Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

BÀI THẢO LUẬN 1 Dân sự 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.24 KB, 16 trang )

BÀI THẢO LUẬN 1 : CHỦ THỂ
I)

CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Năng lực hành vi dân sự:
1. Cho biết những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015 so với Bộ luật
Dân sự 2005 về quy định mất năng lực hành vi dân sự.

Trả lời:
-

Điểm mới 1: Bổ sung trường hợp loại trừ NLHVDS đầy đủ
+ BLDS 2005: chỉ có 2 trường hợp là mất năng lực hành vi dân sự
và hạn chế năng lực hành vi dân sự (Điều 22 và điều 23 BLDS 2005).
+ BLDS 2015: bổ sung thêm trường hợp người có khó khăn trong
nhận thức , làm chủ hành vi (Điều 23 BLDS 2015).
 Theo đó, người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ
khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực
hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên
quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định
pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định
quyền, nghĩa vụ của người giám hộ. Việc quy định này đã giải quyết được
trường hợp thực tế những người “lửng lơ” giữa có và mất năng lực hành vi

-

dân sự mà BLDS 2005 đã để lại khoảng trống.
Điểm mới 2: Không còn người không có năng lực hành vi dân sự.
+ BLDS 2005: “Người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành


vi dân sự. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi phải do người đại diện
theo pháp luật xác lập, thực hiện.” (Điều 21 BLDS 2005).
+ BLDS 2015: Người chưa đủ 6 tuổi được xếp vào chung nhóm
người chưa thành niên, và vẫn giữ nguyên quy định về giao dịch dân sự đối với
đối tượng này (Khoản 2 Điều 21 BLDS 2015).
 Quy định này là hoàn toàn phù hợp. Bởi lẽ, không thể từ khi một đứa trẻ
sinh ra cho đến khi chưa đủ sáu tuổi lại không có khả năng bằng hành vi của
mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự nào đó. Bên cạnh đó, quy
định này cũng đã khắc phục được bất cập trên thực tế khi áp dụng BLDS
2005, theo đó, đối với những giao dịch của trẻ chưa đủ sáu tuổi nếu không
được bố, mẹ đồng ý thì đều bị tuyên là vô hiệu mà không cần phải tính đến
lợi ích của đứa trẻ, điều này là chưa phù hợp, vì thực tế có những giao dịch
1


dù không thuộc trường hợp nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, phù
hợp với lứa tuổi, nhưng lại rất cần thiết, cấp thiết đối với lợi ích của đứa trẻ
-

lúc đó thì trường hợp này có thể xem xét để không tuyên giao dịch vô hiệu.
Điểm mới 3: Sửa đổi về quy định giao dịch dân sự đối với người từ đủ 15 tuổi
đến chưa đủ 18 tuổi.
+ BLDS 2005: “Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến
chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể
tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý
của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
(Khoản 2 Điều 20 BLDS 2005).
+ BLDS 2015: “ Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười
tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên
quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo

quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.” (Khoản 4
điều 21 BLDS 2015).
 BLDS 2005 chỉ nêu điều khoản loại trừ một cách chung chung, nhưng theo
BLDS 2015 thì việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự của đối tượng này

-

được quy định cụ thể, linh hoạt hơn.
Điểm mới 4: BLDS 2015 thêm các cụm từ “cơ quan, tổ chức hữu quan”, “pháp
y tâm thần” vào quy định mất năng lực hành vi dân sự.
+ BLDS 2005: “ Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc
bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo
yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố
mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định.”
(Khoản 1 Điều 22 BLDS 2005).
+ BLDS 2015: “ Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc
bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của
người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án
ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ
sở kết luận giám định pháp y tâm thần.” (Khoản 1 Điều 22 BLDS 2015).
2. Hoàn cảnh của ông P như trong quyết định được bình luận có thuộc
trường hợp mất năng lực hành vi dân sự không? Vì sao?

Trả lời: Hoàn cảnh của ông P không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự.

