Tải bản đầy đủ (.doc) (353 trang)

TẬP HỆ THỐNG HÓA CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CÒN HIỆU LỰC DO HĐND, UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG BAN HÀNH TRONG KỲ HỆ THỐNG HÓA 1997 – 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.12 MB, 353 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

TẬP HỆ
HÓA

THỐNG

CÁC VĂN BẢN
QUY PHẠM
PHÁP LUẬT
CÒN HIỆU LỰC
DO HĐND,
UBND TỈNH
BÌNH DƯƠNG
BAN HÀNH
TRONG KỲ HỆ THỐNG HÓA 1997 – 2013
THUỘC LĨNH VỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN
CHỨC; DÂN TỘC, TÔN GIÁO; TỔ CHỨC BỘ MÁY
NHÀ NƯỚC; TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI, HỘI;
THI ĐUA, KHEN THƯỞNG VÀ VĂN THU, LƯU TRỮ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 695/QĐ-UBND
ngày 28 tháng 3 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)

Bình Dương, tháng 03 năm 2014

1



MỤC LỤC
CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO HĐND, UBND TỈNH BAN HÀNH
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2013 CÒN HIỆU LỰC PHÁP LUẬT
THUỘC CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ NỘI VỤ

I. LĨNH VỰC TỔ CHỨC BỘ MÁY
1. Quyết định số 112/2003/QĐ.UB ngày 09/4/2003 của UBND tỉnh về việc ban
hành Bản quy định về tổ chức và hoạt động của Trung tâm dịch vụ phát thanh truyền
hình tỉnh Bình Dương......................................................................................................6
2. Quyết định số 06/2004/QĐ-UB ngày 15/1/2004 của UBND tỉnh Bình Dương
về việc uỷ quyền cho phép thành lập Hội khuyến học cơ sở............................................10
3. Quyết định số 10/2008/QĐ-UBND ngày 14/3/2008 của UBND tỉnh về việc
quy định tổ chức và chức năng của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh
Bình Dương...................................................................................................................... 11
4. Quyết định số 11/2008/QĐ-UBND ngày 14/3/2008 của UBND tỉnh về việc
quy định tổ chức và chức năng của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp
huyện trên địa bàn tỉnh Bình Dương................................................................................15
5. Quyết định số 72/2009/QĐ-UBND ngày 23/10/2009 của UBND tỉnh về việc
ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Thủ Dầu Một....................18
6. Quyết định số 33/2010/QĐ-UBND ngày 13/9/2010 của UBND tỉnh ban hành
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Thi đua – Khen
thưởng trực thuộc Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương................................................................36
7. Quyết định số 34/2010/QĐ-UBND ngày 11/10/2010 của UBND tỉnh về việc
ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Văn
thư lưu trữ trực thuộc Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương...........................................................41
8. Quyết định 08/2011/QĐ-UBND ngày 25/4/2011 của UBND tỉnh ban hành
quy định chức năng, nhiệm vụ của Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương.....................................46
9. Quyết định 23/2011/QĐ-UBND ngày 15/8/2011 của UBND tỉnh ban hành
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tôn giáo trực
thuộc Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương....................................................................................56

10. Quyết định số 04/2012/QĐ-UBND ngày 16/1/2012 của UBND tỉnh ban
hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài phát thanh và
Truyền hình tỉnh Bình Dương.........................................................................................62
II. LĨNH VỰC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

2


1. Chỉ thị số 34/2006/CT-UBND ngày 16/10/2006 của UBND tỉnh về việc giảm
văn bản, giấy tờ và chấn chỉnh kỷ luật, kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động của các cơ
quan hành chính nhà nước................................................................................................68
2. Nghị quyết số 39/2008/NQ-HĐND7 ngày 17/10/2008 của HĐND tỉnh Bình
Dương về chế độ phụ cấp đối với cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận hồ
sơ và trả kết quả...............................................................................................................71
3. Quyết định số 01/2009/QĐ-UBND ngày 13/01/2009 của UBND tỉnh về việc
phụ cấp cho cán bộ, công chức làm tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và Trả kết quả............72
III. LĨNH VỰC XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN
1. Chỉ thị số 13/1998/CT-UB ngày 18/06/1998 của UBND tỉnh về việc triển khai
thực hiện quy chế dân chủ ở xã........................................................................................74
2. Quyết định số 241/2003/QĐ-UB ngày 29/09/2003 của UBND tỉnh về việc ban
hành quy định về tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố..................................................77
3. Chỉ thị số 08/2005/CT-UB ngày 27/01/2005 của UBND tỉnh về việc thực hiện
quy chế dân chủ theo Nghị định 71/1998/NĐ-CP đối với cơ quan hành chính cấp xã,
phường, thị trấn............................................................................................................... 85
4. Chỉ thị số 37/2006/CT-UBND ngày 21/11/2006 của UBND tỉnh về việc tăng
cường công tác dân vận trên địa bàn tỉnh.........................................................................87
5. Quyết định số 30/2007QĐ-UBND ngày 27/03/2007 của UBND tỉnh về việc
Quy định mức phụ cấp cán bộ Cụm văn hóa thể thao liên xã...........................................89
6. Quyết định số 50/2007/QĐ-UBND ngày 31/5/2007 của UBND tỉnh về việc
ban hành tiêu chuẩn chức danh cán bộ chuyên trách và công chức xã, phường, thị trấn. .90

7. Chỉ thị số 25/2007/CT-UBND ngày 02/08/2007 của UBND tỉnh về triển khai
Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn........................................................103
8. Quyết định 25/2008/QĐ-UBND ngày 07/07/2008 của UBND tỉnh về việc ban
hành quy định về quy trình bầu cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng ấp, Trưởng khu phố
trên địa bàn tỉnh Bình Dương.........................................................................................105
9. Chỉ thị số 06/2008/CT-UBND ngày 07/07/2008 của UBND tỉnh về việc tăng
cường thực hiện Nghị định 71/1998/NĐ-CP ngày 08/9/1998 của Chính phủ về quy chế
thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan..............................................................116
10. Nghị quyết số 40/2009/NQ-HĐND7 ngày 16/12/2009 của HĐND tỉnh về
việc thực hiện chế độ phụ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, viên chức, những
người hoạt động không chuyên trách đang công tác tại 13 xã còn nhiều khó khăn trên
địa bàn tỉnh Bình Dương................................................................................................118
11. Nghị quyết số 41/2009/NQ-HĐND7 ngày 16/12/2009 của HĐND tỉnh về
việc hỗ trợ đối với viên chức cấp xã có trình độ sơ cấp chuyên môn thực hiện chế độ
3


