Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

luận văn PHÂN PHỐI HÀNG HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 89 trang )

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG CỦA PHÂN PHỐI HÀNG HÓA
1.1.1. Khái niệm về phân phối hàng hóa

Phân phối là những hoạt động khác nhau của Công ty nhằm đưa sản
phẩm đến tay người tiêu dùng mà Công ty muốn hướng đến.
Phân phối hàng hoá bao gồm các nhiệm vụ liên quan đến việc xác
lập kế hoạch thực hiện và kiểm soát các dòng lưu chuyển nguyên vật
liệu cũng như thành phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ đáp ứng hàng
hoá dịch vụ với nhu cầu của người tiêu dùng ở một mức nào đó.
1.1.2. Chức năng của phân phối hàng hóa
- Vận chuyển, bảo quản và dự trữ hàng hóa làm cho hàng hóa luôn luôn
đảm bảo chất lượng và đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng.
- Hoàn thiện hàng hóa tức là làm cho hàng hóa thỏa mãn những nhu cầu
của người mua, nghĩa là thực hiện một phần công việc của nhà sản
xuất.
- Chuyển giao hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng.
- Đảm bảo quá trình tái sản xuất diễn ra nhịp nhàng và thông suốt.
1.2.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI
HÀNG HOÁ

1.2.1. Yếu tố luật pháp
Các nhân tố chính phủ, luật pháp và tình hình kinh tế chính trị luôn là
nhân tố nhạy cảm tác động đến mọi hoạt động trong nền kinh tế quốc dân và
trong đó có hệ thống phân phối. Khi nói đến sự ảnh hưởng của pháp luật đến
hệ thống phân phối ta xét trên hai nội dung là pháp luật trong nước và pháp
luật nước ngoài.
1.2.2. Tình hình kinh tế xã hội


1


Thực trạng nền kinh tế và xu hướng trong tương lai có ánh hưởng
không nhỏ đến hệ thống phân phối Các chỉ tiêu chủ yếu của nền kinh tế như:
tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát. Thực vậy,
tốc độ tăng trưởng khác nhau của nền kinh tế trong các giai đoạn thịnh vượng,
suy thoái, phục hồi sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu tiêu dùng. Mà chi tiêu tiêu dùng
ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của hệ thống phân phối. Tuỳ thuộc vào từng
thời kỳ của tốc độ tăng trưởng hệ thống phân phối sẽ có những điếu chỉnh cho
phù hợp. Khi mức tiêu dùng của người dân giảm xuống phân phối ra thị
trường phải giảm đi, điều chỉnh cung cho vưà cầu để không gây ra tình trạng
thừa thãi, lãng phí. Còn khi tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng và cao phải tăng
dự trữ để cung cấp đầy đủ cho thị trường. Hệ thống phân phối là công cụ để
cạnh tranh của các doanh nghiệp. Khi kinh tế sa sút, suy thoái dẫn đến giảm
chi phí cho tiêu dùng như vậy cũng đồng thời làm tăng đối thủ cạnh tranh như
vậy hệ thống phân phối phải không ngừng phát triển và sáng tạo. Lạm phát và
vấn đề chống lạm phát cũng là một nhân tố cần phải xem xét và phân tích.
Trên thực tế, khi lạm phát cao thì việc kiểm soát giá và sức mua của người
tiêu dùng là rất khó khăn. Vì giá là yếu tố nhạy cảm nhất đối với người tiêu
dùng. Phân phối có dễ dàng thuận lợi khi hàng hoá được tiêu dùng ổn định và
thường xuyên.
Tại Mỹ và Tây Âu, khi phân tích những nguyên nhân chính dẫn tới sự
thất bại của sản phẩm mới tung ra thị trường con số thống kê đã chỉ ra:
-

30% do định vị thị trường sai
30% do không đáp ứng nhu cầu và mong đợi của người tiêu dùng
30% là do không có đủ chương trình quảng cáo và khuyến mại phù hợp
10% là do phân phối yếu

Khi nhìn những con số trên chắc hẳn phần lớn chúng ta sẽ nhầm tưởng

hệ thống phân phối chỉ đóng một vai trò rất nhỏ trong sự thành bại của một sổ
sản phẩm, và qua đó, cho một công ty. Tuy nhiên, thị trường và người tiêu

2


dùng Việt Nam hoàn toàn khác với những nước phát triển, với hàng trăm
nghìn các cửa hiệu bán hàng phân bố từ thành thị đến nông thôn, luôn đáp
ứng nhu cầu hằng ngày của người tiêu dùng. Khác hẳn với hành vi tiêu dùng
của các nước phát triển, người tiêu dùng Vịêt Nam có thói quen mua hàng
hằng ngày, thay vì tới siêu thị vào ngày cuối tuần để mua hàng đủ dùng cho cả
tuần. Vì vậy, hệ thống các cửa hàng gần nhà đang đóng một tỷ trọng lớn nhất
trong toàn bộ hệ thống phân phối của thị trường Việt Nam. Do vậy, hệ thống
phân phối đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thành bại của mỗi
doanh nghiệp Việt Nam. Do tập quán tiêu dùng khác nhiều so với nhiều nước
phát triển nên hệ thống phân phối của Việt Nam phân tán như hiện nay là điều
không thể tránh khỏi.
1.2.3. Đặc điểm địa lý
Các nhà quản trị hệ thống phân phối khôn ngoan luôn luôn quan tâm
đến môi trường khí hậu, sinh thái và địa hình. Đe doạ về những thay đổi
không dự báo được về khí hậu là mối hiểm hoạ rình rập cho quá trình phân
phối. Hiện tượng ELINO cho nhiệt độ trung bình của trái đất tăng lên, ở miền
Bắc Việt Nam các đợt rét kéo dài của những mùa đông gần đây có giảm đi
nhưng lại diễn ra hết sức khắc nghiệt. Do vậy đã làm cho những nhà phân
phối áo rét gặp nhiều khó khăn.
Vận chuyển trong quá trình phân phối là khâu không thể thiếu, nó
quyết định đến tốc độ quay vòng của một quá trình phân phối. Địa hình Việt
Nam chủ yếu là đồng bằng và trung du nên vận chuyển bằng đường bộ là

chiếm đa số.Nhưng những bất cập về giao thông, địa hình đi lại khó khăn
khiến cho quá trình vận chuyển gặp nhiều bất chắc.Thành phố Hồ Chí Minh
và thủ đô Hà Nội la hai đầu mối kinh tế quan trọng của nước ta. Nhưng
khoảng cách về địa lý của hai thành phố này lại khá xa nhau và bất cập.Tình