2


Vì:


Căn cứ Khoản 1 Điều 22 BLDS 2015 “Khi một người do bị bệnh tâm

thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu
cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa
án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở
kết luận giám định pháp y tâm thần.”.
Căn cứ Khoản 1 Điều 23 BLDS 2015 “Người thành niên do tình trạng
thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa
đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền,
lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định
pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của
người giám hộ.”.
 Ông P vẫn có khả năng nhận thức được. Theo kết luận của Trung tâm Pháp
y, về mặt y học ông P đã có dấu hiệu thuyên giảm bệnh tình. Ngoài ra ông P
còn yêu cầu Tòa án chỉ định bà Huỳnh Thị T làm người giám hộ cho mình.
Nên ông P chưa đến mức mất hoàn toàn khả năng nhận thức nên không thể
thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự.
3. Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạn chế năng lực
hành vi dân sự và mất năng lực hành vi dân sự.
Trả lời:
* Mất năng lực hành vi dân sự được quy định tại Điều 22 BLDS 2015 như sau:
“1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận
thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên
quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố
người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định
pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo
yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc
của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên

bố mất năng lực hành vi dân sự.
3


2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại
diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.”
* Hạn chế năng lực hành vi dân sự được quy định tại Điều 24 BLDS 2015:
“1. Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài
sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc
của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này
là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự và phạm vi đại diện.
2. Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị
Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người
đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng
ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.
3. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên
quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết
định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.”
 Điểm giống nhau:
- Họ là những người từng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Việc chủ thể bị hạn chế hay bị mất năng lực hành vi dân sự dựa trên quyết
định của Tòa án trên cở sở yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan
hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan.
- Họ không thể tự mình tham gia tất cả các giao dịch dân sự mà pháp luật
cho phép.
- Khi không còn căn cứ cho rằng chủ thể bị mất năng lực hành vi dân sự
hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì họ có quyền được khôi phục lại

năng lực hành vi dân sự của mình.
 Điểm khác nhau:
4


- Về nguyên nhân: người mất năng lực hành vi dân sự là do họ mắc bệnh
tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi
của mình. Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì do họ
nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích dẫn đến phá tán tài sản của gia
đình.
- Về hệ quả pháp lí: Người mất năng lực hành vi dân sự sẽ không còn năng
lực hành vi dân sự, không thể tham gia bất kì một giao dịch dân sự nào, các
giao dịch dân sự của họ sẽ do người đại diện của họ xác lập và thực hiện.
Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì họ không bị mất hết
năng lực hành vi dân sự mà họ vẫn có thể tự mình tham gia được một số
giao dịch dân sự nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của họ.

4. Trong Quyết định được bình luận, ông P có thuộc trường hợp người
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không? Vì sao?
Trả lời: Ông P không thuộc trường hợp bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Vì: Theo Khoản 1 Điều 24 BLDS 2015 “Người nghiện ma túy, nghiện các chất
kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có
quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết
định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành
vi dân sự và phạm vi đại diện.”.
Ông P theo giám định pháp y tâm thần số: 286/KLGĐTC ngày 22/5/2017 kết luận:
-

Về mặt y học: Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại thuyên giảm (F13.7).


-

Về mặt pháp luật: Khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi.
 Không thuộc trường hợp hạn chế năng lực hành vi dân sự.
5. Điểm khác nhau cơ bản giữa người bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự và người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi.

Trả lời: Căn cứ Điều 23,24 BLDS 2015.
5


Hạn chế năng lực hành vi dân sự

Khó khăn trong nhận thức

- Người người thành niên có năng lực - Người thành niên do tình trạng thể chất
hành vi dân sự nghiện ma túy, nghiện các hoặc tinh thần mà không đủ khả năng
chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa
sản của gia đình.

đến mức mất năng lực hành vi dân sự.