phụ cấp, hỗ trợ những người hoạt động không chuyên trách cấp xã và cán bộ ấp, khu
phố; quy định chức danh những người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn
tỉnh Bình Dương............................................................................................................120
12. Quyết định số 93/2009/QĐ-UBND ngày 21/12/2009 của UBND tỉnh về thực
hiện chế độ trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, viên chức và những người hoạt
động không chuyên trách đang công tác tại 13 xã còn nhiều khó khăn trên địa bàn tỉnh
Bình Dương..............................................................................................................124125
13. Nghị quyết 59/2011/NQ-HĐND8 ngày 09/12/2011 của HĐND tỉnh về việc
sửa đổi quy định chế độ hỗ trợ đối với công chức cấp xã có trình độ sơ cấp chuyên môn,
những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, cán bộ ấp, khu phố; bổ sung chức
danh những người hoạt động không chuyên trách cấp xã và sửa đổi kinh phí hoạt động
của ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Bình Dương..............................................................126
14. Quyết định số 73/2011/QĐ-UBND ngày 20/12/2011 của UBND tỉnh về việc

ban hành quy định số lượng, chức danh, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công
chức, những người hoạt động không chuyên trách cấp xã và cán bộ ấp, khu phố và kinh
phí hoạt động ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Bình Dương..............................................129
15. Quyết định số 39/2012/QĐ-UBND ngày 11/09/2012 của UBND tỉnh về việc
ban hành Quy định chế độ quản lý cán bộ, công chức và những người hoạt động không
chuyên trách ở xã, phường, thị trấn...............................................................................143
16. Quyết định số 16/2013/QĐ-UBND ngày 17/06/2013 của UBND tỉnh ban
hành Quy định về tiêu chuẩn, chức danh công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh
Bình Dương…………………………………………………………………………....150
17. Quyết định số 23/2013/QĐ-UBND ngày 21/08/2013 của UBND tỉnh về việc
bố trí và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức dự nguồn các xã,
phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Dương..............................................................156
18. Quyết định số 32/2013/QĐ-UBND ngày 25/10/2013 của UBND tỉnh ban
hành Quy định về chế độ tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh
Bình Dương.................................................................................................................... 158
IV. LĨNH VỰC ĐÀO TẠO
1. Quyết định số 112/2007/QĐ-UBND ngày 22/10/2007 của UBND tỉnh về việc
ban hành Quy định về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh
Bình Dương...................................................................................................................171
2. Nghị quyết số 58/2011/NQ-HĐND8 ngày 09/12/2011 của HĐND về chính
sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương.....182
3. Quyết định số 74/2011/QĐ-UBND ngày 21/12/2011 của UBND tỉnh Quy
định về chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình
Dương.......................................................................................................................... .197

4


4. Quyết định số 30/2012/QĐ-UBND ngày 01/08/2012 của UBND tỉnh về việc
Quy định chính sách thu hút người có học hàm, học vị về công tác tại Trường Đại học

Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương....................................................................................215
V. LĨNH VỰC BIÊN CHẾ
1. Quyết định số 25/2007/QĐ-UBND ngày 15/03/2007 của UBND tỉnh về việc
ban hành Quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục, bổ nhiệm, bãi nhiệm, thay thế và
xếp phụ cấp kế toán truởng, phụ trách kế toán trong các đơn vị kế toán thuộc lĩnh vực kế
toán nhà nước trên địa bàn tình Bình Dưong..................................................................221
VI. LĨNH VỰC QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
1. Chỉ thị số 30/1999/CT.CT ngày 30/9/1999 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc
thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ............................................................................227
2. Chỉ thị số 41/2007/CT-UBND ngày 18/12/2007 của UBND tỉnh về việc thực
hiện Quy chế văn hóa công sở và quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong
các cơ quan hành chính nhà nước..................................................................................229
3. Chỉ thị 13/2008/CT-UBND ngày 02/12/2008 của UBND tỉnh về việc chấn
chỉnh lề lối làm việc.......................................................................................................230
4. Quyết định số 16/2008/QĐ-UBND ngày 29/04/2008 của UBND tỉnh về việc
ban hành Quy định phân cấp quản lý tổ chức, biên chế và cán bộ, công chức, viên chức
tỉnh Bình Dương............................................................................................................232
5. Quyết định số 17/2008/QĐ-UBND ngày 15/05/2008 của UBND tỉnh về việc
ban hành Quy định phân cấp quản lý cán bộ, viên chức các đơn vị sự nghiệp giáo dục và
đào tạo tỉnh Bình Dương...............................................................................................245
6. Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND ngày 30/8/2011 của UBND tỉnh về việc
ban hành Quy chế tuyển dụng công chức trên địa bàn tỉnh Bình Dương.......................252
7. Quyết định số 05/2013/QĐ-UBND ngày 20/03/2013 của UBND tỉnh về việc
ban hành quy định về nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong
thực hiện nhiệm vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Bình Dương.................271
8. Quyết định số 27/2013/QĐ-UBND ngày 25/09/2013 của UBND tỉnh Bình
Dương ban hành Quy định tiêu chuẩn chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Sở
và tương đương.............................................................................................................276
VII. LĨNH VỰC VĂN THƯ-LƯU TRỮ
1. Quyết định số 66/2009/QĐ-UBND ngày 18/9/2009 của UBND tỉnh về việc

ban hành Quy định về công tác văn thư trên địa bàn tỉnh..............................................282
2. Quyết định số 44/2011/QĐ-UBND ngày 18/10/2011 của UBND tỉnh về việc
quy định đơn giá chỉnh lý tài liệu giấy trên địa bàn tỉnh Bình Dương...........................292
5


