Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

báo cáo thực tập phát triển cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.75 MB, 60 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực tập tại xã Tứ Xã – Lâm Thao – Phú Thọ, tôi đã
nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình và hướng dẫn sát sao của thầy cô
trong khoa Tâm Lý – Giáo Dục , ngành Công tác xã hội. Đặc biệt là sự quan
tâm, hỗ trợ và giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo xã Tứ Xã.
Tôi không biết nói gì hơn, xin phép được gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo
xã – chủ tịch UBND xã, ban lãnh đạo các khu hành chính, cùng toàn thể người
dân tại cộng đồng đã quan tâm, động viên tôi kịp thời. Đồng thời, tôi cũng xin
phép gửi lời cảm ơn đến gia đình cô Bùi Thị Thìn – khu 5 xã Tứ Xã đã tạo điều
kiện cho tôi được gắn bó ăn, ở, sinh hoạt cùng gia đình và động viên chúng tôi
trong suốt thời gian qua.
Tôi cũng xin phép được gửi lời cảm ơn, tri ân sâu sắc tới tất cả thầy cô
trong nhà trường, các thầy cô khoa Tâm Lý – Giáo Dục đã tạo điều kiện, quan
tâm, giúp đỡ tôi. Đặc biệt là cô Nguyễn Thị Liên - giảng viên học phần Phát
triển cộng đồng và học phần Công tác xã hội cá nhân kiêm hướng dẫn nhóm
chúng tôi trong thời gian thực hành tại xã Tứ Xá, những người đã quan tâm sát
sao chúng tôi, cung cấp cho chúng tôi kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề
nghiệp một cách khoa học nhất giúp tôi lấy đó là nền tảng, kiến thức để hoàn
thành đợt thực tập lần này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


MỞ ĐẦU
Công tác xã hội có thể hiểu là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp
nhằm trợ giúp các cá nhân, nhóm và cộng đồng nâng cao năng lực, đáp ứng nhu
cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về
chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, nhóm và cộng đồng giải
quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Công tác xã hội hướng tới tạo ra “thay đổi” tích cực trong xã hội, nhằm
nâng cao chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người đặc biệt là những nhóm
người yếu thế. Công tác xã hội thúc đẩy sự biến đổi xã hội, tăng cường các mối


tương tác hài hoà giữa cá nhân, nhóm và xã hội hướng tới tiến bộ và công bằng
xã hội.
Việc thực hành nghề nghiệp là một điều rất quan trọng đối với sinh viên,
nó không chỉ giúp sinh viên áp dụng những kiến thức, lí thuyết vào thực tiễn mà
còn tạo cho sinh viên cơ hội được trải nghiệm, học hỏi và trau rồi kinh nghiệm
từ những hoạt động thực tế. Trong đợt thực tập lần này, hoạt động thực hành
nghề nghiệp của sinh viên chủ yếu hướng vào hai nội dung cơ bản sau:
Một là, nâng cao năng lực, phát huy tiềm năng của cộng đồng thông qua
việc thực hiện các dự án phát triển cộng đồng.
Hai là, hỗ trợ cá nhân, nhóm thực hiện các chức năng, vai trò của họ một
cách có hiệu quả để họ có thể giải quyết được các vấn đề của mình thông qua
tiến trình công tác xã hội cá nhân và nhóm.
Phát triển cộng đồng là một chuỗi các hoạt động tác động tích cực lên một
cộng đồng dân cư, khiến cho cộng đồng đó nhận thức về vấn đề của mình, phát
huy khả năng tiến tới tự lực, tự vận động theo chiều hướng đi lên về chất lượng
cuộc sống. Nói tới chất lượng cuộc sống của người dân là nói tới tất cả các mặt
của đời sống từ kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, tinh thần… Các dự án phát
triển cộng đồng khi thực hiện tại các địa phương luôn hướng tới cải thiện, nâng
cao cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, điện, nước, giúp người dân sử dụng nguồn đất


đai, tài nguyên rừng, sông hồ, các khoáng sản, các tài nguyên thiên nhiên, nguồn
lực con người, hay giúp họ nâng cao kĩ năng hiểu biết. Kỹ năng tay nghề, các
công cụ sản xuất, giúp người dân trong cộng đồng được hưởng thụ các giá trị
của đời sống tinh thần…để cuộc sống của họ được tốt đẹp hơn.
Môn học phát triển cộng đồng đã mang lại cho tôi một kỳ thực tập với
nhiều kiến thức thực tế và những trải nghiệm thú vị tại cộng đồng xã Tứ Xã,
huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Tứ Xã là một đơn vị hành chính thuộc huyện
Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Có diện tích là 8,55 km2, số dân năm 1999 là 9806
người, mật độ dân số đạt 1147 người/ km2. Tứ Xã có 23 khu với số hộ dân từ