3


trạng giao thông yếu kém những con đường cao tốc nối giữa hai nơi không
bảo đảm cả về chất và lượng. Do đặc điểm về giao thông và địa lý phưc tạp
như vậy đã làm cho quá trình phân phối không được thông suốt và hiệu quả.
Hơn thế nữa khí hậu của nước ta là nhiệt đới ẩm gió mùa cũng là vấn
đề đáng lưu ý trong quá trình bảo quản và dự trữ hàng hoá. Với thời gian lưu
trữ quá dài có thể làm biến đổi chất lượng của sản phẩm
1.2.4. Chủng loại sản phẩm
Có ai đã từng nói, không có quảng cáo tôi sẽ không bán được hàng hoá.
Vậy điều này đúng hay không?
Quảng cáo là một khâu trong quá trình phân phối hàng hoá, Sẽ là khó
khăn khi không co quảng cáo. Tuy nhiên, tuỳ bản chầt và chủng loại hàng hoá
mà chúng ta có nhứng hình thức phân phối cho phù hợp. Chúng ta biểt rằng,
khoảng 35%- 75% người tiêu dùng quyết định lựa chọn chủng loại và thương
hiệu tại quầy hàng. Khi đó tuỳ từng loại mặt hàng mà chúng ta có những cách
trưng bày sản phẩm sao cho phù hợp và thu hút khách hàng. Không nên quá
phô trương và lộ liễu đối những mặt hàng thuộc về lĩnh vực nghệ thuật.Khi đó
dễ tạo cho khách hàng tâm lý phản cảm mà hãy để cho khách hàng tự cảm
nhận.
Trong một số ngành hàng đặc thù, yêu cầu kỹ thuật cao (thiết bị bưu
chính viễn thông, thiết bị khoa học kỹ thuật...) hay đòi hỏi nhiều công nợ
(công trình xây dựng) khi đó nhà phân phối có tiếng nói quyết định trong
cung cấp loại hàng này thì hệ thống phân phối phải đồng bộ và chuyên

nghiệp.
Có rất nhiều công ty Việt Nam biết mình, biết người, với năng lực tài
chính có hạn đã chọn phương án tập trung phát triển kênh phân phối phù hợp
với loại mặt hàng mà họ đang kinh doanh.Với đội ngũ nhân viên bán hàng

4


cần cù chăm chỉ, với chính sách bán hàng và chiết khấu hợp lý đã thực sự
kích thích nhà phân phối và người kinh doanh trở thành đồng minh.
Đối với những chủng loại sản phẩm mà thời gian lưu trữ và hạn sử
dụng nhanh thì phải đòi hỏi phân phối nhanh chóng, kịp thời
1.2.5. Yếu tố toàn cầu
Khu vực hoá, toàn cầu hoá đã đang và sẽ là một hướng tất yếu mà mọi
doanh nghiệp mọi ngành, mọi chính phủ phải tính đến.
Ngày nay, họ gọi điều đó với cái tên thế giới là “ngôi nhà chung’’.
Trong bối cảnh môi trường thế giới là môi trường bên ngoài mỗi doanh
nghiệp thì tác động của nó đến hệ thống phân phối sẽ vô cùng phức tạp.
Khi Việt Nam đã chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế
giới WTO thì chúng ta cũng phải tuân thủ theo những tiêu chuẩn hết sức khắt
khe của thể giới.
Khi các doanh nghiệp nước ngoài được tự do gia nhập thị trường Việt
Nam với nguồn vốn lớn, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp đó chính là một thế
lực đe doạ cho hệ thống phân phối của ta như hiện nay.Vì vậy Việt Nam cần
xốc lại hệ thống phân phối để đủ sức cạnh tranh.Tập đoàn phân phối nước
ngoài có lợi thế hơn hẳn do từng hoạt động tại Việt Nam hàng chục năm nay.
Họ có quá trình tích luỹ vốn, tích luỹ kinh nghiệm, có thế mạnh hệ thống toàn
cầu với nhiều phương thức loại hình kinh doanh và có thương hiệu mạnh.
Nhưng ngược lại Việt Nam lại có lợi thế là được hoạt động trên sân nhà với
khán giả nhà. Điều đó giúp cho doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ thị hiếu xu

hướng và tập quán tiêu dùng của người tiêu dùng. Để cạnh tranh hiệu quả và
không bị thua trên sân nhà thì các doanh nghiệp Việt Nam phải liên kết với
nhau, tăng tốc về đầu tư.

1.3.

KÊNH PHÂN PHỐI HÀNG HÓA
5


1.3.1. Khái niệm kênh phân phối :
Kênh phân phối của công ty kinh doanh là một tập cấu trúc lựa chọn có
chủ đích giữa doanh nghiệp với các nhà cung ứng, các trung gian phân phối
khác và người tiêu dùng để tổ chức phân phối và vận động hàng hoá hợp lý
nhất cho tập khách hàng trọng điểm của doanh nghiệp.
1.3.2. Mục tiêu của việc tổ chức kênh phân phối hàng hoá
Việc hoạch định một kênh hiệu quả bắt đầu bằng sự định rõ cần vươn tới
thị trường trọng điểm nào với mục tiêu nào. Những mục tiêu có thể là mức
phục vụ khách hàng trọng điểm và bao phủ thị trường mục tiêu tới đâu và các
thành viên phải hoạt động như thế nào. Tiếp theo là các mục tiêu về ưu đãi
thương mại trong giao hàng và đặc quyền thanh toán hỗ trợ Phân phối. Các
mục tiêu tài chính và phi tài chính, tỷ lệ chiết khấu, chuyển vốn, lợi nhuận,
uy tín, hình ảnh của công ty trên thị trường, và vai trò của công ty trên kênh
phân phối, nói chung những mục tiêu phân phối hàng hoá của công ty kinh
doanh là:
- Chuyển quyền sở hữu hàng hoá và phân phối vận động vật lý của
chúng từ đầu ra của nhà sản xuất (nhà cung ứng) đến người tiêu dùng
cuối cùng một cách nhanh nhất.
- Một kênh phân phối hợp lý sẽ làm cho quá trình kinh doanh an toàn
hơn, tăng khả năng liên kết giữa các hoạt động, tạo các mối quan hệ

trong giao dịch khiến cho lưu thông hàng hoá nhanh và dễ dàng hơn.
- Cung cấp cho khách hàng dùng sản phẩm, đúng nơi đúng thời gian và
đúng số lượng mà khách hàng yêu cầu.
- Mục tiêu của công ty kinh doanh là tìm kiếm và xâm nhập thị trường
ứng với các chủng loại sản phẩm mà nhà cung cấp muốn cung cấp. Vì
vậy kênh phân phối phải đem lại nhiều thông tin nhanh chóng và chính
xác cho nhà quản trị.
6


