Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 108 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
––––––––––––––––––––––

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH THÁI NGUYÊN
ĐẾN NĂM 2015

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2010


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
––––––––––––––––––––––

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH THÁI NGUYÊN
ĐẾN NĂM 2015

CHỦ ĐẦU TƯ

ĐƠN VỊ TƯ VẤN

SỞ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG

TRUNG TÂM TƯ VẤN THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG

GIÁM ĐỐC

GIÁM ĐỐC


(Đã ký)

(Đã ký)

Vũ Quốc Thạnh

Đỗ Tiến Thăng

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2010


Kế hoạch triển khai các chương trình phát triển Công nghiệp CNTT tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015

3


MỤC LỤC
CHỦ ĐẦU TƯ...............................................................................................2
SỞ THÔNG TIN VÀ.....................................................................................2
TRUYỀN THÔNG........................................................................................2
ĐƠN VỊ TƯ VẤN.........................................................................................2
TRUNG TÂM TƯ VẤN THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG..................2
GIÁM ĐỐC...................................................................................................2
GIÁM ĐỐC...................................................................................................2
Vũ Quốc Thạnh..............................................................................................2
Đỗ Tiến Thăng...............................................................................................2
MỤC LỤC.....................................................................................................1
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU.................................................................................3
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP KẾ HOẠCH.............................................3
II. CĂN CỨ ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH............................................................3

III. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN............................................................................................5
CHƯƠNG II. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH THÁI
NGUYÊN...............................................................................................................13
I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI...............13
II. ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN, YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN..........................16
CHƯƠNG III. HIỆN TRẠNG CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN TỈNH THÁI NGUYÊN..................................................................................19
I. HIỆN TRẠNG CÔNG NGHIỆP..........................................................19
II. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT................................................................25
III. HIỆN TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC..............................................26
IV. HIỆN TRẠNG CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN..............................................................................29
V. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG.................................................................33
CHƯƠNG IV. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2015.......................................36

1


Kế hoạch triển khai các chương trình phát triển Công nghiệp CNTT tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015

I. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
............................................................................................................................36
II. DỰ BÁO NHU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ PHÁT
TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN......................................38
CHƯƠNG V. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT
TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH THÁI NGUYÊN
ĐẾN NĂM 2015....................................................................................................40

I. QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN..........40
II. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN ĐẾN NĂM 2015.........................................................................................43
III. PHÂN KỲ VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ..........................................65
IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN..........................................................69
CHƯƠNG VI. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.........................71
I. GIẢI PHÁP...........................................................................................71
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.....................................................................75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................79
PHỤ LỤC 1: DANH MỤC CÁC DỰ ÁN..................................................80
PHỤ LỤC 2: HỆ SỐ ICOR VÀ VẬN DỤNG TRONG LẬP KẾ HOẠCH,
ĐÁNH GIÁ MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN..........................................................................................................82
PHỤ LỤC 3: KHU CÔNG NGHIỆP VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ......................87
PHỤ LỤC 4: BẢN ĐỒ KHU CÔNG NGHIỆP........................................101

2


Kế hoạch triển khai các chương trình phát triển Công nghiệp CNTT tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP KẾ HOẠCH
Công nghiệp công nghệ thông tin là ngành kinh tế mũi nhọn, được Nhà
nước ưu tiên, quan tâm hỗ trợ và khuyến khích phát triển. Phát triển công nghiệp
công nghệ thông tin tỉnh Thái Nguyên, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh
tế, thúc đẩy cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhiệm vụ quốc phòng,
an ninh của tỉnh.
Thu hút đầu tư phát triển công nghiệp điện tử - phần cứng máy tính tại các
khu công nghiệp. Thúc đẩy, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất các sản

phẩm công nghệ thông tin tại khu công nghiệp Nam Phổ Yên, khu công nghiệp
Tây Phổ Yên, khu công nghiệp Điềm Thụy, khu công nghiệp phía Tây thành phố
Thái Nguyên, khu công nghiệp Sông Công tạo thành chuỗi các doanh nghiệp sản
xuất và cung cấp linh kiện cho các doanh nghiệp điện tử lớn trong khu vực.
Phát triển công nghiệp nội dung số và công nghiệp phần mềm, thúc đẩy
mạnh mẽ quá trình hình thành và phát triển xã hội thông tin là hướng ưu tiên quan
trọng được Nhà nước đặc biệt quan tâm, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận
lợi để thu hút đầu tư, phát triển.
Việc phát triển công nghiệp công nghệ thông tin của Thái Nguyên trong
thời gian qua mới đang ở giai đoạn bắt đầu hình thành. Trong tỉnh hiện có 50
doanh nghiệp kinh doanh thiết bị phần cứng. Tuy nhiên, việc phát triển công
nghiệp công nghệ thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa thúc đẩy được các
lĩnh vực khác cùng phát triển, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
của tỉnh. Do đa phần các doanh nghiệp chỉ mua, bán máy tính và thiết bị điện tử;
Chưa tập trung được nguồn lực phát triển công nghiệp công nghệ thông tin.
Theo sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, sự hướng
dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng
“Kế hoạch triển khai chương trình phát triển Công nghiệp công nghệ thông tin
tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015”, để từng bước đưa hoạt động này ngày càng đáp
ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.
II. CĂN CỨ ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH
1. Luật Công nghệ thông tin của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ngày 29/06/2006;

3


Kế hoạch triển khai các chương trình phát triển Công nghiệp CNTT tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015

2. Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03/05/2007 của Chính phủ về quy định

chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin
về công nghiệp công nghệ thông tin;
3. Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt chiến lược phát triển Công nghệ thông tin – truyền thông
Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
4. Quyết định số 51/2007/QĐ-TTg ngày 12/04/2007 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam
đến năm 2010;
5. Quyết định số 56/2007/QT-TTg ngày 3/5/2007 của Thủ tướng chính phủ về
phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam đến
năm 2010;
6. Quyết định số 58/2007/QĐ-TTg ngày 04/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế xã hội tỉnh Thái
Nguyên đến năm 2020;
7. Quyết định số 75/2007/QĐ-TTg ngày 28/05/2007 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt
Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
8. Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ
Phê duyệt Đề án "Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ
thông tin và truyền thông”;
9. Công văn số 1333/BBCVT-CNCNTT ngày 25/6/2007 của Bộ Bưu chính,
Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) về việc triển khai thực
hiện Nghị định của Chính phủ và các quyết định của Thủ tướng Chính phủ
về công nghiệp công nghệ thông tin;
10.Chỉ thị số 05/2008/CT-BTTTT ngày 08/7/2008 của Bộ trưởng Bộ thông tin
và Truyền thông về việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp công nghệ thông
tin Việt Nam;
11.Công văn số 1845/BTTTT-CNTT ngày 10/6/2008 của Bộ Thông tin và
Truyền thông về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch triển khai các Chương
trình phát triển công nghiệp công nghệ thông tin;

