Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc và vận dụng trong giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh thái nguyên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 194 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
–––––––––––––––––––––––––––––––

VŨ THỊ THỦY

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT, BÌNH ĐẲNG,
TƯƠNG TRỢ GIỮA CÁC DÂN TỘC VÀ VẬN DỤNG
TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN TỘC
Ở TỈNH THÁI NGUYÊN HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
–––––––––––––––––––––––––––––––

VŨ THỊ THỦY

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT, BÌNH ĐẲNG,
TƯƠNG TRỢ GIỮA CÁC DÂN TỘC VÀ VẬN DỤNG
TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN TỘC
Ở TỈNH THÁI NGUYÊN HIỆN NAY
Chuyên ngành

: Hồ Chí Minh học

Mã số



: 62 31 02 04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Lâm Bá Nam
2. PGS.TS. Lại Quốc Khánh

XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ
CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CẤP ĐHQG
T/M tập thể hướng dẫn

Chủ tịch Hội đồng đánh giá
Luận án tiến sĩ

PGS.TS. Lâm Bá Nam

GS.TS. Đỗ Quang Hưng

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học
của riêng tôi. Tất cả các tài liệu tham khảo, các tư liệu, số liệu
thống kê sử dụng trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất
xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2017
Nghiên cứu sinh


Vũ Thị Thuỷ


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN ................................................................................................................ 7

1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ......................................7
1.2. Đánh giá khái quát tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án đi
sâu nghiên cứu ..................................................................................................25
Chương 2: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT, BÌNH ĐẲNG, TƯƠNG
TRỢ GIỮA CÁC DÂN TỘC: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG .......................... 28

2.1. Một số khái niệm cơ bản............................................................................28
2.2. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng,
tương trợ giữa các dân tộc ................................................................................35
2.3. Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ
giữa các dân tộc ................................................................................................61
Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN TỘC Ở TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 1997 ĐẾN
NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ................................................................ 74

3.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội, dân cư và dân tộc ở tỉnh
Thái Nguyên hiện nay .......................................................................................74
3.2. Thực trạng giải quyết vấn đề dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở
tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến nay ...........................................................78
3.3. Những vấn đề đặt ra trong giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái

Nguyên hiện nay - Tiếp cận từ tư tưởng Hồ Chí Minh ..................................111
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT VẤN
ĐỀ DÂN TỘC Ở TỈNH THÁI NGUYÊN THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ ĐOÀN KẾT, BÌNH ĐẲNG, TƯƠNG TRỢ ....................................................... 126

4.1. Phương hướng giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên theo tư
tưởng Hồ Chí Minh .........................................................................................126
4.2. Những giải pháp chủ yếu trong giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái
Nguyên hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh ................................................133
KẾT LUẬN.................................................................................................................. 166
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................................. 169
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 170
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 180


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Đánh giá của đồng bào các dân tộc tỉnh Thái Nguyên về mối quan hệ
đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc ....................................111
Bảng 3.2: Mức độ nhận thức của về chính sách đoàn kết, bình đẳng, tương trợ của
đồng bào dân tộc thiểu số ......................................................................112


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam nằm ở vị trí địa - chính trị rất quan trọng, là nơi chịu nhiều thử thách
to lớn, phải liên tục đấu tranh chống các thế lực ngoại xâm hùng mạnh và thiên tai
nghiệt ngã để trường tồn và phát triển. Do vậy, quá trình hình thành, phát triển quốc
gia dân tộc Việt Nam luôn gắn liền yêu cầu tập hợp toàn thể cư dân trong sự nghiệp

dựng nước và bảo vệ Tổ quốc, tạo nên một cộng đồng chính trị - xã hội gắn bó keo
sơn vừa thống nhất, vừa đa dạng về văn hóa tộc người. Trải qua hàng nghìn năm
lịch sử dựng nước và giữ nước, các dân tộc thiểu số ở Việt Nam luôn thể hiện rõ là
bộ phận cư dân quan trọng, đoàn kết chặt chẽ, yêu nước nồng nàn, bất khuất chống
giặc ngoại xâm, cống hiến vẻ vang cho đất nước.
Tiếp thu sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, thấu hiểu lịch sử dân tộc Việt Nam,
sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã sớm
nhận thức được vị trí, vai trò to lớn của đồng bào các dân tộc trong sự nghiệp cách
mạng. Theo Người, “cách mệnh đã do Việt Bắc mà thành công, thì kháng chiến sẽ
do Việt Bắc mà thắng lợi” [64, tr.239]; đoàn kết, bình đẳng, tương trợ lẫn nhau giữa
các dân tộc có mối quan hệ thống nhất hữu cơ không thể tách rời, bình đẳng, tôn
trọng nhau là cơ sở của đoàn kết giữa các tộc người, đồng thời muốn đạt được sự
bình đẳng giữa các dân tộc thì không có con đường nào khác là các tộc người phải
đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau. Việc thực hiện đoàn kết, bình đẳng,
tương trợ giữa các dân tộc sẽ tạo nên nguồn nội lực có ý nghĩa quyết định đảm bảo
cho thành công của toàn bộ sự nghiệp đấu tranh vì nước Việt Nam hòa bình, thống
nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết,
bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc đã và đang là cơ sở lý luận chỉ đạo việc giải
quyết vấn đề dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng.
Những thành tựu mà Đảng Cộng sản, nhân dân Việt Nam đạt được trong 87 năm
qua là kết quả của quá trình xây dựng, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết, của
việc giải quyết tốt vấn đề dân tộc; thực hiện đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa
các dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Bước sang thế kỷ XXI, tình hình thế giới diễn biến rất phức tạp, tác động
không nhỏ đến vấn đề dân tộc trên bình diện quốc tế cũng như trong từng quốc

