Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ hàng hóa Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.8 KB, 37 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Dung

PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
I)
1)

2)

Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Khái quát chung về doanh nghiệp.
- Tên công ty: Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ hàng hóa Hà Nội.
- Vốn điều lệ:
- Trụ sở chính: Cty ngụ tại 27/785 Trương Định, , nằm cạnh QL 1A
cách trung tâm thành phố 7km, là cửa ngõ và đầu mối giao thông lớn
của thành phố nên rất thuận lợi cho việc thông thương và quan hệ với
các bạn hàng lớn.
Quá trình hình thành và phát triển.
- Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ hàng hóa Hà Nội tiền thân là Công
ty vận tải hàng hóa Hà Nội được thành lập ngày 16/05/1996 trên cơ sở
hợp nhất hai đơn vị là: xí nghiệp công tư hợp doanh ô tô số 2 và xí
nghiệp công tư hợp doanh ô tô số 3 thuộc sở vận tải Hà Nội. Giám đốc
đầu tiên của công ty (thời đó được gọi là Chủ nhiệm) là Cụ Nguyễn
Văn Thuần.
- Ngày đầu thành lập là tổng số CBCNV của công ty có 478 người. Bộ
máy quản lý gồm 6 phòng nghiệp vụ( P.Tổ chức, P.Hành chính, P.Kế
toán, P.Kế hoạch, P.Kỹ thuật, P.Vật tư). 01 xưởng sửa chữa và 7 đội xe
với hơn 250 xe tải gồm nhiều chủng loại(T45, Ronol, Praga, GAZ51,
T58) của Anh, Pháp cùng một số xe của Trung Quốc và Triều Tiên .
- Ra đời trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, công ty được Thành


Ủy và UBHC Thành phố giao thực hiện nhiệm vụ là vận chuyển hàng
hóa vật tư phục vụ cho công cuộc xây dựng CNH ở miền bắc, vận
chuyển hàng hóa nhu yếu phẩm phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân
dân Thủ đô và các tỉnh phía Bắc.
- Đối phó với sự đánh phá ác liệt của giặc Mỹ, toàn bộ công ty phân tán
ở nhiều địa điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội :
• Phòng Tổ chức sơ tán lên 43 Quang Trung.
• Phòng Kế hoạch và Tài vụ ở 23 Hàn Thuyên.
• Phòng Hành chính đóng tại 29 Quang Trung.
• Phòng Kỹ thuật - Vật tư ở 62 Bà Triệu.
- Công đoàn,y tế và một bộ phận tổ rèn chuyển về 47 Lý Thường Kiệt
Xưởng Sửa chữa được tách ra làm 4 xưởng:
• Xưởng 1 ở 56 Bà Triệu.
• Xưởng 2 và 3 ở Thịnh Yên.
• Xưởng 4 ở Kim Liên.
- Các đội xe cũng được phân tán:
1

Lớp: 62CCVB02

SVTH: Trần Hữu Tuyến


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Dung

Đội xe 1 ở Trần Khánh Dư.
• Đội xe 2 ở Trần Quang Khải.
• Đội xe 3 ở Hàn Thuyên.

• Đội xe 4 ở Bích Câu.
• Đội xe 5 ở Hòa Mã.
• Đội xe 6 ở Yên Ninh.
• Đội xe 7 ở Giảng Võ.
Thực hiện nhiệm vụ của thành phố giao, những chiếc xe chở đầy hàng
của Công ty như những con thoi nối Hà Nội với Quảng Ninh, Hải
Phòng, Lào Cai, Yên Bái.Theo đường 6 đến với các vùng tây bắc xa
xôi. Xuôi đường 1 về với miền trung nơi có những điệu hò khan nhặt
hay ngược về căn cứ địa kháng chiến Thái Nguyên - Tuyên Quang để
vận chuyển mỗi năm hàng chục triệu tấn km hàng hóa.
Tháng 9/1970 công ty được bổ sung them nguồn nhân lực đó là việc
sát nhập công ty bốc xếp đường ngắn để thành lập đội xe 9 đóng ở
Lương Yên.
Cuối năm 1971 một lần nữa sát nhập đoàn xe vật liệu xây dựng, thành
lập đội xe 11 đóng ở Bác Cổ.
Đầu năm 1972 công ty được Thành Ủy và UBHC thành phố giao
nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa, quân lương vào tuyến lửa khu 4.
Đoàn được biên chế thành 4 đội xe:
• Đội 1: Ông Đoàn Khắc Hơn đội trưởng, ông Phạm Văn Thắng đội
phó
• Đội 2: Ông Vũ Duy Phương đội trưởng, ông Nguyễn Mạnh Hùng
• đội phó
• Đội 5: Ông Nguyễn Văn Nậm đội trưởng, ông Vũ Văn Kiêm đội
phó
• Đội 11: Ông Lê Khắc Hiến đội trưởng, ông Đào Công Thịnh đội
phó.
Với vị trí là đơn vị vận tải chủ lực của Hà Nội, Thành Ủy, UBND
Thành phố Hà Nội và Sở Giao thông vận tải đã quan tâm đầu tư cho
công ty thêm gần 200 xe ô tô mới cảu các nước XHCN.
Năm 1976 tiếp nhận 1 dàn đầu máy xe Zinl 130 vào tại Đà Nẵng.

Những chiếc xe Zinl chuyên phục vụ quân đội vượt Trường Sơn thời
chống Mỹ thành phương tiện chủ lực của công ty vận tải hàng hóa Hà
Nội.
Giữa năm 1983 công ty được nhận 50 đầu máy và khung xe(IFA W50) của cộng hòa dân chủ Đức, thời gian sau được bổ sung dàn xe
MAZ, KAMAZ của Liên Xô.


-

-

-

-

-

-

2

Lớp: 62CCVB02

SVTH: Trần Hữu Tuyến


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
-

-


-

-

-

-

-

-

GVHD: Nguyễn Thị Dung

Năng lực vận tải của công ty thật xứng đáng là cánh chim đầu đàn của
nghành vận tải. Sản lượng vận tải của công ty mỗi năm khoảng
420.000 – 450.000 tấn, tương đương 26 – 28 triệu km.
Ghi nhận những thành tích xuất sắc cảu CBNV công ty đã đóng góp
trong công cuộc chống Mỹ giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
và xây dựng CNXH, tháng 5/1983 công ty vận tải hàng hóa Hà Nội đã
được Chủ tịch nước trao Huân chương lao động hạng 3. Đây là niềm
tự hào lớn lao của nhiều thế hệ hy sinh xương máu và công sưc vun
đáp lên thành tích vẻ vang này.
Có thể nói suốt thập kỷ 80, đó là thời gian phát triển nhất của công ty
vận tải hàng hóa Hà Nội. Với trên 400 đầu xe các loại, lực lượng lao
động hơn 1000 người, 8 phòng nghiệp vụ. 13 đội x3, gần 10 phân
xưởng sửa chữa cùng với kế hoạch phân bổ về khối lượng vận tải lớn.
Tất cả CBNV đã hang hái thi đua nâng cao nghiệp vụ, tay nghề thực
hiện đạt và vượt các chỉ tiêu sản xuất cũng như giành được nhiều

