Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Kiểm toán chất thải và đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ môi trường của công ty cổ phần xi măng Cẩm Phả (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 105 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI
===*****===

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KIỂM TOÁN CHẤT THẢI VÀ ĐÁNH GIÁ
SỰ TUÂN THỦ CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LIÊN
QUAN ĐẾN BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN XI MĂNG CẨM PHẢ

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

LÃ THANH BÌNH

HÀ NỘI, NĂM 2018


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI
===*****===

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KIỂM TOÁN CHẤT THẢI VÀ ĐÁNH GIÁ
SỰ TUÂN THỦ CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LIÊN
QUAN ĐẾN BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN XI MĂNG CẨM PHẢ

CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
MÃ SỐ

: 8440301



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM THỊ MAI THẢO

HÀ NỘI, NĂM 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự
của cá nhân em, đƣợc thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo
sát tình hình thực tế và dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS Phạm Thị Mai Thảo –
giảng viên khoa Môi trƣờng – Trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội.
Các số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, do Công ty Cổ phần xi măng
Cẩm Phả cung cấp trong quá trình thực hiện luận văn.
Hà Nội, ngày …tháng…năm 20..
Học viên thực hiện

Lã Thanh Bình


ii

LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến các thầy cô
giáo đang công tác và giảng dạy trong trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà
Nội nói chung cũng nhƣ trong khoa Môi trƣờng nói riêng đã tận tình giảng dạy,
truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian vừa qua.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến cô giáo TS. Phạm Thị Mai Thảo đã tận

tình giúp đỡ, trực tiếp chỉ bảo, hƣớng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn tốt
nghiệp. Trong thời gian làm việc với cô, em không ngừng tiếp thu thêm nhiều kiến
thức bổ ích mà còn học tập đƣợc tinh thần làm việc, thái độ nghiên cứu khoa học
nghiêm túc, hiệu quả. Đây là những điều rất cần thiết cho em trong quá trình học tập
và công tác sau này.
Đồng thời em xin cảm ơn Ban giám đốc Công ty Cổ phần xi măng Cẩm Phả
đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn, giúp em
có thể hoàn thành đƣợc luận văn tốt nghiệp này.
Sau cùng, con xin cảm ơn gia đình và những ngƣời bạn đã luôn theo sát đóng
góp ý kiến và ủng hộ, động viên con trong quá trình làm luận văn.
Do kiến thức thực tế chƣa nhiều, còn ít kinh nghiệm nghiên cứu về loại hình
sản xuất xi măng nên không thể tránh khỏi bỡ ngỡ và thiếu sót. Em rất mong nhận
đƣợc sự cảm thông và ý kiến nhận xét của quý thầy cô để luận văn cũng nhƣ kiến
thức của bản thân em hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin kính chúc các thầy cô dồi dào sức khỏe để tiếp tục sứ mệnh
cao cả truyền đạt kiến thức của mình cho thế hệ mai sau. Một lần nữa, em xin chân
thành cảm ơn.
Trân trọng!
Hà Nội, ngày …tháng…năm 20..
Học viên thực hiện

Lã Thanh Bình


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2
3. Nội dung nghiên cứu............................................................................................... 2
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN..................................................................................... 3
1.1. Tổng quan về kiểm toán chất thải ........................................................................ 3
1.2 Các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về kiểm toán chất thải ................................ 6
1.3 Lợi ích của doanh nghiệp khi kiểm toán chất thải và tuân thủ các thủ tục liên
quan đến BVMT và HSE .......................................................................................... 10
1.4 Các vấn đề môi trƣờng phát sinh trong ngành sản xuất Xi măng ....................... 12
1.5. Giới thiệu về Công ty cổ phần xi măng Cẩm Phả .............................................. 15
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 20
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 20
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................... 20
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp ............................................................. 20
2.2.2. Phƣơng pháp điều tra khảo sát thực địa .......................................................... 22
2.2.3. Phƣơng pháp đánh giá nhanh .......................................................................... 25
2.2.4 Phƣơng pháp tính lƣợng thải Cacbon............................................................... 25
2.2.5. Phƣơng pháp lấy mẫu và phân tích mẫu ......................................................... 25
2.2.6. Phƣơng pháp tổng hợp, viết báo cáo ............................................................... 26
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................. 28
3.1. Kiểm toán chất thải cho nhà máy xi măng Cẩm Phả ......................................... 28
3.2. Đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ môi trƣờng
tại nhà máy xi măng Cẩm Phả................................................................................... 44
3.3 Đánh giá công tác tuân thủ các quy định liên quan đến HSE ............................. 60


