụ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định mà pháp luật đề ra. Công ty Cổ phần kỹ thuật
công nghệ mỏ và công nghiệp cũng không ngoại lệ. Công ty luôn chủ động trong việc vận
dụng và sử dụng pháp luật để đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả và phòng tránh

những rủi ro không mong muốn. Một số bộ luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp có thể kể đến như:

6


2.1. Bộ luật Dân sự
Căn cứ tại điều 1 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015) có quy định về “ Phạm vi
điều chỉnh”. Công ty chịu sự điều chỉnh của bộ luật dân sự về các vấn đề có liên quan đến
tài sản; hợp đồng của công ty, cụ thể là việc giao kết hợp đồng ( Quy định tại “ Mục 7.
Hợp đồng” trong BLDS 2015) hay việc việc đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự trong
công ty ( Quy định tại “Mục 3. Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ” trong BLDS 2015). Bên
cạnh đó trong quan hệ kinh doanh giữa công ty với đối tác là một cá nhân có xảy ra tranh
chấp nếu bên cá nhân đó muốn áp dụng Bộ luật Dân sự thì trong trường hợp này Bộ luật
Dân sự sẽ điều chỉnh hoạt động kinh doanh với cá nhân đó của Công ty.
2.2. Luật Doanh nghiệp
Công ty được thành lập năm 2010 khi Luật doanh nghiệp năm 2005 vẫn còn hiệu
lực nên Công ty đã tiến hành thành lập, tổ chức hoạt động theo các quy định tại Luật
doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản dưới luật có liên quan. Cho đến ngày 01 tháng 7
năm 2015 thì tuân theo các quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2014.
Công ty phải tuân theo những quy định của Luật doanh nghiệp từ bước chuẩn bị hồ
sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, xây dựng điều lệ Công ty, các quy trình, thủ tục đăng
ký thành lập doanh nghiệp và những điều kiện, yêu cầu khác để có thể được cấp giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Ngoài ra kể từ khi Luật doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực Công ty còn chịu sự
điều chỉnh của các văn bản dưới luật như: “ Nghị định 96/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết
một số điều của Luật doanh nghiệp; Thông tư 127/2015/TT-BTC hướng dẫn cấp mã số
doanh nghiệp thành lập mới và phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp.”
2.3. Bộ luật Lao động
Công ty thành lập năm 2010 nên công tác tuyển dụng và sử dụng lao động của

Công ty thời gian đầu tuân theo các chế định về hợp đồng của Bộ luật dân sự 2005 và các
quy định tại Bộ luật lao động 1994, tới ngày 1/5/2013 thì thay thế bằng Bộ luật lao động
2012. Cụ thể tại điều 1 Bộ luật Lao động 2012 (BLLĐ 2012) có quy định “Bộ luật Lao
động quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động,
người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử
dụng lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà
nước về lao động”. Như vậy, để được thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình,
7


Công ty phải tuân thủ các quy định cụ thể trong BLLĐ 2012 đưa ra để đảm bảo quyền và
nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong công ty. Cụ thể là các quy
định về hợp đồng lao động, thời gian làm việc, nghỉ ngơi của nhân viên, kỷ luật lao động,
trách nhiệm của người lao động với Công ty, những quy định về an toàn lao động, vệ sinh
lao động;
Ngoài ra kể từ khi BLLĐ 2012 có hiệu lực Công ty còn chịu sự điều chỉnh của các
văn bản dưới luật như: “ Nghị định số 44/2013/ NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 quy
định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về hợp đồng lao động; Nghị định
số 45/2013/NĐ- CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 quy định chi tiết một số điều của bộ luật
lao động về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động”
2.4. Luật Thương mại
Luật thương mại năm 2005 điều chỉnh hoạt động thương mại của thương nhân
hoặc các tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại. Công ty Cổ phần
kỹ thuật công nghệ mỏ và công nghiệp được thành lập hợp pháp có ĐKKD có tư cách
pháp lý là thương nhân theo đúng định nghĩa tại Điều 6 Luật Thương mại 2005.
Và căn cứ tại khoản 1 điều 3 Luật Thương mại 2005 có quy định “ Hoạt động
thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.
Công ty được thành lập nhằm hoạt động kinh doanh cung cấp dịch vụ lắp đặt các thiết bị
công nghiệp để phục vụ cho mục đích tìm kiếm lợi nhuận, phát triển doanh nghiệp. Theo

đó hoạt động này của Công ty chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại 2005 và các văn
bản như: “Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của chính phủ quy định chi tiết
Luật Thương Mại về hành hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh
doanh có điều kiện và được sửa đổi bổ sung tại nghị định 43/2009/NĐ-CP”
2.5. Các loại luật thuế
Đóng thuế là quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả các cá nhân, tổ chức thực hiện đối
với nhà nước trên các lĩnh vực nhất định theo quy định của pháp luật. Tại khoản 3 điều 8
Luật doanh nghiệp 2014 quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp đó là “ 3. Kê khai thuế,
nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.” Nghĩa vụ
này của doanh nghiệp được hướng dẫn và điều chỉnh thông qua chính sách thuế và luật
thuế, cụ thể là:
8


+
+
+

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 được sửa đổi bổ sung năm 2012 .
Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2012 .
Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2012 .