thành tích xuất sắc.
Bắt đầu từ năm 1990, khi đất nước chuyển cơ chế từ nền kinh tế tập
trung sang nền kinh tế hoạt động theo kinh tế thị trường, không còn
chế độ bao cấp, mất dần nguồn hàng hóa được giao áp đặt giá cước
vận tải, sự độc quyền về vận tải thực sự đã lùi vào dĩ vãng.
Từ một đơn vị năm 1988 có tới 1.100 CBNV, trên 400 xe hoạt động
vậy mà chỉ sau hơn 3 năm đã có đến 507 CBNV phải chờ việc,
chuyển đơn vị khác hoặc nghỉ hưu.Cho đến năm 1992 toàn bộ công ty
chỉ còn hơn 200 người và gần 80 xe hoạt động cầm chừng.
Từ những khó khăn vậy, hướng kinh doanh dịch vụ giao thong tĩnh
bắt đầu được thành lập.
Ngày 1/6/1991 Bến xe DV-1 đã được thành lập theo QĐ 689/ GTCC
của Giám đốc sở GTCC Hà Nội. Với chức năng kinh doanh cho thuê
điểm đỗ xe và kho hàng bến bãi.Hiệu quả kinh doanh giao thông tĩnh
ngày càng khẳng định mô hình sản xuất mới.
Tại 27/785 Trương Định từ khi dịch vụ cho thuê điểm đỗ đi vào hoạt
động đã kéo theo một loạt các dịch vụ khác vừa góp phần nâng cao
năng suất vừa tạo thêm việc làm ổn định cho nhiều CBNV.
Tháng 3/1994 mô hình cùng góp vốn phương tiện - đội xe Sansing
trọng tải 1,5 tấn ra đời. 29 xe trọng tải 43,5 tấn, thu hồi vốn trong 3
năm. Có thể nói đây là phương án kinh doanh phù hợp, hiệu quả so
với thời bấy giờ, tuy nhiên so cơ chế quản lý không phù hợp với thực
tiễn nên chưa giành được chỗ đứng trong thị trường vận tải hàng hóa
Hà Nội. Tuy vậy mô hình này giúp công ty bài học kinh nghiệm trong
việc quản lý vận tải theo hướng thị trường.
3

Lớp: 62CCVB02

SVTH: Trần Hữu Tuyến



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

GVHD: Nguyễn Thị Dung

Để từng bước mở rộng các dịch vụ khai thác tiềm năng sớm thoát khỏi
khó khăn, theo đề nghị của công ty ngày 7/9/1996 UBND Thành phố
Hà Nội có quyết định số 2492/QĐUB đổi tên công ty thanh Công ty
vận tải và dịch vụ hàng hóa Hà Nội.
Ngày 1/12/1997 đoàn xe taxi tải ra đời, với hơn 20 xe trọng tải 0,75T

và 10 xe trọng tải 1.215. Những năm tháng đầu tiên khi đoàn xe taxi
tải nhãn hiệu Vận tải hàng hóa 9.714.714 tham gia thị trường vận tải
đã giành được ưu thế. Tưởng chừng đoàn xe mới sẽ tạo ra đà cho việc
chiếm lĩnh thị trường vận tải nhỏ thủ đô.
Nhưng tiếc là chỉ được hơn 1 năm, đoàn xe mất dần chỗ đứng trong
thị trường vốn rất công bằng và nghiệt ngã. Chỉ sau hơn 3 năm một
lần nữa đoàn xe lại giảm đi về số lượng và sau 10 năm hoạt động đoàn
xe tải cũng chỉ để lại dấu ấn rất mờ và bài học quản lý của nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN.
Quyết định 2480/QĐ-UB ngày 16/6/1999 về việc chuyển công ty cổ
vận tải và dịch vụ hàng hóa Hà Nội thành công ty cổ phần vận tải và
dịch vụ hàng hóa Hà Nội đã tạo bước ngoặt mới.
Tháng 12/2000 thành lập tổ xe VC hành khách và cũng chỉ sau 3
tháng 3/2001 tổ xe nâng cấp thành đoàn xe. Mặc dù số lượng chưa
nhiều, nhưng chỉ sau 2 năm đã khai thác đến 5 tuyến vận tải hành
khách.
Từ năm 2003 công ty đã sử dụng phần mềm quản lý phương tiện và
thanh toán dịch vụ giao thông tĩnh bằng máy tính.
Giữa năm 2004 công ty cổ phần vận tải và dịch vụ hàng hóa Hà Nội
trở thành thành viên của tổng công ty vận tải Hà Nội trong mô hình
công ty mẹ công ty con. Tổng công ty - người đại diện quản lý phần
vốn nhà nước tại công ty.
Ngày 1/4/2006 tổng công ty cử đại diện phần vốn nhà nước về làm
giám đốc điều hành. Vẫn những con như vậy, thu nhập của CBNV có
tang lên, cổ tức đẩy lên mức 2 con số.
Trong khoảng thời gian từ năm 2006 – 2009 công ty đã thu được đó
là sự hình thành tư duy mới, một phương thức quản lý mới mang tính
khoa học, công nghệ hiện đại.
Để phù hợp với yêu cầu sản xuất của công ty trong giai đoạn mới.
Ngày 1/1/2011 công ty đã thành lập 3 xí nghiệp trực thuộc gồm: Xí

nghiệp vận tải và du lịch, xí nghiệp bến và điểm đỗ xe, xí nghiệp duy
tu hạ tầng và dịch vụ.
Những thành tích đạt được của tập thể CBNV.Tổng công ty vận tải Hà
Nội đã đề nghị bộ giao thong vận tải tặng bằng khen cho công ty, đây
4

Lớp: 62CCVB02

SVTH: Trần Hữu Tuyến


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

3)

4)

GVHD: Nguyễn Thị Dung

là món quà thật ý nghĩa vào dịp kỷ niệm 45 năm ngày thành lập công
ty.
- Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ hàng hóa Hà Nội luôn phát triển
vững bền, góp vào sự phát triển của tỏng công ty, của thành phố và tổ
quốc.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp.
- Vị trí địa lý: Cty ngụ tại 27/785 Trương Định với tổng diện tích :
45.545m2, nằm cạnh QL 1A cách trung tâm thành phố 7km, là cửa
ngõ và đầu mối giao thông lớn của thành phố nên rất thuận lợi cho
việc thông thương và quan hệ với các bạn hàng lớn.
- Cơ sở vật chất của công ty đảm bảo tài sản riêng:

• 15 đầu xe kéo thùng, container với tải trọng lớn.
• 25 xe tải 11 tấn, 15 tấn, xe nhỏ, xe cầu…..và đủ mọi tải trọng mà
khách hàng yêu cầu.
• Kho tàng : Với trên 4.000 m2 kho đạt tiêu chuẩn chất lượng, mặt
khác ta có thể xây dựng mở rộng thêm để trở thành một trung tâm
thu thập và phân phối hàng hóa lớn tại phía Nam Thành phố.
2
• Bến bãi : Với diện tích trên 25.000 m mặt sân bê tông và nhựa áp
pha có thể thỏa mãn nhu cầu neo đậu của một số lượng lớn phương
tiện ôtô.
• Ngoài ra trên bến thường xuyên có 150 – 200 xe ngoại tỉnh nằm
chờ hàng.
Phương hướng phát triển.
-

Phát triển thành một công ty mạnh có tiềm lực về tài chính, quản lý,
điều hành tiên tiến để giữ vai trò chủ đạo, tập trung, chi phối, hỗ trợ
và liên kết các hoạt động của các Công ty con nhằm đạt hiệu quả sản
xuất kinh doanh của Công ty mẹ và các Công ty con, công ty liên kết;
tối đa hóa lợi nhuận trong kinh doanh; không ngừng nâng cao đời
sống của người lao động trong Tổng công ty;

-

Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu đầu tư; hoàn
thành các nhiệm vụ do Nhà nước giao, trong đó có chỉ tiêu tỷ suất lợi
nhuận trên vốn chủ sở hữu.

-


Hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, trong đó ngành nghề
chính là vận tải hàng hóa, cho thuê kho bãi và các loại hình kinh
doanh khác…
5

Lớp: 62CCVB02

SVTH: Trần Hữu Tuyến


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
-

II)
1)
2)

GVHD: Nguyễn Thị Dung

Tổ chức triển khai nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và định hướng phát
triển của theo quy hoạch của Thành phố.

Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
Mối quan hệ của doanh nghiệp với các cơ quan cấp trên.
Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiện vụ của các phòng ban.

