Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

skkn một số biện pháp tuyên truyền tới phụ huynh học sinh để giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng tại trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.4 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC…………………………………………………………………...…..1
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………...…2
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI…………………………………………...…..………2
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU…………………………………………………3
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU…………….…................................................3
IV. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU……………………………….3
Phần II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI……………………………………………………3
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN…………………………..…………………………………3
II. CƠ SỞ THỰC TẾ…………………………………………………………….4
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI……………………………………5
1. Giải pháp thực hiện…………………………………………………...………5
1.1. Định nghĩa y tế học đường…………..…………..…………..……………...5
1.2. Thực hiện nhiệm vụ y tế học đường……………………………………...…6
2. Biện pháp thực hiện………………………………………………….……..…7
3. Hậu quả sáng kiến kinh nghiệm………………………………………….….11
Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………….…….12
1. Kết luận……………………………………………………………….……..12
2. Các đề xuất và kiến nghị………………………………………………….…12
Phần IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………….……...14

1/13


Phần I
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
* Về mặt lý luận: Công tác Y tế học đường có vai trò hết sức quan trọng
trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với các em học sinh. Như Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO) đã có câu khẩu hiệu mà bất cứ quốc gia nào, đất nước nào
cũng biết đến đó là “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Vì vậy, công tác chăm


sóc sức khỏe cho đối tượng học sinh lúc nào cũng có nhiều ý nghĩa thiết thực và
giữ một vai trò, vị trí quan trọng của mỗi quốc gia. Do đó muốn có một thế hệ
tương lai vừa khỏe mạnh, vừa thông minh thì toàn xã hội cần phải chú ý đến
công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho các em ngay từ tuổi đến trường. Đầu tư
cho trẻ em hôm nay cũng chính là đầu tư cho tương lai. Để những người chủ
tương lai quản lý tốt đất nước sau này, trẻ em cần được học tập tốt, trở thành
những người có tri thức, "vừa hồng, vừa chuyên". Muốn học tập tốt thì cần phải
có sức khỏe tốt. Vậy để trẻ có sức khỏe tốt thì chúng ta phải có những biện pháp
cụ thể trong công tác y tế học đường. Và một trong những hoạt động quan trọng,
quyết định không nhỏ đến sự thành công trong công tác y tế học đường chính là
công tác tuyên truyền chăm sóc sức khỏe. Công tác tuyên truyền chính là biện
pháp cụ thể, thiết thực, hạn chế được tình trạng trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng và
phụ huynh có kỹ năng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tốt hơn.
* Về mặt thực tiễn: Cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống con người
ngày càng được nâng cao và môi trường học tập của trẻ ngày càng được quan
tâm, chăm sóc và cải thiện đáng kể. Bên cạnh những mặt tốt của sự phát triển thì
còn đó những vấn đề mà chúng ta không khỏi lo lắng cho thế hệ tương lai đó là
thực trạng trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng ngày một nhiều do trẻ thiếu các chất
dinh dưỡng và do các bậc cha mẹ thiếu hiểu biết về cách chăm sóc bản thân từ
khi mang thai tới khi sinh và cách chăm sóc nuôi dưỡng trẻ khi trẻ mới tập ăn.
Khi trẻ thiếu các chất dinh dưỡng dẫn đến trẻ dễ mắc bệnh suy dinh dưỡng và
các bệnh khác, nếu chúng ta không có biện pháp phòng bệnh ngay từ đầu cùng
với sự phối kết hợp giữa gia đình – nhà trường và xã hội thì sẽ làm gia tăng các
bệnh nhanh. Và hoạt động tuyên truyền chăm sóc nuôi dưỡng trẻ cho giáo viên,
nhân viên và phụ huynh học sinh chính là cách phòng bệnh tốt nhất.
Từ đó, có thể thấy được nếu làm tốt công tác tuyên truyền sẽ góp phần
giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong nhà trường cũng như trong cộng đồng. Thiết
2/13