1.3.3. Chức năng của kênh phân phối hàng hoá.
Hệ thống kênh Phân phối hiệu quả là cần thiết để nối người sản xuất với
người tiêu dùng, có nghĩa là phân phối hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu
và mong muốn của khách hàng. Cung cấp hàng hoá cho họ đúng thời gian,
đúng địa điểm và ở mức giá họ có thể trả. Đây không phải là công việc dễ
dàng, đặc biệt trong điều kiện hàng hoá và dịch vụ sản xuất rất đa dạng và
nhu cầu của khách hàng cũng rất phong phú.
Cách thức tổ chức các quá trình phân phối tiêu thụ sản phẩm để giải
quyết các mâu thuẫn cố hữu của nền kinh tế về không gian, thời gian, sở hữu
là trung tâm của lý thuyết kênh Phân phối. Các chức năng cơ bản của hệ
thống kênh Phân phối giúp làm điều đó.
Các chức năng cơ bản của kênh Phân phối là : mua, bán, vận chuyển, lưu
kho, tiêu chuẩn hoá và phân loại, tài chính chịu rủi ro, thông tin thị trường.
Các thành viên tham gia vào kênh Phân phối phải thực hiện như thế nào và do
ai làm có thể khác nhau giữa các quốc gia và các hệ thống kinh tế, nhưng
chúng cần được thực hiện trong hệ thống kênh Phân phối của nền kinh tế.
Hoạt động trao đổi bao gồm chức năng mua và bán, chức năng mua có
nghĩa là tìm kiếm và đánh giá giá trị của hàng hoá và dịch vụ. Chức năng bán
liên quan đến tiêu thụ sản phẩm. Nó bao gồm việc sử dụng bán hàng cá nhân,
quảng cáo và các phương pháp Marketing khác.

Tiêu chuẩn hoá và phân loại liên quan đến sắp xếp hàng hoá theo chủng
loại và số lượng mà khách hàng mong muốn. Chức năng này tạo điều kiện
cho mua bán được dễ dàng vì giảm được nhu cầu kiểm tra và lựa chọn.
Chức năng vận tải nghĩa là hàng hoá qua kênh Marketing được chuyển
từ địa điểm này đến địa điểm khác. Nhờ đó giải quyết được mâu thuẫn về
không gian giữa sản xuất và tiêu dùng.
7


Chức năng lưu kho liên quan đến dự trữ hàng hoá trong kho của các nhà
kinh doanh cho đến khi những người tiêu dùng cần, nhằm đảm bảo sự ăn
khớp giữa sản xuất và tiêu dùng và thoả mãn nhu cầu khách hàng đúng thời
gian.
Chức năng tài chính cung cấp tiền mặt và tín dụng cần thiết cho sản xuất,
vận tải, lưu kho, xúc tiến, bán và mua sản phẩm.
Chức năng chia sẻ rủi ro giải quyết sự không chắc chắn trong quá trình
phân phối sản phẩm trên thị trường. Một công ty không thể đảm bảo chắc
chắn sẽ có khách hàng muốn mua sản phẩm của nó. Các sản phẩm cũng có
thể bị hư hỏng, mất cắp hoặc quá hạn dùng.
Chức năng thông tin thị trường liên quan đến thu thập, phân tích và phân
phối tất cả các thông tin cần thiết cho lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra các
hoạt động phân phối.
Chức năng thương lượng để phân chia trách nhiệm và quyền lợi của các
thành viên trong kênh như về giá cả và các điều kiện mua bán.
Ngoài những chức năng trên kênh Phân phối còn một số chức năng như
hoàn thiện hàng hoá theo yêu cầu của người mua nghĩa là thực hiện 1 phần
công việc của nhà sản xuất, tạo dựng và duy trì mối liên hệ với những người
mua tiềm năng.
Từ quan điểm kênh Phân phối vĩ mô, tất cả các chức năng của kênh Phân
phối đồng nghĩa với các giai đoạn của quá trình lưu thông tiêu thụ của tất cả

các hàng hoá dịch vụ trong nền kinh tế không chức năng nào có thể bỏ qua.
Trong nền kinh tế thị trường, các chức năng của kênh Phân phối được thực
hiện bởi các nhà sản xuất, các trung gian thương mại, những người tiêu dùng
và nhiều chuyên gia Phân phối. Các chức năng của kênh Phân phối phải được
thực hiện có hiệu quả nếu không hoạt động của cả hệ thống thị trường sẽ bị
8


trục trặc. Vấn đề đặt ra là phân chia hợp lý các chức năng của kênh cho các
thành viên. Đây chính là nhân tố cơ bản quyết định đến các hình thức tổ chức
và quản lý kênh thích hợp của mỗi doanh nghiệp mỗi ngành hàng.
1.3.4. Các thành viên trong kênh phân phối:
Trung gian phân phối có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế vì
phần lớn các nhà sản xuất đều cung cấp hàng hoá của mình cho thị trường
thông qua những người trung gian. Trung gian không chỉ tổ chức lưu thông
hàng hoá thông qua hoạt động mua và bán mà còn thực hiện việc giảm bớt
các đầu mối, các quan hệ trên thị trường. Các trung gian có quan hệ chằng
chịt, phức tạp với nhau trên thị trường. Họ vừa cạnh tranh với nhau và vừa
dựa vào nhau.
Việc sử dụng trung gian giúp cho nhà cung cấp (nhà sản xuất xuất) biết
được khách hàng muốn gì, lúc nào cần và ở đâu đồng thời giúp cho việc thực
hiện các chức năng đàm phán như nhà bán buôn, nhà bán lẻ, người đại lý và
người môi giới.
1.3.4.1. Người bán buôn :
Sự phát triển của sản xuất hàng hoá và phân công lao động xã hội quyết
định sự tồn tại tất yếu của người bán buôn. Người bán buôn là các công ty có
liên quan từ ban đầu trong việc mua, sở hữu hàng hoá, dự trữ, quản lý vật
phẩm với số lượng tương đối lớn của người sản xuất ( hoặc người nhập khẩu)
và bán lại sản phẩm với số lượng nhỏ cho nhà bán lẻ, nhà sản xuất công
nghiệp, thương mại hoặc cho các nhà bán buôn khác.

Người bán buôn có vai trò quan trọng trên thị trường và trong các kênh
phân phối. Mức độ tâp trung ( qui mô ) của người bán buôn rất lớn. Họ có
phương tiện kinh doanh nhiều và hiện đại, họ có khả năng chi phối các quan
hệ thị trường lớn. Do các nhà bán buôn có sức đẩy hàng hoá ra thị trường lớn
nên họ chi phối nhà bán lẻ, chính vì thế dễ hình thành nhà độc quyền.