- Yêu cầu tuyên bố một người bị hạn chế - theo yêu cầu của người này, người có
năng lực hành vi dân sự chỉ được thực quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan,
hiện bởi người có quyền, lợi ích liên tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận
quan, cơ quan, tổ chức hữu quan có mối giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra
quan hệ với người đó, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người
quyết định tuyên bố người này là người bị có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hạn chế năng lực hành vi dân sự.


hành vi và chỉ định người giám hộ, xác
định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

6. Tòa án xác định ông P thuộc trường hợp người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi có thuyết phục không. Vì sao?
Trả lời: Tòa án xác định ông P thuộc trường hợp người có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi là thuyết phục.
Vì: Trường hợp của ông P đã đủ các yếu tố quy định theo Khoản 1 Điều 23
BLDS 2015 và Tòa án đã kết luận dựa trên bản giám định pháp y của Trung tâm Giám
định pháp y Miền Trung là văn bản kết luận có giá trị pháp lý đối với những người bị
tâm thần, hạn chế năng lực… Do đó, Tòa án kết luận là vô cùng thuyết phục.
7. Việc Tòa án không đề nghị bà H là người giám hộ cho ông P có
thuyết phục không? Vì sao?
Trả lời: Việc Tòa án không đề nghị bà H là người giám hộ cho ông P là thuyết phục.
Vì: Sau khi bà H bỏ đi thì bà T là người nuôi dưỡng ông P từ nhỏ đến lớn. Mặt
khác, bà H đã bỏ đi hơn 20 năm nay, và không về địa phương lần nào, hiện nay không
biết bà H đang ở đâu, làm gì, còn sống hay đã chết. Nên không có cơ sở để chỉ định bà
H là người giám hộ cho ông P. Vì vậy, Tòa án kết luận là vô cùng thuyết phục.

6


8. Việc Tòa án để bà T là người giám hộ cho ông P có thuyết phục
không? Vì sao?
Trả lời: Việc Tòa án để bà T là người giám hộ cho ông P là thuyết phục.
Vì: - Theo Điều 53, 57 BLDS 2015 ba chủ thể là vợ ông P (bà Vủ Thị H), cha
mẹ ông P (ông Lê Văn H, bà Lê Thị H) không đủ điều kiện làm người giám hộ cho
ông P. Cụ thể:
+ Bà Vủ Thị H đã yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án ly hôn với ông P mà

Tòa án đã thụ lý, nên không đủ điều kiện làm người giám hộ cho ông P.
+ Ông Lê Văn H đã chết năm 2007.
+ Bà Lê Thị H đã bỏ đi hơn 20 năm nay, và không về địa phương lần
nào, hiện nay không biết bà H đang ở đâu, làm gì, còn sống hay đã chết. Nên không có
cơ sở để chỉ định là người giám hộ cho ông P.
- Theo Điều 49 BLDS 2015, bà Huỳnh Thị T đủ điều kiện làm người giám hộ
cho ông P. Vì bà T có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và là người nuôi dưỡng ông P từ
nhỏ đến khi trưởng thành.
- Theo Khoản 2 Điều 46 BLDS 2015, ông P yêu cầu Tòa án chỉ định bà T là
người giám hộ cho mình.
9. Với vai trò của người giám hộ bà T được đại diện ông P trong những
giao dịch nào? Vì sao?
Trả lời: Theo Điều 58,59 BLDS 2015, bà T được đại diện cho ông P trong những giao
dịch dân sự liên quan đến tài sản của ông P vì lợi ích của ông P.
“a) Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu
cầu thiết yếu của người được giám hộ;
b) Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám
hộ;
c) Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và
thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp

của

người

được
7

giám


hộ.”


II)

Tư cách pháp nhân và hệ quả pháp lý:
1. Những điều kiện để tổ chức được thừa nhận là một pháp nhân (nêu
rõ từng điều kiện).