12.Nghị quyết số 07/2008/NQ-HĐND ngày 05/5/2008 của Hội đồng nhân dân
tỉnh Thái Nguyên khoá XI, kỳ họp chuyên đề lần 2 về việc thông qua Quy
hoạch Bưu chính, Viễn thông, ứng dụng và phát triển Công nghệ thông tin
và Truyền thông tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 và định hướng đến năm
2020;
4


Kế hoạch triển khai các chương trình phát triển Công nghiệp CNTT tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015

13.Công văn số 1010/UBND-SXKD ngày 30/6/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh
về việc lập Kế hoạch triển khai các Chương trình phát triển công nghiệp
công nghệ thông tin tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008-2010;
14.Và các quy hoạch đã được ban hành trên địa bàn tỉnh.
III. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN
1. Tình hình phát triển công nghiệp công nghệ thông tin trên thế giới
1.1. Công nghiệp phần mềm
Trong những năm đây sự phân bố công nghiệp phần mềm thế giới đang có
sự thay đổi với sự nổi lên của một số nước đang phát triển có ngành công nghiệp
phần mềm hình thành muộn hơn nhưng phát triển khá nhanh như ấn Độ, Trung
Quốc.
Sự phân bố về công nghiệp phần mềm đã có sự chuyển dịch sang các nước
mới phát triển nhưng chủ yếu các nước mới chủ yếu là gia công phần mềm.
Công nghệ lõi chủ yếu vẫn do các nước phát triển nắm giữ và chi phối sự
phát triển của ngành công nghiệp phần mềm đồng thời họ cũng làm chủ về công
nghệ.
1.2. Công nghiệp phần cứng và điện tử
Công nghiệp điện tử là bộ phận quan trọng của nền kinh tế nhiều nước,
nhất là các nước Châu Á. Vì vậy, thị trường hàng điện tử cũng có quan hệ nhất

định đến biến động của nền kinh tế thế giới.
Trong những năm gần đây, Mỹ và Cộng đồng Châu Âu luôn là thị trường
tiêu thụ hàng điện tử lớn nhất và thứ hai trên thế giới. Còn các nước Châu Á
(chiếm phân nửa dân số thế giới), ngoài việc là một thị trường khổng lồ tiêu thụ
hàng điện tử, công nghiệp điện tử còn được coi là ngành công nghiệp chủ đạo để
phát triển các ngành kinh tế khác nên Chính phủ nhiều nước Châu Á rất chú trọng
đầu tư phát triển cho ngành này.
Sự phát triển của các ngành công nghiệp lắp ráp, viễn thông và dịch vụ
Internet đòi hỏi một khối lượng lớn linh kiện điện tử.
Về cơ cấu thị trường: Mức tiêu thụ linh kiện điện tử của các nước châu Á
(trừ Nhật Bản) liên tục được cải thiện. Năm 2002, Châu Á đã vượt Mỹ trở thành
khu vực tiêu thụ linh kiện điện tử lớn nhất thế giới, chiếm 30,6% (nếu kể cả Nhật
Bản là 51,8%). Điều này thể hiện sự phát triển năng động và nhanh chóng của
5


Kế hoạch triển khai các chương trình phát triển Công nghiệp CNTT tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015

ngành công nghiệp điện tử của các nước châu Á đặc biệt là các nước NICS(Các
nước công nghiệp mới) và một số nước thuộc khu vực ASEAN.
Ngược lại, tiêu thụ linh kiện điện tử của Mỹ trong tổng tiêu thụ toàn cầu ở
giai đoạn này liên tục giảm, đưa Mỹ từ vị trí hàng đầu xuống sau khu vực châu Á.
Các nước EU và các nước còn lại chiếm tỷ trọng ổn định, lần lượt chiếm từ 1920% và 1,7-1,9% trong tiêu thụ linh kiện điện tử hàng năm trên toàn cầu.
Về cơ cấu mặt hàng: Theo cách phân loại của tập đoàn công nghệ EECA thì
phụ tùng linh kiện điện tử được chia thành 5 nhóm chính gồm: Dụng cụ bán dẫn,
dụng cụ hiển thị (bóng đèn hình và màn hình dẹt), mạch in, linh kiện cơ điện tử và
linh kiện thụ động. Trong đó dụng cụ bán dẫn luôn là loại sản phẩm có mức tiêu
thụ lớn nhất. Dụng cụ bán dẫn được coi là sản phẩm cơ bản để sản xuất các loại
sản phẩm khác vì hầu như tất cả các sản phẩm điện tử đều phải sử dụng dụng cụ
bán dẫn. Công nghiệp sản xuất dụng cụ bán dẫn là ngành công nghiệp quan trọng

của một số nước phát triển vì nó đòi hỏi vốn đầu tư lớn, tiềm lực công nghệ lớn và
một nền công nghiệp cơ khí, hoá chất, luyện kim mạnh.
Sản xuất thiết bị phần cứng, điện tử tại một số địa điểm có thể cung cấp
thiết bị cho nhiều quốc gia. Hiện tại phần công nghệ vẫn do các nước phát triển
nắm giữ. Sự nghiên cứu, thiết kế sản phẩm vẫn do các nước này phát triển. Chủ
yếu họ chỉ đưa các dây chuyền lắp ráp sang các nước khác để sản xuất còn các chi
tiết, linh kiện chủ yếu vẫn sản xuất trong nước và một số nơi khác vì sản phẩm
sản xuất ở một nơi nhưng có thể cung cấp trên toàn cầu.
1.3. Công nghiệp nội dung số
Thị trường ngành công nghiệp nội dung số trên thế giới đạt doanh thu
khoảng 434 tỷ đô la Mỹ năm 2006, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm
khoảng 29%. Mỹ là quốc gia chiếm thị phần công nghiệp nội dung số lớn nhất thế
giới (chiếm tới 42% thị phần công nghiệp nội dung số toàn cầu), cả Châu Âu và
Trung Đông cộng lại chiếm khoảng 32% thị phần; Nhật Bản và cả nước Châu Á
Thái Bình Dương (trừ Nhật) mỗi bên chiếm khoảng 10%. Ở các quốc gia phát
triển như Mỹ, Anh, Australia hay Singapore, tốc độ phát triển của ngành công
nghiệp nội dung số luôn cao hơn hẳn so với tốc độ phát triển của các ngành khác.
Công nghiệp nội dung số và dịch vụ liên quan tạo ra nền tảng cho sức mạnh
của xã hội thông tin trên cơ sở các dịch vụ được tạo ra bởi một loạt các thiết bị
như máy tính cá nhân, điện thoại di động, thiết bị nghe nhìn, vệ tinh… Ngành
công nghiệp này có một tiềm năng to lớn, mang lại nhiều lợi ích cho phát triển
kinh tế xã hội: Nhiều cơ quan và doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn, cải
thiện đời sống nhân dân.
6