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN GIÁM ĐỐC


Phòng

Phòng

Phòng

Phòng

Phòng

Tổ chức
Hành chính

Tài chính
Kế toán

Kế hoạch
Đầu tư

Kinh doanh
& PTTT

Bảo vệ

Xí nghiệp

Xí nghiệp

Duy tu hạ tầng & Dịch vụ


Bến & Điểm đỗ xe

Đội duy tu & quản lý kho xưởng
a) Hội đồng quản trị. Bến
 Chức năng: Lãng yên
- Giám sát Giám đốc điều
 Nhiệm vụ:

Đội
Bến Trung tâm đại lý Vận tải
giao thông tĩnh Trương Định

hành và các cán bộ quản lý khác.

- Quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách
hàng năm.
- Xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu chiến lược
được Đại hội đồng cổ đông thông qua, quyết định cơ cấu tổ chức của
Công ty.

6

Lớp: 62CCVB02

SVTH: Trần Hữu Tuyến


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

b)


GVHD: Nguyễn Thị Dung

- Giải quyết các khiếu nại của Công ty đối với cán bộ quản lý cũng
như quyết định lựa chọn đại diện của Công ty để giải quyết các vấn
đề liên quan tới các thủ tục pháp lý chống lại cán bộ quản lý đó.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc điều hành;
- Đề xuất mức cổ tức hàng năm và xác định mức cổ tức tạm thời; tổ
chức việc chi trả cổ tức.
- Đề xuất việc tái cơ cấu lại hoặc giải thể Công ty.
Ban giám đốc.
 Nhiệm vụ và quyền hạn:
-

Thực hiện các trách nhiệm và quyền hạn quy định tại Điều lệ Công
ty.

-

Quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo
chế độ phân cấp trên nguyên tắc lãnh đạo một thủ trưởng.

-

Xây dựng các kế hoạch: Kế hoạch Nhân sự, Kế hoạch Ngân sách Tài chính, Kế hoạch Kinh doanh, Cơ chế thu nhập, Dự án Phát
triển, các phương án điều chỉnh kế hoạch, giải quyết công nợ, xử lý
lỗ và các vấn đề khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để trình
Hội đồng quản trị phê duyệt.

-


Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả nguồn vốn, nâng cao chất
lượng kinh doanh, nâng cao trình độ quản lý của Công ty.

-

Xây dựng hệ thống quản lý Công ty, Xây dựng tiêu chuẩn chất
lượng phục vụ, Quy trình vận hành cơ chế kinh doanh hiệu quả,
tiết kiệm.

-

Báo cáo HĐQT về các mặt hoạt động theo chế độ báo cáo của
Công ty.

-

Chịu trách nhiệm về tính chính xác các số liệu báo cáo trước
HĐQT; Không được cung cấp bất kỳ thông tin nào của Công ty mà
theo quy định của Công ty được coi là thông tin mật cho các cá
nhân, tổ chức bên ngoài.

-

Bảo đảm tính nguyên vẹn, chính xác của tất cả các hồ sơ, sổ sách,
chứng từ, báo cáo tuân theo chế độ báo cáo và theo quy chế hoạt
động này.

-


Lấy ý kiến và phê duyệt của HĐQT trước khi trình các báo cáo, kết
luận và kiến nghị lên ĐH Cổ đông.

-

Đề xuất bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với các chức danh thuộc thẩm
quyền bổ nhiệm của HĐQT.
7

Lớp: 62CCVB02

SVTH: Trần Hữu Tuyến


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
-

c)

Chịu trách nhiệm trước Cổ đông, HĐQT và Pháp luật về những sai
phạm của mình gây ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được
giao.

Phòng tổ chức – hành chính.
 Chức năng:
-


-


-

-

-

d)

GVHD: Nguyễn Thị Dung

Tham mưu, đề xuất và tổ chức thực hiện:
Công tác tổ chức nhân sự.
Công tác lao động, tiền lương.
Khen thưởng kỷ luật.
Công tác quản trị hành chính.
Quản trị mạng, website.
Các công tác khác.
Nhiệm vụ:
Quản lý và theo dõi nhân sự, đề xuất và phối hợp tổ chức tuyển
dụng, đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân viên của
Công ty, đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện công việc của từng
đơn vị, cá nhân theo tiêu chuẩn đặt ra. Thực hiện các chế độ chính
sách đối với người lao động (BHXH, BHYT, hưu trí, tai nạn lao
động, ốm đau …).
Đề xuất và phối hợp với các phòng ban liên quan, xây dựng quy
chế thu nhập gắn với hiệu quả công việc đối với người lao động,
lập và tổ chức thực hiện kế hoạch lao động tiền lương.
Xây dựng quy chế khen thưởng - kỷ luật; nội quy, quy chế làm
việc của Công ty và giám sát thực hiện, đề xuất, theo dõi và giám
sát việc thực hiện các nội quy, quy chế, quy định theo phân cấp,

tổng hợp báo cáo.
Lưu trữ văn thư, đề xuất và thực hiện mua sắm các trang thiết bị
văn phòng và văn phòng phẩm, thực hiện công tác duy tu bảo
dưỡng cơ sở vật chất của Công ty theo phân cấp, tổ chức phục vụ
hội họp, khánh tiết..., xây dựng quy chế và tổ chức thực hiện quản
lý tài sản, trang thiết bị văn phòng, công tác bảo vệ, phòng cháy
chữa cháy, dân quân tự vệ, an ninh Quốc phòng, quân sự địa
phương, phòng chống thiên tai..., công tác bảo hộ lao động và tổ
chức thực hiện công tác quản trị thương hiệu, quản lý chất lượng
(ISO) theo quy định của Công ty.

Phòng tài chính – kế toán.
8

Lớp: 62CCVB02

SVTH: Trần Hữu Tuyến


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

-

-


-

-


-

e)

GVHD: Nguyễn Thị Dung

Chức năng:
Tham mưu, đề xuất và tổ chức thực hiện:
Tổ chức Công tác kế toán - thống kê theo luật định.
Xây dựng kế hoạch tài chính, tổng hợp phân tích đánh giá tình hình
SXKD và các chỉtiêu tài chính theo quy định của Công ty.
Quản lý doanh thu và kiểm soát chi phí trị theo quy định.
Nhiệm vụ:
Tổ chức công tác kế toán - thống kê, Định kỳ hạch toán kết quả
hoạt động kinh doanh, làm căn cứ phân tích đánh giá việc thực
hiện kế hoạch, phục vụ công tác quản lý điều hành trong nội bộ
Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Giám đốc về
tính hợp pháp của các chứng từ thu chi phát sinh tại Công ty, quyết
toán chứng từ nội bộ theo định kỳ, Báo cáo tài chính theo quy
định.
Tổng hợp, xây dựng kế hoạch tài chính, phân tích, đánh giá, báo
cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và các chỉ tiêu tài
chính theo quy định.
Quản lý, giám sát việc thực hiện kế hoạch Tài chính, sử dụng tài
sản của Công ty, các định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí
đã được Hội đồng quản trị và Giám đốc phê duyệt ban hành.

Phòng kế hoạch – đầu tư.
 Chức năng:
-


-

-

-

Tham mưu cho Giám đốc Công ty trong công tác lập kế hoạch, đôn
đốc thực hiện và báo cáo đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh toàn Công ty.
Nghiên cứu, đề xuất và phối hợp với các phòng, ban, đơn vị để
phát triển các mô hình, phương thức sản xuất với mục tiêu mở rộng
và phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty.
Tham mưu cho Giám đốc Công ty trong việc xác định chiến lược,
mục tiêu trong việc đầu tư các dự án xây dựng, duy tu cơ sở hạ
tầng và vật chất kỹ thuật.
Tham mưu với Giám đốc Công ty trong công tác mở rộng thị
trường, công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn lực có liên quan đến
các lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty.
9

Lớp: 62CCVB02

SVTH: Trần Hữu Tuyến


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

-


-

f)

GVHD: Nguyễn Thị Dung

Nhiệm vụ:
Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện
kế hoạch sản xuất kinh doanh, theo dõi và báo cáo kế hoạch theo
định kỳ (tháng, quý, năm).
Quản lý điện, nước công nghiệp và sinh hoạt, dõi tình trạng kỹ
thuật của máy móc trang thiết bị kỹ thuật, tổ chức ký kết và quản
lý hồ sơ các hợp đồng cung ứng các dịch vụ của công ty cho khách
hàng. Xây dựng và đề xuất các chương trình nhằm: quảng bá sản
phẩm dịch vụ, xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường…, Đề
xuất khen thưởng - kỷ luật trong phạm vi chuyên môn.

