Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Hoàn thiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở việt nam hiện nay tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.07 KB, 28 trang )

Hoàn thiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC
MỤC LỤC...............................................................................................................................................1
CHƯƠNG I.............................................................................................................................................2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO TỒN ĐA DẠNG...............................................................................2
SINH HỌC Ở VIỆT NAM.........................................................................................................................2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH........................................................................7
HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY..................................................................................................................7
2.1. Khái quát về đặc điểm tình hình.................................................................................................7
2.1.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên...........................................................................................7
2.1.2. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội..................................................................................8
2.2. Thực trạng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam hiện nay....................................9
2.2.1. Thực trạng đa dạng sinh học ở Việt Nam.............................................................................9
2.2.2. Thực trạng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam.........................................14
2.3. Nguyên nhân.............................................................................................................................22
CHƯƠNG III.........................................................................................................................................23
QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP....................................................................................23
NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG.....................................................................23
SINH HỌC Ở VIỆT NAM.......................................................................................................................23
3.1.Quan điểm của Đảng về xây dựng pháp luật bảo tồn đa dạng sinh học.....................................23
3.2. Định hướng đến năm 2020.......................................................................................................24
3.3. Giải pháp cơ bản.......................................................................................................................26

QLXH-K29

1


Hoàn thiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam hiện nay
CHƯƠNG I



CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO TỒN ĐA DẠNG
SINH HỌC Ở VIỆT NAM
1.1. Khái niệm cơ bản
1.1.1.Đa dạng sinh học
Theo Công ước Đa dạng sinh học, khái niệm "Đa dạng sinh học"
(biodiversity, biological diversity) có nghĩa là: sự khác nhau giữa các sinh vật
sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, trong đại dương và
các hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật
là một thành phần, thuật ngữ này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa
các loài và giữa các hệ sinh thái .
Khoản 16 – điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2005: “Đa dạng sinh học
là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự
nhiên".
Đa dạng sinh học được xem xét theo 3 mức độ:
• Đa dạng sinh học ở cấp loài bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái
đất, từ vi khuẩn đến các loài thực, động vật và các loài nấm.
• Ở cấp quần thể đa dạng sinh học bao gồm sự khác biệt về gen giữa các
loài, khác biệt về gen giữa các quần thể sống cách ly nhau về địa lý cũng như
khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể.
• Đa dạng sinh học còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà
trong đó các loài sinh sống và các hệ sinh thái, nơi mà các loài cũng như các
quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với
nhau.
1.1.2. Bảo tồn đa dạng sinh học
Khoản 1- điều 3 Luật đa dạng sinh học năm 2008: “Bảo tồn đa dạng sinh
học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc
thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo
mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên;
nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu

tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền”.

QLXH-K29

2


Hoàn thiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam hiện nay
1.1.3.Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học
Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học là hệ thống các văn bản quy phạm
pháp luật quy định về việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên
quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường
xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo
của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý,
hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền.
1.2.Nội dung vấn đề
Vấn đề được đề cập chủ yếu thông qua Luật đa dạng sinh học Việt Nam
với các quy định cụ thể trong từng lĩnh vực như:
Đối với việc quy hoạch bảo tồn thiên nhiên: “Quy định việc xây dựng và
nội dung quy hoạch tổng thể bảo tồn thiên nhiên hoặc quy hoạch đa dạng sinh
học quốc gia; Trách nhiệm lập và phê duyệt quy hoạch bảo tồn thiên nhiên hoặc
đa dạng sinh học của các ngành liên quan; Các định hướng trung hạn và dài hạn
cho việc thành lập các khu bảo tồn, các hành lang sinh thái và các hệ thống, các
khu nhạy cảm môi trường; Các nguyên tắc thành lập và hoạt động của các hệ
thống quan trắc, thu thập dữ liệu, đăng ký và đánh giá các giá trị thiên nhiên;
Xây dựng các kế hoạch vùng và kế hoạch quản lý đa dạng sinh học; Xác định
các lĩnh vực và đối tượng ưu tiên cho bảo tồn; Quy định cơ chế phối hợp liên
ngành để thực hiện các kế hoạch trên; Xây dựng cơ chế đánh giá kinh tế đa
dạng sinh học và lồng ghép nó vào lợi ích quốc gia; Khuyến khích sự tham gia
của các cơ quan trung ương và địa phương vào các chương trình, kế hoạch quản

lý bảo tồn đa dạng sinh học; Tổ chức thực hiện các kế hoạch, quy hoạch bảo tồn
thiên nhiên hoặc đa dạng sinh học”. [1]
Đối với việc thành lập và quản lý các khu bảo tồn: Khu bảo tồn bao
gồm: khu dữ trữ sinh quyển, khu bảo vệ thiên nhiên, khu di sản thiên nhiên, khu
bảo vệ cảnh quan và vườn quốc gia.
Luật Đa dạng sinh học của Việt Nam quy định về việc phân loại, tiêu chí
và thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên; xác định ranh giới và phân khu chức
năng trong khu bảo tồn; ban quản lý khu bảo tồn và quy chế quản lý khu bảo
tồn; quy trình, thủ tục thành lập khu bảo tồn; cơ chế hỗ trợ cộng đồng xung
quanh và vùng lân cận khu bảo tồn; Quy định cấp phép cho các hoạt động trong
khu bảo tồn; mối quan hệ giữa các khu bảo tồn (quốc gia và địa phương) để
QLXH-K29

3


Hoàn thiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam hiện nay
tránh sự mâu thuẫn và trùng lặp về các biện pháp bảo vệ và quản lý; xây dựng
kế hoạch quản lý, cơ chế quản lý và bảo vệ chung.
Đối với việc quản lý hệ sinh thái và vùng sinh thái: Để quản lý và bảo tồn
các hệ sinh thái, cần quy định việc kết hợp cảnh quan vào các công trình mới
đối với các khu định cư bên ngoài các khu bảo tồn thiên nhiên, nhằm hài hoà
chức năng và thẩm mỹ với các giá trị thiên nhiên và môi trường nhân tạo; Quy
định việc xây dựng quy hoạch cảnh quan đối với các khu vực cần bảo vệ và
đánh giá tác động môi trường; Lập danh mục các hệ sinh thái bị đe dọa và các
hệ sinh thái cần được bảo vệ; Trong xây dựng và quản lý, áp dụng các kỹ thuật
thân thiện với môi trường và đa dạng sinh học.
Đối với việc bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật: Các đối
tượng cần quản lý và bảo vệ là các loài động vật, thực vật hoang dã quý hiếm, bị
đe doạ hoặc các loài thuộc danh mục Sách Đỏ và nguồn gen của chúng; các loài

cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế, các loài bản địa và nguồn gen của chúng.
Phân loại các loài sinh vật theo mức độ bị đe doạ (theo Sách Đỏ); Xây dựng
danh mục các loài quý hiếm, các loài bị đe doạ (nguy cấp) và các loài cần được
bảo vệ; Xây dựng và thực hiện các chương trình bảo vệ và phát triển các loài
thuộc danh mục cần bảo vệ; Quy định về tiêu chuẩn bảo vệ các loài; Kiểm soát
việc sử dụng, khai thác, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, buôn bán và trao đổi
các loài động vật, thực vật và các bộ phận của các loài hoang dã quý hiếm, bị đe
dọa hoặc thuộc danh mục cần bảo vệ; Quản lý các công cụ và biện pháp săn bắn
và đánh bắt các loài hoang dã; Nhân giống và nuôi nhốt các loài động vật hoang
dã quý hiếm; Quản lý việc sử dụng các loài sinh vật cho mục đích nghiên cứu
khoa học, văn hoá, giáo dục và mỹ học; Bảo vệ và phát triển các giống cây
trồng, vật nuôi bản địa và tạo các nguồn gen mới; Kiểm soát việc nhập nội các
nguồn gen không phải là bản địa; Thành lập và quản lý các ngân hàng gen của
các loài động vật, thực vật hoang dã quý hiếm và các loài cần bảo vệ, các loài
cây trồng, vật nuôi bản địa, các loài có giá trị kinh tế; Quản lý việc cấp phép và
sử dụng giấy phép săn bắn, đánh bắt, thuần dưỡng, gây giống, xuất khẩu, nhập
khẩu, du nhập hoặc tái du nhập và sử dụng các loài hoang dã; Quy định trả phí
sử dụng tài nguyên hoang dã để bảo vệ và quản lý chúng; Bảo tồn nội vi, bảo
tồn ngoại vi.

