Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Pháp luật quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ QUỲNH CHI

PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60380107

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Phƣơng

HÀ NỘI – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng nội dung của bài luận văn là kết quả của sự
nghiên cứu nghiêm túc, trung thực, mọi sự trích dẫn đều đƣợc ghi rõ nguồn
gốc. Bài luận văn là kết quả làm việc của cá nhân tôi dƣới sự giúp đỡ của giáo
viên hƣớng dẫn, nếu có gì sai sót, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 7 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Quỳnh Chi



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, các
cô giáo khoa Pháp luật Kinh tế Trƣờng Đại học Luật Hà Nội đã tận tình giảng
dạy tôi suốt thời gian qua. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS.
Nguyễn Văn Phƣơng – thầy đã trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 7 năm 2017


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Thành phần chất thải rắn ở Hà Nội
Bảng 2.1 Bảng giá thu phí vệ sinh áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ
ngày 04/04/2016
Bảng 2.2. Tổng lƣợng gom chất thải rắn sinh hoạt đô thị một số địa phƣơng
năm 2014
Bảng 2.3. Các công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..…………………………………………...…………….........1
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT VÀ
PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ................ 6
1.1. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt ......................................................... 6
1.1.1.Khái niệm chất thải .................................................................................. 6
1.1.2.Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt............................................................. 9
1.1.3.Khái niệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt.............................................. 11
1.1.4 Khái niệm pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt ......................... 15

1.2 Thực trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở nƣớc ta hiện nay .............. 18
1.3 Ảnh hƣởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trƣờng và con ngƣời...... 20
1.4 Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt của một số quốc gia trên thế
giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .................................................... 22
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 29
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT .................................................................. 30
2.1. Các quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt ................ 30
2.1.1. Các quy định về chủ thể phát sinh chất thải rắn sinh hoạt .................... 30
2.1.2. Các quy định về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ................ 37
2.1.3. Các quy định về thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt ............. 42
2.1.4. Các quy định về xử lý chất thải rắn sinh hoạt ....................................... 49
2.1.5 Các quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nƣớc về quản lý
chất thải rắn sinh hoạt ..................................................................................... 58
2.1.6 Các quy định về xử lý vi phạm phạm luật về quản lý chất thải rắn sinh
hoạt .................................................................................................................. 60


2.2 Một số nhận định đánh giá về thực hiện pháp luật quản lý chất thải rắn
sinh hoạt tại Việt Nam..................................................................................... 66
2.2.1 Thuận lợi ................................................................................................ 66
2.2.2 Tồn tại, khó khăn.................................................................................... 67
2.2.3 Nguyên nhân của những khó khăn, tồn tại............................................. 69
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 70
CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT QUẢN
LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI VIỆT NAM ............................ 71
3.1. Những yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật về quản lý chất
thải rắn sinh hoạt ............................................................................................. 71
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp
luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam ....................................... 77

3.2.1. Một số giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật ............................ 77
3.2.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi của pháp luật về quản lý
chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam ................................................................ 86
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 92
KẾT LUẬN .................................................................................................... 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 94


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Cùng với sự gia tăng dân số mạnh mẽ và sự hình thành, phát triển vƣợt
bậc của các ngành nghề sản xuất trong thời gian qua, một mặt thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, mặt khác đã làm gia tăng nhu cầu tiêu
dùng hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lƣợng và cũng làm gia tăng nhanh
chóng lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh. Chất thải rắn sinh hoạt tăng
nhanh chóng về số lƣợng, với thành phần ngày càng phức tạp đã và đang gây
khó khăn cho công tác quản lý, xử lý.
Bên cạnh đó, công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở nƣớc ta
thời gian qua chƣa đƣợc áp dụng theo phƣơng thức quản lý tổng hợp, chƣa
chú trọng đến các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng
lƣợng từ chất thải dẫn đến khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phải chôn lấp
cao, không tiết kiệm quỹ đất, tại nhiều khu vực chất thải chôn lấp ở các bãi
chôn lấp tạm, lộ thiên, hiện đã và đang là nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng.
Ngoài ra, công tác triển khai các quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại
các địa phƣơng còn chậm; việc huy động các nguồn lực đầu tƣ xây dựng khu
xử lý, nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt còn gặp nhiều khó khăn; đầu tƣ
cho quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt còn chƣa tƣơng xứng; nhiều công
trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt đã đƣợc xây dựng và vận hành, nhƣng cơ sở
vật chất, năng lực và hiệu suất xử lý chất thải rắn sinh hoạt chƣa đạt yêu cầu.

Chính vì vậy, hiệu quả đạt đƣợc trong công tác quản lý, xử lý chất thải
có những hạn chế nhất định đồng thời việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt không
đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về môi trƣờng đã gây những tác động tổng hợp
tới môi trƣờng, sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế - xã hội.