Trả lời: Căn cứ vào Khoản 1 Điều 74 BLDS 2015 và Điều 83 BLDS 2015.
“1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản
của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.”
“1. Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ
quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong
quyết định thành lập pháp nhân.
2. Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của
pháp luật.”
2. Trong Bản án số 1117, theo Bộ tài nguyên và môi trường, Cơ quan
đại diện của Bộ tài nguyên và môi trường có tư cách pháp nhân
không? Đoạn nào của Bản án có câu trả lời.
Trả lời: Trong bản án số 1117, Bộ tài nguyên và môi trường đã xem Cơ quan đại diện
của Bộ tài nguyên và môi trường là một tổ chức có tư cách pháp nhân. Điều này thể
hiện trong quyết định số 1364/QD-BTNMT “Cơ quan đại diện có tư cách pháp nhân,
có con dấu và tải khoản riêng” nhưng là Cơ quan đại diện Bộ phải hạch toán báo cáo
sổ nên cơ quan này có tư cách pháp nhân nhưng là tư cách pháp nhân không đầy đủ.

3. Trong Bản án số 1117, vì sao Tòa án xác định Cơ quan đại diện của
Bộ tài nguyên và môi trường không có tư cách pháp nhân?
Trả lời: Căn cứ Điều 92 BLDS 2005.
“1. Pháp nhân có thể đặt văn phòng đại diện, chi nhánh ở nơi khác với nơi đặt trụ sở
của pháp nhân.

8


2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ đại diện theo
ủy quyền cho lợi ích của pháp nhân và thực hiện việc bảo vệ các lợi ích đó.
3. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc
một phần chức năng của pháp nhân, kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền.
4. Văn phòng đại diện, chi nhánh không phải là pháp nhân. Người đứng đầu văn
phòng đại diện, chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong
phạm vi và thời hạn được ủy quyền.
5. Pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do văn
phòng đại diện, chi nhánh xác lập, thực hiện.”
 Tòa án xác định Cơ quan đại diện của Bộ tài nguyên và môi trường không
phải là pháp nhân vì các lí do :
Xét theo quyết định số 1364/QĐ-BTNMT ngày 08/7/2008 của Bộ trưởng
Bộ tài nguyên và môi trường quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan đại diện Bộ tài nguyên và môi trường tại
thành phố Hồ Chí Minh thì Cơ quan đại diện là tổ chức của Bộ tài nguyên và
môi trường, giúp Bộ trưởng theo dõi, tổng hợp tình tình thực hiện nhiệm vụ về
lĩnh vực thuộc phạm vi của Bộ trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương ở phía Nam, thực hiện một số nhiệm vụ theo chương trình công tác của
Bộ trên địa bàn được giao phụ trách… Phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc
Bộ thực hiện công tác chuyên môn nghiệp vụ được giao. Cơ quan đại diện của
Bộ Tài nguyên và môi trường chưa đáp ứng đủ điều kiện có cơ cấu tổ chức chặt

chẽ.
4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án.
Trả lời: Em đồng tình với hướng giải quyết của Tòa án khi chấp nhận yêu cầu bồi
thường của ông Nguyễn Ngọc Hùng do cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường
thành phố Hồ Chí Minh đã không rõ ràng trong việc kí kết hợp đồng lao động với ông
Nguyễn Ngọc Hùng. Vấn đề Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm tai nạn thì cơ quan đại diện
Bộ Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh phải tiếp tục thực hiện để đảm
bảo lợi ích về quyền và nghĩa vụ cả người lao động mà trong trường hợp này là ông
9


Hùng. Cùng với đó Tòa án đã rất đúng đắn khi phát hiện ra được sai sót của Tòa án
cấp sơ thẩm là xác định không đúng của người tham gia tố tụng với tư cách là bị đơn
trong vụ án, hủy án Sơ thẩm, và yêu cầu Tòa án nhân dân Quận 1 giải quyết lại vụ án
sơ thẩm.
5. Pháp nhân và cá nhân có gì khác nhau về năng lực pháp luật dân
sự? Nêu cơ sở khi trả lời (nhất là trên cơ sở BLDS năm 2005 và
BLDS năm 2015).
Trả lời:
Pháp nhân
Cá nhân
Khi pháp nhân được cơ quan Nhà Khi cá nhân sinh ra.
nước có thẩm quyền thành lập hoặc
cho phép thành lập; Nếu pháp nhân
phải đăng ký hợp đồng thì năng lực
pháp luật dân sự của pháp nhân phát
sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.