9


Trong quan hệ kinh doanh thì người bán buôn ít tiếp cận với khách hàng
cuối cùng, ít năng động và hay độc quyền. Tuy vậy người sản xuất lại có khả
năng khai thác thế mạnh của người bán buôn nhiều hơn so với người bán lẻ.
1.3.4.2. Người bán lẻ:
Người bán lẻ bao gồm các doanh nghiệp và cá nhân bán hàng hoá trực
tiếp cho người tiêu dùng cá nhân hoặc hộ gia đình. Vai trò của người bán lẻ
trong kênh Phân phối là phát hiện nhu cầu của khách hàng, tìm hiểu và bán
những hàng hoá mà khách hàng này mong muốn, ở thời gian, địa điểm và
theo cách thức nhất định. Người bán lẻ hình thành các tập hợp hàng hoá phù
hợp với người tiêu dùng, sẵn có ở mọi thời gian cho người tiêu dùng, chức
năng chủ yếu của người bán lẻ là :
- Tiếp xúc với khách hàng, phát hiện nhu cầu tiêu dùng, thu thập thông
tin thị trường và chuyển các thông tin này trở lại người sản xuất.
- Phân chia và sắp xếp hàng hoá thành những khối lượng phù hợp với
người mua.
- Dự trữ hàng hóa sẵn sàng cung cấp cho người tiêu dùng.
- Cung cấp dịch vụ khách hàng.
1.3.4.3. Đại lý:
Các đại lý bao gồm đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ. Do đó đại lý tồn tại
khách quan trong các kênh phân phối. Họ cũng là các trung gian độc lập đảm
nhiệm tất cả hoặc phần lớn các công việc kinh doanh của họ. Trong kênh phân

phối có những vùng thị trường mà những người bán buôn và người bán lẻ
hoạt động không có hiệu quả hoặc hiệu quả không cao hoặc không có khả
năng đáp ứng thị trường thì lúc này đại lý ra đời để giải quyết mâu thuẫn đó.
Qui mô kinh doanh của đại lý lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào hoạt động kinh
doanh của họ. Họ thường nhận thu nhập dưới hình thức tiền hoa hồng trên
doanh số bán hoặc khoản lệ phí nhất định. Người đại lý có thể kinh doanh
trực tiếp với người bán buôn hoặc bán lẻ.
10


1.3.4.4. Môi giới :
Nhu cầu thị trường và các quan hệ kinh tế của thị trường biến động
thường xuyên và rất phức tạp, người bán buôn và người bán lẻ không phải
bao giờ cũng nhận biết và nắm bắt hết nhu cầu thị trường và sự biến động của
nó. Môi giới ra đời để chắp nối nhu cầu thị trường với người bán buôn hoặc
người bán lẻ với người tiêu dùng hoặc có khi cả người sản xuất . Đó là môi
trường hỗn độn của môi giới và sự tồn tại của môi giới cũng là tất yếu. Họ là
người chắp nối cho các kênh lưu thông được vân động thông suốt.
Như vậy trong nền kinh tế nhiều thành phần, người bán buôn, người bán
lẻ, người đại lý và người môi giới là tập hợp các nhà kinh doanh ở nhiều
thành phần khác nhau. Họ tồn tại hoạt động và phát triển tất yếu như là một
mắt xích quan trọng không thể thiếu được trong kênh. Chính họ là cầu nối
đưa sản phẩm đến khách hàng đồng thời tiếp nhận thông tin phản hồi từ phía
khách hàng giúp nhà sản xuất, nhà cung cấp đáp ứng và thoả mãn nhu cầu về
hàng hoá, dịch vụ đúng thời gian và địa điểm. Một lần nữa chúng ta khẳng
định sự ra đời và tồn tại của các phần tử trung gian là tất yếu.
1.3.5. Các loại hình kênh phân phối hàng hoá :
Với chức năng là con đường lưu thông hàng hóa từ nhà sản xuất đến
người tiêu dùng, hệ thông kênh phân phối đã khắc phục được các mâu thuẫn
cố hữu của nền kinh tế.

Các kênh phân phối có thể được đặc trưng bằng số cấp của kênh, mỗi
người trung gian thực hiện công việc đưa sản phẩm vào quyền sở hữu của nó
đến gần người mua cuối cùng hơn tạo nên một số cấp của kênh và sẽ quyết
định chiều dài của kênh

11


Trong thực tế tồn tại các loại hình kênh phân phối chủ yếu sau :

Công ty TM
bán lẻ

Công ty TM
bán buôn

Công ty TM
bán lẻ

Nhà
Sản
xuất

Nhà phân phôi
công nghiệp

Công ty TM
bán buôn

Công ty đại

lý bán buôn

Người
tiêu
dùng
cuối

Công ty TM
bán lẻ

Hình 1.1 : Các loại kênh phân phối chủ yếu
Tuỳ theo đặc tính của các loại hàng hoá khác nhau mà chúng ta lựa chọn
các loại hình kênh phân phối dài hay ngắn. Nhưng ở bất kỳ cấp nào của kênh
đều phải có hai yếu tố cơ bản là nhà sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng.
Nhà sản xuất được hiểu là các doanh nghiệp sản xuất của các công ty xuất
nhập khẩu, và các công ty thương mại. Còn người tiêu dùng cuối cùng được
hiểu là khách hàng ( tổ chức hay cá nhân ) có nhu cầu mua sắm hàng hóa dịch
vụ nào đó cho tổ chức và tiêu dùng cá nhân. Khi hàng hoá đến được tay người
tiêu dùng tức là việc chuyển giao quyền sở hữu trong kênh đã kết thúc, hàng
hoá đã chuyển dần từ giá trị sang giá trị sử dụng và dần dần kết thúc dòng vận
động vật lý của hàng hoá.
1.3.5.1. Kênh cấp 0 (còn gọi là kênh phân phối trực tiếp):
Là kênh người sản xuất nhà nhập khẩu bán hàng trực tiếp cho người
tiêu dùng cuối cùng. Có 3 cách bán hàng trực tiếp là :
12