Kế hoạch triển khai các chương trình phát triển Công nghiệp CNTT tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015

Một số lĩnh vực của công nghiệp nội dung trên thế giới:
Lĩnh vực sản xuất phim hoạt hình: Tại Châu Á, từ những năm 60 đã thu hút

được nhiều nhà đầu tư nước ngoài bởi nguồn lao động rẻ và ổn định. Gần 40 năm,
các studios Châu Âu đã được thiết lập và duy trì việc sản xuất, đầu tiên ở Nhật
Bản, sau ở Hàn Quốc và Đài Loan, và giờ đã có ở Philippines, Malaysia,
Singapore, Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ và Trung Quốc.
Trò chơi điện tử: Đây là thị trường có tốc độ phát triển cao, có nhiều cơ hội
lớn trong cả chuỗi giá trị. Các công ty sản xuất trò chơi thành công có doanh thu
rất lớn mặc dù đây cũng là một lĩnh vực kinh doanh có độ rủi ro cao. Năm 2006,
thị trường trò chơi toàn thế giới ước đạt 86 tỷ đô la. Công nghiệp trò chơi điện tử
bao gồm các trò chơi trên CD-ROM, trò chơi trực tuyến hoặc các trò chơi trên
thiết bị cầm tay, thiết bị không dây (như điện thoại di động) và các trò chơi trực
tuyến khác qua mạng Internet, mạng truyền hình tương tác.
Thư viện kỹ thuật số: Thư viện kỹ thuật số có thể xác định theo nghĩa rộng
bao gồm phần mềm và các dịch vụ đi kèm với việc quản lý nghiệp vụ thư viện
nhằm cung cấp các nội dung thông tin số và các tài liệu, sách báo trực tuyến, đặc
biệt là các nội dung thông tin của khu vực công và các cơ sở giáo dục. Trên thế
giới, việc liên kết chặt chẽ giữa khu vực nhà nước và tư nhân để phát triển thư
viện kỹ thuật số là xu hướng điển hình.
Học tập điện tử (e-learning): Thị trường e-learning toàn cầu có những bước
phát triển mạnh mẽ đạt doanh số 23 tỷ đô la vào năm 2006. Nhóm ngành này bao
gồm một loạt các ứng dụng và quy trình học tập trên máy tính (computer-based
learning), học tập trên web (web-based learning), lớp học ảo (virtual classroom)
và sự liên kết học tập số hoá (digital collaboration).
Các dịch vụ không dây, điều khiển từ xa (telematics): Những dịch vụ điều
khiển từ xa này phục vụ khách hàng và công việc kinh doanh. Tuy thị trường này
vẫn còn non trẻ nhưng có triển vọng phát triển rất lớn do sự bùng nổ của các thiết
bị không dây di động nhất là điện thoại di động và thiết bị phụ trợ giúp cá nhân kỹ
thuật số (PDA). Tổng doanh thu của thị trường nội dung và dịch vụ di động ở
Châu Âu đạt 44,23 tỷ đô la Mỹ năm 2006.
Các dịch vụ không dây và telematics có thể chia thành 4 nhóm chính: Các
ứng dụng cho khách hàng thông thường, các ứng dụng di động cho khách hàng

chuyên nghiệp, các ứng dụng công nghiệp, các ứng dụng chuyên nghiệp, các dịch
vụ danh bạ.
Những ứng dụng ngoài truyền thông (non – media application): Là những
ứng dụng về thiết kế tạo công cụ công nghệ ảo phục vụ những nghiên cứu chuyên
sâu trong công nghiệp và khoa học. Khác với ngành công nghiệp giải trí, các công
7


Kế hoạch triển khai các chương trình phát triển Công nghiệp CNTT tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015

nghệ của ngành công nghiệp nội dung số hỗ trợ cho sự phát triển của các ứng
dụng công nghiệp và nghiên cứu khoa học trong y tế, tự động hoá, hàng không và
hoá dầu.
2. Tình hình phát triển công nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam
2.1. Công nghiệp phần mềm
Ngành công nghiệp phần mềm bao gồm các hoạt động như: thiết kế, sản
xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ phần mềm, bao gồm sản xuất phần mềm
đóng gói; sản xuất phần mềm theo đơn đặt hàng; sản xuất phần mềm nhúng; hoạt
động gia công phần mềm và hoạt động cung cấp, thực hiện các dịch vụ phần
mềm.
Hiện nay, Việt Nam phát triển công nghiệp phần mềm chủ yếu tập trung
vào sản xuất theo đơn đặt hàng, phục vụ số lượng khách hàng hạn chế. Sản phẩm
phần mềm mang tính chất gia công, số lượng ít, và đặc biệt, chưa được phổ biến
rộng rãi, mang tính thương mại cao.
Ngoài ra, Việt nam chưa phát triển nhiều về phần mềm đóng gói do có
những hạn chế trong việc thực hiện những quy định về bản quyền
Tuy nhiên, công tác đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp phần mềm
được thực hiện tốt. Hiện nay, không chỉ các trường đại học, cao đẳng đào tạo kỹ
sư phần mềm, các doanh nghiệp cũng tham gia vào thị trường này, và góp phần
đáng kể vào việc đào tạo nguồn nhân lực phần mềm chất lượng cao của Việt Nam.