QLXH-K29

4


Hoàn thiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam hiện nay
Đối với việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích: Công nhận các quyền
sở hữu và các trách nhiệm đối với các nguồn gen; xây dựng cơ chế khuyến
khích việc sử dụng tri thức và công nghệ truyền thống, bảo đảm cộng đồng có
quyền tiếp cận và sử dụng hợp lý các nguồn gen, bảo vệ tri thức truyền thống và

công nghệ do họ quản lý; quy định những người tiếp cận và thu thập hoặc thăm
dò sinh học với mục đích thương mại phải trả phí và chia sẻ công bằng và hợp
lý các lợi ích về việc chuyển giao công nghệ và chia sẻ kiến thức và khoa học;
quy định quyền trao đổi các nguồn gen và vật liệu di truyền; cấp phép đối với
việc tiếp cận các nguồn gen.
Đối với việc điều tra, nghiên cứu, quan trắc và quản lý thông tin về đa
dạng sinh học:
Hỗ trợ và khuyến khích điều tra, nghiên cứu, thăm dò, tiếp cận, tạo và
chuyển giao công nghệ thích hợp đối với đa dạng sinh học; đăng ký và lưu trữ
các kết quả nghiên cứu; cấp phép nghiên cứu và thăm dò sinh học;
Xây dựng cơ chế phối hợp hài hoà giữa các cấp để hỗ trợ thực hiện công
tác giám sát, quan trắc; kiểm kê các nguồn đa dạng sinh học; quan trắc hiện
trạng và diễn biến các hệ sinh thái cũng như số lượng, mức độ bị đe dọa của các
loài sinh vật; xây dựng cơ chế quan trắc và các bộ chỉ thị để xác định hiện trạng
bảo tồn các thành phần đa dạng sinh học; báo cáo tình trạng bảo tồn thiên nhiên
và đánh giá tác động môi trường; tăng cường và cơ chế hoạt động của các trạm
quan trắc về đa dạng sinh học; quy định về giám sát, quan trắc đa dạng sinh học;
Quy định về việc xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về đa dạng
sinh học; Cơ chế phối hợp và trao đổi thông tin giữa các Bộ, ngành: Quy định
về thu thập, đăng ký và phân tích thông tin, dữ liệu; Hợp tác trong lĩnh vực
kiểm kê đa dạng sinh học.
Đối với các nguồn lực cho đa dạng sinh học: Thành lập Quỹ bảo tồn đa
dạng sinh học quốc gia để sử dụng vào việc quản lý và bảo tồn đa dạng sinh
học; Xây dựng cơ chế thu và sử dụng Quỹ; Tăng cường phát huy tác dụng của
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam; Xây dựng đề án 1% ngân sách cho công tác
bảo vệ môi trường và các nguồn thu từ các dịch vụ đa dạng sinh học; Quy định
cơ chế thu và chi Quỹ cho công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học.
Đối với việc quản lý thực hiện: Quy định thẩm quyền và trách nhiệm cho
các cơ quan đồng thực hiện; Bộ chủ quản có trách nhiệm thống nhất quản lý các
QLXH-K29


5


Hoàn thiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam hiện nay
hoạt động và kiểm soát các hoạt động liên quan; Chỉ đạo giáo dục và tuyên
truyền bảo tồn đa dạng sinh học.
1.3.Vai trò của pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học
Pháp luật có vị trí, vai trò quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học, thể
hiện rõ nét trên ba khía cạnh sau:
Thứ nhất, pháp luật góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà
nước, quản lý xã hội về đa dạng sinh học. Hệ thống pháp luật là “con đường”, là
cái “khung pháp lý” do Nhà nước vạch ra để mọi tổ chức, mọi công dân dựa vào
đó mà tổ chức, hoạt động và phát triển. Thông qua công cụ pháp luật mà nhà
nước có thể quản lý và ngăn chặn các hành vi phá hủy đa dạng sinh học; đồng
thời có những biện pháp xử phạt nghiêm khắc với những đối tượng có hành vi
vi phạm.
Thứ hai,pháp luật góp phần nâng cao ý thức pháp luật, văn hoá pháp lý
của mọi thành viên trong xã hội về bảo vệ sự đa dạng sinh học. Trong lĩnh vực
bảo tồn đa dạng sinh học, pháp luật chính là cơ sở, là căn cứ để thực hiện công
tác bảo tồn đa dạng sinh học.
Thứ ba, pháp luật đa dạng sinh học chính là một công cụ tuyên truyền,
giáo dục pháp luật hiệu quả đến mọi người dân thông qua nhiều hình thức, biện
pháp khác nhau để mọi người có những hiểu biết cơ bản về đa dạng sinh học, từ
đó có ý thức bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ sự đa dạng sinh học nói
riêng.

QLXH-K29

6



Hoàn thiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam hiện nay
CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH
HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Khái quát về đặc điểm tình hình
2.1.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên
Nước Việt Nam nằm ở đông nam lục địa châu Á, bắc giáp nước Cộng hòa
nhân dân Trung Hoa, tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và vương
quốc Campuchia, đông và nam giáp Biển Đông (Thái Bình Dương), có diện tích
329.600 km2 đất liền, gần 700.000 km2 thềm lục địa với nhiều đảo, quần đảo.
Địa hình vùng đất liền của Việt Nam khá đặc biệt với hai đầu phình ra
(Bắc bộ và Nam bộ), ở giữa thu hẹp và kéo dài (Trung bộ). Địa hình miền Bắc
tương đối phức tạp. Rừng núi trải dài từ biên giới Việt Trung cho đến tây Thanh
Hóa với nhiều núi cao như Phanxipăng (3.142m), nhiều khu rừng nhiệt đới, và
nhiều dãy núi đá vôi như Cao Bằng, Bắc Sơn, Hòa Bình, Ninh Bình, Phong Nha
- Kẻ Bàng ... với hàng loạt hang động, mái đá. Cùng với nhiều loại thực vật
khác nhau, rừng Việt Nam còn có hàng trăm giống động thực vật quý hiếm;
nhiều loại đá, quặng, tạo điều kiện đặc biệt thuận lợi cho sự sinh sống và phát
triển con người.
Biển Việt Nam bao bọc phía đông và nam đất liền nên từ lâu đời được
người Việt Nam gọi là biển Đông. Việt Nam có khoảng 3.200 km bờ biển,
700.000 km2 thềm lục địa với nhiều đảo, quần đảo như: Hoàng Sa, Trường Sa,
Phú Quốc, Côn Sơn. Biển đông là một phần của Thái Bình Dương với diện tích
3.447.000 km2 , là biển lớn hàng thứ ba trong số các biển có trên bề mặt Trái
Đất, kéo dài khoảng từ vĩ độ 30o Bắc (eo Gaspo) tới vĩ độ 26o Bắc (eo Đài Loan)
và từ kinh độ 100o Đông (cửa sông Mê nam, vịnh Thái Lan) tới kinh độ 12 o
Đông (eo Minđôrô). Bờ phía bắc và phía tây của Biển Đông bao gồm : một

phần lãnh thổ phía nam Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan,
Malaixia, Inđônêxia. Bờ phía đông là vòng cung đảo kéo đài từ Đài Loan qua
quần đảo Philippin đến Calimantan, khiến cho Biển Đông gần như khép kín.
Phần biển Đông của Việt Nam là ngư trường phong phú và là con đường
giao lưu hàng hải quốc tế rất thuận lợi nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình
Dương. Bờ biển Việt Nam là những điểm du lịch hấp dẫn có di sản thiên nhiên
thế giới là Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh. Trong nước biển và thềm lục
QLXH-K29