Thời điểm
phát sinh


Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 86 Bộ Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều
luật Dân sự 2015:

16 Bộ luật Dân sự 2015.

“ Năng lực pháp luật dân sự của “Năng lực pháp luật dân sự
pháp nhân phát sinh từ thời điểm của cá nhân có từ khi người đó
được cơ quan nhà nước có thẩm sinh ra và chấm dứt khi người
quyền thành lập hoặc cho phép thành đó chết.”
lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt
động thì năng lực pháp luật dân sự
của pháp nhân phát sinh từ thời điểm

ghi vào sổ đăng ký.”
Thời điểm Tại thời điểm chấm dứt pháp nhân.

Khi người đó chết.

chấm dứt
Cơ sở pháp lý : Khoản 3 Điều 86 Bộ Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều
luật Dân sự 2015:

16 Bộ luật Dân sự 2015.

“ Năng lực pháp luật dân sự của “Năng lực pháp luật dân sự
pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm của cá nhân có từ khi người đó
10



chấm dứt pháp nhân.”

sinh ra và chấm dứt khi người
đó chết.”

6. Giao dịch do người đại diện của pháp nhân xác lập nhân danh pháp
nhân có ràng buộc pháp nhân không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trả lời: Giao dịch do người đại diện của pháp nhân xác lập nhân danh pháp
nhân có ràng buộc pháp nhân.
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 87 Bộ luật Dân sự 2015: “Pháp nhân phải chịu trách
nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực
hiện nhân danh pháp nhân.”
7. Trong tình huống trên, hợp đồng ký kết với Công ty Nam Hà trong
tình huống trên có ràng buộc Công ty Bắc Sơn không? Vì sao? Nêu
cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trả lời: Hợp đồng kí kết với công ty Nam Hà trong tình huống trên có ràng buộc Công
ty Bắc Sơn.
Vì :
Trước hết căn cứ vào Điều 84 BLDS 2005 quy định:
“Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Được thành lập hợp pháp;
2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản
đó;
4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.”
 Theo đó thì chi nhánh không được công nhận là một pháp nhân vì chi nhánh
là đơn vị phụ thuộc trụ sở chính, được thành lập hợp pháp, có con dấu và tài
11



khoản riêng nhưng chưa độc lập hoàn toàn về tài sản nên không được coi là
pháp nhân.
Tiếp đến theo Khoản 4 Điều 92 BLDS 2005: “Văn phòng đại diện, chi
nhánh không phải là pháp nhân. Người đứng đầu văn phòng đại diện, chi
nhánh thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời
hạn được ủy quyền.”
 Viêc chi nhánh công ty Bắc Sơn ký hợp đồng với Công ty Nam Hà chỉ là
thực hiện nhiệm vụ được quy định tại quy chế hoạt động của chi nhánh.
“Chi nhánh có quyền lựa chọn khách hàng, trực tiếp giao dịch ký kết hợp
đồng với khách hàng, chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh đã đăng
ký”. Chủ thể của bản hợp đồng này là Công ty Bắc Sơn nên Công ty phải
chịu trách nhiệm giải quyết khi xảy ra tranh chấp, không thể đổ hết trách
nhiệm cho chi nhánh. Theo Khoản 6 Điều 84 BLDS 2015: “Pháp nhân có
quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn
phòng đại diện xác lập, thực hiện.”.

III)

Trách nhiệm dân sự của pháp nhân:
1. Trách nhiệm của pháp nhân đối với nghĩa vụ của các thành viên và
trách nhiệm của các thành viên đối với nghĩa vụ của pháp nhân.