- Kênh được tổ chức thực hiện thông qua bán lẻ thuộc công ty sản xuất.
Trường hợp này thường thực hiện để giới thiệu với giá hạ, hoặc với một
số mặt hàng có tính chất thương phẩm đặc biệt, những hàng có qui mô

sản xuất nhỏ.
- Bán đặt hàng và giao hàng qua bưu điện giữa người tiêu dùng và người
sản xuất, đăc biệt với các loại hàng có dấu hiệu chất lượng đủ tin cậy và
rõ ràng.
- Bán trực tiếp qua người bán lưu động tận nhà loại kênh này có ưu thế
rõ rệt là đẩy nhanh tốc độ lưu thông, đảm bảo sự giao tiếp chặt chẽ của
xí nghiệp sản xuất tròng phân phối, tăng cường trách nhiệm thị trường
và đảm bảo tính chủ đạo của sản xuất trong kênh phân phối.
Tuy vậy loại hình này cũng có rất nhiều hạn chế và bất lợi : hạn chế về
trình độ chuyên môn hoá sản xuất, đòi hỏi đầu tư và tổ chức quản lý hệ thống
kinh doanh tiêu thụ hàng được sản xuất ra rất lớn và rất phức tạp, đồng thời
gây nên tình trạng ứ đọng vốn, không đảm bảo trình độ xã hội hoá của lưu
thông hàng hoá. Vì vậy trong thực tế loại hình kênh này chiếm tỉ trọng nhỏ và
tính tổ chức của kênh thấp.
1.3.5.2. Kênh một cấp:
Người sản xuất – người bán lẻ – người tiêu dùng – còn gọi là kênh rút
gọn, kênh trực tuyến. Loại hình kênh này được áp dụng trong một số trường
hợp sau:
- Khi trình độ chuyên doanh hoá và quy mô cơ sở của doanh nghiệp bán
lẻ cho phép xác lập quan hệ trực tuyến với sản xuất tên cơ sở họ tự đảm
nhận các chức năng bán buôn. Tuy nhiên không phải bất kỳ trung gian
bán lẻ nào cũng áp dụng được loại hình kênh phân phối này, thường là
các cửa hàng tổng hợp, cửa hàng chuyên doanh quy mô lớn, các phố
thương mại, các siêu thị.

13


- Được áp dụng cho một số người sản xuất các mặt hàng tươi sống,
chóng hỏng...

- Được áp dụng đối với những người sản xuất chuyên môn hoá nhưng
qui mô nhỏ, không đủ sức mạnh tài chính để đảm bảo cho các tổ chức
tiêu thụ của mình hoặc không đủ vốn kinh doanh để mua được các lô
hàng lớn và thường xuyên ổn định.
Ưu điểm của loại hình này là một mặt vẫn phát huy được những ưu thế
của loại hình kênh trực tiếp, mặt khác giải phóng cho nhà sản xuất chức năng
lưu thông để chuyên môn hoá và phát triển năng lực sản xuất của mình, đảm
bảo trình độ xã hội hóa cao, ổn định và hợp lý trong phân phối hàng hoá tới
tay người tiêu dùng.
Tuy nhiên loại hình này vẫn bị hạn chế ở chỗ loại hình này chưa phát
huy triệt để các ưu thế của phân công lao động xã hội trình độ cao, các nhà
sản xuất hoặc người bán lẻ phải kiêm luôn chức năng thường mại bán buôn.
Vì vậy loại hình này chỉ áp dụng có hiệu quả với một số kiểu cơ sở bán lẻ
nhất định, một số mặt hàng đơn giản xác định trong những khoảng các không
gian so với điểm phát luồng hàng nhất định của người tiêu dùng xác định.
1.3.4.3. Kênh hai cấp:
Người sản xuất – người bán buôn – người bán lẻ – người tiêu dùng ( còn
gọi là kênh dài )
Loại hình kênh hai cấp được sử dụng phổ biến trong công nghiệp hàng
tiêu dùng, hàng hoá được phân phối qua các nhà bán buôn – bán lẻ. Chính vì
thế làm cho quá trình lưu thông hàng hoá và lưu chuyển vốn nhanh, làm tăng
thêm giá trị hàng hoá trong quá trình lưu thông trước khi đến tay người tiêu
dùng. Phạm vi của kênh này lớn có thể trải rộng khắp cả nước.
1.3.5.4. Kênh ba cấp:
Là kênh dài dạng đầy đủ, nhà sản xuất thường sử dụng đại lý, hoặc môi
giới nhằm thay thế cho tổ chức tiêu thụ của mình với tư cách của nhà trung
14


gian bán buôn hàng hóa. Thường sử dụng loại kênh này để mở rộng thị

trường, các thị trường xuất khẩu.
Loại kênh này có ưu điểm là đáp ứng tốt nhu cầu phân công lao động xã
hội giữa sản xuất và lưu thông. Mạng lưới phân rộng có ở mọi điểm phân bố
dân cư. Làm cho sự chuyên môn hoá sản xuất cao, cơ cấu mặt hàng phức tạp,
hàng trong lưu thông phải qua nhiều trung gian nên giá trị hàng hóa sẽ tăng.
Nhưng cũng cần lưu ý rằng lúc này thì qui mô loại hình kênh sẽ lớn, vai
trò điều chỉnh luồng hàng, vận động vật lý của trung gian bán buôn sẽ cao nên
loại hình này chứa đựng nhiều mạo hiểm và rủi ro chi phí trong phân phối
tăng. Nhà sản xuất thu thập và xử lý thông tin chậm và kém chính xác.
1.3.6. Lựa chọn kênh phân phối
Quyết định về kênh phân phối là một trong số những quyết định quan
trọng nhất mà ban lãnh đạo phải thông qua. Các kênh được công ty lựa chọn
sẽ ảnh hưởng ngay tức khắc đến tất cả những quyết định Marketing khác.
Chính vì vậy việc lựa chọn loại hình kênh cho doanh nghiệp là điều rất quan
trọng để quyết định phân phối như thế nào và mức dịch vụ ra sao với khách
hàng. Việc lựa chọn kênh ngắn, kênh trực tuyến hay kênh dài còn phụ thuộc
rất nhiều vào qui mô kinh doanh, khả năng tài chính, nguồn hàng cung cấp...
Để lựa chon được kênh phân phối phù hợp thì đòi hỏi doanh nghiệp phải cân
nhắc lựa chọn dựa trên các căn cứ sau :
- Đặc điểm hàng hoá kinh doanh.
- Khối lượng hàng hoá cung ứng trên mỗi kênh.
- Đặc điểm của chính khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp.
- Thời gian tiêu thụ hàng hoá trên mỗi kênh nhằm đáp ứng yêu cầu về
thời gian tiêu thụ và thời cơ kinh doanh.
- Chi phí ở các khâu trung gian và giới gạn về giá cả sản phẩm sẽ bán
trên thị trường cạnh tranh.
15


- Mức độ an toàn của hàng hoá.