Phòng kinh doanh & phát triển thị trường.
 Chức năng:
- Tham mưu với Giám đốc Công ty trong công tác mở rộng thị
trường, tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của Công ty.
- Nghiên cứu, đề xuất và lập các kế hoạch kinh doanh các sản phẩm
dịch vụ của Công ty. Đề xuất xây dựng các dự án đầu tư mới hoặc
đầu tư chiều sâu các gói dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng.
- Tìm kiếm, lựa chọn khách hàng sử dụng các loại hình dịch vụ của
Công ty. Quản lý, theo dõi, kiểm tra tổng hợp tình hình sử dụng
các dịch vụ của Công ty theo khu vực được phân công.
- Theo dõi tổng hợp và phân tích các hoạt động kinh doanh của toàn
Công ty, tiếp nhận các thông tin từ khách hàng báo cáo đề xuất và
điều chỉnh kịp thời nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trên cơ

sở khả năng hiện có của Công ty.
 Nhiệm vụ:
- Tổ chức tiếp thị quảng cáo sản phẩm về xây dựng hệ thống TT,
khách hàng Công ty bao gồm : Cho thuê bất động sản (nhà, văn
phòng) dịch vụ đỗ gửi xe… đảm bảo ổn định hiệu quả.
- Trên cơ sở các sản phẩm dịch vụ hiện có của Công ty triển khai các
hoạt động bán hàng tạo lợi nhuận tối đa cho Công ty.
- Phối hợp với các phòng KHĐT, TCKT và đơn vị triển khai thực
hiện các hợp đồng nhằm đảm bảo cung cấp sản phẩm dịch vụ theo
đúng nội dung hợp đồng đã ký kết giữa Công ty với khách hàng.
Đề xuất với lãnh đạo Công ty các biện pháp xử lý khi khách hàng
vi phạm các điều khoản hợp đồng (chậm TT tiền….)
- Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng sản phẩm dịch vụ của khách
hàng phân tích tổng hợp các phản hồi từ phía khách hàng để có các
biện pháp chấn chỉnh kịp thời góp phần nâng cao chất lượng dịch
vụ cũng như đảm bảo các lợi ích kinh tế của Công ty.
10

Lớp: 62CCVB02

SVTH: Trần Hữu Tuyến


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Dung

Thường xuyên cập nhật những thay đổi về chính sách của Nhà
nước, biến động của thị trường, nhu cầu của bạn hàng để có những
điều chỉnh phù hợp trong phương án kinh doanh và đòi hỏi của

khách hàng nhằm khai thác tối đa năng lực hiện có của Công ty,
đảm bảo lợi ích của các bên.
- Phát triển quan hệ với các đầu mối thông tin, các đơn vị vệ tinh
theo mô hình phù hợp với sản phẩm dịch vụ của Công ty. Nhận
biết phân tích và nắm bắt các cơ hội để triển khai đầu tư và bán sản
phẩm dịch vụ.
- Tổng hợp phân tích kết quả từ quá trình đánh giá nội bộ có liên
quan đến các chính sách đối với khách hàng để đưa ra các kết luận
về sự phù hợp của tình hình hiện tại và diễn biến các hoạt động
kinh doanh đối với mục tiên chiến lược, kế hoạch ngắn hạn, dài
hạn và mục tiêu các dự án của Công ty.
- Nghiên cứu và nắm rõ các yêu cầu pháp lý về công tác tiêu thụ sản
phẩm, dịch vụ, bảo hiểm và yêu cầu pháp định khác thuộc lĩnh vực
hoạt động của Công ty. Là đầu mối xây dựng các biểu mẫu liên
quan đến công tác tiêu thụ sản phẩm dịch vụ. Tham gia xem xét
nội dung các hợp đồng và xây dựng phương án đàm phán với đối
tác.
- Tham gia phát triển ý tưởng và thiết kế sản phẩm dịch vụ mới của
Công ty. Đánh giá tính khả thi, lập kế hoạch bán hàng theo dõi và
điều chỉnh kế hoạch. Lập báo cáo hoàn thành sản phẩm dịch vụ.
- Tham gia công tác tuyển dụng , đào tạo và hỗ trợ kỹ năng bán
hàng, dich vụ khách hàng và các kỹ năng cần thiết khác cho cán bộ
thuộc phòng và các cán bộ khác của Công ty có liên quan đến công
tác bán hàng.
- Xây dựng kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất (có phối hợp với các cơ
quan chức năng) kiểm tra việc thực hiện các biện pháp an toàn
PCCN, VSTP… của các đơn vị và khách hàng trong quá trình
SXKD.
Phòng bảo vệ.
 Chức năng:

-

g)

-

-

Tham mưu với Ban điều hành các biện pháp đảm bảo An toàn
chính trị nội bộ, an toàn mọi mặt trong quá trình sản xuất kinh
doanh trên phạm vi toàn Công ty và hướng dẫn, phối hợp các đơn
vị triển khai thực hiện.
Phối hợp với các đơn vị và cơ quan chức năng đảm bảo duy trì ổn
định hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
11

Lớp: 62CCVB02

SVTH: Trần Hữu Tuyến


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Dung

Tổ chức, hướng dẫn các đơn vị trong phạm vi toàn Công ty (bao
gồm các phòng ban, đơn vị Cty và các đơn vị, khách hàng sử dụng
mặt bằng) trong việc triển khai thực hiện các kế hoạch, biện pháp ,
phương án về : bảo vệ, PCCC, QSĐP, PCBL đã được lãnh đạo
Công ty phê duyệt và ban hành trong phạm vị toàn Công ty


-

Thực hiện chức năng pháp lý đảm bảo các hoạt động XSKD của
Công ty được thực hiện đúng pháp luật.

-


-

-

-

-

-

-

Nhiệm vụ:
Tham mưu xây dựng, tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các
nội quy, quy chế, kế hoạch, phương án trong công tác bảo vệ,
PCCC, QSQP địa phương, PCBL và tổ chức tuyên truyền, phổ
biến, hướng dẫn thực hiện.
Là lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng phong trào “Toàn
dân bảo vệ ANTQ” trên địa bàn Cty và bảo vệ chính trị nội bộ.
Tham gia, hỗ trợ các công tác như hội thao, huấn luyện DQTV,
PCBL, PCCC khi có yêu cầu và là lực lượng nòng cốt xử lý các sự

vụ về ANCT – TTATXH.
Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ tại chỗ cho CB – NV các đơn
vị, tham mưu, đề xuất các chương trình đào tạo nghiệp vụ Bảo vệ.
Hướng dẫn nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ các đơn vị sử dụng mặt
bằng Cty.
Chủ động phối hợp với CA các cấp và các đơn vị liên quan giữ gìn
ANCT – TTATXH, phòng chống cháy, nổ trên địa bàn Cty. Khi có
vụ việc xảy ra như : cháy, nổ, tai nạn, trộm cắp tài sản, gây rối trật
tự công cộng… phối hợpvới các đơn vị bảo vệ hiện trường, cấp
cứu nạn nhân, bắt người phạm tội quả tang, lập biên bản sự việc,
báo cáo ngay cho cơ quan CA và Lãnh đạo Cty.
Chuyên trách công tác QSQP địa phương của Cty, triển khai các
hoạt động của lực lượng vũ trang Cty và là nòng cốt lực lượng dân
quân tự vệ.