Trả lời:
- Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự: Các bên phải nghiêm chỉnh thực hiện
nghĩa vụ dân sự của mình và tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ, nếu không tự nguyện thực hiện thì có thể bị cưỡng chế thực
hiện theo quy định của pháp luật.
- Trách nhiệm của pháp nhân đối với nghĩa vụ của mỗi thành viên:
+ Pháp nhân chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự về những hành vi được coi
là hành vi của pháp nhân: Hành vi của pháp nhân được hiểu là hành vi của

người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền nhân danh
pháp nhân và hành vi của các thành viên pháp nhân trong phạm vi nhiệm vụ
12


được pháp nhân giao. Trong trường hợp người đại diện của pháp nhân thực hiện
với tư cách cá nhân thì sẽ không làm phát sinh trách nhiệm dân sự cho pháp
nhân.
+ Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình: Tài sản chịu
trách nhiệm là tài sản độc lập của pháp nhân. Tài sản của pháp nhân được hình
thành bằng sự góp vốn của các chủ sở hữu và tài sản hình thành trong quá trình
hoạt động của pháp nhân và riêng biệt với khối tài sản của các thành viên; là tất
cả các loại tài sản mà pháp nhân sở hữu và pháp nhân chịu trách nhiệm bằng
toàn bộ tài sản của mình.Tư cách chủ thể của pháp nhân được chứng minh là
độc lập với các chủ sở hữu về mặt tài sản. Khi đó, các pháp nhân tham gia các
quan hệ tài sản sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý liên quan đến trách
nhiệm về tài sản của pháp nhân.
+ Pháp nhân không chịu trách nhiệm thay cho thành viên và ngược lại:
Pháp nhân sẽ không chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ dân sự do người của
pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, đồng thời, người của
pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ
dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện.
- Trách nhiệm của các thành viên đối với nghĩa vụ của pháp nhân:
+ Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp
nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp
luật có quy định khác.
2. Trong Bản án được bình luận, bà Hiền có là thành viên của Công ty
Xuyên Á không? Vì sao?
Trả lời: Bà Hiền là thành viên của công ty xuyên á, vì bà Hiền đã góp vốn 26,05% vào
Công ty Xuyên Á.

3. Nghĩa vụ đối với Công ty Ngọc Bích là nghĩa vụ của Công tu Xuyên
Á hay của bà Hiền? Vì sao?
Trả lời: Nghĩa vụ đối với Công ty Ngọc Bích là nghĩa vụ của Công ty Xuyên Á, vì khi
ký hợp đồng mua gạch của Công ty Ngọc Bích, người đại diện đã nhân danh Công ty
Xuyên Á ký hợp đồng mua gạch, theo Khoản 3 Điều 93 BLDS 2005 quy định:
13


“Thành viên của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối
với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện.”
4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa cấp sơ thẩm và
Tòa cấp phúc thẩm liên quan đến nghĩa vụ đối với Công ty Ngọc
Bích.
Trả lời: Bản án của Tòa án sơ thẩm là chưa thỏa đáng bởi lẽ bà Hiền chỉ góp vào Công
ty 26,05 % về vốn mà buộc bà Hiền liên đới trả nợ là không đúng (hình như phải từ
36% trở lên mới đúng) điều này còn sai theo Khoản 3 Điều 99 BLDS 2015.
5. Làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của Công ty Ngọc Bích khi Công ty
Xuyên Á đã bị giải thể.
Trả lời: Tòa án cần phải thu thập đủ chứng cứ làm rõ lí do giải thể, tài sản của Công ty
giải thể và nghĩ vụ về tài sản của công ty sau giải thể.... Để giải quyết theo đúng pháp
luật, từ đó mới có thể đảm bảo quyền lợi cho Công ty Ngọc Bích.

* Các

nguồn trích dẫn:

- Bộ luật Dân sự 2005.
- Bộ luật Dân sự 2015.
- Quyết định số 11/2017/QĐDS-ST ngày 18/7/2017 của Tòa án nhân dân thị xã Điện
Bàn tỉnh Quảng Nam.

- Bản án số 1117/2012/LĐ-PT ngày 11/9/2012 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh.
- Bản án số 10/2016/KDTM-PT ngày 17/03/2016 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang.

14


- /> />tabid=156&ctl=ViewNewsDetail&mid=560&NewsPK=321
/>
MỤC LỤC
1) Năng lực hành vi dân sự

1

2) Tư cách pháp nhân và hệ quả pháp lý

8

3) Trách nhiệm dân sự của pháp nhân

12

4)

Nguồn trích dẫn

15
15




×