7


Hoàn thiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam hiện nay
địa của Việt Nam có nhiều tài nguyên quý. Là một nước ven biển, Việt Nam có
điều kiện thuận lợi phát triển du lịch, an dưỡng, nghỉ mát; địa hình ven biển đa
dạng với các hệ sinh thái ven biển phát triển cùng với nguồn tài nguyên khoáng
sản, thủy hải sản phong phú.
Nằm trong khoảng 8"30' - 23"22' độ vĩ bắc với một chiều dài khoảng
1650 km, Việt Nam thuộc khu vực nhiệt đới gần xích đạo. Nhờ gió mùa hàng
năm, khí hậu điều hòa, ẩm, thuận lợi cho sự phát triển của sinh vật. Miền Bắc,
khí hậu ẩm, độ chênh lớn: ở Hà Nội, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất là 12,
5o; nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là 29,3 o. Miền Trung(Huế), nhiệt độ
chênh lệch dao động trong khoảng 20- 30o C. Ở thành phố Hồ Chí Minh, nhiệt
độ chênh lệch giảm dần dao động giữa 26-29,8 o C ... Những tháng. 6,7,8 ở Bắc
và Trung bộ là tháng nóng nhất, trong lúc ở Nam bộ,nhiệt độ điều hòa hơn. Mùa
xuân, mùa hạ, mưa nhiều, lượng nước mưa trong năm có khi lên rất cao: Hà Nội
là 2,741 mm, Huế lượng mưa trung bình là 2.900 mm, thành phố Hồ Chí Minh
trung bình là 2.000 mm mỗi năm. Điều kiện khí hậu thuận lợi tạo điều kiện cho
hệ động thực vật phát triển với thảm thực vật rừng nhiệt đới và á xích đạo
thường xanh.

2.1.2. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội
Nước ta là một nước đông dân, với dân số hiện nay là gần 89 triệu người,
đứng thứ ba khu vực Đông Nam Á và thứ 13 thế giới.
Có nhiều thành phần dân tộc, với 54 dân tộc sống khắp vùng lãnh thổ của
đất nước trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số với 87% và các dân tộc khác chiếm
13%. Thành phần dân tộc đa dạng sẽ góp phần làm đa dạng bản sắc văn hóa dân
tộc cùng những kinh nghiệm trong sản xuất.
Dân số tăng nhanh, mỗi năm dân số nước ta tăng thêm trung bình hơn 1
triệu người.
Cơ cấu dân số nước ta thuộc loại trẻ, nhóm tuổi từ 0 đến 14 tuổi chiếm
27%, nhóm tuổi từ 15 đến 59 tuổi chiếm 64% do đó nước ta có nguồn lao động
dồi dào với nguồn nhân lực trẻ.
Cơ sở hạ tầng khá thuận lợi với hệ thống đường giao thông được nâng
cấp nhiều, ở những vùng đệm tại các vườn quốc gia có cơ sở hạ tầng khá thuận
lợi, các xã đều có đường liên xã đã được trải nhựa, xe ô tô về đến trung tâm xã,
đường từ trung tâm xã đến các thôn còn là đường cấp phối và đường đất.
QLXH-K29

8


Hoàn thiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam hiện nay
2.2. Thực trạng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam hiện nay
2.2.1. Thực trạng đa dạng sinh học ở Việt Nam
Đa dạng các hệ sinh thái của Việt Nam
• Hệ sinh thái trên cạn
Trong các kiểu hệ sinh thái trên cạn thì rừng có sự đa dạng về thành phần
loài cao nhất, đồng thời đây cũng là nơi cư trú của nhiều loài động, thực vật
hoang dã và vi sinh vật có giá trị kinh tế và khoa học. Các kiểu hệ sinh thái tự
nhiên khác có thành phần loài nghèo hơn. Kiểu hệ sinh thái nông nghiệp và khu

đô thị là những kiểu hệ sinh thái nhân tạo, thành phần loài sinh vật nghèo nàn.
Xét theo tính chất cơ bản là thảm thực vật bao phủ đặc trưng cho rừng
mưa nhiệt đới ở Việt Nam, có thể thấy các kiểu rừng tiêu biểu: rừng kín vùng
thấp, rừng thưa, trảng truông, rừng kín vùng cao, quần hệ lạnh vùng cao. Trong
đó, các kiểu và kiểu phụ thảm thực vật sau đây có tính đa dạng sinh học cao hơn
và đáng chú ý hơn cả: kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới; kiểu rừng
thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới; kiểu rừng kín cây lá rộng, ẩm á nhiệt đới núi
thấp; kiểu phụ rừng trên núi đá vôi
• Hệ sinh thái đất ngập nước
Công ước Ramsar định nghĩa "Đất ngập nước là những vùng đầm lầy,
than bùn hoặc vùng nước bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, thường xuyên hay tạm
thời, có nước chảy hay nước tù, là nước ngọt, nước lợ hay nước biển kể cả
những vùng nước biển có độ sâu không quá 6 mét khi triều thấp".
Đất ngập nước (ĐNN) Việt Nam rất đa dạng về loại hình và hệ sinh thái,
thuộc hai nhóm ĐNN: ĐNN nội địa và ĐNN ven biển, trong đó có một số kiểu
có tính đa dạng sinh học cao:
Rừng ngập mặn ven biển: Rừng ngập mặn có các chức năng và giá trị
như cung cấp các sản phẩm gỗ, củi, thủy sản và nhiều sản phẩm khác; là bãi đẻ,
bãi ăn và ương các loài cá, tôm, cua và các loài thủy sản có giá trị kinh tế khác;
xâm chiếm và cố định các bãi bùn ngập triều mới bồi, bảo vệ bờ biển chống lại
tác động của sóng biển và bão tố ven biển; là nơi cư trú cho rất nhiều loài động
vật hoang dã bản địa và di cư (chim, thú, lưỡng cư, bò sát).
Đầm lầy than bùn: đầm lầy than bùn là đặc trưng cho vùng Đông Nam Á.
U Minh Thượng và U Minh Hạ thuộc các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau là hai vùng

QLXH-K29

9



Hoàn thiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam hiện nay
đầm lầy than bùn tiêu biểu còn sót lại ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt
Nam.
Đầm phá: thường thấy ở vùng ven biển Trung bộ Việt Nam. Do đặc tính
pha trộn giữa khối nước ngọt và nước mặn nên khu hệ thủy sinh vật đầm phá rất
phong phú bao gồm các loài nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Cấu trúc quần xã
sinh vật đầm phá thay đổi theo mùa rõ rệt.
Rạn san hô, cỏ biển: đây là các kiểu hệ sinh thái đặc trưng cho vùng biển
ven bờ, đặc biệt rạn san hô đặc trưng cho vùng biển nhiệt đới. Quần xã rạn san
hô rất phong phú bao gồm các nhóm động vật đáy (thân mềm, giáp xác), cá rạn.
Thảm cỏ biển thường là nơi cư trú của nhiều loại rùa biển và đặc biệt loài thú
biển Dugon.
Vùng biển quanh các đảo ven bờ: ven bờ biển Việt Nam có hệ thống các
đảo rất phong phú. Vùng nước ven bờ của hầu hết các đảo lớn được đánh giá có
mức độ đa dạng sinh học rất cao với các hệ sinh thái đặc thù như rạn san hô, cỏ
biển...Việt Nam có 2 vùng ĐNN quan trọng là ĐNN vùng cửa sông đồng bằng
sông Hồng và ĐNN đồng bằng sông Cửu Long:
ĐNN ở vùng cửa sông đồng bằng sông Hồng có diện tích 229.762 ha.
Đây là nơi tập trung các hệ sinh thái với thành phần các loài thực vật, động vật
vùng rừng ngập mặn phong phú, đặc biệt là nơi cư trú của nhiều loài chim nước.
ĐNN đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất ngập nước 4.939.684 ha.
Đây là bãi đẻ quan trọng của nhiều loài thủy sản di cư từ phía thượng nguồn
sông Mê Công. Những khu rừng ngập nước và đồng bằng ngập lũ cũng là
những vùng có tiềm năng sản xuất cao. Có ba hệ sinh thái tự nhiên chính ở đồng
bằng sông Cửu Long, đó là hệ sinh thái ngập mặn ven biển; hệ sinh thái rừng
tràm ở vùng ngập nước nội địa và hệ sinh thái cửa sông.
Mỗi kiểu hệ sinh thái ĐNN đều có khu hệ sinh vật đặc trưng của mình.
Tuy nhiên, đặc tính khu hệ sinh vật của các hệ sinh thái này còn phụ thuộc vào
từng vùng cảnh quan và vùng địa lý tự nhiên.
• Hệ sinh thái biển

Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng
trên 1 triệu km2 với nguồn tài nguyên sinh vật biển khá phong phú. Trong vùng
biển nước ta đã phát hiện được chừng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20
kiểu hệ sinh thái điển hình, thuộc sáu vùng đa dạng sinh học biển khác nhau.
QLXH-K29

10


Hoàn thiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam hiện nay
Đa dạng loài
Tập hợp các dẫn liệu nghiên cứu, điều tra cơ bản đã có từ trước đến nay,
thành phần loài thực vật, động vật ở Việt Nam được thống kê thì nhóm sinh vật
vi tảo ở vùng nước ngọt được xác định là 1.438 loài chiếm 9,6% so với thế giới
(số loài có trên thế giới là 15.000); thực vật bậc cao có khoảng 11.400 loài
chiếm 5% so với thế giới (số loài có trên thế giới là 220.000); bò sát có 296 loài
chiếm 4,7% so với thế giới (số loài có trên thế giới là 6.300)..
Theo các tài liệu thống kê, Việt Nam là một trong 25 nước có mức độ đa
dạng sinh học cao trên thế giới với dự tính có thể có tới 20.000 - 30.000 loài
thực vật. Việt Nam được xếp thứ 16 về mức độ đa dạng sinh học (chiếm 6,5%
số loài có trên thế giới).
• Đa dạng loài trong hệ sinh thái trên cạn
Khu hệ thực vật: Tổng kết các công bố về hệ thực vật Việt Nam, đã ghi
nhận có 15.986 loài thực vật ở Việt Nam. Trong đó, có 4.528 loài thực vật bậc
thấp và 11.458 loài thực vật bậc cao. Trong số đó có 10 % số loài thực vật là
đặc hữu.
Khu hệ động vật: cho đến nay đã thống kê được 307 loài giun tròn, 161
loài giun sán ký sinh ở gia súc, 200 loài giun đất, 145 loài ve giáp, 113 loài bọ
nhảy, 7.750 loài côn trùng, 260 loài bò sát, 120 loài ếch nhái, 840 loài chim, 310
loài và phân loài thú.

Trong hệ thống các khu bảo vệ vùng Đông Dương - Mã Lai của IUCN,
Việt Nam được xem là nơi giàu về thành phần loài và có mức độ đặc hữu cao so
với các nước trong vùng phụ Đông Dương. Động vật giới Việt Nam có nhiều
dạng đặc hữu: hơn 100 loài và phân loài chim, 78 loài và phân loài thú đặc hữu.
Riêng trong số 25 loài thú linh trưởng đã được ghi nhận thì ở Việt Nam có tới
16 loài, trong đó có 4 loài và phân loài đặc hữu của Việt Nam, 3 phân loài chỉ
phân bố ở Việt Nam và Lào, 2 phân loài chỉ có ở vùng rừng hai nước Việt Nam
- Campuchia.
• Đa dạng loài trong hệ sinh thái đất ngập nước nội địa
Các thủy vực nước ngọt nội địa Việt Nam rất đa dạng về hệ thực vật cũng
như hệ động vật, bao gồm các nhóm vi tảo, rong, các loài cây cỏ ngập nước và
bán ngập nước, động vật không xương sống và cá.
Vi tảo: đã xác định được có 1.438 loài tảo thuộc 259 chi và 9 ngành;
QLXH-K29

11


Hoàn thiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam hiện nay
Cho đến nay đã thống kê và xác định được 794 loài động vật không
xương sống. Trong đó, đáng lưu ý là trong thành phần loài giáp xác nhỏ, có 54
loài và 8 giống lần đầu tiên được mô tả ở Việt Nam. Riêng hai nhóm tôm, cua
(giáp xác lớn) có 59 loài thì có tới 7 giống và 33 loài (55,9% tổng số loài) lần
đầu tiên được mô tả. Trong tổng số 147 loài trai ốc, có 43 loài (29,2% tổng số
loài), 3 giống lần đầu tiên được mô tả, tất cả đều là những loài đặc hữu của Việt
Nam hay vùng Đông Dương. Điều đó cho thấy sự đa dạng về mức độ đặc hữu
của khu hệ tôm, cua, trai, ốc nước ngọt nội địa Việt Nam là rất lớn.
Theo các dẫn liệu thống kê, thành phần loài cá các thủy vực nước ngọt
nội địa Việt Nam bao gồm trên 700 loài và phân loài, thuộc 228 giống, 57 họ và
18 bộ. Riêng họ cá chép có 276 loài và phân loài thuộc 100 giống và 4 họ, 1

phân họ được coi là đặc hữu ở Việt Nam. Phần lớn các loài đặc hữu đều có phân
bố ở các thủy vực sông, suối, vùng núi.
• Đa dạng loài trong các hệ sinh thái biển và ven bờ
Đặc tính của khu hệ sinh vật biển Việt Nam thể hiện rõ ở đặc tính nhiệt
đới, đặc tính hỗn hợp, đặc tính ít đặc hữu và đặc tính khác biệt bắc - nam. Trong
vùng biển nước ta đã phát hiện được chừng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn
20 kiểu hệ sinh thái điển hình và thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau,
trong đó có hai vùng biển: Móng Cái - Đồ Sơn, Hải Vân - Vũng Tàu có mức độ
đa dạng sinh học cao hơn các vùng còn lại. Đặc biệt, tại vùng thềm lục địa có 9
vùng nước trồi có năng suất sinh học rất cao, kèm theo là các bãi cá lớn. Tổng
số loài sinh vật biển đã biết ở Việt Nam có khoảng 11.000 loài, trong đó cá
(khoảng 130 loài kinh tế) có 2.458 loài; rong biển có 653 loài; động vật phù du
có 657 loài; thực vật phù du có 537 loài; thực vật ngập mặn có 94 loài; tôm biển
có 225 loài...
Các nghiên cứu về biến động nguồn lợi đã cho thấy danh sách khu hệ cá
biển của Việt Nam đến tháng 1/2005 là 2.458 loài, tăng 420 loài so với danh
sách được lập năm 1985 (có 2.038 loài) và đã phát hiện thêm 7 loài thú biển
mới.
Một số loài sinh vật mới được phát hiện trong thời gian gần đây ở Việt
Nam . Trong khoảng 10 năm trở lại đây, từ các kết quả điều tra cơ bản các vùng
lãnh thổ khác nhau ở Việt Nam, một số loài mới được phát hiện và mô tả, trong
đó có nhiều chi mới, loài mới cho khoa học. Một số các nhóm sinh vật trước
QLXH-K29

12


Hoàn thiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam hiện nay
đây chưa được nghiên cứu, nay đã có những dẫn liệu bước đầu như nhóm giáp
xác bơi nghiêng ở biển, dơi, kiến, ốc ở cạn..