2
Áp lực giữa yêu cầu bảo vệ môi trƣờng với tăng trƣởng kinh tế và phát
triển bền vững đất nƣớc đặt ra cho các cơ quan quản lý cần đánh giá thực tế
tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam và đề xuất các giải pháp
tăng cƣờng hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt nhằm đáp ứng
yêu cầu trong công tác bảo vệ môi trƣờng theo tinh thần Luật bảo vệ môi
trƣờng số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014 và Nghị định số
38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 về quản lý chất thải và phế liệu.
Xuất phát từ những lý do trên em chọn đề tài “Pháp luật quản lý chất
thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu Luận văn ở
cấp độ Thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Những năm gần đây đã công bố một số công trình nghiên cứu về quản
lý chất thải nhƣ:
Nguyễn Văn Phƣơng (2007), Pháp luật môi trường Việt Nam về nhập
khẩu phế liệu, Luận án Tiến sỹ, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội;
Vũ Thị Duyên Thủy (2009), Xây dựng và hoàn thiện pháp luật quản lý
chất thải nguy hại ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, Trƣờng Đại học Luật Hà
Nội;
Lƣu Việt Hùng (2009), Pháp luật quản lý chất thải rắn thông thường,
Luận văn Thạc sỹ, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Lê Kim Nguyệt (2001), Hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải nguy
hại ở Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ;
Bên cạnh đó, trong những năm qua cũng có những bài nghiên cứu, bài

báo, tạp chí về chất thải, có thể kể đến nhƣ:
“Chất thải và quy định quản lý chất thải” - TS. Nguyễn Văn Phƣơng
(Tạp chí Luật học số 4/2003);


3
“Khái niệm chất thải và quy định về xuất khẩu chất thải của Cộng hòa
liên bang Đức” - TS. Nguyễn Văn Phƣơng (Tạp chí Luật học số 4/2006);
“Điều kiện hành nghề vận chuyển chất thải nguy hại dưới góc độ pháp
luật môi trường” - TS Vũ Thị Duyên Thủy (Tạp chí Luật học số 4/2008).
Cũng có thể kể đến một số đề tài nghiên cứu khoa học nhƣ: Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp trƣờng về “Hoàn thiện pháp luật về quản lý chất
thải”, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội do TS. Nguyễn Văn Phƣơng chủ nhiệm
đề tài.
Tuy nhiên những đề tài trên chỉ mới dừng lại ở việc đánh giá, đề cập
đến những khía cạnh của pháp luật quản lý chất thải nói chung, quản lý chất
thải nguy hại, quản lý chất thải rắn thông thƣờng nói riêng còn chƣa đi sâu
vào nghiên cứu về pháp luật quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Hơn nữa từ khi
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 24 tháng 04 năm
2017 về Quản lý chất thải và phế liệu đã quy định cụ thể hơn về quản lý nhà
nƣớc về chất thải rắn sinh hoạt cũng nhƣ các loại chất thải khác, nhƣng vẫn
chƣa có thêm một công trình nghiên cứu nào chuyên sâu về quản lý loại chất
thải rắn sinh hoạt.
Vì vậy, đề tài “Pháp luật quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam
hiện nay” ở một khía cạnh rõ rét và phạm vi cụ thể hơn, ở cấp độ Thạc sĩ là
cần thiết và hứa hẹn một thách thức cho nhà nghiên cứu.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Pháp luật về quản lý chất thải là một phạm trù nghiên cứu rộng, vì vậy
Luận văn không thể nghiên cứu hoạt động quản lý của tất cả các loại chất thải
hiện nay, cũng không đi sâu nghiên cứu các lĩnh vực chuyên môn của quản lý

chất thải mà chủ yếu đề cập đến các vấn đề pháp lý liên quan đến chất thải rắn
sinh hoạt.


4
4. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Một là, làm sáng tỏ các khái niệm cơ bản về chất thải rắn sinh hoạt.
Hai là, nghiên cứu nhu cầu điều chỉnh pháp luật, các yếu tố tác động
đối với hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
Ba là, phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật để tìm ra các sai
sót, vƣớng mắc, những vấn đề phát sinh, các vi phạm pháp luật để từ đó phân
tích nguyên nhân của tình trạng này.
Bốn là, đề xuất phƣơng hƣớng và các giải pháp hoàn thiện, cơ chế thực
hiện pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
5. Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn
Ở mỗi chƣơng, tác giả luận văn đặt ra các câu hỏi để làm rõ các vấn đề.
Chƣơng 1 tập trung phân tích những nội dung bằng việc trả lời các câu hỏi:
thế nào là chất thải, chất thải rắn sinh hoạt? Quản lý chất thải rắn sinh hoạt là
gì? Pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt là gì? Nội dung điều chỉnh của
pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt cơ bản bao gồm những yếu tố gì?
Ảnh hƣởng của chất thải rắn sinh hoạt nhƣ thế nào? Trên cơ sở đó, Chƣơng 2
đi sâu tìm hiều các quy định của pháp luật Việt Nam bằng việc trả lời các câu
hỏi: Pháp luật đã quy định những gì về quản lý chất thải rắn sinh hoạt? Những
thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện pháp luật về quản lý chất thải
rắn sinh hoạt? Từ việc trả lời các câu hỏi trên tại Chƣơng 2, Chƣơng 3 tập
trung đƣa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải rắn
sinh hoạt. Trả lời đƣợc những câu hỏi nêu trên ở mỗi chƣơng tức là vấn đề
nghiên cứu của luận văn sẽ đƣợc làm sáng tỏ.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, luận văn chủ yếu dựa trên cơ sở

