Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Vấn đề tham gia của doanh nghiệp việt nam vào chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp nhật bản từ năm 2005 đến nay cơ hội và thách thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN HÙNG MẠNH

VẤN ĐỀ THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
VÀO CHUỖI CUNG ỨNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP
NHẬT BẢN TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY –
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN HÙNG MẠNH

VẤN ĐỀ THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
VÀO CHUỖI CUNG ỨNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP
NHẬT BẢN TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY –
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học
Mã số: 60 31 06 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Thu Giang



Hà Nội – 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan toàn bộ Luận văn th ạc sĩ tố t nghi ệp chuyên ngành
Châu Á học với đề tài “ Vấn đề tham gia của doanh nghiệp Việt Nam vào
chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp Nhật Bản từ năm 2005 đến nay – Cơ
hội và thách thức ” là công trình nghiên cứu của riêng tôi , được thực hi ện
dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Thị Thu Giang.
Mọi trích dẫn trong Lu ận văn này đề u đươ ̣c ghi nguồ n đầ y đủ , cụ thể.
Luận văn này không trùng lặp với bấ t cứ nội dung luận văn nào đã công bố .
TÁC GIẢ

NGUYỄN HÙNG MẠNH


LỜI CẢM ƠN
Lời đầ u tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắ c đế n giáo viên
hướng dẫn TS . Phạm Thị Thu Giang đã tận tình hướng dẫn , chỉ bảo và khích
lệ động viên em trong suố t quá trình thực hiện luận văn tố t nghiệp này.
Em xin bày tỏ lòng biế t ơn sâu sắ c đế n các thầ y cô giáo b

ộ môn Nhật

Bản học, khoa Đông phương ho ̣c , trường Đại học Khoa h ọc Xã hội và Nhân
văn, Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà N ội đã chỉ dạy, quan tâm giúp đỡ em trong suố t
quá trình ho ̣c tập, nghiên cứu và tạo điều kiện để em đư ơ ̣c có cơ h ội đươ ̣c ho ̣c
tập và phát biểu ý tưởng luận văn của mình tại Hội nghị nghiên cứu Nhật Bản

các nước Đông Nam Á, tổ chức vào tháng 12 năm 2016.
Em xin chân thành cảm ơn Quỹ học bổng Toshiba đã tin tưởng trao cho
em học bổng để phục vụ cho việc nghiên cứu, hoàn thành luận văn.
Cuố i cùng, em xin gửi lời cảm ơn đế n gia đình , bạn bè đã luôn bên ca ̣nh,
ủng hộ và động viên em trong suố t quá trình ho ̣c tập.
Do trình độ còn có ha ̣n nên trong quá trình thực hi ện nghiên cứu , chắ c
chắ n lu ận văn này sẽ không tránh khỏi những thiế u sót

. Em rấ t mong nh ận

đư ơ ̣c những ý kiế n đóng góp của các thầ y cô và các ba ̣n để lu
hoàn thiện hơn.

ận văn đươ ̣c

Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2017

NGUYỄN HÙNG MẠNH


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Mô hình chuỗi cung ứng sản xuất các sản phẩm gia dụng bằng gỗ . 9
Hình 1.2. Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản .................................................. 11
Hình 1.3: Mô hình chuỗi cung ứng mở rộng ................................................... 12
Hình 1.4: Mô hình chuỗi cung ứng điển hình ................................................. 13
Hình 1.5: Sơ đồ công nghiệp hỗ trợ theo nghĩa rộng ..................................... 20
Hình 1.6: Các lớp cung ứng hỗ trợ ................................................................. 22
Hình 1.7: Công nghiệp hỗ trợ có thể bao quát rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực ............. 25
Hình 2.1: Cụm công nghiệp hiệu quả của Canon............................................ 49



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Hiện trạng tiếp nhận đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ............. 33
Biểu đồ 2.2: Hiện trạng tiếp nhận đầu tư theo một số ngành của Việt Nam .. 34
Biểu đồ 2.3: Hiện trạng tiếp nhận đầu tư từ một số nước của Việt Nam........ 35
Biểu đồ 2.4: Động hướng đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam
(trường hợp dự án được tiến hành) ................................................................. 39
Biểu đồ 2.5: Đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam trong một số lĩnh vực năm 201239
Biểu đồ 2.6: Sự chuyển dịch doanh nghiệp theo quy mô giai đoạn 2000-2009 ....42
Biểu đồ 2.7: Biểu đồ thể hiện quy mô doanh nghiệp theo nhóm ngành kinh tế ......43
Biểu đồ 2.8: Các nhà cung cấp nguyên liệu và phụ tùng theo ngành của Việt
Nam năm 2012 ................................................................................................ 50
Biểu đồ 2.9: Nội bộ các nhà cung cấp theo ngành .......................................... 50
Biểu đồ 2.10: Sự phát triển số lượng xe máy và ô tô được bán ra tại Việt Nam
trong giai đoạn 2006 đến 2012 ........................................................................ 52
Biểu đồ 2.11 : Tỉ lệ nội địa hoá thành phẩm, bán thành phẩm của các công ty
sản xuất lớn tại Việt Nam (năm 2011) ............................................................ 56