Và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan như: “Nghị định số 124/2008/NĐCP ngày 11/12/2008 của chính phủ- quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; Nghị định 123/2008/NĐ-CP ngày 8/12/2008 của
chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia
tăng”. Quy định về đối tượng chịu thuế, người nộp thuế, cách tính thuế, quy trình và thủ
tục nộp thuế và các phương thức quản lý thuế… giúp cho công ty thực hiện tốt nghĩa vụ
của mình đối với nhà nước.
Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần công nghệ mỏ và công nghiệp đã và đang tiến hành
hoạt động nhập khẩu thiết bị từ các nước như Trung Quốc, Đức, Thổ Nhĩ Kì để phục vụ

cho hoạt động cung ứng dịch vụ, lắp đặt,… Căn cứ vào khoản 1 Điều 2 Luật Thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 quy định về đối tượng chịu thuế “1. Hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam” do đó Công ty cũng phải chịu sự điều
chỉnh của thuế xuất nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2.6. Luật Đấu thầu
Công ty Cổ phần kỹ thuật công nghệ mỏ và công nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
kinh doanh, cung cấp và lắp đặt thiết bị cho các mỏ than và thiết bị tại các bể bơi,….
Chính vì vậy, đối tác của công ty rất đa dạng, bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân, doanh
nghiệp nhà nước, cá nhân,..
Đối với các đối tác là doanh nghiệp nhà nước, Công ty thường tiến hành ký kết
hợp đồng dịch vụ lắp đặt với tư cách là một nhà thầu để tiến hành thực hiện lắp đặt thiết
bị phục vụ cho các dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước. Chính vì vậy, hoạt
động kinh doanh của công ty phải tuân theo sự điều chỉnh của Luật đấu thầu 2013 số
43/2013/QH13, cụ thể: Khoản b, Điều 1 luật này quy định về phạm vi điều chỉnh đó là
“b) Dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;”
2.7. Luật Thương mại quốc tế
Luật Thương mại quốc tế điều chỉnh các hoạt động thương mại nhằm mục đích
sinh lợi và mang tính quốc tế.

9


Công ty Cổ phần kỹ thuật công nghệ mỏ và công nghiệp được thành lập nhằm
hoạt động cung cấp và lắp đặt thiết bị công nghiệp cho các mỏ than và bể bơi. Do nhu cầu
của đối tác cũng như khách hàng về chất lượng sản phẩm ngày càng cao, nên công ty đã
tiến hành nhập khẩu thiết bị từ các nước như Trung Quốc, Đức, Thổ Nhĩ Kì để đáp ứng
nhu cầu của thị trường một cách tốt nhất. Theo đó hoạt động kinh doanh của Công ty chịu
sự điều chỉnh của Luật Thương mại quốc tế.
2.8. Luật Hải quan
Do Công ty Cổ phần kỹ thuật công nghệ mỏ và công nghiệp có hoạt động nhập

khẩu thiết bị vì vậy công ty sẽ phải chịu sự điều chỉnh của Luật Hải quan về các vấn đề
lúc công ty thực hiện việc nhập khẩu thuốc, mà cụ thể là Luật Hải quan năm 2014 và các
văn bản dưới luật khác.
Về phạm vi và đối tượng áp dụng được quy định lần lượt tại điều 1 và 2 luật này
như sau :
“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa được xuất khẩu,
nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của tổ chức,
cá nhân trong nước và nước ngoài trong lãnh thổ hải quan; về tổ chức và hoạt động của
Hải quan.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất
cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.
2. Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu,
nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.
3. Cơ quan hải quan, công chức hải quan.
4. Cơ quan khác của Nhà nước trong việc phối hợp quản lý nhà nước về hải quan”

10


PHẦN III. THỰC TRẠNG THI HÀNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG PHÁP
LUẬT THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG, KINH DOANH CỦA CÔNG TY
3.1. Thực trạng thi hành pháp luật về cơ cấu tổ chức của Công ty
Công ty Cổ Phần kỹ thuật công nghệ mỏ và công nghiệp trong giấy đăng ký kinh
doanh là một Công ty Cổ Phần và kinh doanh ngành nghề chính là lắp đặt máy móc và
thiết bị công nghiệp với tên được viết bằng tiếng Việt là Công ty Cổ Phần kỹ thuật công
nghệ mỏ và công nghiệp chứa đầy đủ hai yếu tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Vì
vậy đã chấp hành đúng theo quy định tại khoản 1 điều 31 – Luật Doanh nghiệp 2005 cũng
như khoản 1 điều 38 – Luật Doanh nghiệp 2014