phƣơng pháp luận của triết học Mác – Lênin, lý luận chung về Nhà nƣớc và


5
pháp luật. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phƣơng pháp không thể
thiếu trong nghiên cứu khoa học pháp lý nhƣ: phƣơng pháp logic; phƣơng
pháp phân tích, tổng hợp; phƣơng pháp đối chiếu, thống kê, so sánh; phƣơng
pháp khảo cứu thực tiễn và đánh giá… Các phƣơng pháp này đƣợc sử dụng
đan xen để có thể xem xét một cách toàn diện các vấn đề lý luận và thực tiễn.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận: Với những nội dung đƣợc trình bày, luận văn sẽ góp
phần hoàn thiện hệ thống lý luận về quản lý chất thải rắn sinh hoạt và pháp
luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
Ý nghĩa thực tiễn: Là một đề tài nghiên cứu các quy định của pháp luật
về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, tác giả hy vọng luận văn có giá trị tham
khảo nhất định, trƣớc hết đối với những ngƣời quan tâm đến vấn đề quản lý
chất thải rắn sinh hoạt dƣới góc độ pháp lý và là nguồn tham khảo hữu ích
trong việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập Bộ môn Luật Môi trƣờng.
8. Cơ cấu của luận văn
Luận văn gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Nội dung của luận văn đƣợc chia thành ba chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt và pháp luật về quản
lý chất thải rắn sinh hoạt.
Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về quản lý chất thải rắn
sinh hoạt.
Chƣơng 3: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quản lý
chất thải rắn sinh hoạt.


6


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT VÀ PHÁP LUẬT VỀ
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
1.1. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt
1.1.1.Khái niệm chất thải
Theo cách hiểu thông thƣờng, chất thải là những chất mà con ngƣời bỏ
đi, không tiếp tục sử dụng nữa. Khi bị thải bỏ, những chất này tồn tại trong
môi trƣờng dƣới những trạng thái nhất định và có thể gây ra rất nhiều tác
động bất lợi cho môi trƣờng cũng nhƣ sức khoẻ con ngƣời. Chất thải là vấn đề
quan trọng trong cuộc sống ngày nay, vì vậy chúng ta cần phải nghiên cứu và
tìm hiểu, để quản lý, phân loại, và tận dụng, đồng thời xác định rõ trách
nhiệm của các chủ thể khi không tuân thủ quy trình xả, thải chất thải theo quy
định của pháp luật.
Dƣới giác độ ngữ nghĩa, chất thải đƣợc hiểu là những “chất” không còn
sử dụng đƣợc nữa bị con ngƣời “thải” ra trong các hoạt động khác nhau. Chất
thải đƣợc sản sinh trong các hoạt động khác nhau của con ngƣời thì đƣợc gọi
với những thuật ngữ khác nhau nhƣ: Chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt
thì gọi là rác thải; chất thải phát sinh sau khi sử dụng nguyên liệu trong quá
trình sản xuất thì gọi là phế liệu; chất thải phát sinh sau quá trình sử dụng
nƣớc thì gọi là nƣớc thải…
Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học định nghĩa “Chất thải là
rác thải và những đồ vật bị bỏ đi nói chung” 1. Theo cách hiểu này, chất thải
bao gồm rác là những thứ vụn vặt bị vất bỏ vƣơng vãi, làm bẩn và đồ vật
không có giá trị, không có tác dụng nên không giữ lại.
Khái niệm chất thải cũng đƣợc sử dụng trong pháp luật quốc tế về môi
trƣờng, đƣợc đề cập tại Khoản 1 Điều 2 Công ƣớc Basel về Kiểm soát vận
1

Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2010.



7

chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và việc tiêu hủy chúng:. “Chiểu
theo Công ước này, cần hiểu: "Phế thải" là các chất hoặc các đồ vật mà
người ta tiêu huỷ, có ý định tiêu huỷ hoặc phải tiêu huỷ chiếu theo các điều
khoản của luật lệ quốc gia”.
Khái niệm chất thải còn đƣợc đề cập trong pháp luật của khối liên kết
chính trị - kinh tế Liên minh Châu Âu (EU). Điều 1 Chỉ thị số 91/156/EEC về
chất thải ngày 18 tháng 3 năm 1995 và Điều 3 Khoản 1 Luật khuyến khích
kinh tế tuần hoàn và đảm bảo xử lý các chất thải phù hợp với môi trƣờng ngày
27 tháng 9 năm 1994 đƣợc sửa đổi bổ sung ngày 25 tháng 8 năm 1998 của
Cộng hòa Liên bang Đức định nghĩa:
“Chất thải theo quy định của Luật này là tất cả các động sản thuộc
Phụ lục I của Luật này mà chủ sở hữu từ bỏ, có ý muốn từ bỏ hoặc bắt buộc
phải từ bỏ. Những chất thải có khả năng tái chế được thì chủ sở hữu có nghĩa
vụ thực hiện các biện pháp tái chế. Trong trường hộp không tái chế được thì
chủ sở hữu có nghĩa vụ xử lý”.
Theo điểm a Điều 1 Chỉ thị số 91/156 ngày 18 tháng 3 năm 1995 sửa
đổi Chỉ thị số 75/442/EEC về chất thải ngày 18 tháng 3 năm 1991 của Cộng
đồng kinh tế Châu Âu thì:
“Chất thải nghĩa là bất kỳ chất hoặc vật nào thuộc các loại được quy định
trong Phụ lục I mà chủ sở hữu loại bỏ hoặc dự định hoặc phải loại bỏ” 2.
Cả hai định nghĩa trên đều có một điểm chung là “vật chất được xác
định là chất thải khi nó nằm trong Phụ lục của Luật”. Nhƣ vậy, cả hai luật
này đều quan tâm đến việc đƣa vật chất nào và không đƣa vật chất nào vào
trong Phụ lục của mình. Giả sử có những vật chất chƣa đƣợc đƣa vào Phụ lục
nhƣng nó lại có nguy cơ gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng khi chủ sở hữu thải
bỏ thì sẽ đƣợc xác định nhƣ thế nào, đây là hạn chế mà các nhà làm luật cần