iv

3.4 Đề xuất các giải pháp phù hợp để Công ty cổ phần xi măng Cẩm Phả hoàn thiện
các thủ tục về môi trƣờng trong thời gian tới ............................................................ 67

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 71
1. Kết luận ................................................................................................................. 71
2. Kiến nghị............................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 73


v

DANH MỤC VIẾT TẮT
ATVSLĐ

: An toàn vệ sinh lao động

BVMT

: Bảo vệ môi trƣờng

BHLĐ

: Bảo hộ lao động

BTNMT

: Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

CTNH

: Chất thải nguy hại

CTR


: Chất thải rắn

ĐVSP

: Đơn vị sản phẩm

DTM

: Đánh giá tác động môi trƣờng

HTXLNT

: Hệ thống xử lý nƣớc thải

HSE

: Sức khỏe – An toàn – Môi trƣờng

KTCT

: Kiểm toán chất thải

LCA

: Đánh giá vòng đời

NCKH

: Nghiên cứu khoa học


ÔNMT

: Ô nhiễm môi trƣờng

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

WHO

: Tổ chức Y tế thế giới


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tiêu chuẩn phát thải đối với ngành công nghiệp xi măng [10] ................. 13
Bảng 2.1. Bảng lấy phiếu thu thập ............................................................................ 23
Bảng 2.2. Phƣơng pháp phân tích trong phòng thí nghiệm ...................................... 26
Bảng 3.1 Nhu cầu sử dụng nguyên liệu của nhà máy ............................................... 30
Bảng 3.2 Nhu cầu sử dụng điện của nhà máy ........................................................... 31
Bảng 3.3 Nhu cầu sử dụng dầu của nhà máy ............................................................ 31
Bảng 3.4 Nhu cầu sử dụng than của nhà máy ........................................................... 31
Bảng 3.5 Tổng nhu cầu sử dụng nƣớc của nhà máy ................................................. 32
Bảng 3.6: Tải lƣợng bụi từ các công đoạn sản xuất chính ........................................ 34
Bảng 3.7: Tải lƣợng các khí ô nhiễm chính trong khí thải lò nung clinker .............. 35
Bảng 3.8 Hệ số phát thải chất gây ô nhiễm khi tiêu thụ điện ................................... 37
Bảng 3.9 Thải lƣợng khí thải từ máy móc sử dụng nhiên liệu than đá ..................... 37
Bảng 3.10 Thải lƣợng khí thải từ động cơ sử dụng nhiên liệu DO ........................... 38

Bảng 3.11 Tải lƣợng các chất ô nhiễm trong nƣớc thải sinh hoạt của nhà máy ....... 39
Bảng 3.12 Khối lƣợng chất thải rắn sản xuất phát sinh ............................................ 41
Bảng 3.13 Thông số 1 bóng đèn huỳnh quang tại khu vực văn phòng của nhà máy 42
Bảng 3.14 Khối lƣợng CTNH phát sinh ................................................................... 43
Bảng 3.15 Lƣợng chất thải phát sinh của nhà máy tính trên 1 ĐVSP ...................... 43
Bảng 3.16: Đánh giá hiện trạng thực hiện các biện pháp giảm thiểu ÔNMT của nhà
máy ............................................................................................................................ 45
Bảng 3.17: Đánh giá hiện trạng tuân thủ thủ tục xin Giấy phép xả thải vào nguồn
tiếp nhận .................................................................................................................... 52
Bảng 3.18 : Danh sách CTNH đã đăng ký thƣờng xuyên phát sinh[18] .................. 54
Bảng 3.19: Đánh giá việc tuân thủ thủ tục đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH ......... 55
Bảng 3.20: Đánh giá hiện trạng tuân thủ thủ tục lập Báo cáo giám sát môi trƣờng
định kỳ ....................................................................................................................... 57
Bảng 3.21: Kết quả phân tích mẫu ............................................................................ 59
Bảng 3.22. Danh mục phƣơng tiện bảo vệ cá nhân của ngƣời lao động................... 61


vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ kiểm toán chất thải [2] ...................................................................... 5
Hình 1.2: Vị trí địa lý của nhà máy xi măng Cẩm Phả ............................................. 16
Hình 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty ............................................................ 17
Hình 1.4: Quy trình công nghệ và dòng thải ............................................................. 18
Hình 3.1: Quy trình sản xuất Xi măng Cẩm Phả [14] ............................................... 28
Hình 3.2: Sơ đồ xử lý nƣớc thải từ nhà bếp .............................................................. 38
Hình 3.3. Công nhân sử dụng mặt nạ phòng bụi....................................................... 61
Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện số lƣợng công nhân lao động tại nhà máy sử dụng trang
phục BHLĐ cá nhân .................................................................................................. 62
Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện loại sức khỏe của ngƣời lao động tại Nhà máy.............. 64

Hình 3.6. Hội nghị phổ biến, tuyên truyền pháp luật về BVMT tổ chức tại Công ty
CP Xi măng Cẩm Phả ............................................................................................... 66


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thành phố Cẩm Phả là một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, nằm ở
vùng Đông Bắc Bộ Việt Nam. Cẩm Phả là thành phố lớn thứ hai (xét về dân số) của
tỉnh Quảng Ninh. Phía đông của thành phố giáp với huyện Vân Đồn, phía tây giáp
huyện Hoành Bồ và thành phố Hạ Long, phía nam giáp thành phố Hạ Long và
huyện Vân Đồn, và phía bắc giáp huyện Ba Chẽ và huyện Tiên Yên. Thành phố
Cẩm Phả có diện tích tự nhiên 486,45 km², địa hình chủ yếu là đồi núi. Cẩm Phả có
vị trí chiến lƣợc về địa chính trị, địa kinh tế, an ninh quốc phòng của khu vực và
quốc gia. Đây là nơi có rất nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế nhƣ thƣơng mại
dịch vụ, công nghiệp khai thác chế biến than, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, chế
tạo thiết bị điện, máy mỏ, xe tải nặng, công nghiệp đóng tàu,...
Công nghiệp xi măng là một trong những ngành công nghiệp đã có lâu đời tại
Việt Nam. Nó đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá của Việt Nam nói chung và thành phố Cẩm Phả nói riêng. Vai trò của xi măng
là rất to lớn và cho đến ngày nay không có vật liệu xây dựng nào thay thế đƣợc. Tuy
nhiên, công nghệ sản xuất xi măng là công nghệ có nhiều phát thải chủ yếu là dạng
rắn và khí ảnh hƣởng đến môi trƣờng, đặc biệt với các nhà máy công nghệ cũ với
các đặc điểm tiêu thụ nhiều năng lƣợng, năng suất thấp, tải lƣợng ô nhiễm cao.
Trong đó, tác động của sự ô nhiễm môi trƣờng không khí do nhà máy xi măng gây
ra đến môi trƣờng xung quanh và sức khỏe con ngƣời là cực ký đáng lƣu tâm. Do
đó vấn đề đánh giá và đƣa ra phƣơng án khả thi cho việc xử lý ô nhiễm là điều cần
đƣợc quan tâm đúng mực. Để giải quyết vấn đề này thì việc tuân thủ các quy định
của pháp luật, kiểm toán chất thải, giảm thiểu lƣợng chất thải phát sinh trong dây

chuyền sản xuất xi măng đƣợc xem nhƣ là một trong những phƣơng án khả thi và có
hiệu quả cao. Đây cũng là lý do tôi lựa chọn đề tài :“Kiểm toán chất thải và đánh
giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ môi trƣờng của
công ty cổ phần xi măng Cẩm Phả”.