Công ty được thành lập hợp pháp, đăng ký kinh doanh và có tư cách pháp nhân kể
từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định tại khoản 2 điều
Điều 77 Luật Doanh nghiệp 2005 và khoản 2 Điều 111 – Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Hiện tại, Công ty có vốn điều lệ 4.900.000.000 đồng với 49.000 Cổ phần, mệnh giá
100.000 đồng và gồm 3 Cổ đông sáng lập. Qua gần mười năm hoạt động và phát triển,
các vấn đề liên quan đến Cổ phần và Cổ đông luôn được Công ty thực hiện nghiêm túc
theo Luật Doanh nghiệp 2005 từ Điều 78 tới Điều 84 cũng như Luật Doanh nghiệp 2014
từ Điều 113 đến Điều 119, bằng chứng là chưa hề xảy ra bất cứ vụ tranh chấp hay kiện
tụng nào liên quan đến vấn đề này.
Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty tuân thủ theo đúng như quy định tại Điều 95
Luật doanh nghiệp 2005 cũng như Điều 134 Luật Doanh nghiệp 2014. Đó là bao gồm:
Hội đồng quản trị, Giám đốc, các Phó Giám đốc. Người đại diện theo pháp luật của Công
ty Cổ phần kỹ thuật Công nghệ mỏ và công nghiệp là Giám đốc - ông Bùi Minh Hải.
3.1.1. Tình hình thực thi pháp luật về hoạt động kinh doanh của công ty
Hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần kỹ thuật công nghệ mỏ và công nghiệp
được điều chỉnh chủ yếu bởi Bộ luật dân sự và Luật Thương mại. Do ngành nghề kinh
doanh chính của công ty là cung cấp, lắp đặt các thiết bị công nghiệp. Chính vì thế hoạt
động cung ứng dịch vụ và mua bán thiết bị là những hoạt động kinh doanh chính, đem lại
lợi nhuận cho công ty. Tất cả các hoạt động của công ty đều được thực hiện dưới hình
thức giao kết hợp đồng giữa hai bên.
Về hình thức của hợp đồng: Công ty áp dụng linh hoạt các hình thức hợp đồng
khác nhau cho các đối tượng khách hàng khác nhau. Nhưng chủ yếu là bằng văn bản, nhất
11


là đối với hợp đồng có giá trị lớn, mức độ rủi ro cao. Công ty luôn tuân thủ đúng những
quy định của pháp luật về hình thức của hợp đồng, cụ thể tại Điều 401 Bộ luật Dân sự
2005, nay được thay thế tại Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 24 Luật Thương mại
2005.
Về nội dung của hợp đồng: Công ty luôn thực hiện đúng quy định của pháp luật tại

Điều 402 Bộ luật Dân sự 2005, nay được thay thế tại Điều 398 Bộ luật dân sự 2015. Khi
thực hiện hợp đồng, Công ty cũng luôn tuân thủ đúng những nguyên tắc được quy định tại
điều 412 Bộ luật Dân sự 2005 cũng như các thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng như giao
nhận hàng đúng thời gian, địa điểm, chủng loại, số lượng cũng như chất lượng hàng hóa,
thanh toán đầy đủ, đúng hạn,… đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa. Còn đối với các
hợp đồng dịch vụ đa phần có giá trị lớn và mức độ rủi ro cao nên Công ty thường sử dụng
hợp đồng giao kết bằng văn bản, quyền và nghĩa vụ của các bên được tuân thủ nghiêm
chỉnh theo quy định từ Điều 78 tới Điều 87 Luật Thương mại 2005.
Công ty còn tham gia ký kết một số hợp đồng với tư cách là nhà thầu, nên các hoạt
động sẽ được điều chỉnh bởi Luật đấu thầu năm 2013.
3.1.2. Tình hình thực thi pháp luật về sử dụng lao động
Để thực hiện hoạt động kinh doanh và nhằm nâng cao doanh thu cho Công ty.
Trong quá trình hoạt động của mình Công ty luôn cố gắng sử dụng nguồn lao động một
cách hiệu quả mà không vi phạm Bộ luật Lao động. Trong quá trình tuyển dụng,bố trí,
đào tạo và đãi ngộ cho người lao động Công ty luôn thực hiện dựa trên cơ sở pháp luật
quy định, cụ thể:
+

Về ký kết hợp đồng lao động: Trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình công ty đã tuân thủ