3. Quyết định số 53/2012/QĐ-UBND ngày 12/12/2012 của UBND tỉnh quy định
công tác văn thư, lưu trữ của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị
trấn trên địa bàn tỉnh Bình Dương.................................................................................294
4. Chỉ thị số 03/2013/CT-UBND ngày 08/7/2013 của UBND tỉnh về việc tăng
cường quản lý công tác văn thư, lưu trữ trên địa bàn tỉnh.............................................307
VIII. LĨNH VỰC THI ĐUA-KHEN THƯỞNG
1. Quyết định số 194/2006/QĐ-UBND ngày 08/8/2006 của UBND tỉnh ban
hành quy định tổ chức chia cụm, khối thi đua và việc thực hiện chấm điểm xếp hạng thi
đua khen thưởng............................................................................................................310
2. Quyết định số 05/2011/QĐ-UBND ngày 29/3/2011 của UBND tỉnh ban hành
Quy định về khen thưởng, tôn vinh, công nhận danh hiệu “Chủ trang trại tiêu biểu tỉnh
Bình Dương”..................................................................................................................319
3. Quyết định số 43/2011/QĐ-UBND ngày 17/10/2011 của UBND tỉnh ban hành
quy định đối tượng, tiêu chí, trình tự thủ tục xét khen thưởng danh hiệu “Doanh nghiệp
xuất sắc”, “Doanh nhân xuất sắc” trên địa bàn tỉnh Bình Dương...................................324
4. Quyết định số 15/2013/QĐ-UBND ngày 30/5/2013 của UBND tỉnh ban hành
quy định về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.....................327

*Tổng số: 52 văn bản.

6


ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH BÌNH DƯƠNG

C ỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

***

----------------------------------

Số: 112/2003/QĐ-UB

Bình Dương, ngày 09 tháng 04 năm 2003

QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN
V/v Ban hành bản Quy định về tổ chức và hoạt động của
Trung tâm Dịch vụ phát thanh truyền hình tỉnh Bình Dương
---------ỦY BAN NHÂN DÂN
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Nghị định số 10/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài
chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu và Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày
21/3/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 10/NĐ-CP ngày
16/01/2002 của Chính phủ;
- Căn cứ Quyết định số 01/2003/QĐ-UB ngày 03/01/2003 của Uỷ ban nhân dân
tỉnh về việc thành lập Trung tâm Dịch vụ Phát thanh truyền hình tỉnh Bình Dương;
- Theo đề nghị của Giám đốc Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh tại tờ trình số
391/TT-PTTH ngày 20/12/2002; Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá tại văn bản số
244/CV-TCVG ngày 19/3/2003 và Trưởng Ban Tổ chức chính quyền tại tờ trình số
175/TT-TC ngày 02/4/2003.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này bản quy định về tổ chức và hoạt động

của Trung tâm Dịch vụ Phát thanh truyền hình tỉnh Bình Dương;
Điều 2: Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân & Uỷ ban nhân dân tỉnh, Trưởng
Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính - vật giá, Giám đốc Đài Phát
thanh Truyền hình, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Phát thanh truyền hình và Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này kể từ ngày ký./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Đã ký : Hồ Minh Phương

7


QUY ĐỊNH
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM DỊCH VỤ
PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Ban hành kèm Quyết định số: 112/2003/QĐ-UB
ngày 09/04/2003 của Uỷ ban nhân dân tỉnh )

--------CHƯƠNG I
VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
Điều 1: Vị trí : Trung tâm Dịch vụ Phát thanh Truyền hình Bình Dương (sau đây
gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp có thu. Trung tâm chịu sự quản lý và chỉ đạo
trực tiếp về mọi mặt của Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương.
Điều 2: Trung tâm có chức năng:
- Vận động các tổ chức, cá nhân doanh nghiệp thực hiện quảng cáo, tài trợ cho các
chương trình trên sóng phát thanh - truyền hình Bình Dương.
- Thực hiện các loại hình dịch vụ phát thanh - truyền hình được Nhà nước cho
phép.
Điều 3: Trung tâm có nhiệm vụ:
1- Xây dựng kế hoạch quảng cáo, thu hút tài trợ và thực hiện các loại hình dịch vụ

phát thanh - truyền hình được các cấp thẩm quyền phê duyệt hàng năm, tổ chức thực
hiện theo chương trình, kế hoạch được giao.
2- Thực hiện các hợp đồng quảng cáo, thông tin kinh tế trên sóng Phát thanh và
Truyền hình Bình Dương.
3- Vận động các nguồn kinh phí tài trợ cho các chương trình phát thanh - truyền
hình thường xuyên và đột xuất do Đài tổ chức sản xuất.
4- Trao đổi, mua bán bản quyền phim truyện và các chương trình khác do Đài sản
xuất, đảm bảo nhu cầu phát sóng cho Đài.
5- Quản lý và khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất và các phương tiện kỹ thuật
được giao.
6- Thực hiện các loại hình dịch vụ phát thanh - truyền hình bao gồm:
- Dịch vụ in sang mua bán, trao đổi các loại băng đĩa hình do Đài sản xuất.
- Dịch vụ sản xuất băng đĩa hình theo đơn đặt hàng của các đơn vị, cá nhân và các
tổ chức kinh tế.
- Dịch vụ gia công lắp đặt, sửa chữa, cho thuê các trang thiết bị phát thanh truyền
hình.
- Thực hiện bản tin Phát thanh và Truyền hình Bình Dương bằng thể loại báo viết
nhằm quảng bá rộng rãi chương trình của Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương
đến mọi tầng lớp nhân dân.
Điều 4: Quyền hạn:
1- Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho
bạc Nhà nước và Ngân hàng để hoạt động.
8


2- Trung tâm được mở chi nhánh, đại lý ở các tỉnh thành trong cả nước nhằm thu
hút nguồn quảng cáo, tài trợ và các dịch vụ phát thanh truyền hình.
3- Thực hiện chế độ đào tạo huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo cho bộ
máy của Trung tâm hoạt động hiệu quả.
4- Tổ chức bộ máy và thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ công chức và