2

Nguồn: />

8

phải bổ sung. Hơn nữa, điều này sẽ khó khi áp dụng vào Việt Nam bởi chúng
ta chƣa đảm bảo đƣợc yếu tố về mặt kỹ thuật, công nghệ khi xác định các
dạng vật chất nằm trong danh mục chất thải thuộc sở hữu của các chủ thể
khác nhau.
Pháp luật Việt Nam có quy định khác so với hai văn bản pháp luật nêu
trên, đã liệt kê cụ thể các dạng vật chất phát sinh trong các hoạt động của con
ngƣời và tồn tại dƣới các dạng khác nhau nhƣ: khí, lỏng, rắn… Cách định
nghĩa này đã giúp cho các đối tƣợng có liên quan dễ dàng hơn trong việc nhận
biết đâu là chất thải rắn sinh hoạt và phân biệt chất thải rắn sinh hoạt với các
loại chất thải khác.
Khoản 12 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014 đã đƣa ra định
nghĩa về chất thải nhƣ sau:
“Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
sinh hoạt hoặc hoạt động khác”.
Từ các định nghĩa và dựa vào các tiêu chí khác nhau, ta có thể phân
loại chất thải thành các nhóm loại khác nhau:
+ Dựa vào dạng tồn tại của chất thải, chất thải tồn tại dƣới dạng rắn
(chất thải rắn), lỏng (chất thải lỏng), khí (khí thải), nhiệt lƣợng, tiếng ồn…
+ Phụ thuộc vào sự độc hại của chất thải, chất thải bao gồm chất thải
độc hại nguy hiểm và chất thải thông thƣờng.
+ Phụ thuộc vào nguồn sản sinh chất thải, chất thải đƣợc chia thành
chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế…
+ Phụ thuộc vào chu trình sản sinh ra chất thải, chất thải bao gồm
nguyên liệu thứ phẩm, phế liệu, vật liệu thứ phẩm, sản phẩm, đồ vật hƣ hỏng

hoặc quá hạn sử dụng.


9

1.1.2.Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt
Theo nghiên cứu của Trung tâm Hệ thống Bền vững, Đại học Michigan
thì chất thải rắn đô thị thƣờng đƣợc gọi là "rác" bao gồm chất thải nhƣ các
chất bền (ví dụ: lốp, đồ đạc), hoặc các chất không bền (ví dụ: tờ báo, đĩa /
chén nhựa), vỏ hộp và bao bì (ví dụ hộp sữa, bao bì nhựa) và các chất thải
khác (ví dụ rác sân vƣờn, món ăn). Loại rác này nói chung là chất thải gia
đình thông thƣờng, cũng nhƣ chất thải văn phòng và bán lẻ, nhƣng loại trừ
các chất thải công nghiệp và chất thải xây dựng 3.
Theo Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4
năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu (sau đây gọi tắt là
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP) thì chất thải rắn sinh hoạt đƣợc định nghĩa nhƣ
sau:
“Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát
sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người”.
Thành phần lý, hóa học của chất thải rắn đô thị rất khác nhau tùy thuộc
vào từng địa phƣơng vào các mùa khí hậu, vào điều kiện kinh tế và nhiều yếu
tố khác. Có rất nhiều thành phần chất thải rắn trong các rác thải có khả năng
tái chế, tái sinh. Vì vậy mà việc nghiên cứu thành phần chất thải rắn sinh hoạt
là điều hết sức cần thiết. Từ đó ta có cơ sở để tận dụng những thành phần có
thể tái chế, tái sinh để phát triển kinh tế.
Chất thải rắn sinh hoạt đƣợc phân loại tại nguồn phù hợp với mục đích
quản lý, xử lý thành các nhóm nhƣ sau:
i) Nhóm hữu cơ dễ phân hủy: thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả, xác
động vật…;


3

Center for Sustainable Systems, University of Michigan. 2016. “Municipal Solid Waste
Factsheet.” Pub. No. CSS04-15


10

ii) Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế: nhóm giấy, nhựa, kim loại,
cao su, ni lông, thủy tinh);
iii) Nhóm còn lại.

Về cơ bản, thành phần

Bảng 1.1. Thành phần của chất thải rắn ở Hà Nội

của chất thải rắn sinh hoạt bao

STT

Thành phần CTR

Tỷ lệ (%)

gồm chất vô cơ (các loại phế

1

Chất hữu cơ


51,9

thải thuỷ tinh, sành sứ, kim

2

Chất vô cơ

16,1

loại, giấy, cao su, nhựa, túi

2.1

Giấy

2,7

nilon, vải, đồ điện, đồ chơi...),

2.2

Nhựa

3,0

chất hữu cơ (cây cỏ loại bỏ, lá

2.3


Da, cao su, gỗ

1,3

rụng, rau quả hƣ hỏng, đồ ăn

2.4

Vải sợi

1,6

thừa, xác súc vật, phân động

2.5

Thuỷ tinh

0,5

vật....) và các chất khác. Hiện

2.6

Đá, đất sét, sành sứ

6,1

nay, túi nilon đang nổi lên nhƣ


2.7

Kim loại

0,9

vấn đề đáng lo ngại trong quản

3

Các hạt < 10mm

31,9

Cộng

100

lý chất thải rắn do thói quen
sinh hoạt của ngƣời dân.