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng phân loại quy mô doanh nghiệp tại Việt Nam ...................... 41
Bảng 2.2: Tỉ lệ tăng trưởng của các doanh nghiệp theo quy mô và nhóm
ngành năm 2008-2009 ..................................................................................... 44
Bảng 2.3: Một số ví dụ tiêu biểu về cụm công nghiệp ................................... 47
Bảng 2.4: Hiện trạng sản xuất và tỉ lệ nội địa hoá của Honda Việt Nam
1998-2006 ....................................................................................................... 54
Bảng 3.1: Sản xuất Module và sản xuất tích hợp ............................................ 64


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ CÔNG
NGHIỆP HỖ TRỢ .......................................................................................... 6
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG............................................. 6
1.1.1. Sự ra đời và lịch sử phát triển của khái niệm “chuỗi cung ứng”......... 6
1.1.2. Quan điểm hiện đại về “chuỗi cung ứng” và “quản trị chuỗi
cung ứng”................................................................................................... 8
1.1.3. Phân loại các mô hình chuỗi cung ứng ............................................. 11
1.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ................................... 15
1.2.1. Các cách tiếp cận trong nghiên cứu về công nghiệp hỗ trợ ......... 15
1.2.2. Đặc trưng của công nghiệp hỗ trợ ...................................................... 21
1.2.3. Vai trò của công nghiệp hỗ trợ đối với nền kinh tế quốc dân ...... 27
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 31
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG THAM GIA CHUỖI CUNG ỨNG CHO
CÁC DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT
NAM TỪ 2005 ĐẾN NAY ............................................................................ 32
2.1 Sự hình thành và phát triển của chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp
nước ngoài tại Việt Nam ........................................................................... 32
2.1.1 Bối cảnh Việt Nam thuận lợi thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ...... 32
2.1.2 Khái quát thực trạng tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài của
Việt Nam và sự hình thành chuỗi cung ứng ở Việt Nam ........................... 33
2.1.3 Vai trò hàng đầu của Nhật Bản trong việc đầu tư vào Việt Nam. 35
2.2 Thực trạng đầu tư trực tiếp FDI của Nhật Bản vào Việt Nam từ năm
2005 đến nay .............................................................................................. 36
2.2.1 Cơ sở pháp lí cho đầu tư trực tiếp FDI của Nhật Bản vào Việt
Nam......................................................................................................................... 36


2.2.2 Quá trình đầu tư trực tiếp FDI của Nhật Bản vào Việt Nam ........ 38
2.2.3 Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam trên một số lĩnh

vực........................................................................................................................... 39
2.3. Những vấn đề đặt ra đối với việc cung ứng cho các doanh nghiệp Nhật
Bản tại Việt Nam từ 2005 đến nay ............................................................ 40
2.3.1. Vai trò chủ đạo của doanh nghiệp Việt Nam vừa và nhỏ trong
việc cung ứng sản phẩm cho doanh nghiệp Nhật Bản hiện nay ............. 40
2.3.2. Thực trạng cung ứng nội địa hóa của doanh nghiệp Việt Nam
trên một số lĩnh vực từ 2005 đến nay ............................................................. 45
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 58
CHƢƠNG 3: CƠ HỘI, THÁCH THỨC, GIẢI PHÁP CHO DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM KHI THAM GIA VÀO CHUỖI CUNG ỨNG CÁC
DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN ................................................................... 59
3.1 Cơ hội phát triển của doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia chuỗi cung
ứng cho các doanh nghiệp Nhật Bản ......................................................... 59
3.1.1 Tăng cường khả năng cạnh tranh ........................................................ 59
3.1.2 Tăng cường xuất khẩu quốc tế .............................................................. 60
3.1.3 Nguồn nhân lực công nghiệp chất lượng cao.................................... 62
3.1.4 Chuyển giao công nghệ, đầu tư khoa học, cải tiến kĩ thuật ........... 63
3.2 Thách thức của doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào chuỗi cung
ứng cho các doanh nghiệp Nhật Bản ......................................................... 65
3.2.1 Tác động của thuế nhập khẩu và ưu đãi về thuế còn thấp ............. 65
3.2.2 Môi trường chính sách không ổn định ................................................ 66
3.2.3 Khoảng cách với doanh nghiệp Nhật Bản về thông tin và nhận thức .. 67
3.2.4 Tiêu chuẩn công nghiệp và tiêu chuẩn an toàn thấp ....................... 68
3.3 Giải pháp chủ yếu để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia
vào chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp Nhật Bản ............................ 69


3.3.1 Giảm thuế nhập khẩu và thi hành chính sách ưu đãi về thuế . 69
3.3.2 Thu hẹp khoảng cách về thông tin và nhận thức giữa các doanh
nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp Nhật Bản ....................................... 71

3.3.3 Xây dựng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo tiêu
chuẩn quốc tế ....................................................................................................... 74
3.3.4 Tập trung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 75
3.3.5 Nâng cao tầm quan trọng và tập trung phát triển các ngành công
nghiệp hỗ trợ ........................................................................................................ 77
Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 79
KẾT LUẬN .................................................................................................... 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 82