nhân viên của Trung tâm theo quy định của Nhà nước.
CHƯƠNG II
TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC
Điều 5: Tổ chức bộ máy của Trung tâm
Trung tâm có một Giám đốc do Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm, miễn
nhiệm; các Phó Giám đốc do Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương bổ
nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở thống nhất với Trưởng ban Tổ chức Chính quyền tỉnh.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm như sau :
- Phòng Tiếp thị - Quảng cáo
- Phòng Kỹ thuật - Dịch vụ
- Phòng Hành chính - Tài chính
- Chi nhánh Trung tâm tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn các phòng và chi nhánh do Giám đốc Trung tâm
quy định trong phạm vi chức năng nhiệm vụ quyền hạn được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao.
Điều 6: Chế độ hoạt động:
1- Trung tâm hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại bản quy
định này và theo kế hoạch hàng năm đã được phê duyệt.
2- Trung tâm hoạt động theo chế độ thủ trưởng. Giám đốc Trung tâm chịu trách
nhiệm trước Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình về mọi mặt hoạt động của Trung
tâm.
3- Các Phó Giám đốc được Giám đốc Trung tâm phân công phụ trách từng mặt
công tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về lĩnh vực công tác được phân công;
đồng thời liên đới cùng Giám đốc chịu trách nhiệm trước cấp trên về lĩnh vực công tác
được giao.
CHƯƠNG III
CƠ CHẾ TÀI CHÍNH
Điều 7: Chế độ tài chính của Trung tâm thực hiện theo quy định về chế độ tài
chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu tại Nghị định số 10/NĐ-CP ngày 16/01/2002
của Chính phủ và Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 10/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ;

- Công tác kế toán, thống kê và báo cáo tài chính áp dụng chế độ kế toán thống kê
cho đơn vị hành chính sự nghiệp theo quyết định số 999/TC/QĐ/CĐKT ngày
02/11/1996; các thông tư sửa đổi, bổ sung quyết định số 999-TC/QĐ.CĐKT và thông tư
số 121/2002/TT-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán cho đơn vị
sự nghiệp có thu;
9


- Hàng quý, năm Trung tâm lập báo cáo quyết toán thu chi gởi cơ quan chủ quản,
cơ quan tài chính. Cơ quan chủ quản xét duyệt và cơ quan tài chính thẩm định báo cáo
quyết toán của Trung tâm theo quy định hiện hành;
- Trung tâm Dịch vụ phát thanh truyền hình thực hiện công khai tài chính theo quy
định hiện hành.
CHƯƠNG IV
MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC
Điều 8: Trung tâm có mối quan hệ với các ngành, các cấp và các tổ chức như sau:
1- Với ngành Văn hóa Thông tin:Trung tâm chịu sự quản lý Nhà nước của
ngành Văn hóa - Thông tin về các hoạt động quảng cáo và dịch vụ phát thanh truyền hình.
2- Với Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương: Trung tâm chịu sự quản lý
trực tiếp và toàn diện của Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương. Giám đốc Trung
tâm có trách nhiệm báo cáo về toàn bộ mọi hoạt động của Trung tâm cho Giám đốc Đài
theo chế độ định kỳ và đột xuất khi được yêu cầu.
3- Với các cơ quan đơn vị và tổ chức kinh tế :Trung tâm chủ động tạo mối quan
hệ để thực hiện hoạt động quảng cáo và dịch vụ phát thanh - truyền hình theo quy định
của Nhà nước
CHƯƠNG V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 9: Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Việc sửa đổi, bổ sung bản Quy
định này do Giám đốc Trung tâm đề nghị Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình
thống nhất với Trưởng ban Tổ chức chính quyền trình Uỷ Ban nhân dân tỉnh xem xét

quyết định./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Đã ký : Hồ Minh Phương

10


11


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
Số: 10/2008/QĐ-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thủ Dầu Một, ngày 14 tháng 3 năm 2008

QUYẾT ĐỊNH
Về việc quy định tổ chức và chức năng của các cơ quan
chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ
chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 45/TTr-SNV ngày 06/3/2008,
QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quy định tổ chức và chức năng của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban
nhân dân tỉnh Bình Dương gồm 18 cơ quan sau đây:
1. Sở Nội vụ: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về nội vụ, gồm: Tổ chức bộ máy; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp;
cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức,
viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; tổ chức hội, tổ chức phi
Chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua - khen thưởng.
2. Sở Tư pháp: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về: Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản
quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; công chứng;
chứng thực; nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; trọng tài thương mại; hộ tịch; quốc
tịch; lý lịch tư pháp; luật sư; tư vấn pháp luật; trợ giúp pháp lý; giám định tư pháp; hòa
giải ở cơ sở; bán đấu giá tài sản liên quan đến thi hành án và công tác tư pháp khác theo
quy định của pháp luật.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, bao gồm các lĩnh vực: Tổng hợp về quy
hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ chế, chính
sách quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài ở
địa phương; đăng ký kinh doanh; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh
nghiệp, hợp tác xã, kinh tế tư nhân.
4. Sở Tài chính: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về: Tài chính; ngân sách Nhà nước; thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân
sách Nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; kế
toán; kiểm toán độc lập; giá cả và hoạt động dịch vụ tài chính tại địa phương theo quy
định của pháp luật.
12


5. Sở Công thương: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, bao gồm các

ngành và lĩnh vực: Cơ khí; luyện kim; điện; năng lượng mới; năng lượng tái tạo; hóa
chất; vật liệu nổ công nghiệp; công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản; công
nghiệp tiêu dùng; công nghiệp thực phẩm; công nghiệp chế biến khác; lưu thông hàng
hóa trên địa bàn; xuất khẩu, nhập khẩu; quản lý thị trường; xúc tiến thương mại; thương
mại điện tử; dịch vụ thương mại; hội nhập kinh tế; thương mại quốc tế; quản lý cụm
công nghiệp và điểm công nghiệp trên địa bàn.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy
sản; thủy lợi và phát triển nông thôn; phòng, chống lụt, bão; an toàn nông sản, lâm sản,
thủy sản và muối trong quá trình sản xuất đến khi đưa ra thị trường.
7. Sở Giao thông Vận tải: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về giao thông vận tải, gồm: Đường bộ; đường thủy; vận tải; an
toàn giao thông.
8. Sở Xây dựng: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về: Xây dựng; vật liệu xây dựng; nhà ở và công sở; kiến trúc, quy hoạch
xây dựng; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công
nghệ cao (bao gồm: Kết cấu hạ tầng đô thị; cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, chiếu
sáng, công viên cây xanh, nghĩa trang, rác thải đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất,
khu kinh tế, khu công nghệ cao); phát triển đô thị; kinh doanh bất động sản.
9. Sở Tài nguyên và Môi trường: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về: Tài nguyên đất; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng
sản; địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ.
10. Sở Thông tin và Truyền thông: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về: Báo chí; xuất bản; bưu chính và chuyển phát; viễn
thông và Internet; truyền dẫn phát sóng; tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, điện
tử; phát thanh và truyền hình; cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông; quảng cáo trên các
phương tiện báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm.
11. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Lao động; việc làm; dạy nghề;
tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có