Nguồn: Báo cáo Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ
đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Viện quy
hoạch xây dựng Hà Nội, 2015

Từ những số liệu ở bảng 1.1, có thể nhận thấy tuy thành phần của chất
thải rắn sinh hoạt không chứa các chất nguy hại nhƣng nếu cứ xả thải bừa bãi
sẽ gây nguy hại đến môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời. Hơn nữa, chất thải
rắn sinh hoạt chủ yếu phát sinh từ các hoạt động của con ngƣời mà nhận thức
của cộng đồng về công tác bảo vệ môi trƣờng và xử lý chất thải còn yếu kém.

Ngƣời dân hầu nhƣ không nhận thức đƣợc tác hại của rác thải và sự ảnh
hƣởng của rác thải với sức khỏe và môi trƣờng sống, ý thức bảo vệ môi


11

trƣờng chƣa cao. Ngƣời dân thƣờng quan niệm quản lý chất thải là công việc
của Nhà nƣớc, pháp luật, chính vì vậy tình trạng xả rác thải tràn lan bừa bãi
còn phổ biến, nếu cứ tiếp túc xả rác nhƣ hiện nay thì chính chúng ta phải sống
chung với rác thải của mình.
1.1.3.Khái niệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Theo Britannica, "Quản lý chất thải rắn, thu thập, xử lý và vứt bỏ vật
liệu rắn bị loại bỏ bởi vì nó đã phục vụ mục đích của nó hoặc không còn hữu
ích nữa. Việc thải bỏ chất thải rắn đô thị không hợp lý có thể gây ra những
điều kiện không vệ sinh, và những điều kiện này có thể dẫn đến ô nhiễm môi
trường và sự bùng phát các bệnh do vector gây ra, nghĩa là các bệnh truyền
nhiễm bởi động vật gặm nhấm và côn trùng” 4.
Khái niệm quản lý chất thải đƣợc định nghĩa lần đầu tiên tại Thông tƣ
số 1590/1997/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 3 tháng 4 năm 1997 về các biện
pháp cấp bách trong quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp,
theo đó thì “Quản lý chất thải là các hoạt động nhằm kiểm soát toàn bộ quá
trình từ khâu sản sinh chất thải đến thu gom, vận chuyển, xử lý ( tái chế, tái
sử dụng), tiêu hủy (thiêu đốt, chôn lấp) chất thải và giám sát các địa điểm tiêu
hủy chất thải”. Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2005 ra đời tiếp nối là Luật bảo
vệ môi trƣờng năm 2014 là một bƣớc tiến mới bằng việc quy định về hoạt
động quản lý chất thải. Theo Khoản 12 Điều 3 Luật bảo vệ môi trƣờng năm
2014 thì “Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển,
giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải”. Xuất phát
từ đặc tính của chất thải dù ít hay nhiều luôn chứa đựng những yếu tố không
có lợi cho môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời, việc quản lý chất thải là một

quy trình khép kín. Những hoạt động này đòi hỏi phải có sự gắn kết chặt chẽ

4

/>

12

và tuần tự nhằm tiêu hủy triệt để sự nguy hại của chất thải từ giai đoạn phát
sinh đến giai đoạn xử lý, tiêu hủy hoàn toàn.
Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm
2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn (sau đây gọi tắt là Nghị định số
59/2007/NĐ-CP) chỉ rõ: “Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt
động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các
hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử
lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với
môi trường và sức khoẻ con người”.
Những quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý chất thải rắn rất
phù hợp với những quy định của Công ƣớc Basel năm 1989 về kiểm soát, vận
chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại và việc tiêu hủy chúng. Theo công
ƣớc thì “ Quản lý chất thải là việc thu thập, vận chuyển và tiêu hủy các phế
thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác, bao gồm cả việc giám sát các địa
điểm tiêu hủy”. Theo quy định này, quản lý chất thải nói chung là một quy
trình khép kín và tuần tự, chúng luôn chịu sự giám sát chặt chẽ ở tất cả các
khâu đảm bảo chất thải đƣợc tiêu hủy hoàn toàn.
Nhƣ vậy từ những khái niệm về quản lý chất thải nói chung, có thể đƣa
ra một khái niệm về quản lý chất thải rắn sinh hoạt nhƣ sau:
Quản lý chất thải rắn sinh hoạt là sự kết hợp kiếm soát toàn bộ hoạt
động từ khi phát sinh đến thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý, tái chế, tái sử
dụng bằng những biện pháp tốt nhất nhằm ngăn ngừa những hậu quả nguy

hiểm của chất thải rắn sinh hoạt đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng,
thỏa mãn các yếu tố về kinh tế, kỹ thuật, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, giữ
gìn cảnh quan đô thị và hạn chế tất cả các vấn đề môi trường liên quan.
Qua khái niệm này ta thấy quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay ở
Việt Nam đƣợc thể hiện ở các khía cạnh sau:


13



Chủ thể thực hiện quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Cũng giống nhƣ hoạt động quản lý chất thải nói chung, chất thải nguy hại
hay chất thải y tế nói riêng, quản lý chất thải rắn sinh hoạt đƣợc thực hiện bởi
hai nhóm chủ thể là nhà nƣớc và tổ chức, cá nhân.
Nhà nƣớc thực hiện quản lý chất thải rắn sinh hoạt thông qua hoạt động
của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng. Đây là hệ thống cơ
quan đƣợc tổ chức từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, chịu trách nhiệm hƣớng
dẫn, tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện các hoạt động quản lý chất thải
rắn sinh hoạt của các tổ chức, cá nhân trong xã hội, nhằm đạt đến những mục
tiêu mà Nhà nƣớc đặt ra. Không chủ thể nào có thể đảm nhiệm đƣợc vai trò
này tốt hơn Nhà nƣớc, với quyền lực và sức mạnh cƣỡng chế của nó. Cùng
với Nhà nƣớc, quản lý chất thải rắn sinh hoạt còn đƣợc thực hiện bởi các tổ
chức, cá nhân trong xã hội. Đó là các chủ nguồn thải, chủ thu gom, vận
chuyển, chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, cộng đồng dân cƣ. Nhóm chủ thể
này thực hiện quản lý chất thải rắn sinh hoạt thông qua việc áp dụng các biện
pháp để giảm thiểu chất thải rắn sinh hoạt, phân loại, thu gom, xử lý, tái chế
chất thải rắn sinh hoạt, hay giám sát việc thực hiện quản lý chất thải rắn sinh
hoạt của các chủ nguồn thải… Hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt cũng

phụ thuộc không nhỏ vào mức độ và khả năng thực hiện các hoạt động quản
lý của nhóm chủ thể này.
 Mục đích của quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Mục đích của quản lý chất thải nói chung và chất thải rắn sinh hoạt nói
riêng là phòng ngừa nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng và bảo vệ sức khỏe
cộng đồng, khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trƣờng. Nếu vì những lý do
khác nhau mà tình trạng ô nhiễm môi trƣờng vẫn xảy ra thì việc tiến hành các
biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, khôi phục lại môi trƣờng đã bị ô
nhiễm cũng là mục đích của quản lý chất thải rắn sinh hoạt.


14



Nội dung của quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Nội dung của quản lý chất thải rắn sinh hoạt mà chủ thể thực hiện phải
phù hợp với từng giai đoạn cụ thể của quá trình quản lý. Có thể thực hiện việc
quản lý từ giai đoạn đầu tiên của hoạt động phát thải chất thải rắn sinh hoạt là
quản lý tại nguồn. Ở giai đoạn này chủ thể quản lý phải nắm bắt toàn bộ các
thông tin về chất thải rắn sinh hoạt nhƣ: thông tin về số lƣợng nguồn phát
sinh, lƣợng phát sinh, thành phần của chất thải rắn sinh hoạt phát sinh. Sau đó
là giai đoạn thu gon, vận chuyển. Rác thải sinh hoạt sau khi đƣợc phân loại,
giảm thiểu tại nguồn sẽ đƣợc chuyển đến khu xử lý, đến nơi tạm giữ đến khâu
cuối là xử lý và tiêu hủy chất thải rắn sinh hoạt. Sau giai đoạn này, một số
chất thải rắn sinh hoạt sau khi đƣợc tái chế đƣợc vận chuyển đến nơi sử dụng,
phần còn lại sau khi xử lý đƣợc đem thiêu hoặc chôn lấp.
Từ khái niệm và đặc điểm trên, có thể nhận thấy quản lý chất thải rắn
sinh hoạt có nhiều điểm khác so với hoạt động quản lý chất thải nguy hại, bởi

vì:
-

Hoạt động quản lý chất thải nguy hại từ các khâu phân loại, thu

gom, bảo quản, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy đều đỏi hỏi nghiêm ngặt về công
nghệ và kỹ thuật. Chất thải nguy hại đòi hỏi phải đƣợc xử lý tùy theo tính chất
và thành phần của chất thải nguy hại, không thể xử lý hoặc tiêu hủy tất cả các
loại chất thải nguy hại phát sinh chỉ bằng một loại công nghệ. Chất thải nguy
hại có những đặc tính lý hóa hoặc sinh học đòi hỏi phải có phƣơng tiện vận
chuyển và quy trình đặc biệt để xử lý nhằm tránh những rủi ro đối với môi
trƣờng và sức khỏe con ngƣời. Còn đối với chất thải rắn sinh hoạt sau khi
phân loại tại nguồn sẽ đƣợc thu gom và vận chuyển đến nơi quy định. Quá
trình này không đòi hỏi những yêu cầu khắt khe nhƣ đối với chất thải nguy
hại.