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhật Bản là đất nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới. Đất nước
này nổi tiếng với các mặt hàng điện tử, tiêu dùng... chất lượng tốt. Có thể nói,
thương hiệu “Made in Japan” đã chinh phục được cả những người tiêu dùng
khó tính nhất trên thế giới. Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu trong nước cũng
như quốc tế, Nhật Bản không ngừng đầu tư, mở rộng thị trường ra nước
ngoài, tiến hành hợp tác giao lưu kinh tế với các nước trong và ngoài khu vực,
trong đó có Việt Nam.
Ngược lại, Việt Nam lại là nước đang trên đường phát triển, đã tiến
hành các chính sách mở cửa, giao thương, thu hút đầu tư nước ngoài. Thị
trường Việt Nam được đánh giá là một thị trường mở, đầy tiềm năng với
nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn... Chất lượng cuộc sống của
người dân ngày càng tăng, nhu cầu sử dụng hàng có chất lượng ngày một lớn.
Tuy nhiên, dòng sản phẩm chất lượng cao thường phải nhập khẩu từ nước
ngoài vì các doanh nghiệp trong nước chưa đủ sức tạo ra những sản phẩm đó.
Thực tế cho thấy, các công ty nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản đã liên tiếp
đầu tư vào Việt Nam và hình thành nên các chuỗi cung ứng liên kết chặt chẽ
với nhau. Điều này đã mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng mang đến nhiều
thách thức cho các doanh nghiệp của Việt Nam. Vậy, sau khi Nhật Bản đầu tư

vào Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia vào chuỗi cung ứng
của Nhật Bản thế nào; điều này đã mang đến những cơ hội và thách thức gì,
chính là vấn đề mà đề tài muốn tìm hiểu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
2.1 Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu hiện trạng gia nhập chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp
Nhật của doanh nghiệp Việt Nam

1


- Làm rõ những cơ hội, thách thức của doanh nghiệp Việt Nam khi
tham gia vào chuỗi cung ứng Nhật Bản
- Đề xuất các giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam có thể gia nhập
chuỗi cung ứng
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu về các ngành nghề của doanh nghiệp có thể tham gia vào
chuỗi cung ứng
- Tìm hiểu thực trạng một số doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia vào
chuỗi cung ứng Nhật Bản
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu cơ bản của luận văn là doanh nghiệp Việt Nam
tham gia vào chuỗi cung ứng của Nhật Bản tại thị trường Việt Nam.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trong khuôn khổ các doanh
nghiệp Việt Nam có tham gia vào chuỗi cung ứng Nhật Bản tại Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: Lý do chúng tôi lựa chọn khoảng thời gian khảo
sát từ năm 2005 đến nay như sau: Từ năm 2004, đánh dấu bằng việc kí kết
Hiệp định kí kết và bảo hộ đầu tư (12/2004), Hiệp định đối tác kinh tế Việt

Nam – Nhật Bản (VJEPA – 10/2009) đã tạo khuôn khổ pháp lí thuận lợi cho
phát triển kinh tế thương mại giữa hai nước, Nhật Bản là đối tác kinh tế quan
trọng hàng đầu của Việt Nam và là nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh
tế thị trường của Việt Nam (tháng 10/2011).Tháng 3/2014, hai nước nâng cấp
quan hệ lên thành “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở
Châu Á”. Việc Nhật Bản tăng cường đầu tư vào Việt Nam, cùng với đó là
việc các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng của Nhật Bản
đã góp một ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển quan hệ kinh tế, thương

2


mại, đầu tư giữa hai quốc gia. Trong khi đó, rất ít công trình nghiên cứu đề
cập trực diện và làm rõ vấn đề này.
+ Trong suốt từ năm 2004 đến nay, thị trường Việt Nam có nhiều biến
đổi, chứng kiến những bước tiến vượt bậc trong quan hệ kinh tế, thương mại
quốc tế. Vấn đề chuỗi cung ứng trên thị trường Việt Nam cũng đặt ra những
cơ hội cùng với những nguy cơ, thách thức. Việc tích cực tham gia vào chuỗi
cung ứng của đã tạo ra môi trường năng động
4. Lịch sử nghiên cứu
Chuỗi cung ứng, phát triển công nghiệp hỗ trợ để tham gia vào chuỗi cung
ứng toàn cầu là những vấn đề đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều học
giả, nhà nghiên cứu như:
- Những nghiên cứu của Junichi Mori – Kenichi Ohno về “Chiến lược cung
ứng tối ưu: Các yếu tố quyết định về nội địa hoá phụ tùng theo khu vực
liên kết và cạnh tranh”
- Các bài báo cáo của Diễn đàn Phát triển Việt Nam do các học giả Nhật
Bản cùng thực hiện như “Xây dựng và tăng cường các ngành công nghiệp
hỗ trợ ở Việt Nam. Báo cáo điều tra Cải thiện chính sách công nghiệp” của
Kyoshiro Ichikawa (năm 2005)