80- 100 hộ, gia đình sống đa phần là từ 2 thế hệ trở lên. Sau nhiều năm tập
trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến nay diện mạo xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao
đã có nhiều thay đổi. Đường làng, ngõ xóm khang trang, sạch đẹp, cuộc sống
của người dân được ổn định hơn.
Tuy nhiên, địa phương cũng có những khó khăn nhất định trong việc phát
triển kinh tế xã hội, do ảnh hưởng của thời tiết diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng
đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Giá hàng hóa nông sản và sản phẩm
chăn nuôi không ổn định... Công tác chỉ đạo điều hành có lúc có nơi chưa đồng
bộ, một bộ phận nông dân còn bảo thủ, chậm đổi mới, chưa tuân thủ hướng dẫn
và áp dụng các tiến bộ KHKT đã ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Đó là lý do
tôi tiến hành lựa chọn xã Tứ Xã để thực hiện dự án phát triển cộng đồng trong
đợt thực tập này.
Trong thời gian thực tập tại cộng đồng bên cạnh việc hoàn thành các dự
án chuyên môn của học phần phát triển cộng đồng, nhóm sinh viên cũng có cơ
hội tiếp cận và cọ xát lí thuyết công tác xã hội cá nhân và nhóm vào thực tế
thông qua việc thực hành can thiệp, trợ giúp thân chủ tại cộng đồng. Thông qua
sự giới thiệu của kiểm huấn viên cơ sở, tôi đã tiếp nhận được thân chủ của mình.
Em là một cô gái có hoàn cảnh không được may mắn như bao đứa bạn cùng
trang lứa, bố mẹ mất sớm, em sống với bà ngoại; hoàn cảnh kinh tế khó khăn,
lúc thì cuốc, khi thì gặt thuê để kiếm tiền đi học. Chính vì vậy, tôi đã quyết định
chọn em làm thân chủ của mình với mong muốn mang một phần kiến thức, kinh


nghiệm và lòng yêu thương em sẽ giúp cho em có một cuộc sống hạnh phúc, tốt
đẹp hơn.

PHẦN 1: DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG


Chương1: Khái quát chung về cộng đồng

1.1. Vị trí địa lý
Xã Tứ Xã nằm ở phía nam của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Với diện
tích tự nhiên là 815,6 héc-ta; trong đó đất nông nghiệp có 612 héc-ta; đất thổ cư
và đất chuyên dùng có 203,6 héc-ta. Toàn bộ diện tích đất của xã trải dài trên
4 km, chiều rộng từ tây sang đông 2,039 km, Tứ Xã có ranh giới phía Bắc giáp
xã Sơn Vi; phía Nam giáp các xã Vĩnh Lại, Bản Nguyên; phía Đông giáp xã Cao
Xá; phía Tây giáp xã Sơn Dương và xã Kinh Kệ; cách sông Hồng về phía Tây
khoảng 3 km, cách Đền Hùng về phía Đông Bắc 10 km. Cách Việt Trì – trung
tâm kinh tế - chính trị của tỉnh từ 7 – 8 km theo đường chim bay.
1.2. Kinh tế
1.2.1. Về sản xuất nông nghiệp
a. Về trồng trọt
Vụ chiêm xuân 2017 thời tiết tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp,
bà con nhân dân gieo cấy hết diện tích, cây lúa phát triển nhanh, sâu bệnh ít hại
trên cây lúa, từ đó đã cho năng suất và sản lượng lương thực khá cao, năng suất
vụ chiêm đạt 63 tạ/ha; tuy nhiên trong sản xuất vụ mùa số hộ dân bỏ ruộng khá
nhiều, (có đến trên 100 ha ruộng không gieo cấy), mặt khác sâu bệnh, chuột phá
hoại khá nặng nề dẫn đến mất mùa nặng, năng suất vụ mùa chỉ đạt 39,6 tạ/ha.
Tổng diện tích gieo trồng trong năm là 1.052 ha, đạt 90,6% kế hoạch cả
năm, trong đó diện tích cấy lúa trong năm 2017 chỉ đạt 872 ha/ kế hoạch là 974
ha, năng suất lúa bình quân cả năm chỉ đạt 51,3 tạ/ha, sản lượng lương thực
4.562 tấn đạt 76,2 so với kế hoạch (giảm 215 tấn so với cùng kỳ). Doanh thu
ước đạt 35,2 tỷ đồng;
Diện tích sản xuất cây rau màu là 40 ha, diện tích sản xuất cây vụ đông đạt
170 ha; giá trị sản xuất cây rau màu và cây vụ đông ước đạt ước đạt 12 tỷ đồng.
Doanh thu từ ngành trồng trọt trong năm đạt 47,2 tỷ đồng.
b. Về chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản


* Về chăn nuôi

Do tác động của thị trường, giá cả giảm mạnh do vậy ngành chăn nuôi
trong năm bị ảnh hưởng nhiều, nhất là đàn lợn (giảm cả quy mô và sản lượng
lợn thương phẩm). Tình hình dịch bệnh tương đối ổn định, các đàn vật nuôi khác
có chiều hướng tăng về quy mô đầu con, tổng đàn trâu, bò có = 344 con, tăng
11 con so với cùng kỳ; đàn lợn hiện có = 4.388 con; đàn gia cầm có 73.800 con,
tăng 760 con so với cùng kỳ; đàn rắn có 33. 325 con, tăng 9.825 con so với cùng
kỳ, bước sang năm 2017 đàn rắn có triển vọng hơn so với cùng kỳ, giá trứng
giống và giá rắn thương phẩm có chiểu hướng gia tăng, đã động viên kích thích
người chăn nuôi đầu tư mở rộng quy mô đàn nuôi.
Tổng doanh thu từ ngành chăn nuôi trong năm đạt: 62,5 tỷ đồng.
* Về nuôi trồng thủy sản
Diện tích nuôi trồng thủy sản trong năm cơ bản duy trì là: 60,09 ha, cuối
năm diện tích đã giảm 4,2 ha do chuyển đổi thực hiện dự án xây dựng khu dân
cư nông thôn mới. Việc đầu tư nâng cấp hạ tầng cải tạo ao nuôi sen canh, luân
canh được các hộ dân tích cực áp dụng để nâng cao năng suất sản lượng; Tổng
sản lượng nuôi trồng thủy sản trong năm đạt 212 tấn. Doanh thu từ nuôi trồng
thủy sản đạt: 5,3 tỷ đồng.
Tổng doanh thu từ ngành nông nghiệp đạt 115 tỷ đồng, giảm 4,9% so với
cùng kỳ và đạt 90 % so với kế hoạch.
1.2.2. Hoạt động ngành nghề, sản xuất CN, TTCN, xây dựng; dịch vụ,
thương mại.
Lĩnh vực ngành nghề, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây
dựng tiếp tục được phát triển mạnh, đã phát huy được thế mạnh và tiền năng của
địa phương, tổng số hộ tham gia các loại hình ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp và xây dựng tiếp tục được duy trì, mở rộng, thu hút 1.336 lao động
tham gia. Giá trị làm ra từ các loại hình ngành nghề công nghiệp, xây dựng
trong năm đạt 116 tỷ đồng.