1


gia. Cùng với xu hướng chủ đạo là các quốc gia, các dân tộc cùng hợp tác, cạnh

tranh trong phát triển và hội nhập, còn có một thực tế trái ngược đang diễn ra, ảnh
hưởng tiêu cực đến sự ổn định và phát triển bền vững của thế giới, cũng như của
từng quốc gia, trong đó có Việt Nam. Thực tế cho thấy, chỉ tính sau chiến tranh
lạnh kết thúc đến nay, ở nhiều quốc gia, khu vực và vùng lãnh thổ, những cuộc
xung đột “huynh đệ tương tàn” đã cướp đi nhiều triệu sinh mạng và để lại trong
mối quan hệ giữa các dân tộc những vết thương khó hàn gắn. Hòa bình, tự do, tiến
bộ của từng dân tộc và quốc gia cũng như cả nhân loại một lần nữa lại tùy thuộc
vào kết quả của việc giải quyết vấn đề dân tộc.
Ở Việt Nam, cùng với việc phát huy truyền thống tốt đẹp và những thành tựu đã
đạt được trong việc giải quyết vấn đề dân tộc, cùng với quyết tâm của Đảng, Nhà
nước và nhân dân các dân tộc, đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc đã
từng bước được củng cố, tăng cường, góp phần tạo nên sức mạnh to lớn trong sự
nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt
được, trong mối quan hệ giữa các dân tộc cũng đã nảy sinh không ít vấn đề mới thách
thức nghiêm trọng khối đại đoàn kết dân tộc, đòi hỏi phải nhận diện kịp thời, đầy đủ
và giải quyết một cách thấu đáo.
Thái Nguyên là một tỉnh có 8 dân tộc cư trú xen kẽ: Kinh, Tày, Nùng, Dao,
Sán Dìu, Sán Chay, Mông, Hoa. Trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước
hàng ngàn năm, các dân tộc thiểu số đã gắn bó, đoàn kết cùng dân tộc Kinh, tạo
thành một khối cộng cư, cộng lợi, cộng cảm và cộng mệnh, góp phần hình thành
quốc gia - dân tộc Việt Nam thống nhất trong đa dạng về văn hoá tộc người. Đặc
điểm kết cấu dân cư nêu trên cho thấy, việc giải quyết vấn đề dân tộc có một vị trí
đặc biệt quan trọng trong thực tiễn lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên qua các
thời kỳ lịch sử. Giải quyết tốt vấn đề dân tộc mới củng cố được khối đại đoàn kết
toàn dân, giữ vững ổn định chính trị, phát huy sức mạnh nhân dân trong xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Hơn nữa, do có tầm quan trọng đặc biệt về phương diện địa chính trị đối với toàn vùng Đông Bắc và Thủ đô Hà Nội, nên giải quyết vấn đề dân
tộc của Thái Nguyên không chỉ có ý nghĩa tự thân, mà còn ảnh hưởng đến cục diện
phát triển chung của đất nước.

2



Ý́ thức được điều đó, trong suốt tiến trình cách mạng, đặc biệt từ khi tái lập
tỉnh (1997) đến nay, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên rất coi trọng việc giải quyết vấn đề
dân tộc thông qua việc thực hiện các chính sách dân tộc, như gắn với xoá đói giảm
nghèo, định canh định cư, chăm lo đời sống của nhân dân, bảo tồn và phát huy bản
sắc văn hoá các dân tộc, củng cố hệ thống chính trị cấp cơ sở, v.v.. Do vậy, đời sống
nhân dân và bộ mặt nông thôn miền núi của tỉnh ngày càng đổi mới, quyền bình đẳng
giữa các dân tộc cũng được thể chế hóa đầy đủ và thực hiện trên thực tế, các dân tộc
đoàn kết chặt chẽ, tương trợ nhau cùng phát triển. Tuy nhiên, việc giải quyết vấn đề
dân tộc có chỗ chưa thật sự tương xứng với tiềm năng và cũng chưa đáp ứng được yêu
cầu của nhân dân, đặc biệt là các dân tộc thiểu số. Đó là, khoảng cách giàu - nghèo,
chênh lệch phát triển giữa các vùng, miền, các nhóm dân tộc ngày càng lớn; tỷ lệ
nghèo ở các vùng dân tộc và miền núi còn cao; chất lượng các công trình kết cấu hạ
tầng, như giao thông, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa vẫn tồn tại một số bất cập;
bản sắc văn hoá các dân tộc đứng trước nguy cơ bị phai nhạt do tác động sâu sắc của
toàn cầu hóa, hội nhập và tác động tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường; đội ngũ
cán bộ dân tộc vừa yếu về năng lực vừa bất hợp lý về cơ cấu; môi trường sinh thái bị đe
dọa nghiêm trọng; tín ngưỡng - tôn giáo diễn biến phức tạp, v.v.. Những vấn đề đó ảnh
hưởng trực tiếp đến an ninh và an sinh của đồng bào các dân tộc. Thực tế đó đòi hỏi
vấn đề dân tộc của tỉnh Thái Nguyên cần được nhìn nhận khách quan, toàn diện
không chỉ từ góc độ của các nhà tổ chức thực tiễn, mà còn từ lăng kính của người
nghiên cứu và quan điểm đánh giá của các chủ thể văn hóa, từ đó cung cấp cơ sở
khoa học phục vụ quá trình hoạch định và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách
dân tộc trên địa bàn tỉnh. Thực tiễn đó đang hối thúc mạnh mẽ việc nhận thức và
vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong bối cảnh chưa có công trình nghiên
cứu nào trực tiếp đề cập đến vấn đề này, tôi chọn vấn đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh
về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc và vận dụng trong giải quyết
vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của của luận án

2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết,
bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc và vận dụng tư tưởng đó để nhận diện và đề

3


ra phương hướng, giải pháp giải quyết vấn đề dân tộc đang đặt ra trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm
vụ sau đây:
- Đi sâu luận giải nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết,
bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc; làm rõ giá trị lý luận và thực tiễn của tư
tưởng đó.
- Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để phân tích thực trạng giải quyết vấn đề
dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên, xác định những vấn đề dân tộc đang đặt ra, cần tiếp tục
giải quyết.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm giải quyết vấn đề dân tộc đang đặt
ra ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng,
tương trợ giữa các dân tộc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc và vận
dụng trong giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn
kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc theo nghĩa tộc người.
- Nghiên cứu thực trạng giải quyết vấn đề dân tộc trong phạm vi không
gian là địa bàn tỉnh Thái Nguyên và phạm vi thời gian là từ năm 1997 (thời

điểm tái lập tỉnh Thái Nguyên) đến nay, trong đó chú trọng tập trung vào thời
điểm hiện tại khi nghiên cứu sinh tiến hành điều tra xã hội học.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
- Cơ sở lý luận: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của
Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam.
- Cơ sở thực tiễn: Thực tiễn giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên đã
được Đảng bộ tỉnh Bắc Thái (cũ) và Thái Nguyên tổng kết và qua kết quả điều tra xã

4


hội học do tác giả thực hiện; ngoài ra, luận án còn được thực hiện trên cơ sở phân tích
dự báo xu thế biến động của vấn đề dân tộc trên địa bàn Thái Nguyên.
4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tác giả luận án sử
dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học xã hội và nhân văn, trong
đó đặc biệt chú trọng sử dụng kết hợp phương pháp lịch sử với phương pháp lôgíc.
Phương pháp lịch sử nhằm trình bày, phân tích các vấn đề có liên quan đến sự lãnh
đạo và thực hiện của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong quá trình lịch sử hiện thực.
Phương pháp lôgíc được sử dụng trong luận án nhằm khai thác, đánh giá những thành
tựu, hạn chế và những vấn đề được đặt ra trong giải quyết vấn đề dân tộc và phân tích
dự báo xu thế ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay.
Ngoài ra, tác giả luận án còn sử dụng một số phương pháp khác, như phương
pháp tổng kết thực tiễn, phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái
quát hóa, trừu tượng hóa, hệ thống - cấu trúc, phân tích văn bản, phân tích diễn
ngôn, v.v.. Trong đó, để góp phần cung cấp luận cứ thực tiễn cho việc thực hiện
luận án, tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội học với 1 bộ phiếu hỏi
dành cho các chủ thể có liên quan: chủ thể hoạch định chính sách, chủ thể thực
hiện chính sách, đối tượng thụ hưởng chính sách, nhà khoa học (có mẫu phiếu, kết