2

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Kiểm toán chất thải tại Công ty cổ phần xi măng Cẩm Phả.
- Đánh giá sự tuân thủ các quy định pháp luật về môi trƣờng, an toàn sức khỏe
tại Công ty cổ phần xi măng Cẩm Phả.
- Đề xuất giải pháp quản lý phù hợp.
3. Nội dung nghiên cứu
3.1 Kiểm toán chất thải trong quy trình sản xuất xi măng tại Công ty cổ phần
xi măng Cẩm Phả
+ Tìm hiểu chu trình sản xuất, vẽ đƣợc sơ đồ
+ Định lƣợng đƣợc nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào.
+ Lƣợng hóa lƣợng nƣớc thải, khí thải, CTR sinh ra trên một đơn vị sản phẩm.
3.2 Đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ môi
trƣờng của công ty
Dự kiến đánh giá các thủ tục :
+ Báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng
+ Giấy phép xả thải
+ Sổ chủ nguồn thải CTNH.
+ Báo cáo giám sát môi trƣờng định kỳ
3.3 Đánh giá sự tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn sức khỏe của công
ty
+ Đánh giá công tác an toàn lao động
+ Đánh giá công tác khám sức khỏe định kỳ cho công nhân.

+ Đánh giá công tác tập huấn về an toàn sức khỏe.
+ Đánh giá công tác chuẩn bị về y tế của nhà máy.
3.4 Đề xuất giải pháp quản lý môi trƣờng, an toàn sức khỏe phù hợp


3

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về kiểm toán chất thải
a. Khái niệm
Kiểm toán môi trƣờng là một khái niệm mới ở nƣớc ta, song thực chất nội
dung của nó đã và đang đƣợc thực hiện ở các cơ sở công nghiệp và các công ty dƣới
nhiều tên gọi khác nhau nhƣ: rà soát môi trƣờng, tổng quan môi trƣờng, kiểm soát
môi trƣờng hay đánh giá tác động môi trƣờng [1].
Kiểm toán chất thải (KTCT) là một loại hình kiểm toán kỹ thuật đang đƣợc sử
dụng phổ biến và rộng rãi tại các cơ sở công nghiệp ở các nƣớc đang phát triển. Các
cuộc KTCT là các cuộc kiểm toán nội bộ do các công ty tự tiến hành với mục tiêu
tìm hiểu các nguồn gây thất thoát nguyên vật liệu, nguồn gây ô nhiễm thông qua
việc xây dụng cân bằng vật chất. Dựa vào các kết quả kiểm toán, các biện pháp
khắc phục đƣợc đƣa ra nhƣ thay thế nguyên vật liệu; cải tiến công nghệ trong quá
trình sản xuất nhằm ngăn ngừa sự phát sinh chất thải tại nguồn. Nhờ đó, vừa nâng
cao đƣợc hiệu quả sản xuất vừa cải thiện môi trƣờng hƣớng tới mục tiêu SXSH.
Kiểm toán chất thải (KTCT) là công cụ quản lý môi trƣờng nhằm giảm thiểu
và ngăn ngừa ô nhiễm ngay từ quá trình sản xuất tại cơ sở công nghiệp. Kiểm toán
chất thải bao gồm việc rà soát, kiểm tra các quá trình sản xuất, xác định nguồn thải
và khối lƣợng chất thải, tính toán cân bằng vật chất, xác định các vấn đề trong vận
hành sản xuất, để từ đó đề ra các giải pháp để giảm thiểu phát sinh chất thải ra môi
trƣờng. Có thể nói kiểm toán chất thải là một lĩnh vực chuyện sâu của KTMT đã
đƣợc tiêu chuẩn hóa bằng ISO 14010 và ISO 14011:1996[2].
b. Vai trò của kiểm toán chất thải

- Kiểm toán chất thải là công cụ hữu ích để xác định loại và khối lƣợng chất
thải phát sinh trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Kiểm toán chất thải còn
tìm ra chính xác khâu sản xuất gây lãng phí nguyên nhiên liệu nhât, khâu tạo ra
nhiều chất thải nhất


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full














×