Một số kết quả điều tra cơ bản gần đây về các loài quý hiếm cũng cho
thấy quần thể loài Rái cá lông mũi - loài tưởng đã tuyệt chủng, nay lại thấy ở
khu bảo tồn U Minh Thượng (Kiên Giang). Các loài mới được phát hiện đã làm
phong phú thêm cho sinh giới của Việt Nam, trong khi một số loài khác, đặc
biệt các loài có giá trị kinh tế đã biết lại có xu hướng giảm số lượng hoặc có
nguy cơ tuyệt chủng.
Đa dạng nguồn gen trong nông nghiệp
Theo đánh giá của Jucovski (1970), Việt Nam là một trong 12 trung tâm
nguồn gốc giống cây trồng của thế giới. Mức độ đa dạng sinh học của hệ thực
vật cây trồng ở Việt Nam cao hơn nhiều so với dự đoán.
• Nguồn gen giống cây trồng
Ở Việt Nam, hiện nay đang sử dụng trong sản xuất nông nghiệp 16 nhóm
các loài cây trồng khác nhau như cây lương thực chính, cây lương thực bổ sung,
cây ăn quả, cây rau, cây gia vị, cây làm nước uống, cây lấy sợi, cây thức ăn gia
súc, cây bóng mát, cây công nghiệp, cây lấy gỗ... với tổng số trên 800 loài cây
trồng với hàng nghìn giống khác nhau. Có ba nhóm cây trồng đang được nông
dân sử dụng.
Các giống cây trồng bản địa: Nhóm giống cây trồng này hiện nay đang
chiếm vị trí chủ đạo đối với nhiều loại cây trồng. Trong số nhóm giống cây
trồng này có những giống đã được nông dân sử dụng và lưu truyền hàng nghìn
năm nay.
Các giống cây trồng mới: Là những giống cây có khả năng cho năng suất
cao và có một số đặc tính tốt khác như: phẩm chất nông sản tốt, khả năng chống
chịu sâu bệnh cao... được các nhà khoa học chọn lọc, lai tạo thành. Những năm
gần đây các giống cây trồng được các nhà khoa học chọn lọc và lai tạo mới
cũng như các loại giống cây trồng được nhập nội, trước khi đưa ra sản xuất rộng
rãi, được hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét
công nhận như lúa: 156 giống; ngô: 47 giống; đậu tương: 22 giống; cao su: 14
giống; cà phê: 14 giống.. Các giống cây trồng được nông dân ở các tỉnh biên
giới trao đổi với nhau qua biên giới hoặc mua bán qua đường tiểu ngạch.


QLXH-K29

13


Hoàn thiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam hiện nay
Hiện nay, Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia đang bảo tồn 12.300 giống
của 115 loài cây trồng. Đây là tài sản quý của đất nước, phần lớn không còn
trong sản xuất và trong tự nhiên nữa. Một bộ phận quan trọng của số giống này
là nguồn gen bản địa với nhiều đặc tính quý mà duy nhất chỉ nước ta có.
• Về vật nuôi
Hiện nay Việt Nam có 14 loài gia súc và gia cầm đang được chăn nuôi
chủ yếu bao gồm 20 giống lợn trong đó có 14 giống nội, 21 giống bò (5 giống
nội), 27 giống gà (16 giống nội), 10 giống vịt (5 giống nội), 7 giống ngan (3
giống nội), 5 giống ngỗng (2 giống nội), 5 giống dê (2 giống nội), 3 giống trâu
(2 giống nội), 1 giống cừu, 4 giống thỏ (2 giống nội), 3 giống ngựa (2 giống
nội), bồ câu, hươu và nai (có khoảng 10 ngàn con hươu nai được nuôi trong
toàn quốc).
2.2.2. Thực trạng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam
Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của đa dạng sinh học, Đảng và
Nhà nước ta luôn quan tâm công tác bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng
sinh học bằng nhiều biện pháp như công bố các khu vườn quốc gia, ban hành
các chính sách, văn bản pháp luật, ban hành Sách đỏ Việt Nam và tham gia các
công ước quốc tế trong lĩnh vực đa dạng sinh học.
Tuy nhiên, trước khi ban hành Luật đa dạng sinh học, Việt Nam chưa có
hệ thống pháp luật về đa dạng sinh học thống nhất. Các quy phạm pháp luật về
đa dạng sinh học đang nằm rải rác ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật có giá
trị pháp lý khác nhau và mỗi văn bản chỉ đề cập đến một hoặc vài khía cạnh của
đa dạng sinh học, điều này đã làm hạn chế hiệu lực và hiệu quả của việc áp

dụng pháp luật trên thực tế.
Hiến pháp năm 1980, tại Điều 36 quy định “Các cơ quan Nhà nước, xí
nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân đều có nghĩa vụ thực
hiện chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo
vệ và cải thiện môi trường sống”.
Hiến pháp năm 1992, tại Điều 29 cũng quy định “Cơ quan Nhà nước, đơn
vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy
định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi
trường. Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và huỷ hoại môi
trường”.
QLXH-K29

14


Hoàn thiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam hiện nay
Từ những năm 1970 nước ta đã tiến hành những hoạt động đầu tiên nhằm
bảo tồn thiên nhiên, đó là việc Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam dân
chủ cộng hoà thông qua Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng ngày 06 tháng 9
năm 1972. Theo Pháp lệnh, “Rừng là một bộ phận của môi trường sống, là tài
sản quý báu của nước ta, có giá trị lớn đối với nền kinh tế quốc dân và văn hoá
công cộng. Việc bảo vệ rừng phải do Nhà nước và toàn dân cùng làm…”. Pháp
lệnh quy định: Cấm phá rừng. Những rừng tự nhiên và rừng trồng đều phải
được bảo vệ nghiêm ngặt (Điều 3); Cấm mọi hành động chặt cây rừng trái với
các điều quy định của Nhà nước (Điều 4); Cấm phát rừng, đốt rừng để làm
nương rẫy; Cấm đốt lửa trong rừng và ven rừng để dọn đường, hạ cây, lấy củi,
săn bắt thú rừng. Chính phủ quy định những khu rừng cấm nhằm bảo vệ thiên
nhiên ở những khu rừng này, cấm chặt cây, cấm săn bắn chim muông, thú rừng.
Hội đồng Chính phủ quy định những loại thực vật, động vật quý và hiếm trong
rừng cần phải đặc biệt bảo vệ và chế độ bảo vệ các loại đó. Đặc biệt, pháp lệnh

đã quy định thành lập lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng gọi là Kiểm lâm nhân
dân.
Đến năm 1991, trên cơ sở của Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng năm
1972 và để đáp ứng tình hình thay đổi của đất nước, Quốc hội nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật bảo vệ và phát triển rừng, theo
Luật này, rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có khả năng tái tạo, là bộ
phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế
quốc dân, gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống còn của dân tộc,
nghiêm cấm mọi hành vi huỷ hoại tài nguyên rừng. Việc khai thác các loại thực
vật rừng, săn bắt động vật rừng phải tuân theo quy định của Nhà nước về quản
lý, bảo vệ động thực vật rừng; những loài động thực vật rừng quý, hiếm phải
được quản lý, bảo vệ theo chế độ đặc biệt (Điều 19). Danh mục và chế độ quản
lý, bảo vệ những loài động thực vật rừng quý hiếm do Hội đồng bộ trưởng quy
định. Nghiêm cấm mọi hành vi phá rừng, đốt rừng; lấn, chiếm rừng, đất trồng
rừng; khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật rừng, chăn thả
gia súc vào rừng trái quy định của pháp luật. Việc nhập nội giống thực vật rừng,
động vật rừng phải bảo đảm những nguyên tắc sinh học và những quy định về
kiểm dịch quốc gia, không gây hại đến hệ sinh thái và phải được Bộ Lâm
nghiệp cho phép. Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 là một trong những
QLXH-K29