đúng quy định tại khoản 2 điều 6 – BLLĐ 2012, cụ thể: công ty thực hiện việc ký kết hợp
đồng lao động , trong việc ký kết hợp đồng lao động luôn dựa trên tinh thần tự nguyện,
tuân thủ đúng nguyên tắc về giao kết hợp đồng lao động quy định tại điều 17- BLLĐ
2012. Việc lập sổ quản lý lao động, sổ lương xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền cũng
được công ty tuân thủ. Các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao
động được thực hiện đầy đủ.
+ Về thực hiện nghĩa vụ tiền lương: Cán bộ nhân viên bên cạnh được hưởng mức lương
tháng theo bảng hệ số lương cơ bản, phù hợp với quy định tại điều 94, 95, 96 – BLLĐ
2012.
12



+

Về thời gian làm việc: Người lao động trong công ty làm việc không quá 8 tiếng một

ngày, áp dụng theo đúng quy định tại điều 104 – BLLĐ 2012. Một ngày làm việc tại Công
ty được chia làm 2 ca, ca sáng bắt đầu từ 8h30 đến 12h và ca chiều bắt đầu từ 13h30 đến
17h30. Một tuần người lao động làm 5 ngày, một tháng làm tối đa 02 ngày thứ bảy.
+ Chế độ Bảo hiểm: Công ty thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm
khác cho người lao động, chế độ thai sản... tuân thủ theo quy định của pháp luật về bảo
hiểm;
3.1.3. Tình hình thực thi pháp luật về nhập khẩu hàng hóa
Thiết bị công nghiệp của Công ty Cổ phần kỹ thuật công nghệ mỏ và công nghiệp
đều được nhập khẩu từ Trung Quốc, Đức, Thổ Nhĩ Kì,... Do vậy, Công ty cần phải thực
hiện quá trình nhập khẩu thiết bị vào Việt Nam. Tuy nhiên, do nguồn vốn còn hạn chế nên
để đảm bảo thực hiện tốt theo Luật Thuế Xuất khẩu, Thuế Nhập khẩu thì bên cạnh việc
Công ty trực tiếp thực hiện những hợp đồng nhập khẩu với số lượng thiết bị ít và nhập
khẩu từ các quốc gia Châu Á như Trung Quốc. Thì Công ty còn tiến hành ủy thác nhập
khẩu cho Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và công nghệ Thăng Long để tiến hành nhập
khẩu các hợp đồng hàng hóa có giá trị lớn nhập khẩu từ Châu Âu, do đây là công ty có
quy mô về thị trường lớn hơn, có kinh nghiệm tốt hơn và am hiểu hơn trong công tác xuất
nhập khẩu. Các hợp đồng ủy thác được công ty lập thành văn bản- tuân thủ theo đúng quy
định tại điều 159- Luật Thương mại 2005. Bên cạnh đó công ty luôn thực hiện đầy đủ các
nghĩa vụ của mình theo quy định tại điều 163- Luật Thương mại 2005 với bên nhận ủy
thác.
Bên cạnh đó việc nhập khẩu thiết bị của công ty còn do chịu sự điều chỉnh của
Luật Hải quan cho nên công ty luôn có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh, cụ thể: Công ty
kê khai, nộp thuế đầy đủ, đúng hạn theo quy định tại khoản 2 điều 83 Luật Hải quan 2013.
3.1.4. Tình hình thực thi pháp luật thuế

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, việc chấp hành pháp luật thuế của công ty
là nghĩa vụ hằng năm mà công ty phải tuân thủ nghiêm chỉnh, do vậy trong công tác kê
khai, nộp thuế cho cơ quan nhà nước, công ty luông tuân thủ và chấp hành đúng các quy
định của nhà nước về thuế suất, thời hạn nộp thuế, số tiền thuế phải nộp…của các loại
thuế như: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng….(Xem bảng
2- Phụ lục)

13


3.2. Tác động của hệ thống pháp Luật Thương mại đối với hoạt động kinh doanh
của Công ty
Các quy định trong Luật Doanh nghiệp, Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại đưa
ra đã tạo cơ sở tạo pháp lý chắc chắn cho Công ty Cổ Phần kỹ thuật công nghệ mỏ và
công nghiệp trong quá trình tổ chức cơ cấu quản lý của công ty và thực hiện các hoạt
động kinh doanh, mua bán hàng hóa một cách thuận tiên, giảm thiểu được những khó
khăn hay tranh chấp có thể phát sinh trong quá trình hoạt động của công ty.
Do công ty có tiến hành các hoạt động nhập khẩu từ nước ngoài nên Luật thuế
Nhập khẩu, thuế Xuất khẩu, Luật Hải Quan được ban hành giúp cho hoạt động nhập khẩu
thiết bị của Công ty được tiến hành thuận lợi hơn, các thủ tục về kê khai thuế, thủ tục hải
quan ngày càng đơn giản hơn giúp cho công ty rút ngắn được thời gian nộp thuế cũng như
nhận hàng từ đó đảm bảo được tiến độ hoạt động của công ty.
Bên cạnh những điểm thuận lợi thì đôi khi do sự chưa rõ rang hoặc không thống
nhất được quy định giữa các điều khoản tại các Bộ luật và bộ luật điều chỉnh, dẫn đến khó
khăn cho công ty trong việc thực hiện. Cụ thể như tại Điểm 2 khoản 3 điều 42 Bộ luật
Dân sự quy định “Trong trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm mà không có
thảo thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi
phạm”, trong khi đó, theo quy định của khoản 2 điều 307 Luật Thương mại 2005 quy định
“trong trường hợp các bên có thảo thuận phạt vi phạm mà không có thỏa thuận bồi thường
thiệt hại thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt

hại” Do vậy nếu có vi phạm xảy ra Công ty khó mà giải quyết được khi 2 bộ luật lại mẫu
thuẫn như trên.
PHẦN IV. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THI HÀNH VÀ HỆ
THỐNG PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG
TY
4.1. Đánh giá thực trạng thi hành của công ty
4.1.1. Đánh giá về kết quả đạt được
Công ty Cổ phần kỹ thuật công nghệ mỏ và công nghiệp ngày càng khẳng định
được vị trí và lòng tin của khách hàng qua từng công trình đã và đang thực hiện. Công ty
đã hoàn thành tốt thậm chí là vượt mức chỉ tiêu hàng năm đề ra. Vốn điều lệ của công ty
14


từ khi mới thành lập đến nay đã tăng từ 4,9 tỷ đồng lên 9,6 tỷ đồng. Công ty đã mở rộng
được thêm mạng lưới đối tác làm ăn, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty phát
triển. Để làm được điều này thì việc thực hiện đúng các quy định của pháp luật về những
vấn đề liên quan đến các ngành nghề kinh doanh là vô cùng quan trọng.
Tuy là một Công ty có quy mô không lớn, nhưng trong quá trình xây dựng và phát
triển kinh doanh Công ty đã tìm hiểu nắm bắt luật về hoạt động kinh doanh của mình. Vì
vậy, chưa hề có một vụ việc vi phạm pháp luật đáng tiếc nào xảy ra. Những mặt hàng mà
Công ty nhập khẩu đều không có trong danh mục hàng cấm nhập khẩu và hạn chế nhập
khẩu. Đây cũng là môt thuận lợi cho việc thông quan được dễ dàng.
Môi trường làm việc cũng được quan tâm đặc biệt nhằm không ảnh hưởng đến sức
khỏe người lao động và cư dân xung quanh, thực hiện tốt Luật bảo vệ môi trường. Cấu
trúc tổ chức của Công ty mang đầy đủ và phù hợp với yêu cầu của Luật Doanh nghiệp,
chính vì thế Công ty nên duy trì cấu trúc tổ chức này.
4.1.2. Những tồn tại trong hoạt động của Công ty Cổ Phần kỹ thuật công nghệ mỏ và
công nghiệp
Bên cạnh những thành tựu mà Công ty đã đạt được trong suốt thời gian qua thì
hoạt động kinh doanh của công ty vẫn còn một số tồn tại nhất định.

Do loại hình Công ty là Công ty Cổ phần nên việc quyết định của Công ty phải
thông qua các Cổ đông. Vì vậy, quyết định đưa ra thường chậm và dễ đánh mất cơ hội
kinh doanh.
Bên cạnh đó, Công ty mang đặc thù là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, với số vốn
điều lệ, khả năng tài chính còn hạn chế, khả năng phát triển cũng như khả năng nghiên
cứu sâu về pháp luật trong doanh nghiệp vẫn còn bị giới hạn. Mặc dù có nhiều hoạt động
kinh doanh và nhập khẩu nhưng Công ty không có bộ phận pháp chế chuyên biệt, không
có cán bộ chuyên trách về pháp luật trong Công ty. Các vấn đề liên quan đến pháp luật
phụ thuộc chủ yếu vào cấp lãnh đạo hoặc Công ty phải đi thuê tư vấn luật ở ngoài. Vì vậy
dẫn tới hệ quả Công ty không những tốn kém nhiều chi phí mà còn bị động khi gặp các
vấn đề liên quan tới pháp luật, nhiều khi sẽ bỏ sót việc cập nhật các văn bản pháp luật,
những quy định mới của Nhà nước. Đặc biệt là khi Luật Doanh nghiệp 2014 mới được
thay thế cho Luật cũ từ ngày 01/07/2015, có thể nói Luật mới đã thay đổi cơ bản cấu trúc
15