nghĩ mỗi cấp học cần phải có một nhận thức đúng đắn về vị trí và vai trò của y
tế học đường, để có thể đưa ra những biện pháp phù hợp nhằm giảm tỷ lệ suy
dinh dưỡng tại trường . Qua thời gian làm y tế trường học tôi mạnh dạn viết
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp tuyên truyền tới phụ huynh học
sinh để giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích của tôi khi nghiên cứu đề tài này nhằm tìm ra những phương
pháp tuyên truyền chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng trẻ hiệu quả, phù hợp với
điều kiện thực tiễn của các nhà trường trong từng năm học. Mặt khác công tác
tuyên truyền trong các trường học đôi khi còn đơn điệu, thiếu hiệu quả và chưa
được quan tâm nhiều trong trường học. Chính vì vậy mà tôi làm sáng kiến kinh
nghiệm này nhằm giúp cho nhân viên y tế học đường có thể tham khảo để vận
dụng tốt hơn trong công tác tuyên truyền sức khỏe và nuôi dưỡng trẻ. Và các
ban ngành đoàn thể trong nhà trường thấy được sự cần thiết của mình trong các
hoạt động tuyên truyền và quan tâm hơn nữa đối với công tác y tế học đường.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Phụ huynh học sinh.
IV. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
Đề tài này được nghiên cứu trong phạm vi trường Mầm non Tân Ước,
thông qua đề tài này có thể góp phần giúp cho y tế học đường trong tất cả các
trường học hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Kế hoạch nghiên cứu: 01/09/2015 đến 31/03/2016.
Phần II
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Hiện nay công tác y tế học đường trong các trường học rất được các cấp
quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Là một trong những nội dung thiết yếu trong nhiệm
vụ năm học.
Số lượng trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng vẫn còn nhiều và sự thiếu kiến
thức về chế độ dinh dưỡng cho trẻ còn cao.


3/13


Tuy nhiên công tác tuyên truyền còn nhiều hạn chế, đơn điệu, không có
nhiều biện pháp nên chưa thu hút được .giáo viên, nhân viên và phụ huynh học
sinh.
Mặt khác kinh phí dành cho công tác y tế học đường nói chung, công tác
tuyên truyền nói riêng rất ít.
Một số cha mẹ học sinh còn chưa quan tâm đến các hoạt động y tế của
nhà trường nhất là các hoạt động tuyên truyền chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng
trẻ.
II. CƠ SỞ THỰC TẾ
Hiện nay trong trường công tác tuyên truyền các bậc cha mẹ phối hợp
trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ còn hạn chế.
Nhà trường đang trong thời gian xây dựng nên không có bảng tuyên
truyền tại sân cho các bậc phụ huynh được biết.
Nội dung và hình thức tuyên truyền chưa phong phú, đa dạng về hình
thức, chưa có sức thuyết phục các bậc cha mẹ tham gia vào các hoạt động chăm
sóc nuôi dưỡng trẻ.
Để tạo được sự thống nhất về nội dung, phương pháp, cách chăm sóc nuôi
dưỡng trẻ nên tôi đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài này.
Qua thời gian làm y tế học đường ở trường Mầm non Tân Ước tôi đã gặp
những thuận lợi và khó khăn như sau:
- Thuận lợi:
Được sự quan tâm và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường.
Có sự phối hợp nhiệt tình của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường
trong các hoạt động y tế.
- Khó khăn
Phụ huynh cho trẻ ăn bán trú tại trường còn thấp.

Nhà trường có nhiều khu lẻ nên công tác tuyên truyền gặp nhiều khó
khăn.
Hơn nữa kĩ năng về chăm sóc dinh dưỡng sức khỏe của phụ huynh cho
con còn hạn chế, thiếu hiểu biết chưa hiểu được bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng

4/13


là như thế nào. Do vậy tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở trường vào đầu năm học là khá
cao. Cụ thể qua việc cân đo sức khỏe đầu năm học:
+ Tổng số trẻ ở trường là: 488
+ Tổng số trẻ ăn bán trú: 390/488 đạt tỷ lệ 80,4%