- Báo cáo điều tra xác nhận, thu thập thông tin cơ bản liên quan đến tăng
cường năng lực, khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm phát
triển Công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam được phát hành bởi Cơ quan Hợp
tác Quốc tế JICA
Trên cơ sở tham khảo các công trình nghiên cứu kể trên, tác giả luận văn nhận
thấy, các nghiên cứu đã đưa ra những yếu kém của ngành công nghiệp hỗ trợ
Việt Nam, cùng với đó là mối quan hệ tương quan khăng khít giữa công
nghiệp hỗ trợ và chuỗi cung ứng. Đặc biệt trong bối cảnh quan hệ Việt Nam –
Nhật Bản ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt

3


Nam ngày càng nhiều, hình thành nên các chuỗi cung ứng tại Việt Nam, tác
giả mong muốn tập trung nghiên cứu vào hiện trạng tham gia chuỗi cung ứng
của các doanh nghiệp Việt Nam cho các doanh nghiệp Nhật Bản.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu:
Từ những số liệu, biểu đồ để đưa ra nhận xét, đánh giá khách quan nhất về
quy mô, mức độ tham gia, chính sách đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản,
đồng thời mức độ đáp ứng của các doanh nghiệp Việt Nam.
- Phương pháp so sánh để nhìn nhận những khác biệt – đồng nhất giữa
quan niệm, cách thức vận hành của chuỗi cung ứng Nhật Bản tại Việt Nam so
với các nước khác và các chuỗi cung ứng khác.
6. Ý nghĩa của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn
- Hiểu được khái niệm và mô hình chuỗi cung ứng. Từ đó, đưa ra được
chính sách chiến lược phát triển hợp tác kinh tế với Nhật Bản.
- Thấy được vai trò của chuỗi cung ứng để có thể có những biện pháp
chính sách phù hợp trong việc phát triển, tạo điều kiện để các doanh nghiệp

Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp Nhật Bản.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn luận văn
- Từ việc hiểu chuỗi cung ứng và chính sách hợp tác đầu tư của Nhật
Bản, có thể đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia
chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp Nhật Bản, phù hợp với chính sách
chiến lược của Nhật Bản lại vừa tương thích với điều kiện tự nhiên, xã hội của
Việt Nam.
- Hiểu được tầm quan trọng của chuỗi cung ứng nước ngoài trong giai đoạn
phát triển kinh tế hiện tại, đưa ra những biện pháp phù hợp để tăng cạnh tranh,
đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu sản xuất trong nước và quốc tế.

4


7. Kết cấu
Chƣơng 1: Tổng quan về chuỗi cung ứng và công nghiệp hỗ trợ
1.1 Tổng quan về chuỗi cung ứng
1.2 Tổng quan về công nghiệp hỗ trợ
Chƣơng 2: Thực trạng tham gia chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp
Nhật Bản của doanh nghiệp Việt Nam từ năm 2005 đến nay
2.1 Sự hình thành và phát triển của chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp
nước ngoài tại Việt Nam
2.2 Thực trạng đầu tư trực tiếp FDI của Nhật Bản vào Việt Nam từ 2005 đến nay
2.3 Những vấn đề đặt ra đối với việc cung ứng cho các doanh nghiệp Nhật
Bản tại Việt Nam từ 2005 đến nay
Chƣơng 3: Cơ hội, thách thức , giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam
khi tham gia vào chuỗi cung ứng các doanh nghiệp Nhật Bản

5



CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG
1.1.1. Sự ra đời và lịch sử phát triển của khái niệm “chuỗi cung ứng”
Vào khoảng những năm đầu của thế kỉ XX, việc thiết kế, phát triển sản
phẩm mới diễn ra rất chậm chạp, chủ yếu phụ thuộc vào công nghệ và nguồn
lực nội bộ. Để quy trình sản xuất không bị gián đoạn, máy móc vận hành
thông suốt, các xí nghiệp buộc phải sản xuất liên tục tất cả những linh phụ
kiện hay chi tiết nhỏ nhất trong sản phẩm. Điều này dẫn đến tồn kho trong sản
xuất đột nhiên tăng vọt. Chia sẻ công nghệ và chuyên môn để cải tiến kĩ thuật,
nâng cao chất lượng sản phẩm giữa nhà cung cấp và xí nghiệp là một thuật
ngữ ít được nhắc đến lúc bấy giờ. Sản xuất chỉ dừng lại trong quy mô một xí
nghiệp nhỏ lẻ, theo hình thức “tự cung tự cấp”.
Đến những năm 1960, phong trào khoa học kĩ thuật hiện đại bùng nổ,
từ đó góp phần định hướng khoa học trong sự phát triển của công nghệ và sức
sản xuất. Do ảnh hưởng của phong trào này, các công ty lớn trên thế giới đã
áp dụng công nghệ sản xuất hàng loạt để cắt giảm chi phí và cải tiến năng
suất, nhưng phần lớn vẫn chưa chú trọng đến cắt giảm tồn kho, liên kết với
các nhà cung cấp.
Vào khoảng những năm 1970, Hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật
liệu (MRP-Material Requirements Planning) và Hệ thống hoạch định nguồn
nhân lực sản xuất (ERP-Enterprise ResourcePlanning ) đã ra đời. Nhờ có
những hệ thống này mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được đầu vào của
nguyên vật liệu, đánh giá được mức độ tồn kho trong sản xuất, kiểm soát lưu
trữ và vận chuyển hàng hoá một cách linh hoạt. Đồng thời, cùng với sự phát
triển của thông tin, đặc biệt là sự ra đời của máy tính đã giúp đơn giản hoá
hiệu quả việc kiểm soát tồn kho. Nhờ vậy, chi phí tồn kho được giảm đáng kể