- Khả năng nắm bắt thông tin thị trường và yêu cầu về kiểm soát hệ
thống phân phối.
- Khả năng cung cấp mức dịch vụ tốt cho khách hàng.
Sau khi công ty đã lựa chọn cho mình một kênh hữu hiệu nhất thì phải
thực hiện và quản trị kênh đã chọn. Việc quản trị kênh đòi hỏi sự lựa chọn và
kích thích của từng cá nhân trung gian và đánh giá hoạt động của họ qua thời
gian.
 Tuyển chọn các thành viên của kênh phân phối
Giống như việc lựa chọn nhân viên cho một công ty, việc tuyển chọn
thành viên kên có ảnh hưởng quan trọng đến sự tồn tại và hiệu quả hoạt động
của kênh. Thành công trên thị trường đòi hỏi các thành viên kênh phải có sức
mạnh những người có thể phân phối sản phẩm có hiệu quả. Do đó, việc lựa
chọn các thành viên kênh là một việc rất quan trọng, phải được xem xét kỹ
lưỡng không thể phó thác cho phương pháp ngẫu nhiên hay tình cờ. Ở đây,
chúng ta xem xét các lưại thành viên và nhà quản lý kênh cần nghiên cứu để
đưa ra những quyết định tuyển chọn có hiệu quả
Có rất nhiều nguồn thông tin có giá trị giúp người quản lý kênh tìm ra
các thành viên kênh xứng đáng. Những nguồn quan trong nhất gồm :
- Tổ chức bán theo khu vực
- Nguồn thương mại
- Nhu cầu của người bán lại
- Khách hàng
- Quảng cáo
- Trưng bầy thương mại
- Các nguồn khác

16


 Phân tích các tiêu chuẩn lựa chọn :

Sau khi đã phát triển được một danh sách các thành viên tương lai thì
phải đánh giá các khả năng của thành viên này dựa vào các tiêu chuẩn lựa
chọn.
Để lựa chon được các thành viên kênh tốt, hoạt động có hiệu quả, thì bên
cạnh những thông tin thu thập được doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ một số
chỉ tiêu quan trọng để quyết định tuyển mộ hay không. Đó là :
- Điều kiện tín dụng và tài chính : đây là tiêu chuẩn rất quan trọng và
được sử dụng nhiều nhất để chấp nhận các thành viên kênh. Hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi các thành viên tham gia phải có
một nguồn tài chính – khả năng vay vốn từ ngân hàng... đủ lớn để có
thể cung cấp hàng hoa – dịch vụ kịp thời tới khách hàng trọng điểm.
- Sức mạnh của bán hàng : cho thấy khả năng bán hàng của các thành
viên tiềm năng. Tiêu chuẩn vày giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được
thành viên phù lợp với qui mô kinh doanh của mình, đồng thời chính
sức mạnh bán hàng là những lợi thế của doanh nghiệp trong cạnh tranh
với các đối thủ khác nhằm tăng doanh số bán...
- Dòng sản phẩm : các nhà sản xuất nhìn chung đều thấy phải xem xét
bốn khía cạnh về dòng sản phẩm của nhà trung gian : (1) các sản phẩm
cạnh tranh, (2) các sản phẩm có thể so sánh, (3) các sản phẩm được ưa
chuộng, (4) chất lượng dòng sản phẩm.
Đa số các nhà sản xuất khi có thể đều cố gắng tránh các trung gian có
buôn bán trực tiếp dòng sản phẩm cạnh tranh. Các nhà trung gian bán các sản
phẩm được ưa chuộng, được đánh giá cao bởi vì nhờ các sản phẩm đó, họ có
thể cung cấp cho người tiêu dùng một hỗn hợp sản phẩm tốt hơn. Các nhà sản
xuất thường tìm các trung gian bán các loại sản phẩm tương đường hoặc tốt
hơn sản phẩm của họ, họ không muốn bị đánh đồng sản phẩm của họ vối các
sản phẩm kém chất lượng, vô danh.
17



- Danh tiếng : hầu hết các nhà sản xuất đều loại bỏ các trung gian không
muốn có hình ảnh tốt trong cộng đồng của họ. Đối với các trung gian
bán lẻ, hình ảnh về kho hàng là một bộ phận đặc biệt quan trọng đối với
danh tiếng chung của người bán lẻ. Cho nên khi có một nhà bán lẻ tồi
bán sản phẩm của họ thì có thể gây ảnh hưởng bất lợi đối với danh
tiếng của nhà sản xuất
- Chiếm lĩnh thị trường : sự thích ứng của trung gian trong chiím lĩnh các
vùng địa lý mà người sản xuất muốn đạt tới được gọi là sự chiếm lĩnh
thị trường. Nếu một người trung gian chiếm lĩnh quá nhiều vùng lãnh
thổ có thể gây ra hiện tượng các trung gian hiện có hoạt động lấn vùng
của nhau. Nhìn chung nhà sản xuất nên cố gắng đạt được việc bao phủ
thị trường tốt nhất với sự trùng lặp nhỏ nhất.
- Hoạt động bán : là nguồn thông tin trực tiếp để các nhà sản xuất có
được quan điểm về hiệu quả kinh doanh của họ. Nếu không thu thập
được thì các nguồn thông tin khác sẽ là phòng tín dụng, các nhà phân
phối cạnh tranh hoặc không cạnh tranh trong khu vực, khách hàng của
nhà sản xuất ... Chính những thông tin này cho biết về thực hiện bán
của các thành viên để các doanh nghiệp có thể lựa chọn một cách có
hiệu quả.
- Thành công về quản trị : một số trung gian dược quản lý bởi người chủ
sáng lập và phần lớn họ là các thành viên độc lập nhỏ. Họ có quá trình
hoạt động khá thành công trong quá khứ và tiếp tục phát triển trong
tương lai.
- Khả năng quản lý : là nhân tố quan trọng để lựa chọn thành viên kênh,
đồng thời cũng để tổ chức, đào tạo và duy trì lực lượng bán.
- Quan điểm thái độ : là cái đưa đến sự nhiệt tình, khát vọng vươn lên và
sự khởi đầu tốt đẹp. Nó là yếu tố có quan hệ mật thiết với các thành
công về mặt dài hạn trong việc bán các sản phẩm cho nhà sản xuất.
18