Hoạt động dịch vụ, thương mại được nhân dân quan tâm phát triển, từ đó

đã phục vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân
dân trong và ngoài địa phương, đồng thời từ lĩnh vực dịch vụ thương mại đã góp
phần giải quyết việc làm cho khá nhiều lao động trong địa phương và đem lại
hiệu quả kinh tế lớn cho các hộ gia đình. Số lao động tham gia hoạt động các
loại hình dịch vụ, thương mại duy trì ở mức 1.566 lao động. Giá trị làm ra từ
hoạt động dịch vụ, thương mại ước đạt 151 tỷ đồng.
1.2.3. Công tác quản lý đất đai, giao thông thủy lợi và xây dựng cơ bản
a. Về công tác quản lý đất đai
Công tác quản lý Nhà nước về đất đai tiếp tục được quan tâm, luôn chủ
động và giải quyết tốt các vụ việc tranh chấp đất đai trong nội bộ nhân dân, đã
tích cực triển khai việc làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
nhân dân, hạn chế dần tình trạng hồ sơ thủ tục để kéo dài gây bức xúc trong
nhân dân. Trong năm 2017 đã cấp mới được 102 giấy CN QSDĐ cho nhân dân
và là thủ tục cho tặng, chuyển nhượng QSDĐ được 55 hồ sơ. Tích cực triển khai
và xúc tiến nhanh việc thu hồi, giải phóng mặt bằng thực hiện dự án xây dựng
khu dân cư nông thôn mới, đã hoàn thành việc giải phóng mặt bằng bàn giao cho
tỉnh triển khai đấu thầu thi công xây dựng các công trình của dự án.
Cùng với UBND huyện và các xã lân cận thống nhất vị trí mốc giới giáp
danh giữa các xã với nhau, thống nhất giao nhận giữa các xã giáp danh vị trí đất
sen canh để thống nhất quản lý.
b. Về GTTL và xây dựng cơ bản
Chỉ đạo các HTX thường xuyên tu sửa, nâng cấp hệ thống giao thông nội
đồng, nạo vét kênh mương, xây dựng cống đõ phục vụ cho sản xuất và đi lại của
nhân dân địa phương; cùng với ban quản lý dự án xây dựng khu dân cư nông
nông thôn mới thống nhất điều chỉnh hệ thống kênh mương tưới tiêu phục vụ
sản xuất và dân sinh của nhân dân ở các vùng thực hiện dự án. Tổng kinh phí
các HTX đã đầu tư cho xây dựng giao thông, thủy lợi nội đồng trong năm là


99,5 triệu đồng. Tuy nhiên do hệ thống tiêu thoát nước ở một số cụm dân cư do

đường tiêu nhỏ hẹp, ách tắc, hệ thống bờ kênh T2 quá xuống cấp do vậy cơn bão
số 10 đã làm ngập úng cục bộ một cố cụm dân cư làm ảnh hưởng đến chuồng
trại chăn nuôi của nhân dân và tràn nước qua bờ kênh T2 vào đồng; gây ngập
úng thiệt hại đến một số diện tích rau màu của bà con nhân dân.
Về xây dựng cơ bản trong năm tích cực triển khai xây dựng các công trình
văn hóa tâm linh của địa phương, kinh phí xây dựng do ông Nguyễn Văn Niên
Chủ tịch HĐQT CTy cổ phần tập đoàn sông Hồng thủ đô tài trợ như xây dựng
đền Xa Lộc, đền thờ các anh hùng liệt sỹ, các chùa trong địa phương..
Nhân dân tích cực xây dựng, chỉnh trang, tu sửa nhà ở dân cư tạo môi
trường cảnh quan khu dân cư sạch đẹp; trong năm có 61 hộ gia đình xây dựng
nhà ở.
1.2.4. Về thu, chi ngân sách, tín dụng ngân hàng
Việc thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách được quan tâm, đảm bảo cho
hoạt động chung của địa phương, khai thác và tận dụng nguồn thu. Tổng thu
ngân sách trong năm là 11.381,31 triệu đồng, đạt 174,7% so với kế hoạch năm
và bằng 158,2% so với cùng kỳ, trong đó thu ngân sách trên địa bàn là 7.185,41
triệu đồng, thu trợ cấp ngân sách là 4.195,9 triệu đồng, tỷ lệ tự cân đối ngân sách
đạt 13,2%.
Việc quản lý, điều hành chi ngân sách được đảm bảo, đúng dự toán ngân
sách đã được phân bổ, tổng chi ngân sách là 9.495,35 triệu đồng, đạt 145,7% so
với kế hoạch và bằng 151,1 % so với cùng kỳ, trong đó chi đầu tư xây dựng cơ
bản là 5.210,43 triệu đồng, chiếm 54,87% trong tổng chi ngân sách, chi hoạt
động thường xuyên 4.284,92 triệu đồng, chiếm 45,13% trong tổng chi ngân
sách.
Hoạt động tín dụng ngân hàng tiếp tục được duy trì, đảm bảo phục vụ tốt
nhu cầu vay vốn của nhân dân. Tổng số vốn vay trong nhân dân tại thời điểm là
146 tỷ đồng, trên 1.651 hộ vay, trong đó vốn vay ngân hàng nông nghiệp là 64 tỷ