quả xử lý kết quả điều tra trong phần Phụ lục). Bộ phiếu hỏi được điều tra ở 9
huyện thị thành trong tỉnh Thái Nguyên (thành phố Thái Nguyên: 60 phiếu, thành
phố Sông Công: 30 phiếu, thị xã Phổ Yên: 32 phiếu, huyện Phú Bình: 28 phiếu,
Đồng hỷ: 33 phiếu, Võ Nhai: 30 phiếu, Đại Từ: 30 phiếu, Định Hóa: 30 phiếu,
Phú Lương: 27 phiếu. Tổng cộng = 300 phiếu). Mẫu phiếu được thiết kế theo 3
nội dung: Thông tin chung về người được hỏi; nhận thức của người được hỏi về
chủ trương, chính sách đối với việc thực hiện đoàn kết, bình đẳng, tương trợ ở tỉnh
Thái Nguyên; nhận thức về kết quả thực hiện chủ trương, chính sách đối với đồng
bào các dân tộc. Trong mẫu phiếu, đều có các loại câu hỏi lựa chọn, trả lời có
trong số; câu hỏi mở; câu hỏi phân tích, với tỷ lệ thích hợp.
5. Đóng góp mới của luận án
- Làm rõ hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng và
tương trợ giữa các dân tộc; làm rõ giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng đó.

5


- Đánh giá đúng thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và vấn đề đặt ra trong giải quyết
vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên từ 1997 đến nay.
- Đề xuất được những phương hướng và giải pháp thiết thực, khả thi nhằm giải
quyết có hiệu quả vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí
Minh về đoàn kết, bình đẳng và tương trợ.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Góp phần làm rõ nội dung, khẳng định giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về
đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc.
- Bước đầu cung cấp một số cơ sở lý luận và thực tiễn cho Đảng bộ tỉnh Thái
Nguyên trong vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa
các dân tộc để giải quyết vấn đề dân tộc đang đặt ra ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay.
- Có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu và
giảng dạy chuyên ngành Hồ Chí Minh học, các môn khoa học xã hội và nhân văn có

liên quan đến vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án
gồm 4 chương, 10 tiết.

6


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc và
vận dụng trong giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam nói chung và ở một địa
phương cụ thể nói riêng là một chủ đề khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu
sắc. Vì thế, vấn đề này được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Tình hình
nghiên cứu vấn đề này được thể hiện trên những phương diện sau:
1.1.1. Tình hình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc; về
đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc
Chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống di sản tư tưởng Hồ Chí
Minh là vấn đề dân tộc, đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc. Vì vậy, tư
tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc; đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân
tộc đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Nguyễn Dương Bình (chủ biên): “Chủ ti ̣ch Hồ Chí Minh và vấ n đề dân tộc”, Nxb
Khoa ho ̣c Xã hô ̣i, 1990. Công trình đã có những luận giải xác đáng về những quan
điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách dân tộc với tư tưởng
chủ đạo và xuyên suốt được Hồ Chí Minh nhất quán: Đoàn kết, bình đẳng và tương trợ
lẫn nhau; vấn đề xây dựng, phát triển kinh tế - văn hóa miền núi và việc đạo tạo bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ người dân tộc: Tư tưởng bao trùm của Người là nhanh chóng
đưa miền núi thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu, làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi.

Với hướng nghiên cứu này, công trình đã làm rõ được những đóng góp quan trọng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với vấn đề dân tộc trong việc đề ra đường lối, chính sách
dân tộc trong điều kiện một nước thuộc địa, nửa phong kiến, một nước nông nghiệp lạc
hậu kém phát triển, bao gồm nhiều dân tộc như nước Việt Nam. Trong phần kết, công
trình khẳng định: “Đối với vấn đề dân tộc ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh là linh hồn
của tinh thần đoàn kết các dân tộc. Bất cứ ở đâu và trong mọi thời kỳ, Người luôn kêu
gọi sự đoàn kết giữa các dân tộc, giữa dân tộc đa số với dân tộc thiểu số, giữa các dân
tộc thiểu số với nhau” [5, tr.330].
Đề tài khoa học cấp Nhà nước, mã số KX 02 - 07 (1991 - 1995): “Tư tưởng,
chiến lược đoàn kết Hồ Chí Minh” của tác giả Phùng Hữu Phú. Đây là công trình
nghiên cứu công phu và có hệ thống về chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh, đề tài

7


đã chú trọng phân tích làm rõ một số những nội dung cơ bản như: Những cơ sở và
quá trình hình thành tư tưởng, chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh; chiến lược đại
đoàn kết Hồ Chí Minh trong thực tiễn cách mạng Việt Nam; chiến lược đại đoàn
kết Hồ Chí Minh những nội dung cơ bản; kế thừa, phát triển chiến lược đại đoàn
kết Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Với những lập luận, kiến giải sắc bén trong công trình nghiên của mình, tác giả
đã cho chúng ta thấy được giá trị, cũng như sức sống kỳ diệu và vĩ đại của tư
tưởng Hồ Chí Minh về chiến lược đại đoàn kết đối với cách mạng Việt Nam và
cách mạng thế giới. Tác giả đã khẳng định: “Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí
Minh có một sức sống kỳ diệu. Trung thành và kiên định đi theo ngọn cờ đại
đoàn kết Hồ Chí Minh, kế thừa, phát triển và vận dụng sáng tạo những nguyên
tắc, phương pháp đại đoàn kết của Người là một trong những nhân tố vô cùng
quan trọng giúp chúng ta vượt qua mọi nguy cơ, thử thách, xây dựng thành công
một nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng,
văn minh tiến lên chủ nghĩa xã hội” [83, tr.142].

Hội thảo khoa học: “Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân
tộc ở Việt Nam”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996. Cuốn sách tập hợp 40 bài
viết do Uỷ ban dân tộc và miền núi phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh tổ chức đầu năm 1995. Giá trị đặc biệt của cuốn sách đã phác họa sinh
động, đúng đắn di sản lý luận và giá trị phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí
Minh về vấn đề dân tộc ở Việt Nam. Đây là nền tảng cơ sở quan trọng trong giải
quyết vấn đề dân tộc; đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc trong quan hệ
dân tộc ở Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hoàng Trang - Phạm Ngọc Anh, trong cuốn: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996. Công
trình đã đề cập tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và bình đẳng dân tộc ở cấp độ
quốc gia - dân tộc trong quan hệ quốc tế; khẳng định thực chất vấn đề dân tộc là giải
phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách áp bức, bóc lột của chủ nghĩa đế quốc thực dân, thực
hiện độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; đồng thời, luận giải rõ việc giải
quyết vấn đề dân tộc của Hồ Chí Minh và Đảng ta trong các giai đoạn cách mạng.
Nguyễn Bích Hạnh - Nguyễn Văn Khoan: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn
kết và mặt trận đoàn kết dân tộc”, Nxb Lao động, 2001. Trong cuốn sách, hai tác giả đã
làm rõ toàn bộ hệ thống lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết; Hồ Chí Minh
với mặt trận đoàn kết dân tộc; đấu tranh giai cấp với tư duy của Nguyễn Ái Quốc. Từ