15


Hoàn thiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam hiện nay
luật quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý, bảo vệ, xây dựng, phát
triển, khai thác và sử dụng rừng; bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên; bảo
tồn thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm; góp phần vào việc phòng chống
thiên tai.
Qua hơn mười năm thực hiện Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 1991,

tình trạng tàn phá rừng đã giảm, nhiều vùng đất trống, đồi núi trọc đã được phủ
xanh, nhiều khu rừng được phục hồi. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đổi
mới đất nước, tình hình phát triển về kinh tế - xã hội của đất nước có nhiều thay
đổi, nhiều quy định trong Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 không còn
phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đất nước và công tác quản
lý, bảo vệ, phát triển rừng ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn, do đó việc sửa đổi,
bổ sung Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 là cần thiết. Ngày 03 tháng 12
năm 2004 Quốc hội đã thông qua Luật bảo vệ và phát triển rừng mới thay thế
Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991. Luật bảo vệ và phát triển rừng năm
2004 ra đời đã góp phần giải quyết nhiều vấn đề quan trọng như giao rừng cho
cộng đồng thôn, bản quản lý; vấn đề cho thuê rừng và đất lâm nghiệp; vấn đề
xác định chủ rừng và quyền lợi, trách nhiệm của các chủ rừng; vấn đề triển khai
thực hiện chủ trương xã hội hoá công tác bảo vệ và phát triển rừng, trấn áp các
hành vi phá hoại tài nguyên rừng và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường, tài nguyên nước, bảo tồn thiên nhiên, phát triển bền vững trong lâm
nghiệp, nông nghiệp.
Việc sử dụng tài nguyên không hợp lý cùng với hậu quả nghiêm trọng
của chiến tranh đã làm mất đi một nửa diện tích rừng, làm cho 40% diện tích
lãnh thổ trở thành đất trống, đồi núi trọc, trơ sỏi đá; thế giới động vật, thực vật
và nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm; chất lượng của môi trường có xu hướng
giảm sút. Đó là nguy cơ lớn đối với quốc gia và dân tộc. Để khắc phục tình
trạng này, ngày 20 tháng 9 năm 1985 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị
quyết số 246/HĐBT về việc đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, sử dụng hợp lý
tài nguyên và bảo vệ môi trường. Mục đích của Nghị quyết đối với vấn đề bảo
tồn đa dạng sinh học là “Tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường, khôi
phục và phát triển tài nguyên rừng, bảo vệ vốn gen tự nhiên, khôi phục và phát
triển tài nguyên sinh vật, sử dụng hợp lý và tổng hợp các tài nguyên khoáng sản,
đất, nước, rừng, biển, khí hậu, du lịch, từng bước khắc phục hậu quả về nhiều
QLXH-K29


16


Hoàn thiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam hiện nay
mặt của chiến tranh, bảo vệ có hiệu quả các hệ sinh thái trong điều kiện nhiệt
đới của nước ta, chủ động đề phòng, ngăn chặn các tác động có hại đối với môi
trường và tài nguyên”. Kể từ đây công tác bảo vệ môi trường đã thực sự trở
thành sự nghiệp của Nhà nước, của toàn dân.
Các vấn đề môi trường luôn được kết hợp xem xét trong việc xây dựng
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Luật Bảo vệ môi trường
được Quốc hội thông qua ngày 27 tháng 12 năm 1993 đã đặt nền móng cho việc
hình thành hệ thống pháp luật về môi trường ở Việt Nam và tạo những chuyển
biến tích cực trong công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học.
Mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường đã từng bước được hạn
chế.
Ngày 25 tháng 6 năm 1998, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 36CT/TW về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm mục tiêu ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, phục
hồi và cải thiện môi trường của những nơi, những vùng đã bị suy thoái, bảo tồn
đa dạng sinh học, từng bước nâng cao chất lượng môi trường ở các khu công
nghiệp, đô thị và nông thôn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, nâng
cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, tiến hành thắng lợi sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tuy nhiên, trước những áp lực của tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, sự diễn biến sôi động và toàn diện của toàn cầu hoá và
hội nhập kinh tế quốc tế, Luật bảo vệ môi trường năm 1993 đã dần bộc lộ những
hạn chế, bất cập. Do vậy, ngày 29 tháng 11 năm 2005 Quốc hội nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua Luật bảo vệ môi
trường mới thay thế Luật bảo vệ môi trường năm 1993. Theo Luật này “Hoạt
động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp;
phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi

trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai
thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh
học. Đặc biệt, Điều 7 của Luật quy định những hành vi nghiêm cấm: Phá hoại,
khai thác trái phép rừng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác; khai thác, đánh
bắt các nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp huỷ
diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật; khai thác,
QLXH-K29

17


Hoàn thiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam hiện nay
kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng các loài thực vật, động vật hoang dã quý hiếm
thuộc danh mục cấm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; nhập khẩu,
quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho
phép; xâm hại di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên...
Trong lĩnh vực bảo vệ đa dạng sinh học, Luật bảo vệ môi trường năm
2005 quy định: Nhà nước thành lập các ngân hàng gen để bảo vệ và phát triển
các nguồn gen bản địa quý hiếm; khuyến khích việc nhập nội các nguồn gen có
giá trị cao. Các loài động vật, thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng phải
được lập danh sách và phân nhóm để quản lý theo mức độ quý hiếm, bị đe doạ
tuyệt chủng; phải xây dựng kế hoạch bảo vệ và áp dụng các biện pháp ngăn
chặn việc săn bắt, khai thác, kinh doanh, sử dụng; thực hiện chương trình chăm
sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ theo chế độ đặc biệt phù hợp với từng loài; phát triển
các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã.
Luật Thuỷ sản được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003 quy
định việc khai thác, nuôi trồng, bảo vệ và phát triển nguồn thuỷ sản. Nguyên tắc
hoạt động thuỷ sản phải bảo đảm hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ, tái tạo và phát
triển nguồn lợi thuỷ sản, tính đa dạng sinh học; bảo vệ môi trường và cảnh quan
thiên nhiên. Luật thuỷ sản năm 2003 quy định 18 hành vi bị cấm, trong đó

nghiêm cấm nhiều hành vi làm tổn hại đến giống, loài và môi trường như: Khai
thác, huỷ hoại trái phép các rạn đá ngầm, rạn san hô, các bãi thực vật ngầm,
rừng ngập mặn và hệ sinh cảnh khác; phá huỷ, cản trở trái phép đường di
chuyển tự nhiên của các loài thuỷ sản ở sông, hồ, đầm, phá, eo, vịnh; khai thác
các loài thuỷ sản thuộc danh mục cấm kể cả cấm có thời hạn, trừ trường hợp vì
mục đích nghiên cứu khoa học được Chính phủ cho phép; khai thác thuỷ sản
nhỏ hơn kích cỡ quy định, trừ trường hợp được phép khai thác để nuôi trồng;
lấn, chiếm, xâm hại các khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển đã
được quy hoạch và công bố; vi phạm các quy định trong quy chế quản lý khu
bảo tồn; khai thác thuỷ sản ở khu vực cấm, khu vực đang trong thời gian cấm;
khai thác quá sản lượng cho phép; sử dụng thuốc, phụ gia, hoá chất thuộc danh
mục cấm sử dụng để nuôi trồng thủy sản, sản xuất thức ăn nuôi trồng thủy sản,
chế biến, bảo quản thuỷ sản; đưa tạp chất vào nguyên liệu, sản phẩm thuỷ sản;
thả thuỷ sản nuôi trồng bị nhiễm bệnh vào nơi nuôi trồng hoặc vào các vùng
nước tự nhiên…Việc khai thác thuỷ sản ở vùng biển, sông, hồ, đầm và các vùng
QLXH-K29