- Qui mô hoạt động của các thành viên : đôi khi đây là yếu tố để đánh giá
họ. Người ta tin rằng tổ chức và qui mô bán hàng càng lớn thì doanh số
bán của nhà sản xuất càng cao. Nhìn chung, trung gian lớn thì dễ thành
công, đạt nhiều lợi nhuận, được trang bị tốt hơn về trụ sở, nhân lực so
với các trung gian nhỏ khác.
1.3.7. Đánh giá hoạt động của người tham gia kênh
Các nhà quản trị kênh phân phối phải định kỳ đánh giá hoạt động cả
các thành viên theo những tiêu chuẩn như đánh giá mức doanh số đạt được,
mức dự trữ bình quân, thời gian giao hàng, cách xử lý hàng hoá thất thoát
hoặc hư hỏng, mức hợp tác trong chương trình quảng cáo, huấn luyện nhân
viên và những dịch vụ họ phải làm cho khách hàng.
Các nhà quản trị kênh thường đặt định mức doanh số cho cơ sở trực
thuộc theo mỗi thời kỳ và có thể đưa ra bảng mức doanh số đạt được của từng
thành viên kênh, đồng thời có tỉ lệ tăng trưởng trung bình của cơ sở và thị
phần đạt được để làm tiêu chuẩn đánh giá.
Mức dự trữ bình quân cũng là một tiêu chuẩn quan trọng, nó đánh giá
khả năng cung cấp nguồn hàng, mức dự trữ mà gây ra chi phí bảo quản cao
không hiệu quả, mức dự trữ thấp thường xảy ra tình trạng thiếu hàng, nếu là
hàng hoá có tính thời vụ cao, gây thiệt hại cho nhà phân phối. Cho nên, các
thành viên cần phải có mức dự trữ bình quân tối ưu.
Thời gian giao hàng thể hiện mức độ quản lý, nguyên tắc trong công
việc, phương cách kinh doanh và uy tín của các thành viên. Nó đánh giá trình
độ dịch vụ của các thành viên kênh.
Cách xử lý hàng hoá thất thoát hoặc hư hỏng là một trong những tiêu
thức thường được đánh giá, nó thể hiện trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ
tác nghiệp trong kinh doanh của thành viên kênh.

19



Dịch vụ trước và sau bán hàng của các thành viên là tiêu thức đánh giá
mức độ cạnh tranh và phát triển thị trường, những tiêu thức này rất quan trọng
trong vai trò mắt xích của mỗi thành viên trong kênh.

1.4.

LEAN MANUFACTURING

1.4.1. Khái niệm Lean
Lean trong tiếng Anh có nghĩa là sự tinh gọn, mạch lạc hay liền lạc. Do
buổi đầu xuất hiện thuật ngữ “lean” gắn liền với “lean manufacturing” – “sản
xuất tinh gọn”, nên không ít người lầm tưởng rằng chỉ có trong sản xuất mới
cần đến Lean và mới có thể áp dụng Lean. Thực ra Lean có thể áp dụng trong
nhiều lĩnh vực của cuộc sống: sản xuất, cung cấp dịch vụ, y tế, giáo dục,
thương mại…đặc biệt áp dụng rất thành công trong ngành logistics. Lean
được áp dụng trong quản lý doanh nghiệp, thậm chí được áp dung trong cả
quá trình tư duy. Trong điều kiện nền kinh tế số, người ta rất cần tư duy tinh
gọn, nhanh nhạy, mạch lạc, rõ ràng và chính xác. Cho đến nay, Lean đã phát
triển ở ba cấp độ: Lean Manufacturing (sản xuất lean), Lean Enterprise
(Doanh nghiệp Lean) và Lean Thinking (Tư duy Lean).
Có nhiều định nghĩa khác nhau về Lean. Theo Steve Novak, hệ thống
quản lý Lean là một triết lý kinh doanh, theo đó phải tiến hành cải tiến liên
tục, phải luôn tìm cách làm tốt hơn, hiệu quả hơn, nhờ sử dụng các phương
pháp và kỹ thuật để loại bỏ mọi lãng phí ra khỏi hệ thống.
1.4.2. Lean manufacturing
Thuật ngữ “Lean manufacturing” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1990,
trong cuốn sách “Cỗ máy làm thay đổi cả thế giới” (The machine that
changed the world”) của các giả James Womack, Daniel Jones và Daniel
20



Roos. Trong cuốn sách này, Lean được sử dụng làm tên gọi cho hệ thống
phương pháp giúp liên tục cải tiến các quy trình sản xuất kinh doanh.
Theo ông Chalre Robinson, chuyên gia hang đầu của Hoa Kỳ về các giải
pháp Lean manufacturing, người đã từng có 35 năm kinh nghiệp trong lĩnh
vực này và đã từng tư vấn về Lean cho các khách hàng nổi tiếng như: Ford,
Boeing, Grundfos,… thì Lean manufacturing là hệ thống các công cụ và
phương pháp nhằm liên tục loại bỏ tất cả những lãng phí trong quá trình sản
xuất. Lợi ích chính của hệ thống này là giảm chi phí sản xuất, tang sản lượng
và rút ngắn thời gian sản xuất, thời gian giao hang, từ đó tiết kiệm chi phí tối
đa, đem lại giá trị gia tang cho doanh nghiệp. Tư tưởng cốt lõi của Lean là
liên tục loại bỏ mọi lãng phí.
1.4.3. Khái niệm lãng phí.
Khi quan sát quá trình sản xuất, Taiichi Ohno, người Nhật bản đầu tiên
đã nhận ra hiện tượng: nếu xem trong quá trình sản xuất là một dòng giá trị
(value stream) – dòng chuyển động và biến đổi của sản phẩm. Từ dầu vào của
nguyên vật liệu cho đến khi thành sản phẩm tới tay khách hàng, thì trong
dòng giá trị đó, chỉ có một số hoạt động được xem là có Giá trị (Value
Added), còn các hoạt động còn lại bị xem là Lãng phí (Waste).
Trong Lean Manufacturing, Giá trị (Value Added) là những hoạt động
àm khách hang chấp nhận trả tiền, còn lãng phí (Waste) là tất cả các hoạt
động không mang lại giá trị (Non-value added) cho khách hang, được xem
như chi phí mà khách hàng không chấp nhận trả tiền. Nghiên cứu giá trình
hoạt động của con người, Lean chia lãng phí thành bảy loại có thể tồn tại bên
trong thành phẩm, hay trong quá trình làm việc, bao gồm: Sản xuất dư thừa
(Overproduct), Có lỗi (Defects), Tồn kho (Inventory), Di chuyển