Thường trực Ban chỉ huy phòng chống lụt bão hàng năm, theo dõi
diễn biến thời tiết để kịp thời tham mưu với Ban chỉ huy phòng
chống lụt bão các biện pháp phòng chống.
Xí nghiệp bến & điểm đỗ xe.
 Chức năng:
-

h)

12

Lớp: 62CCVB02

SVTH: Trần Hữu Tuyến



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
-

-

-

-


-

-

-

-

-

-

-

i)

GVHD: Nguyễn Thị Dung

Tổ chức quản lý các hoạt động trông giữ phương tiện ngày đêm,

kinh doanh các dịch vụ bến bãi.
Khai thác và cung ứng các dịch vụ phụ trợ về xếp dỡ hàng hóa,
dich vụ sân bãi…
Phát triển hệ thống Giao thông tĩnh trên địa bàn Thành phố Hà
Nội.
Triển khai thực hiện công tác bảo vệ, công tác đảm bảo an toàn
khu vực 27/785 Trương Định và các địa bàn SXKD của Xí nghiệp
theo các nội quy, quy chế, kế hoạch, phương án, hướng dẫn được
Giám đốc Công ty và cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Nhiệm vụ:
Xây dựng kế hoạch sản xuất và tổ chức hoạt động kinh doanh
trong Xí nghiệp trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch SXKD của Công ty.
Tổ chức, sắp xếp, điều hành, quản lý mọi hoạt động của Xí nghiệp
trên cơ sở định biên lao động và các quy định của Công ty, pháp
luật của nhà nước và nghành nghề kinh doanh được giao.
Tổ chức tiếp nhận xe ra vào bến ,các điểm đỗ và sắp xếp trông giữ
các phương tiện giao thông của khách hàng có nhu cầu dừng đỗ tại
các cơ sở, điểm đỗ xe thuộc Công ty quản lý đảm bảo an toàn, văn
minh lịch sự, đảm bảo an toàn PCCN, VSMT…
Tổ chức quản lý lao động, kiểm tra quá trình tác nghiệp, sử dụng
vé ấn chỉ đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và tài sản
Đề xuất các giải pháp với lãnh đạo Công ty về các vấn đề phát sinh
trong quá trình tổ chức sản xuất tại Xí nghiệp đề kịp thời có điều
chỉnh các chính sách với khách hàng.
Tổ chức quản lý khai thác các dịch vụ phụ trợ như dịch vụ sân bãi,
xếp dỡ hàng hóa theo đúng các qui định của Nhà nước và Công ty.
Xây dựng, tổ chức công tác marketing tiếp thị mở rộng thị trường.
Xây dựng các mối quan hệ với chính quyền địa phương để thực
hiện tốt nhiệm vụ SXKD trong Xí nghiệp.


Xí nghiệp duy tu hạ tầng & dịch vụ.
 Chức năng:

13

Lớp: 62CCVB02

SVTH: Trần Hữu Tuyến


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
-

-

-

-


-

-

-

-

-


-

-

-

GVHD: Nguyễn Thị Dung

Tham mưu xây dựng kế hoạch duy tu bảo dưỡng sửa chữa cơ sở hạ
tầng Bến bãi để phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh và các
hoạt động chung của Công ty.
Tham gia đấu thầu và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công
trình hạ tầng kỹ thuật đô thị của các Sở ban ngành và tổ chức cá
nhân trong & ngoài Công ty khi được Giám đốc ủy quyền.
Phát triển đánh giá hiệu của của hoạt động kho tàng, duy tu xây
dựng các công trình đề xuất Giám đốc Công ty các QĐ sản xuất
KD của XN.
Triển khai thực hiện công tác bảo vệ, công tác đảm bảo an toàn
khu vực số 2 Lãng Yên và các địa bàn SXKD của Xí nghiệp theo
các nội quy, quy chế, kế hoạch, phương án, hướng dẫn được Giám
đốc Công ty và cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Nhiệm vụ:
Xây dựng bộ máy tổ chức của xí nghiệp theo chức năng nhiệm vụ
đảm bảo số lượng, chất lượng ngành nghề được Giám đốc Công ty
giao.
Phối hợp với các phòng ban xây dựng kế hoạch sản xuất kinh
doanh hàng tháng, quý, năm trên cơ sở các chỉ tiêu kế hoạch đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tổ chức thực hiện việc cải tạo sửa chữa xây dựng các công trình
vừa và nhỏ phục vụ đời sống sinh hoạt của CBCNV Công ty và

nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.
Tổ chức quản lý các hoạt động dịch vụ cho thuê kho xưởng nhà trọ
và các loại dịch vụ khác thuộc phạm vi trong và ngoại Công ty.
Tổ chức dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa rửa xe, kinh doanh xăng dầu
và phụ tùng xe.
Tổ chức các hoạt động kinh doanh nhà hàng ăn uống, nghỉ trọ cho
lái xe và khách có nhu cầu.
Tham gia đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị,
duy tu, duy trì cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm: Cấp thoát nước, cây
xanh chiếu sáng trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Duy trì đảm bảo vệ sinh môi trường và thoát nước trong phạm vi
toàn Công ty.
14

Lớp: 62CCVB02

SVTH: Trần Hữu Tuyến


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
3)
III)
1)

GVHD: Nguyễn Thị Dung

Mối quan hệ của các bộ phận.
Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp.
Chức năng.


 Chức năng chính của Công ty là cung cấp vận tải và dich vụ vân tải,

ngoài ra Công ty còn thực hiện một số chức năng sau bao gồm:

2)

-

Kinh doanh dịch vụ du lịch, lữ hành và các dịch khác.

-

Kinh doanh kho, bãi.

-

Vận tải hành khách.

-

Dịch vụ ăn uống, karaoke.

-

Sát hạch xe cơ giới.

-

Kinh doanh lắp ráp xe máy.


Nhiện vụ.
-

Cung ứng, vận chuyển và chuyển và đại lý vận chuyển hàng hoá,
hành khách liên tỉnh, du lịch, taxi ...

-

San lấp mặt bằng.

-

Sửa chữa nâng cấp phương tiện.

- Xuất nhập khẩu và kinh doanh vật tư, thiết bị phụ tùng .
- Kinh doanh kho bãi, xếp dỡ hàng hoá, khai thác bến dỡ và trông giữ
xe hàng hoá.
- Sát hạch lái xe cơ giới đường bộ và các dịch vụ nhà nghỉ, vui chơi, giải
trí.
IV)
1)

Các điều kiện khai thác.
Điều kiện khí hậu.
- Thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến việc giao hàng, nhận hàng và quá trình
chuyên chở hàng hoá bằng đường bộ.Điều này sẽ ảnh hưởng đến tốc
15

Lớp: 62CCVB02


SVTH: Trần Hữu Tuyến


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2)

3)
-

GVHD: Nguyễn Thị Dung

độ làm hàng và thời gian giao nhận hàng hoá.Ngoài ra, quá trình
chuyên chở cũng chịu nhiều tác động của yếu tố thời tiết có thể gây
thiệt hại hoàn toàn cho chuyến đi hoặc làm chậm việc giao hàng, làm
phát sinh hậu quả kinh tế cho các bên có liên quan.
- Nước ta là một nước có khí hậu thây đổi thất thường, thường xuyên có
thiên tai, lũ lụt, do vậy quá trình vận tải của công ty không phải lúc
nào cũng thuận lợi, đặc biệt là đối với các chuyến hàng Bắc – Nam có
khi phải nằm chờ sau vài ngày mới có thể tiếp tục hành trình.
Điều kiện đường sá.
a) Mạng lưới đường nội đô.
- Có chiều dài 363Km, với diện tích mặt đường hơn 5,6 Km2.
- Mật độ đường bình quân ở nội thành là rất thấp chỉ đạt 4,08 Km
đường/Km2 và phân bố không đều.
- Tỉ lệ đất dành cho giao thông trên diện tích tự nhiên cũng rất thấp chỉ
đạt 6,5%.
- Mặt cắt ngang đường đa số đều hẹp. khu phố cổ chiều rộng 6 - 8 m, Khu
phố cũ từ 12 - 18 m.
- Mạng lưới đường có nhiều giao cắt trên địa bàn 8 quận nội thành có tới