8


tầm vóc lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết, mặt trận đoàn kết dân tộc,
đấu tranh giai cấp, hai tác giả đã cho thấy giá trị to lớn, dẫn đường cho mọi thắng lợi của
cách mạng Việt Nam trong tư tưởng của Người. Đúng như hai tác giả đã khẳng định:
“Bài học về đại đoàn kết, “đấu tranh giai cấp” này mãi mãi vẫn là một nhân tố quyết định
đồng hành với thắng lợi của đất nước ta, trong thế kỷ mới” [44, tr.84].
Bài viết của tác giả của tác giả Trần Kim Bình “Quan điểm của Chủ tịch Hồ
Chí Minh về công bằng, bình đẳng xã hội trong quan hệ dân tộc ở Việt Nam” được

đề cập trong Kỷ yếu đề tài khoa học - Đề tài nhánh của đề tài khoa học cấp Nhà
nước: 2002 - 2005: “Công bằng và bình đẳng xã hội trong các quan hệ tộc người
và trong sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đa dân tộc”, Viện chủ nghĩa xã
hội khoa học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2004 do Nguyễn Quốc
Phẩm (chủ nhiệm): Ở bài viết của mình, tác giả lập luận hai vấn đề cơ bản: Thứ
nhất là quan điểm của Hồ Chí Minh về công bằng, bình đẳng xã hội trong quan hệ
dân tộc, đặc biệt tác giả đã đưa ra quan điểm của Hồ Chí Minh về công bằng giữa
các dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc, không phân biệt đa số hay thiểu số và
công bằng xã hội giữa miền núi và miền xuôi; thứ hai là những giải pháp bảo đảm
thực hiện công bằng, bình đẳng xã hội giữa các dân tộc. Trên nền tảng của lý luận,
tác giả khẳng định: “vấn đề công bằng, bình đẳng, đoàn kết tương trợ trong quan hệ
dân tộc có một vị trí vô cùng quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của đất nước”
[81, tr.58].
Tác giả Lê Ngọc Thắng: “Hồ Chí Minh với vấn đề đoàn kết các dân tộc”, Nxb
Văn hoá dân tộc, 2005. Cuốn sách đã phân tích, luận chứng ba vấn đề lớn: Cơ sở hình
thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộc; nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh
về đoàn kết các dân tộc; vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộc trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bằng những lập luận khoa học, tác giả
đã làm rõ được nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộc, đặc biệt
trong phần hai của cuốn sách, tác giả đã cho chúng ta thấy được một di sản vô cùng có
giá trị đối với cách mạng Việt Nam, di sản đó đã “thể hiện một trái tim yêu nước nồng
nàn, tầm nhân văn sâu sắc và cao cả, tinh thần dân tộc và quốc tế hòa quyện vào nhau
mật thiết...; tất cả vì quyền sống, quyền bình đẳng của con người, quyền độc lập, tự do,
phát triển, mưu cầu hạnh phúc của các dân tộc” [93, tr.189].
Tác giả Võ Thanh Thảo với bài: “Đại đoàn kết dân tộc, trong nhận thức của
Hồ Chí Minh”, Tạp chí Giáo dục lý luận số 2/2005. Bài viết đã làm rõ những nhận
thức của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, từ việc làm rõ vai trò, điều kiện, nền

9



tảng của khối đại đoàn kết dân tộc, bài viết cho thấy giá trị, tầm vóc của tư tưởng Hồ
Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, tác giả khẳng định: “Đại đoàn kết dân tộc không
chỉ là sức mạnh tinh thần, mà nó còn là sức mạnh vật chất của dân tộc Việt Nam
trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước..., việc khơi nguồn và phát triển
đến đỉnh cao sức mạnh của tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan
trọng hơn bao giờ hết” [95, tr.21].
Cuốn sách: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc và sự vận dụng của
Đảng ta trong giai đoạn hiện nay” do Nguyễn Đức Ngọc (chủ biên), Nxb Quân đội
nhân dân, Hà Nội năm 2007. Công trình đã luận chứng hai nội dung cơ bản trong tư
tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc: Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về
đoàn kết dân tộc; Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc và sự vận dụng trong
cách mạng Việt Nam. Với một hệ thống tri thức mang tính cách mạng và khoa học,
tập thể các tác giả đã khẳng định: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc là sự
kế thừa, phát triển những giá trị truyền thống dân tộc và thời đại; là sự sáng tạo
những giá trị mới, làm phong phú kho tàng trí tuệ của dân tộc Việt Nam.
Là một trong những người có nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề dân
tộc, tác giả Phan Hữu Dật trong bài: “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo cán
bộ dân tộc thiểu số ở nước ta”, đăng trên trang website Thi đua khen thưởng, năm
2007 đã nhận định và làm rõ những quan điểm định hướng mang tầm chiến lược của
Hồ Chí Minh về đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số - một nhiệm vụ trọng yếu trong quan
điểm về chính sách dân tộc; mục tiêu của công tác đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số; về
chính sách cán bộ đối với cán bộ dân tộc thiểu số. Từ những quan điểm nền tảng của
Hồ Chí Minh, tác giả cho rằng, điều quan trọng nhất là Đảng và Nhà nước cần vạch ra
chiến lược về con người dân tộc thiểu số. Chỉ sau khi vạch được chiến lược con người
dân tộc thiểu số nước ta, thì mới có chỗ dựa vững chắc để xây dựng một đội ngũ cán bộ
dân tộc thiểu số phù hợp với đặc điểm nước ta.
Trong bài “Hồ Chí Minh với sự nghiệp phát triển kinh tế miền núi và vùng
đồng bào dân tộc thiểu số” của tác giả Nguyễn Huy Oánh, Tạp chí Lịch sử Đảng,
số 11/2007. Bài viết đã làm rõ được những kiến giải và sự quan tâm đặc biệt của vị

lãnh tụ dân tộc Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp phát triển kinh tế miền núi và vùng
đồng bào dân tộc thiểu số, theo Người: Tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, làm
cho đời sống của đồng bào địa phương ngày càng khá hơn cả về vật chất và tinh
thần; phải phát triển một nền nông nghiệp toàn diện; ngoài ra phải chú ý đến phát triển
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp... Từ những kiến giải, chỉ dẫn dễ

10


hiểu và mộc mạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tác giả cho rằng, để phát triển kinh tế
miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tình hình hiện nay, cần chú ý những
vấn đề cơ bản sau: “Các cấp, các ngành phải luôn quan tâm đến sự phát triển kinh tế
miền núi, đến đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, hướng dẫn đồng bào một cách tỉ
mỉ cách thức làm kinh tế, các khâu trồng trọt, chăn nuôi... để từng bước phát triển kinh
tế hàng hóa với quy mô lớn hơn và hiệu quả kinh tế cao hơn” [78, tr.34].
Trên cơ sở luận giải tư tưởng độc lập tự do với chiến lược đại đoàn kết dân
tộc, tác giả Lê Mậu Hãn với bài “Tư tưởng độc lập tự do với chiến lược đại đoàn
kết dân tộc”, Tạp chí Lịch sử Đảng số 12/2009 đã khẳng định: “Hồ Chí Minh đã
vạch ra một hệ tư tưởng cách mạng Việt Nam tầm vóc một học thuyết giải phóng và
phát triển dân tộc vì độc lập tự do. Trên cơ sở học thuyết đó Người đã lãnh đạo
Đảng vạch ra đường lối chính trị, tổ chức lực lượng của dân tộc theo chiến lược đại
đoàn kết dân tộc, thực hiện phương thức khởi nghĩa sáng tạo, đã dẫn đến thắng lợi
của cách mạng giải phóng, đánh đuổi Pháp - Nhật, giành quyền làm chủ đất nước,
và nguồn giá trị văn hóa hơn ngàn năm lịch sử” [43, tr.27].
Tác giả Văn Thị Thanh Mai với bài viết “Hồ Chí Minh với vấn đề đoàn kết đồng
bào các dân tộc thiểu số”, Tạp chí Tuyên giáo, số 5/2009 đã lý giải được tình cảm và
trách nhiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với đồng bào các dân tộc thiểu số và những
vấn đề mang tính nguyên tắc, giải pháp mà Hồ Chí Minh yêu cầu phải thực hiện đối
với đồng bào các dân tộc thiểu số. Từ những lập luận đó, tác giả nhấn mạnh: “Trong tư
tưởng Hồ Chí Minh đoàn kết đồng bào các dân tộc thiểu số nhằm “thực hiện sự bình