công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội (gọi chung
là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội); bình đẳng giới.
12. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về: Văn hóa; thể dục, thể thao và du lịch; gia đình;
quảng cáo (trừ quảng cáo trên các phương tiện báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất
bản phẩm).
13. Sở Khoa học và Công nghệ: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về: Hoạt động khoa học và công nghệ; phát triển tiềm lực
khoa học và công nghệ; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; sở hữu trí tuệ; ứng dụng bức
xạ và đồng vị phóng xạ; an toàn bức xạ và hạt nhân.
14. Sở Giáo dục và Đào tạo: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, bao gồm: Mục tiêu, chương trình, nội
dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục;
13


tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp
văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.
15. Sở Y tế: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về: Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, gồm: Y tế dự phòng; khám, chữa
bệnh; phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người;
mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; trang thiết bị y tế; dân số; bảo hiểm y tế.
16. Sở Ngoại vụ: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản
lý nhà nước các hoạt động đối ngoại tại địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ,
quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.
17. Thanh tra tỉnh: là cơ quan ngang sở, tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra và phòng, chống tham nhũng.
18. Văn phòng Uỷ ban nhân dân: là cơ quan ngang sở và là bộ máy giúp việc của
Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh; có chức năng tham mưu tổng hợp,

giúp Uỷ ban nhân dân tổ chức các hoạt động chung của Uỷ ban nhân dân; tham mưu,
giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân và các Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân về chỉ đạo điều
hành các hoạt động chung của bộ máy hành chính ở địa phương; bảo đảm cung cấp
thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân và
thông tin cho công chúng theo quy định của pháp luật; bảo đảm các điều kiện vật chất
kỹ thuật cho hoạt động của Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân.
Điều 2. Để thực hiện tổ chức và chức năng các cơ quan chuyên môn được quy
định tại Điều 1, trên cơ sở tổ chức và chức năng hiện tại, giao cho Sở Nội vụ tham mưu
trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành các quyết định:
1. Chuyển chức năng và tổ chức, nhân sự làm công tác dân tộc từ Ban Tôn giáo –
Dân tộc về Văn phòng UBND tỉnh, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Uỷ ban nhân dân tỉnh;
2. Sáp nhập Ban Tôn giáo – Dân tộc (sau khi đã chuyển công tác dân tộc về Văn
phòng UBND tỉnh) và Ban Thi đua – Khen thưởng vào Sở Nội vụ;
3. Chuyển chức năng và tổ chức, nhân sự làm công tác quản lý nhà nước về văn
thư lưu trữ nhà nước từ Văn phòng UBND tỉnh về Sở Nội vụ; đồng thời chuyển Trung
tâm Lưu trữ trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh về trực thuộc Sở Nội vụ;
4. Chuyển chức năng và tổ chức, nhân sự làm công tác quản lý nhà nước về du lịch
từ Sở Thương mại và Du lịch về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
5. Hợp nhất Sở Công nghiệp với Sở Thương mại và Du lịch thành Sở Công
thương; đồng thời chuyển các tổ chức trực thuộc Sở Công nghiệp và Sở Thương mại về
trực thuộc Sở Công thương;
6. Chuyển chức năng và tổ chức, nhân sự làm công tác quản lý nhà nước về báo
chí, xuất bản từ Sở Văn hóa Thông tin về Sở Bưu chính, Viễn thông;
7. Thành lập Sở Thông tin và Truyền thông trên cơ sở Sở Bưu chính, Viễn thông và
tiếp nhận chức năng và tổ chức, nhân sự làm công tác quản lý nhà nước về báo chí, xuất
bản từ Sở Văn hóa Thông tin chuyển sang;
8. Hợp nhất Sở Văn hóa Thông tin với Sở Thể dục Thể thao và tiếp nhận chức
năng và tổ chức, nhân sự làm công tác quản lý nhà nước về du lịch từ Sở Thương mại và
Du lịch, chức năng và tổ chức, nhân sự làm công tác quản lý nhà nước về gia đình từ Uỷ
14



ban Dân số, Gia đình và Trẻ em để thành Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; chuyển các
tổ chức trực thuộc Sở Văn hóa Thông tin và Sở Thể dục Thể thao về trực thuộc Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch;
9. Giải thể Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, chuyển các chức năng và tổ chức,
nhân sự tương ứng của cơ quan này về các cơ quan sau:
- Quản lý nhà nước về dân số về Sở Y tế và chuyển Trung tâm Tư vấn, Dịch vụ dân
số, gia đình và trẻ em về trực thuộc Sở Y tế;
- Quản lý nhà nước về gia đình về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Quản lý nhà nước về trẻ em về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và chuyển
Quỹ Bảo trợ trẻ em về trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan có tên tại Điều 2 chịu trách nhiệm chuẩn bị những
nội dung công việc có liên quan để thực hiện việc bàn giao, tiếp nhận về chức năng, tổ
chức, nhân sự, tài chính, tài sản, hồ sơ tài liệu,… khi các quyết định sắp xếp của Uỷ ban
nhân dân tỉnh có hiệu lực thi hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng
các cơ quan đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này thay thế Quyết định số 05/2005/QĐ-UB ngày 12/01/2005 của Uỷ
ban nhân dân tỉnh và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Đã ký: Nguyễn Hoàng Sơn

15


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
Số: 11/2008/QĐ-UBND


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thủ Dầu Một, ngày 14 tháng 3 năm 2008

QUYẾT ĐỊNH
Về việc quy định tổ chức và chức năng của các cơ quan chuyên môn
thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Dương
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ
chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 45/TTr-SNV ngày 06/3/2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy định tổ chức và chức năng của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban
nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Dương gồm 12 phòng và tương đương như
sau:
1. Phòng Nội vụ: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức
năng quản lý nhà nước các lĩnh vực: Tổ chức; biên chế các cơ quan hành chính, sự
nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán
bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; hội, tổ chức
phi Chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua - khen thưởng.
2. Phòng Tư pháp: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về: Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử
lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; chứng
thực; hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hòa giải ở cơ sở và các công tác tư pháp khác.
3. Phòng Tài chính - Kế hoạch: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Tài chính, tài sản; kế hoạch và đầu tư;
đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể,

kinh tế tư nhân.
4. Phòng Tài nguyên và Môi trường: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tài nguyên đất; tài nguyên nước; tài nguyên
khoáng sản; môi trường; khí tượng, thủy văn; đo đạc, bản đồ.