6



trong khi vẫn có thể đảm bảo được nguồn cung cấp đầu vào cũng như đáp ứng
nhu cầu đầu ra.
Mãi đến thập niên 1980 thì thuật ngữ “chuỗi cung ứng” mới lần đầu
tiên được sử dụng bởi hai chuyên gia tư vấn Oliver và Webber trên trang báo
“Supply-Chain Management: Logistics Catches Up with Strategy” Outlook
năm 1982. Tuy nhiên, khái niệm chuỗi cung ứng chỉ dừng lại ở việc kiểm soát
nguyên vật liệu, vận chuyển, tổng chi phí trong quá trình hậu cần. Cũng trong
thời gian này, cạnh tranh toàn cầu trở nên khốc liệt, gây áp lực buộc các nhà
sản xuất phải cắt giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm và gia tăng chất
lượng dịch vụ khách hàng. Các công ty, xí nghiệp đã vận dụng JIT1 và chiến
lược quản trị chất lượng toàn diện (TQM)2 nhằm cải tiến chất lượng, nâng cao
hiệu quả sản xuất và thời gian giao hàng. Nhờ áp dụng JIT, các nguồn nguyên
vật liệu, hàng hoá và sản phẩm lưu hành trong quá trình sản xuất được đưa
vào một kế hoạch chi tiết, không có khâu sản xuất nào rơi vào tình trạng
để không, chờ xử lí, không có nhân công hay thiết bị nào phải đợi để có
đầu vào vận hành. Từ đó, các doanh nghiệp bắt đầu nhận thấy lợi ích tiềm
tàng và tầm quan trọng của mối liên hệ hợp tác giữa nhà cung cấp – người
mua – khách hàng.
Sang những năm 1990, trong bối cảnh cạnh tranh tăng cao, cùng với đó
là xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế, những thách thức của việc cải thiện
chất lượng, hiệu quả sản xuất, dịch vụ khách hàng, thiết kế và phát triển sản
phẩm mới cũng gia tăng. Để giải quyết những thách thức này, các nhà sản
1

Viết tắt của “Just in time” có nghĩa là “đúng sản phẩm-đúng số lượng-tại đúng nơi- vào đúng thời
điểm cần thiết”. Trong quá trình sản xuất hay cung ứng dịch vụ, mỗi công đoạn của quy trình sản
xuất sẽ được hoạch định để làm ra một số lượng bán thành phẩm, thành phẩm bằng đúng số lượng
mà công đoạn tiếp theo cần tới. Điều này sẽ tránh tồn đọng vốn và hàng tồn kho không cần thiết

trong sản xuất.
2
Hệ thống hữu hiệu tích hợp những nỗ lực về duy trì, phát triển và cải tiến chất lượng của nhiều tổ
nhóm trong tổ chức để có thể tiếp thị, áp dụng khoa học kĩ thuật, sản xuất và cung ứng dịch vụ
nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng.

7


xuất đã quyết định mua lại sản phẩm từ các nhà cung cấp có chất lượng và uy
tín cao. Hơn nữa, họ còn kêu gọi nhà cung cấp trực tiếp tham gia vào việc
thiết kế và phát triển sản phẩm, đóng góp ý kiến cho việc cải thiện chất lượng
dịch vụ, giảm chi phí chung. Nhiều liên minh giữa nhà sản xuất – nhà cung
cấp đã chứng tỏ được sự thành công của mình.
Khi đó, hệ thống BPR (Business Process Reengineering) 3 được coi là
có thể giải quyết một cách triệt để, tái thiết kế quy trình kinh doanh, giảm các
lãng phí và gia tăng năng suất được giới thiệu vào đầu thập niên 1990. Đó là
hệ quả của mối quan tâm hàng đầu trong việc cắt giảm chi phí, tăng khả năng
cạnh tranh dài hạn của doanh nghiệp. Khi hệ thống này bị mất dần vào cuối
thập niên 1990 thì quản trị chuỗi cung ứng mới trở nên khẳng định được vai
trò trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Trong khoảng thời
gian này, các nhà quản trị và tư vấn bắt đầu nhận thức sâu sắc hơn về sự khác
biệt giữa hậu cần và quản trị chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng được xem như
một hoạt động hậu cần, nhưng nằm bên ngoài doanh nghiệp. Hình thức chuỗi
cung ứng bắt đầu được áp dụng đã cho thấy cần phải tích hợp các quy trình
then chốt giữa các bên tham gia trong chuỗi cung ứng, cho phép chuỗi cung
ứng được vận hành theo một thể thống nhất.
1.1.2. Quan điểm hiện đại về “chuỗi cung ứng” và “quản trị chuỗi cung ứng”
Nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra các định nghĩa về chuỗi cung
ứng và quản trị chuỗi cung ứng. Trong khuôn khổ của luận văn, tôi xin được

trích một số định nghĩa để bổ sung cơ sở lí thuyết cho nghiên cứu.
Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những vấn đề liên quan trực tiếp hay
gián tiếp nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ

3

BPR: Xây dựng lại một cách toàn diện, triệt để các quy trình làm việc nhằm đạt được những cải
thiện nhảy vọt về năng suất, hiệu quả hoạt động của một tổ chức, đơn vị.