đồng; vay vốn quỹ tín dụng nhân dân là 66 tỷ đồng; vốn vay ngân hàng CSXH

là 16 tỷ đồng.
1.2.5. Về hoạt động của tổ khuyến nông và các HTX trên địa bàn
Hoạt động của tổ khuyến nông
Luôn chủ động tham mưu cho UBND xã trong việc chỉ đạo sản xuất, xây
dựng kế hoạch sản xuất hàng năm của địa phương, tăng cường khuyến cáo cho
nhân dân cách phát hiện, phòng chống dịch bệnh cho cây trồng và đàn vật nuôi;
triển khai tốt công tác tiêm phòng, tiêu độc khử trùng phòng dịch cho đàn vật
nuôi hạn chế thấp nhất tình hình dịch bệnh sảy ra trên địa bàn. Trong năm tổ
khuyến nông đã phối hợp với các đơn vị, các đoàn thể tổ chức mở 11 lớp tập
huấn KHKT với số lượng 780 lượt bà con xã viên tham gia để áp dụng vào sản
xuất; triển khai mô hình thí điểm cấy lúa lai chất lượng cao với 2 loại giống mới
GS 999 và GS 19 với quy mô thí điểm 2 ha gồm 33 hộ dân tham gia sản xuất.
Hoạt động của các HTX:
2 HTX dịch vụ nông nghiệp và điện năng tiếp tục duy trì được các hoạt
động của mình, các HTX luôn quan tâm chỉ đạo hoạt động tốt các khâu dịch vụ,
cung ứng vật tư phục vụ sản xuất cho bà con xã viên. Kết quả trong năm 2 HTX
đã cung ứng cho bà con xã viên được 17,5 tấn giống các loại, trị giá 263 triệu
đồng; cung ứng được 15 tấn phân các loại, trị giá 70 triệu đồng. Phối hợp với
phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông huyện triển khai cho bà con xã viên tham
gia sản xuất lúa chất lượng cao trong chương trình hỗ trợ giống của Nhà nước,
trong năm 2 HTX đã triển khai cho 2.177 hộ xã viên tham gia gieo cấy lúa chất
lượng cao, với tổng diện tích gieo trong cả 2 vụ là 291ha, số tiền được Nhà nước
hỗ trợ giống là 262,2 triệu đồng.
HTX rau an toàn sau 2 năm thành lập và đi vào hoạt động bước đầu đã đạt
được những kết quả nhất định, hiện nay HTX đã ký hợp đồng tiêu thụ được một
phần sản lượng rau cho bà con xã viên với mức giá khá ổn định, tiếp nhận dự án
tài trợ nhà sản xuất công nghệ cao với diện tích 1.000 m2, kinh phí đầu tư 1,3 tỷ


đồng cho 6 hộ gia đình trực tiếp tham gia sản xuất trong mô hình và đang triển

khai để tiếp nhận dự án đầu tư xây dựng hệ thống tưới nước sạch tự động trong
vùng sản xuất rau an toàn của HTX, với mức kinh phí đầu tư trên 3 tỷ đồng.
1.3. Dân số
Theo thống kê, tính đến năm 2018 dân số xã Tứ Xã khoảng 13065, người
mật độ dân số đạt 1247 người/km².
1.4. Cơ sở hạ tầng, môi trường
1.4.1. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng được đảm bảo. Hệ thống đường đã được bê tông hóa, đảm
bảo cho việc giao lưu, buôn bán giữa các vùng với nhau. Mạng lưới điện, nước
sạch đã được cung cấp đủ 100% tới tất cả các khu. Hệ thống trường học ngày
càng được đầu tư và nâng cấp đạt chuẩn quốc gia.
1.4.2. Môi trường
Môi trường sống được đảm bảo. Điều đó giúp cho người dân có sức khỏe
tốt, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Chính quyền địa phương đã tích cực tuyên truyền vận động nhân dân
tham gia cải thiện và bảo vệ môi trường, vận động các hộ gia đình xây bể nắng
lọc, xử lý nước thải trước khi xả thải ra nơi công cộng, vận động các khu dân cư
làm nắp đậy rãnh thoát nước bề mặt trong khu dân cư; chỉ đạo các HTX triển
khai thực hiện tốt việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt theo đề
án của UBND huyện Lâm Thao.
1.5. Y tế và các hoạt động văn hóa xã hội
1.5.1. Y tế
Luôn quan tâm việc duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí về chuẩn quốc
gia y tế xã. Công tác phối hợp tổ chức khám, phát hiện bệnh và tư vấn sức khỏe
cho nhân dân được triển khai thực hiện tốt, trong năm trạm y tế đã phối hợp với
bệnh viên tâm thần tỉnh Phú Thọ tổ chức khám, tư vấn miễn phí cho bệnh nhân
tâm thần, phối hợp với bệnh viện huyết học Trung ương khám miễn phí các bệnh
trực tràng, hậu môn cho nhân dân địa phương. Tổng số lượt khám và điều trị tại