Công nghiệp phần mềm là ngành kinh tế tri thức, công nghệ cao, có giá trị
gia tăng lớn, tạo ra giá trị xuất khẩu cao, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhà nước đặc biệt khuyến khích và tạo mọi điều kiện
thuận lợi để thu hút đầu tư và phát triển ngành công nghiệp này trở thành một
ngành kinh tế trọng điểm trong nền kinh tế quốc dân.
2.2. Công nghiệp phần cứng và điện tử
Công nghiệp phần cứng bao gồm các loại hình thiết kế, chế tạo sản phẩm
phần cứng; lắp ráp, gia công sản phẩm phần cứng; cung cấp dịch vụ công nghiệp
phần cứng.
Sản phẩm phần cứng bao gồm ba nhóm sản phẩm sau đây: thiết bị dân
dụng, điện tử, tin học; thiết bị chuyên dụng; thiết bị truyền thông.
Xu hướng phát triển của sản phẩm điện tử đều có thiết bị điều khiển, hệ
thống điện tử gắn bên trong như con chíp, bản mạch điều khiển... Các sản phẩm
sẽ có xu hướng điện tử hóa, tự động hóa và thông minh hơn.
8


Kế hoạch triển khai các chương trình phát triển Công nghiệp CNTT tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015

Trước năm 1994 sản phẩm của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam rất
nghèo nàn, chủ yếu là sản phẩm nghe nhìn được lắp ráp từ các bộ linh kiện nhập
khẩu mang thương hiệu của một vài hãng nước ngoài. Chỉ có rất ít thương hiệu
trong nước như Viettronics, Tiến Đạt… sản xuất linh kiện phụ tùng, chi tiết phụ
trợ hầu như không có. Sau năm 1994, có nhiều hãng điện tử nước ngoài vào Việt
Nam làm ăn nhưng các hãng này chủ yếu đầu tư vào công đoạn lắp ráp thành
phẩm để bán ở thị trường trong nước nên không chú trọng đầu tư sản xuất linh
kiện phụ tùng điện tử và công nghiệp phụ trợ. Chỉ có một số ít các hãng như
Orion-Hanel, Fujitsu đầu tư sản xuất đèn hình, linh kiện máy tính nhưng chủ yếu
là để xuất khẩu, chỉ có một phần nhỏ phục vụ các nhà máy lắp ráp. Nhìn chung
hoạt động chủ yếu của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam vẫn là lắp ráp sản

phẩm, phụ thuộc rất nhiều vào việc cung cấp phụ tùng linh kiện từ nước ngoài.
Trong nước đã có sự phát triển về sản xuất thiết bị máy tính nhưng vẫn chỉ
dừng lại ở lắp ráp sản phẩm các thiết bị vẫn nhấp khẩu của nước ngoài như: Fpt
Elead, CMS, Thánh Gióng, Mê Công, VNPC…
Các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư lắp ráp máy in, điện thoại.. vào trong
nước trong như: Canon, Samsung … với số lượng lớn được tiêu thụ nhiều trong
nước và xuất khẩu.
Intel đã đầu tư xây dựng nhà máy lắp ráp và kiểm định chipset ở Việt Nam.
Đây cũng là một bước phát triển lớn trong ngành công nghiệp công nghệ thông tin
của nước ta. Dự án hoàn thành có thể thu hút thêm nhiều dự án khác liên quan đến
ngành công nghệ thông tin.
2.3. Công nghiệp nội dung số
Công nghiệp nội dung bao gồm hoạt động sản xuất sản phẩm nội dung
thông tin số và hoạt động cung cấp, thực hiện các dịch vụ nội dung thông tin số.
Sản phẩm nội dung thông tin số bao gồm các sản phẩm sau:
- Giáo trình, bài giảng, tài liệu học tập dưới dạng điện tử;
- Sách, báo, tài liệu dưới dạng số;
- Các loại trò chơi điện tử bao gồm trò chơi trên máy tính đơn, trò chơi trực
tuyến, trò chơi trên diện thoại di động; trò chơi tương tác qua truyền hình;
- Sản phẩm giải trí trên mạng viễn thông di động và cố định;
- Thư viện số, kho dữ liệu số, từ điển điện tử;
- Phim số, ảnh số, nhạc số, quảng cáo số;
- Các sản phẩm nội dung thông tin số khác.
9


Kế hoạch triển khai các chương trình phát triển Công nghiệp CNTT tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015

Các dịch vụ nội dung thông tin số bao gồm:
- Dịch vụ phân phối, phát hành sản phẩm nội dung thông tin số;

- Dịch vụ nhập, cập nhật, tìm kiếm, lưu trữ và xử lý dữ liệu số;
- Dịch vụ quản trị, duy trì, bảo dưỡng, bảo hành các sản phẩm nội dung thông tin số;
- Dịch vụ chỉnh sửa, bổ sung tính năng, bản địa hóa các sản phẩm nội dung
thông tin số;
- Dịch vụ đào tạo từ xa; dịch vụ khám, chữa bệnh từ xa; dịch vụ truyền thông
được cung cấp trên môi trường mạng;
- Các dịch vụ nội dung thông tin số khác.
Công nghiệp nội dung số là một ngành kinh tế mới, có nhiều tiềm năng
phát triển, đem lại giá trị gia tăng cao, thúc đẩy sự phát triển của xã hội thông tin
và kinh tế tri thức, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước. Nhà nước đặc biệt khuyến khích, ưu đãi đầu tư và hỗ trợ phát triển
ngành công nghiệp này thành một ngành kinh tế trọng điểm.
Việt Nam có các doanh nghiệp tham gia về một số lĩnh vực nội dung số như:
- Cung cấp nội dung website và cổng thông tin điện tử (portal);
- Các trang tin/báo điện tử. Hiện nay, nguồn thông tin trên báo điện tử của
Việt Nam đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của một nhóm dân số, tập trung chủ
yếu là người dân sống ở khu vực thành thị, công chức nhà nước, nhân viên văn
phòng... có điều kiện cập nhật tin tức trên mạng.
- Dịch vụ tin nhắn, email, trao đổi thông tin qua mạng Internet, dịch vụ tìm
kiếm thông tin trên Internet; các trang web để download, upload dữ liệu.
- Phát triển và cung cấp các tiện ích cho điện thoại di động, trò chơi trên
điện thoại di động, nhạc chuông, logo, hình nền, tin nhắn trúng thưởng, tin nhắn
thông tin kinh tế xã hội, tin nhắn tư vấn chuyên sâu.
- Phát triển trò chơi điện tử có các nhóm sản phẩm/dịch vụ chính là trò chơi trực
tuyến, trò chơi tương tác, trò chơi trên máy tính, trò chơi trên máy điện thoại di động.
- Các trang web cung cấp dịch vụ nghe nhạc, tải nhạc, xem phim trực tuyến
đã được phát triển tại Việt Nam nhưng chưa có quy mô, hoạt động chủ yếu là tự
phát. Thị trường cho loại dịch vụ này có tiềm năng rất lớn, nhưng hiện nay, chưa
được chú trọng phát triển. Hệ thống các văn bản pháp lý quy định về việc cung
cấp và sử dụng dịch vụ đã có nhưng chưa đầy đủ, và quan trọng hơn nữa, việc tự

giác thực hiện các quy định của pháp luật còn rất hạn chế. Hiện nay, các dịch vụ
này chủ yếu đang được cung cấp miễn phí.
10