ĐỘ TUỔI

TỔNG SỐ TỔNG SỐ TRẺ
TRẺ
ĐƯỢC CÂN

SỐ TRẺ SUY
DINH
DƯỠNG

TỶ LỆ

5 tuổi

117

117


22

18,8%

4 tuổi

106

106

15

14,2%

3 tuổi

150

150

32

21,3%

24 - 36 tháng

115

115


16

13,9%

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Giải pháp thực hiện
Để có những giải pháp cụ thể nhân viên y tế học đường dựa trên các văn
bản hướng dẫn chung về công tác y tế học đường Quyết định số 73/2007/QĐBGD&ĐT Hà Nội ngày 04/12/2007 về Ban hành Quy định về hoạt động Y tế
trong các trường Tiểu học, trường THCS, THPT và trường Phổ thông có nhiều
cấp học; Thông tư liên tịch số 22/2013/TTLT-BGDĐT-BYT ngày 18/06/2013
của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo – Bộ Y tế về Quy định đánh giá công tác y tế tại
các cơ sở giáo dục mầm non; căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của cấp trên đề ra
theo từng năm học đối với công tác y tế học đường và nắm rõ được khái niệm,
nhiệm vụ của y tế học đường mà đề ra kế hoạch tuyên truyền cụ thể cho từng
năm học tùy theo từng cấp học, thực tiễn, hiện trang, cơ sở vật chất, kinh phí có
để thực hiện tốt công tác này.
1.1 Định nghĩa y tế học đường
Y tế trường học là một lĩnh vực thuộc chuyên ngành y tế dự phòng bao
gồm một hệ thống các phương pháp, biện pháp can thiệp nhằm bảo vệ, nâng cao
sức khoẻ học sinh, biến các kiến thức khoa học thành các kỹ năng thực hành
trong mọi hoạt động sống của lứa tuổi học đường.
Và y tế trường học là một lĩnh vực thuộc chuyên ngành Y học dự phòng
nghiên cứu tác động của điều kiện sống, sinh hoạt và học tập lên cơ thể học sinh,
5/13


trên cơ sở đó xây dựng và triển khai các biện pháp can thiệp phù hợp nhằm bảo
vệ và nâng cao sức khoẻ, đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho các em học sinh
phát triển một cách toàn diện.

Các lĩnh vực của Y tế trường học bao gồm: Quản lý và chăm sóc sức khoẻ
cho trẻ trong trường học, truyền thông giáo dục sức khoẻ trong trường học...
1.2. Thực hiện nhiệm vụ của y tế học đường
a) Quản lý và chăm sóc sức khỏe trong trường học:
Khám và điều trị một số bệnh thông thường: sốt, tiêu chảy, nhiễm trùng
ngoài da…
Tiến hành sơ cấp cứu ban đầu. Nhằm xử lý ngay tại chỗ sớm nhất các tai
nạn, các biến chứng do tai nạn gây ra như: chảy máu, gẫy xương, hóc, sặc,
ngừng tim, ngừng thở, điện giật, đuối nước, bỏng, ngộ độc, súc vật cắn, dị vật
rơi vào mắt, dị ứng, … quản lý tủ thuốc và y dụng cụ theo quy định.
Khám sức khoẻ định kỳ và phân loại sức khoẻ học sinh.
Quản lý hồ sơ sức khoẻ học sinh
Xây dựng kế hoạch hoạt động y tế cho năm học, trình lãnh đạo phê duyệt
và tổ chức thực hiện.
Đo chiều cao, cân nặng, ghi biểu đồ tăng trưởng, theo dõi sự phát triển thể
lực cho trẻ em. Phối hợp với cha mẹ của trẻ theo dõi việc tiêm chủng, uống vắc xin phòng bệnh.
Tổ chức các chương trình y tế được đưa vào trường học.
Tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng về y tế trường học do ngành Y tế tổ
chức cùng các yêu cầu do y tế học đường cấp quận, huyện đề ra.
Sơ kết, tổng kết công tác y tế trường học, báo cáo thống kê y tế học đường
theo quy định.
b) Thực hiện công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ cho trẻ em:
Xây dựng nội dung truyền thông giáo dục sức khỏe cho các bậc phụ
huynh về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường; phòng, chống dịch bệnh, các bệnh
thường gặp ở trẻ em.

6/13


Tổ chức các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe cho các bậc phụ

huynh. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng các tháng hành động do ngành giáo
dục, ngành y tế và các ban ngành địa phương phát động.
Tổ chức truyền thông giáo dục về cách chăm sóc, nuôi, dạy trẻ cho các
bậc phụ huynh. Có bảng tin đăng tải các nội dung truyền thông giáo dục sức
khỏe cho các bậc phụ huynh.
2. Biện pháp thực hiện
Vận dụng kiến thức về định nghĩa, chức năng, nhiệm vụ của Y tế trường
học từ đó tôi xây dựng những biện pháp tuyên truyền cụ thể như sau:
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch tuyên truyền hàng tháng cho cả năm
học.
Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền về nội dung
chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đến các bậc phụ huynh và tại bảng tuyên truyền các
nhóm lớp.
Lượng thông tin bao gồm các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng, vệ sinh,
phòng bệnh. Các hoạt động hưởng ứng phong trào giáo dục sức khỏe của nhà
trường cụ thể là:
- Tình hình sức khỏe của trẻ qua biểu đồ tăng trưởng
- Tình hình bệnh tật của trẻ có thể phát sinh do thời tiết, khí hậu, môi
trường cần được nhắc nhở để phòng bệnh, xử lí kịp thời.
Các thông tin về cách chăm sóc trẻ như: tháp dinh dưỡng, dinh dưỡng cho
trẻ biếng ăn, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ béo phì dư cân và tuyên truyền về chế độ ăn
ở trường hợp lí và đảm bảo dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thời điểm chọn nội dung tuyên truyền được gắn kết cùng thời điểm với
các nội dung truyền thông của cấp trên.
Biện pháp 2: Xây dựng hình thức tuyên truyền.
Tùy điều kiện cơ sở vật chất, các hoạt động trong nhà trường mà chúng ta
xây dựng hình thức tuyên truyền sao cho phù hợp.
Có rất nhiều hình thức tuyên truyền mà tôi xây dựng cụ thể như sau:

7/13



* Tuyên truyền trao đổi trực tiếp cùng phụ huynh học sinh:
Trong trường mầm non, việc gặp gỡ trao đổi với phụ huynh học sinh là
việc rất cần thiết thông qua buổi họp phụ huynh và họp đại diện phụ huynh học
sinh đầu năm học. Trong buổi họp phụ huynh học sinh tôi tuyên truyền về suy
dinh dưỡng ở trẻ em và các biện pháp phòng chống, tuyên tuyền về chế độ ăn
cho trẻ suy dinh dưỡng, tháp dinh dưỡng, bữa ăn đầy đủ các chất.
VD: Nội dung của bài tuyên truyền suy dinh dưỡng ở trẻ em và các biện
pháp phòng chống như sau:
Suy dinh dưỡng là gì?.
Suy dinh dưỡng là thiếu protein - nǎng lượng. thực trạng trẻ bị suy dinh
dưỡng nhẹ và vừa ở nước ta chiếm một tỉ lệ không nhỏ.
Biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng:
Biểu hiện của suy dinh dưỡng ở trẻ mầm non nói riêng và trẻ em nói
chung là chậm lớn và thường hay mắc bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy và viêm
đường hô hấp, trẻ bị giảm khả nǎng học tập, nǎng suất lao động kém khi trưởng
thành.
Đáng lo ngại là trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ và vừa ít được người mẹ,
các thành viên khác trong gia đình chú ý tới vì trẻ vẫn bình thường. Ở một cộng
đồng có nhiều trẻ suy dinh dưỡng, ta càng khó nhận biết được vì chúng đều “nhỏ
bé” như nhau. Do đó, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non cần được
sự quan tâm của mọi người.
Trường hợp dễ khiến trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng.
Trẻ dưới 5 tuổi – độ tuổi mầm non có nhu cầu dinh dưỡng cao. Các nguy
cơ dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ có thể là:
Trẻ không được ăn ĐÚNG và ĐỦ theo lứa tuổi: Nhiều mẹ nghĩ để phòng
chống suy dinh dưỡng cho trẻ mầm chỉ cần cho ǎn bột muối, thức ăn dặm thiếu
dầu mỡ, thức ǎn động vật, rau xanh, hoa quả.
Người mẹ bị suy dinh dưỡng: Người mẹ trước và trong khi mang thai ǎn

uống không đầy đủ dẫn đến bị suy dinh dưỡng và có thể đẻ ra đưa con nhẹ cân,
còi cọc. Đứa trẻ bị suy dinh dưỡng từ trong bào thai sẽ dễ bị suy dinh dưỡng sau
này. Người mẹ bị suy dinh dưỡng, ǎn uống kém trong những tháng đầu sau đẻ dễ
bị thiếu sữa hoặc mất sữa, do đó đứa con dễ bị suy dinh dưỡng.
8/13


