Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.77 KB, 163 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

VŨ THỊ VÂN OANH

XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ
PHƯỜNG HỒNG HẢI, THÀNH PHỐ HẠ LONG,
TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ VĂN HÓA
Khóa 5 (2016 - 2018)

Hà Nội, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

VŨ THỊ VÂN OANH

XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ
PHƯỜNG HỒNG HẢI, THÀNH PHỐ HẠ LONG,
TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quản lý văn hóa
Mã số: 8319042

Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH. Phạm Lê Hòa

Hà Nội, 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi dưới
sự hướng dẫn khoa học của GS.TSKH. Phạm Lê Hòa. Các số liệu, kết quả
và các dẫn chứng là do tôi tự tìm hiểu, có sự tham khảo, sưu tầm và sự kế
thừa những nghiên cứu của các tác giả đi trước. Những chỗ sử dụng kết quả
nghiên cứu của các tác giả khác tôi đều trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn với nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày 8 tháng 7 năm 2018
TÁC GIẢ

Vũ Thị Vân Oanh


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCĐ

Ban Chỉ đạo

BCH

Ban Chấp hành

CLB

Câu lạc bộ

ĐSVH


Đời sống văn hóa

ĐSVHCS

Đời sống văn hóa cơ sở

HĐND

Hội đồng nhân dân

NN

Nhà nước

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc

QLNN

Quản lý nhà nước

TDĐKXDĐSVH

Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

TDTT

Thể dục, thể thao


UBND

Ủy ban nhân dân

VHTT và DL

Văn hóa, thể thao và du lịch


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Nội dung

Trang

Biểu đồ 2.1. Thống kê kết quả dánh giá hiệu quả công tác quản

36

lý nhà nước về xây dựng đời sống văn hóa.
Biểu đồ 2.2. Thống kê gia đình văn hóa từ năm 2013 đến năm

58

2017.
Biểu đồ 2.3. Thống kê khu phố văn hóa từ năm 2013 đến năm

2017.

61



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN
HÓA CƠ SỞ VÀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TẠI 8
PHƯỜNG HỒNG HẢI ................................................................................. 8
1.1. Một số khái niệm .................................................................................... 8
1.1.1. Đời sống văn hóa................................................................................. 8

1.1.2. Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ....................................................... 9
1.1.3. Quản lý nhà nước về xây dựng đời sống văn hóa ............................. 10
1.1.4. Thiết chế văn hóa .............................................................................. 11
1.2. Nội dung về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở .................................... 13
1.2.1. Năm nội dung xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ................................. 13
1.2.2. Bảy phong trào văn hóa ...................................................................... 15
1.3. Các văn bản pháp lý về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở .................. 16
1.3.1. Văn bản cấp Trung ương ................................................................... 16
1.3.2. Văn bản cấp tỉnh, thành phố .............................................................. 19
1.4. Khái quát về xây dựng đời sống văn hóa phường Hồng Hải ............... 21
1.4.1. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm dân số, xã hội của phường Hồng Hải ... 21
23
1.4.2. Đặc điểm về đời sống văn hóa phường Hồng Hải…. .

1.4.3. Vai trò của xây dựng đời sống văn hóa đối với phường Hồng Hải 236
Tiểu kết chương 1........................................................................................ 29
Chương 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
TẠI PHƯỜNG HỒNG HẢI........................................................................ 31
2.1. Chủ thể xây dựng đời sống văn hóa ..................................................... 31
2.1.1. Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa”....................................................................................................... 31

2.1.2. Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Hạ Long ............................ 32
2.1.3. Ban Văn hóa - Xã hội phường Hồng Hải .......................................... 33
2.1.4. Cộng đồng dân cư ............................................................................. 34
2.1.5. Cơ chế phối hợp giữa các chủ thể ..................................................... 35
2.2. Hoạt động xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn phường Hồng Hải .... 36


2.2.1. Chỉ đạo tuyên truyền và hướng dẫn xây dựng đời sống văn hóa ...... 36
2.2.2. Các nguồn lực xây dựng đời sống văn hóa phường Hồng Hải ......... 39
2.2.3. Thực hiện những nội dung về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở tại
phường Hồng Hải ......................................................................................... 45
2.2.4. Chỉ đạo và thực hiện những phong trào văn hóa tại phường Hồng Hải . 55
2.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và thi đua khen thưởng ...... 69
2.3. Đánh giá chung ...................................................................................... 71
2.3.1. Những ưu điểm ................................................................................... 71
2.3.2. Những hạn chế, yếu kém ..................................................................... 73
2.3.3. Bài học kinh nghiệm............................................................................ 75
Tiểu kết chương 2........................................................................................ 78
Chương 2: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÂY
DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ TẠI PHƯỜNG HỒNG HẢI ...... 80
3.1. Định hướng về công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ................. 80
3.1.1. Mục tiêu phấn đấu của thành phố Hạ Long ...................................... 80
3.1.2. Mục tiêu phấn đấu của phường Hồng Hải ........................................ 81
3.2. Các giải pháp cơ bản ............................................................................ 82
3.2.1. Giải pháp về lãnh đạo, chỉ đạo .......................................................... 83
3.2.2. Giải pháp về thông tin, tuyên truyền ................................................. 84
3.2.3. Giải pháp về phát triển nguồn lực ..................................................... 86
3.2.4. Giải pháp về đổi mới phương thức hoạt động của Ban Chỉ đạo phong
trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ................................... 89
3.2.5. Giải pháp về nâng cao chất lượng xây dựng nếp sống văn hóa và các