Kế hoạch triển khai các chương trình phát triển Công nghiệp CNTT tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015

Game trực tuyến đã dần phát triển thành ngành công nghiệp. Phát triển
ngành công nghiệp này cần phát triển cơ sở hạ tầng về đường truyền, nơi đặt hệ
thống máy chủ, nguồn nhân lực có chất lượng cao nên các nhà cung cấp game
mới chỉ phát triển ở các thành phố lớn.
Lĩnh vực phát triển phim số và đa phương tiện số như phim hoạt hình kỹ
thuật số; các chương trình truyền hình kỹ thuật số; các sản phẩm phim số, đa
phương tiện số... chưa được các doanh nghiệp chú trọng phát triển, do những hạn
chế về quy định pháp lý, công nghệ, kỹ thuật ...
- Cung cấp dịch vụ mua bán qua mạng, giải pháp/dịch vụ thanh toán qua
mạng, dịch vụ chứng thực điện tử, bảo lãnh đơn hàng. Dịch vụ này mới được giới
thiệu tại Việt nam, vì thế chưa được phát triển rộng rãi.
- Cung cấp bài giảng, tài liệu học tập trực tuyến; cung cấp các chương trình,
tài liệu luyện thi đại học, ngoại ngữ, tin học trên môi trường điện tử; từ điển điện
tử; tư vấn giáo dục và thông tin giáo dục qua mạng; các chương trình học tập giải trí của học sinh trên môi trường điện tử; các bài học, bài tập của học sinh trên
môi trường điện tử; các thí nghiệm ảo về vật lý, hoá học, sinh học.
- Tư vấn sức khoẻ qua mạng; khám, chữa bệnh qua mạng; bán thuốc, chữa
bệnh qua mạng; các dịch vụ y tế khác cung cấp trên môi trường điện tử.
- Phát triển kho dữ liệu số: Kho dữ liệu luật pháp; kho dữ liệu thống kê
chung của quốc gia; kho dữ liệu thống kê chuyên ngành; kho dữ liệu về các công
ty, doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kho dữ liệu số của Việt
Nam đều dựa trên việc kinh doanh những dữ liệu có sẵn và trùng lặp từ nhiều
nguồn, do đó có giá trị gia tăng thấp.
2.4. Công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam

Nhìn chung ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam vẫn đang ở trong giai
đoạn sơ khai, yếu kém. Số lượng các doanh nghiệp phụ trợ nội địa mới chỉ dừng
lại ở khâu sản xuất các chi tiết, linh kiện đơn giản và cơ cấu giá trị rất nhỏ. Công
nghiệp phụ trợ có tính chất và đặc thù của các sản phẩm, loại sản phẩm phụ trợ
như phụ tùng, linh kiện, nguyên phụ kiện... Các doanh nghiệp Việt Nam hiện chỉ
có thể tập trung đầu tư và phát triển sản xuất các loại phụ tùng linh kiện có kích
cỡ lớn với công nghệ sản xuất không phức tạp và chỉ với mục tiêu đáp ứng nhu
cầu, yêu cầu của các doanh nghiệp FDI.
Năng lực của các nhà cung ứng chưa mạnh. Các doanh nghiệp nội địa có
trình độ công nghệ lạc hậu, trung bình, năng lực tổ chức sản xuất và quản lý chưa
đáp ứng được đòi hỏi của các nhà đầu tư FDI. Một trong những điểm yếu nhất là
khả năng nghiên cứu, phát triển.
11


Kế hoạch triển khai các chương trình phát triển Công nghiệp CNTT tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015

Yêu cầu đặt ra cũng như chính sách thu mua từ phía các công ty FDI rất
khắt khe về chất lượng, thông số kỹ thuật, nguồn nguyên vật liệu và thời hạn giao
hàng. Thực tế, các doanh nghiệp nội địa khó có khả năng đáp ứng một cách toàn
diện các yêu cầu này.
Nhiều công nghiệp máy tính như Canon cũng phải mất một thời gian dài
mới tìm được nhà cung cấp tại Việt Nam, song 90% trong số đó lại là doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Riêng đối với ngành công nghiệp điện tử Việt Nam, tính đến nay, mới chỉ
có 1/4 số doanh nghiệp trong ngành sản xuất phụ tùng linh kiện, nhưng phần lớn
lại là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và sản phẩm chủ
yếu lại để xuất khẩu. Thêm vào đó, tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm trong ngành rất
thấp, mới chỉ đạt được khoảng 20%, chủ yếu là bao bì, linh kiện nhựa. Trong khi
đó, chất lượng sản phẩm của ngành này còn yếu và không ổn định.

Doanh nghiệp cung cấp linh phụ kiện tại Việt Nam phần lớn lại là công ty
FDI, các công ty Việt nam chỉ chiếm một con số rất nhỏ.
Ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam vẫn chưa được phát triển chủ yếu
là các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp của Việt Nam chiếm một con số rất nhỏ
nhất là sản xuất sản phẩm cho các ngành công nghiệp công nghệ cao như điện tử,
thiết bị văn phòng, máy tính.
Nhìn chung ngành công nghiệp phụ trợ vẫn chưa sẵn sàng đáp ứng cho sự
phát triển của ngành công nghiệp công nghệ thông tin.

