Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Nghiên cứu trạng thái ứng suất dư trong liên kết hàn nút giàn dạng ống (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.72 KB, 1 trang )

THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tên luận án: Nghiên cứu trạng thái ứng suất dư trong liên kết hàn nút giàn dạng ống
Ngành: Kỹ thuật vật liệu
Mã số: 9520309
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Hồng Thanh
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Tiến Dương
2. TS. Hà Xuân Hùng
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
TÓM TẮT KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Đã mô hình hóa được liên kết hàn nút giàn dạng ống chữ K bằng cách kết hợp phần mềm thiết kế
2.

3.

4.
5.

6.

Inventor và Catia để xây dựng mô hình 3D. Đã nhúng thành công mô hình 3D vào phần mềm
VISUALMESH để chia lưới cho nút giàn dạng ống chữ K.
Đã ứng dụng thành công phần mềm SYSWELD để tính toán, mô phỏng xác định được trường nhiệt
độ, trường ứng suất tác động và ứng suất dư trong liên kết hàn nút giàn dạng ống chữ K. Để quá trình
mô phỏng đạt được độ chính xác và phản ánh đúng thực tế, đối với mô hình nút giàn dạng ống tác giả
khuyến cáo sử dụng loại phần tử Linear Hex 8, kích thước lưới nằm trong khoảng 1÷ 3 mm.
Kết quả tính toán, mô phỏng ứng suất dư trong liên kết hàn nút giàn dạng ống chữ K phản ánh đúng
với thực nghiệm đo ứng suất dư bằng phương pháp khoan lỗ. Từ đó chứng minh tính đúng đắn của
phương pháp mô phỏng. Do vậy, có thể sử dụng phương pháp mô phỏng để dự đoán trước ứng suất dư
trong liên kết nút giàn dạng ống chữ K. Từ đó, làm cơ sở xác định chế độ hàn và trình tự hàn hợp lý


nhằm giảm được ứng suất dư trong liên kết.
Thông qua nghiên cứu mô phỏng và thực nghiệm, đối với liên kết hàn nút giàn dạng ống chữ K luận
án khuyến cáo hàn từ góc hẹp ra góc lớn thì ứng suất dư luôn nhỏ hơn khi hàn theo hướng ngược lại.
Ứng suất dư tại điểm bắt đầu mồi hồ quang luôn nhỏ hơn ứng suất dư tại điểm kết thúc hồ quang.
Trong liên kết hàn nút giàn dạng ống chữ K khi hàn nhiều đường, nhiều lớp ứng suất dư phân bố theo
chiều dày thành ống tại vùng ảnh hưởng nhiệt có xu hướng là giảm dần từ bề mặt vào độ sâu khoảng
1/3 chiều dày thành ống, sau đó lại tăng lên khi đi xuống phía thành dưới của ống. Trong khi đó, ở vị
trí càng xa nguồn nhiệt thì ứng suất dư lại có xu hướng giảm là chủ yếu khi xét từ bề mặt xuống thành
dưới của ống.
Khi hàn nhiều đường, nhiều lớp ứng suất dư tập trung ở đường hàn phía trong cùng (đường hàn lót),
trong đó tại chân mối hàn và vùng ảnh hưởng nhiệt có ứng suất cao hơn.

Hà Nội, ngày … tháng … năm …
Tập thể hướng dẫn

Nghiên cứu sinh



×