của Luật cũ cho nên do không có bộ phận pháp chế, Công ty đã gặp một số khó khăn khi
nắm bắt và áp dụng pháp luật vào thực tiễn.
Hơn nữa, do không có bộ phận chuyên trách pháp luật hay chuyên viên tư vấn
pháp luật riêng của công ty. Nên các hợp đồng công ty đã ký kết tuy nhìn chung đã đúng
với quy định của pháp luật nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, chưa phù hợp với
đặc thù của từng loại hợp đồng riêng do thường sử dụng loại hợp đồng mẫu dập khuôn.
Hay như vấn đề về ủy thác xuất khẩu nhìn chung đã đúng luật nhưng việc ký kết và thực
hiện hợp đồng cũng như quyền và nghĩa vụ của hai bên chưa thật sự được nghiêm túc và
chặt chẽ vì thiếu sự tư vấn về mặt pháp lý. Đặc biết, trong trường có vụ việc tranh chấp
xảy ra, Công ty thường tự đàm phán, rất khó có hiểu biết chuyên sâu cũng như liên kết
trong hệ thống pháp luật. Hoặc thuê chuyên viên tư vấn, luật sư pháp lý từ bên ngoài, vì
không phải là thành viên trong Công ty nên cũng rất khó nắm bắt được cặn kẽ toàn bộ sự
việc cũng như nội bộ doanh nghiệp. Có thể nói, đây là hạn chế không nhỏ.
4.2. Đánh giá hệ thống pháp luật thương mại điều chỉnh hoạt động của Công ty

4.2.1. Tác động tích cực
Nhìn chung, hệ thống pháp luật của Việt Nam nói chung và hệ thống pháp luật
thương mại nói riêng đã được sủa đổi, bổ sung và đã tạo ra một hành lang pháp lý vững
chắc, đầy đủ, điều chỉnh các hoạt động kinh doanh Công ty, phù hợp với xu thế hội nhập
Quốc tế. Các quy phạm pháp luật về thương mại đã tạo ra khung pháp lý nhất định, và
nhờ vào khung pháp lý đó Công ty có thể tiến hành hoạt động kinh doanh của mình mà
không trái pháp luật nhằm phát triển thương mại. Các quy định của pháp Luật Thương
mại đã tạo ra cơ sở pháp lý thông thoáng hơn cho việc thực hiện các quyền lợi hợp pháp
của Công ty, giúp Công ty phát triển hoạt động, thu nhiều lợi nhuận, ví dụ như cụ thể hóa
nhiều quyền của Công ty như quyền quảng cáo, quyền mở chi nhánh ….giúp cho Công ty
có khả năng mở rộng thị trường phân phối sản phẩm từ đó thúc đẩy ngành nghề kinh
doanh của Công ty.
Các quy định luôn hướng tới mục tiêu khuyến khích đầu tư, khả năng tích lũy vốn
và kích thích doanh nghiệp sản xuất; bảo vệ quyền lợi cho các bên trong hợp đồng một
cách tối đa, giải quyết xử lý mọi vấn đề một cách công bằng và minh bạch. Với những
quy định ngày càng phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh và có tính khả thi cao hơn
đã tạo ra một khuôn khổ pháp lý an toàn hơn cho hoạt động kinh doanh bảo vệ quyền lợi
16


của Công ty như cơ bảo đảm giải quyết tranh chấp khi quyền tự do kinh doanh bị xâm
phạm. Có thể nói luật pháp là nhân tố khuyến khích sự tồn tại và phát triển của Công ty.
Do đó ảnh hưởng trực tiếp tới các kết quả cũng như hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh
doanh, thương mại của Công ty.
4.2.2. Tác động tiêu cực
Hệ thống pháp luật thương mại còn thiếu tính ổn định, đồng bộ. Các văn bản
thường dừng ở các quy định chung chung, nhiều quy định chưa cụ thể dẫn đến cần nhiều
văn bản hướng dẫn thi hành các văn bản luật. Một số quy định còn phân biệt đối xử, chưa
đảm bảo công bằng; trong quy định của pháp Luật Thương mại hiện hành vẫn còn các
quy định phân biệt đối xử, chưa đảm bảo công bằng, chưa bình đẳng giữa các tổ chức