8


bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn liên quan đến nhà vận chuyển,
nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng. [2,tr6]
Chuỗi cung ứng bao gồm các liên kết giữa các tổ chức trong dòng chảy
xuôi chiều và ngược chiều của sản phẩm, dịch vụ, tài chính, thông tin từ
nguồn ban đầu đến khách hàng cuối cùng. [29,tr10]
Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối
nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên vật liệu, chuyển đổi nguyên
liệu thành bán thành phẩm, thành phẩm và phân phối cho khách hàng. [27]
Theo ý kiến của tác giả, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh
nghiệp tham gia một cách trực tiếp hay gián tiếp trong việc đáp ứng nhu cầu
của khách hàng, thể hiện sự dịch chuyển nguyên vật liệu xuyên suốt quá trình
từ nhà cung cấp ban đầu đến khách hàng cuối cùng.

Hình 1.1: Mô hình chuỗi cung ứng sản xuất các sản phẩm gia dụng bằng gỗ
Nguồn: www.researchgate.net
Chẳng hạn, chuỗi cung ứng bắt đầu với các doanh nghiệp trồng rừng.
Sau khi thu hoạch chặt cây lấy gỗ, họ sẽ bán các sản phẩm gỗ thô cho doanh
nghiệp sản xuất vật liệu. Các doanh nghiệp này đóng vai trò như người đặt

hàng và sau khi nhận được các yêu cầu chi tiết kĩ thuật, họ sẽ tiếp tục chế biến
gỗ thu mua được thành gỗ váng mỏng, gỗ nguyên khối, gỗ ép và tiếp tục được

9


bán cho các nhà sản xuất sản phẩm gia dụng bằng gỗ. Đầu ra của quá trình
này là các sản phẩm gỗ dùng cho gia đình đã được lắp ráp hoàn thiện và sẽ
được bán cho các nhà phân phối. Nhà phân phối sẽ tiến hành quảng cáo, tiếp
thị và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Sau khi xét trên cơ sở giá, chất lượng, tính sẵn sàng, sự bảo hành và uy
tín của nhà sản xuất, sản phẩm sẽ được bán ra. Tuy nhiên, cũng sẽ có những
trường hợp vì một vài lí do nào đó như lỗi kĩ thuật mà các chi tiết không đáp
ứng được yêu cầu hoặc đôi khi cần sửa chữa, tái chế chúng, nên phải quay
ngược lại. Đó không chỉ là uy tín của nhà cung cấp mà còn ảnh hưởng đến
uy tín của các nhà cung ứng sản phẩm trước đó. Vì vậy, các doanh nghiệp
trong chuỗi cung ứng luôn phải cố gắng làm tốt khâu của mình cũng như
tiến hành các hoạt động hậu cần ngược để giúp toàn bộ chuỗi cung ứng
không bị đứt đoạn.
Để chuỗi cung ứng diễn ra nhịp nhàng và hiệu quả, người ta sẽ phải xây
dựng một hoạt động quản trị cho tất cả các khâu. Hoạt động quản trị này phải
cân nhắc đến tất cả các thành tố của chuỗi cung ứng, từ nhà cung cấp, các cơ
sở sản xuất, nhà kho, trung tâm phân phối đến nhà bán lẻ, các cửa hàng...
Đồng thời, hoạt động quản trị chuỗi cung ứng phải quan tâm tới tác động của
thành tố này đến chi phí chung và vai trò của chúng trong việc sản xuất ra các
sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng, kiểm soát hiệu quả sản xuất
của toàn hệ thống, tổng chi phí từ khâu vận chuyển, phân phối và hạn chế tối
đa tồn kho. Hay nói cách khác, mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng là tối đa
hoá giá trị tạo ra cho toàn hệ thống.
Quản trị chuỗi cung ứng là sự phối hợp các công cụ từ lập kế hoạch và

điều tiết các bước trong mạng lưới từ thu mua nguyên vật liệu, chuyển hoá
thành sản phẩm, vận chuyển sản phẩm và dịch vụ đến khách hàng. [27,tr8]