phong trào văn hóa ...................................................................................... 91
3.2.6. Giải pháp về thi đua, khen thưởng và thanh tra, kiểm tra, xử lý vi
phạm ............................................................................................................ 92
3.2.7. Giải pháp về phát huy vai trò của cộng đồng dân cư ........................ 94
Tiểu kết chương 3........................................................................................ 96
KẾT LUẬN ................................................................................................. 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 100
PHỤ LỤC .................................................................................................... 97


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xây dựng đời sống văn hóa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm
của toàn Đảng, toàn dân. Đảng và Nhà nước ta đã sớm có đường lối, định
hướng, chính sách phù hợp để phát triển văn hóa Việt Nam ngày càng phong
phú đa dạng nhưng vẫn đậm đà bản sắc dân tộc. Nhiệm vụ giữ gìn, bảo tồn,
phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp luôn được đặt song song
với nhiệm vụ tiếp thu, chọn lọc những tinh hoa văn hóa của nhân loại.
Nhận thức sâu sắc giá trị của văn hóa trong quá trình phát triển, Đại
hội XII của Đảng đã xác định “tiến hành đồng bộ và gắn kết chặt chẽ ba
lĩnh vực: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng, chỉnh đốn
Đảng là nhiệm vụ then chốt cùng với việc xây dựng văn hóa, nền tảng tinh
thần của xã hội nhằm tạo nên sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững
của đất nước”. Trong đó, nội dung xây dựng văn hóa được xác định: “Xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, một định
hướng quan trọng để đất nước phát triển bền vững. Văn kiện Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ X đã khẳng định “làm cho văn hóa thấm sâu vào
từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện giá trị mới của con
người Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống dân tộc và tiếp thu tinh hoa

văn hóa của loài người, tăng sức đề kháng chống văn hóa đồi trụy, độc hại.”.
Điều này cho thấy vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội, đồng thời cũng
đặt ra những thách thức đối với các nhà quản lý văn hóa, phải làm sao vừa
phải hội nhập vừa phải giữ được những nét riêng.
Phường Hồng Hải là một trong những phường trung tâm của thành
phố Hạ Long, nơi tập trung những thiết chế văn hóa, thể thao có quy mô
lớn của thành phố, của tỉnh. Trong những năm qua việc triển khai thực hiện
phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã nhận được


2
sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, liên tục của cấp ủy, chính
quyền từ thành phố đến cơ sở; sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành,
đoàn thể; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tích cực tham gia hưởng
ứng của các tầng lớp nhân dân và cộng đồng xã hội. Do đó đã thu được
những kết quả tích cực và ngày càng phát triển đa dạng, góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương.
Nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được bảo tồn, phát huy; hệ
thống các thiết chế văn hóa - thể thao dần được đầu tư hoàn thiện, từng
bước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân; các phong
trào tập luyện thể dục thể thao được phát động, đặc biệt là các phong trào
thể thao quần chúng ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và trong các khu
dân cư; nhiều cuộc vận động, phong trào do các cấp, các ngành triển khai
thực hiện có hiệu quả ngày càng đi vào chiều sâu, có sức lan tỏa rộng lớn
trong toàn xã hội.
Tuy

nhiên,

quá


trình

triển

khai

thực

hiện

phong

trào

TDĐKXDĐSVH vẫn còn nhiều điều bất cập. Việc đầu tư cho phát triển
sự nghiệp văn hóa, thể thao còn chưa tương xứng với tăng trưởng kinh
tế; hệ thống thiết chế văn hóa, các công trình nghệ thuật, nhà luyện tập,
nhà thi đấu, khu vui chơi giải trí tuy đã có những vẫn còn ít; công tác xã
hội hóa trong lĩnh vực văn hóa, thể thao chưa nhiều. Đội ngũ cán bộ làm
công tác văn hóa, thể thao còn thiếu, chưa đủ mạnh, nhất là cán bộ cơ sở;
nhận thức và ý thức xây dựng đời sống văn hóa, văn minh đô thị của một
bộ phận nhân dân còn hạn chế…
Xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn trong quá trình thực hiện phong trào
TDĐKXDĐSVH tại địa phương hiện nay; với nhiệm vụ thực hiện quản lý
nhà nước ở địa phương, phụ trách lĩnh vực văn hóa - xã hội nên tôi đã chọn
đề tài “Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Hồng Hải, thành phố Hạ
Long, tỉnh Quảng Ninh” làm luận văn tốt nghiệp bậc cao học chuyên ngành