18


Hoàn thiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam hiện nay
nước tự nhiên phải bảo đảm không làm cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản, phải tuân
theo các quy định về mùa vụ khai thác, thời hạn khai thác, vùng khai thác,
chủng loại, kích cỡ và sản lượng được phép khai thác. Để bảo tồn, tái tạo và
phát triển nguồn lợi thuỷ sản, Nhà nước ban hành các chính sách bảo tồn, đặc
biệt là các loài thuỷ sản đang có nguy cơ tuyệt chủng, các loài quý, hiếm, các
loài có giá trị kinh tế cao và các loài có ý nghĩa khoa học. Mọi tổ chức và cá
nhân có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản, thực hiện
các nghĩa vụ về bảo tồn, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
Bên cạnh những văn bản pháp luật nói trên, Nhà nước ta cũng đã ban

hành các chế tài xử lý vi phạm pháp luật về đa dạng sinh học nhằm ngăn ngừa,
giáo dục và răn đe, trừng phạt đối tượng có hành vi vi phạm, đồng thời cũng để
tăng cường các biện pháp bảo vệ an toàn đa dạng sinh học. Bộ luật hình sự dành
một chương (Chương XVII) quy định các tội phạm về môi trường. Điều 175
quy định tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng; Điều 176 quy
định tội vi phạm các quy định về quản lý rừng; Điều 182 quy định tội gây ô
nhiễm không khí; Điều 183 quy định tội gây ô nhiễm nguồn nước; Điều 184
quy định tội gây ô nhiễm đất; Điều 185 quy định tội nhập khẩu công nghệ, máy
móc, thiết bị, phế thải hoặc các chất không bảo đảm tiêu chuẩn bảo vệ môi
trường; Điều 187 quy định tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật,
thực vật; Điều 188 quy định tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản; Điều 189 quy định
tội huỷ hoại rừng; Điều 190 quy định tội vi phạm các quy định về bảo vệ động
vật hoang dã quý hiếm; Điều 191 quy đinh tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt
đối với khu bảo tồn thiên nhiên). Người có hành vi phạm tội, tuỳ theo mức độ vi
phạm nghiêm trọng và tính chất nguy hiểm có thể bị phạt tiền đến năm mươi
triệu đồng hoặc bị phạt tù đến mười lăm năm.
Quyết định số 845/TTg ngày 22 tháng 12 năm 1995 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học của Việt Nam nhận
định: Việc gia tăng quá nhanh dân số nước ta, việc diện tích rừng bị thu hẹp,
việc khai thác quá mức tài nguyên sinh vật biển, việc áp dụng quá rộng rãi các
giống mới trong sản xuất nông nghiệp đã dẫn tới sự thu hẹp hoặc mất đi các hệ
sinh thái, dẫn tới nguy cơ tiêu diệt 28% loài thú, 10% loài chim, 21% loài bò sát
và lưỡng cư. Sự mất đi của một số loài là mất vĩnh viễn, đồng thời mất luôn cả

QLXH-K29

19


Hoàn thiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam hiện nay

nguồn tài nguyên di truyền. Trên thực tế, tốc độ suy giảm đa dạng sinh học của
ta nhanh hơn rất nhiều so với các quốc gia khác trong khu vực.
Mục tiêu lâu dài của Kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học của
Việt Nam năm 1995 là bảo vệ đa dạng sinh học phong phú và đặc sắc của Việt
Nam trong khuôn khổ phát triển bền vững. Kế hoạch cũng nêu ra mục tiêu trước
mắt cần triển khai ngay là phải bảo vệ các sinh thái đặc thù của Việt Nam, các
hệ sinh thái nhạy cảm đang bị đe doạ thu hẹp hay huỷ hoại do hoạt động kinh tế
của con người. Bảo vệ các bộ phận đa dạng sinh học đang bị đe doạ do khai
thác quá mức hay bị lãng quên. Phát huy và phát hiện các giá trị sử dụng của
các bộ phận đa dạng sinh học trên cơ sở phát triển bền vững các giá trị tài
nguyên, phục vụ các mục tiêu kinh tế của đất nước.
Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học lần thứ hai được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5
năm 2007 về phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học
và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học”.
Tuy nhiên vấn đề đặt ra là phải có một văn bản quy phạm pháp luật có giá
trị pháp lý cao, đề cập toàn diện đến các khía cạnh của đa dạng sinh học, luật
hóa có hệ thống và thống nhất các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước, nội luật hóa các điều ước quốc tế về đa dạng sinh học mà Việt Nam là
thành viên nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nước. Do đó, Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ tư đã ban
hành Luật đa dạng sinh học và được thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008, có
hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009.
Luật đa dạng sinh học gồm 8 chương, 78 điều với các nội dung chính sau:
- Quy định về quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học chung trong cả nước
và theo từng địa phương;
- Quy định về bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên;
- Quy định bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật;
- Quy định về bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền;

- Quy định cơ chế, nguồn nhân lực bảo tồn và phát triển bền vững đa
dạng sinh học;
- Quy định về hợp tác quốc tế về đa dạng sinh học.

QLXH-K29

20


Hoàn thiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam hiện nay
Căn cứ vào những tiêu chí chung để đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp
luật, như tính đồng bộ, tính thống nhất, tính khả thi, có thể nhận thấy một số
điểm hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành về đa dạng sinh học tại Việt Nam
như sau:
Thứ nhất, pháp luật về đa dạng sinh học chưa bảo đảm tính khả thi cao,
cụ thể:
Một số quy định pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học còn mang tính
tuyên ngôn hoặc ở mức chung chung, thiếu cụ thể, không có tính khả thi. Nhiều
quy định thiếu tính định hướng hành vi cụ thể nên khó áp dụng trên thực tế.
Nhiều quy định không tính toán đến các yếu tố khách quan của đời sống kinh tế
- xã hội.
“Các quy định về đa dạng sinh học hiện đang nằm rải rác ở nhiều văn bản
có giá trị pháp lý khác nhau, mà chưa được pháp điển hoá trong một văn bản
pháp lý có hiệu lực cao, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến nội dung chính của
đa dạng sinh học. Điều này đã làm hạn chế rất nhiều đến hiệu quả áp dụng pháp
luật. Ví dụ, việc quản lý và bảo tồn nguồn gen động vật, thực vật, vi sinh vật là
một trong những nội dung chính của bảo tồn đa dạng sinh học, nhưng hiện tại
mới chỉ được đề cập trong một văn bản pháp luật do cấp bộ ban hành (Quyết
định số 2117/1997/QĐ-BKHCNMT)”.[2]
Các quy định pháp luật về bảo vệ gen, kiến thức bản địa, di truyền cây

thuốc, bảo hộ quyền của tổ chức, cá nhân lai tạo giống vật nuôi mới, vấn đề bảo
hộ sở hữu công nghiệp đối với tạo giống mới... còn mờ nhạt.
Thứ hai, pháp luật về đa dạng sinh học chưa bảo đảm được tính thống
nhất, cụ thể:
Luật Bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Thủy sản
còn có các quy phạm chưa thống nhất, thậm chí còn khác nhau. Ngay cả việc sử
dụng các thuật ngữ cơ bản cũng còn có sự khác nhau. Điều này cũng có thể lý
giải được khi các luật nhìn nhận đa dạng sinh học từ góc độ chuyên ngành của
mình nên thiếu sự bao quát và tính chính xác.
Một số thuật ngữ pháp lý chưa được sử dụng thống nhất trong các văn
bản pháp luật, như bảo tồn tại chỗ với bảo tồn nội vi, bảo tồn nguyên vị, bảo tồn
ngoại vi với bảo tồn chuyển vị... Việc sử dụng không thống nhất các thuật ngữ

QLXH-K29

21


Hoàn thiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam hiện nay
nêu trên khiến cho hoạt động giải thích và áp dụng pháp luật gặp không ít khó
khăn.
Thứ ba, pháp luật về đa dạng sinh học còn thiếu một số quy định quan
trọng, cụ thể:
Thiếu các quy định về cơ chế tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, quyền
đối với tri thức truyền thống của cộng đồng, các quy định về cơ chế kiểm soát
các sinh vật lạ xâm hại, các quy định về hình thức bảo tồn ngoại vi, các quy
định về việc chi trả phí bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học …
Các quy định về bảo tồn các loài hoang dã hầu như mới chỉ được đề cập
trong các văn bản pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng mà chưa được đề cập
trong các lĩnh vực pháp luật khác

2.3. Nguyên nhân
Thứ nhất, do chưa có một văn bản luật hoàn chỉnh quy định các vấn đề về
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nói chung cũng như bảo tồn đa dạng sinh học nói
riêng.
Thứ hai, do trình độ, năng lực của cán bộ làm luật còn hạn chế, chưa bắt
nhịp với trình độ làm luật của khu vực và thế giới, cũng như trong việc học tập
kinh nghiệm làm luật của họ.
Thứ ba, các văn bản luật có sự chồng chéo, trùng lặp do có nhiều cơ quan
quản lý khác nhau cùng ban hành.