16


5. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân
cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Lao động; việc làm;
dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao
động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã
hội; bình đẳng giới.
6. Phòng Văn hóa và Thông tin: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về: Văn hóa; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; bưu
chính, viễn thông và Internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh; báo chí;
xuất bản.
7. Phòng Giáo dục và Đào tạo: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm: Mục
tiêu, chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn
cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em;
quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.
8. Phòng Y tế: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, gồm: Y tế cơ sở; y tế dự
phòng; khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòng bệnh,
chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; trang thiết bị
y tế; dân số.
9. Phòng Kinh tế: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy lợi; thủy sản;
phát triển nông thôn; tiểu thủ công nghiệp; khoa học và công nghệ; công nghiệp; thương

mại.
10. Phòng Quản lý đô thị: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về kiến trúc; quy hoạch xây dựng; phát triển đô thị; nhà ở
và công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: Cấp, thoát
nước; vệ sinh môi trường đô thị; công viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải; bến, bãi đỗ
xe đô thị).
11. Thanh tra huyện: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi
quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh
tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp
luật.
12. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân: Tham mưu tổng hợp cho
Uỷ ban nhân dân về hoạt động của Uỷ ban nhân dân; tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân
cấp huyện về công tác dân tộc; tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân về chỉ đạo,
điều hành của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt
động của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương;
đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân
dân.
Điều 2. Để thực hiện tổ chức và chức năng cơ quan chuyên môn cấp huyện được
quy định tại Điều 1, trên cơ sở tổ chức và chức năng của cơ quan chuyên môn cấp huyện
hiện nay, giao cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện ban hành và tổ chức triển khai thực hiện
các quyết định:
17


1. Chuyển chức năng, nhân sự làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo và văn
thư lưu trữ nhà nước từ Văn phòng HĐND-UBND về Phòng Nội vụ.
2. Đổi tên Phòng Văn hóa - Thông tin - Thể thao thành Phòng Văn hóa và Thông
tin.
3. Chuyển chức năng, nhân sự làm công tác quản lý nhà nước về du lịch từ Phòng

Kinh tế về Phòng Văn hóa và Thông tin.
4. Chuyển chức năng, nhân sự làm công tác quản lý nhà nước về bưu chính, viễn
thông từ Phòng Quản lý đô thị về Phòng Văn hóa và Thông tin.
5. Giải thể Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em cấp huyện và chuyển các chức
năng, nhân sự tương ứng của cơ quan này về các cơ quan sau đây:
- Quản lý nhà nước về dân số về Phòng Y tế;
- Quản lý nhà nước về gia đình về Phòng Văn hóa và Thông tin;
- Quản lý nhà nước về trẻ em về Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Thủ trưởng các cơ quan đơn vị có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này thay thế Quyết định số 06/2005/QĐ-UB ngày 12/01/2005 của Uỷ
ban nhân dân tỉnh và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Đã ký: Nguyễn Hoàng Sơn

18


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: 72/2009/QĐ-UBND

Thủ Dầu Một, ngày 23 tháng 10 năm 2009

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động
của Trường Đại học Thủ Dầu Một
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg ngày 30/7/2003 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành “Điều lệ trường đại học”;
Căn cứ Quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 24/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về
việc thành lập Trường Đại học Thủ Dầu Một trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Sư
phạm Bình Dương;
Theo đề nghị của Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ Dầu Một tại Tờ trình số
29/TTr-ĐHTDM ngày 12/10/2009 và Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 616/TTr- SNV
ngày 23/10/2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của
Trường Đại học Thủ Dầu Một.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc
Sở Tài chính, Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ Dầu Một và Thủ trưởng các cơ quan,
đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký ./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Đã ký: Nguyễn Hoàng Sơn

19


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

QUY CHẾ
Tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Thủ Dầu Một
(Ban hành kèm theo Quyết định số 72/2009/QĐ-UBND
ngày 23 tháng 10 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Điều 1. Vị trí
1. Tên trường:
- Tên tiếng Việt: Trường ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT;
- Tên tiếng Anh: Thu Dau Mot University;
- Tên viết tắt: TDMU.
2. Trường Đại học Thủ Dầu Một là trường đại học công lập đa ngành, đa lĩnh
vực, đa cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam do Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập.
Trường Đại học Thủ Dầu Một có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được
mở tài khoản tại các ngân hàng, Kho bạc Nhà nước.
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương là cơ quan chủ quản của Trường Đại học Thủ
Dầu Một. Trường Đại học Thủ Dầu Một chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
3. Trụ sở:
- Trụ sở hiện hữu: Số 6 đường Trần Văn Ơn, phường Phú Hòa, thị xã Thủ Dầu
Một, tỉnh Bình Dương;
Điện thoại: (0650) 3822518
Fax: (0650) 3837150
Website: thudaumot.edu.vn

- Trụ sở tương lai: xã Thới Hòa, huyện Bến Cát, thị xã Thủ Dầu Một.
Điều 2. Sứ Mệnh
Trường Đại học Thủ Dầu Một thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo đại học,
sau đại học để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Bình Dương,
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cũng như đổi mới và phát triển giáo dục
đại học Việt Nam, nhằm đạt được uy tín ngang bằng với đại học của các nước tiên tiến
trong khu vực và thế giới.
Điều 3. Mục tiêu
Trường Đại học Thủ Dầu Một là trường trọng điểm được xây dựng, phát triển, trở
thành trung tâm đào tạo - nghiên cứu phát triển KHCN, trung tâm văn hóa - giáo dục
hàng đầu của tỉnh và khu vực;
20