3
Quản lý văn hóa với mong muốn sẽ nghiên cứu thực trạng công tác xây
dựng đời sống văn hóa tại phường Hồng Hải, từ đó đề ra những giải pháp
nhằm quản lý và nâng cao hiệu quả công tác xây dựng đời sống văn hóa ở
phường Hồng Hải tốt hơn trong thời gian tới.
2. Lịch sử nghiên cứu
Đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về công tác xây dựng
đời sống văn hóa như:
Tác phẩm Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng đời sống văn hóa
ở nước ta của Vụ Văn hóa quần chúng - Viện Văn hóa [51] đã nhấn mạnh
các quan điểm của Đảng và một số vấn đề thực tiễn về xây dựng đời sống
văn hóa nước ta.

Trong tác phẩm Lý luận và đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng [9],
tác giả Trần Văn Bính đã nghiên cứu đường lối chính sách văn hóa của
Đảng, Nhà nước, đồng thời khẳng định được vai trò quan trọng của văn hóa
đối với đời sống tinh thần của xã hội. Từ đó, tác giả đã đưa ra những biện
pháp nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc như Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đã đề ra.
Tác phẩm Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa ở nước ta
hiện nay [49], tác giả Hoàng Vinh đã nhấn mạnh vai trò của việc tổ chức xây
dựng đời sống văn hóa cơ sở chính là bước đi ban đầu nhằm xây dựng nền
văn hóa tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đưa văn hóa thâm nhập vào cuộc
sống hàng ngày của nhân dân.

Tác giả Nguyễn Khoa Điềm trong cuốn Xây dựng và phát triển nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc [27] đã khẳng định tính
cấp thiết của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.



4
Trong cuốn sách Về cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa [39], tác giả Nguyễn Hữu Thức đã khái quát những lý luận cơ
bản và đánh giá toàn diện về cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa ở nước ta trong thời kỳ hội nhập.
Bên cạnh đó còn có những công trình nghiên cứu khác như: Xây dựng
đời sống văn hóa ở cơ sở của Viện Văn hóa - Bộ Văn hóa (1984); Hỏi và
đáp về phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa của Ban
chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” Trung
ương (2000)…
Ngoài ra, một số luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của các học viên tại các
trường Đại học cũng đã đề cập đến vấn đề xây dựng và phát triển đời sống
văn hóa cơ sở:
Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý văn hóa của tác giả Hoàng
Văn Vinh về “Xây dựng đời sống văn hóa ở huyện Đông Triều, tỉnh Quảng

Ninh” [50]. Bên cạnh việc khái quát những vấn đề cơ bản về văn hóa, xây
dựng đời sống văn hóa và đặc điểm của địa phương, tác giả đã phân tích
sâu về thực trạng, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân trong việc xây
dựng đời sống văn hóa trên toàn địa bàn huyện. Từ đó, tác giả đã đề xuất
những giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả xây dựng đời sống văn hóa ở
huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Luận văn thạc sỹ của tác giả Phạm Thị Thúy Nga về “Xây dựng đời
sống văn hóa tại xã Vạn Ninh, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh” [31]. Luận
văn đã khái quát những vấn đề cơ bản về xây dựng đời sống văn hóa và
thiết chế văn hóa ở cơ sở. Tác giả cũng phân tích thực trạng và đưa ra một
số nhóm giải pháp về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở tại xã Vạn Ninh,
thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
Luận văn thạc sỹ của tác giả Đinh Thị Thu Mai về “Xây dựng đời sống

văn hóa cơ sở ở thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương” [29]. Luận văn đã


5
nêu những cơ sở lý luận về quản lý hoạt động xây dựng đời sống văn ở cơ
sở. Từ đó, tác giả đã đánh giá những ưu điểm, hạn chế và đề xuất một số
phương hướng, giải pháp trong việc thực hiện hoạt động xây dựng đời sống
văn hóa cơ sở ở thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện

nay.
Luận văn thạc sỹ của tác giả Hà Thị Thu Thùy về “Xây dựng đời sống
văn hóa cơ sở thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội” [42].
Luận văn đã đi sâu phân tích những ưu điểm, hạn chế trong công tác xây
dựng đời sống văn hóa cơ sở ở thị trấn Đại Nghĩa. Từ đó, tác giả đã rút ra
nhưng bài học kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp cơ bản để thực hiện
xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở địa phương trong thời gian tới.
Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về xây dựng đời
sống văn hóa tại phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu thực trạng công tác xây dựng đời sống văn hóa
trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, từ đó đề xuất một số
giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác xây dựng đời sống văn hóa tại
phường trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khái quát chung về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở và khái quát về
công tác xây dựng đời sống văn hóa tại phường Hồng Hải, thành phố Hạ
Long, tỉnh Quảng Ninh.
Nghiên cứu thực trạng và đánh giá kết quả xây dựng đời sống văn hóa
tại phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác xây dựng đời
sống văn hóa tại phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full














×