kinh tế một số quy định về nghĩa vụ của thương nhân hoạt động thương mại chưa hợp lý.
Hệ thống pháp luật thương mại vẫn còn nhiều bất cập, thiếu tính thống nhất giữa
các quy định pháp luật gây khó khăn cho Công ty trong việc thực thi pháp luật nhằm phát
triển thương mại. Công ty không biết áp dụng văn bản pháp luật nào vì giữa các luật có sự
chồng chéo khi cùng điều chỉnh một vấn đề liên quan: Luật Doanh nghiệp và Bộ luật Dân
sự, Luật Thương mại và Bộ luật Dân sự…
Ngoài ra, hệ thống pháp luật thương mại vẫn chưa đáp ứng được tính dự báo, tính
kịp thời, mở đường cho một số lĩnh vực. Những văn bản pháp luật được ban hành ra
không chỉ có khả năng giải quyết vấn đề đang đặt ra cho xã hội mà còn phải có khả năng
giải quyết những vấn đề trong tương lai gần. Vì xã hội luôn biến động, phát triển, do đó
nếu nội dung văn bản quy phạm pháp luật không có tính dự báo thì sẽ lạc hậu. Việc đảm
bảo tính dự báo của văn bản sẽ đảm bảo văn bản tồn tại trong khoảng thời gian dài và tính
ổn định của văn bản sẽ đảm bảo sự ổn định trong việc điều chỉnh các hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp và tạo cho xã hội ổn định và phát triển.
Trong hệ thống văn bản pháp Luật Thương mại vẫn còn tồn tại rất nhiều những
điều luật chưa đáp ứng tiêu chí minh bạch của quy phạm pháp luật. Điều này dẫn đến
nhiều bất cập trong quá trình thực hiện, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình áp
dụng, ảnh hưởng rất lớn tới quyền lợi của Công ty.

17


PHẦN V. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT
5.1. Những vấn đề cần giải quyết đối với Công ty
Trước tiên, Công ty cần có thêm bộ phận pháp chế để nghiên cứu sâu hơn về pháp
luật thương mại cũng như phục vụ tốt hơn cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Trước
mắt, cần tăng cường tạo mối quan hệ lâu dài với một văn phòng tư vấn luật sư tư vấn có
uy tín để được hỗ trợ về mặt pháp luật, bổ sung thêm những hiểu biết về pháp luật để
tránh những sự cố liên quan đến các vấn đề pháp lý gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.

Thứ hai, Cần nâng cao kỹ năng soạn thảo hợp đồng cho các nhân viên trong công
ty bằng cách cử đi học các khóa đào tạo, thuê chuyên viên về giảng dạy, tư vấn pháp luật
cho các nhân viên trong công ty.
Thứ ba, Cần nắm bắt rõ hơn nữa và kịp thời các các quy định của pháp luật trong
nước cũng như pháp luật của các nước mà Công ty có quan hệ nhập khẩu thuốc như Hàn
Quốc và Ấn Độ để tránh những rủi ro về mặt pháp luật cho công ty.
Thứ tư, Cần nâng cao tay nghề, chuyên môn hơn nữa của nhân viên để tăng thêm
uy tín và tăng chất lượng dịch vụ cho công ty.
Thứ năm, Cần có một cơ chế quản lý, lương thưởng …sao cho hoạt động của công
ty nhanh chóng, kịp thời đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
5.2. Những vấn đề cần giải quyết từ phía pháp luật
Thứ nhất, cần xây dựng một hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật
thương mại nói riêng thống nhất, đồng bộ và có tính ổn định hơn nữa. Nghiên cứu sâu
tình hình thực tiễn, xóa bỏ những điều luật thừa không cần thiết, thiết lập môi trường pháp
lý vững chắc, tạo điều kiên tốt hơn cho doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, nâng cao hiệu quả
kinh doanh.
Thứ hai, cần nâng cao hơn nữa tính khả thi của các quy định pháp luật để tất cả các
thành phần trong nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng dễ dàng đưa pháp
luật vào thực tiễn cuộc sống.

18


Thứ ba, tạo diễn đàn để các doanh nghiệp thảo luận, trình bày quan điểm về hệ
thống pháp luật điều chỉnh, từ đó lấy ý kiến trình lên các cấp lãnh đạo có thẩm quyền
nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung pháp luật cho phù hợp.
Thứ tư, Cần triển khai và áp dụng nhanh chóng các thủ tục về nộp thuế và thủ tục
hải quan điện tử nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực hiện kê khai các thủ tục này.
PHẦN VI. ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN VÀ DỰ KIẾN BỘ MÔN HƯỚNG
DẪN

Qua những phân tích, đánh giá về tình hình thực hiện pháp luật, thực trạng và dựa
trên những vấn đề đặt ra cần giải quyết em xin đề xuất một số tên đề tài khóa luận như
sau:
+

Đề tài một : Các phương thức thanh toán quốc tế - một số khía cạnh so sánh và thực tiễn

áp dụng tại Công ty Cổ phần kỹ thuật công nghệ mỏ và công nghiệp - Bộ môn: Luật
Chuyên ngành
+ Đề tài hai: Nghĩa vụ của bên mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy
định của Công ước viên 1980 và pháp luật Việt Nam - một số khía cạnh và những vấn đề
cần lưu ý tại Công ty Cổ phần kỹ thuật công nghệ mỏ và công nghiệp.
+ Đề tài ba: Pháp Luật Thương mại và thực tiễn pháp lý trong hoạt động thương mại của
Công ty Cổ phần kỹ thuật công nghệ mỏ và công nghiệp - Bộ môn: Luật Chuyên ngành