21



(Transportation), Chờ đợi (Waiting), Thao tác (Motion), Quá trình vận hành
(Processing).
 Lãng phí do sản xuất quá nhiều (Overproduction)
Là việc sản xuất vượt quá nhu cầu, vượt quá hiệu quả hoạt động của máy
móc, của sức nhân công và khả năng quản lý. Hậu quả của loại lãng phí này là
tồn kho nhiều, gây ứ động vốn, sản xuất kém hiệu quả…
 Lãng phí do hàng tồn kho (Muda of Inventiory)
Tồn kho, dự trữ là một yếu tố cần thiết nhằm giúp cho quá trình sản xuất,
lưu thông được tiến hành liên tục, nhịp nahfng, không bị gián đoạn, nhưng
nếu để tồn kho quá mức là một lãng phí lớn. Tồn kho sản phẩn, bán sản phẩm,
nguyên vật liệu, không chỉ gây ứ động vốn, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh
doanh, mà còn chiếm không gian và diện tích, đòi hỏi phải sử dụng nhân công
và các thiết bị hỗ trợ để bảo quản hàng tồn kho, mà không mang lại giá trị gia
tang, gây lãng phí.
 Lãng phí do sửa chữa, lạo bỏ sản phẩm hỏng (Muda of
Repair/Rejects)
Loại tổn thất, lãng phí này gây gián đoạn quá trình sản xuất và cung ứng,
để khắc phục, sửa chữa những sản phẩm có lỗi, đòi hỏi phải tốn thời gian và
chi phí, phải nuôi một bộ phận riêng để làm việc này, hoặc phải dung sản xuất
để khắc phục những khiếm khuyết. Đặc biệt trong mô hình sản xuất hàng loạt,
tốc độ cao hiện nay, nếu không ngăn chặn kịp thời lỗi do sản phẩm hỏng,
không đạt yêu cầu sẽ gây tổn thất lớn làm mất cơ hội kinh doanh, sụt giảm uy
tín thương hiệu, giảm sự thỏa mãn của khách hàng ở công đoạn tiếp theo.
 Lãng phí do di chuyển (Muda of Motion)
22


Lãng phí do di chuyển là những hoạt động, thao tác thừa của người sản
xuất, những hoạt động không đem lại giá trị gia tang. Để loại trừ tổn thất này,

cần phát triển các công cụ hỗ trợ Jig thích hợp và thiết kế thao tác phù hợp
với thể trạng, đặc điểm chiều cao, cân nặng người thao tác. Ở các nước phát
triển, người ta rất chú trọng nghiên cứu vấn đề này. Ví dụ: thiết kế nơi làm
việc, thậm chí cái ghế ngồi, công tắc điều khiển, cầu dao điện…sao cho phù
hợp với người sử dụng, tạo sự thoải mái trong công việc và kết quả là đạt
được năng suất lao động cao.
 Lãng phí do quá trình vận hành (Muda of Processing)
Do các điều kiện về công nghệ không đầy đủ, hoặc thiết kế chưa thích
hợp dẫn đến nhịp sản xuất không đồng đều giữa các công đoạn, hay nói cách
khác là sự không đồng bộ. Loại lãng phí này là nguồn gốc của rất nhiều loại
lãng phí khác và thường chiếm một tỉ trong lớn trong tổng giá trị loãng phí.
Thông thường, loại lãng phí này có thể loại bỏ bằng sự kết hợp giữa các công
đoạn và áp dụng kỹ thuật Line-balancing (cân bằng công đoạn).
 Lãng phí do đợi chờ (Muda of Waiting)
Loại lãng phí này xảy ra khi năng lực thông thường của người thao tác bị
bỏ qua (ví dụ có thể thao tác hai tay nhưng thực tế chỉ sử dụng một tay), do
các công đoạn trên dây chuyền có tốc độ không đều, do thiếu chi tiết, do máy
hỏng. Khi dây chuyền hay máy đang hoạt động, khó phát hiện ra loại lãng phí
này hơn.
 Lãng phí do vận chuyển (Muda of Transport)
Nguồn gốc của loại lãng phí này là do các phương tiện vận tải, xe năng
(forklift), xe xúc, băng tải… chạy không đủ tải, không sử dụng hết công suất.

23


Loại lãng phí này chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng lãng phí và cần
nghiêm túc để loại bỏ.
 Các quan điểm cơ bản của Lean Manufacturing:
o Sáng tạo trước khi bỏ vốn: Lean luông quan tâm và khuyến

khích những người trong cuộc tìm tòi và đưa ra sang kiến nhằm
giảm thiểu các chi phí. Trên cơ sở tập hợp các sáng kiến đó sẽ
đưa ra phương án tối ưu trước khi quyết định đầu tư.
o Áp dụng kịp thời những giải pháp: áp dụng ngay một giải pháp
tuy chưa hoàn hảo, nhưng đúng lúc, thì tốt hơn áp dụng một
giải pháp hoàn thiện nhưng đã bị muộn.
o Lưu kho không phải là tài sãn dự trữ, mà là một lãng phí, cần
phải cắt giảm đến mức hợp lý.
o Luôn triển khai vòng tròn Deming PDCA: Hoạch định – Triển
khai – Kiểm tra – Khắc phục, trong suốt quá trình.
o Thực hiện Lean phải liên tục và bền bỉ: Khi đã bắt đầu thì phải
tiến hành Lean liên tục, vì nó là quá trình không có điểm kết
thúc.
Một nghiên cứu gần đây của Trung tâm nghiên cứu doanh nghiệp Lean
(Lean Enterprise Research Center) tại Anh chỉ ra rằng: Trong một công ty sản
xuất đặc trưng thì:
- Hoạt động tạo ra giá trị gia tăng (VA) chỉ chiếm 5%
- Hoạt động không tạo ra giá trị gia tăng chiếm đến 60%

24


- Hoạt động không tạo ra giá trị gia tăng nhưng cần thiết là 35%.
Vậy chúng ta còn có tới 60% + 35% = 95% cơ hội để cải tiến cho doanh
nghiệp của mình tốt hơn bằng tư tưởng chính của Lean là loại trừ lãng phí.
Như vậy, mảnh đất có thể áp dụng công nghệ Lean còn rất rộng mở, đặc biệt
đối với Việt Nam của chúng ta, nơi có chi phí Logistics thuộc dạng cao trên
thế giới – 25% GDP.
1.4.4. Mục tiêu của Lean manufacturing
- Giảm phế phẩm và các loại lãng phí khác.

- Giảm thời gian của quy trình và chu kỳ sản xuát bằng cách giảm thời
gian chờ đợi giữa các công đoạn, thời gian chuẩn bị cho quy trình và
tất cả các công đoạn khác.
- Giảm thiểu tồn kho ở tất các các khâu: nguyên vật liệu, bán thành
phẩm, thành phẩm.
- Tăng năng suất lao động.
- Sử dụng thiết bị và mặt bằng sản xuất hiệu quả.
- Linh động trong sản xuất, có thể kế hợp sản xuất một số loại sản phẩn
để tận dụng công suất máy móc, giảm lãng phí.
- Tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Nói tóm lại, mục tiêu của Lean Manufacturing là, đạt được sản lương
đầu ra theo yêu cầu, nhưng với lượng đầu vào thấp hơn – ít thời gian hơn, ít
mặt bằng hơn, ít nhân công hơn, ít máy móc hơn, ít vật liệu hơn và chi phí ít
hơn.

25


×