đẳng giúp nhau giữa các dân tộc” và quyền bình đẳng đó được thực hiện trên tất cả các
lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục” [58, tr.39].
Năm 2012, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội đã xuất bản cuốn: “Hồ
Chí Minh về đại đoàn kết xây dựng mặt trận và các đoàn thể quần chúng”. Cuốn sách
đã cung cấp một cách có hệ thống những thành tựu nghiên cứu lý luận và sự vận dụng
của Đảng ta về đại đoàn kết, xây dựng Mặt trận và các đoàn thể quần chúng theo tư
tưởng Hồ Chí Minh. Trong số các bài viết, tác giả Phạm Ngọc Anh với nội dung: “Tư
tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và mặt trận dân tộc thống nhất” từ việc
làm sáng tỏ những quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và Mặt trận
dân tộc thống nhất, tác giả kết luận: Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh sức
sống kỳ diệu của tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh. Ngoài ra, tác giả Bùi Đình Phong
với bài viết: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận vào việc thực hiện đại đoàn
kết toàn dân tộc trong giai đoạn cách mạng mới” từ những kiến giải về hệ thống lý

11


luận Dân vận trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tác giả đã tập trung làm rõ những yêu cầu
cần thiết cần phải thấm nhuần và quán triệt tư tưởng dân vận Hồ Chí Minh thì càng có
cơ hội về thực hiện đại đoàn kết dân tộc trong tình hình mới.
Trong bài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề các dân tộc bình đẳng, đoàn kết
giúp đỡ nhau” được đăng trên website của Tạp chí Tuyên giáo (18/3/2014), tác giả
Trịnh Xuân Thắng đã làm rõ hai vấn đề: Hồ Chí Minh với vấn đề bình đẳng giữa
các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam; Hồ Chí Minh với vấn đề đoàn
kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc. Từ những vấn đề được đặt ra, tác
giả khẳng định, tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong chính sách dân tộc theo Hồ Chí
Minh là thực hiện bình đẳng, đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc.
Nghiên cứu về công tác dân tộc, tác giả Hoàng Xuân Lương trong bài “Suy
ngẫm tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân tộc” đăng trên trang website của Tạp
chí Dân tộc, năm 2015 đã khẳng định, công tác dân tộc của nước ta đạt nhiều thành

tựu hết sức quan trọng. Tuy nhiên, tác giả cũng mạnh dạn nhìn nhận và đặt ra câu hỏi,
trong công tác dân tộc hiện nay: Khoảng cách đời sống, mức độ hưởng thụ các dịch vụ
công của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng doãng xa so với mặt bằng của cả nước?
Từ lập luận này, tác giả đã làm rõ những chỉ dẫn có tính cách mạng, khoa học của Hồ
Chí Minh trong công tác dân tộc ở nước ta: Phấn đấu để miền núi tiến kịp miền xuôi;
trong mối quan hệ giữa các dân tộc thì đặc biệt chú trọng mối quan hệ giữa dân tộc đa
số với các dân tộc thiểu số. Từ những chỉ dẫn thiết thực của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tác
giả đã ấp ủ nhiều suy tư và trăn trở về công tác dân tộc hiện nay: Đánh giá đúng vị trí,
tiềm năng, lợi thế vùng dân tộc thiểu số để có một đường lối công tác dân tộc toàn diện
trong văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng; luật hóa các quan điểm, chính sách dân
tộc nhằm thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng, tạo ra bước đột phá trong
phát triển của các dân tộc thiểu số Việt.
Những công trình nghiên cứu nêu trên đã có nhiều đóng góp về mặt khoa học
khi đưa ra quan niệm của Hồ Chí Minh về dân tộc, đoàn kết, bình đẳng, tương trợ
giữa các dân tộc, đặc biệt có những công trình đã bước đầu mang tính định hướng
chỉ ra được mối quan hệ giữa đoàn kết, bình đẳng, tương trợ trong quan hệ dân tộc ở
Việt Nam. Đây là những đóng góp quan trọng cung cấp cơ sở lý luận, thực tiễn để
tác giả luận chứng về vấn đề đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc trong
tư tưởng Hồ Chí Minh.

12


1.1.2. Tình hình nghiên cứu thực trạng giải quyết vấn đề dân tộc trên
phạm vi cả nước nói chung, tỉnh Thái Nguyên nói riêng
Thực trạng giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam, nhất là trong thời kỳ đổi
mới, đã được nghiên cứu, làm rõ trong nhiều công trình nghiên cứu.
Bế Viết Đẳng (chủ biên): “Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế xã
hội ở miền núi”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996. Tác giả, đề cập đến quan
điểm, đường lối, chính sách dân tộc; những vấn đề phong phú sinh động, nóng hổi

và cấp bách thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi. Với các vấn đề: Vấn
đề dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta; thực trạng kinh tế - xã hội
và những vấn đề cấp bách hiện nay ở các dân tộc và miền núi; những nhận thức và
quan điểm cơ bản về chính sách dân tộc trong thời kỳ đổi mới. Đặc biệt, tác giả đã
dành một chương đánh giá vấn đề dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc ở
nước ta. Trên cơ sở khảo sát, đánh giá đúng thực trạng kinh tế - xã hội ở vùng dân
tộc thiểu số, tác giả đưa ra những kết luận khá toàn diện về chính sách dân tộc trong
thời kỳ mới, trong đó khẳng định: phát triển kinh tế - xã hội là cơ sở để thực hiện
chính sách dân tộc.
Cuốn sách: “Về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc ở nước ta” (Tài liệu bồi
dưỡng cán bộ về công tác dân tộc) của Uỷ ban dân tộc và miền núi, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2001. Xuất phát từ tầm quan trọng nội tại của vấn đề dân tộc và công tác
dân tộc, các tác giả cuốn sách đã khẳng định: Vấn đề dân tộc và công tác dân tộc có ý
nghĩa quan trọng và to lớn trong chiến lược đại đoàn kết toàn dân, trong toàn bộ sự
nghiệp cách mạng. Xuyên suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước ta rất
quan tâm xây dựng quan hệ bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát
triển giữa các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Với những lập luận
mang tính khoa học, cuốn sách đã phân tích những nội dung cơ bản của Chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, những đặc điểm chủ yếu của
các dân tộc thiểu số; đồng thời, khái quát chính sách dân tộc của Đảng và Nhà và một
số công tác dân tộc trong sự nghiệp cách mạng nước ta hiện nay với nội dung xuyên
suốt là: thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc.
Cuốn sách: “Vấn đề dân tộc và định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Viện Nghiên cứu chính sách dân tộc và
miền núi, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. Công trình đã tập hợp nhiều bài
viết của các tác giả tham gia hội thảo khoa học về “Vấn đề dân tộc và định hướng
xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.