12


Kế hoạch triển khai các chương trình phát triển Công nghiệp CNTT tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015

CHƯƠNG II. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI
TỈNH THÁI NGUYÊN
I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt
Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung. Thái Nguyên là
cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng
Bắc Bộ với hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông mà thành phố Thái
Nguyên là đầu nút.
Thái Nguyên có vị trí thuận lợi cho phát triển công nghiệp, nằm trên quốc
lộ 3 đã được nâng cấp, gần cảng sông, sân bay.
1.2. Địa hình
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình lại không phức
tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái
Nguyên cho phát triển công nghiệp công nghệ thông tin và phát triển kinh tế - xã

hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác.
1.3. Giao thông vận tải
Đến nay, hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh Thái Nguyên đã có những hoàn
thiện nhất định, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư triển khai trên địa
bàn tỉnh.
Hệ thống đường Quốc lộ: Gồm 3 tuyến (Quốc lộ 3, Quốc lộ 37, Quốc lộ
1B) Ngoài ra Hệ thống đường tỉnh lộ, đường đến các xã được hoàn thiện và thông
suốt. Đặc biệt tuyến đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên đang được tiến hành
xây dựng, khi hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ rất thuận lợi cho việc đi lại, vận
chuyển hàng hóa giữa Thái Nguyên với thủ đô và vùng tam giác kinh tế Hà Nội –
Hải Phòng – Quảng Ninh.
2. Đặc điểm văn hoá xã hội
2.1. Dân cư và cơ cấu dân số
Dân số bình quân năm 2009 tính là 1.127.430 người, với 8 dân tộc anh em
bao gồm Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Mông, Sán Chay, Hoa và Dao. Trong đó, chủ
yếu là dân tộc Kinh; dân tộc thiểu số chiếm khoảng 25%.
13


Kế hoạch triển khai các chương trình phát triển Công nghiệp CNTT tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015

Dân cư phân bố không đều, vùng cao và vùng núi dân cư rất thưa thớt,
trong khi đó ở thành thị và đồng bằng dân cư lại dày đặc. Mật độ dân số thấp nhất
là huyện Võ Nhai 76 người/km², cao nhất là thành phố Thái Nguyên với mật độ
1.474 người/km² điều này anh hưởng đến việc thu hút nguồn nhân lực giữ các
vùng. Các huyện đồng bằng như huyện Phổ Yên, thành phố Thái Nguyên thu hút
nhân lực dễ hơn rất nhiều so với các huyện nhưng Võ Nhai.
2.2. Nguồn nhân lực
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động tỉnh còn chậm so với tốc độ chuyển
dịch cơ cấu kinh tế. Lao động nông nghiệp tuy có giảm đi qua các năm nhưng vẫn

chiếm tỷ lệ lớn, chiếm 65% tổng số lao động làm việc. Lao động dịch vụ tăng
nhanh nhất chiếm gần 21% tổng số lao động làm việc của tỉnh. Lao động công
nghiệp – xây dựng chiếm 14% tổng số lao động làm việc. Lao động nông thôn
vẫn chiếm một tỷ lệ cao trong tổng số lao động việc làm của tỉnh.
2.3. Các đơn vị hành chính
Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Thái
Nguyên, thị xã Sông Công và 7 huyện (Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai,
Đại Từ, Định Hoá, Phú Lương).
Có 180 đơn vị cấp xã, phường, thị trấn bao gồm: 145 xã, 35 phường và thị
trấn.
3. Tình hình phát triển kinh tế
3.1. Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế theo ngành của tỉnh Thái Nguyên đã có sự chuyển dịch đúng
hướng với sự gia tăng nhanh của các ngành công nghiệp và dịch vụ.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hường tích cực. Tổng sản phẩm trong tỉnh
đạt 16.405,4 tỷ đồng.
Ngành công nghiệp – xây dựng tỉnh được đầu tư nhiều nhất trong những
năm qua và cho tới nay vẫn là một ngành có đóng góp lớn nhất cho GDP tỉnh: đạt
40,62%. Tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP đạt 36,92%.
Phần đóng góp của ngành nông – lâm – thủy sản cho GDP tỉnh giảm nhanh
qua các năm, phù hợp với đường lối chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn đạt 9,1%.
Giá trị sản xuất trong các ngành tỉnh đạt 45.355 tỷ đồng, trong đó giá trị sản
xuất công nghiệp đạt 26.200 tỷ đồng.
14


Kế hoạch triển khai các chương trình phát triển Công nghiệp CNTT tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015


Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt 4.316 tỷ đồng.
Chi ngân sách trên địa bàn tỉnh khoảng 4.010,5 tỷ đồng.
Tình hình phát triển kinh tế đến tháng 9 năm 2010
Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10,7%, trong đó khu vực nông thôn, lâm
nghiệp và thủy sản tăng 3,9%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 14,13%,
khu vực dịch vụ tăng 10,7%.
Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 8.472,4 tỷ đồng tăng 16% so với cùng kỳ.
Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt 1.577,17 tỷ đồng.
Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 73 triệu USD tăng 48% so với cùng kỳ.
Giải quyết việc làm mới cho khoảng 10.750 lao động.
3.2. Mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đến năm 2020 đạt 12-13%/năm.
- GDP bình quân đầu người đạt trên 2.200 – 2.300 đô la Mỹ vào năm 2020.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công
nghiệp, xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp (nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủy sản), cụ thể: công nghiệp và xây dựng chiếm 47 - 48%, dịch vụ
chiếm 42 - 43%, nông nghiệp chiếm 9 - 10% vào năm 2020.
- Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 240 - 250 triệu đô la Mỹ vào năm 2020.
- Thu ngân sách trên địa bàn đạt 10.000 tỷ đồng vào năm 2020.
- Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm là 0,98%. Trong đó, tốc độ tăng
dân số tự nhiên là 0,9%. Tỷ lệ đô thị hóa tăng lên 45% vào năm 2020.
- Hàng năm giải quyết việc làm cho ít nhất 15.000 lao động. Đảm bảo trên
95% lao động trong độ tuổi có việc làm vào năm 2020. Tỷ lệ lao động qua đào tạo
đạt 68-70% năm 2020.
3.3. Đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội
Thuận lợi
Tỉnh Thái Nguyên có nhiều cơ sở đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu
khoa học – công nghệ phục vụ cho nhu cầu của tỉnh và khu Việt Bắc. Đây là lợi
thế rất quan trọng để tỉnh bảo đảm nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội.