Các bệnh nhiễm khuẩn như viêm đường hô hấp, tiêu chảy, các bệnh ký
sinh trùng: Đây là tình trạng hay gặp ở nước ta. Chế độ nuôi dưỡng không hợp
lý khi trẻ bệnh là một nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng sau mắc bệnh ở trẻ
dưới 5 tuổi.
Thiếu chǎm sóc hay đứa trẻ bị “bỏ rơi”: Ngoài chǎm sóc về ǎn uống, để
phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mầm đứa trẻ cần chǎm sóc về sức khoẻ
(tiêm chủng, phòng chống nhiễm khuẩn), chǎm sóc về tâm lý, tình cảm và chǎm
sóc về vệ sinh vấn đề chủ quan của phần đông người lớn.
Cách phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ:
Bữa ăn phải cân đối giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao:
Một khẩu phần ăn cân đối sẽ giúp cho cơ thể có đủ năng lượng và các chất
dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển, duy trì sự sống và làm việc, vui chơi giải
trí. Nếu ăn nhiều mà không hoạt động dẫn đến thừa năng lượng thì sẽ gây béo
phì, nếu để trẻ đói, ăn không đủ chất, đủ lượng , trẻ sẽ mệt mỏi, kém hoạt động
và dẫn đến bị suy dinh dưỡng.
Bữa ăn phải điều độ theo yêu cầu dinh dưỡng :
Phấn đấu bữa ǎn nào cũng có đủ 4 món cân đối. Ngoài cơm (cung cấp
nǎng lượng), cần có đủ 3 món nữa là: rau quả (cung cấp vitamin, chất khoáng và
chất xơ); đậu phụ, vừng lạc, cá, thịt, trứng (cung cấp chất đạm, béo) và canh
cung cấp nước và các chất dinh dưỡng bổ sung , luân phiên thay đổi món ăn
giúp trẻ ngon miệng.
Ăn nhiều rau xanh quả chín: rau quả cung cấp nhiều vi chất dinh
dưỡng chứa nhiều vitamin, chất xơ và muối khoáng như các loại rau có màu

xanh thẫm (rau ngót, rau cải, mồng tơi…), cà rốt, bí đỏ, trái cây như đu đủ,
chuối… Giúp phòng ngừa táo bón và giúp trẻ hấp thu tốt các vi chất như:
canxi, sắt, kẽm...
Chọn các thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm: cũng chính là các thức ăn có
nguồn gốc động vật, giàu chất đạm: trứng, sữa, thủy sản, thịt… đặc biệt các loại
thức ăn có chứa nhiều kẽm như: thịt gà, thịt cóc, con hàu...
Thực hiện vệ sinh môi trường nơi trẻ sống:
Dùng nguồn nước sạch, tẩy giun theo định kỳ, rửa tay trước khi ǎn và sau
khi đi đại tiểu tiện. Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, thức ǎn không là nguồn gây
bệnh.
9/13


Thực hiện gia đình:
Gia đình hạnh phúc có nếp sống vǎn hoá, nǎng động, lành mạnh. Có biểu
đồ tǎng trưởng để theo dõi sức khoẻ của trẻ. Không có trẻ suy dinh dưỡng,
không sinh con thứ ba.
* Tuyên truyền qua các bài viết, tờ rơi, áp phích, tranh ảnh:
Thực hiện phát các tranh ảnh tuyên truyền tới giáo viên các nhóm lớp và
phụ huynh học sinh của từng lớp, tùy số lượng tranh chúng ta có mà có thể phát
cho phụ huynh học sinh. Tốt nhất là 1 giáo viên, 1 phụ huynh/ 1 tờ để giáo viên
và phụ huynh đọc, tham khảo. Đây cũng là hình thức tuyên truyền tốt nhất, hình
ảnh chân thực nhất và hiệu quả. Vừa có thể tuyên truyền cho học sinh lại vừa
tuyên truyền được cho phụ huynh học sinh bằng các hình ảnh “mắt thấy”.
Đôi khi số lượng tranh có hạn không thể đủ cho tất cả phụ huynh thì
chúng ta sử dụng các áp phích to treo tại các lớp học.
Những tranh ảnh tuy rất sinh động nhưng không phải lúc nào cũng có và
đáp ứng đủ cho tất cả các hoạt động tuyên truyền. Chính vì vậy mà tôi làm các
tờ bản tin tuyên truyền y tế phát cho từng lớp, mỗi lớp có một góc tuyên truyền.


Hình ảnh: Bài tuyên truyền tại các nhóm, lớp
Nội dung bản tin chúng ta có thể lấy thông tin qua sách, báo, tranh ảnh, và
trên mạng interet rất là phổ biến. Nhưng chúng ta cũng phải biết chọn lọc nội