10


Nói cách khác, đây là một hoạt động định hướng, quản lí hai chiều và là
sự phối hợp của sản phẩm, dịch vụ, thông tin, tài chính thành dòng chảy từ
nguyên vật liệu đến người sử dụng cuối cùng. [29,tr10]
Như vậy, có thể hiểu khái quát về quản trị chuỗi cung ứng là tập trung
quản lí các mối quan hệ trong thành phần chuỗi cung ứng, là sự phối hợp hay
tích hợp hàng hoá và các hoạt động dịch vụ liên quan vào các thành phần của
chuỗi cung ứng nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động, chất lượng và dịch vụ
khách hàng. Chính vì vậy, để quản trị chuỗi cung ứng thành công, các công ty
phải phối hợp hành động, chia sẻ thông tin như dự báo nhu cầu, kế hoạch sản
xuất, những thay đổi năng lực, chiến lược marketing mới, việc phát triển sản
phẩm và dịch vụ mới, công nghệ kĩ thuật mới, kế hoạch mua hàng, ngày giao
hàng và tất cả thông tin khách hàng ảnh hưởng đến hoạt động mua bán, sản
xuất, kế hoạch phân phối.
1.1.3. Phân loại các mô hình chuỗi cung ứng
1.1.3.1. Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản

Công ty

Khách hàng

Nhà cung cấp

Hình 1.2. Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản
Mô hình này bao gồm 3 thành phần chính: công ty sản xuất lắp ráp các

sản phẩm cuối cùng; nhà cung cấp linh phụ kiện, nguyên vật liệu, trang thiết
bị và khách hàng. Theo đó, các công ty sẽ tiến hành thiết kế sản phẩm, lập kế
hoạch sản xuất, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Để chuyên môn hoá và

11


nâng cao hiệu quả, người ta sẽ phải tiến hành đặt hàng tại các nhà cung cấp.
Hoạt động này diễn ra theo vòng tròn. Mỗi một bộ phận phải thực hiện nhiệm
vụ riêng, nhưng đều phải hướng đến phục vụ nhu cầu của khách hàng. Các
nhà cung cấp phải không ngừng cải tiến kĩ thuật để tạo ra các sản phẩm tốt
hơn theo yêu cầu của công ty sản xuất. Khách hàng có quyền sử dụng sản
phẩm và đưa ra ý kiến phản hồi với công ty. Đồng thời công ty có nhiệm vụ
phải điều chỉnh chính sách bảo hành, tiến hành cải tiến chất lượng dịch vụ,
yêu cầu các nhà cung cấp sản xuất những sản phẩm chất lượng hơn.
1.1.3.2. Mô hình chuỗi cung ứng mở rộng
Nhà cung cấp
cuối cùng

Nhà
cung cấp

Công ty

Khách
hàng

Khách hàng
cuối cùng


Công ty cung cấp dịch
vụ

Hình 1.3: Mô hình chuỗi cung ứng mở rộng
Chuỗi cung ứng mở rộng bên cạnh những thành phần chủ yếu như nhà
cung cấp, công ty, khách hàng, nó còn có thêm các thành phần khác. Đó chính
là nhà cung cấp cuối cùng, khách hàng cuối cùng và công ty cung cấp dịch vụ.
Các nhà cung cấp sau khi nhận đơn hàng từ phía công ty cũng sẽ sử dụng
những nhà cung cấp bậc dưới để đặt hàng và hoàn thành những chi tiết phục
vụ cho việc sản xuất của họ. Việc này là để đảm bảo sự chuyên môn hoá trong
sản xuất. Đồng thời, sản phẩm này lại là đầu vào trong quy trình sản xuất một
sản phẩm khác và sẽ tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt hơn do được đầu
tư công nghệ và kĩ thuật nhiều hơn. Sau khi thu mua các chi tiết, công ty sẽ
tiến hành lắp ráp và cung cấp cho khách hàng (có thể là các trung tâm mua
sắm, các cửa hàng bán lẻ...), từ đó sẽ được phân phối cho khách hàng cuối

12


cùng (người tiêu dùng). Việc này sẽ đưa sản phẩm được đến gần với người
tiêu dùng hơn, tránh chi phí tồn kho không cần thiết, tạo nên giá trị cho toàn
chuỗi cung ứng. Ngoài ra, một thành phần không thể thiếu trong chuỗi cung
ứng mở rộng, đó chính là các công ty cung cấp dịch vụ. Công ty này có vai
trò “người đứng giữa” điều khiển, kết nối chuỗi cung ứng, tiến hành các công
việc tiếp thị, trao đổi công nghệ giữa các thành phần trong chuỗi, giải quyết
vấn đề tài chính, kho vận, logistics (hậu cần). Nhờ có công ty này, mà các
thành phần trong chuỗi cung ứng được diễn ra nhịp nhàng, thành phần này
hỗ trợ thành phần kia, đạt được mục tiêu cuối cùng là phục vụ nhu cầu
của khách hàng.
1.1.3.3. Mô hình chuỗi cung ứng điển hình


Hình 1.4: Mô hình chuỗi cung ứng điển hình
Trong mô hình chuỗi cung ứng điển hình, nguyên vật liệu không chỉ
được mua từ một nhà cung cấp mà được mua từ rất nhiều nhà cung cấp khác
nhau. Các nhà cung cấp này có vai trò quan trọng trong toàn chuỗi, cung ứng
nguyên vật liệu từ đầu quá trình sản xuất hoặc các chi tiết cho nhà sản xuất.
Nhà sản xuất sẽ chế biến nguyên vật liệu này ra thành phẩm và cung cấp cho
một nhà sản xuất khác lớn hơn. Sau khi các nhà sản xuất cấp dưới này hoàn
tất sản phẩm của họ và chuyển đến nhà sản xuất cuối cùng thì ở đó người ta sẽ