QLXH-K29

22


Hoàn thiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam hiện nay

CHƯƠNG III
QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG
SINH HỌC Ở VIỆT NAM
3.1.Quan điểm của Đảng về xây dựng pháp luật bảo tồn đa dạng sinh học
Thứ nhất, cụ thể hoá Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và luật hoá đường lối, chủ trương của Đảng về bảo tồn và phát triển bền
vững đa dạng sinh học được thể hiện trong các Nghị quyết qua các kỳ Đại hội
Đảng toàn quốc và Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của
Bộ Chính trị về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước.
Thứ hai, thống nhất và phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành, có tính
đến định hướng cải cách hệ thống pháp luật về môi trường trong tương lai. Luật

Đa dạng sinh học có phạm vi điều chỉnh hợp lý trên cơ sở phân định rõ ràng với
Luật Bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Thuỷ sản và các
văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Thứ ba, các điều, khoản của Luật Đa dạng sinh học được hình thành trên
cơ sở các quy phạm pháp luật hiện hành về bảo tồn và phát triển bền vững đa
dạng sinh học nằm rải rác ở các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, theo
hướng kế thừa các quy phạm phù hợp, đã được kiểm nghiệm trên thực tế, điều
chỉnh, sửa đổi các quy phạm không phù hợp và bổ sung các quy phạm còn
thiếu.
Thứ tư, bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển bền
vững đa dạng sinh học trên cơ sở phân công, phân cấp rõ ràng, hợp lý giữa các
cơ quan Trung ương, giữa Trung ương và địa phương.
Thứ năm, quan tâm đến lợi ích của các bên liên quan trong bảo tồn và
phát triển bền vững đa dạng sinh học trên cơ sở công bằng và bình đẳng trước
pháp luật. Bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học theo hướng thúc đẩy
và hỗ trợ xoá đói, giảm nghèo.
Thứ sáu, tham khảo và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước; cụ
thể hoá một số quy định trong các Điều ước quốc tế về đa dạng sinh học mà

QLXH-K29

23


Hoàn thiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam hiện nay
Việt Nam tham gia, đồng thời phù hợp với các điều ước quốc tế liên quan mà
Việt Nam là thành viên.
Thứ bảy, đáp ứng yêu cầu cải cách công tác lập pháp, chi tiết đúng mức
và có tính khả thi.
3.2. Định hướng đến năm 2020

Thứ nhất, bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững đa dạng sinh học về
các nguồn gen, loài sinh vật và hệ sinh thái phong phú của Việt Nam; quản lý an
toàn sinh học một cách có hiệu quả để bảo vệ sức khỏe nhân dân, môi trường và
đa dạng sinh học; có những đóng góp thiết thực vào công tác bảo tồn và phát
triển đa dạng sinh học trong khu vực và toàn cầu; thực hiện đầy đủ các cam kết
quốc tế về đa dạng sinh học và an toàn sinh học mà Việt Nam là thành viên;
Hoàn thiện hệ thống tổ chức, cơ chế, chính sách và văn bản quy phạm pháp luật
quản lý đa dạng sinh học và an toàn sinh học ở nước ta; Hoàn chỉnh hệ thống
các khu bảo tồn thiên nhiên (trên cạn, đất ngập nước và biển); phục hồi được
50% hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, nhạy cảm đã bị phá huỷ.
Thứ hai, ban hành Sách đỏ Việt Nam. Sách đỏ Việt Nam là danh sách các
loài động, thực vật ở Việt Nam thuộc loại quý, hiếm, đang bị đe doạ giảm sút về
số lượng hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng, đồng thời đưa ra những giải pháp
nhằm khôi phục số lượng cá thể của các loài đang bị suy giảm. Sách đỏ Việt
Nam do Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp với Tổ chức bảo tồn
thiên nhiên quốc tế (IUCN) thực hiện. Các tiêu chuẩn sử dụng trong Sách đỏ
Việt Nam được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn của Sách đỏ IUCN. Sách đỏ
Việt Nam góp phần vào việc đánh giá tình hình đa dạng sinh học ở Việt Nam,
thể hiện một phần tình trạng sinh vật hoang dã trong thiên nhiên và dự đoán xu
thế phát triển trong thời gian tới. Sách đỏ Việt Nam lần đầu tiên được xuất bản
năm 1992 phần động vật và phần thực vật được xuất bản năm 1996. Sách đỏ
Việt Nam đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, được sử dụng rộng rãi ở các ngành,
địa phương, làm căn cứ xem xét, đánh giá, xử lý các trường hợp vi phạm quy
định của Nhà nước về cấm săn bắt, khai thác, vận chuyển, buôn bán các loài
động, thực vật hoang dã có nguy cơ bị đe dọa.
Công bố các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Vườn quốc gia
Cúc Phương là khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên của Việt Nam được thành lập
ngày 07 tháng 7 năm 1962 theo Quyết định số 72-TTg của Thủ tướng Chính
QLXH-K29


24


Hoàn thiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam hiện nay
phủ về thành lập Vườn Quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) nhằm bảo tồn thiên
nhiên, giữ gìn đa dạng sinh thái và các giá trị văn hoá, lịch sử. Để bảo tồn và
phát triển bền vững đa dạng sinh học của Việt Nam, Chính phủ đã công bố rất
nhiều vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên như: Vườn quốc gia Hoàng
Liên Sơn (khu vực núi Phan-xi-păng, Lào Cai), Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng
Nai), Vườn quốc gia Ba Vì (Hà Tây trước đây, nay thuộc Hà Nội), Vườn quốc
gia Ba Bể (Bắc Kạn), Vườn quốc gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Vườn quốc gia Vũ
Quang (Hà Tĩnh), Vườn quốc gia Phú Quốc (Kiên Giang), Vườn quốc gia
Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp), Vườn quốc gia Côn Đảo (đảo
Côn Sơn, Bà Rịa - Vũng Tàu), Vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An), Vườn quốc
gia Núi Chúa (Ninh Thuận), Vườn quốc gia Kon Ka Kinh (Gia Lai), Vườn quốc
gia Chư Mon Ray (Kon Tum), Vườn quốc gia Chư Yang Sin (Đắk Lắk), Vườn
quốc gia Bái Tử Long (Quảng Ninh), Vườn quốc gia Cát Bà (Hải Phòng), Vườn
quốc gia U Minh Hạ (Cà Mau), Vườn quốc gia U Minh Thượng (Kiên Giang),
Vườn quốc gia Bù Gia Mập (Bình Phước) …
Thứ ba, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và trước những biến động
về môi trường, thiên nhiên, nhận thức vai trò to lớn của đa dạng sinh học đối
với sự phát triển hiện tại và tương lai của cả loài người, Việt Nam đã tham gia
rất nhiều các công ước quốc tế liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học nhằm
bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học của Việt Nam và toàn trái đất.
Có thể kể đến một số thoả thuận và công ước quốc tế về đa dạng sinh học mà
Việt Nam đã tham gia như:
- Công ước về đa dạng sinh học, 1992;
- Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học, 2000;
- Công ước của Liên hợp quốc về sự biến đổi môi trường;
- Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt

như là nơi cư trú của các loài chim nước (còn gọi là Công ước Ramsar), 1971;
- Nghị định thư bổ sung công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan
trọng, đặc biệt như là nơi cư trú của loài chim nước, Pari, 1982;
- Cam kết quốc tế về phổ biến và sử dụng thuốc diệt côn trùng (còn gọi là
Công ước FAO), 1985;
- Công ước về buôn bán quốc tế những loài động vật, thực vật có nguy cơ
QLXH-K29

25


×