trạm trong năm là: 6.734 lượt người, trong đó điều trị nội trú là 10 người, điều
trị đông y là 1.145 lượt người, khám BHYT tại trạm là 1.743lượt người, chiến
26% trên tổng số bệnh nhận đến khám, điều trị tại trạm.
Triển khai và thực hiện tốt việc tiêm chủng định kỳ cho trẻ em trong độ
tuổi, phụ nữ mang thai và thanh niên vị thành niên. Tổng số tiêm chủng trong
năm là 504 người, trong đó tiêm chủng định kỳ cho trẻ em là 174 trẻ, phụ nữ
mang thai là 190 người, thanh niên vị thành niên là 140 người. Ngoài ra trạm y
tế luôn tích cực tuyên truyền để mọi người dân tham gia tiêm phòng để phòng
chống các dịch bệnh.
Công tác tuyên truyền, giám sát, kiểm tra về đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm được quan tâm, ngành y tế đã tham mưu cho UBND xã xây dựng và ban
hành nhiều văn bản chỉ đạo về lĩnh vực ATTP trong năm và cả giai đoạn 2017 –
2020, hạn chế tình trạng các vụ ngộ độc thực phẩm sảy ra trên địa bàn.
Việc tuyên truyền vận động người dân tham gia các loại hình BHYT được
quan tâm, tỷ lệ người dân trên địa bàn tham gia các loại hình BHYT năm 2017
đạt 85,5%.
1.5.2.

Các hoạt động văn hóa xã hội
Việc triển khai thực hiện phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống

văn hóa và cuộc vận đồng Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới đô thị văn
minh đạt những kết quả nhất định, các quy ước, hương ước văn hóa được nhân
dân từng bước tự giác thực hiện, kết quả việc bình xét gia đình văn hóa, khu dân
cư văn hóa năm 2017 đạt tỷ lệ cao.
Tổ chức tốt lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia lễ hội Trò
Trám, tích cực tham gia chương trình văn nghệ, hoạt động lễ hội đường phố
trong dịp giỗ Tổ Hùng Vương lễ hội Đền Hùng năm 2017.
Phong trào văn hóa văn nghệ được phát triển mạnh ớ các khu dân cư, các
câu lạc bộ, các đoàn thể như CLB thơ ca hội người cao tuổi thường xuyên tổ

chức sinh hoạt giao lưu thơ ca và kỷ niệm 15 năm ngày thành lập; Đoàn TN, hội


Phụ nữ tổ chức liên hoàn văn nghệ nhân ngày quốc khánh và ngày thành lập hội;
nhiều khu dân cư tổ chức đêm liên hoan văn nghệ nhân ngày hội đại đoàn kết
toàn dân tộc, qua đó đã động viên được tinh thần đối với hội viên và các tầng
lớp nhân dân.
Việc xây dựng các công trình tâm linh, cơ sở tôn giáo được triển khai tích
cực, đã hoàn thiện việc xin mở rộng và đã được cấp phép xây dựng chùa Phúc
Trung, đền Xa Lộc.
1.6. Nhu cầu, vấn đề và tiềm năng của cộng đồng
Thông qua việc sử dụng những kĩ thuật như: điều tra khảo sát, quan sát,
dùng bảng hỏi, phỏng vấn, lắng nghe người dân, tổ chức các buổi họp dân...
chúng tôi đã lập được bảng nhu cầu cộng đồng và sắp xếp thứ tự ưu tiên nhu cầu
cộng đồng như sau:
Nhu cầu của cộng đồng
Phát triển lễ hội Trò Trám (may trang
phục diễn, áo rước kiệu, đạo cụ, cờ
rước…).
Trồng cây tại các công sở, di tích lịch sử
văn hóa (đền Xa Lộc và trường trung học
cơ sở).

Mức độ cần thiết

Thứ tự ưu tiên

+++

1


++

2

+

3

Cải tạo, tu sửa lại UBND xã Tứ Xã.

Bảng 1.1. Nhu cầu của cộng đồng
Như vậy, có thể thấy qua khảo sát, nhóm SVTT đã xác định được các (vấn
đề) nhu cầu của cộng đồng. Đa số các nhu cầu đều liên quan đến hoàn thành cơ
sở hạ tầng, tu sửa lại các công trình chung trên địa bàn xã và phát triển lễ hội
truyền thống tại quê hương, đòi hỏi hoàn thiện với nguồn kinh phí tương đối lớn,
cần đến sự phối hợp chặt chẽ, liên hệ với các nguồn lực để hoàn thành dự án.
Tuy nhiên, các dự án cũng có những nguồn lực sẵn có như : sự quan tâm của ban
lãnh đạo xã Tứ Xã, người đại diện cộng đồng có kiến thức, kỹ năng, luôn ủng
hộ, động viên nhiệt tình khi nhóm SVTT thực hiện dự án,…
1.7. Các tổ chức có sẵn trong cộng đồng và mối quan hệ giữa các tổ chức


1.7.1. Các tổ chức chính thức
-

UBND xã Tứ Xã
Hệ thống các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tại xã.
Hội phụ nữ.
Hội Cựu chiến binh