13


tiến hành lắp ráp, kiểm tra chất lượng sản phẩm và chuyển đến các nhà phân
phối. Nhà phân phối sẽ đóng vai trò là người điều phối các dao động về nhu
cầu sản phẩm cho các nhà sản xuất bằng cách lưu trữ hàng tồn cũng như thực
hiện nhiều hoạt động kinh doanh để tìm kiếm và phục vụ khách hàng. Nhà
phân phối có thể tham gia vào việc mua hàng từ nhà sản xuất để bán cho
khách hàng, nhưng đôi khi họ chỉ đứng giữa đóng vai trò là người trung gian
môi giới sản phẩm. Bên cạnh đó, chức năng của nhà phân phối còn là thực
hiện quản lí tồn kho, vận hành kho, vận chuyển sản phẩm, hỗ trợ khách hàng
và dịch vụ hậu mãi.
Ngoài ra, chuỗi cung ứng điển hình còn có sự xuất hiện của nhà bán lẻ.
Họ là những người chuyên lưu trữ hàng hoá với số lượng nhỏ hơn để bán cho
người tiêu dùng cuối cùng. Họ có vai trò theo dõi nhu cầu và thị hiếu của
khách hàng để cung cấp cho khách hàng những sản phẩm phù hợp. Các cửa
hàng tạp hoá, hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại đến các cửa hàng giới
thiệu sản phẩm đều được coi là những nhà bán lẻ.
Chuỗi cung ứng điển hình thường diễn ra theo hai chiều. Chiều 1 (dòng
sản phẩm và dịch vụ) là tất cả các khâu từ thu mua nguyên vật liệu, sản xuất,

lắp ráp, cung cấp ra thị trường đáp ứng nhu cầu của khách hàng; và chiều 2
(thu hồi - tái chế) là chiều ngược lại, bắt nguồn từ khách hàng sau khi sử dụng
các sản phẩm mà chuỗi cung cấp sẽ tiến hành phản hồi, yêu cầu bảo hành, bảo
dưỡng, góp ý để các thành phần trong chuỗi liên tục hoàn thiện sản phẩm của
mình hơn.
Dù có theo mô hình nào, quản trị chuỗi cung ứng cũng phải cân nhắc
đến tất cả thành tố của chuỗi cung ứng; từ nhà cung ứng, các cơ sở sản xuất
thông qua nhà kho, trung tâm phân phối đến các nhà bán lẻ và cửa hàng; tác
động của các thành tố này đến chi phí chung và vai trò của chúng trong việc
sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trong đó, đặc biệt

14


chú trọng đến các nhà cung cấp ban đầu và khách hàng cuối cùng, vì đây
chính là những thành tố tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả của chuỗi
cung ứng. Quản trị chuỗi cung ứng cũng cần phải tối đa hoá giá trị tạo ra cho
toàn hệ thống, hay nói cách khác tối thiểu hoá tổng chi phí từ khâu vận
chuyển, phân phối đến tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho trong sản xuất và
thành phẩm.
Để đạt được điều trên, hệ thống trong chuỗi cung ứng phải nhất quán,
có thể chia sẻ thông tin giữa các thành viên trong chuỗi như dự báo về nhu
cầu, kế hoạch sản xuất, những thay đổi về công suất, các chiến lược
marketing mới... Hệ thống cũng cần đảm bảo các doanh nghiệp có quyền tự
do quyết định việc tham gia hay rời bỏ chuỗi cung ứng nếu như không đem lại
lợi ích cho họ. Đồng thời, khi tham gia chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp
giảm được chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, được đáp ứng các yêu cầu
về kĩ thuật, thông tin được cập nhật liên tục, chính xác, trung thực giữa các
thành viên. Các thành viên trong chuỗi cung ứng, đặc biệt là các đơn vị phụ
trách thu mua, sản xuất hậu cần, vận tải không chỉ được trang bị những kiến

thức quan trọng cần thiết về chức năng của chuỗi cung ứng mà phải biết đánh
giá, am hiểu về mức độ tương tác cũng như ảnh hưởng của chức năng này đến
toàn chuỗi cung ứng. Một yếu tố quan trọng nữa đó là dòng dịch chuyển của
nguyên vật liệu hay sản phẩm phải suôn sẻ và không có trở ngại.
1.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
1.2.1. Các cách tiếp cận trong nghiên cứu về công nghiệp hỗ trợ
Công nghiệp hỗ trợ (tiếng Nhật là 裾野産業 – Susonosangyo) được ví
như ngành công nghiệp “chân núi”, tạo phần cứng để hình thành nên “thân
núi” và “đỉnh núi” chính là các ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp sản phẩm
công nghiệp hoặc sản phẩm tiêu dùng khác. Khái niệm này được bắt nguồn từ
Nhật Bản và sau này là các nước công nghiệp trẻ ở châu Á như Đài Loan,

15


×