13



Cuốn sách gồm hai phần: phần một là những vấn đề chung về công tác dân tộc
trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; phần hai nêu rõ thực trạng công tác dân
tộc và định hướng chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Nội dung chính của cuốn sách trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn về dân
tộc và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trên phạm vi cả nước
cũng như đối với các vùng như Tây Bắc, Đông Bắc. Những định hướng cơ bản
trong việc quy hoạch dân cư, đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế hàng hoá phù hợp
với đặc điểm từng vùng nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đặc biệt là
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn miền núi. Qua đó, kiến nghị
các giải pháp giải quyết những vấn đề cơ bản như: xoá đói giảm nghèo, định canh
định cư, xoá mù chữ, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc…
Trong cuốn “Văn hoá các dân tộc vùng Đông Bắc Việt Nam” của tác giả
Hoàng Nam, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 2004. Tác giả đã khẳng định: “Văn hoá các dân
tộc vùng Đông Bắc là tất cả những hiện vật, sự việc đã và đang tồn tại trong cuộc
sống của con người, liên quan đến hoạt động của con người. Hoạt động của con
người trước hết là vì chính bản thân cuộc sống của con người, nhằm làm thoả mãn
các nhu cầu về đời sống mọi mặt của mình”. Tác giả đã nghiên cứu kỹ lưỡng và
trình bày một cách cụ thể về các hoạt động kinh tế, văn hoá vật thể, văn hoá phi vật
thể của tất cả các dân tộc đang sinh sống trong vùng. Trên cơ sở đó, tác giả đã trình
bày những nhân tố văn hoá mới ; xu hướng phát triển của văn hoá các dân tộc vùng
Đông Bắc nước ta hiện nay; nguyên nhân sự xuất hiện những nhân tố văn hoá mới
trong các dân tộc vùng Đông Bắc: do sự thay đổi của cơ chế chính sách (chuyển từ
cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường), việc ứng dụng tiến bộ
khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống, sự thay đổi về môi trường tự nhiên và
môi trường xã hội.
Hai tác giả Phan Xuân Sơn - Lưu Văn Quảng (Đồng chủ biên): “Những vấn đề
cơ bản về chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay”, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội,
2005. Một mặt, các tác giả giúp người đọc có nhận thức cơ bản về dân tộc và chính
sách dân tộc, có cái nhìn hệ thống về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta

qua các thời kỳ từ 1930 đến nay. Mặt khác, các tác giả, thông qua khảo sát thực tế
tại vùng dân tộc như Tây Bắc, Tây Nguyên, đã rút ra những kết luận,với những
thành công và hạn chế trong quá trình hoạch định và thực hiện chính sách dân tộc
của Đảng và Nhà nước ta, xác định tổng quát những quan điểm chung và phương
hướng lớn về chính sách dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc trong thực tiễn nhằm

14


đảm bảo công bằng, bình đẳng, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau cùng phát triển. Đặc
biệt, qua công trình nghiên cứu này, các tác giả cũng làm rõ: khái niệm “dân tộc” để
chỉ các dân tộc thiểu số mà chúng ta đang sử dụng chính thức và rộng rãi thực ra là
khái niệm “quốc gia dân tộc”, đúng ra nên dùng khái niệm “tộc người” để chỉ các
dân tộc, kể cả người Kinh và các “dân tộc thiểu số” trong quốc gia đa dân tộc Việt
Nam [87, tr.250].
Tác giả Hoàng Chí Bảo (chủ biên): “Bảo đảm bình đẳng và tăng cường hợp
tác giữa các dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay”, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009. Đây là công trình nghiên cứu công phu và có hệ
thống về bình đẳng, tăng cường hợp tác giữa các dân tộc, tác giả đã có những nhận
thức lý luận mới về dân tộc, quan hệ dân tộc và chính sách dân tộc, đánh giá thực
trạng tình hình kinh tế - xã hội và các quan hệ dân tộc. Thông qua, những thành tựu
và hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc từ thực tiễn, tác giả rất
khách quan nhận định: Những bất cập, hạn chế trong việc giải quyết các quan hệ
dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc đều có thể làm phát sinh những mâu thuẫn,
những xung đột dân tộc và giữa các tộc người trong quá trình phát triển. Nó gây tổn
hại lớn tới khối đại đoàn kết dân tộc, cản trở và kìm hãm sự phát triển của dân tộc
và của từng tộc người, đồng thời làm suy giảm và triệt tiêu nội lực, động lực phát
triển chung của đất nước, quốc gia - dân tộc. Từ việc tổng kết thực tiễn, tác giả đã
dự báo các xu hướng, đề xuất các giải pháp và nêu lên những kiến nghị về chính
sách và các vấn đề có liên quan tới sự phát triển của các tộc người, các quan hệ dân

tộc, đoàn kết dân tộc ở nước ta. Cũng theo tác giả, cùng với đổi mới nhận thức, xây
dựng hệ thống chính trị và đào tạo nguồn nhân lực thì thực hiện tốt chính sách dân
tộc trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, được xem là giải pháp cơ bản để thực
hiện công bằng, bình đẳng trong phát triển vùng đa tộc người ở nước ta hiện nay.
Tác giả Lâm Bá Nam trong cuốn: “Nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân
tộc của Đảng thời kỳ đổi mới. Đảng Cộng sản Việt Nam: 80 năm xây dựng và
trưởng thành”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010 đã lý giải: Đối với nước ta,
vấn đề dân tộc thiểu số vừa là vấn đề giai cấp, vừa là vấn đề miền núi, vừa là vấn đề
biên cương, vấn đề an ninh quốc gia và chủ quyền lãnh thổ... Từ tầm quan trọng của
của vấn đề dân tộc và vị trí của các nguyên tắc trong chính sách dân tộc, tác giả
khẳng định: Nguyên tắc cơ bản của chính sách dân tộc: đoàn kết, bình đẳng, tương
trợ giữa các dân tộc đã được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định trong mọi
thời kỳ cách mạng. Từ nội dung và vai trò nội tại của các nguyên tắc trong chính