Đoàn Thanh niên
Bưu điện xã Tứ Xã…

1.7.2. Các tổ chức phi chính thức
- Công ty TNHN Thông Đạt Phú Thọ: Khu1- xã Tứ Xã- Huyện Lâm ThaoTỉnh Phú Thọ
- Công ty cổ phần HDT 666: Khu 8- Xã Tứ X- Huyện Lâm Thao- Tỉnh
Phú Thọ Công Ty TNHN xăng dầu cầu đá: Khu 7- Tứ Xã- Lâm Thao- Phú
Thọ
- Công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng Mạnh Toàn: Khu 10- Tứ XãLâm Thao- Phú Thọ.
1.7.3. Mối quan hệ giữa các tổ chức
Các tổ chức có mối quan hệ chặt chẽ, gắn kết với nhau trong các hoạt
động nhằm giúp cho xã phát triển đồng thời nâng cao đời sống của nhân dân,
từng bước tiến lên phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa và xã hội.

Chương 2: kết quả thực hiện dự án phát triển cộng đồng
2.1. Các thông tin của dự án
2.1.1. Khảo sát thực trạng và xác định dự án tại xã Tứ Xã
Xã Tứ Xã nằm ở phía nam của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Với diện
tích tự nhiên là 815,6 héc-ta; trong đó đất nông nghiệp có 612 héc-ta; đất thổ cư
và đất chuyên dùng có 203,6 héc-ta. Toàn bộ diện tích đất của xã trải dài trên
4 km, chiều rộng từ tây sang đông 2,039 km, Tứ Xã có ranh giới phía Bắc giáp
xã Sơn Vi; phía Nam giáp các xã Vĩnh Lại, Bản Nguyên; phía Đông giáp xã Cao


Xá; phía Tây giáp xã Sơn Dương và xã Kinh Kệ; cách sông Hồng về phía Tây
khoảng 3 km, cách Đền Hùng về phía Đông Bắc 10 km. Cách Việt Trì – trung
tâm kinh tế - chính trị của tỉnh từ 7 – 8 km theo đường chim bay.
Để nắm bắt được cụ thể về cộng đồng, hiểu rõ chi tiết về cộng đồng, từ đó
nêu ra các nhu cầu và xác định được dự án, nhóm SVTT đã tiến hành khảo sát
và xây dựng được SĐCĐ như sau:


Sơ đồ cộng đồng xã Tứ Xã

Trên đây là sơ đồ cộng đồng xã Tứ Xã – huyện Lâm Thao – tỉnh Phú Thọ.
Nhìn vào sơ đồ ta nhận thấy:
Về dân cư: Tập trung chủ yếu ở hai bên trục đường chính của xã, mật độ
dân cư rất đông đúc.
Văn hóa, chính trị và giáo dục: Các trường học nằm ven đường, thuận lợi
cho đi lại cho học sinh 100% trẻ đều được đến trường, hệ thống trường học
khang trang. Thêm vào đó UBND xã nằm ở trung tâm xã thuận lợi cho việc
cung cấp thông tin cho người dân.


Về y tế: Trạm y tế cũng nằm tại trung tâm xã, các quầy thuốc đả bảo nhu
cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Về giao thông: Trục đường liên xã được đổ nhựa với chất lượng cao, các
ngả đường đã được bê tông hóa, phục vụ nhu cầu đi lại, trao đổi, buôn bán cho
người dân.
Về truyền thông: Hệ thống truyền thông phát triển, có loa phát thanh, áp
phích, nhà văn hóa cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời người dân.
Để đánh giá được hiện trạng sử dụng đất, tài nguyên, đánh giá được thuận
lợi, khó khăn của cộng đồng, nhóm SVTT tiến hành vẽ sơ đồ lát cắt của cộng
đồng như sau:

Sơ đồ mặt cắt xã Tứ Xã
Nhóm sinh viên thực tập tổ chức khảo sát theo chiều ngang của xã Tứ Xã
(Bắt đầu từ khu vực đồng ruộng và kết thúc là khu vực đó) có cái nhìn cụ thể về
cộng đồng như sau:
Với chiều ngang này, mở đầu là khu vực đồng ruộng với đất phù sa màu
mỡ, đặc biệt thuận lợi cho canh tác cây nông nghiệp (đặc biệt là các loại cây hoa

màu như: lúa, ngô, dưa...).


Tiếp theo là khu dân cư: dân cư đông đúc, thuận lợi cho buôn bán, giao
lưu kinh tế, đẩy mạnh phát triển kinh tế. Hơn nữa, đất thổ canh thổ cư (đất đỏ,
đất thịt…) thuận lợi cho trồng cây ăn quả, canh tác hoa màu, chăn nuôi…
Nằm giữa là trục đường chính – đường liên xã tạo điều kiện giao lưu phát
triển kinh tế trong xã cũng như các khu vực khác.
Để biết được tình hình thông tin của cộng đồng, nhóm sinh viên đã xây
dựng sơ đồ mạng lưới thông tin như sau:

Sơ đồ mạng lưới thông tin xã Tứ Xã

Nhìn vào sơ đồ, có thể thấy: mạng lưới thông tin của xã khá phát triển,
người dân tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau:
Các trưởng thôn là những người cung cấp thông tin cho người dân trước
tiên. Bởi họ gần gũi nhất với người dân, độ chính xác rất cao.
UBND xã Tứ Xã nằm tại trung tâm xã, có loa phát thanh thông báo cho
người dân khi có thông tin về các chính sách, những thay đổi người dân cần biết.
Mạng lưới internet khá phát triển, bao phủ mạng trong toàn xã.