580 nút giao cắt và hầu hết là đồng mức .
b) Mạng lưới đường các tuyến khác.
- QL 1A về phía Bắc: Đây là tuyến giao thông chính nối Hà Nội với cửa
khẩu Lạng Sơn, một trong những cửa khẩu đường bộ chính giao lưu giữa
Việt Nam và Trung Quốc. Hiện tại đã được nâng cấp thành tiêu chuẩn
đường cấp 3.
- QL 1A về phía Nam: Với mục đích giảm lưu lượng hiện nay cũng như
trong tương lai trên tuyến giao thông huyết mạch này. Hiện tại đã xây
dựng xong tuyến đường tránh đoạn Cầu Giẽ - Pháp Vân, vị trí cơ bản
chạy song song và cách tuyến đường 1A hiện có 1.200 – 2.000m về phía
Đông. Đây là tuyến đường được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc
với 4 làn xe chạy.
Môi trường luật pháp:
Bất kỳ một sự thay đổi nào ở một trong những môi trường luật pháp nói
trên như sự ban hành, phê duyệt một thông tư hay nghị định của Chính
phủ ở một trong những quốc gia kể trên; hay sự phê chuẩn, thông qua
một Công ước quốc tế cũng sẽ có tác dụng hạn chế hay thúc đẩy hoạt
động giao nhận hàng hoá.
16

Lớp: 62CCVB02

SVTH: Trần Hữu Tuyến


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
-

4)
-


-

5)
-

-

-

GVHD: Nguyễn Thị Dung

Năm 2011, Thành phố Hà Nội có chủ trương cấm các loại xe tải có tải
trọng từ 1 tấn trở lên ra vào nội thành đã gây rất nhiều khó khăn cho
doanh nghiệp trong việc gom hàng từ các chủ hàng nhỏ về bãi để vận
chuyển….
Môi trường chính trị xã hội:
Sự ổn định chính trị, xã hội của mỗi quốc gia không chỉ tạo điều kiện
thuận lợi cho quốc gia đó phát triển mà còn là một trong những yếu tố để
các quốc gia khác và thương nhân người nước ngoài giao dịch và hợp tác
với quốc gia đó.
Nước ta là một nước có tình hình chính trị rất ổn định, do đó đã tạo điều
kiện thuận lợi cho không chỉ riêng công ty mà tất cả các doanh nghiệp
Việt Nam phát triển bền vững.
Môi trường công nghệ:
Sự đổi mới ngày càng nhanh về mặt công nghệ trong vận tải đã không
ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, giảm chi phí khai thác, tác
động đến ngành vận tải và dịch vụ.
Công ty cũng áp dụng nhiều khoa học công nghệ vào hoạt động vận tải
với mong muốn mang lại cho khách hàng sự phục vụ tốt nhất, hạ giá

thành vận tải.
Cùng với những bước tiến lịch sử của ngành hang vận tải hàng hoá thế
giới, ngành vận tải hang hoá Việt Nam cũng đang từng bước đổi mới để
hoàn thiện mình và hoà nhập với ngành vận tải trong khu vực và trên thế
giới, góp phần thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực giao nhận hàng không
còn non trẻ.
PHẦN II: AN TOÀN VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
I)
Nội quy, quy chế của doanh nghiệp
1) Chế độ làm việc, nghỉ ngơi.
Điều 1: Biểu thời gian làm việc trong ngày:
- Số giờ làm việc trong ngày: 8 tiếng.
- Số ngày làm việc trong tuần: 5.5 ngày.Từ thứ Hai đến trưa thứ
Bảy.
- Thời điểm bắt đầu làm việc trong ngày: 8h sáng
- Thời điểm kết thúc làm việc trong ngày: 5h chiều.
- Thời gian nghỉ ngơi trong ngày: 11h 30’ – 12h 30’
Điều 2: Ngày nghỉ hằng tuần:
17

Lớp: 62CCVB02

SVTH: Trần Hữu Tuyến


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Dung

- Chiều thứ 7 và ngày Chủ nhật.

Điều 3: Ngày nghỉ người lao động được hưởng nguyên lương:
1. Nghỉ lễ, tết hàng năm: Theo điều 73 của Bộ luật Lao động VN
quy định:
• Tết Dương Lịch: Một ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch).
• Tết Âm lịch: Bốn ngày (một ngày cuối năm và 3 ngày đầu
năm âm lịch).
• Ngày chiến thắng: Một ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch).
• Ngày Quốc tế lao động: Một ngày (ngày 1 tháng 5 dương
lịch).
• Ngày Quốc khánh: Một ngày (ngày 2 tháng 9 dương lịch).
• Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào nghỉ hằng tuần thì
người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.
2. Nghỉ phép hàng năm:
• Người lao động có 12 tháng làm việc tại Công ty thì được
nghỉ 12 ngày phép năm hưởng nguyên lương. Mỗi tháng
người lao động được nghỉ một ngày phép, nếu không nghỉ thì
ngày phép đó sẽ cộng dồn vào những tháng sau. (dựa theo
điều 74). Cụ thể như sau: Nếu tháng 1 nhân viên có một ngày
nghỉ phép hưởng nguyên lương mà không sử dụng thì có thể
cộng dồn vào tháng 2. Đến tháng 2 có nhu cấu sử dụng thì có
thể sử dụng cả 2 ngày phép. Nhân viên cũng có thể sử dụng
một lần phép năm nếu không ảnh hưởng đến công việc.
• Nếu thời gian làm việc dưới 12 tháng thì số ngày phép năm
được tính theo tỉ lệ tương ứng với số tháng làm việc. (dựa
theo Khoản 2 điều 77)
• Người lao động sẽ có thêm một ngày phép năm hưởng
nguyên lương cho mỗi 5 (năm) năm làm việc (dựa theo điều
75)
Quy định cách giải quyết số ngày phép chưa nghỉ hết trong năm:(dựa
theo điều 76)

- Trường hợp ngày nghỉ phép năm vẫn còn (người lao động chưa sử
dụng hết) thì những ngày nghỉ này sẽ được chuyển sang cho năm kế
tiếp. Tuy nhiên người lao động phải nghỉ hết ngày phép của mình
trước Quý II của năm sau, tức là trước ngày 30 tháng 6 năm sau.
- Khi thôi việc nếu người lao động chưa nghỉ hết phép năm của mình
thì được thanh toán tiền lương của những ngày phép chưa nghỉ bằng
100% tiền lương công việc đang làm.
18

Lớp: 62CCVB02

SVTH: Trần Hữu Tuyến


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Dung

- Nếu do yêu cầu công việc, người lao động không thể nghỉ phép,
Công ty sẽ thanh toán tiền lương những ngày phép đó bằng 300%
tiền lương của ngày làm việc bình thường.
Điều 4: Nghỉ việc riêng có lương
Người lao động có quyền nghỉ và hưởng đầy đủ lương như những
ngày đi làm trong các trường hợp sau:
- Bản thân kết hôn: được nghỉ 5 ngày.
- Con lập gia đình: được nghỉ 1 ngày.
- Bố mẹ (cả bên chồng và bên vợ) chết, hoặc vợ, chồng, con
chết: đuợc nghỉ 3 ngày.
- Người lao động là chồng có vợ sinh con lần 1 và 2: được nghỉ
2 ngày.