Thông qua phát triển các hoạt động đào tạo nhân lực gắn với yêu cầu của sự
nghiệp phát triển KT-XH tỉnh, thông qua các hoạt động văn hóa xã hội và các hoạt động
khác, nhà trường cần từng bước khẳng định vai trò như một nhân tố động lực có ảnh
hưởng quan trọng đối với toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương cũng như
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phấn đấu để năm 2020, Trường Đại học Thủ Dầu
Một đạt được trình độ phát triển chung của các trường đại học trong khu vực.
Cùng với hoạt động đào tạo, hoạt động nghiên cứu - phát triển khoa học công
nghệ cũng là hoạt động chính của Trường Đại học Thủ Dầu Một. Phương hướng nội
dung nghiên cứu trước hết liên quan đến những nhiệm vụ nhằm hoàn thiện chương
trình, nội dung, giáo trình đào tạo, kế đến là những nhiệm vụ nghiên cứu - phát triển gắn
với những vấn đề thời sự lớn đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh và
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Những phương hướng khoa học ưu tiên bao gồm:
- Các vấn đề về hoàn thiện chương trình, nội dung, giáo trình giảng dạy.
- Các vấn đề về chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh theo định hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
- Các vấn đề phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao.

- Các vấn đề phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch,
những ngành mũi nhọn có hàm lượng tri thức và công nghệ cao.
- Các vấn đề về hành chánh quản lý đô thị và bảo vệ tài nguyên, môi trường,
hành chính.
Điều 4. Quyền hạn, trách nhiệm
Trường Đại học Thủ Dầu Một được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quy
hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động đào tạo, khoa học và công
nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức và nhân sự. Cụ thể là:
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường phù
hợp với chiến lược phát triển giáo dục và quy hoạch mạng lưới các trường đại học của
Nhà nước.
2. Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các
ngành nghề nhà trường được phép đào tạo trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành; tổ chức tuyển sinh; tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt
nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục;
hợp tác, liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế,
nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài theo quy định của luật pháp nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất và việc làm
phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
4. Thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền giao; sử dụng có hiệu quả kinh phí đầu tư phát triển khoa học và công nghệ; đăng
ký, tham gia tuyển chọn ký kết và thực hiện hợp đồng khoa học và công nghệ, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về khoa học và công nghệ; góp phần xây dựng, phát triển
tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước.
5. Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao, chuyển nhượng và công bố kết
quả hoạt động khoa học và công nghệ; bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền và
21



lợi ích hợp pháp của cá nhân trong hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ của
trường.
6. Nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật để bổ sung
nguồn tài chính cho nhà trường; góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ
để tiến hành các hoạt động khoa học và công nghệ; sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh
tế để đầu tư mở rộng hoạt động đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất của trường; tài trợ cho
các hoạt động thực hiện chính sách ưu đãi đối với con, em gia đình thuộc diện chính
sách, các hoạt động xã hội nhân đạo từ thiện.
7. Tổ chức bộ máy nhà trường, tuyển dụng đội ngũ giảng viên, cán bộ, nhân viên;
thành lập và giải thể các tổ chức khoa học và công nghệ, các đơn vị dịch vụ và các
doanh nghiệp của trường theo quy định của pháp luật.
8. Thực hiện dân chủ, bình đẳng, công khai, trong việc bố trí và thực hiện các
nhiệm vụ đào tạo, khoa học, công nghệ và hoạt động tài chính.
9. Thực hiện chế độ báo cáo với cơ quan quản lý trực tiếp và các cơ quan cấp trên
về các hoạt động của trường theo quy định hiện hành.
Điều 5. Chức năng, nhiệm vụ
1. Chức năng:
- Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học
theo các hình thức chính qui và không chính qui, đáp ứng thiết thực nhu cầu nhân lực
cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và khu vực.
- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đội ngũ cán bộ, công chức và nhân dân theo
yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ và nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo yêu cầu
công tác.
- Hợp tác với các trường đại học trong và ngoài nước trong hoạt động đào tạo và
nghiên cứu - phát triển khoa học công nghệ.
2. Nhiệm vụ:
- Tổ chức đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học các ngành,
nghề mà tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm có nhu cầu cấp thiết như: Sư phạm, Công nghệ

thông tin, Điện – Điện tử, Xây dựng – Kiến trúc, Môi trường, Quản trị kinh doanh, Kế
toán - Kiểm toán, Tài chính – Ngân hàng …
- Tổ chức các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, kết hợp
đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất và chuyển giao công nghệ phục vụ cộng
đồng.
- Tổ chức các hình thức giáo dục không chính qui như: bồi dưỡng theo yêu cầu
nâng cao trình độ, chuẩn hóa cán bộ cho đội ngũ cán bộ, công chức, cập nhật kiến thức
mới cho cán bộ các cấp, ngành và nhân dân trong tỉnh.
- Thực hiện liên kết, hợp tác với các trường đại học, cơ sở nghiên cứu trong,
ngoài nước và các tổ chức quốc tế nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác đào
tạo - nghiên cứu của nhà trường.
22


- Quản lý giảng viên, cán bộ, viên chức; xây dựng đội ngũ giảng viên của trường
đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu tuổi và giới.
- Tuyển sinh và quản lý người học.
- Tổ chức cho giảng viên, cán bộ, viên chức và người học tham gia các hoạt động
xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu của xã hội.
- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định
của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG 2
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG
Điều 6. Hoạt động đào tạo
1. Trường đào tạo cấp đại học và các cấp thấp hơn đại học dưới các hình thức
chính quy, ngoài chính quy, liên kết, hợp tác quốc tế theo các quy định của Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
2. Khi đủ điều kiện và được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép, Trường đào tạo
sau đại học.