Ngoài ra, người dân còn tiếp nhận được thông tin từ các nguồn như: trạm
y tế, trường học, bưu điện, các ban ngành, đoàn thể...
Như vậy, mạng lưới thông tin gần như được hoàn thiện, cung cấp đầy đủ
thông tin cho người dân.
2.1.2. Thông tin dự án
- Tên dự án: “Phát triển lễ hội Trò Trám” và “Trồng cây tại các công sở, di
tích lịch sử văn hóa”.
- Tổng kinh phí dự án: 22.500.000vnđ.

- Thời gian thực hiện dự án: 4 tuần.
- Đánh giá mặt huận lợi và hạn chế của dự án:
Thuận lợi: cán bộ địa phương tích cực ủng hộ dự án, kiểm huấn viên cơ sở
nhiệt tình chỉ bảo, trợ giúp. Thêm vào đó là sự chào đón cũng như ủng hộ nhiệt
tình từ ban lãnh đạo xã Tứ Xã, cùng với sự đồng tình của bà con nhân dân và
các doanh nghiệp đóng trên địa bàn.
Tuy nhiên, dự án cũng gặp một số khó khăn như: Nguồn vốn lớn, phải
huy động được vốn mới có thể hoàn thành. Hơn nữa, nhân dân chủ yếu đi làm
về muộn nên thường phải đi huy động vốn vào buổi tối khi mọi người đã đi làm
về.
2.2. Kết quả thực hiện dự án phát triển cộng đồng
Sau một tháng thực tập tại xã Tứ Xã, nhóm sinh viên cùng người dân tại
địa phương đã hoàn thành suất xắc hai dự án “Phát triển lễ hội Trò Trám” và
“Trồng cây tại các công sở, di tích lịch sử văn hóa”. Các dự án được hoàn thành
đúng tiến độ và có ý nghĩa thực tiễn cao, góp phần xây dựng, phát triển và bảo
tồn các giá trị văn hóa đặc trưng của địa phương.
2.3. Lượng giá dự án
Lượng giá là hoạt động mang tính tổng quát cho từng giai đoạn quan
trọng của dự án, những gì đã làm được và những gì chưa làm được, đặc biệt là
sau khi kết thúc dự án.
2.3.1. Lượng giá dự án “Phát triển lễ hội Trò Trám”


Lễ hội Trò Trám có lẽ là lễ hội duy nhất mang đậm màu sắc phồn thực, đề
cao tính dục của người dân đồng bằng Bắc bộ, nơi vốn mang đậm tín ngưỡng
của nền văn hóa lúa nước, với những lễ đầu xuân cầu cho mưa thuận gió hòa,
mùa màng tươi tốt…Hội Trám được người dân xã Tứ Xã, Lâm Thao, Phú Thọ
bảo tồn từ bao đời nay với đặc trưng riêng của mình.
Sau khi khảo sát thực trạng về lễ hội Trò Trám tại xã Tứ Xã, huyện Lâm
Thao, tỉnh Phú Thọ, chúng tôi nhận thấy đây là một lễ hội có giá trị văn hóa cao,

đã và đang được người dân nơi đây bảo tồn và phát triển. Song lễ hội tại địa
phương mới được khôi phục vẫn còn mặt hạn chế như: trang phục và đạo cụ
dành cho lễ hội chưa đáp ứng được nhu cầu để phục vụ cho lễ hội; sự quảng bá,
giới thiệu về lễ hội còn hạn chế... Trên cơ sở đó, sinh viên đã tiên hành họp dân,
xác định nhu cầu của địa phương, và nhận thấy nhu cầu cấp thiết nhất là may
mới trang phục và đạo cụ cho lễ hội. Chính vì vậy, chúng tôi đã thực hiện dự án
“Phát triển lễ hội Trò Trám” với nội dung mua trang phục biểu diễn, cờ hội, đạo
cụ, áo rước kiệu…
Mặt đã làm được:
Hoàn thành dự án đúng thời gian quy định, đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất
lượng: Đã mua đủ số lượng trang phục, đạo cụ, cờ rước… phục vụ cho lễ hội.
Việc thực hiện tốt dự án đã góp phần xây dựng được sự đồng tình, ủng
hộ, đánh giá cao từ người dân địa phương. Điều đó, giúp sinh viên có thêm động
lực, sự quyết tâm để hoàn thành tốt các dự án, cũng như các đợt thực tập tiếp
theo.


Sinh viên bàn giao trang phục lễ hội Trò Trám

Sinh viên bàn giao trang phục lễ hội Trò Trám


Mặt hạn chế:
Quá trình huy động vốn gặp nhiều khó khăn, nguồn kinh phí để thực
hiện cho dự án còn hạn chế.
Sự hỗ trợ của sinh viên chưa thể hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu theo
kế hoạch dự án đề ra.
2.3.2. Lượng giá dự án “Trồng cây tại các công sở, di tích lịch sử văn hóa”
Đền Xa Lộc, xã Tứ Xã là một trong những ngôi đền tiêu biểu có ảnh
hưởng sâu sắc tới đời sống của người dân huyện Lâm Thao.

Đền Xa Lộc thuộc địa phận khu 1 xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao. Ngôi đền
đang trong quá trình tu sửa, cải tạo cảnh quan. Sau khi khảo sát thực trạng tại
đền nhóm sinh viên thực tập đã tiến hành họp dân nhằm xác định nhu cầu. Trên
cơ sở đó, nhóm sinh viên đã xác định được dự án “Trồng cây trong khuôn viên
Đền Xa Lộc”.
Sau khi xác định được nhu cầu, nhóm sinh viên đã liên kết huy động các
nguồn lực để thực hiện dự án. Trong quá trình huy động nhóm sinh viên đã nhận
được sự quan tâm và ủng hộ từ người dân và chính quyền dịa phương.