15


sách dân tộc, tác giả đã thấy được mối quan hệ tất yếu của ba nguyên tắc: Bình đẳng
là cơ sở để đoàn kết, đoàn kết là biểu hiện thực hiện bình đẳng và tương trợ giúp đỡ
nhau là điều kiện để thực hiện bình đẳng và đoàn kết.
Tác giả Nguyễn Đăng Thành : “Phát triển nguồn nhân lực ở vùng dân tộc thiểu
số Việt Nam đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012. Cuốn sách đã nhận định: Phát triển nguồn nhân lực
dân tộc thiểu số chính là khâu then chốt - giải pháp có tính đột phá cho sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta nói chung, sự phát triển của vùng đồng bào dân tộc
thiểu số nước ta nói riêng. Với nhận thức đó, cuốn sách chuyên khảo đã trình bày luận
cứ lý thuyết và thực tiễn phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số nước ta đáp ứng
yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đồng thời, phân tích thực trạng phát
triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ đổi mới và rút ra nhận định
quan trọng: cho đến nay, chưa có công trình chuyên sâu nghiên cứu trên quy mô toàn

quốc về vấn đề phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số. Vì vậy, chuyên khảo này
được hình thành như một đóng góp vào việc cung cấp luận cứ và giải pháp cho phát
triển nguồn nhân lực ở vùng dân tộc thiểu số nước ta.
Cuốn sách: “phát triển bền vững văn hoá tộc người trong quá trình hội nhập ở
vùng Đông Bắc”, Vương Xuân Tình - Trần Hồng Hạnh (Đồng chủ biên), Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội, 2012. Công trình nghiên cứu được luận giải trong 5 chương.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chính được thể hiện tập trung ở chương 3,4,5. Trong
những chương này, trên cơ sở nhận diện quá trình hội nhập của các tộc người vùng
Đông Bắc, các tác giả đã phân tích thực trạng và đánh giá mức độ bền vững về văn
hoá của họ; đồng thời xem xét tác động của hội nhập đến sự bền vững đó. Trên cơ
sở đó, các tác giả đã đề xuất một số kiến nghị và giải pháp để đảm bảo phát triển
bền vững văn hoá của các tộc người được nghiên cứu ở vùng Đông Bắc Việt Nam.
Bùi Xuân Đính và Nguyễn Ngọc Thanh (đồng chủ biên, 2013) trong cuốn sách
“Một số vấn đề cơ bản về kinh tế - xã hội các tỉnh Biên giới Việt Nam”, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội đã tập trung nghiên cứu vấn đề cơ bản về kinh tế các vùng biên giới;
vấn đề nghèo đói, chênh lệch phát triển và ảnh hưởng của các yếu tố xã hội của tộc
người và phát triển các vùng biên giới; vấn đề tệ nạn xã hội và tội phạm hình sự ở các
tỉnh biên giới; vấn đề cơ hội, thách thức cho sự phát triển về kinh tế - xã hội vùng biên
giới và khuyến nghị.
Cuốn sách “Thực hiện bình đẳng dân tộc ở Tây Nguyên hiện nay theo tư
tưởng Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Sỹ Họa, Nxb Quân đội nhân dân, 2015.

16


Cuốn sách trình bày nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng dân tộc ở
Việt Nam; đánh giá thực trạng, nêu ra những vấn đề cấp bách trong thực hiện bình
đẳng dân tộc ở Tây Nguyên hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời chỉ ra
một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác này. Cuốn sách đã cho chúng ta
thấy được một vấn đề rất rộng lớn có giá trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Bởi vì,

giải quyết vấn đề dân tộc nói chung và thực hiện bình đẳng dân tộc nói riêng có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của đất nước nói chung và các địa
phương cụ thể nói riêng trong giai đoạn cách mạng mới.
Cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về công tác dân
tộc qua 30 năm đổi mới” của tác giả Giàng Seo Phử (chủ biên) (2016), Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội. Công trình đã nghiên cứu những vấn đề lý luận có tính đặc thù về
công tác dân tộc và quản lý nhà nước về công tác dân tộc, tổng kết thực tiễn quản lý
nhà nước về công tác dân tộc trong giai đoạn thực hiện đường lối đổi mới (từ năm 1986
đến nay). Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đưa ra được định hướng và những giải pháp
chủ yếu nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về công tác dân tộc trong giai đoạn tới.
Cùng với các công trình nghiên cứu nêu trên, bên cạnh đó cũng có một số đề
tài, luận văn, luận án, tạp chí nghiên cứu về vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề
dân tộc ở Việt Nam.
Luận án tiến sĩ triết học “Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa
bàn tỉnh Bình Dương và Bình Phước” của tác giả Phạm Công Tâm, Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2001. Dưới góc độ chính trị - xã hội, luận án đã làm rõ
những vấn đề về chính sách dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà
nước, rút ra những bài học kinh nghiệm về vấn đề này. Trên cơ sở đó làm rõ cơ sở
lý luận, thực tiễn đổi mới thực hiện chính sách dân tộc nói chung, ở tỉnh Bình
Dương, Bình Phước nói riêng. Đặc biệt luận án đã đề xuất những phương hướng và
giải pháp cụ thể, thích hợp cho việc đổi mới thực hiện chính sách dân tộc làm tăng
thêm tính hiệu lực, hiệu quả đối với đồng bào các dân tộc thiểu số.
Kỷ yếu đề tài khoa học - Đề tài nhánh của đề tài khoa học cấp Nhà nước: 2002
- 2005: “Công bằng và bình đẳng xã hội trong các quan hệ tộc người và trong sự
phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đa dân tộc” do Nguyễn Quốc Phẩm (chủ
nhiệm đề tài nhánh), Viện chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh, 2004. Công trình đã đăng tải những bài viết rất có giá trị về vấn đề
dân tộc, công bằng và bình đẳng xã hội trong các quan hệ tộc người và trong sự phát
triển kinh tế - xã hội của các quốc gia đa dân tộc: Trong bài “Tộc người và dân tộc,


17


các quan hệ tộc người và quan hệ dân tộc: lý luận và lịch sử, những vấn đề của Việt
Nam hiện nay”, tác giả Nguyễn Quốc Phẩm đã làm rõ những vấn đề có tính lý luận
về khái niệm dân tộc và tộc người; quan hệ dân tộc, quan hệ tộc người; theo đó tác
giả đã đề cập đến vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc, công tác dân tộc ở Việt Nam.
Cũng trong bài “Về bảo đảm công bằng, bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các
dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội tại vùng đa dân tộc ở miền núi nước ta hiện
nay”. Bài viết đã đề cập một cách khá chi tiết về vấn đề công bằng, bình đẳng, tăng
cường hợp tác; công bằng xã hội và tương trợ cùng phát triển giữa các tộc người và
những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện công bằng, bình đẳng, tương trợ nhau
cùng phát triển giữa các tộc người ở nước ta. Đặc biệt, trong khía cạnh nghiên cứu
của mình, hai tác giả đã phác họa một bức tranh khá tổng thể về thực trạng công
bằng, bình đẳng, tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trong phát triển kinh tế - xã
hội tại các vùng đa dân tộc ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên càng cho thấy rằng,
nếu nhận thức, giải quyết không đúng quan hệ dân tộc, không xóa bỏ sự khác biệt
giữa các dân tộc, không thực hiện sự bình đẳng, đoàn kết, hợp tác sẽ không thể tạo
ra sự ổn định chính trị và tất nhiên xung đột giữa các quốc gia sẽ diễn ra.
Trong bài: “Đánh giá sự phát triển bền vững chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh
Thái Nguyên trên quan điểm phát triển bền vững giai đoạn 2000 - 2009” của tác giả
Nguyễn Văn Sơn, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thái Nguyên, Tập 80, số 4/2011.
Mặc dù không nghiên cứu một cách chuyên biệt về vấn đề dân tộc hay bình đẳng
dân tộc song trong khía cạnh nghiên cứu của mình, tác giả đã gián tiếp đề cập đến
vấn đề phát triển bền vững chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên trên quan
điểm phát triển bền vững để tạo ra sự công bằng và bình đẳng cho các dân tộc trong
tỉnh Thái Nguyên. Từ việc xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá, làm cơ sở, tiền
đề chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu về kinh tế, xã hội và môi trường, từ đó đề
xuất các giải pháp về hoạch định chính sách, phát triển vĩ mô của hệ thống và sự
chuyển dịch các thành phần kinh tế trong cơ cấu kinh tế nhằm đảm bảo ổn định và