15

-

Đối với quản lý chất thải nguy hại đòi hỏi các chủ thể phải có trình

độ chuyên môn nhất định để nhận biết, kiểm soát và xử lý. Đáp ứng yêu cầu
này là rất khó bởi không phải bất cứ chủ nguồn thải nào cũng có đủ trình để
nhận biết chất thải nguy hại. Còn đối với chất thải rắn sinh hoạt thì các chủ
thể dễ dàng nhận biết. Chủ nguồn thải có thể nhận biết là làm thế nào để loại
bỏ vật chất do mình sở hữu không còn giá trị sử dụng; hay các cơ sở sản xuất
cũng có thể tự xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
Nhƣ vậy, từ sự phân tích trên ta có thể nhận biết sự khác nhau thực sự

rõ nét của hoạt động quản lý hai loại chất thải nguy hại và chất thải rắn sinh
hoạt hiện nay. Từ việc nhận biết sự khác nhau này các chủ thể tự xác định
trách nhiệm của mình khi phát thải phải tuân theo các quy định để tránh các
nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng và gây hại cho sức khỏe con ngƣời.
1.1.4 Khái niệm pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
So với các lĩnh vực pháp luật khác, pháp luật môi trƣờng là một lĩnh
vực khá mới mẻ trong hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới. Các
nhà luật học Australia, một trong những quốc gia tiên phong trong bảo vệ môi
trƣờng bằng pháp luật đã đánh giá rằng, không dễ dàng định nghĩa chính xác
phạm vi của Luật môi trƣờng nhƣ chúng ta có thể làm với Luật hợp đồng hay
luật về các vi phạm ngoài hợp đồng. Những lĩnh vực đó đã đƣợc định hình
vững chắc bởi kinh nghiệm và án lệ qua nhiều thế kỷ. Trong lúc đó, luật môi
trƣờng, nói một cách khái quát, vẫn còn trong thời kỳ khai sơ, đƣợc nảy sinh
chủ yếu bằng các hoạt động lập pháp của thế kỷ XX hơn là thông qua quá
trình xử lý các nguyên tắc pháp lý thƣờng xuyên đƣợc đúc kết trong các tòa
án.
Cũng nhƣ nhiều quốc gia trên thế giới, hệ thống pháp luật bảo vệ môi
trƣờng của Việt Nam hiện nay điều chỉnh 2 vấn đề cơ bản sau:
i) Bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên;


16

ii) Kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm môi trƣờng.
Trong đó, các quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt nằm trong
mảng thứ hai. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới đã chứng minh
rằng, muốn quản lý chất thải tốt thì trƣớc tiên phải có hệ thống quản lý chất
thải rõ ràng và hoạt động có hiệu quả; thứ hai là phải có cơ sở pháp lý để quản
lý; thứ ba là phải có phƣơng tiện và điều kiện để quản lý nhƣ cơ sở vật chất,
trang thiết bị kiểm tra, kiểm soát nguồn thải; thứ tƣ là có công nghệ xử lý chất

thải thích hợp. Nhƣ vậy, hệ thống pháp lý quy định về quản lý chất thải rắn
sinh hoạt chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống các công cụ đƣợc sử
dụng để quản lý chất thải rắn sinh hoạt mà các quốc gia trên thế giới cũng nhƣ
Việt Nam đang sử dụng.
Pháp luật quản lý chất thải rắn sinh hoạt là một bộ phận của pháp luật
môi trƣờng, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan
hệ giữa các chủ thể tiến hành hoạt động liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt
với cơ quan quản lý Nhà nƣớc về môi trƣờng và giữa chủ thể tiến hành hoạt
động liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt với nhau trong quy trình quản lý
chất thải rắn sinh hoạt nhằm bảo vệ môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng.
Từ khái niệm trên, có thể hiểu về pháp luật quản lý chất thải rắn sinh
hoạt một cách cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất: Pháp luật quản lý chất thải rắn sinh hoạt là một bộ phận của
pháp luật môi trƣờng. Nhƣ đã trình bày ở trên, pháp luật bảo vệ môi trƣờng
điều chỉnh hai vấn đề chính, trong đó có vấn đề kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm
môi trƣờng. Đây là tổng hợp các quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề: Đánh
giá tác động môi trƣờng, quản lý chất thải, bảo vệ môi trƣờng trong các hoạt
động xây dựng, sản xuất, kinh doanh dịch vụ, … Trong nhóm quy phạm pháp
luật về quản lý chất thải bao hàm cả nội dung quản lý chất thải rắn sinh hoạt.


17

Do đó, pháp luật quản lý chất thải rắn sinh hoạt là một bộ phận của pháp luật
bảo vệ môi trƣờng.
Thứ hai: Pháp luật quản lý chất thải rắn sinh hoạt điều chỉnh mối quan
hệ giữa các chủ thể tiến hành hoạt động có liên quan đến chất thải rắn sinh
hoạt với cơ quan quản lý Nhà nƣớc về môi trƣờng và mối quan hệ giữa các
chủ thể tiến hành hoạt động có liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt với nhau.
Các quan hệ phát sinh giữa cơ quan quản lý Nhà nƣớc về môi trƣờng với các

tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt, bao
gồm quan hệ giữa chủ nguồn thải, chủ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải
rắn sinh hoạt với cơ quan quản lý Nhà nƣớc về môi trƣờng. Các quan hệ này
chính là những quan hệ phát sinh trong quá trình tiến hành các quan hệ quản
lý Nhà nƣớc về chất thải rắn sinh hoạt (quan hệ phát sinh từ hoạt động quy
hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt, hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi
phạm hoạt động xử lý chất thải rắn sinh hoạt, …). Mối quan hệ giữa các chủ
thể tiến hành hoạt động liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt với nhau bao
gồm các quan hệ phát sinh trong quá trình thu gom, vận chuyển, xử lý chất
thải rắn sinh hoạt, bồi thƣờng thiệt hại do tác hại của chất thải rắn sinh hoạt
gây ra,…
Thứ ba: Mục đích của pháp luật quản lý chất thải rắn sinh hoạt là bảo
vệ môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng thông qua vấn đề đặt ra các khung pháp
luật quy định về trách nhiệm của các cơ quan Nhà nƣớc về môi trƣờng,
quyền, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân liên quan đến chất thải rắn sinh
hoạt. Pháp luật quản lý chất thải rắn sinh hoạt phân định rõ ràng quyền hạn
cho các cơ quan quản lý Nhà nƣớc sẽ giúp hoạt động quản lý Nhà nƣớc đối
với vấn đề này đƣợc đạt hiệu quả cao hơn; định hƣớng xử sự và hành vi của
các chủ thể liên quan đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt nhằm mục đích ngăn
ngừa, hạn chế số lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh vào môi trƣờng và