10/13


dung, câu chữ sao cho phù hợp với từng cấp học. Bản tin truyên truyền phải có
chữ kí của nhân viên y tế trường.
Ngoài ra bản tin tuyên truyền còn được đọc qua loa truyền thanh của nhà
trường.
Biện pháp 3: Phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể trong và ngoài
nhà trường trong hoạt động tuyên truyền.
Hoạt động phối kết hợp ở đây như một hình thức làm việc nhóm, để đạt
được hiệu quả cao chúng ta cần phải có sự đoàn kết, phối hợp chặt chẽ.
Vậy phối kết hợp với ai ? đoàn thể nào ?
* Đối với trong nhà trường:
Trao đổi với giáo viên các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng và chế
độ dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng. Sau khi trao đôi những kiến thức đó thì
giáo viên trao đổi trực tiếp với phụ huynh học sinh hàng ngày trong giờ đón và
trả trẻ về chế độ dinh dưỡng cho trẻ, lựa chọn những thực phẩm giàu chất dinh
dưỡng, mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lí, vệ sinh phòng chống dịch bệnh cho
trẻ...
* Ngoài nhà trường:
Kết hợp với trạm y tế xã các nội dung tuyên truyền về chế độ dinh dưỡng
cho trẻ, phòng chống dịch bệnh, tiêm chủng ...
Kết hợp UBND xã đưa nội dung bài tuyên truyền của trường lên đài phát
thanh của xã.
Trên đây là một số biện pháp cơ bản đang thực hiện tại trường tôi trong
công tác y tế học đường về các biện tuyên truyền tại trường.

3. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
Qua quá trình triển khai các phương pháp tuyên truyền phối hợp với giáo
viên và phụ huynh học sinh đã thu được những kết quả như sau:
Các bậc phụ huynh yên tâm khi cho trẻ ăn bán trú tại trường, tham gia
tích cực vào các hoạt động của nhà trường.
Các bậc phụ huynh đã quan tâm hơn đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ.
Số trẻ suy dinh dưỡng tại trường đã giảm qua đợt cân đo trẻ vào tháng 3
với số liệu như sau:
+ Tổng số trẻ ở trường là: 490
+ Tổng số trẻ ăn bán trú: 419/490 đạt tỷ lệ 85,5%

11/13


ĐỘ TUỔI

TỔNG SỐ TỔNG SỐ TRẺ
TRẺ
ĐƯỢC CÂN

SỐ TRẺ SUY
DINH
DƯỠNG

TỶ LỆ

5 tuổi

117


117

12

10,3%

4 tuổi

103

103

5

4,9%

3 tuổi

147

147

14

9,5%

24 - 36 tháng

123


123

3

2,4%

Phần III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Tôi nhận thấy đề tài này thật sự cần thiết đối với mỗi cán bộ y tế trường
học trong công tác tuyên truyền chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng trẻ. Giúp cán
bộ y tế học đường chủ động trong công việc và đạt hiệu quả cao. Mang tính thiết
thực, cụ thể, dễ thực hiện và hiệu quả tốt trong công tác y tế trường học. Đối với
sáng kiến kinh nghiệm của tôi mang ý nghĩa sâu sắc, chung, theo đúng nội dung
các văn bản cấp trên đề ra và phù hợp với thực tế của các trường.
2. Các đề xuất và kiến nghị
Mong các cấp quan tâm hơn đối với công tác y tế học đường nói chung và
công tác tuyên truyền chăm sóc nuôi dưỡng trẻ nói riêng, dành một phần kinh
phí trong ngân sách nhà nước chi cho các hoạt động y tế trường học, đầu tư cơ
sở vật chất, xây phòng y tế.
Trên đây là một số biện pháp tuyên truyền đã thực hiện tại trường để
giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ, đề tài đã được kiểm chứng và đúc kết từ thực
tiễn. Rất mong được sự góp ý của Hội đồng khoa học ngành để bản sáng kiến
được hoàn thiện hơn và sự thông cảm, chia sẻ của đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tân Ước, ngày 15 tháng 4 năm 2016
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của tôi viết, không sao chép nội
12/13


dung của người khác.
Tác giả

Trần Thị Huệ

Phần IV
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyết định số 73/2007/QĐ-BGD&ĐT Hà Nội ngày 04/12/2007 về Ban
hành Quy định về hoạt động Y tế trong các trường Tiểu học, trường THCS,
THPT và trường Phổ thông có nhiều cấp học.

13/13


2. Thông tư liên tịch số 22/2013/TTLT-BGDĐT-BYT ngày 18/06/2013
của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo - Bộ Y tế về Quy định đánh giá công tác y tế tại
các cơ sở giáo dục mầm non; căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của cấp trên đề ra
3. Bộ Y tế, Viện Dinh Dưỡng (2000), cải thiện tình trạng dinh dưỡng của
người Việt Nam của nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
4. Quy chuẩn quốc gia về vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm trong các cơ
sở giáo dục của nhà xuất bản y học xuất bản năm 2011.

14/13




×