Điều 5: Nghỉ việc riêng không lương:
- Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động
để xin nghỉ không hưởng lương, tuy nhiên chỉ trong trường hợp
có lý do thật sự chính đáng.
- Quy định người lao động có thề xin nghỉ không lương tối đa:
14 ngày trong năm.
Điều 6: Ngày nghỉ bệnh:
- Nếu người lao động bị bệnh thì người thân của người lao động
phải thông báo cho Công ty biết trong thời gian sớm nhất.
- Trường hợp nghỉ nhiếu ngày liên tiếp thì sau khi nghỉ bệnh
người lao động phải nộp đơn xin nghỉ bệnh cùng với giấy xác
nhận của Bác sĩ, nếu không sẽ bị khấu trừ vào ngày phép năm.
- Trong thời gian nghỉ bệnh theo giấy của Bác sĩ, người lao
động được hưởng chế độ theo quy định của Bảo Hiểm Xã Hội.
- Thời gian tối đa người lao động được hưởng trợ cấp ốm đau
như sau: (dựa theo điều 7, NĐ 12/CP)
• 30 ngày trong một năm nếu đã đóng Bảo hiểm Xã hội
dưới 15 năm.
• 40 ngày trong một năm nếu đã đóng Bảo hiểm Xã hội
từ 15 năm đến dưới 30 năm.
• 50 ngày trong một năm nếu đã đóng Bảo hiểm Xã hội
từ 30 năm trở lên.
Điều 7: Thủ tục xin nghỉ và thẩm quyền cho phép người lao động nghỉ
trong các trường hợp trên:
19

Lớp: 62CCVB02

SVTH: Trần Hữu Tuyến



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Dung

- Người nào muốn nghỉ phép năm thì phải làm đơn và được sự
chấp thuận của cấp trên. Trong các trường hợp nghỉ từ 5 (năm)
ngày trở lên thì phải làm đơn xin phép trước 2 tuần lễ.
- Trường hợp khẩn cấp , xin nghỉ trong ngày, người lao động có
thề thông báo bằng điện thoại cho cấp trên của mình trước 10h
sáng hôm đó.
Điều 8: Những quy định đối với lao động nữ:
Để bảo đảm cho người phụ nữ được bình đẳng về mọi mặt,
những quy định đối với người lao động nữ sẽ tuân thủ theo các điều
114, 115, 117 của Bộ Luật động Việt Nam như sau:
- Người lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con, cộng
lại từ 4 (bốn) đến 6 (sáu) tháng do Chính phủ quy định tùy theo
điếu kiện lao động, tính chất công việc. Nếu sinh đôi trở lên thì
tính từ con thứ 2 trở đi , cứ mỗi con người mẹ sẽ được nghỉ
thêm 30 ngày. Quyền lợi của người lao động nữ trong thời gian
nghỉ thai sản được quy định theo điều 141 của Bộ luật Lao động
này.
- Khi nộp đơn xin nghỉ thai sản, người lao động phải đính kèm
các giấy xác nhận của Bác sĩ. Hết thời gian nghỉ thai sản quy
định trên, nếu có nhu cầu, người lao động nữ có thể nghỉ thêm
một thời gian không hưởng lương theo thỏa thuận với người sử
dụng lao động. Người lao động nữ có thể đi làm việc trước khi
hết thời gian thai sản, nếu đã nghỉ ít nhất được 2 tháng sau khi
sinh và có giấy của thầy thuốc chứng nhận việc trở lại làm sớm
không có hại cho sức khỏe và phải báo cho người lao động biết

trước. Trong trường hợp này, người lao động nữ vẫn có thể tiếp
tục được hưởng trợ cấp thai sản ngòai tiền lương của những
ngày làm việc.
- Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động
nữ có thai từ tháng tứ 7 hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi
làm việc thêm giờ hoặc làm việc ban đêm và đi công tác xa.
- Người lao động nữ trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12
tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc
mà vẫn hưởng đủ lương.
- Người sử dụng lao động bảo đảm chỗ làm việc cho người lao
động sau khi kết thúc thời gian nghỉ sanh nếu trước đó vẫn giữ
đúng các điều khỏan trong HĐLĐ và tuân thủ đúng nội quy
Công ty.
20

Lớp: 62CCVB02

SVTH: Trần Hữu Tuyến


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Dung

2)

Nội quy, quy chế về trật tự an ninh xã hội.
Điều 12: Những quy định về trật tự an ninh xã hội:
1. Rượu và các chất kích thích
- Để tỏ ra có tinh thần trách nhiệm đối với người lao động và

khách hàng, Công ty phải duy trì một môi trường trong lành và
khỏe mạnh, công ty ngăn cấm hoàn toàn việc sản xuất, phân
phối hoặc sử dụng các chất cồn và thuốc lá bất hợp pháp trong
công việc.
- Người lao động có biều hiện bị tác động của cồn hoặc các loại
thuốc bất hợp pháp sẽ không được cho làm việc và phải bị xử lý
kỷ luật theo quy định.
2. Đánh bạc
- Theo nguyên tắc của Công ty, bài bạc sẽ không được cho phép
và bất cứ người lao động nào tham gia vào các hoạt động này sẽ
phải chịu các hình thức kỷ luật.
3. Thông tin cá nhân:
- Các thông tin liên quan đến trình độ và việc làm của mỗi
người lao động với công ty sẽ được lưu trữ bởi Ban Giám Đốc
Công ty.
- Các thông tin cá nhân sẽ được giữ kín hoàn tòan và chỉ được
truy xuất bởi các giới chức có thẩm quyền và người lao động
của Công ty. Dù trong bất kỳ hòan cảnh nào người lao động
cũng không được phép nộp các tài liệu của họ mà bằng cách đó
cho phép họ có thể thay đổi thông tin và văn bản.
- Cấp trên có thể mượn tài liệu cá nhân khi có lý do chính đáng
và các tài liệu cấp dưới quyền hay những người có liên quan tới
bộ phận của họ. Cấp trên phải bảo đảm là không có người khác
sử dụng các tài liệu này.
- Một người lao động có thể được phép xem tài liệu của mình
khi có sự hiện diện của cấp trên hoặc Giám Đốc.

3)

Các văn bản pháp luật và nghị định liên quan đến vận tải đường

bộ.
Điếu 17: Giữ bí mật công nghệ, kinh doanh:
- Trong khi đang làm việc cho Công ty, người lao động không
được tiết lộ hoặc yêu cầu tiết lộ các thông tin bí mật thuộc
quyền sỡ hữu của Công ty về khách hàng hoặc nhà cung cấp
cho những người không có quyền hạn hoặc bất cứ ai ngoại trừ
những người được khách hàng cho phép hay cơ quan pháp luật.
21

Lớp: 62CCVB02

SVTH: Trần Hữu Tuyến


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Dung

- Ví dụ về các thông tin thuộc quyền sỡ hữu và thông tin bí mật
bao gồm nhưng không giới hạn, kế họach kinh doanh, quá trình
kinh doanh, danh sách khách hàng, thông tin người lao động,
các thông tin không được công bồ trong quá trình thuê mướn
người lao động, các thông tin về khách hàng, kỹ thuật và các hệ
thống bao gồm các chương trình của Công ty.
- Ngăn ngừa việc cố ý hay không cồ ý tiết lộ các thông tin về
quyền sở hữu và thông tin bí mật bằng cách giảm tối thiều rủi
ro, người lao động không có thẩm quyền truy xuất vào các
thông tin này, các phương pháp phòng ngừa sẽ được thực hiện
để bảo đảm các công việc giấy tờ liên quan tới công việc và các
văn bản được tạo ra, sao chép, bản fax được lưu trữ và hủy bỏ

theo quy định của Công ty.
- Việc ra vào vùng làm việc và truy xuất máy tính sẽ được điều
khiển hợp lý. Người lao động không được phép thảo luận về
các vấn đề nhạy cảm hoặc các thông tin mật ở nơi công cộng
như thang máy, hành lang, nhà hàng, nhà vệ sinh và các phương
tiện di chuyển công cộng.
- Bảo mật thông tin khách hàng là ưu tiên hàng đầu của mọi
người trong Công ty.
- Mọi người phải bảo vệ, tùy thuộc vào mức độ an toàn nghiêm
ngặt, các thông tin cần được bảo mật mà khách hàng cung cấp
cho họ.
- Công ty có những nguyên tắc riêng cam kết với khách hàng và
xử lý các định nghĩa, tài liệu, giám sát, và quản lý an toàn các
tài sản thông tin này. Tất cả người lao động có trách nhiệm hiểu
rõ và tuân thủ các nguyên tắc và cách xử lý này.
Quy định của doanh nghiệp về an toàn và bảo hộ lao động