Tỉnh Thái Nguyên có vị trí địa lý với đường giao thông thuận lợi đến các
địa phương trong và ngoài vùng Đồng bằng sông Hồng, các thành phố và khu
15


Kế hoạch triển khai các chương trình phát triển Công nghiệp CNTT tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015

công nghiệp lớn. Do đó tỉnh có nhiều thuận lợi trong việc liên kết, hợp tác đầu tư,
trao đổi hàng hóa với các địa phương này.
Tỉnh có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá. So với nhiều địa
phương khác trong vùng và một số địa phương khác trong cả nước, tỉnh Thái
Nguyên có nhiều tiềm năng, có nhiều kết quả trong phát triển công nghiệp
Khó khăn
Kinh tế tỉnh tuy đã đạt được một số thành tựu, nhất là về các lĩnh vực công
nghiệp - dịch vụ, nhưng còn mất cân đối trên nhiều mặt như thiếu vốn đầu tư;
trình độ công nghệ và khả năng cạnh tranh của nhiều ngành và sản phẩm còn
thấp; mức độ phát triển kinh tế thấp hơn nhiều so với tiềm năng và chưa có những
ngành, sản phẩm mang tính đột phá. Các tiềm năng đất đai, điều kiện tự nhiên, khí
hậu, lợi thế về địa lý, về cơ sở hạ tầng chưa được khai thác có hiệu quả. Đây là
hạn chế lâu dài cần khắc phục từng bước.
Tỉnh có ưu thế trong phát triển kinh tế của vùng nhưng gần với Hà Nội đã
có những sự phát triển về ngành công nghiệp công nghệ thông tin và có lợi thế
hơn về địa hình và nguồn nhân lực nên sẽ có nhiều khó khăn trong thu hút đầu tư
nước ngoài.
Thái Nguyên là một trung tâm về khoa học và đào tạo. Hệ thống giáo dục
chưa có sự thay đổi để sẵn sàng đào tạo phục vụ sự phát triển công nghiệp công
nghệ thông tin.
Công nghiệp điện tử và công nghiệp công nghệ thông tin chưa được phát
triển, nhất là ngành công nghiệp phần cứng của tỉnh chưa có.
II. ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN, YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT

TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1. Thuận lợi
Tỉnh Thái Nguyên là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, giáo dục,
y tế của vùng trung du miền núi Bắc bộ; có vị trí địa lý gần với Hà Nội là trung
tâm đào tạo nhân lực và là trung tâm công nghiệp công nghệ thông tin lớn trong
khu vực và cả nước.
Hệ thống giao thông đa dạng: đường sắt, đường bộ, đường thủy. các khu
công nghiệp của tỉnh ở huyện Phổ Yên, thành phố Thái Nguyên cách không xa
Cảng Đa Phúc và cảng hàng không Nội Bài thuận tiện cho việc đi lại và vận
chuyển hàng hóa.
Có nhiều thuận lợi trong việc liên kết, hợp tác đầu tư, trao đổi buôn bán
hàng hóa với các địa phương thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng.
16


Kế hoạch triển khai các chương trình phát triển Công nghiệp CNTT tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015

Tỉnh đã có sự phát triển về công nghiệp từ nhiều năm qua sẽ ảnh hưởng tốt
cho việc phát triển công nghiệp công nghệ thông tin.
Tỉnh có trường đại học Thái nguyên là nơi đào tạo phát triển nguồn nhân
lực trong tỉnh và khu vực Việt Bắc.
Cơ cấu kinh tế theo ngành của tỉnh Thái Nguyên đã có sự chuyển dịch đúng
hướng với sự gia tăng nhanh của các ngành công nghiệp và dịch vụ bao gồm công
nghiệp khai thác, chế biến, thương mại, du lịch đã tạo được sự thu hút đầu tư của
các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài vào Thái Nguyên; tạo điều
kiện thuận lợi cho việc hình thành, xây dựng và phát triển ngành Công nghiệp
Công nghệ thông tin.
Bên cạnh đó, ngành công nghiệp – xây dựng đang là ngành có đóng góp
lớn nhất cho GDP của tỉnh. Bởi vậy các kế hoạch, dự án xây dựng và mở rộng các
khu công nghiệp đã có nhiều thuận lợi.

Thái Nguyên có tiềm năng về đất đai, hiện tại tỉnh đang mở rộng các khu
công nghiệp phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa của tỉnh. Các khu công
nghiệp đã được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chuẩn bị cho các dự án đầu tư
mới vào tỉnh.
2. Khó Khăn
Tỉnh có nhiều thuận lợi về giao thông nhưng so với một số tỉnh như Vĩnh
Phúc, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nội có đường giao thông nối ra cảng
đường biển tốt hơn.
Công nghiệp công nghệ thông tin và điện tử chưa phát triển nên chưa có
nền công nghiệp phụ trợ cho ngành này.
Thái Nguyên không nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và chưa
có nền tảng trong phát triển công nghệ thông tin. Đồng thời tỉnh nằm gần trung
tâm Hà Nôi, tỉnh Vĩnh Phúc là tỉnh đã có sự phát triển công nghiệp điện tử và
công nghệ thông tin nên sự thu hút về phát triển công nghiệp công nghệ thông tin
gặp nhiều khó khăn hơn.
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp, dịch vụ còn
gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn ở mức thấp nên việc xây dựng
kế hoạch và đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ thông tin tỉnh Thái nguyên
chưa đáp ứng được yêu cầu.
Trong giai đoạn tới, tiềm năng ngành công nghiệp phần cứng sẽ được phát
huy, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, các linh kiện công nghệ cao
khi có sự hợp tác với nước ngoài.
17


Kế hoạch triển khai các chương trình phát triển Công nghiệp CNTT tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015

18



Kế hoạch triển khai các chương trình phát triển Công nghiệp CNTT tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015

CHƯƠNG III. HIỆN TRẠNG CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TỈNH THÁI NGUYÊN
I. HIỆN TRẠNG CÔNG NGHIỆP
1. Công nghiệp
Trong những năm qua, lĩnh vực Công nghiệp có mức tăng trưởng cao, đóng
góp tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Công nghiệp phát triển là
động lực, tạo bước đột phá cho nền kinh tế tỉnh Thái Nguyên. Đã thu hút được
nhiều dự án đầu tư vào phát triển công nghiệp của tỉnh. Những dự án đã đi vào
hoạt động cũng tạo thêm việc làm mới cho lao động.
Một số ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh như: Công nghiệp chế biến,
công nghiệp khai khoáng, sản xuất và phân phối điện năng. Với một số sản phẩm
ưu thế: Than sạch, thép cán, xi măng, giấy, may mặc...
Các thành phần kinh tế trong phát triển sản xuất công nghiệp trên địa bàn
tham gia nhiều, nhất là lĩnh vực công nghiệp sản xuất sữa, đồ uống, khai thác
quặng kim loại, quần áo may sẵn, đã làm cho sản xuất công nghiệp mang tính đa
dạng về cả quy mô sản xuất, trình độ công nghệ, chủng loại và chất lượng sản
phẩm, đáp ứng nhu cầu khác nhau của các tầng lớp dân cư có mức độ thu nhập
khác nhau.
Giá trị sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu vẫn trong khu vực trong
nước và các doanh nghiệp của nhà nước do trung ương quản lý.