3. Ngôn ngữ chính thức giảng dạy ở trường là tiếng Việt. Trong những chương
trình hợp tác với nước ngoài, chương trình đào tạo ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài và
một số ngành học khác có thể giảng dạy trực tiếp bằng tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc
theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Ngoài các ngành học hiện có, trường từng bước mở rộng các ngành đào tạo
phù hợp với đặc điểm nhà trường và đáp ứng nhu cầu xã hội. Việc mở thêm một ngành
học mới được thực hiện theo quy trình mở ngành do Hiệu trưởng ban hành.
5. Chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy và học tập cho các ngành đào tạo
của trường được xây dựng trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành, các chương trình hợp tác quốc tế của nhà trường, xu hướng phát triển của Việt
Nam và thế giới nhằm đạt được sự công nhận, liên thông được với các đại học tiên tiến
trong và ngoài nước.
6. Trường thực hiện việc tuyển sinh, quản lý quá trình đào tạo, kiểm tra, thi, đánh
giá, công nhận tốt nghiệp và cấp bằng, chứng chỉ theo các qui định của Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
7. Học chế:
a) Với đào tạo đại học trường áp dụng học chế tín chỉ.
b) Với đào tạo cao đẳng và kỹ thuật viên sẽ chuyển dần sang đào tạo tín chỉ theo
một lộ trình thích hợp.
8. Văn bằng:
a) Trường cấp bằng, chứng chỉ thuộc hệ thống văn bằng, chứng chỉ do Nhà nước
quy định.
b) Đối với các chương trình hợp tác giáo dục - đào tạo với nước ngoài, bằng cấp
có thể thuộc trong hai loại tùy theo sự thỏa thuận trước:
23


- Bằng hay chứng chỉ đồng cấp bởi trường và trường liên kết.
- Bằng hay chứng chỉ do trường liên kết cấp.
Điều 7. Hoạt động khoa học và công nghệ

1. Trường thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, các dịch vụ tư vấn
khoa học, chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực ngành nghề đào tạo của trường theo
các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ.
2. Trường thành lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển theo quy định của luật
pháp. Trường tổ chức quản lý hệ thống thông tin tư liệu, phát hành tập san, tạp chí và
các ấn phẩm khoa học, giáo trình, tài liệu phục vụ cho các hoạt động đào tạo, khoa học
và công nghệ các quy định của pháp luật và các quy định khác của Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
Điều 8. Hợp tác quốc tế
1. Trường thiết lập và phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế nhằm mục tiêu tiếp
cận nhanh với các tiêu chuẩn chất lượng đào tạo quốc tế, đảm bảo sự phát triển đội ngũ
cán bộ giảng viên cũng như sự phát triển ngành nghề, các loại hình và bậc đào tạo theo
các tiêu chuẩn quốc tế.
2. Trường thực hiện các nhiệm vụ về hợp tác quốc tế, được mời các giáo sư, các
nhà khoa học, chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy và nghiên cứu khoa học, cử cán bộ,
giảng viên và người học tham quan, giảng dạy, học tập ở nước ngoài theo các quy định
của Nhà nước.
CHƯƠNG 3
TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH
Điều 9. Cơ cấu tổ chức
1. Hội đồng trường;
2. Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng;
3. Hội đồng khoa học và đào tạo;
4. Các phòng (ban) chuyên môn;
5. Các khoa và bộ môn trực thuộc trường;
6. Các bộ môn thuộc khoa;
7. Các tổ chức khoa học và công nghệ, các cơ sở phục vụ đào tạo;
8. Các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp;
9. Tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể.
Điều 10. Hội đồng trường

Hội đồng trường là cơ quan quản trị của Trường Đại học Thủ Dầu Một có nhiệm
kỳ 5 năm. Hội đồng trường quyết nghị các chủ trương lớn để thực hiện quyền tự chủ và
tự chịu trách nhiệm của Trường Đại học Thủ Dầu Một, được Nhà nước giao theo quy
định của pháp luật và theo Điều lệ trường đại học.
a) Hội đồng trường có các nhiệm vụ sau đây:
24


- Quyết nghị về mục tiêu chiến lược, kế hoạch phát triển của trường bao gồm dự
án quy hoạch, kế hoạch phát triển trung hạn và dài hạn phù hợp với quy hoạch mạng
lưới các trường đại học của Nhà nước;
- Quyết nghị về dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của trường hoặc các bổ
sung, sửa đổi quy chế trước khi Hiệu trưởng trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Quyết nghị chủ trương chi tiêu, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang
thiết bị từ nguồn vốn nêu tại các khoản 2 và 3 Điều 53 của Điều lệ trường đại học.
- Giám sát thực hiện "Quy chế thực hiện dân chủ trong các hoạt động của nhà
trường" do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và các quyết nghị của Hội đồng
trường, báo cáo cơ quan chủ quản và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b) Các cuộc họp của Hội đồng trường được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số
thành viên tham dự. Các quyết nghị của Hội đồng chỉ có giá trị khi có quá nửa số thành
viên Hội đồng nhất trí.
c) Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ Dầu Một có trách nhiệm thực hiện các quyết
nghị hoặc kết luận của Hội đồng trường về những nội dung được quy định tại mục a của
khoản này. Khi Hiệu trưởng không nhất trí với quyết nghị hoặc kết luận của Hội đồng
trường phải kịp thời báo cáo xin ý kiến cơ quan chủ quản.
d) Hội đồng trường có các thành viên là: Hiệu trưởng, Bí thư Đảng ủy trường, đại
diện các giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục có uy tín trong và ngoài trường, các tổ chức
chính trị - xã hội trong trường, Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các tổ
chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng trường. Chủ tịch Hội đồng trường do các thành
viên của Hội đồng trường bầu theo nguyên tắc đa số phiếu.

đ) Tổng số các thành viên Hội đồng trường là một số lẻ. Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh quy định số lượng thành viên Hội đồng trường, những thủ tục cụ thể về bầu cử
và miễn nhiệm các thành viên được bầu, về tổ chức và quy chế hoạt động của Hội đồng
trường.
e) Hội đồng trường họp mỗi năm ít nhất một lần. Chủ tọa của mỗi kỳ họp là Chủ
tịch Hội đồng trường. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng trường vắng mặt, Hiệu trưởng chủ
trì bầu chủ tọa lựa chọn trong số các thành viên của Hội đồng.
Điều 11. Hiệu trưởng
1. Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ Dầu Một là người đại diện theo pháp luật của
nhà trường; chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhà
trường theo các quy định của pháp luật và của Điều lệ trường Đại học.
2. Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ Dầu Một phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín trong giới khoa học, giáo dục,
có năng lực quản lý điều hành.
b) Có học vị Tiến sỹ.
c) Có sức khoẻ; tuổi khi bổ nhiệm Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ Dầu Một
không quá 55 đối với nam và 50 đối với nữ.
3. Nguyên tắc bổ nhiệm Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ Dầu Một.
a) Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ Dầu Một được bổ nhiệm và bổ nhiệm lại
theo nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ là 5 năm và không giữ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
25


×