II)

- Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc
trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại.
- Chế độ bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Ý kiến tham gia với Bộ Y tế để ban hành danh mục bệnh nghề
nghiệp.
- Chế độ làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
22

Lớp: 62CCVB02

SVTH: Trần Hữu Tuyến



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Dung

- Tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động.
- Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm và đặc biệt
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động;
- Danh mục công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi
con.
- Danh mục nghề, công việc được sử dụng người từ đủ 15 tuổi đến
dưới 18 tuổi làm thêm giờ, làm đêm.
- Danh mục công việc nhẹ được sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới
15 tuổi; công việc được phép sử dụng người dưới 13 tuổi.
- Danh mục công việc khác, nơi làm việc khác gây tổn hại đến sức
khỏe, an toàn hoặc đạo đức của người chưa thành niên.

PHẦN III: CÔNG TÁC ĐIỀU TRA NHU CẦU VẬN CHUYỂN TRÊN TUYẾN

PHẦN IV: QUẢN LÝ KHAI THÁC KÝ THUẬT PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI
I)
Tình hình phương tiện.
1) Tình hình chung.
- Do kinh tế thị trường khó khăn, nhu cầu vận tải hang hóa bằng xe ô tô
của đơn vị trong mấy năm qua cũng gặp nhiều khó khăn. Doanh thu
sụt giảm, phương tiện phải sửa chữa nhiều, có nhiều phương tiện rất
khấu hao.
- Công ty cũng bố trí bảo dưỡng các xe theo định kì để đảm bảo có đủ

phương tiện cung ứng cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa khi có hợp
đồng.
2) Phân loại và thong số của một số phương tiện.
- Xe kéo thùng, container.
- Xe tải hạng nhẹ.
23

Lớp: 62CCVB02

SVTH: Trần Hữu Tuyến


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Dung

Xe tải hạng trung.
Xe tải hạng nặng.

-

Công ty chủ yếu sử dụng các loại xe tải hạng trung, hạng nhẹ của
HUYNDAI, TOYOTA…..
Sau đây là bảng thông số kỹ thuật của dòng xe HUYNDAI được công ty
sử dụng nhìêu nhất:
Trọn
g tải

ST
T

1
2
3
4
5

Loại xe

(Tấn)

HYUNDAIHD65
HYUNDAIHD72
HYUNDAIHD120
HYUNDAIHD250
HYUNDAIHD320

1,9 –
2,5

Chiều
dài cơ
sở
(mm)

Trọng
lượng
bản
than
(KG)


Trọng
tải
thiết
kế
(KG)

Trọng
lượng
toàn
bộ
(KG)

5.970x2.000x2.195

2.355

3.950

Kích thước tổng thể
(DxRxC) mm

3,5

3.735

6.520x2.000x2.215

2.52

4.485


5

4.895
5.650
+1.300

8.430x2.195x2.430
11.700x2.495x3.13
0
12.245x2.495x3.14
0

4.100
10.34
0
10.22
0

6.165
14.00
0
26.35
0

14
19

Công suất
động cơ

(Vòng/Phút
)

Cỡ lốp

6.500

130/2.900

7.00R16

7.200
10.46
0
24.47
0
36.70
0

130/2.900

7.50R16

225/2.500

8.25R16
11.00R2
0
11.00R2
0


II)
III)

Công tác quản lý kỹ thuật và bảo dưỡng sửa chữa phương tiện.
Hình thức quản lý phương tiện của doanh nghiệp.

I)

PHẦN V: TỔ CHỨC VẬN TẢI
Tình hình luồng tuyến hoạt động
1)

340/2.000
340/2.000

Các tuyến hoạt động.
-

Vận tải hàng hóa trong nội đô bằng các xe tải nhỏ.
Vận tải hàng hóa đi các tỉnh lẻ bằng các xe chuyên dụng và phù hợp
với đặc điểm của từng loại hàng hóa khác nhau.

Hà Nội – Thái Bình

Hà Nội – Hải Phòng

Hà Nội – Lào Cai

Hà Nội – Vinh

24

Lớp: 62CCVB02

SVTH: Trần Hữu Tuyến


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Dung

Hà Nội – Huế

Hà Nội – Đà Nẵng

Hà Nội – Sài Gòn
Ngoài ra khi chủ hàng có yêu cầu vận chuyển đi các tỉnh khác thì
công ty sẽ bố trí xe vận chuyển theo yêu cầu của khách hàng.


-

2)
a)

Địa bàn hoạt động và tổ chức vận tải trên tuyến.

Địa bàn hoạt động.
-


-

b)

Ngoại tỉnh: Khi có các đơn hàng đi các tỉnh thì công ty sẽ bố trí xe và
lái giao hàng đến địa điểm mà chủ hàng yêu cầu.trong những năm gần
đây thì công ty hoạt động chủ yếu trên tuyến Hà Nội – Hải Phòng và
trên tuyến Hà Nội – Sài Gòn với các đơn hàng thường xuyên từ Công
ty cơ khí Đông Anh và Toyota Việt Nam….

Tổ chức vận tải trên tuyến.
-

II)

Nội đô: Trước đây, doanh nghiệp thường xuyên nhận được các đơn
hàng vận chuyển hàng tiêu dùng cho các siêu thị như: CopMart,
OceanMart...vv nhưng trong những năm gần đây có rất ít các đơn
hàng như vậy, hoạt động vận tải nội đô chủ yếu là quá trình thu gom
hàng hóa từ các chủ hàng nhỏ lẻ để tập kết ở bãi hàng chở đi các tỉnh
khác. Ngoài ra, trong nội đô công ty cung cấp dịch vụ chuyển nhà trọn
gói nên hàng hóa chỉ là đồ đạc trong gia đình.

Do kinh tế suy thoái, nhu cầu tiêu dung giảm nên công ty chủ yếu
nhận được các đơn hàng nhỏ lé, chủ yếu là sử dụng 1 – 2 xe là đủ, có
số ít các đơn hàng phải bố trí đoàn phương tiện để chuyên chở.

Tổ chức vận tải
-


-

Mở tuyến mới: Do kinh tế đang trong tình trạng khó khăn, nhu cầu vận
chuyển hàng hóa ngày càng giảm sút. Trong bản báo cáo tổng kết cuối
năm 2013 vừa qua cũng đã đề cập đến vấn đề mở tuyến khai thác mới,
sau khi bàn bạc hội đồng quản trị của công ty quyết định kế hoạch
phát triển của công ty trong khoảng 2 – 3 năm tới sẽ không mở thêm
tuyến mới, thay vào đó sẽ tập trung nhân lực để khai thác trên các
tuyến cũ của công ty.
Điều chỉnh tuyến đã khai thác: trong các năm trước thì chủ yếu công
ty khai thác trên tuyến Hà Nội – Sài Gòn và Hà Nội – Hải Phòng vs
các khách hàng quen là Toyota Việt Nam, Công ty cơ khí Đông
Anh…, do vậy doanh thu phụ thuộc rất nhiều vào các đơn hàng của
các công này. Trong tình hình khó khăn như hiện nay thì cần phải có
25

Lớp: 62CCVB02

SVTH: Trần Hữu Tuyến


×