19


Kế hoạch triển khai các chương trình phát triển Công nghiệp CNTT tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015

Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo khu vực Nhà nước và khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài


Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài còn rất thấp
chỉ chiếm 6,29%.
Giá trị sản xuất phân theo ngành công nghiệp:

Công nghiệp chế biến chiếm tỉ lệ cao 89,16%, công nghiệp khia khác chiếm
3,74% và giá trị công nghiệp sản xuất chiếm 7,01%. Cho thấy giá trị sản xuất còn
rất thấp chủ yếu là chế biến sản phẩm.
2. Khu công nghiệp và thu hút đầu tư
2.1. Khu công nghiệp
- Khu công nghiệp Sông Công I:
Diện tích khu công nghiệp quy hoạch 200ha.
20


Kế hoạch triển khai các chương trình phát triển Công nghiệp CNTT tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015

Diện tích quy hoạch chi tiết giai đoạn 1 và 2 là 129,5ha.
Diện tích quy hoạc chi tiết giai đoạn 3: 85ha.
Diện tích đã cho thuê xây dựng nhà xưởng 61 ha.
Hiện có 31 doanh nghiệp đang hoạt động trong khu công nghiệp. Doanh
nghiệp chủ yếu lầm về cán théo, luyện thép, cơ khí, một số doanh nghiệp về may
mặc, sản xuất vật liệu xây dựng, nhựa…
Tổng số lao động tính đến tháng 6 năm 2010 trong khu công nghiệp sông
công là 5.481 trong đó có 325 lao động có trình độ đại học, 729 lao động có trình
độ cao đẳng và trung cấp, 3.933 lao động là công nhân kỹ thuật và 735 lao động
chưa qua đào tạo.
Dịch vụ công như thuế, xuất nhập khẩu… chưa được thực hiện tại khu công
nghiệp.
Đã có nhà máy xử lý nước thải với công suất 2.000m3/ngày đêm hiện đáp

ứng được cho quá trình xử lý nước thải trong khu công nghiệp.
Nhà ở cho công nhân trong khu công nghiệp chưa có.
Vị trí xã Tân Quang Thị Xã Sông Công, ngay gần quốc lộ 3.
- Khu công nghiệp xã Quyết Thắng:
Tổng diện tích 200ha.
Ngành nghề thu hút đầu tư: các ngành đi-ê-zen, y cụ, phụ tùng, chế biến
nông sản thực phẩm, vật liệu xây dựng, may mặc, ngành công nghiệp phụ trợ,
ngành công nghiệp công nghệ cao: Gia công, sản xuất phần mềm, sản xuất, lắp
ráp máy tính, linh kiện điện tử...
Vị trí: xã Quyết Thắng thành phố Thái Nguyên.
Hiện ban quản lý khu công nghiệp đang chuẩn bị lập quy hoạch chi tiết.
- Khu công nghiệp Tây Phổ Yên:
Tổng diện tích 200ha
Ngành nghề thu hút đầu tư: Thu hút các ngành công nghiệp công nghệ cao,
sản xuất phụ tùng ôtô, lắp ráp ôtô, công nghiệp quốc phòng...
Vị trí: xã Minh Đức, Đắc Sơn, Vạn Phái huyện Phổ Yên, gần tỉnh lộ 287 cắt
với quốc lộ 3.
Ban quản lý khu công nghiệp dự kiến đến quý I năm 2011 sẽ lập quy hoạch
chi tiết.
21


Kế hoạch triển khai các chương trình phát triển Công nghiệp CNTT tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015

- Khu công nghiệp Sông Công II:
Tổng diện tích 250ha.
Ban quản lý khu công nghiệp đang lập quy hoạch chi tiết.
Khu công nghiệp Điềm Thụy:
Tổng diện tích 350ha.
Ngành nghề thu hút đầu tư: Các ngành công nghiệp luyện kim, cơ khí, chế

tạo máy, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp ôtô, công nghiệp điện tử,
công nghiệp phần mềm.
Vi trí: xã Điềm Thuỵ, Thượng Đình huyện Phú Bình và xã Hồng Tiến
huyện Phổ Yên gần quốc lộ 3.
Đã quy hoạch chi tiết 170ha. Hiện tại công ty Châu Á Thái Bình Dương là
doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để cho các doanh nghiệp thuê lại.
Khu công nghiệp Nam Phổ Yên:
Tổng diện tích 200ha.
Ngành nghề thu hút đầu tư: Lắp ráp Ôtô, cơ khí, điện tử, Chế biến thực
phẩm, đồ uống; chế biến thức ăn nhanh; hoá dược; dụng cụ y tế; dụng cụ thú y;
dệt may, da giầy, thủ công mỹ nghệ; chiết nạp gas; cấu kiện bê tông, sản xuất vật
liệu xây dựng.
Vi trí: Xã Trung Thành, Thuận Thành huyện Phổ Yên ở gần Quốc lộ 3.
Khu công nghiệp Nam Phổ Yên đã quy hoạch chi tiết 70ha. Hiện có 2
doanh nghiệp đăng ký đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp là công ty trách
nhiệm hữu hạn xây dựng Lê Trạch – Đài Loan và công ty cổ phần Xuân Kiên
VinXuKi.
Ngoài ra tỉnh còn có 22 cụm công nghiệp ở các huyện của tỉnh với diện tích
khoảng 1.190ha.
2.2. Thu hút đầu tư
Thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến tháng 9 năm
2010 khoảng 192 tỷ đô la mỹ. Trong đó vốn điều lệ là 62 tỷ đô la mỹ chỉ chiếm tỷ
lệ 32%. Trong đó tập trung nhiều ở các nước: Đài Loan, Hàn Quốc Malaysia,
Nhật Bản, Singapore.
Số liệu trên cho thấy so với số vốn đăng ký đầu tư vào nước ta thì số vốn
thực chất đầu tư vào chiếm tỷ lệ khá thấp, cao nhất là trên 40% trong 5 nước đầu
22



×