công bằng xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững đối với tỉnh Thái Nguyên.
Luận án tiến sĩ triết học của Phạm Thị Hoàng Hà với đề tài “Bình đẳng dân
tộc trên lĩnh vực văn hóa ở các tỉnh Miền núi phía bắc Việt Nam hiện nay”, Học
viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, 2012. Luận án đã tập trung lý
giải và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về bình đẳng dân tộc trên lĩnh vực
văn hóa.Từ lý luận chung, tác giả đã làm rõ được thực trạng và những vấn đề đặt ra
trong việc thực hiện bình đẳng dân tộc trên lĩnh vực văn hóa ở các tỉnh miền núi

18


phía bắc Việt. Từ tính cấp thiết về những vấn đề đặt ra trong thực tiễn, tác giả đã đề
xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện bình đẳng dân tộc
trên lĩnh vực văn hóa ở các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam hiện nay.
Luận án tiến sĩ Lịch sử của Hoàng Thị Mỹ Hạnh với đề tài “Quá trình chuyển
biến kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010”, Học viện
Khoa học Xã hội, 2013. Luận án kiến giải vấn đề trong 4 chương: Chương 1: Tổng
quan về tình hình nghiên cứu; chương 2: Quá trình chuyển biến kinh tế của tỉnh Thái
Nguyên từ năm 1997 đến năm 2000; chương 3: Quá trình chuyển biến xã hội của tỉnh
Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2000; chương 4: Đánh giá quá trình chuyển biến
kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2000. Bằng phương pháp
thống kê, so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp, luận án đã tái hiện một cách có hệ
thống quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến
năm 2010. Trên cơ sở đó, luận án đánh giá tiềm năng, lợi thế, nguồn lực phát triển
kinh tế - xã hội, thành tựu, cũng như hạn chế, bất cập trong quá trình chuyển biến
kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ đó, luận án đưa ra một số kinh nghiệm chủ yếu góp phần
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên.
Kỷ hiếu Hội thảo Quốc tế “Phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo cho
đồng bào các dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi”, Nxb Đại học Thái Nguyên, 2014.
Hội thảo tập trung nhiều bài viết của các chuyên gia nghiên cứu, các nhà khoa học

với những đối thoại giữa các cơ quan Chính phủ, các bên liên quan (bao gồm cả cộng
đồng xã hội), và các đối tác phát triển về các kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo và
phát triển bền vững tại vùng núi Việt Nam, để tìm ra hướng tiếp cận phát triển bền
vững và xóa đói giảm nghèo cho các dân tộc thiểu số khu vực miền núi. Đặc biệt, hội
thảo này đã có nhiều bài viết của các tác giả nhằm chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về xóa
đói giảm nghèo cho dân tộc thiểu số tại những vùng núi và vùng xa xôi hẻo lánh, nhất
là các khu vực có điều kiện địa lí, kinh tế tương đồng; đưa ra các giải pháp lựa chọn
khác cho vùng núi phía Bắc để nhận được nhiều hơn và sâu sắc hơn những sự can
thiệp tích cực; xây dựng các chính sách và lựa chọn dự án về các sáng kiến giảm
nghèo có thể phổ biến rộng rãi trong khu vực. Điều này có một ý nghĩa rất lớn, nhằm
giải quyết một vấn đề cấp bách về phát triển bền vững và giảm nghèo cho đồng bào
các dân tộc thiểu số miền núi nước ta hiện nay.
Hoàng Thu Thủy (2014) “Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở
một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2010”, Luận án Tiến sĩ, Học
viện Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đã làm sáng tỏ nhận thức khoa học về chính

19


sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam từ năm 1996 đến năm
2010 và tổng kết một số kinh nghiệm chủ yếu về tổ chức thực hiện chính sách dân tộc
của Đảng ở một số tỉnh vùng Đông Bắc từ năm 1996 đến năm 2010.
Trong bài viết: “Một số giải pháp giảm nghèo bền vững cho hộ dân tộc thiểu
số huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên” được đăng tải ở Tạp chí Khoa học & Công
nghệ Thái Nguyên, Tập 145, số 15/2015, hai tác giả Trần Lệ Thị Bích Hồng và Đỗ
Anh Tài đã đi sâu vào việc phân tích một số yếu tố liên quan đến năng lực tự vươn
lên thoát nghèo và không tái nghèo của các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện
Võ Nhai của tỉnh Thái Nguyên. Từ đó tác giả chỉ rõ mặt hạn chế, cũng như thuận
lợi, khó khăn của địa phương trong thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo. Giá
trị của bài viết tập trung ở việc đề xuất một số giải pháp nhằm giúp các hộ dân tộc

thiểu số có thể tự vươn lên giảm nghèo từ chính nội lực của mình.
Những công trình về vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc trên phạm vi
cả nước, trong đó có tỉnh Thái Nguyên là những nghiên cứu mang tính tổng hợp,
với những khái quát, hệ thống hoá quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của
Nhà nước về vấn đề dân tộc cũng như các chương trình, dự án chính sách cơ bản
nhằm phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đặc điểm
địa lý, văn hoá xã hội, về thành phần dân tộc và sự phân bố các dân tộc thiểu số ở
Việt Nam nói chung và các tỉnh miền núi phía Bắc, Thái Nguyên nói riêng. Trên cơ
sở đó, rút ra một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn về đời sống của
đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng thời là cơ sở khoa học cho Đảng và Nhà nước
ta thực hiện tốt hơn chính sách dân tộc. Trong đó, một số tác giả đã nghiên cứu và
đề cập đến vấn đề bình đẳng dân tộc ở Việt Nam, khẳng định nội dung, điều kiện và
biện pháp thực hiện bình đẳng dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Đây là những đóng rất quan trọng, cung cấp những dữ liệu
cần thiết giúp tác giả luận án có những hiểu biết sâu sắc hơn về vấn đề dân tộc,
chính sách dân tộc, đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc và các quan hệ
dân tộc, đồng thời là cơ sở khoa học để tác giả vận dụng vào thực tiễn tỉnh Thái
Nguyên trong giải quyết vấn đề dân tộc đúng định hướng.
1.1.3. Tình hình nghiên cứu giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc, về đoàn
kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc và vận dụng vào thực tiễn Việt Nam
Tình hình nghiên cứu vấn đề này thể hiện qua các công trình nghiên cứu tiêu biểu
sau đây:

20


×