18

giảm thiểu những ảnh hƣởng bất lợi của nó đối với môi trƣờng và sức khỏe
con ngƣời.
Thực tế đã chứng minh, pháp luật với tƣ cách là công cụ điều chỉnh các
quan hệ xã hội, luôn có tác động và ảnh hƣởng rất mạnh mẽ tới các quan hệ
xã hội.
- Pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt có vai trò quan trọng khi

đặt ra những quy định cho các chủ thể phát thải chất thải, quy định các loại
phí giúp cho các chủ thể có quyền dễ thực hiện trong việc thu lệ phí đối với
các chủ thể xả, thải chất thải; quy định rõ cách thức thu gom, phân loại, giảm
thiểu, tái chế, xử lý …chất thải.
- Pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt không thể thiếu trong cuộc
sống hiện đại ngày nay, nó góp phần không nhỏ trong việc làm trong sạch
môi trƣờng, phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm môi trƣờng, sự cố môi trƣờng.
- Pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt đƣợc quy định sẽ dần dần
góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng của ngƣời dân để đảm bảo cho
họ đƣợc hƣởng quyền sống trong môi trƣờng không ô nhiễm.
- Góp phần nâng cao nhận thức của toàn dân theo hƣớng có lợi cho việc
bảo vệ môi trƣờng.
1.2 Thực trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở nƣớc ta hiện nay
Lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn 2011 - 2015 tiếp
tục gia tăng và có xu hƣớng tăng nhanh hơn so với giai đoạn 2006 - 2010.
Theo số liệu thống kê đƣợc trong các năm từ 2007 đến 2010, tổng lƣợng chất
thải rắn sinh hoạt ở các đô thị phát sinh trên toàn quốc là 17.682 tấn/ngày
(năm 2007); 26.224 tấn/ ngày (năm 2010) tăng trung bình 10% mỗi năm. Đến
năm 2014, khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh khoảng 32.000


19

tấn/ngày. Chỉ tính riêng tại thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, khối
lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh là 6.420 tấn/ngày và 6.739 tấn/ngày 5.
Chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh chủ yếu từ các hộ gia đình, các
khu vực công cộng (đƣờng phố, chợ, các trung tâm thƣơng mại, văn phòng,
các cơ sở nghiên cứu, trƣờng học...). Chất thải rắn sinh hoạt đô thị có tỷ lệ
hữu cơ vào khoảng 54 - 77%, chất thải có thể tái chế (thành phần nhựa và kim
loại) chiếm khoảng 8 - 18%.

Trong chất thải rắn đô thị, chất thải rắn xây dựng chiếm một tỷ lệ
không nhỏ. Loại chất thải rắn này chủ yếu phát sinh từ các công trình xây
dựng, sửa chữa nhà, hạ tầng kỹ thuật đô thị. Không tăng mạnh và có tính đột
biến nhƣ giai đoạn 2005 - 2010 (từ 33.370 nghìn m2 diện tích nhà ở năm 2005
lên con số 85.885 nghìn m2 năm 2010), tổng diện tích nhà ở xây mới ở đô thị
trong giai đoạn 2011 đến 2013 chỉ tăng nhẹ (từ 84.366 nghìn m2 năm 2011 lên
mức 86.621 nghìn m2 năm 2013). Quá trình xây dựng các công trình mới này
sẽ làm phát sinh một lƣợng không nhỏ chất thải rắn xây dựng từ quá trình đào
móng, xây dựng và hoàn thiện công trình 6.
Chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn có tỷ lệ khá cao chất hữu cơ,
chủ yếu là từ thực phẩm thải, chất thải làm vƣờn và phần lớn đều là chất thải
hữu cơ dễ phân hủy (tỷ lệ các thành phần dễ phân hủy chiếm tới 65% trong
chất thải sinh hoạt gia đình ở nông thôn). Về cơ bản, lƣợng phát sinh chất thải
rắn sinh hoạt ở nông thôn phụ thuộc vào mật độ dân cƣ và nhu cầu tiêu dùng
của ngƣời dân. Nhìn chung, khu vực đồng bằng có lƣợng phát sinh chất thải
rắn sinh hoạt cao hơn khu vực miền núi; dân cƣ khu vực có mức tiêu dùng
cao thì lƣợng rác thải sinh hoạt cũng cao hơn. Năm 2014, khu vực nông thôn
5

Nguồn: Báo cáo “Quản lý chất thải, bảo vệ môi trƣờng lƣu vực sông, khắc phục ô nhiễm, suy thoái
và cải thiện chất lƣợng môi trƣờng”, Bộ TN&MT, Hội nghị môi trƣờng toàn quốc, Tháng 9/ 2015
6
Phát sinh và xử lý chất thải rắn, Trung tâm quan trắc môi trƣờng,
/>

×