Sinh viên huy động nguồn lực từ địa phương

Nhóm sinh viên đã huy động được nguồn kinh phí cho dự án và tiến hành
trồng cây trong khuôn viên đền Xa Lộc (30 cây Lác).

Nhóm sinh viên tiến hành trồng cây tại Đền Xa Lộc


Sinh viên hoàn thành dự án trồng cây tại đền Sa Lộc

2.3.3. Những hoạt độngtình nguyện, trải nghiệm tại cộng đồng
Trong thời gian thực tập, nhóm sinh viên đã tham gia một số hoạt động
khác tại địa phương như: Tham gia hoạt động tình nguyện rọn vệ sinh tại
UBND, trạm y tế, 23 khu dân cư và một số địa điểm khác; phối hợp với Đoàn
thanh niên của xã tổ chức ngày hội rửa tay an toàn cho học sinh tiểu học; sơn
sửa lại dụng cụ của lễ hội Trò Trám… Những hoạt động đó đã giúp sinh viên
gần gũi, gắn bó hơn với người dân tại địa phương, đồng thời giúp chiếm được
nhiều thiện cảm từ người dân trong cộng đồng.



Sinh viên dọn vệ sinh tại khu dân cư

Sinh viên cùng đoàn thanh niên tổ chức ngày hội rửa tay an toàn


Sinh viên sơn sửa lại dụng cụ của lễ hội Trò Trám

2.4. Bàn giao, kết thúc dự án và duy trì dự án phát triển cộng đồng
Sau khi hoàn thành 2 dự án “Phát triển lễ hội Trò Trám” và “Trồng cây
tại các công sở, di tích lịch sử văn hóa” nhóm sinh viên tiến hành bàn giao lại
cho địa phương quản lý. Tiến hành buổi họp với ban lãnh đạo xã Tứ Xã, bàn
giao bằng biên bản bao gồm cả dự án và các nội dung của dự án, tổ chức, xây
dựng và duy trì nhóm lãnh đạo nòng cốt để tiếp quản . Biên bản được lập thành
02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
2.5. Bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện dự án phát triển cộng đồng
2.5.1. Những cảm nghĩ của sinh viên
Có lẽ, với bất kỳ sinh viên nào trên giảng đường đại học cũng sẽ trải qua
các hoạt động thực hành - họat động giúp cho sinh viên vận dụng kiến thức, kỹ
năng tiếp thu được trên lớp vào thực tế, tạo nền tảng cho công việc sau này.


Ngày đầu đến với Tứ Xã, ai cũng rất háo hức và mong đợi, thêm vào đó là
băn khoăn chưa biết bản thân phải làm gì. Vào xã trước tiên được sự tiếp đón
nồng hậu của ban lãnh đạo xã Tứ Xã, đây quả là sự ủng hộ tinh thần tuyệt vời
cho những sinh viên còn đang bước chập chững bước vào nghề, tạo hứng khởi
cho từng thành viên.
Thật không thể quên những ngày tháng ấy. Chia nhóm làm việc: nhóm ở
lại cơ sở làm việc, nhóm đi huy động vốn, nhóm đi liên hệ vật liệu,…mọi người
cùng làm việc hăng say, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân. Tất cả
tạo nên một cảm xúc thật tuyệt vời mà không ai có thể cảm nhận được nếu

không tham gia hoạt động thực tập.
Qua mỗi lần thực hành như vậy, bản thân tôi cũng như những sinh viên
khác được học hỏi rất nhiều. Vừa có cơ hội đến những cộng đồng khác để hiểu
nếp sống, hoàn cảnh của họ, vừa thực hiện các dự án thúc đẩy cộng đồng phát
triển, đồng thời là vận dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực hành. Cụ thể là
lần thực tập này. Chúng tôi cùng người dân làm việc, cùng ăn cùng ở với họ,
lắng nghe, thấu hiểu được họ, được lòng họ dù chỉ là từ những câu từ xưng hô
trong giao tiếp, từ sự nhiệt tình, trái tim nhiệt huyết của tuổi trẻ. Mỗi lần thực
hành là mỗi lần thêm kinh nghiệm, là học hỏi được những điều lớn lao. Trở về
trường tiếp tục hoạt động học tập của mình nhưng vẫn nhớ đến Tứ Xã, nhớ đến
những gì đã học tập thêm được, nhớ rằng bản thân cũng có thể vượt qua được
những trở ngại, khó khăn, và tiếp theo đó là chuẩn bị tinh thần cho đợt thực tập
tiếp theo với đầy những khó khăn thử thách trước mắt, nhưng cũng tràn ngập sự
hứng khởi để sẵn sàng tiếp thu những kinh nghiệm mới.
2.5.2. Cảm nhận về quá trình làm việc tại cộng đồng
Qua quá trình sinh viên tiếp cận, tìm hiểu và “Cùng ăn,cùng ở, cùng làm”
với bà con nhân dân tại địa phương tuy chưa dài, nhưng với một tháng đó, bản
thân chúng em có một vài cảm nhận, suy nghĩ sau:
Về cộng đồng: Đây là một xã còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng tuy đã
được đầu tư xây dựng khá hoàn chỉnh song vẫn chưa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt,


×