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO

-

Giấy phép đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần kỹ thuật công nghệ mỏ và công nghiệp
Hồ sơ đấu thầu Công ty Cổ phần kỹ thuật công nghệ mỏ và công nghiệp
Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần kỹ thuật công nghệ mỏ và công nghiệp
Hợp đồng mua bán số 01DL-TPP/2012 của Công ty Cổ phần kỹ thuật công nghệ mỏ và
công nghiệp
Hợp đồng cung cấp và lắp đặt số: 668/HĐCCLĐ/XLNT-2014 của Công ty Cổ phần kỹ
thuật công nghệ mỏ và công nghiệp
Bộ luật Dân sự 2005, Bộ luật Dân sự 2015

Luật Thương mại 2005
Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Doanh nghiệp 2014
Luật Thương mại quốc tế
Luật Thuế Xuất khẩu, Thuế Nhập khẩu 2016
Luật Đấu thầu 2013
Bộ luật Lao động 2012
Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp 2008
Luật thuế Giá trị gia tăng 2008
Luật Hải quan 2014

20


PHỤ LỤC
Bảng1: CƠ CẤU LAO ĐỘNG VÀ TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY.
Đơn vị: Người
STT
1
3
4
5
6
7
8

CHỈ TIÊU
Số lượng cán bộ công nhân viên
Cán bộ hành chính
Nhân viên
Đại học

Cao đẳng
Trung cấp
Công nhân kỹ thuật các ngành

2015

2016

2017

20
10
10
4
3
3
10

32
15
17
6
3
5
18

43
18
23
10

3
6
22

Bảng 2: THỐNG KÊ DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY
Đơn vị: VNĐ
STT
1
2
3
4

Chỉ tiêu
Doanh thu
Chi phí
Lợi nhuận
Lao động

2015
12.883.440.000
11.730.503.300
1.152936.700
20

2016
2017
33.560.050.000
44.663.300.000
31.179.280.000
41.571.300.000

2.380.770.000
3.146.000.000
32
43
Nguồn: Phòng Kế toán

21


Bảng 3: NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Mã ngành, nghề
kinh doanh

Tên ngành, nghề kinh doanh

4329

Lắp đặt hệ thống xây dựng khác
Chi tiết: Lắp đặt hệ thống thiết bị khác không thuộc về điện, hệ
thống ống tưới nước, hệ thống lò sưởi và điều hoà nhiệt độ hoặc
máy móc công nghiệp trong ngành xây dựng và xây dựng kỹ thuật
dân dụng; Lắp đặt hệ thống thiết bị nghiệp trong ngành xây dựng và
xây dựng dân dụng

4321

Lắp đặt hệ thống điện

4312


Chuẩn bị mặt bằng
Chi tiết: - Khoan thăm dò, khoan lỗ kiểm tra, lấy mẫu thử để kiểm
tra về địa chất, địa vật lý hoặc các mục đích tương tự;

4311

Phá dỡ

3821

Xử lý và tiêu huỷ rác thải không độc hại

3312

Sửa chữa máy móc, thiết bị

3700

Thoát nước và xử lý nước thải

3600

Khai thác, xử lý và cung cấp nước

2592

Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại

0810


Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét
(chỉ hoạt động sau khi được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước
cho phép)

2593

Sản xuất dao kéo, dụng cụ cầm tay và đồ kim loại thông dụng

3811

Thu gom rác thải không độc hại

4649

Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
Chi tiết: Bán buôn giường, tủ, bàn ghế và đồ dùng nội thất tương tự ;
Bán buôn đồ điện gia dụng, đèn và bộ đèn điện

3812

Thu gom rác thải độc hại

3900

Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác

4390

Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác
Chi tiết: Xây dựng nền móng của toà nhà, gồm đóng cọc,Thử độ ẩm

22


và các công việc thử nước, Chống ẩm các toà nhà, Chôn chân trụ,
Dỡ bỏ các phần thép không tự sản xuất, Uốn thép, Xây gạch và đặt
đá, Lợp mái bao phủ toà nhà.
4662

Bán buôn kim loại và quặng kim loại
(Trừ kinh doanh vàng)

8299

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân
vào đâu
Chi tiết: Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh (trừ mặt
hàng Nhà nước cấm)

0710

Khai thác quặng sắt
(chỉ hoạt động sau khi được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước
cho phép)

0892

Khai thác và thu gom than bùn
(chỉ hoạt động sau khi được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước
cho phép)


23



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×